Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Nâng cao hiệu quả giải quyếtkhiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính Nhà nướctrên địa bàn tỉnh Bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.29 KB, 32 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ghi nhận:
"Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với c ơ quan nhà nước có thẩm
quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,
tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân n ào". Quyền
khiếu nại, tố cáo của công dân đ ược pháp luật quy định là cơ sở pháp lý cần thiết
để công dân thực hiện tốt quyền l àm chủ và giám sát hoạt động của các cơ quan
nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước đồng thời cũng qua đó
phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo l à nghĩa vụ, trách nhiệm của các c ơ quan nhà
nước. Việc giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo góp phần ổn định t ình hình chính trị
xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Từ tr ước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân v à đã ban
hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luậ t quy định về vấn đề này, trong
đó có Pháp lệnh Khiếu nại - tố cáo của công dân năm 1991; Luật Khiếu nại - tố
cáo năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại - tố cáo
năm 2004 và năm 2005; Pháp l ệnh Thủ tục giải quyết các vụ án h ành chính năm
1996 (được sửa đổi, bổ sung vào năm 2006). Như vậy, với việc ban hành các
văn bản pháp luật nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuận
lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo; l àm cơ sở cho các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu tố.
Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai l à một hiện tượng xảy ra phổ biến
trong xã hội. Đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị tr ường, cơ chế
chính sách về đất đai ngày càng mở rộng hơn, nhất là sự phát triển của thị
trường bất động sản làm cho đất đai ngày càng có giá trị cao. Bên cạnh đó, trong
quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, yêu cầu về đất để xây dựng
những công trình, dự án lớn… ngày càng nhiều vì thế tranh chấp đất đai phát
sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về
mặt nội dung.



Trong những năm qua, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
trên lĩnh vực đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực, giải quyết đ ược một khối
lượng lớn vụ việc, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật tự
xã hội. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai hiện nay
vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội. Đây là một vấn đề nhức nhối đang được Đảng và Nhà
nước, xã hội rất quan tâm. Đặc biệt l à trong thời gian gần đây, tình hình khiếu
nại đông người, vượt cấp lên Trung ương có chiều hướng gia tăng, diễn biến
phức tạp, trong đó có nhiều vụ khiếu nại liên quan đến việc triển khai thực hiện
dự án xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp. Các đo àn khiếu nại với đông
người tham gia tập trung chủ yếu ở một số địa ph ương như: Hà Nội, Hà Tây,
Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Ho à Bình,
TP Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Tây Ninh…, một số đo àn
căng khẩu hiệu, biểu ngữ, ở lại nhiều ng ày tập trung trước trụ sở các cơ quan
Trung ương, đi diễu hành trên đường phố ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
hoặc tập trung trước nhà riêng các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước để đưa
đơn, yêu cầu các đồng chí lãnh đạo tiếp, trong đó có một số đoàn có thái độ rất
gay gắt, quyết liệt, mặc dù cán bộ tiếp dân hướng dẫn, giải thích nhưng công dân
không nghe.
Nhiệm vụ cấp bách trước mắt đối với công tác giải qu yết khiếu nại, tố cáo
trong lĩnh vực đất đai là phải làm gì và làm bằng cách nào để nâng cao hiệu quả
giải quyết, đáp ứng tình hình hiện nay, Bến Tre là một trong những Tỉnh nêu
trên. Vì thế, việc nghiên cứu thực trạng tình hình để đưa ra giải pháp nâng cao
hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai l à công việc hết sức
cần thiết. Đây là lý do tôi chọn thực hiện đề án “Nâng cao hiệu quả giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai của c ơ quan hành chính Nhà nước
trên địa bàn tỉnh Bến Tre” làm đề án cuối khoá học.
Đề án có phạm vi rộng, nhiều vấn đề phức tạp, lý luận để giải đáp thực tế
còn khó khăn, vướng mắc; vì vậy chắc chắn đề án sẽ còn nhiều thiếu sót, rất

mong qúi thầy cô giúp đỡ chỉ dẫn. Xin chân thành cám ơn!


PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỀ ÁN
I. QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG

Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến
pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền v à lợi ích của mình khi bị
xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ x ã hội chủ nghĩa. Khiếu nại, tố cáo là
một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nh à
nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không những có vai tr ò quan trọng trong quản lý
nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nh à nước và nhân dân.
Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đảng v à Nhà nước kiểm tra tính đúng
đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật do m ình ban hành, từ đó có
cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý
Nhà nước. Vì vậy, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân l à một vấn đề được
Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Để việc khiếu nại, tố cáo v à giải
quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nh à nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân, cơ quan, tổ chức và tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc h ơn trong
giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nh à nước ta đã ban hành Luật Khiếu nại, tố cáo
năm 1998. Luật này đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, 2005.
Để phát huy và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo
của cả hệ thống chính trị, Ban Bí th ư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số
09-CT/TW ngày 06 tháng 3 năm 2002, về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện
trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay; đ ã nhấn mạnh đến trách nhiệm
của Lãnh đạo cấp ủy và chính quyền các cấp trong công tác tiếp dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Chỉ thị yêu cầu: “Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp phải

