Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Khảo sát thực trạng và nhu cầu làm thêm của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.91 KB, 41 trang )

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
Có thể thấy trong những năm gần đây, khoa Quản lý kinh
doanh luôn đi đầu trong việc đẩy mạnh hoạt động Nghiên cứu khoa
học của sinh viên. Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học khoa
Quản lý kinh doanh được mở ra hằng năm là minh chứng rõ nhất
cho điều đó.
Chúng em cảm thấy mình thật may mắn khi được tiếp cận với
phong trào Nghiên cứu khoa học của khoa ngay từ năm nhất; may
mắn hơn nữa khi đề tài của chúng em được chọn vào vòng sơ khảo.
Đề tài “Khảo sát thực trạng và nhu cầu làm thêm của sinh
viên khoa Quản lý kinh doanh – Trường Đại học Công nghiệp
Hà Nội” là đề tài đầu tiên của chúng em, đưa chúng em đến gần
hơn với hoạt động Nghiên cứu khoa học khi còn học tập trên ghế
nhà trường.
Thay mặt nhóm tác giả, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
thầy Nguyễn Viết Hãnh, người đã cho chúng em những lời
khuyên, giúp chúng em lựa chọn Đề tài phù hợp với khả năng của
mình.
Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất tới thầy Lê Đức Thuỷ, người
dẫn dắt, cho chúng em những gợi ý, giúp chúng em nhận ra được
những thiếu sót về mặt ý tưởng trong quá trình thực hiện nghiên
cứu.
Cảm ơn khoa Quản lý kinh doanh – Trường Đại học Công nghiệp
Hà Nội đã tạo ra một cơ hội bổ ích cho sinh viên.
Cảm ơn tất cả sinh viên khoa Quản lý kinh doanh khoá 8, 9, 10 đã
nhiệt tình giúp đỡ chúng em hoàn thành Đề tài này.



Vì là lần đầu tham gia Nghiên cứu khoa học, mặc dù cố gắng tham
khảo tài liệu cũng như các nghiên cứu của các tác giả đi trước,
nhưng với thời gian và trình độ còn hạn chế, nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định.
Nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đóng góp của
các thầy cô để rút kinh nghiệm quá trình nghiên cứu sau này.

NHÓM TÁC GIẢ


LỜI MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong xã hội hiện nay vấn đề việc làm luôn luôn là vấn đề nóng
bỏng, được không chỉ báo giới, các cơ quan ban ngành, các doanh
nghiệp quan tâm mà nó đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên
ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đang không ngừng tích luỹ kiến
thức, kinh nghiệm để đạt được mục đích cao đẹp của họ trong tương lai.
Xét về năng lực hành vi, sinh viên là một phần quan trọng trong độ
tuổi lao động. Họ có thể lực, trí lực rất dồi dào. Xét về mục đích, sinh
viên đi học là mong có kiến thức để có thể lao động và làm việc sau khi
ra trường.
Hiện nay, đông đảo sinh viên nói chung đã nhận thức được rằng có
rất nhiều cách thức học khác nhau và ngày càng có nhiều sinh viên chọn
cách thức học ở thực tế. Đó là đi làm thêm. Việc làm thêm hiện nay đã
không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở thành một xu thế, gắn chặt với
đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay khi vẫn còn ngồi trên ghế
giảng đường. Sinh viên đi làm thêm ngoài vì thu nhập, họ còn mong
muốn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, học hỏi thực tế nhiều
hơn…. Và sở dĩ việc làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế là vì đối

với sinh viên, đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay,


kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư
duy cũng như khả năng làm việc của họ sau tốt nghiệp.
Tuy vậy, thực tế vẫn đang tồn tại rất nhiều vấn đề nan giải xung
quanh quyết định đi làm thêm của sinh viên. Từ những lý do trên, hưởng
ứng phong trào đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên
khoa Quản lý kinh doanh, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Thực
trạng và nhu cầu làm thêm của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:


Đối với nhóm tác giả: nắm được phương pháp nghiên cứu khoa
học, tích luỹ kinh nghiệm để có thể vận dụng vào quá trình học tập
của bản thân cũng như các tiểu luận, nghiên cứu sau này của
nhóm.



