Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

“So sánh cách xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá hải quan (Hiệp định GATT 1994) và pháp luật Việt Nam”. Bài tập 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.44 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hiện nay, xác định trị giá hải quan luôn là mối quan tâm hàng đầu của hải
quan các nước trong đó có Việt Nam. Hệ thống các phương pháp xác định trị giá theo Hiệp định
trị giá hải quan ( Hiệp định GATT 1994) được xây dựng trên cơ sở các khái niệm thực tiễn
chuẩn xác nên không gây tranh chấp khi thực hiện. Kế thừa được điều này, Việt Nam đã cho ra
đời Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu và cho đến năm 2010 thì Bộ tài chính đã có văn bản hướng dẫn cho nghị định này đó
là Thông tư 205/2010/TT-BTC Hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm
2007 của Chính phủ quy định về việc xác địnhtrị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu. Trong bài tập lớn này, em xin trình bày đề tài: “So sánh cách xác định trị giá hải quan
theo Hiệp định trị giá hải quan (Hiệp định GATT 1994) và pháp luật Việt Nam”.

NỘI DUNG
Khái niệm trị giá hải quan
Hiệp định trị giá đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ và hoàn chỉnh về TGHQ như sau: “ TGHQ
của hàng hóa nhập khẩu phải là giá trị giao dịch, tức là giá thực tế đã thanh toán hoặc phải
thanh toán cho hàng hóa được bán để xuất khẩu đến nước nhập khẩu...”.
Đây là định nghĩa được xây dựng trên cơ sở khái niệm thực định, tức là TGHQ là giá trị của
hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa được bán
để xuất khẩu đến nước nhập khẩu. Hiệp định nhấn mạnh rằng, việc xác định TGHQ phải dựa
vào trị giá của chính lô hàng đang được xác định trị giá và có tính đến các chi phí liên quan đến
giao dịch bán để xuất khẩu lô hàng này, chứ không phải dựa vào giá thông thường của hàng hóa
đó.
TGHQ bao gồm TGHQ của hàng hóa xuất khẩu và TGHQ của hàng hóa nhập khẩu. TGHQ
của hàng hóa xuất khẩu là giá bán hàng hóa tại cửa khẩu xuất, theo hợp đồng mua bán, không
bao gồm các chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế. Còn TGHQ của hàng hóa nhập khẩu là
giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự
6 phương pháp được quy định tại HĐTG và dừng lại ngay ở phương pháp đã xác định được trị


giá.
Nghị định 40/2007/NĐ-CP của Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa tương tự và không có gì
khác biệt đáng kể về TGHQ như trên.
2. Đặc điểm và vai trò của trị giá hải
• Đặc điểm của trị giá hải quan
- Đặc điểm chung: Nhằm mục đích tính thuế (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị
gia tăng, thu chênh lệch giá)
1.

1


-



-

-

-

3.

a.

b.

Đặc điểm riêng: Với mỗi khái niệm kéo theo những đặc điểm khác nhau, chẳng hạn trị giá hải
quan theo khái niệm Việt Nam còn nhằm mục đích thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu. Phương

pháp xác định cũng khác nhau tùy theo chính sách xác định giá trị thuế từng giai đoạn.
Vai trò của trị giá hải quan
Trị giá hải quan phục vụ mục tiêu quản lý và xây dựng chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa
trong nền kinh tế.
Trị giá hải quan là cơ sở để thực thi các chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trị giá hải quan tham gia thực hiện nhiệm vụ thống kê nền kinh tế;
Trị giá hải quan là cơ sở quan trọng cho việc tính toán, xác định thuế đánh vào hàng hóa xuất
nhập khẩu. Đây là vai trò cơ bản cả trị giá hải quan.
Ý nghĩa của trị giá hải quan
Trị giá hải quan góp phần hình thành đúng giá cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Với môt cơ
chế tính thuế nhất định, xác định đúng trị giá tính thuế sẽ góp phần bình ổn giá cả thị trường
hàng hóa xuất nhập khẩu;
Trị giá tính thuế là yếu tố cơ bản cấu thành hệ thống thuế quan của một quốc gia, là căn cứ để
xác định các loại thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng, chênh lệch giá hàng hóa
nhập khẩu;
Xác định đúng về giá trị hải quan sẽ góp phần chống thất thu cho ngân sách Nhà nước, bảo hộ
sản xuất trong nước phát triển, tạo sự minh bạch, bình đẳng trong cạnh tranh của các doanh
nghiệp trên thị trường, kích thích phát triển giao lưu thương mại quốc tế.
Xác định đúng về trị giá còn góp phần xác định đúng về kim ngạch nhập khẩu, làm căn cứ số
liệu để Chính phủ điều hành và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia.
Nguyên tắc xác định trị giá hải quan
Cả Hiệp định trị giá và NĐ 40/2007/NĐ-CP đều quy định việc xác định TGHQ phải tuân thủ
những nguyên tắc sau:
Hệ thống xác định TGHQ phải thống nhất, khách quan và hợp lí
Xác định TGHQ phải thống nhất được hiểu ở hai khía cạnh:
Thứ nhất, hệ thống xác định TGHQ phải đảm bảo tính thống nhất về các phương pháp xác
định và những vấn đề khác có liên quan đến xác định TGHQ.
Thứ hai, hệ thống xác định TGHQ phải được đảm bảo áp dụng thống nhất giữa các quốc gia
thành viên.
Xác định TGHQ phải khách quan và hợp lí: xác định TGHQ là một hoạt động mang tính kĩ