đặc biệt quan tâm đến việc tiếp dân, giải quyết đúng đắn, kịp thời khiếu nại, tố
cáo của công dân,... Thường vụ cấp ủy, trước hết là đồng chí Bí thư phải trực
tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo... Các đồng chí lãnh
đạo chủ chốt của cấp ủy và chính quyền địa phương cần phân công nhau bố trí
lịch tiếp dân theo quy định của pháp luật, trực tiếp đối thoại với dân, kiểm tra,


đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân, trực
tiếp chỉ đạo những vụ việc phức tạp...”. Những nội dung n ày thể hiện rõ và rất
cụ thể các quan điểm của đảng v à Nhà nước ta trong việc xác định: tiếp dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân l à trách nhiệm, nghĩa vụ thường xuyên của
người lãnh đạo, quản lý.
Quan điểm, chủ trương của đảng còn được thể hiện tại Thông báo kết luận
số 130-TB/TW ngày 10 tháng 01 năm 2008 c ủa Bộ Chính trị “về tình hình, kết
quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay v à giải pháp trong thời
gian tới”. Tại thông báo này, Bộ Chính trị đã phân tích tình hình khiếu nại, tố
cáo, nguyên nhân phát sinh khi ếu nại, tố cáo và tiếp tục khẳng định vai trò của
cấp uỷ đảng mà trực tiếp là đồng chí Bí thư phải lãnh đạo công tác này, phân
công cho các đồng chí trong Ban thường vụ cấp uỷ theo dõi, chỉ đạo công tác
khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, Thông báo này cũng đã đưa ra 09 nhiệm vụ và
giải pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa v à giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân.
Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Tỉnh uỷ Bến Tre đ ã xây dựng
Chương trình hành động nhằm cụ thể hoá các chủ tr ương, nhiệm vụ và giải pháp
theo Thông báo trên, tạo sự thống nhất cao về nhận thức trách nhiệm v à hành
động của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức, đo àn thể chính trị - xã hội
trên địa bàn tỉnh Bến Tre, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới nâng
cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cá o của
các ngành, các cấp; tăng cường và phát huy trách nhiệm của các cấp uỷ đảng
trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, r õ rệt

trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; chủ động xử lý các
trường hợp khiếu kiện đông người, phức tạp, không để xảy ra t ình trạng khiếu
kiện đông người, vượt cấp lên Trung ương.
II. CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
Nhằm thể chế hoá quan điểm, đ ường lối của Đảng về giải quyết khiếu nại,
tố cáo, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực n ày, cụ
thể: Pháp lệnh xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 1981; Pháp lệnh Khiếu nại,
tố cáo năm 1991; Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số


điều của Luật khiếu nại, tố cáo 1998 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật khiếu nại, tố cáo ng ày 15/6/2004 năm 2005.
Qua các lần ban hành và sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo thể hiện
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn đ ược đổi mới để phù hợp với sự phát
triển của xã hội và trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ng ày
càng được Nhà nước ta đề cao.
Bên cạnh đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng được Nhà nước ta
đề cập ở một số văn bản pháp luật khác nh ư: Luật Đất đai năm 2003; Nghị định
số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 c ủa Chính Phủ, quy định và
hướng dẫn một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo v à các Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 36/2004/CT -TTg ngày 27
tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, về việc chấn chỉnh v à tăng cường
trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước trong giải quyết
khiếu nại, tố cáo; Nghị định số 1 97/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004
của Chính Phủ, về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2004 c ủa Chính Phủ, về
thi hành Luật Đất đai; Pháp lệnh số 29/2006/PL -UBTVQH11 ngày 04 tháng 5
năm 2006 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án h ành chính; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
ngày 25 tháng 5 năm 2007 c ủa Chính Phủ, quy định bổ sung về việc cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất; tr ình
tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai và riêng Tỉnh Bến tre Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 815/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2001, phê duyệt phương
án 614 ngày 6/5/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, về việc giải quyết
khiếu nại, tranh chấp đất đai của một số hộ nông dân ở tỉnh Bến Tre.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật do Quốc hội, Chính phủ ban h ành
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã kịp thời cụ thể hoá bằng các văn bản pháp quy
phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng
cao chất lượng, hiệu quả trong tiếp dân v à giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa
phương. Cụ thể: Chỉ thị 06-CT/TU ngày 03 tháng 9 năm 1997 c ủa Tỉnh uỷ Bến


Tre; Kế hoạch số 24-KH/TU ngày 02 tháng 7 năm 2002 c ủa Ban thường vụ Tỉnh
uỷ Bến Tre, về lãnh đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Thông báo
kết luận số 520-TB/TU ngày 31 tháng 3 năm 2008 c ủa Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
Bến Tre, về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số
21/2006/CT-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2006 c ủa Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến
Tre, về tăng cường trách nhiệm của Ủy ban nhân dân x ã, phường, thị trấn trong
việc hòa giải tranh chấp đất đai và Kế hoạch số 992/KH-UB ngày 05 tháng 6
năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre, về triển khai phương án 614 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre.
III. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
Trong những năm gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đ ất đai
trên địa bàn tỉnh Bến Tre có xu hướng phát sinh nhiều, nội dung khiếu nại, tố
cáo gay gắt và diễn biến phức tạp, tập trung chủ yếu v ào các vấn đề về tranh
chấp đất đai, khiếu nại yêu cầu trả lại đất cũ đã đưa vào tập đoàn sản xuất, giải
tỏa, bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công tr ình,
dự án… Ngoài việc công dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo nhiều lần, gửi nhiều n ơi,
gửi đơn vượt cấp thì số lượng người tập hợp lại thành đoàn đông người đến các

