Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Trình bày và phân tích điều kiện, tiêu chuẩn công chứng viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.66 KB, 2 trang )

TRẢ LỜI ĐỀ BÀI SỐ 7: Trình bày và phân tích điều kiện, tiêu chuẩn công chứng viên.
Theo Điều 7 Luật công chứng 2006 thì Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn
theo quy định của Luật này, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Và cũng theo luật
này cụ thể tại Điều 13 những tiêu chuẩn của công chứng viên được quy định như sau:
“1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ
Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì
được xem xét, bổ nhiệm làm công chứng viên:
a) Có bằng cử nhân luật;
b) Có thời gian công tác pháp luật từ năm năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức;
c) Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng;
d) Đã qua thời gian tập sự hành nghề công chứng;
đ) Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề công chứng.
2. Thời gian đào tạo nghề công chứng và tập sự hành nghề công chứng được tính vào
thời gian công tác pháp luật.”
Có thể thấy tiêu chuẩn đầu tiên để một người trở thành công chứng viên là người đó
phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và tuân thủ
pháp luật, bởi lẽ công chứng là công việc vô cùng quan trọng và công chứng viên là người
được Bộ Tư pháp cho phép thay mặt Nhà nước làm chứng cho các hợp đồng, giao dịch
được công chứng, do đó mỗi hành vi sai lệch của công chứng viên sẽ để lại hậu quả vô cùng
nghiêm trọng không chỉ đối với những người thực hiện hợp đồng, giao dịch mà với cả uy
tín các cơ quan chức năng liên quan. Người công chứng viên phải thường trú tại Việt Nam
để năm bắt sát sao những thông tin cần thiết về chuyên môn một cách nhanh nhất, nắm bắt
sự chuyển biến trong đời sống xã hội một cách sát thực nhất. Cá nhân em cho rằng nhà làm
luật yêu cầu công chứng viên phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam một phần
để ngăn chặn việc những tổ chức phản động nước ngoài tiếp cận và mua chuộc người công
chứng viên và cũng bởi nếu công chứng viên sinh sống, làm việc tại nước ngoài quá lâu thì
họ không có thời gian phục vụ người dân tại Việt Nam trong khi công việc công chứng ở
nước ngoài thuộc thẩm quyển của các cơ quan ngoại giao, lãnh sự.
Hơn nữa, công chứng viên được coi như bên thứ ba (hoặc nhiều hơn) xác nhận tính xác
thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch cùng với hai (hoặc nhiều hơn) bên chủ thể nên
1




người công chứng viên cần có tính tình khẳng khái, cương trực, công bằng để đảm bảo tính
trung thực của hợp đồng, giao dịch được công chứng.
Ngoài yêu cầu về điều kiện sinh sống, đạo đức, người công chứng viên còn phải đáp
ứng được yêu cầu vô cùng khắt khe đó là chuyên môn về luật pháp, cụ thể là: Có bằng cử
nhân luật; Có thời gian công tác pháp luật từ năm năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức; Có
Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng; Đã qua thời gian tập sự hành nghề
công chứng; Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề công chứng. Những yêu câu trên được đặt ra
do đặc điểm nghề nghiệp của công chứng viên là người làm việc gắn với pháp luật và
những hợp đồng, giao dịch được công chứng hợp pháp đều có giá trị pháp lý, có thể trở
thành bằng chứng trước tòa và được pháp luật công nhận nên người công chứng viên cần có
kiến thức pháp luật chắc chắn cũng như kinh nghiệm làm việc đủ để có thể ứng phó với
những trường hợp bất ngờ.
Một trong những yêu cầu cơ bản bản của người công chứng viên là được đào tạo nghề
công chứng và tập sự tuy nhiên lại có trường hợp ngoại lệ là những người đã là thẩm phán,
kiểm sát viên, điều tra viên; luật sư đã hành nghề từ ba năm trở lên; Giáo sư, phó giáo sư
chuyên ngành luật, tiến sỹ luật; Những người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành toà án, kiểm tra
viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp
trong lĩnh vực pháp luật. Có sự “đặc cách” này là do những người được nêu ở trên đã có những
kiến thức chuyên môn chắc chắn, có thời gian công tác và hoạt động nghiên cứu pháp luật lâu
năm, đạt được những thành tựu nhất định cũng như họ có nhiều kinh nghiệm trong quá trình áp
dụng pháp luật vào đời sống. Tuy nhiên đó là xét trên khía cạnh tổng thể, còn nếu đặt vấn đề
đưới dạng riêng biệt từng vụ việc thì liệu một chuyên gia về pháp luật hình sự có nên trở thành
một công chứng viên công chứng những hợp đồng, giao dịch hàng hóa thương mại? Bởi lẽ khi
một người đã có những thành tựu nhất định về pháp luật, khi họ đã có những công trình nghiên
cứu khoa học vô cùng xuất sắc thì hẳn họ đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết vào chuyên
ngành luật mà họ yêu thích và nếu chuyên ngành đó không đồng nhất với những vụ việc trong
phạm vi công việc của một công chứng viên thì việc miễn đào tạo nghề và tập sự dường như là
không nên.

Trong khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và hiểu biết của người dân về công chứng
ngày càng lớn thì lực lượng công chứng viên cũng càng một tăng dần, tuy nhiên có thể thấy trở
thành công chứng viên không phải là điều quá dễ dàng đối với bất kì ai học luật vì nghề này
đòi hỏi không chỉ những đức tính phù hợp mà cả khả năng chuyên môn cũng như tính trách
nhiệm cao.

2



×