Đối với Xã hội, Doanh nghiệp: có sự quan tâm hơn nữa đối với thế
hệ trẻ; có sự quản lý, phối kết hợp với Nhà trường nhằm tạo cho
sinh viên có nhiều điều kiện học hỏi, thực hành, cọ xát; phát huy
tối đa nguồn lực dồi dào trong sinh viên; tiến tới nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực cung ứng sau đào tạo…



Đối với Nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội: kết hợp giảng dạy lý

thuyết với thực tế, giúp cho sinh viên có môi trường học tập mang
tính chất mở, tạo nhiều sân chơi bổ ích cả về bề nổi và bề sâu, cải


thiện chất lượng đầu ra của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh nói
riêng và sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nói chung



Đối với sinh viên: chỉ ra những tích cực cũng như hạn chế của việc
làm thêm đối với sinh viên, giúp sinh viên có sự định hướng nghề
nghiệp đúng đắn, hình thành tư duy chủ động trong việc giải quyết
vấn đề, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; hướng tới việc tạo
thêm nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên, nâng cao kỹ năng
chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thực tế của sinh viên ngay
trong quá trình học tập trên ghế nhà trường, hướng tới đào tạo
đồng bộ nguồn nhân lực chất lượng cao…
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-

Đối tượng nghiên cứu: sinh viên trường Đại học Công nghiệp
Hà Nội.

-

Phạm vi nghiên cứu: sinh viên các khoá 8, 9, 10 khoa Quản lý
kinh doanh.

IV. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu của đề tài có sự kết hợp giữa phương

pháp phân tích, so sánh, tổng hợp dữ liệu thu thập được thông qua việc
điều tra nghiên cứu về vấn đề việc làm thêm của sinh viên Đại học khoá
8, 9, 10 khoa Quản lý kinh doanh trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
dựa trên công cụ chính là Excel.
Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 15/10/2015 đến 15/2/2016.


V. Nội dung và kết cấu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu có các nội dung chính sau:
Lời mở đầu
Phần 1: Cơ sở lý luận.
Phần 2: Việc làm thêm đối với sinh viên qua kết quả điều tra và
phân tích, đánh giá của nhóm nghiên cứu.
Phần 3: Giải pháp của nhóm tác giả.


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm làm thêm (Part- time job)
Theo Công ước số 175, năm 1994 về việc làm bán thời gian của
ILO (International Labour Office – Tổ chức Lao động quốc tế), người
làm bán thời gian (employed person) được định nghĩa là người có số giờ
làm việc bình thường ít hơn so với những người làm việc toàn thời gian
(worker). 1
Công ước cũng chỉ ra rằng, ngưỡng thông thường để chia công
nhân thành lao động toàn thời gian hay bán thời giant hay đổi tuỳ thuộc
vào mỗi quốc gia, nhưng thường trong khoảng từ 30-35 giờ mỗi tuần.
1.2. Các nghiên cứu trong nước.
Theo tác giả Nguyễn Thị Như Ý (2012) trong nghiên cứu về khảo
sát nhu cầu làm thêm của sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ. Sử
dụng phân tích phân biệt, kết quả điều tra cho thấy có 10 nhân tố ảnh

hưởng đến nhu cầu đi làm thêm của sinh viên. Bên cạnh đó, Trần Thị
Ngọc Duyên và Cao Hoài Thi (2009) trong nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định làm việc tại doanh nghiệp nhà nước. Kết quả cho
thấy 8 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại các doanh nghiệp
___________________________
The ILO Part-Time Work Convention, 1994 (No. 175), defines a parttime worker as an “employed person whose normal hours of work are less than
those of comparable full-time workers”. This is a common legal definition of
part-time work and is reflected, for example, in the European Union’s PartTime Work Directive. For statistical purposes, however, part time is commonly
defined as a specified number of hours. The threshold which divides workers
into full-time and part-time workers varies from country to country (see the
table below for some examples), but is usually either 30 or 35 hours per
week.
1


