BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
----------
NGUYỄN THÙY TRANG
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI
RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VN – CN. KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 60340201
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Loan
TP. HCM, tháng 12 năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập và làm
việc với tinh thần nghiêm túc của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS
Nguyễn Thị Loan. Những số liệu, kết quả được nêu trong luận văn này là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng và không sử dụng các nguồn thông tin hay tài liệu tham khảo nào
khác ngoài những tài liệu và thông tin đã được liệt kê trong danh mục tài liệu tham
khảo trích dẫn của luận văn. Kết quả phân tích, đánh giá là kết quả nghiên cứu tổng
hợp của cá nhân trong phạm vi hiểu biết của tôi và không sao chép nguyên bản của bất
kỳ luận văn hay tài liệu nào.
Bản luận văn này chưa từng được xuất bản và cũng chưa được nộp cho một hội
đồng nào khác cũng như chưa chuyển cho bất kỳ một bên nào khác có quan tâm đến
nội dung của bản luận văn.
Kiên Giang, ngày
tháng 11 năm 2015
Người viết
Nguyễn Thùy Trang
LỜI CẢM ƠN
Qua gần hai năm theo học chương trình Cao học chuyên ngành Tài chính –
Ngân hàng ở trường ĐH Tài chính Marketing tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
chân thành từ Quý Thầy Cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu cũng như
những bài học thực tiễn trong suốt thời gian qua. Những tình cảm và lòng nhiệt tâm từ
Quý Thầy Cô đã thúc đẩy cho tôi hoàn thành tốt chương trình học và tiếp thu được
những kiến thức mới cho chính bản thân mình.
Để hoàn thành được nghiên cứu này, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý
thầy, cô trường ĐH Tài chính Marketing đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu
trong suốt thời gian vừa qua.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Thị Loan,
người đã hướng dẫn tận tình từ khâu chọn đề tài, viết đề cương đến khi hoàn thành bài
nghiên cứu. Cám ơn cô vì đã truyền đạt những kiến thức, những lời khuyên bổ ích
cũng như hướng dẫn về mặt phương pháp khoa học và nội dung của đề tài nghiên cứu
một cách tận tình nhất.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn của mình đến gia đình, những người bạn, tập
thể các đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN – CN Kiên Giang đã tận
tình hỗ trợ, góp ý và giúp đỡ Tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Trong quá
trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng tham khảo tài liệu, trao đổi tiếp thu ý kiến của
thầy cô, bạn bè nhưng cũng khó tránh khỏi thiếu sót. Mong nhận được ý kiến đóng góp
từ quý thầy cô.
Trân trọng!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ iv
CHƯƠNG 1
: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................... 1
1.1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ................................................................................. 1
1.2
CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ....................................................... 1
1.2.1
Căn cứ khoa học ....................................................................................... 1
1.2.2
Căn cứ thực tiễn ....................................................................................... 2
1.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.4
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3
1.5
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................. 3
1.5.1
Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
1.5.2
Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................. 3
1.6
Ý NGHĨA THỰC TIỄN ................................................................................. 4
1.7
KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 4
CHƯƠNG 2
: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI .......................................................................................................... 5
2.1
RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................... 5
2.1.1
Khái niệm và bản chất của rủi ro tín dụng ................................................ 5
2.1.2
Phân loại rủi ro tín dụng ........................................................................... 6
2.1.3
Các dấu hiệu của rủi ro tín dụng ............................................................... 7
2.1.4
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ............................................... 9
2.1.4.1 Nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng .................................................... 9
2.1.4.2 Nhân tố xuất phát từ phía khách hàng ................................................. 11
2.1.4.3 Nhân tố khách quan ............................................................................ 12
2.1.5
Hậu quả của rủi ro tín dụng .................................................................... 13
2.1.5.1 Đối với ngân hàng .............................................................................. 13
2.1.5.2 Đối với nền kinh tế ............................................................................. 15
2.2 MÔ HÌNH PHÁT HIỆN VÀ NGĂN NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG THEO ỦY
BAN BASEL II ...................................................................................................... 17
2.2.1
Nhận diện và phân loại rủi ro ................................................................. 17
2.2.2 Tính toán, cân nhắc các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thất khi
xảy ra rủi ro......................................................................................................... 17
2.3
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................................... 20
2.3.1
Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................... 20
2.3.2
Các nghiên cứu trong nước ..................................................................... 22
2.3.3 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng từ các
nghiên cứu trước đây ........................................................................................... 23
CHƯƠNG 3
: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 29
3.1
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................... 29
3.4
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 30
3.4.1
Nghiên cứu định tính .............................................................................. 30
3.4.2
Nghiên cứu định lượng ........................................................................... 30
3.5
GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ 32
CHƯƠNG 4
4.1
: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 38
GIỚI THIỆU VỀ VIETCOMBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG .............. 38
4.1.1
Quá trình thành lập. ................................................................................ 38
4.1.2
Cơ cấu tổ chức của Vietcombank CN Kiên Giang. ................................. 38
4.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Kiên Giang giai đoạn
2012 – 2014. ....................................................................................................... 39
4.2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
VIETCOMBANK KIÊN GIANG ........................................................................... 42
4.2.1
Tổ chức hoạt động tín dụng .................................................................... 42
4.2.1.1 Quy chế tín dụng hiện hành của Vietcombank .................................... 42
4.2.1.2 Quy trình cấp tín dụng ........................................................................ 43
4.2.2
Chất lượng tín dụng tại Vietcombank Kiên Giang giai đoạn 2012 – 2014. ..