cơ quan của huyện, tỉnh và trung ương để khiếu nại khá nhiều. Có đo àn đã dùng
băng ron, khẩu hiệu đi diễn hành trên đường phố nội ô Thị xã và ở lại nhiều
ngày tại Trụ sở tiếp dân của tỉnh v à Trung ương để đòi yêu sách, gây áp lực đối
với Nhà nước. Trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến nay, nhất là những năm
1998 đến 2000, tình hình khiếu kiện và tranh chấp trong lĩnh vực đất đai diễn ra
tương đối phức tạp gây mất ổn định cho t ình hình an ninh trật tự của địa phương
cũng như các cơ quan trung ương có tr ụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội.
Trước tình hình trên, để đánh giá đúng thực trạng t ình hình khiếu nại, tố
cáo của công dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực đất đai l à
nhiệm vụ cấp bách và hết sức cần thiết. Vì thế, khi thực hiện đề án “Nâng cao
hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai của c ơ quan hành
chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre” nhằm nghiên cứu đề xuất một số


giải pháp góp phần tháo gỡ những v ướng mắc, tồn tại, bất cập trong công tác
tiếp dân và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai tr ên địa bàn
tỉnh Bến Tre đang gặp nhiều khó khăn m à cụ thể trước mắt phải tập trung giải
quyết dứt điểm các vụ khiếu nại phức tạp, kéo d ài và khiếu nại đông người liên
quan đến việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Qua đánh giá thực trạng của Đề án sẽ chỉ ra những hạn chế, yếu kém
trong quản lý, điều hành của các cấp, các ngành để từ đó đề xuất biện pháp khắc
phục, chấn chỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nh à nước về công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đề án đi sâu đánh giá một cách to àn diện về
thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tr ên địa bàn tỉnh Bến Tre để đề
xuất một số giải pháp cụ thể để củng cố, hoàn thiện tổ chức, bộ máy tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng nh ư chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ
làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại tỉnh Bến Tre; phân
tích những nội dung, tìm ra những nguyên nhân tồn tại, những bất cập của chính

sách pháp luật để trên cơ sở thực tiễn đó đề xuất một số kiến nghị góp phần bổ
sung, hoàn thiện chính sách pháp luật của Nh à nước.


PHẦN 2
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ
ĐẤT ĐAI Ở TỈNH BẾN TRE TRONG THỜI GIAN QUA
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích
tự nhiên là 2.315,01 km 2; phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung l à
sông Tiền; phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới
chung là sông Cổ Chiên; phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65
km. Bốn con sông lớn: Tiền Giang, Ba Lai, H àm Luông, Cổ Chiên bao bọc và
chia Bến Tre thành ba phần: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh. Năm
2009-2010, Bến Tre khánh thành cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông; việc hoàn
thành hai cây cầu trên không chỉ tạo điều kiện đi lại thuận lợi của nhân dân Bến
Tre mà tạo điều kiện rất cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng;
thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện cho Tây Nam Bộ và một diện mạo mới cho
đồng bằng sông Cửu Long, góp phần tạo động lực mới cho phát triển kinh tế cả
nước nói chung.
Trong những năm gần đây, việc xây dựng c ơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh
phát triển nhanh, nhiều dự án cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, đường xá … được
đầu tư xây dựng khang trang, bộ mặt đô thị đ ược chỉnh trang ngày càng hiện đại.
Tuy nhiên, cùng với việc phát triển trên cũng đồng thời làm nảy sinh một vấn đề
xã hội, đó là việc khiếu nại, tố cáo của công dân ng ày càng tăng. Việc thu hồi
đất để xây dựng các dự án tr ên đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của ng ười
dân làm nảy sinh khiếu nại, tố cáo. B ên cạnh đó, việc khiếu nại, tố cáo về đất tập
đoàn sản xuất là một vấn đề nổi cộm tại tỉnh Bến Tre trong 20 năm qua, diễn
biến ngày càng gay gắt và phức tạp hơn.
Tình hình khiếu kiện và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Bến Tre âm ĩ

diễn ra từ những năm 1990, sau khi tập đo àn sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp
tan rã. Từ năm 1997 đến năm 2001, t ình hình khiếu kiện đòi lại đất cũ đã đưa
vào tập đoàn sản xuất (phần lớn là ở huyện Ba Tri, Mỏ Cày, Giồng Trôm và
Thạnh Phú), đất trưng thu, trưng dụng, đất ở nhờ, ở đậu, đất giải toả để thực hiện
các công trình, dự án... có chiều hướng diễn biến gay gắt, phức tạp h ơn và có lúc