thuật – nghiệp vụ, trong đó chủ thể xác định TGHQ phải căn cứ vào những thông tin, số liệu
cùng với phương pháp phù hợp để xác định trị giá hàng hóa nhập khẩu một cách chính xác.
Việc xác định TGHQ trên cơ sở nguyên tắc này hướng tới việc loại bỏ việc sử dụng TGHQ
áp đặt hay hư cấu để đưa ra một hệ thống phương pháp thống nhất, khách quan và hợp lí, đáp
ứng nhu cầu của thực tiễn thương mại quốc tế.
Xác định TGHQ phải theo giá trị thực tế của hàng hóa
Trước hết, với việc định nghĩa “trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải
thanh toán…”, điều đó khẳng định rằng, đó phải là giá trị thực tế chứ không phải là một loại giá
hư cấu nào đó, trị giá này phải tồn tại trong giao dịch; do đó, đối với cùng một loại hàng hóa, ở
mỗi thời điểm khác nhau, do sự tác động của những điều kiện môi trường thương mại khác nhau
mà trị giá này sẽ là khác nhau.
2


c.

d.

4.
4.1.
a.

Thứ hai, đó phải là trị giá giao dịch của chính lô hàng đang được xác định trị giá, bởi vì chỉ
có xuất phát từ lô hàng đó mới cho được một kết quả gần nhất với giá thực tế.
TGHQ phải dựa trên những chuẩn mực hợp lí, đơn giản, nhất quán với thông lệ thương mại
quốc tế và các thủ tục định giá phải được áp dụng chung không có sự phân biệt giữa các
nguồn cung cấp
Theo tinh thần của Hiệp định trị giá, TGHQ được xác định phải đảm bảo sự công bằng, bình
đẳng, đảm bảo sự cân đối giữa quyền của người nhập khẩu và quyền của cơ quan quản lí-cơ
quan hải quan. Khi Hiệp định được thực hiện thống nhất và đầy đủ ở các nước thành viên, nghĩa