............................................................................................................... 46
4.2.2.1 Sơ lược về hoạt động tín dụng ............................................................ 47
4.2.2.2 Cơ cấu cho vay phân theo thời hạn ..................................................... 48
4.2.2.3 Cơ cấu cho vay phân theo thành phần kinh tế ..................................... 49
4.2.2.4 Cơ cấu cho vay phân theo ngành kinh tế ............................................. 51
4.2.2.5 Hiệu suất sử dụng vốn ........................................................................ 53
4.2.2.6 Tình hình nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và phân loại nợ ............................. 54
4.2.2.7 Tình hình lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro..................................... 57
4.2.2.8 Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng ........................................................ 58
4.3
TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 58
4.3.1
Kết quả nghiên cứu định tính .................................................................. 58
4.3.1.1 Nguyên nhân từ chính sách, quy định nội bộ về hoạt động tín dụng .... 59
4.3.1.2 Thiếu thông tin khi ra quyết định cho vay. .......................................... 61
4.3.1.3 Năng lực của cán bộ tín dụng .............................................................. 62
4.3.1.4 Sự ảnh hưởng của yếu tố ngành nghề trong hoạt động tín dụng tại Chi
nhánh ........................................................................................................... 63
4.3.1.5 Sự thay đổi trong hệ thống văn bản pháp luật...................................... 64
4.3.1.6 Chủ trương, chính sách của nhà nước còn thiếu tính ổn định............... 65
4.3.1.7 Hoạt động của một số cơ quan ban ngành có liên quan đến hoạt động tín
dụng trong thời gian qua còn nhiều vấn đề bất cập ........................................... 65
4.3.1.8 Các nguyên nhân khác ........................................................................ 66
4.3.2
Kết quả nghiên cứu bằng mô hình hồi quy Logistic ................................ 66
4.3.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................ 66
4.3.2.2 Kết quả chạy mô hình xác suất tuyến tính Logit .................................. 72
4.3.2.3 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến ........ 76
4.3.2.4 Phân tích kết quả chạy mô hình .......................................................... 77
4.4
THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU ..................................................................... 79
CHƯƠNG 5
: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 84
5.1
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 84
5.2
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................ 85
5.2.1
Giải pháp dựa vào kết quả của mô hình .................................................. 85
5.2.1.1 Ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thông qua nhân tố kinh
nghiệm của khách hàng vay vốn ...................................................................... 85
5.2.1.2 Ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thông qua nhân tố khả năng
tài chính của khách hàng vay vốn..................................................................... 85
5.2.1.3 Ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thông qua nhân tố tài sản
bảo đảm ........................................................................................................... 86
5.2.1.4 Ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thông qua nhân tố sử dụng
vốn vay 86
5.2.1.5 Ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thông qua nhân tố kinh
nghiệm của cán bộ cho vay .............................................................................. 87
5.2.1.6 Ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thông qua nhân tố kiểm tra,
giám sát khoản vay .......................................................................................... 87
5.2.2
Giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu định tính ..................................... 88
5.2.2.1 Ngăn ngừa rủi ro tín dụng thông qua danh mục đầu tư tín dụng .......... 88
5.2.2.2 Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin tín dụng ................... 89
5.2.2.3 Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xử lý các khoản nợ xấu và trích
lập dự phòng đầy đủ......................................................................................... 90
5.2.2.4 Tăng cường vai trò và đảm bảo chất lượng trong hoạt động kiểm tra,
giám sát tuân thủ tại chi nhánh ......................................................................... 92
5.2.3
Kiến nghị đối với hội sở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ..... 92
5.2.3.1 Thiết lập và quản lý Hạn mức tín dụng theo ngành, thành phần kinh tế
và vùng kinh tế ................................................................................................ 92
5.2.3.2 Tăng cường vai trò hỗ trợ , giám sát của Hội sở chính đối với hoạt động
tín dụng 93
5.2.3.3 Hoàn thiện mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ ................... 93
5.3
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG ........... 95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 95
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 99
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 101
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
CBBank
: Construction Bank
Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây
dựng Việt Nam
CIC
: Credit Information Center
Trung tâm thông tin tín dụng
DaiABank
: Great Asia Commercial Joint Stock Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á
DongABank
: Dong A Commercial Joint Stock Bank
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
GDP
: Gross Domestic Product
Habubank
: Ngân hàng phát triển nhà Hà Nội
Sacombank
: Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
SHB
: Sai Gon Ha Noi Commercial Joint Stock Bank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội
VAMC
: VietNam Asset Management Company
Công ty Quản lý Tài sản
Vietcombank
: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Viet Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Tiếng Việt
BĐS
: Bất động sản
BCTC
: Báo cáo tài chính
BGĐ
: Ban Giám đốc
CBTD
: Cán bộ tín dụng
CN
: Chi nhánh
DN
: Doanh nghiệp
DNNN
: Doanh nghiệp Nhà nước
i
DNTN
: Doanh nghiệp Tư nhân
DPRR
: Dự phòng rủi ro
ĐBSCL
: Đồng bằng Sông Cửu Long
GĐ
: Giám đốc
HMTD
: Hạn mức tín dụng
HSC
: Hội sở chính
KNCB
: Kinh nghiệm cán bộ
KNKH
: Kinh nghiệm Khách hàng
KNTC
: Khả năng tài chính
KG
: Kiên Giang
KH
: Khách hàng
KHDN
: Khách hàng Doanh nghiệp
KTKV
: Kiểm tra khoản vay
KT – XH
: Kinh tế - Xã hội
NH
: Ngân hàng
NHNN
: Ngân hàng Nhà nước
NHTM
: Ngân hàng Thương mại
PA
: Phương án
PGĐ
: Phó Giám đốc
QĐ
: Quyết định
QLRR
: Quản lý rủi ro
QTTD
: Quản trị tín dụng
RRTD
: Rủi ro tín dụng
SDV
: Sử dụng vốn
SXKD
: Sản xuất kinh doanh
TCTD
: Tổ chức Tín dụng
TD
: Tín dụng
TMCP
: Thương mại Cổ phần
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
TP. HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
TSBĐ
: Tài sản bảo đảm
ii
TSTC
: Tài sản thế chấp
TT
: Thông tư
TW
: Trung Ương
UBND
: Ủy ban nhân dân
VTC
: Vốn tự có
XHTD
: Xếp hạng tín dụng
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các nghiên cứu
trước đây ....................................................................................................................... 23
Bảng 3.1 Tổng hợp ý nghĩa của các biến độc lập trong mô hình..................................... 34
Bảng 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 – 2014 ..................................... 40
Bảng 4.2 Dư nợ cho vay của Vietcombank Kiên Giang giai đoạn 2012 – 2014 ............. 47
Bảng 4.3 Cơ cấu cho vay phân theo kỳ hạn 2012 – 2014 ............................................... 48
Bảng 4.4 Cơ cấu cho vay phân theo Thành phần kinh tế 2012 – 2014 ............................ 49
Bảng 4.5 Cơ cấu cho vay phân theo ngành kinh tế 2012 – 2014 ..................................... 51
Bảng 4.6 Hiệu suất sử dụng vốn 2012 – 2014 ................................................................ 53
Bảng 4.7 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu 2012 – 2014 ..................................................... 54
Bảng 4.8 Tỷ lệ nợ xấu bình quân trên địa bàn và hệ thống 2012 -2014 .......................... 55
Bảng 4.9 Tình hình lập và sử dụng quỹ DPRR 2012 – 2014 .......................................... 57
Bảng 4.10 Tổn thất tín dụng 2012 – 2014 ...................................................................... 58
Bảng 4.11 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo thời hạn vay ..................................................... 66
Bảng 4.12 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo loại hình kinh tế ............................................... 67
Bảng 4.13 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo nhóm nợ .......................................................... 68
Bảng 4.14 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo kinh nghiệm của khách hàng vay ..................... 69
Bảng 4.15 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo khả năng tài chính của khách hàng .................. 69
Bảng 4.16 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo tỷ lệ vốn vay/ TSĐB ........................................ 70
Bảng 4.17 Cơ cấu mẫu theo sử dụng vốn ....................................................................... 71
Bảng 4.18 Một số đặc điểm khác của mẫu nghiên cứu ................................................... 71
Bảng 4.19 Kiểm định độ phù hợp tổng quát ................................................................... 72
Bảng 4.20 Tổng kết mô hình .......................................................................................... 72
Bảng 4.21 Bảng tổng hợp dự báo ................................................................................... 73
Bảng 4.22 Hệ số phương trình ....................................................................................... 73
Bảng 4.23 Ma trận hệ số tương quan.............................................................................. 76
Bảng 4.24 Thảo luận nghiên cứu.................................................................................... 80
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1 Phân loại rủi ro tín dụng .................................................................................... 7
Hình 4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Vietcombank Kiên Giang ............................................. 39
Hình 4.2 Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2012 – 2014 ................................................... 47
HÌnh 4.3 Cơ cấu cho vay phân theo kỳ hạn 2012 – 2014................................................ 48
Hình 4.4 Cơ cấu cho vay phân theo ngành kinh tế 2012 – 2014 ..................................... 52
Hình 4.5 Tình hình nợ xấu của các NHTM 2012............................................................ 56