trở thành điểm nóng; công dân khiếu kiện tập trung đông người, tổ chức thành
đoàn dùng băng ron, khẩu hiệu đi diễu hành trên đường phố thị xã (nay là Thành
phố), đến nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và trụ sở các cơ
quan Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhất là vào thời điểm
có những sự kiện chính trị, kinh tế quan trọng nh ư Đại hội Đảng các cấp, các kỳ
họp của Quốc Hội, các sự kiện chính trị, các cuộc hội thảo kinh tế mang tính
quốc tế... làm cho tình hình an ninh trật tự tại địa phương và những nơi công dân
đến khiếu kiện bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Năm 1999 có 06 đoàn khiếu kiện,
đoàn đông nhất trên 350 người; Năm 2000 có 05 đoàn, từ 30 đến 120 người;
Năm 2001 có 04 đoàn, từ 60 đến 80 người và trong 09 tháng đầu năm 2008 có
03 lượt quần chúng khiếu kiện đông người, vượt cấp lên Thành phố Hồ Chí
Minh, từ 16 đến 25 người...). nói thêm năm 2009
Chỉ tính riêng từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến ngày 01 tháng 10 năm
2008, toàn tỉnh đã thụ lý 1.718 vụ khiếu nại, kết quả giải quyết l à 1.183 vụ/1.718
vụ, đạt tỉ lệ 68,9% (năm 2006 to àn tỉnh giải quyết 1.156 vụ/2.293 vụ, đạt tỷ lệ
50,41%; năm 2007 giải quyết 2.619 vụ/3.583 vụ, đạt tỷ lệ 73,9%). Tr ước tình
hình trên, các cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã
dành nhiều thời gian cho công tác lãnh chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo, củng
cố công tác tiếp dân, nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo từ tỉnh đến c ơ sở;
tổ chức tiếp xúc, đối thoại với công dân khiếu kiện theo định kỳ v à đột xuất,
thông qua đó công khai nội dung giải quyết vụ việc và giải thích các quy định
của pháp luật nên kết quả giải quyết thuyết phục đ ược người dân, góp phần hạn
chế tình trạng khiếu kiện; Uỷ ban nhân dân tỉnh v à Uỷ ban nhân dân các huyện,

thị có đơn thư khiếu kiện nhiều đã thành lập các đoàn, các tổ công tác liên ngành
để hỗ trợ, kiểm tra xem xét từng vụ việc ngay tại c ơ sở, làm ổn định tình hình
khiếu kiện và từng bước nâng cao được chất lượng hoà giải tranh chấp đất đai ở
cơ sở. Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan và chủ quan nên công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai tr ên địa bàn tỉnh Bến Tre hiệu quả
đạt chưa cao; chính sách cải tạo nông nghiệp, quản lý đất đai của nh à nước từ
sau năm 1975 đến nay có nhiều thay đổi, một số quy định của pháp luật về đất
đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn bất cập, chồng chéo dẫn đến cách hiểu
và áp dụng giải quyết giữa các ngành, các địa phương thiếu nhất quán hoặc có


quan điểm, ý kiến khác nhau làm cho vụ việc khiếu kiện kéo dài thời gian khó
kết luận giải quyết; công tác quản lý sử dụng đất đai còn hạn chế, thiếu sót; công
tác tiếp dân, nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo chưa chặt chẽ và đồng bộ,
thái độ tiếp xúc, hướng dẫn và giải thích pháp luật không rõ ràng, tạo tâm lý thắc
mắc, bức xúc cho người khiếu nại, tố cáo; số l ượng đơn thư khiếu kiện nhiều
nhưng cán bộ, công chức trực tiếp tham gia giải quyết thì ít, trình độ kinh
nghiệm một số cán bộ còn hạn chế nên việc thẩm tra xác minh còn chậm và đề
xuất kiến nghị giải quyết chưa chính xác; công tác hoà gi ải tranh chấp đất đai ở
một số địa phương còn hạn chế, thiếu tích cực, hiệu quả ch ưa cao; trình độ nhận
thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận công dân c òn hạn chế. Bên
cạnh đó, một số ít cấp uỷ đảng, chính quyền địa ph ương, cơ sở chưa thật sự quan
tâm chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác gi ải quyết
khiếu nại, tố cáo nên chưa phát huy được tính đồng bộ và sức mạnh của cả hệ
thống chính trị ở cơ sở.
1. Công tác tiếp công dân
Công tác tiếp dân là một công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng , nó liên
quan trực tiếp đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; li ên quan đến việc thực
hiện quyền dân chủ của nhân dân; l à cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Do vậy, theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 v à Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 v à 2005; và Nghị định số
136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006, quy đ ịnh trách nhiệm công tác
tiếp công dân trước hết và chủ yếu thuộc về Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị. Tại
Điều 74, Điều 75 và Điều 76 của Luật Khiếu nại, tố cáo quy định cụ thể về tổ
chức tiếp công dân.
Công tác tiếp công dân với vai trò là việc làm thể hiện mối liên hệ trực tiếp
giữa nhân dân với Nhà nước, thể hiện bản chất của Nh à nước của dân, do dân và
vì dân, vì vậy công tác tiếp công dân được các cấp uỷ đảng, chính quyền, các sở
ban ngành tỉnh Bến Tre rất quan tâm. Hầu hết các c ơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh
đến cấp xã đã bố trí phòng tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân đ ược bố trí
thuận lợi để công dân đến trình bày, gửi đơn khiếu nại, tố cáo. Niêm yết công
khai nội quy tiếp công dân, lịch tiếp công dân tại n ơi tiếp công dân. Phương tiện