nhà nước như: cơ hội đào tạo và thăng tiến, thương hiệu và uy tín tổ
chức, sự phù hợp giữa cá nhân-tổ chức, mức trả công, hình thức trả
công, chính sách và môi trường tổ chức, chính sách và thông tin tuyển
dụng, gia đình và bạn bè.
Nhóm tác giả đã dựa trên kết quả của các nghiên cứu trên để xây
dựng và hoàn thiện phiếu điều tra khảo sát của mình.
1.3. Lý thuyết thống kê.
1.3.1 Thống kê học:
Thống kê học là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp
thu thập số liệu, xử lý sơ bộ số liệu và phân tích các con số về mặt lượng
của hiện tượng cần nghiên cứu để tìm hiểu bản chất, tính quy luật vốn có
của các hiện tượng này trong những điều kiện địa điểm và thời gian cụ
thể.
1.3.2 Tiêu thức thống kê:
Gồm 2 loại:





Tiêu thức thống kê thuộc tính: là tiêu thức phản ánh tính chất
của một hoặc nhiều hiện tượng và không biểu hiện trực tiếp
bằng con số.
Tiêu thức số lượng: Biểu hiện trực tiếp bằng con số.

1.3.3 Chỉ tiêu thống kê.
Là sự kết hợp giữa các chỉ tiêu về mặt số lượng với các chỉ tiêu về
mặt chất lượng.
1.3.4 Quá trình nghiên cứu thống kê
1.3.4.1 Điều tra chọn mẫu
− Điều tra không thường xuyên: việc điều tra tiến hành vào
những thời điểm không xác định, hoặc với khoảng thời gian
giữa các lần điều tra không bằng nhau.




Điều tra không toàn bộ: việc điều tra được tiến hành với một
số mẫu được chọn ra để nghiên cứu.

1.3.4.2 Bảng thống kê.
Gồm 2 loại: bảng tần số phân phối; bảng nhóm tần số phân phối.



Bảng tần số phân phối: đưa ra một danh sách các quan sát khác

nhau, mỗi quan sát ứng với một tần số.
Bảng nhóm tần số phân phối: gộp những quan sát vào trong từng
khoảng phân tổ không trùng nhau; mỗi khoảng phân tổ là một
phạm vi giá trị trong đó tồn tại các quan sát.
1.3.4.3 Đồ thị thống kê.
Gồm 3 loại: đồ thị hình đường, đồ thị hình cột, đồ thị hình tròn.
1.3.4.4 Phân tích dữ liệu.
Sử dụng các phương pháp và công cụ của thống kê.






Hồi quy – Tương quan: sử dụng phương trình toán học để biểu
diễn các mối liên hệ tương quan (mối liên hệ có tính chất tương
đối).
Chỉ số: là số tương đối dùng để so sánh mức độ của một hoặc
nhiều hiện tượng giữa 2 thời gian khác nhau.
Các phương pháp trong điều tra chọn mẫu.
1.3.4.5 Tổng hợp kết quả
Nhằm xác định bản chất, tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu.
1.3.5 Các tham số đo xu hướng độ hội tụ.

1.3.5.1 Trung bình cộng ()
Được xác định bằng cách chia tổng giá trị của các quan sát cho
tổng số quan sát.
Công thức





Tính từ bảng tần số phân phối.



Tính từ bảng nhóm tần số phân phối.

Với mi là giá trị chính giữa trong mỗi khoảng phân tổ.
1.3.5.2 Trung vị (Me)
− Là giá trị của quan sát nằm ở vị trí chính giữa trong một dãy
số, khi số liệu đã được sắp xếp theo một trật tự giá trị nhất
định tăng dần hoặc giảm dần.
1.3.5.3 Mode (Mo)
− Là giá trị của quan sát có tần số phân phối lớn nhất (quan sát
có số lần xuất hiện nhiều nhất trên dãy số).
1.3.6 Điều tra chọn mẫu.
1.3.6.1 Khái niệm.
Điều tra chọn mẫu là một phương pháp điều tra không toàn bộ
trong đó người ta chỉ chọn một số đơn vị trong toàn bộ các đơn vị
của hiện tượng cần nghiên cứu để tiến hành điều tra. Kết quả của
điều tra chọn mẫu được suy rộng cho kết quả của điều tra toàn bộ.
1.3.6.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu.
− Tổng thể: là một hoàn chỉnh mà chúng ta tìm kiếm để có
được thông tin về chúng.
− Mẫu: là một phần của tổng thể được người điều tra lựa chọn.
− Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên: là phương pháp điều tra chọn
mẫu trong đó các đơn vị chọn ra để điều tra phải dựa trên tính
khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người
tiến hành điều tra.