Hình 4.6 Diễn biến nợ xấu giai đoạn 2012 – 2014 ......................................................... 56
Hình 4.7 Đồ thị Histogram............................................................................................. 75
Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 29
Sơ đồ 3.2 Mô hình nghiên cứu chính thức...................................................................... 33
vi
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, tín dụng là nghiệp vụ truyền
thống, giúp đưa vốn vào nền kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Thu nhập từ hoạt
động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nhập của các NHTM. Tuy
nhiên, đây cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập như hiện nay
càng đóng vai trò quan trọng. Áp lực cạnh tranh càng khắt khe hơn khi nền kinh tế
trong nước đang gặp nhiều khó khăn, thị phần ngày càng thu hẹp. Các ngân hàng phải
cạnh tranh với nhau trên từng khách hàng trong khi phải không ngừng mở rộng quy
mô, tăng trưởng tín dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do đó, việc tạo dựng được
một khung quản lý rủi ro tín dụng vững chắc, cân bằng giữa lợi nhuận dự kiến và rủi
ro có thể chấp nhận được là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có nhiều
đóng góp vào sự phát triển cho nền kinh tế nước nhà. Vietcombank Kiên Giang cũng
không phải ngoại lệ. Do hoạt động chính của chi nhánh là tín dụng nên song song với
việc mở rộng quy mô thì việc quản trị rủi ro tín dụng cũng được chi nhánh đặc biệt
quan tâm, nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của ngân hàng. Vậy đâu là các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của
Vietcombank Chi nhánh Kiên Giang ? Đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Kiên Giang”
được thực hiện không ngoài mục đích trả lời câu hỏi trên để từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.
1.2 CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.2.1 Căn cứ khoa học
Đề tài nghiên cứu dựa trên các bài viết, bài nghiên cứu trước đây như : “Các
nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh
thành phố Cần Thơ của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết được được đăng trên
Trang 1
tạp chí Ngân hàng số 5 tháng 03/2011; bài nghiên cứu “ Các nhân tố ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại nhà nước ở khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long của Trương Đông Lộc được đăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển và một
số nghiên cứu nước ngoài như: nghiên cứu “ Factors Affecting Credit Risk in Personal
Lending” của John M. Chapman and associates được in trong quyển sách Commercial
Banks and Consumer Instalment Credit; nghiên cứu “ Determinants of Credit Risk in
Indian Stated-owned Banks: An Empirical Investigation của Abhiman Das and Saibal
Ghosh được đăng trên MPRA paper ,…để làm cơ sở khoa học cho đề tài của mình.
1.2.2 Căn cứ thực tiễn
Xuất phát từ tình hình thực tế, ngành ngân hàng nước ta đã và đang gặp nhiều
khó khăn do sự bất ổn của nền kinh tế. Liên tục những thông tin bất lợi về lĩnh vực
ngân hàng xuất hiện, gây ảnh hưởng rất nhiều đến niềm tin của người dân và sự ổn
định trong hoạt động ngân hàng. Một môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đã
đặt ra một vấn đề là làm sao có một khung quản lý rủi ro một cách có hiệu quả, phù
hợp với môi trường hoạt động. Vì thế, để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động
kinh doanh, ngân hàng cần tìm ra đâu là các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Từ
đó có các biện pháp kiểm soát nguồn vốn vay của khách hàng một cách có hiệu quả và
an toàn. Là một cán bộ tín dụng, bản thân tôi cũng mong muốn nghiên cứu đề tài này
nhằm mang lại những lợi ích thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh và vị thế cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Kiên Giang.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích rủi ro tín dụng
của Vietcombank Chi nhánh Kiên Giang trong giai đoạn 2012-2014 và xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng phát sinh tại chi nhánh. Từ đó đưa ra các đề
xuất nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích rủi ro tín dụng tại Vietcombank Chi nhánh Kiên Giang giai đoạn
2012 - 2014.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Vietcombank Chi
nhánh Kiên Giang.
Trang 2
- Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đó đối với rủi ro tín dụng tại
Vietcombank Chi nhánh Kiên Giang.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của
Vietcombank Chi nhánh Kiên Giang trong thời gian tới.
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Thực trạng rủi ro tín dụng của Vietcombank Chi nhánh Kiên Giang giai đoạn
2012- 2014 như thế nào?
- Nhân tố nào ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Vietcombank
Chi nhánh Kiên Giang?
- Các nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tín dụng tại Chi nhánh
(nhân tố nào tác động mạnh nhất, yếu nhất?)
- Làm thế nào để phòng ngừa và hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng
tại Vietcombank Chi nhánh Kiên Giang ?
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro trong hoạt động tín dụng và các nhân
tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Vietcombank Chi nhánh Kiên Giang.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn trong bản thân đề tài: nghiên cứu về tín dụng tại ngân hàng có rất
nhiều vấn đề khác nhau, ở đây, đề tài chỉ tập trung đi sâu vào phân tích một số nhân tố
gây nên rủi ro tín dụng (chủ yếu là gây ra nợ quá hạn) tại Vietcombank Chi nhánh
Kiên Giang.