làm việc được trang bị đầy đủ như: máy vi tính, sổ sách ghi chép, bàn ghế, nước
uống… Đặc biệt là việc bố trí hộp thư góp ý tại nơi tiếp công dân nhằm tiếp
nhận và xử lý kịp thời những phản ánh của công dân. Việc tiếp công dân đ ược
ghi chép vào Sổ Tiếp công dân một cách đầy đủ v à lưu giữ cẩn thận.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có bố trí lịch tiếp công dân định kỳ theo
quy định của pháp luật, ngoài ra còn bố trí tiếp công dân đột xuất v à tiếp tại cơ
sở nơi công dân khiếu nại, tố cáo. Đa số các đơn vị đều bố trí bộ phận chuyên
trách hoặc không chuyên trách làm công tác tiếp công dân, tiếp công dân v ào
các ngày làm việc trong tuần. Phần lớn cán bộ làm công tác tiếp công dân có thái
độ làm việc nhã nhặn, ân cần, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến
thức, am hiểu chính sách của Đảng v à pháp luật của Nhà nước trong việc hướng
dẫn, giải thích cho công dân đến khiếu nại, tố cáo góp phần tuy ên truyền pháp
luật trong nhân dân để người dân hiểu và làm đúng pháp luật. Lãnh đạo các cấp,
các ngành và cán bộ làm công tác tiếp công dân thông qua hình thức tiếp dân,
đối thoại đã làm tốt công tác giải thích, truyền đạt các chủ tr ương của Đảng,
pháp luật của Nhà nước nói chung và từng vụ việc cụ thể nói riêng, qua đó có

nhiều trường hợp đã chấm dứt khiếu nại mà không cần phải thụ lý xác minh.
Tình hình tiếp công dân của tỉnh Bến Tre từ năm 2008 đến sáu tháng đầu
năm 2010, các cấp, các ngành và các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tiếp tổng cộng
11.222 lượt người. Trong đó:
Năm 2008: tiếp 3.148 lượt người.
Năm 2009: tiếp 6.162 lượt người.
Sáu tháng đầu năm 2010: tiếp 1.912 lượt người.
Bên cạnh đó, trên thực tế ở một số đơn vị công tác tiếp công dân vẫn chưa
được quan tâm đúng mức, Thủ tr ưởng cơ quan, đơn vị chưa bố trí lịch tiếp dân
theo đúng quy định của pháp luật, từ đó có thể dẫn đến hạn chế l à đa số cán bộ
cấp dưới làm công tác tiếp dân chỉ đơn thuần là tiếp nhận đơn thư của công dân
và nếu có giải thích thì cũng chỉ chung chung vì bản thân họ không thể quyết
định được một số vấn đề thắc mắc của ng ười dân. Việc Thủ trưởng tiếp công
dân thể hiện tác phong làm việc mang tính dân chủ trong quản lý điều h ành,
đồng thời qua đó trực tiếp lắng nghe, xem xét v à giải quyết ngay những vụ việc


thuộc thẩm quyền của mình. Thông qua công tác tiếp dân, Thủ trưởng đơn vị có
thể nắm bắt được việc giải quyết của cấp d ưới để có những chỉ đạo, kiểm tra v à
đôn đốc cấp dưới của mình.
Về mặt tâm lý, đa số người dân đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo
đều mong muốn được trực tiếp gặp lãnh đạo - người có thẩm quyền giải quyết v ì
cho rằng chỉ có gặp lãnh đạo thì vụ việc của họ mới được quan tâm giải quyết.
Do vậy, khi đến nơi tiếp chỉ gặp cán bộ tiếp dân, ng ười dân đôi khi tỏ thái độ
không tin tưởng vào cách giải thích, hướng dẫn của cán bộ tiếp dân; và cán bộ
tiếp dân khi nắm bắt được tâm lý này thì đôi lúc thái độ tôn trọng, nhiệt tình
trong công tác không được phát huy.
Về nghiệp vụ, việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo là một công việc
phức tạp, quá trình này đòi hỏi phải tuân thủ một cách chặt chẽ các quy định của
pháp luật, song mặt khác lại đòi hỏi tính sáng tạo, linh hoạt về mặt ph ương pháp,

nghiệp vụ.
Về mặt pháp lý, Luật Khiếu nại, tố cáo cũng đ ã quy định một số nguyên
tắc chung nhất mà không quy định một trình tự, thủ tục chi tiết về hoạt động
này, không có một khuôn mẫu cố định cho mọi trường hợp, mà còn tuỳ từng
điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng cụ thể để người tiếp công dân có cách thức ph ù
hợp nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc chung trên và đạt được mục đích mà
pháp luật đã đề ra. Chính vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ của mình, cán bộ tiếp
công dân phải thành thạo về nghiệp vụ, am hiểu sâu sắc về pháp luật cho đến
văn hoá ứng xử, nghệ thuật giao tiếp v à tâm lý học. Như vậy, có thể thấy rằng
bố trí cán bộ tiếp dân có đầy đủ yếu tố tr ên là. Ngoài ra, việc thực hiện chế độ
đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ tiếp dân cần đ ược quan tâm đúng mức hơn nhằm
khuyến khích đội ngũ này cống hiến tâm huyết và gắn bó với công tác tiếp dân.
2. Công tác tiếp nhận và xử lý đơn thu khiếu nại, tố cáo
Mỗi năm, các cơ quan, đơn vị của tỉnh Bến Tre tiếp nhận h àng nghìn đơn
thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh… từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó
có những vụ việc thuộc thẩm quyền giải qu yết, có những vụ việc thuộc thẩm
quyền của các cơ quan khác; tính chất, mức độ phản ánh trong nội dung đ ơn
khiếu nại, tố cáo cũng khác nhau, có những vụ việc đ ơn giản, những yêu cầu