là các nước đã sử dụng chung một công cụ để xác định trị giá đối với tất cả hàng hóa, không
phân biệt là hàng hóa đó được xuất khẩu từ nước nào.
Hiệp định cũng yêu cầu quy trình, thủ tục xác định TGHQ đơn giản, nhất quán với thông lệ
quốc tế, nghĩa là nó phải đảm bảo tính thực tiễn và khả thi trong thương mại quốc tế, nhằm tạo
ra được sự ổn định cao, hạn chế được các tranh chấp có thể phát sinh.
Các thủ tục định giá sẽ không được sử dụng để chống lại việc bán phá giá
Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu của sản phẩm đó thấp hơn giá có thể so
sánh được trong điều kiện thương mại bình thường (giá trị bình thường) của sản phẩm tương tự
được tiêu thụ tại thị trường nước xuất khẩu.
Như vậy việc xác định một hành vi được xem là bán phá giá cũng như xác định các điều kiện
để thực hiện việc đánh thuế chống bán phá giá có liên quan tới việc xác định trị giá của hàng
hóa. Tuy nhiên, Hiệp định không cho phép các quốc gia áp dụng thủ tục xác định TGHQ để xác
định “giá bình thường” của sản phẩm hay các mục đích khác nhằm chống bán phá giá, bởi vì
mục đích của Hiệp định này là xác định trị giá tính thuế hải quan.
Phương pháp xác định trị giá hải quan
Theo Hiệp định trị giá hải quan GATT
Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
Đây là phương pháp chính yếu xác định trị giá tính thuế, chiếm 90% các lô hàng nhập khẩu
cần xác định trị giá. Hiệp định GATT định nghĩa Trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu là
giá đã hay sẽ phải thanh toán của hàng hoá khi bán để xuất khẩu đến nước nhập khẩu sau khi đã
điều chỉnh một số chi phí qui định tại Điều 8 của Hiệp định. Các chi phí đó bao gồm: Các khoản
hoa hồng, chi phí Container, chi phí đóng gói, tiền bản quyền và phí giấy phép. Các khoản điều
chỉnh này sẽ không bao gồm chi phí hoa hồng mua hàng, song chấp nhận các khoản chiết khấu
hợp lý cho các đại lý duy nhất hay các nhà phân phối độc quyền duy nhất.
Điều 1 Hiệp định GATT cũng qui định rằng nếu bên mua và bên bán có quan hệ nào đó trong
kinh doanh thì cũng không đủ cơ sở để bác bỏ trị giá giao dịch chừng nào mối quan hệ đó không
làm ảnh hưởng đến giá bán hàng.
Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo trị giá giao dịch, tức là giá thực
tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán cho hàng hóa được bán từ nước xuất khẩu đến nước
nhập khẩu. Trước hết, trị giá hải quan được xác định theo trị giá giao dịch nếu thỏa mãn tất cả

các điều kiện sau: Có bằng chứng của họat động mua bán xuất khẩu ví dụ hóa đơn thương mại,
hợp đồng. Về nguyên tắc, người mua không bị hạn chế quyền định đọat hoặc sử dụng hàng hóa
sau khi nhập khẩu trong trường hợp có thể điều chỉnh được; giá cả hoặc việc bán hàng không
phụ thuộc vào những điều kiện mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần
3


xác định giá tính thuế; người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được
sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, trực tiếp hay không trực tiếp,
cho người bán trong trường hợp có thể điều chỉnh được; người mua và người bán không có mối
quan hệ đặc biệt, hoặc nếu có thì giao dịch phải được thực hiện theo nguyên tắc giá thị trường.
Các khoản điều chỉnh tăng: Chi phí hoa hồng và chi phí môi giới do người mua trả, không
bao gồm phí hoa hồng mua hàng. Chi phí bao bì và đóng gói do người mua trả. Trị giá của hàng
hóa, dịch vụ do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá, hay còn gọi là các khoản trợ giúp.
Chi phí liên quan đến quyền sử dụng sở hữu trí tuệ do người mua trả. Các khoản tiền người mua
phải trả từ số tiền thu được, trực tiếp hay gián tiếp cho người bán. Chi phí vận chuyển, bảo hiểm
và xếp dỡ để đưa được hàng hóa đến nước nhập khẩu.
Các khoản điều chỉnh giảm: Chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu do người mua trả bao gồm
chi phí xây dựng, bảo dưỡng, lắp đặt và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Chi phí vận tải và bảo hiểm
trong lãnh thổ nước nhập khẩu. Thuế nhập khẩu và các loại thuế khác phải nộp ở nước nhập
khẩu trong trường hợp tách biệt với giá đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán.
b.

Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá giống hệt là phương pháp xác định trị giá tính
thuế của hàng nhập khẩu theo trị giá giao dịch của hàng hoá giống hệt được bán để xuất khẩu
đến cùng một nước nhập khẩu, tại cùng thời điểm hay cùng kỳ, trong một giao dịch bán hàng ở
cùng cấp độ thương mại với cùng một số lượng hàng hoá như hàng hoá nhập khẩu đang cần xác
định trị giá.
Đối với quy định của Hiệp định quy định tại điều 2 thì:


-

Điều kiện để có thể áp dụng phương pháp

+ Hàng hóa giống hệt được xác định trị giải pháp được bán cùng cấp độ thương mại, về cơ bản

cùng số lượng với hàng hóa nhập khẩu được xem xét trị giá hải quan.
+ Nếu không có giao dịch bán hàng như trên thì phải sử dụng trị giá giao dịch của hàng hóa giống

hệt được bán theo cấp độ thương mại khác hoạc cùng số lượng. Với điều kiện là những điều
chỉnh này được thực hiện trên cơ sở chững thực tế thể hiện rõ rang tính hợp lý và tính xác thực
của sự điều chỉnh, cho dù việc diều chỉnh như vậy có thẻ làm cho trị giá tăng lên hoặc giảm
xuống.
-

Nếu những khoản chi phí nêu tại Khoản 2 Điều 8 của Hiệp định được tính vào trị giá giao dịch
thì phải điều chỉnh những khác biệt đáng kể về các chi phí giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng
hóa giống hệt do có sự khác biệt về quãng đường vận chuyển và phương thực vận chuyển.

-

Nếu xác định được từ hai giá trị giao dịch của hàng hóa giống hệt trở lên thì phải sử dụng trị giá
thấp nhất để xác định trị giá hải quan của hàng nhập khẩu.
c. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự
4


d.


e.

f.

4.2.
a.

Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự là phương pháp xác định trị
giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu theo trị giá giao dịch của hàng hoá tương tự được bán để
xuất khẩu đến cùng một nước nhập khẩu, tại cùng một thời điểm hay cùng kỳ với cùng các điều
kiện như đối với hàng hoá giống hệt nhưng có các chuẩn định nghĩa khác.
Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan quy định nếu trị giá thuế quan của hàng nhập
khẩu không thể xác định theo phương pháp trị giá giao dịch và phương pháp trị giá giao dịch
đối với hàng hóa nhâp khẩu giống hệt nhau thì trị giá thuế quan sẽ là trị giá giao dịch của hàng
hóa tương tự được bán để xuất khẩu sang cùng nước nhập khẩu đó và được xuất khẩu vào cùng
thời điểm mà hàng hóa đó đang được định giá.
Phương pháp trị giá khấu trừ.
Theo phương pháp này, trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định dựa trên giá
bán hàng hoá tại nước nhập khẩu của một số lượng gộp lớn nhất (in aggregate) của hàng hoá
nhập khẩu, hàng hoá giống hệt hoặc hàng hoá tương tự trong một quan hệ với bên mua không
có quan hệ đặc biệt trừ đi lợi nhuận, các loại thuế và chi phí phát sinh sau nhập khẩu.
Phương pháp trị giá tính toán
Theo phương pháp này, trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu dựa trên trị giá tính toán tổng giá
thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất, lợi nhuận và các chi phí
chung phát sinh trong các giao dịch bán hàng cùng phẩm cấp của các nhà sản xuất ở nước xuất
khẩu để xuất khẩu đến nước nhập khẩu.
Tức là: Giá tính thuế = Giá nguyên liệu + chi phí sản xuất + lợi nhuận + chi phí chung.
Phương pháp trị giá suy luận
Theo phương pháp này, nếu không thể xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu bằng bất
kỳ một phương pháp nào theo 5 phương pháp nêu trên thì phải xác định bằng cách sử dụng “các

phương pháp phù hợp tuân thủ các nguyên tắc của ACV”, tức là phải áp dụng 5 phương pháp
trên một cách linh hoạt.
Phương pháp này qui định, không được xác định các trị giá dưới đây để xác định trị giá tính
thuế.
+ Giá bán hàng hoá được sản xuất ở nước nhập khẩu;
+ Sử dụng trị giá cao hơn trong 2 trị giá có thể tìm được để thay thế để làm trị giá tính thuế;
+ Giá bán của hàng hoá trên thị trường nội địa nước xuất khẩu;
+ Chi phí sán xuất khác trừ chi phí sản xuất đã được đưa vào trị giá tính toán;
+ Giá bán của hàng hoá được xuất khẩu đến một nước khác;
+ Giá tính thuế tối thiểu;
+ Các loại giá áp đặt hay giả định
Như vậy khi xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu, cơ quan Hải quan phải áp dụng tuần
tự từ phương pháp 1 đến phương pháp 6 và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá
tính thuế. Nguyên tắc này chỉ ngoại lệ đối với phương pháp thứ 4 (Phương pháp khấu trừ) và
phương pháp thứ 5 (Phương pháp tính toán) và chỉ hai phương pháp này mới có thể đảo lộn thứ
tự cho nhau.
Theo pháp luật Việt Nam
Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
Điều kiện để có thể áp dụng phương pháp này theo pháp luật Việt Nam ( NĐ 40/2007) như sau:
5


- Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sai khi nhập khẩu, ngoại
trừ các hạn chế sau:

+ Hạn chế về việc mua bán, sử dụng hàng hoá theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa sau khi nhập khẩu;
+ Những hạn chế khác nhưng không làm ảnh hưởng đến trị giá của hàng hoá.
-


Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán
mà vì chúng không thể xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá tính thuế

-

Sau khi bán lại hàng hóa, người nhập khẩu không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số
tiền thu được do việc định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá mang lại, không kể các khoản điều
chỉnh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Nghị định này.

-

Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đó
không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.

Áp dụng Hiệp định trị giá GATT/WTO nghĩa là các quốc gia sẽ phải áp dụng cách tính thuế
XNK cơ bản dựa trên cơ sở trị giá giao dịch giữa người mua và người bán ghi trên hợp đồng
hay còn gọi là trị giá giao dịch. Đây là một vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh
doanh XNK vì nó tạo lập một môi trường kinh doanh mới, các doanh nghiệp Việt Nam được
bình đẳng cạnh tranh với nhau cũng như trong khu vực và trên thế giới, xoá bỏ được tính áp đặt,
cứng nhắc đã tồn tại khi áp dụng bảng giá tối thiểu đã tạo nên nhiều thiệt thòi cho các doanh
nghiệp Việt Nam khi tham gia hội nhập và cũng phần nào xóa bỏ được những tranh cãi giữa các
doanh nghiệp và các cơ quan chức năng về trị giá tính thuế khi áp dụng bảng giá tối thiểu.
b.

Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
Phương pháp này được quy định tại Điều 2 Hiệp định và Điều 8 Nghị định 40/2007, theo đó:
“TGHQ được xác định là trị giá giao dịch của mặt hàng giống hệt được bán để xuất khẩu cho
cùng một nước nhập khẩu vào cùng một thời điểm hay cùng một kỳ với hàng hóa đang được xác
định trị giá”.
Nghị định 40/2007 quy định tại điều 8:

-

Điều kiện để có thể áp dụng phương pháp
+ Lô hàng nhập khẩu giống hệt được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong

vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính
thuế.
+ Lô hàng nhập khẩu giống hệt có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được điều

chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ; có cùng số lượng hoặc đã được điều chỉnh
về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế.
6


+ Lô hàng nhập khẩu giống hệt có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển hoặc đã

được điều- chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống như lô hàng
đang được xác định trị giá tính thuế.
-

Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này, nếu không có
lô hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì mới xét đến hàng hoá
được sản xuất bởi nhà sản xuất khác, nhưng phải đảm bảo các quy định về hàng hoá nhập
khẩu giống hệt.

-

Khi xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này mà xác định được từ hai trị giá giao
dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt trở lên thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp
nhất, sau khi đã điều chỉnh mức giá về cùng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.


Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 40/2007/NĐ – CP và Điều 16 của Thông tư 205/2010/TT
- BTC cũng có những quy định về điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự đó là phải
thỏa mãn các điều kiện về thời gian xuất khẩu, điều kiện về mua bán.
Thứ nhất, về thời gian xuất khẩu, lô hàng nhập khẩu tương tự phải được xuất khẩu đến Việt
Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất
khẩu với hàng hoá nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế.
Thứ hai, về điều kiện mua bán, bao gồm có điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng và
điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải bảo hiểm.
Đối với điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng, theo quy định của Hiệp định, khi áp
dụng quy định này thì trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự, được bán với cùng một cấp lưu
thông và về cơ bản cùng một số lượng tại thời điểm hàng hóa đang được định giá, sẽ được sử
dụng để xác định trị giá thuế quan. Khi không tìm được hàng hóa như vậy, thì có thể được sử
dụng việc bán các hàng hóa tương tự được tiến hành dưới một trong các điều kiện sau:
i) bán hàng cùng một cấp độ lưu thông nhưng khác về số lượng;
ii) bán hàng khác cấp độ lưu thông nhưng về căn bản với cùng một số lượng; hoặc
iii) bán hàng khác cấp độ lưu thông và khác số lượng.
Nếu hàng hóa được bán theo một trong ba điều kiện trên thì tuỳ từng trường hợp sẽ cho phép
điều chỉnh: chỉ với các hệ số về số lượng;chỉ với các hệ số về cấp lưu thông; hoặccả hai hệ số
cấp lưu thông và số lượng. Việc điều chỉnh, do có sự khác nhau về cấp lưu thông hoặc số lượng,
phải dựa trên cơ sở các bằng chứng đã được đưa ra, giải thích một cách rõ ràng tính hợp lý và
tính chính xác của các điều chỉnh này. Thí dụ: các bảng giá có giá trị hợp lệ phải bao gồm các
mức giá cả khác nhau cho từng cấp lưu thông hoặc từng mức số lượng khác nhau.
Với điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải bảo hiểm, lô hàng nhập khẩu tương tự
có cùng quãng đường và phương thức vận tải, hoặc đã được điều chỉnh về cùng quãng đường và
phương thức vận tải với lô hàng đang xác định trị giá. Nếu có sự chênh lệch đáng kể về phí bảo
hiểm thì điều chỉnh về cùng điều kiện bảo hiểm với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.
Khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch đối với hàng hóa nhập khẩu tương tự, nếu không
tìm được hàng hoá nhập khẩu tương tự được sản xuất bởi cùng một người sản xuất hoặc người