Giới hạn về không gian: chỉ thực hiện tại Vietcombank Chi nhánh Kiên Giang,
nên kết quả nghiên cứu chỉ áp dụng tại chi nhánh Kiên Giang, không áp dụng được ở
chi nhánh khác.
Giới hạn về thời gian: đề tài nghiên cứu chỉ thực hiện thu thập dữ liệu từ các
hồ sơ tín dụng phát sinh trước ngày 01/01/2014 và còn dư nợ đến 31/12/2014 tại
Vietcombank Chi nhánh Kiên Giang (lý do: để đảm bảo các khoản vay đều phát sinh
kỳ hạn phải thanh toán như vậy mới phản ánh được chất lượng của các khoản vay
trong bối cảnh chung của nền kinh tế tại thời điểm làm khảo sát).
Trang 3
Quy mô mẫu: tác giả nghiên cứu chọn 200 hồ sơ vay của khách hàng cá nhân,
doanh nghiệp từ các hồ sơ vay của khách hàng các nhân và doanh nghiệp phát sinh
trước ngày 01/01/2014 và còn dư nợ đến 31/12/2014 tại Vietcombank Chi nhánh Kiên
Giang. Kích thước mẫu này được xác lập dựa trên công thức kinh nghiệm thường dùng
để tính kích thước mẫu cho mô hình hồi quy bội: n ≥ 50 + 8p ( n: kích thước mẫu tối
thiểu cần thiết, p: số lượng biến độc lập trong mô hình) ( Nguyễn Đình Thọ, 2011).
1.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Vietcombank
Chi nhánh Kiên Giang sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cho Ban lãnh đạo xác
định được các nhân tố có thể gây ra rủi ro tín dụng tại Chi nhánh để có những cách
khắc phục trong việc thẩm định khách hàng, theo dõi khách hàng trước, trong và sau
cho vay.
1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được chia làm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại.
Chương 3: Phương pháp và Mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và Kiến nghị.
Trang 4
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1 Khái niệm và bản chất của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác
không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân
hàng bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi
khi khoản nợ đến hạn. Hiểu một cách khác thì rủi ro tín dụng đó là rủi ro không thu hồi
được nợ khi đến hạn do người vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp
đồng tín dụng, không tuân thủ theo nguyên tắc có hoàn trả khi đáo hạn. Đây là loại rủi
ro gắn liền với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng (Trần Huy Hoàng, 2011).
Theo khoản 1, Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 về
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng
của tổ chức tín dụng thì khái niệm rủi ro tín dụng được định nghĩa như sau: “Rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không
có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Hiểu theo nghĩa rộng, rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà
trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ
khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay,
chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao
thanh toán,… của ngân hàng và kể cả ngân hàng mua các loại trái phiếu của doanh
nghiệp.
Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là
loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Có thể thấy rằng rủi ro tín dụng có hai cấp độ:
+ Khách hàng trả nợ không đúng hạn.
+ Khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng.
Trang 5
2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia như
sau:
Rủi ro giao dịch: là những rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quá trình
xét duyệt giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba
bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín
dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định
cho vay (Có hai sai lầm thường gặp đó là quyết định cho vay đối với dự án không tốt
và quyết định không cho vay đối với dự án tốt).
+Rủi ro bảo đảm: Phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo
và mức cho vay trên tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các
khoản vay có vấn đề.
Rủi ro danh mục: là những rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý
danh mục cho vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục được chia làm hai loại: rủi ro nội
tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có mang tính riêng
biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc
điểm hoạt động hoặc các đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều
đối với một khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một
ngành, một lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng
một loại hình cho vay có rủi ro cao.
Trang 6
Hình 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng
Rủi ro danh mục
Rủi ro giao dịch
Rủi ro lựa chọn
Rủi ro bảo đảm
Rủi ro nghiệp vụ
Rủi ro nội tại
Rủi ro tập trung
Nguồn: Quản trị ngân hàng thương mại (Trần Huy Hoàng, 2011)
Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở 4 trường hợp đối với nợ lãi và nợ gốc. Đó là việc
không thu được lãi đúng hạn hoặc không thu đủ lãi, không thu được vốn đúng hạn
hoặc không thu đủ vốn.Tùy theo từng trường hợp mà ngân hàng hạch toán vào các
khoản mục theo dõi khác nhau.
Rủi ro tín dụng tồn tại dưới nhiều hình thức, các hình thức đó luôn chuyển biến
cho nhau mà mức độ cuối cùng là nợ không có khả năng thu hồi. Khi nghiên cứu rủi ro
tín dụng người ta thường chú trọng vào các nguy cơ xảy ra rủi ro như lãi treo và đặc
biệt là nợ quá hạn phát sinh, còn lãi treo đóng băng và nợ không có khả năng thu hồi
được coi là các tình huống rủi ro thực sự nên thường được xem xét để giải quyết hậu
quả và rút ra bài học.