thông thường, nhưng cũng có những nội dung nghi êm trọng, khẩn cấp. Dù ở
mức độ nào thì khi tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo các cơ quan chức năng có
trách nhiệm phân loại, xem xét và xử lý kịp thời, đúng pháp luật. Nó thể hiện
bản chất của Nhà nước vì dân, đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân.
Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo cũng là một khâu quan trọng trong quá
trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, xử lý kịp thời, chính xác đ ơn
khiếu nại, tố cáo sẽ là tiền đề cho các bước tiếp theo của quá trình giải quyết.
Trước hết, xử lý đơn thư là để xác định thẩm quyền, làm cơ sở cho việc thụ lý và
giải quyết. Đồng thời, xử lý đ ơn thư cũng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác
quản lý nhà nước nói chung và giải quyết khiếu nại, tố cáo nói ri êng. Thông qua

việc xử lý đơn thư, các cơ quan nhà nư ớc có thể nắm bắt được, đánh giá được
tình hình khiếu nại, tố cáo như: số lượng vụ việc phát sinh, những lĩnh vực phát
sinh nhiều khiếu nại, tố cáo… Qua xử lý đ ơn thư cũng có thể cung cấp cho
người lãnh đạo, người quản lý những thông tin mang tính tổng hợp, tính dự báo
tình hình xã hội tại một địa phương.
Như vậy, xử lý đơn thư là một khâu quan trọng và có nhiều ý nghĩa, do vậy
việc tổ chức tiếp nhận và xử lý đơn thư phải được tổ chức một cách khoa học,
chặt chẽ; quá trình xem xét, xử lý phải đảm bảo kịp thời, chính xác v à đúng quy
định pháp luật. Việc không đọc kỹ nội dung đ ơn thư khiếu nại, tố cáo sẽ dẫn đến
xử lý sai về nội dung, sai về xác định thẩm quyền chẳng những l àm cho đơn thư
chuyển lòng vòng, làm mất lòng tin của nhân dân mà còn là hành vi xem thường
những yêu cầu, kiến nghị của người dân được thể hiện qua lá đơn mà họ tin
tưởng gửi để được giải quyết.
Ở tỉnh Bến Tre, từ năm 2008 đến sáu tháng đầu năm 2010, các cấp, các
ngành và các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã nhận và xử lý tổng cộng là 8.585 đơn
thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong đó:
Năm 2008, tiếp nhận 3.173 đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Năm 2009, tiếp nhận 3.880 đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Sáu tháng đầu năm 2010, tiếp nhận 1.532 đơn thư khiếu nại, tố cáo số liệu
nầy có đảm bảo không ? lấy báo cáo năm đối chiếu lại


Trong tổng số 8.585 đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân có 90% nội
dung đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai. Nhìn chung, công
tác tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân trong những năm qua đ ược
các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc, việc theo dõi công tác tiếp nhận và xử
lý đơn thư trên toàn địa bàn tỉnh do cơ quan thanh tra, trụ sở tiếp dân của Uỷ ban
nhân dân tỉnh đảm nhiệm và định kỳ báo cáo cho lãnh đạo cùng cấp để có những
thông tin phục vụ cho công tác quản lý Nh à nước.
Tuy nhiên, công tác này cũng bộc lộ nhiều hạn chế, đó l à tình trạng xử lý

đơn thư không kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, cán bộ trực tiếp chỉ
xem qua loa nội dung trình bày trong đơn dẫn đến việc đề xuất xử lý không
chính xác, thậm chí còn có trường hợp chưa phân biệt được nội dung đơn là
khiếu nại, hay tố cáo hoặc kiến nghị, phản ảnh dẫn đến nhận định, đánh giá, xác
định sai nội dung của vụ việc, sai thẩm quyền giải quyết l àm cho vụ việc thêm
kéo dài.
3. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
Từ năm 2008 đến nay, tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được các cấp,
các ngành có thẩm quyền giải quyết là 6.496 vụ, cụ thể:
Năm 2008, đã giải quyết: 2.555 vụ (đạt tỷ lệ 80,52%).
Năm 2009, đã giải quyết: 3.147 vụ (đạt tỷ lệ 81,1%).
06 tháng đầu năm 2010, đã giải quyết: 794 vụ (đạt tỷ lệ 51,8%).
Từ số liệu trên nhận thấy, tỷ lệ giải quyết số vụ việc khiếu nại, tố cáo về
lĩnh vực đất đai nhìn chung còn thấp so với vụ việc thuộc thẩm quyền của các
cấp, các ngành. Để làm rõ vấn đề này cần nhận xét, đánh giá về thực trạng công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh những năm vừa qua.
II. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ
1. Nội dung khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai
Qua tổng kết đánh giá hàng năm cho thấy nội dung khiếu nại, tố cáo về đất
đai ở tỉnh Bến Tre chủ yếu tập trung v ào các vấn đề sau:
1.1. Bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định c ư:

Khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng thường gay gắt, công dân tụ
tập đông người; thường xảy ra đối với những dự án có thu hồi diện tích đất lớn


để bố trí phát triển các dự án, ng ười có đất bị thu hồi khiếu nại về thực hiện
không đúng quy hoạch, không đúng diện tích, vị trí, giá đền b ù thấp, không đáp
ứng yêu cầu ổn định cuộc sống… Ngoài ra, còn một số khiếu nại liên đới ,tương
tự khác như: đòi thực hiện chính sách bồi thường về đất đai do trước đây chưa