Điều tra chọn mẫu không ngẫu nhiên: các đơn vị thực được
chọn ra để điều tra phải dựa trên ý kiến chủ quan của người
tiến hành điều tra.


PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Mô tả đối tượng nghiên cứu.
2.1.1 Cơ cấu sinh viên trong mẫu phỏng vấn theo giới tính.
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng

Số lượng
34
109
143

Tỉ lệ
23,78%
76,22%
100%

Trong số 143 phiếu điều tra thu về hợp lệ có 109 sinh viên nữ
chiếm tỉ lệ 76,22%; 34 sinh viên nam chiếm tỉ lệ 23,78%. Tuy có
sự chênh lệch giữa tỉ lệ sinh viên nam và nữ, có thể không phù hợp

về sự ngang bằng trong mẫu điều tra khảo sát và tỉ lệ giới tính
trong toàn xã hội, nhưng nó tương xứng với tỉ lệ sinh viên nam và
nữ của khoa Quản lý kinh doanh các khoá 8, 9, 10.
2.1.2 Cơ cấu sinh viên trong mẫu phỏng vấn theo khoá học.
Khoá
Số lượng
Tỉ lệ
8
38
26,57%
9
59
41,26%
10
46
32,17%
Tổng
143
100%


Phân bổ theo khoá học có 38 sinh viên K8, chiếm 26,57%; 59 sinh
viên K9, chiếm 41,26% và 46 sinh viên K10, chiếm 32,17%.
Cơ cấu này phù hợp với mẫu khảo sát vì chênh lệch không lớn, phù
hợp với tỉ lệ sinh viên của 3 khoá trên cũng như lịch học và sự
khác biệt về cơ sở đào tạo của sinh viên.
2.2 Thực trạng đi làm thêm của sinh viên các khoá 8, 9, 10
khoa Quản lý kinh doanh – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
2.2.1 Tỉ lệ sinh viên đi làm thêm


Đã hoặc đang
đi làm thêm

Nam

Khoá
8
6

Nữ

23

26

18

Chưa đi làm
thêm

Nam

2

9

5

Nữ


7

15

20

9
9

10
3

Từ số liệu thu thập được có thể thấy lượng sinh viên đi làm thêm
chủ yếu tập trung vào K8 và K9, khi sinh viên đã quen với cuộc
sống của sinh viên Đại học, đồng thời phát sinh nhiều nhu cầu chi
tiêu hơn, trong điều kiện chu cấp từ gia đình dao động trong
khoảng từ 1,5 – 2 triệu đồng.
Ngược lại, sinh viên K10 mới làm quen với cuộc sống sinh viên,
vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, được bố mẹ quan tâm hơn nên tỉ lệ sinh viên
đã hoặc đang đi làm thêm không cao.


Đối tượng sinh viên đi làm thêm chủ yếu tập trung vào sinh viên
nữ vì thực tế, sinh viên nữ dễ kiếm được những công việc phù hợp
hơn sinh viên nam, ví dụ như: bưng bê, phục vụ, giúp việc,…
2.2.2 Việc làm thêm sinh viên muốn hướng đến.
Từ kết quả nghiên cứu, hầu hết các sinh viên tham gia khảo sát đều
mong muốn được làm thêm tại các doanh nghiệp, với mục đích
tích luỹ kinh nghiệm cho quá trình làm việc sau này. Bên cạnh đó,
gia sư và phục vụ quán ăn cũng là những công việc được nhiều

sinh viên lựa chọn khi quyết định đi làm thêm.
Thực tế trong quá trình đào tạo của nhà trường, có những học phần
tạo điều kiện cho sinh viên có thể tham quan, thực tế, hoặc làm
quen với công việc tại các doanh nghiệp có liên kết với nhà trường,
nhưng nhóm tác giả thiết nghĩ như thế vẫn là chưa đủ, khi những
học phần như thế vẫn còn hạn chế đối với một số chuyên ngành, và
vẫn chưa thoả mãn được nhu cầu của sinh viên.