2.1.3 Các dấu hiệu của rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro tín dụng để từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm phòng
ngừa, khắc phục và xử lý các khoản tín dụng có rủi ro. Đó là khâu quan trọng quyết
định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sau khi khoản vay phát sinh và được
phân loại, cán bộ khách hàng luôn phải theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi
ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau:
Các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng
Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các cam kết với ngân hàng/quy định của
ngân hàng như trì hoãn hoặc gây khó khăn cho ngân hàng trong kiểm tra tình hình sử
Trang 7
dụng vốn vay, chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các số liệu/báo cáo tài chính theo yêu cầu
của ngân hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục,...
Đề nghị cơ cấu nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục
mang tính khách quan.
Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
Chậm thanh toán/thanh toán không đầy đủ các khoản nợ gốc/lãi khi đến hạn.
Tài sản bảo đảm bị giảm sút bất thường so với định giá khi cho vay. Có dấu
hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi hoặc không còn tồn tại.
Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự
kiến.
Khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập khác không phải từ hoạt động sản
xuất chính hoặc từ phương án vay vốn để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ.
Thu nhập khác tăng cao đột biến.
Tìm kiếm thêm nhiều nguồn tài trợ vốn lưu động từ nhiều kênh khác như vay
nặng lãi hoặc từ các TCTD khác.
Sử dụng vốn ngắn hạn cho các hoạt động đầu tư dài hạn.
Các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
Phương thức thanh toán không an toàn: chiết khấu nhiều hơn, thanh toán chậm
hơn, bán cho khách hàng mức độ tin cậy thấp,...
Năng lực quản trị yếu kém: nội bộ mâu thuẫn, thường xuyên thay đổi nhân sự
chủ chốt, phương án kinh doanh không hiệu quả, không kiểm soát được hoạt động,
tiến độ thực hiện, chi phí.
Năng lực tài chính yếu kém: vốn chủ sở hữu thấp, dư nợ cao, hạch toán khống
các khoản mục (hàng tồn kho, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận,...)
Đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp.
Yếu tố chuyển giá: giao dịch với công ty con hoặc công ty của người có liên
quan điều chỉnh giá nhằm đẩy chi phí tăng cao chuyển lợi nhuận cho cá nhân, công ty
con.
Thị hiếu tiêu dùng, xu hướng chi tiêu của khách hàng thay đổi.
Các chính sách về thuế quan, trợ cấp, chống bán phá giá của nhà nhập khẩu.
Trang 8
Không chủ động được nguồn nguyên liệu, giá cả đầu vào, chi phí biến động
tăng không kiểm soát.
Đối thủ cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Sẵn sàng từ bỏ các hợp đồng có giá trị nhỏ và vừa có tỷ suất lợi nhuận cao để
tìm kiếm hợp đồng có giá trị lớn, đối tác có tên tuổi dù lợi nhuận đem về đạt thấp hơn.
Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của Ngân hàng
Không xác định chính xác tổng nhu cầu vốn vay của khách hàng, cấp hạn mức
tín dụng vượt quá nhu cầu thực tế.
Sự đánh giá và phân loại khoản vay không chính xác về mức độ rủi ro của
khách hàng.
Rút vốn đột ngột (khi nghe tin đồn về doanh nghiệp) làm doanh nghiệp thiếu
vốn trong ngắn hạn.
Không xác định được và xác định đúng phương thức kinh doanh đặc thù nên áp
dụng một cách máy móc trong nghiệp vụ cho vay, thời hạn cho vay cứng nhắc.
Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo tạo kẻ hở cho khách hàng lợi
dụng.
Hồ sơ tín dụng tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành của phê duyệt tín
dụng.
Trên cơ sở các dấu hiệu để nhận diện rủi ro nêu trên, cán bộ Khách hàng tiến
hành đánh giá, phân loại khoản vay/khách hàng để xác định mức độ rủi ro. Bên cạnh
đó, việc giám sát tổng thể danh mục tín dụng cũng quan trọng không kém. Những vấn
đề liên quan đến tín dụng có thể nảy sinh do việc tập trung danh mục tín dụng như:
-
Tập trung vào một đơn vị hay một nhóm các đơn vị liên kết nhau
-
Một ngành kinh tế nhất định
-
Khu vực địa lý
-
Các khoản cho vay cùng một thời gian đến hạn hoặc cùng một loại ngoại tệ.
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
2.1.4.1
Nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng
Chính sách, quy trình tín dụng và sự vận dụng chính sách, quy trình tín
dụng trong hoạt động tín dụng
Trang 9
Chính sách tín dụng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng và vì thế
tiềm ẩn nhiều RRTD. Nó là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một
chính sách tín dụng không đầy đủ , đúng đắn và nhất quán sẽ tạo kẽ hở gây ảnh hưởng
đến hoạt động cấp tín dụng của một ngân hàng.