được thực hiện trong việc trưng dụng, thu hồi đất; giải toả h ành lang an toàn
giao thông...
1.2. Đòi lại đất cũ:
Khiếu nại đòi lại đất trước đây đưa vào Hợp tác xã nông nghiệp hay Tập
đoàn sản xuất nông nghiệp, đã giao khoán cho các hộ khác sử dụng; khi Hợp tác
xã nông nghiệp, Tập đoàn sản xuất nông nghiệp tan rã có tình trạng ruộng đất
của ai, người đó lấy lại sử dụng, nhưng một bộ phận nông dân không lấy lại
được ruộng đất vì người khác đang sử dụng hoặc chính quyền đ ã sử dụng vào
mục đích khác; đòi lại đất khi Nhà nước thực hiện chính sách “nh ường cơm, sẻ
áo”; đất cho người khác thuê, mượn để sản xuất, làm nhà ở hoặc nhờ người
trông coi trước năm 1975, nay những người này đang sử dụng; đòi lại đất chính
quyền chế độ cũ lấy để sử dụng, sau giải phóng, Nh à nước tiếp quản hoặc giao
cho người khác sử dụng; đòi lại đất có nhà ở khu vực đô thị trong quá tr ình cải
tạo công thương nghiệp Nhà nước đã quản lý nhưng không làm đầy đủ thủ tục;
đòi lại đất tôn giáo đã hiến, cho, cho mượn hoặc chính quyền đã sử dụng vào
mục đích công.
1.3. Tranh chấp quyền sử dụng đất:
Tranh chấp đất hương hoả, dòng tộc, đòi chia thừa kế; tranh chấp quyền sử
dụng đất giữa nhân dân ở các địa ph ương với các đơn vị được Nhà nước giao đất
an ninh, quốc phòng và các nông, lâm trường; tranh chấp đất giữa cá nhân với cá
nhân, hộ gia đình về diện tích, ranh giới sử dụng đất, chuyển nh ượng đất.
1.4. Tố cáo cán bộ thực hiện sai quy định của Nh à nước về đất đai:
Các tố cáo chủ yếu tập trung vào các nội dung: Tố cáo việc lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để trục lợi trong việc thu hồi đất, giao đất; lợi dụng chính sách thu
hồi đất của nông dân để chia cho cán bộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao
chiếm ruộng đất; tố cáo chính quyền địa ph ương (chủ yếu là cấp xã) giao đất trái
thẩm quyền, giao đất không đúng diện tích đ ược phê duyệt theo quyết định của


cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giao sai vị trí, diện tích, không đúng quy

hoạch, thu tiền đất vượt nhiều lần so với quy định của Nhà nước, sử dụng tiền
thu từ đất không đúng chế độ tài chính; tố cáo chính quyền địa phương quản lý,
sử dụng quỹ đất công sai mục đích, sai quy định của pháp luật. Ngo ài ra, còn có
nội dung đơn tố cáo cán bộ công chức thụ lý giải quyế t khiếu nại về đất đai
không đúng quy định của pháp luật hoặc không đúng với nguyện vọng của
mình.
2. Các nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh khiếu nại, tố cáo về đất đai
Do chuyển đổi sang nền kinh tế thị tr ường, Nhà nước thực hiện chính sách
mới về quản lý đất đai. Đất đai trở thành một tư liệu sản xuất quan trọng và là
một tài sản có giá đối với với mọi ng ười dân. Có nhiều nguyên nhân làm phát
sinh khiếu nại về đất đai nói chung, nh ưng chủ yếu vẫn tập trung vào các nguyên
nhân sau đây:
Có sự biến động lớn về chủ sử dụng đất: Chiến tranh khốc liệt trong 30
năm , tiếp theo đó là chiến tranh biên giới gây nên sự xáo trộn lớn về nơi cư trú
cùng với những chính sách đất đai theo y êu cầu của từng thời kỳ cách mạng đ ã
dẫn đến những biến động lớn về chủ sử dụng đất. Mặc d ù pháp luật về đất đai
(Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai năm 2003) không thừa nhận việc đ òi lại
đất đã giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá tr ình
thực hiện chính sách đất đai nh ưng nhiều người vẫn tranh chấp hoặc khiếu nại
để đòi đất cũ của mình.
Sự bất cập của hệ thống chính sách pháp luật về đất đai: Việc ban
hành văn bản pháp luật về đất đai theo từng giai đoạn lịch sử, phát triển của đất
nước nên thiếu đồng bộ và còn chồng chéo, thiếu công bằng, người hưởng chính
sách sau được lợi hơn người hưởng chính sách trước (có một số trường hợp
những người chây ì, không chấp hành pháp luật được lợi hơn người chấp hành
nghiêm pháp luật), từ đó dẫn đến so bì, khiếu kiện. Những năm 1980, hợp tác x ã
và tập đoàn sản xuất nông nghiệp ở miền Nam đ ược hình thành, sau đó giải thể
nhưng Nhà nước chưa có chính sách xử lý kịp thời, tình trạng tự phát lấy lại
ruộng đất và biện pháp giải quyết của các địa ph ương không thống nhất trong