2.2.3 Thời gian làm thêm của sinh viên.
Cũng theo như kết quả thu được, hầu hết các sinh viên lựa chọn
thời gian làm thêm từ 2 – 4h mỗi ca. Lượng thời gian này là phù
hợp với lượng thời gian sinh viên tham gia học tập trên lớp, và vẫn
đảm bảo sinh hoạt cá nhân bình thường.

Thời gian làm việc
1–2h
2–4h
Nhiều hơn 4 h

Số lượng
26
81
36


2.3.4 Mức lương.
2.3.4.1 Mức lương hiện tại.
Khảo sát những sinh viên đã đi làm thêm, thu được số liệu như sau:
Mức lương
Dưới 1 triệu đồng/tháng

1 – 1,5 triệu đồng/tháng
1,5 – 2 triệu đồng/tháng
Trên 2 triệu đồng/tháng

Số lượng
20
35
17
12

Có thể thấy thu nhập trung bình hàng tháng của mỗi sinh viên đi
làm thêm nằm trong khoảng từ 1 – 1,5 triệu đồng. Số tiền đó đối
với sinh viên cũng đã là một số tiền khá lớn, đủ để trang trải cho
cuộc sống cũng như những nhu cầu cá nhân, bên cạnh chu cấp từ
gia đình.
2.3.4.2 Mức lương mong muốn của sinh viên.
Mức lương
Số lượng
Dưới 1 tr.đ/tháng
2
1 – 1,5 tr.đ/tháng
23
1,5 – 2 tr.đ/tháng
35
Trên 2 tr.đ/tháng
83

Mong muốn của sinh viên về mức lương làm thêm hàng tháng là
một vấn đề khó nói và cũng khá nhạy cảm. Phần lớn sinh viên đều
mong muốn mình có một mức lương cao, để có thể chi tiêu, phục

vụ cho nhu cầu cá nhân mà không cần phải xin bố mẹ. Nhưng thực


tế cho thấy mức lương từ 1,5 – 2 triệu đồng mỗi tháng là một mức
lương hợp lý và đáng mơ ước của mọi sinh viên.
2.3.5 Chi tiêu tiền lương
Điều tra khảo sát với thang đo mức độ ưu tiên từ 1 đến 5, sau khi
xử lí số liệu thu được kết quả:

Phần lớn sinh viên lựa chọn chi tiêu tiền lương làm thêm của mình
với mức độ ưu tiên cao hơn cho học tập, sinh hoạt cá nhân và tiết
kiệm. Có thể thấy đó là lựa chọn hợp lý vì tất cả đều là những chi
tiêu cần thiết của mỗi sinh viên. Ai là sinh viên cũng sẽ hiểu hơn
sự vất vả của bố mẹ nên cũng sẽ ngại hơn trong việc xin tiền bố mẹ
chi tiêu cho vấn đề học tập hay sinh hoạt cá nhân. Tiền lương làm
thêm, nếu là một nguồn thu ổn định, sẽ là một hướng giải quyết
hiệu quả cho vấn đề đó.
Từ kết quả khảo sát, cũng nhận thấy rằng, rất ít sinh viên muốn
thay đổi công việc làm thêm của mình, phần vì đã quen với công
việc, phần cũng bởi việc tìm một công việc phù hợp với quỹ thời
gian rảnh rỗi của bản thân cũng không phải là dễ dàng.
2.3.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm
của sinh viên.
Điều tra khảo sát với thang đo mức độ quan trọng từ 1 đến 5, sau
khi xử lí số liệu thu được kết quả:


Có thể thấy hầu hết các sinh viên khi quyết định lựa chọn công
việc làm thêm đều đề cao việc tích luỹ kinh nghiệm cho công việc
tương lai của bản thân. Nhưng thực tế cho thấy, phần lớn những

công việc làm thêm đó không hề liên quan đến chuyên môn đào tạo
của sinh viên. Điều đó cũng phần nào lý giải tại sao một lượng lớn
sinh viên sau khi tốt nghiệp lựa chọn công việc không phải là
chuyên môn đào tạo của mình.
Bên cạnh đó, hầu hết sinh viên khi đi làm thêm, đều mong muốn
rèn luyện cho bản thân các kỹ năng mềm bao gồm: kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình,
… Nhóm tác giả thấy đó đều là những kỹ năng cần thiết để có thể
thuyết phục nhà tuyển dụng nhưng việc học tập, trau dỗi những kỹ
năng đó như thế nào cho đúng đắn và hợp lý vẫn là một câu hỏi
cần lời giải đáp thích đáng.
2.3.7 Mức độ thay đổi bản thân sau quá trình làm thêm
Điều tra khảo sát với thang đo mức độ từ 1 đến 5, sau khi xử lí số
liệu thu được kết quả:

Hầu hết sinh viên được khảo sát đều cho rằng kỹ năng giao tiếp
của mình được cải thiện đáng kể sau khi đi làm thêm. Đó là một tin
vui và cũng là một điều hợp lý bởi, khi sinh viên đi làm thêm, trải
qua nhiều quá trình giao tiếp, sẽ nhận thấy được những khuyết
điểm và thiếu sót của bản thân, từ đó cải thiện để nâng cao khả
năng dẫn luận cũng như ứng xử của mình.
Bên cạnh đó, khi đã quen với công việc, sinh viên sẽ được rèn
luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp, cùng với sự năng động,


sáng tạo, để có thể thu được kết quả công việc như mong muốn,
xứng đáng với tiền lương nhận được.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để qua quá trình làm thêm, sinh viên
còn có thể tích luỹ thêm cho mình kiến thức xã hội cần thiết để
nâng cao năng lực bản thân và không bỡ ngỡ khi bước vào làm

việc chính thức sau khi tốt nghiệp.
2.3.8 Đánh giá cá nhân về quá trình làm thêm
Điều tra khảo sát với thang đo mức độ từ 1 đến 5, sau khi xử lí số
liệu thu được kết quả:

Tạm chưa nói về những lợi ích đạt được từ việc làm thêm, chúng ta
hãy nói về việc sinh viên giảm sút kết quả học tập, lãng phí thời
gian hay ảnh hưởng sức khoẻ.
Những điểm tiêu cực đó, tuy mức độ trung bình khảo sát được chỉ
nằm trong khoảng 2,5 nhưng trên thực tế, chắc chắn sẽ có không ít
trường hợp sinh viên mắc phải. Lý do có thể bởi sinh viên chưa có
được cách điều phối, chi tiêu quỹ thời gian hợp lý hoặc công việc
không được như mong muốn ban đầu của sinh viên,… nhưng việc
làm sao để khắc phục và giảm thiểu những trường hợp tiêu cực đó,
là một câu hỏi cấp thiết không chỉ đối với sinh viên mà còn là câu
hỏi dành cho các nhà lãnh đạo của các trường Đại học, làm sao để
sinh viên của mình có thể học tập tốt, nâng cao uy tín đào tạo của
nhà trường.
2.3.9 Khó khăn
Khó khăn
Gặp phải sự lừa đảo

Số lượng
89


Gia đình không ủng hộ
Khó tìm công việc phù hợp
Bị coi thường
Thiếu phương tiện, công cụ liên lạc


60
102
40
74

Những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình làm thêm không phải
là xa lạ gì với tất cả mọi người, đó đều là những thực trạng, tồn đọng,
cần có hướng giải quyết thích hợp để việc làm thêm trở nên thực sự có
ích đối với sinh viên.
Qua kết quả khảo sát, cho thấy mức độ tin cậy của sinh viên đối với các
trung tâm giới thiệu việc làm là rất thấp: 100 sinh viên không tin tưởng
lắm vào các trung tâm giới thiệu việc làm, chiếm 69,93% lượng sinh
viên được khảo sát và 21 sinh viên hoàn toàn không tin tưởng các trung
tâm giới thiệu việc làm, chiếm 14,69%.


PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Quá qua trình thực hiện việc Khảo sát thực trạng và nhu cầu làm
thêm của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh – Trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội, Nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc
làm thêm cho sinh viên Đại học công nghiệp Hà Nội như sau:

GIẢI PHÁP 1:

Xây dựng Câu lạc bộ việc làm sinh viên - Trường
đại học công nghiệp Hà Nội.
Xuất phát là sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh trường
Đại học Công Nghiệp Hà Nội, Nhóm tác giả hiểu rõ những khó khăn,
vướng mắc mà các bạn sinh viên trong Khoa, trong Trường trong việc

tìm kiếm một công việc làm thêm phù hợp với mình trong thời gian học
tập tại Trường.
Vì vậy việc thành lập một Câu lạc bộ việc làm sinh viên là rất cần
thiết, Câu lạc bộ sẽ là người bạn đồng hành cùng sinh viên, mang đến
nhiều hoạt động thiết thực dành cho sinh viên, góp phần cùng chia sẻ các
giá trị, cơ hội và khả năng đến với sinh viên trong cuộc sống, học tập và
rèn luyện1.
1 CLB “Nguồn nhân lực”của Trường đại học Ngoại thương thành lập năm …. ,CLB đã

trở thành nơi gặp mặt giữa các sinh viên và doanh nghiệp, giúp đỡ sinh viên có thể tiếp
cận cơ hội việc làm ở nhiều lĩnh vực và rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho họ khi tốt
nghiệp ra trường. CLB đã thu hút sự quan tâm của 55 nghìn sinh viên và hơn 400 doanh
nghiệp ở Việt Nam. Những năm qua, CLB đã tạo cơ hội việc làm cho hơn 6.000 bạn sinh
viên ở các ngành kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính thuộc các công ty lớn như FPT,


Mục tiêu hoạt động của Câu lạc bộ:
Giải quyết vấn đề làm thêm, tăng thu nhập cho sinh viên về trước
mắt và giúp sinh viên khoa Quản trị kinh doanh nói riêng và sinh viên
trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội nói chung phát triển bản thân trong
môi trường mới, tạo nền tảng vững chắc cho công việc trong tương lai
của sinh viên, nâng cao vị thế, chất lượng sinh viên của Trường
Nhiệm vụ và các hoạt động cơ bản của Câu lạc Bộ:
+ Tư vấn hướng nghiệp, lựa chọn các nhu cầu tuyển dụng phù hợp,
hợp pháp giới thiệu tới sinh viên của Trường; ;
+ Tư vấn, hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng nhân lực như kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng sống của sinh viên…,
+ Hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập tại Nhà trường;
+ Truyền thông – PR – Tổ chức sự kiện và các hoạt động ngoại
khóa nhằm tăng cường kết nối sinh viên của Trường.

+ Xúc tiến, hợp tác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
nhằm giới thiệu, hỗ trợ việc làm sau khi tốt nghiệp cho sinh viên
Sau đây nhóm tác giả xin trình bày Chi tiết về kế hoạch thành lập
Câu lạc bộ việc làm sinh viên trường Đại học Công nghiệp:
1. Thành phần và tổ chức:
01 Nhóm trưởng: Quản lí chung hoạt động của câu lạc bộ, chịu
trách nhiệm chính về hoạt động của câu lạc bộ trước Khoa và Nhà
trường.
Viettel, Vietinbank…


02 thành viên: Phụ trách maketing và giải đáp thắc mắc sinh viên,
trực tuyến trên mạng để : chuyên liên lạc với các cửa hàng, gia
đình,quán ăn … để đảm bảo cung cho câu lạc bộ.
01 thành viên: Phụ trách công tác soạn thảo hợp đồng, lưu hồ sơ
của các ứng viên; hồ sơ của khách hang,…
2. Các hoạt động chính của CLB bao gồm:


Tư vấn hướng nghiệp, tìm việc làm và hỗ trợ sinh viên:

- Tư vấn về đặc điểm ngành đào tạo gắn với khả năng và cơ hội
việc làm sau tốt nghiệp cho sinh viên.
- Tư vấn cho sinh viên một số kĩ năng cần thiết khi tìm việc: Cách
chuẩn bị hồ sơ, viết đơn xin việc, các kĩ năng khi tham dự phỏng vấn,
giao tiếp với người tuyển dụng…
- Tiến hành khảo sát, tạo kênh thông tin giữa nhà trường và doanh
nghiệp về khả năng đáp ứng cung-cầu nguồn nhân lực; tư vấn, giới thiệu
thông tin tuyển dụng đến sinh viên, giúp các doanh nghiệp có được lựa
chọn tối ưu về nhân lực, đáp ứng với yêu cầu công việc.