Quy trình tín dụng được hình thành trên những quy định chung của pháp luật về
ngân hàng và những đặc thù trong hoạt động của riêng mỗi ngân hàng. Quy trình tín
dụng nếu không chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quản lý RRTD.
Việc nhận thức và vận dụng của cán bộ tín dụng đối với các chính sách và quy
trình tín dụng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các NHTM vì nếu nhận
thức đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các quy định, nhất là thẩm định khả năng tài chính,
hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, các điều kiện về bảo đảm tiền vay của
khách hàng rồi mới quyết định cho vay thì khả năng thu hồi vốn là rất lớn. Ngược lại,
nếu việc nhận thức hạn chế, thực hiện thiếu nghiêm túc, thẩm định chưa đầy đủ mà
quyết định cho vay thì mức độ rủi ro sẽ rất cao, thậm chí có thể bị mất vốn.
Phẩm chất, năng lực của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định các dự án,
thẩm định khách hàng
Năng lực của cán bộ tín dụng là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt
động cấp tín dụng của một ngân hàng. Bởi, họ là người trực tiếp tham gia vào quá
trình cấp tín dụng. Cán bộ tín dụng không có năng lực, làm việc thiếu tinh thần trách
nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tín dụng của
một ngân hàng. Hiện nay, công tác đánh giá uy tín của khách hàng chủ yếu dựa vào
cảm tính và chủ quan của các cán bộ tín dụng như dựa vào các quan hệ trong quá khứ:
khách hàng vay trả đúng hạn được xem là khách hàng có uy tín, còn đối với khách
hàng mới quan hệ thì chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng khi tiếp
xúc với khách hàng, qua thông tin lịch sử từ CIC hoặc qua một số thông tin khác mà
cán bộ khách hàng thu thập được.
Kiểm soát nội bộ
Trong hoạt động của NHTM, mỗi bộ phận, mỗi con người khi làm việc đều là
một chốt chặn để kiểm soát các rủi ro. Tuy nhiên, thông qua hệ thống kiểm soát nội
bộ, các nhà lãnh đạo ngân hàng sẽ nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn
ra một cách có hệ thống hơn; phát hiện những thuận lợi, khó khăn, sai trái từ đó đề ra
Trang 10
các biện pháp giải quyết kịp thời. Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành
những chính sách và quy định nên việc phát hiện kịp thời các sai sót sẽ hạn chế rủi ro
trong quá trình cấp tín dụng.
Hệ thống thông tin tín dụng
Thông tin đầy đủ và chính xác về khách hàng như lịch sử hình thành, quá trình
phát triển, năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm, nhân sự điều hành, đặc biệt là các
thông tin về giá cả, thị trường, đầu vào, đầu ra, các chỉ tiêu trung bình ngành
(peer group) là cơ sở quan trọng giúp cho việc thẩm định, xếp loại, lựa chọn khách
hàng của các ngân hàng. Nếu hệ thống này không phát huy hiệu quả sẽ tác động rất lớn
đến việc đánh giá, thẩm định khách hàng của các ngân hàng. Các NHTM không chỉ
quan tâm đến việc nắm bắt thông tin nhằm đánh giá khách hàng đang có quan hệ
tín dụng mà còn sử dụng thông tin vào những mục đích khác như gia tăng quan hệ
với khách hàng hiện hữu, phát triển thêm khách hàng mới nhằm mở rộng thị phần, mở
rộng đối tượng vay,…
2.1.4.2
Nhân tố xuất phát từ phía khách hàng
Đạo đức, thiện chí của khách hàng
Trong quan hệ tín dụng, muốn có hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự hợp tác từ hai
phía. Sự thiếu thiện chí trong quá trình vay vốn tại ngân hàng được biểu hiện như cố
tình sử dụng vốn sai mục đích, tìm cách lừa đảo ngân hàng, hoặc cũng có thể là các
hành vi gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng như kinh doanh trái
pháp luật, lừa đảo chiếm dụng vốn lẫn nhau. Tất cả các hành vi đó đều mang lại rủi ro
cho ngân hàng. Trong thực tế đã gặp nhiều trường hợp khách hàng lập phương án kinh
doanh rất có hiệu quả, ký kết hợp đồng kinh tế chứng minh đầu vào, đầu ra rất hợp lý
nhưng khi vay được vốn ngân hàng lại không sử dụng đúng như phương án ban đầu đề
ra.