sản xuất khác được uỷ quyền thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi người sản xuất khác
c.

7


và phải có cùng xuất xứ. Ngoài ra, khi áp dụng, nếu thấy có nhiều trị giá giao dịch của hàng
hóa tương tự, thì trị giá thấp nhất sẽ được sử dụng để xác định trị giá thuế quan của hàng hóa
nhập khẩu đó.
Khi các chi phí vận chuyển hàng hóa nhập khẩu tới cảng hoặc địa điểm nhập khẩu; chi phí
xếp hàng, dỡ hàng, chi phí làm hàng liên quan đến vận chuyển hàng hóa nhập khẩu tới cảng
hoặc địa điểm nhập khẩu và chi phí bảo hiểm được tính trong trị giá giao dịch, thì sự điều chỉnh
cần phải tính tới những chênh lệch đáng kể về chi phí và các khoản thu giữa hàng nhập khẩu và
hàng hóa tương tự được đề cập tới ở đây do sự khác nhau về khoảng cách và phương tiện vận
chuyển. Yêu cầu được đặt ra này cũng giống như đối với phương pháp trị giá giao dịch đối với
hàng hóa nhập khẩu giống hệt.
d. Phương pháp trị giá khấu trừ.
Theo pháp luật Việt Nam, việc xác định các khoản khấu trừ phải dựa trên cơ sở các số liệu kế
toán, chứng từ hợp pháp, có sẵn và được ghi chép, phản ánh theo các quy định, chuẩn mực của
kế toán Việt Nam.
Các khoản được khấu trừ phải là những khoản được phép hạch toán vào chi phí hợp lý của
doanh nghiệp theo pháp luật về kế toán Việt Nam.
Việc Xác định đơn giá bán lại hàng hóa được xác định như sau:
Hàng nhập khẩu, hàng nhập khẩu giống hệt hay hàng nhập khẩu tương tự được bán tại nước
nhập khẩu ở điều kiện như khi hàng hóa được nhập khẩu.
Đơn giá được xác định là mức giá mà tại mức đó hàng nhập khẩu, hàng nhập khẩu giống hệt
hay hàng nhập khẩu tương tự được bán cho người mua không có quan hệ đặc biệt với người bán
hàng hóa đó, với số lượng tổng cộng lớn nhất, cùng vào thời điểm hay cùng kỳ nhập khẩu hàng
hóa đang được xác định trị giá.
Nếu không có hàng hóa nhập khẩu và cũng không có hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay

tương tự được bán vào cùng thời điểm hoặc cùng kì nhập khẩu của hàng hóa đang được xác
định trị giá thì trị giá hải quan được xác định trên cơ sở đánh giá mà với mức giá hàng hóa đó
hàng nhập khẩu, hàng hóa giống hệt hoặc tương tự nhập khẩu được bán ở nước nhập khẩu vào
thời điểm sớm nhất sau thời điểm nhập khẩu hàng hóa đang đcượ xác định trị giá, nhưng chậm
nhất không quá 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu.
Lưu ý đối với hàng hoá được bán không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu:
Trường hợp không tìm được đơn giá bán của hàng hoá được bán nguyên trạng như khi nhập
khẩu thì lấy đơn giá bán hàng hoá nhập khẩu đã qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong
nước và trừ đi các chi phí gia công, chế biến làm tăng thêm giá trị của hàng hoá, với điều kiện
có thể định lượng được các chi phí gia tăng do quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước
và các chi phí. Trường hợp không tách được các chi phí gia tăng này khỏi giá bán, thì không
được áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.
Trường hợp sau khi gia công, chế biến mà hàng hoá nhập khẩu vẫn giữ nguyên được đặc
điểm, tính chất, công dụng như khi nhập khẩu, nhưng chỉ còn là một bộ phận của hàng hoá được
bán ra trên thị trường trong nước thì không được áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phải
chuyển sang phương pháp tiếp theo.
Nếu sau khi gia công, chế biến mà hàng hoá nhập khẩu bị thay đổi đặc điểm, tính chất, công
dụng và không còn nhận biết được hàng hoá nhập khẩu ban đầu thì không được áp dụng phương
pháp trị giá khấu trừ và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.
8


Việc xác định các chi phí khấu trừ được xác định như sau:
Các khoản hoa hồng thường trả hoặc thỏa thuận sẽ trả hay các khoản bổ sung thường trả để
bù đắp khoản lợi nhận và chi phí chung liên quan đến các hoạt động bán hàng tại nước nhập
khẩu hàng hóa cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại. Chi phí chung bao gồm các chi phí trực
tiếp, chi phí gián tiếp phục vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng hoá trên thị trường nội địa, như:
Chi phí về tiếp thị hàng hoá, chi phí về lưu giữ và bảo quản hàng hoá trước khi bán hàng, chi
phí về các hoạt động quản lý phục vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng,...
Các chi phí thông thường về vận tải và bảo hiểm và các chi phí có liên quan phát sinh trong

phạm vi của nước nhập khẩu. Cụ thể tại Việt Nam, bao gồm các chi phí sau:
- Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc vận tải hàng hoá phát
sinh từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến kho hàng của người nhập khẩu hoặc địa điểm giao hàng
trong nội địa Việt Nam.
- Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc vận tải từ kho hàng của
người nhập khẩu trong nội địa Việt Nam đến địa điểm bán hàng, nếu người nhập khẩu phải chịu
các khoản này.
- Các chi phí được nêu tại khoản 2 Điều 8 tùy từng trường hợp cụ thể.
- Thuế hải quan và các loại thuế nội địa khác phải nộp ở nước nhập khẩu về hoạt động nhập
khẩu hay bán hàng hóa đó.
e. Phương pháp trị giá tính toán
Theo quy định pháp luật Việt Nam, căn cứ để xác định trị giá tính toán là số liệu được ghi
chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người sản xuất trừ khi các số liệu này
không phù hợp các số liệu thu thập được tại Việt Nam. Số liệu này phải tương ứng với những số
liệu thu được từ những hoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc
cùng chủng loại do người sản xuất tại nước xuất khẩu sản xuất ra để xuất khẩu đến Việt Nam.
Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này bao gồm:
- Bản giải trình của người sản xuất về các chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu:
Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công
khác được sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu; Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong
hoạt động bán hàng hoá cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hoá nhập khẩu đang xác
định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam. Có kèm theo bản sao
có xác nhận của người sản xuất về các chứng từ, số liệu kế toán phù hợp với bản giải trình này
- Hoá đơn bán hàng của người sản xuất
- Chứng từ về các chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận tải hàng hoá
nhập khẩu
Phương pháp trị giá tính toán được áp dụng nếu không xác định được trị giá tính thuế hàng
hóa theo hướng dẫn về các phương pháp: Phương pháp trị giá giao dịch; Phương pháp trị giá
giao dịch đối với hàng hóa nhập khẩu giống hệt nhau; Phương pháp trị giá giao dịch đối với
hàng hóa nhập khẩu tương tự; Phương pháp khấu trừ.

f. Phương pháp trị giá suy luận
Phương pháp này yêu cầu việc áp dụng lại một cách linh họat tất cả các phương pháp khác. Nếu
vẫn chưa xác định được trị giá hải quan thì có thể dựa trên một số nguồn sau: Giá trị trên sổ
sách kế toán, trị giá bảo hiểm hoặc trị giá thay thế, trị giá tính thuế khác.
9