- Tổ chức các hoạt động quảng bá thông tin thực tập, tuyển dụng,
ngày hội việc làm… của các doanh nghiệp đến sinh viên, giúp sinh viên
có thêm điều kiện thuận lợi về cơ hội thực tập, cơ hội việc làm trong quá
trình học cũng như sau khi tốt nghiệp.
- Tìm kiếm các nguồn lực để trực tiếp tổ chức các hoạt động nhằm
hỗ trợ cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong sinh hoạt,
đời sống.
- Liên lạc, phối hợp với cựu sinh viên trong các hoạt động hỗ trợ
sinh viên: thông tin về hoạt động thực tập, thực hành, cơ hội nghề
nghiệp và các hoạt động hỗ trợ khác.




Đào tạo kĩ năng:

Đối với sinh viên:
- Tố chức các lớp chuyên đề ngắn hạn, các lớp bổ sung kiến thức, kĩ
năng… phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên nhằm tăng
cường các kĩ năng mềm cho sinh viên, giúp sinh viên chủ động, sáng tạo
trong học tập, phát huy được năng lực nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp,
đáp ứng nhu cầu của các đơn vị tuyển dụng.
- Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường giới thiệu các vị trí thực
hành, thực tập cho sinh viên gắn với các khóa đào tạo, huấn luyện do
Trung tâm tổ chức.
Đối với các tổ chức, cá nhân:
- Tổ chức đào tạo các lớp ngắn hạn cấp chứng chỉ, các khóa bồi dưỡng
về nghiệp vụ, kĩ năng theo yêu cầu của các tổ chức (công ty, doanh
nghiệp) và cá nhân.



Truyền thông – PR- Tổ chức sự kiện:

- Kết hợp với các tổ chức chính trị-xã hội trong nhà trường, các cơ quan,
đơn vị chức năng, tổ chức các diễn đàn, hội thảo, hội nghị, hội chợ về
việc làm hoặc các sự kiện liên quan đến sinh viên nhằm phục vụ và hỗ
trợ sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, lễ tốt nghiệp
và việc làm sau tốt nghiệp.
- Thiết kế và cung cấp nhân lực phục vụ các chương trình, sự kiện cho
các đơn vị, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu.


Hoạt động ngoại khóa:

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa nhằm nâng
cao kiến thức chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên.


- Tổ chức, duy trì hoạt động của các CLB: hướng nghiệp, sở thích, học
thuật nhằm tạo sân chơi và hỗ trợ sinh viên trong việc nâng cao kiến
thức, kĩ năng trong học tập, nghiên cứu khoa học, đời sống và việc làm.


Hoạt động đầu tiên sau khi CLB được thành lập :

3 Cơ sở vật chất và kinh phí ban đầu
+ Một phòng làm việc và giới thiệu việc làm: Tối thiểu 15m2 (dự
kiến đề nghị Nhà trường hỗ trợ), nhà trường hỗ trợ điện, nước 06 tháng
đầu tiên, thời gian sau nhóm tự chi trả.
+ 02 Máy tính kết nối mạng internets (Máy tính có sẵn của sinh

viên; Nhà trường hỗ trợ đường truyền internet)
+ Bàn ghế làm việc: 02 Bộ (dự kiến mượn của Nhà trường)
+ Điện thoại liên lạc: Nhóm tư trang bị
+ Đồ dùng văn phòng phẩm: Nhóm tự trang bị
4. Một số nội dung chính để triển khai thành lập Câu lạc bộ
a. Xây dựng quy chế hoạt động của câu lạc bộ
- Xin quyết định thành lập Câu lạc bộ của Khoa và Nhà trường.
- Soạn thảo hợp đồng cho từng công việc cụ thể.
- Sinh viên nhận công việc phải nộp phí cụ thể:
+ Với công việc gia sư : 30% lương tháng đầu tiên( các trung tâm
bên ngoài là 50%)
+ Với công việc giúp việc nhà hoặc quán ăn nhỏ thì dựa vào số
buổi phải làm cuả sinh viên mà lấy phí ( khoảng 200-300k/cv).
-

Lợi nhuận CLB thu được, dự kiến như sau cho mỗi tháng:


×