Uy tín, năng lực tài chính của khách hàng
Đối với khách hàng cá nhân, năng lực tài chính của khách hàng được thể hiện
thông qua tiền lương hàng tháng hay thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ
gia đình.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp, năng lực tài chính thể hiện ở tỷ trọng và
quy mô vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào phương án vay. Quy mô và tỷ trọng
Trang 11
này càng cao càng cho thấy tiềm lực tài chính của khách hàng càng lớn mạnh. Tỷ trọng
vốn của doanh nghiệp tham gia vào phương án càng cao càng nâng cao trách nhiệm
trong việc thực hiện phương án nhằm tránh những rủi ro cho chính họ cũng như cho
ngân hàng. Thông thường, ngân hàng sẽ quy định một mức tài trợ cụ thể cho từng
phương án.
Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của khách hàng
Lợi nhuận thường đi kèm với rủi ro. Đối với lĩnh vực BĐS, chứng khoán, xây
dựng khi nền kinh tế hưng thịnh, thị trường kinh doanh thuận lợi thì lợi nhuận của
ngành này mang lại lợi nhuận là rất lớn. Nhưng khi nền kinh tế có nhiều bất ổn thì
chính ngành này lại gặp rủi ro nhiều nhất.
Việc sử dụng vốn
Ngân hàng cấp tín dụng dựa vào việc thẩm định phương án vay vốn của khách
hàng. Do đó, nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích có nghĩa là nguồn trả nợ của
khách hàng không đến từ phương án đó mà được sinh ra từ dòng tiền khác. Điều này
đồng nghĩa với việc ngân hàng không thể kiểm soát được dòng tiền của khách hàng, vì
thế xác suất xảy ra rủi ro tín dụng được tăng cao.
Tài sản đảm bảo
Để hạn chế những rủi ro ngay từ đầu thì biện pháp bảo đảm tín dụng là một tiêu
chuẩn bổ sung những hạn chế của nhà quản trị ngân hàng cũng như phòng ngừa những
diễn biến không thuận lợi. Chính vì vậy, một khoản vay có tài sản bảo đảm luôn chứa
đựng ít rủi ro và chắc chắn hơn những khoản cho vay không có tài sản bảo đảm. Vì lúc
này, người đi vay buộc phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để
tránh trường hợp ngân hàng phát mãi tài sản của mình. Việc xác định giá trị TSBĐ
cho khoản vay do các bên thỏa thuận, hoặc thuê tổ chức có chức năng tư vấn,
định giá độc lập xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác định, có tham
khảo đến các loại giá như giá quy định của Nhà nước, giá chuyển nhượng thành
công, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và các yếu tố khác về giá.
2.1.4.3
Nhân tố khách quan
Các điều kiện tự nhiên
Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ta như hạn hán, bão lụt, xâm nhập mặn, xói
lở đất, nước biển dâng và dịch bệnh gây tổn thất cho khách hàng vay vốn làm ảnh
Trang 12
hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Từ đó,
có thể làm cho ngân hàng không thu hồi được một phần hoặc toàn bộ vốn. Mặc dù
những rủi ro này là khó lường trước được nhưng bù lại nó chiếm tỷ lệ không lớn. Mặt
khác, khi gặp rủi ro này ngân hàng có thể sẽ được nhà nước hỗ trợ. Hoặc để giảm thiểu
rủi ro, ngân hàng nên tư vấn cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm tín dụng vì nếu
rủi ro xảy ra sẽ được chia sẻ với các công ty bảo hiểm.
Môi trường kinh tế và Chính sách kinh tế vĩ mô của quốc gia
Sự ổn định của nền kinh tế ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động và hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Ví dụ như một sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá
hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng làm ảnh hưởng đến
kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả
nợ, gây tổn thất cho ngân hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, các chính sách kinh tế vĩ mô của quốc gia bao
gồm: Chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đối ngoại,…có vai trò quan
trọng đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng cũng như các
doanh nghiệp nói riêng. Các chính sách nhằm ưu tiên phát triển hay hạn chế một
ngành nào đó để đảm bảo cân đối cho nền kinh tế. Do vậy, chủ trương, chính sách của
Nhà nước đúng đắn, hợp lý thì mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là điều
kiện cần để đạt được chất lượng và hiệu quả cho các khoản tín dụng ngân hàng.
Môi trường chính trị
Tính ổn định về chính trị trong nước sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi
cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nếu xảy ra các diễn biến bất ổn
chính trị như: chiến tranh, xung đột đảng phái, bạo động, biểu tình,…sẽ làm cho hoạt
động sản xuất, lưu thông hàng hóa bị ngừng trệ,…Và như vậy, những món tiền khách
hàng vay sẽ khó được hoàn trả đầy đủ cho ngân hàng.
2.1.5 Hậu quả của rủi ro tín dụng
2.1.5.1
Đối với ngân hàng
Bất kỳ đơn vị kinh doanh nào cũng mong muốn có được lợi nhuận cao và để đạt
được lợi nhuận cao, các NHTM luôn tìm cách mở rộng hoạt động tín dụng, cung ứng
nhiều hơn các dịch vụ. Song song đó các ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro
hơn và chính các loại rủi ro lại luôn tiềm ẩn là nguyên nhân dẫn đến hệ quả tăng chi
Trang 13