Trị giá hải quan theo phương pháp 6 sẽ không được xác định dựa trên: Giá bán lẻ tại nước nhập
khẩu của hàng hóa được sản xuất tại nước đó; giá cao hơn trong các trị giá tham khảo xác định
được; giá của hàng hóa bán tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu; giá thành sản xuất trừ khi
quyết định áp dụng phương pháp xác định theo trị giá tính toán của hàng hóa giống hệt hoặc
tương tự; giá hàng hóa xuất khẩu tới quốc gia khác quốc gia nhập khẩu; trị giá hải quan tối
thiểu; trị giá mang tính chất tùy ý hoặc giả tưởng.
II. Nhận xét về trị giá hải quan trong Hiệp định trị giá hải quan GATT so với pháp luật
Việt Nam
Nhìn chung, quy định về trị giá hải quan trong pháp luật Việt Nam đã tương đồng với Hiệp định
GATT.
Theo điều 22 phần IV Hiêp định trị giá GATT quy định về “Luật pháp quốc gia” khi tham
gia Hiệp định như sau: “kể từ ngày áp dụng các quy định của Hiệp định này tại nước mình, mỗi
nước thành viên phải đảm bảo các văn bản pháp luật, các quy định cùng các thủ tục hành chính
của nước mình phù hợp với các quy định của Hiệp định này”.
Trên tinh thần hiệp định, để tiếp cận, áp dụng có bảo lưu và tiến tới áp dụng đầy đủ Iệp định,
ngay từ khi cam kết tham gia, Việt Nam đã luật hóa các quy định của Hiệp định, đưa vào điều
luật, văn bản luật các quy định về xác định trị giá theo các phương pháp của Hiệp định để áp
dụng trong phạm vi quốc gia.
Nhìn chung về nội luât hóa các quy định về xác định trị giá thuế hàng hóa nhập khẩu, tạo một
hành lang pháp lý rõ ràng, cởi mở, minh bạch, tạo tiền đề cho việc áp dụng đầy đủ Hiệp định
GATT đã được Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam hết sức quan tâm, chú
trọng. Ban đầu nội dung việc nội luật óa còn chưa sát với nội dung Hiệp định, tính pháp lý chưa
cao, một phần còn mang tính áp đặt của cơ quan quản lý nhất là việc xác định trị giá tính thuế

đối với hàng hóa nhập khẩu không theo hợp đồng thương mại hoặc không phải là đối tượng xác
định trị giá tính thuế theo Hiệp định trị giá hải quan GATT,… cơ chế giải quyết tranh chấp,
khiếu kiện, khiếu nại, cơ chế xử lý vi phạm về giá tính thuế còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng,
chặt chẽ. Qua hơn 5 năm thực hiện, với sự nỗ lực không ngừng học hỏi các quốc gia phát triển
trong khu vực và thế giới, vượt những thử nghiệm ban đầu, những cơ chế bất cập trên đã không
ngừng được hoàn thiện, luật hóa một cách chặt chẽ và có hệ thống.

KẾT LUẬN
Thời gian qua Hải quan Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc cải cách hành chính và hiện
đại hóa quy trình thủ tục hải quan theo tiêu chuẩn của hải quan thế giới. Một trong những hoạt
động cụ thể đó là triển khai áp dụng phương pháp xác định giá trị thuế hàng nhập khẩu theo
Hiệp định trị giá GATT. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy còn tồn tại nhiều bất cập, khó
khăn liên quan đến kinh nghiệm, năng lực, cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu
theo quy định của Hiệp định trị giá GATT. Hải quan Việt Nam cần có những cố gắng nỗ lực
hơn nữa để khẳng định vị thế của mình một cách vững mạnh trong giao lưu thương mại quốc tế

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.

Hiệp định Định giá hải quan CVA (tên đầy đủ là Hiệp định về thực hiện Ðiều VII của
GATT 1994).
Nghị định của Chính phủ số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định về xác định trị
giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Thông tư 205/2010/TT-BTC Hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng
3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu.
Nguyễn Hồng Bắc (chủ biên), Nguyễn Bá Bình, Cẩm nang pháp luật cho doanh
nghiệp về TTHQ xuất, nhập khẩu, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010.

11



×