việc phân bổ lại đất đai khi các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất giải thể, đã dẫn đến
nhiều khiếu kiện.
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều bất cập: Việc thu
hồi đất nông nghiệp để phục vụ việc quy hoạch phát triển đô thị v à các khu công
nghiệp nhiều nơi chưa cân nhắc, tính toán đồng bộ toàn diện dẫn đến trường hợp
người dân bị thu hồi gần hết hoặc hết đất sản xuất, đ ược đền bù bằng tiền
(không có đất khác để giao), giá trị thấp, việc chuyển đổi nghề nghiệp l à rất khó
khăn do trình độ hạn chế dẫn đến thất nghiệp, đời sống gặp n hiều khó khăn, phát
sinh các tệ nạn xã hội và phát sinh ra khiếu kiện; việc ban hành giá đất thu hồi
với giá đất tái định cư (thu hồi theo giá Nhà nước quy định quá thấp, giao đất tái
định cư lại theo giá gần sát giá thị tr ường) cũng dẫn đến việc khiếu nại .
Sự yếu kém trong công tác tổ chức thi h ành pháp luật về đất đai: Việc
thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước trước đây ở một số nơi
không nghiêm, chưa triệt để và chưa hợp lý, đã dẫn đến tình trạng xáo canh, cào
bằng. Những năm 1980, hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp được hình
thành nhưng việc quản lý các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp đã có
những yếu kém dẫn đến tan rã, nhưng Nhà nước chưa có chính sách xử lý kịp
thời, tình trạng tự phát lấy lại ruộng đất v à biện pháp giải quyết của các địa
phương không thống nhất trong việc phân bổ lại đất đai khi các hợp tác x ã và tập
đoàn sản xuất nông nghiệp tan rã, đã dẫn đến nhiều khiếu kiện.
Công tác quản lý đất đai cũng còn nhiều bất cập, hồ sơ địa chính chưa
được quan tâm đúng mức, chưa đầy đủ, không đủ cơ sở cho việc quản lý đất đai.
Công tác quy hoạch sử dụng đất chậm, việc chỉnh lý biến động đất đai không
được theo dõi, cập nhật thường xuyên dẫn đến việc tham mưu không đầy đủ,
thiếu chính xác trong việc quy hoạch, thu hồi đấ t và giải quyết khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp về đất đai. Nhiều địa ph ương chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất chi tiết, dẫn tới tuỳ tiện trong giao đất, cho thu ê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm và
trong một số trường hợp không chính xác. Việc quản lý thiếu chặt chẽ, c òn sai

sót của cơ quan nhà nước: đo đạc không chính xác diện tích, nhầm lẫn địa danh,
thu hồi đất không có quyết định, không l àm đầy đủ các thủ tục pháp lý, giao đất,


cho thuê đất, đấu thầu đất, bồi thường giải toả và sử dụng những khoản tiền thu
được không công khai gây nghi ngờ cho nhân dân. Việc giao đất trái thẩm
quyền, không đúng đối tượng, giao sai diện tích, vị trí, sử dụng tiền thu từ đất sai
quy định của pháp luật hoặc người sử dụng đất đã làm đủ các nghĩa vụ theo quy
định nhưng không được hợp thức quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là những nguyên nhân tạo thành khiếu kiện đông người,
thành các đoàn khiếu kiện đến các cơ quan Trung ương. Sự yếu kém, bất cập
trong công tác quản lý đất đai cùng với một bộ phận không nhỏ cán bộ, công
chức có những hành vi vụ lợi trong quản lý, sử dụng đất đai, nhũng nhiễu, thiếu
công tâm là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh những khiếu nại, tranh chấp về
đất đai.
Sự bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Khi phát sinh
khiếu nại, tố cáo một số chính quyền địa ph ương chưa làm tròn trách nhiệm của
mình, thiếu quan tâm giải quyết từ c ơ sở, có rất nhiều vụ việc giải quyết chậm,
thẩm tra xác minh sơ sài, thu thập chứng cứ không đầy đủ, kết luận thiếu chính
xác; áp dụng pháp luật cứng nhắc, ph ương án giải quyết thiếu thuyết phục,
người dân không đồng tình tiếp tục khiếu nại, tố cáo. Trong khi đó, sự phối hợp
giữa cơ quan Nhà nước để giải quyết khiếu nại, tố cáo có lúc chưa tốt, còn có
hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, chuyển đơn lòng vòng, trả lời thiếu thống nhất.
Việc tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục, h ướng dẫn người khiếu nại,
tố cáo và công tác hoà giải ở cơ sở chưa được quan tâm thực hiện đúng mức nên
có những vụ việc đơn giản vẫn phát sinh đơn khiếu nại, tố cáo vượt cấp.
Sự thiếu gương mẫu, sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận
cán bộ, công chức: Một số ít cán bộ vì lợi ích kinh tế đã cố tình vi phạm chính
sách pháp luật đất đai để trục lợi. Việc áp dụng pháp luật của Uỷ ban nhân dân
cấp huyện, xã còn có tình trạng tuỳ tiện, nhất là ở cấp xã. Từ đây làm cho dân

không tin vào bộ máy hành chính ở địa phương, không tin vào quyết định hành
chính của địa phương, luôn mong muốn có sự phán quyết của Trung ương. Đất
đai là vấn đề phức tạp, các chính sách đất đai li ên tục thay đổi từ thời chiến sang
thời bình, từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Để giải quyết cần có một đội
ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuy ên sâu, làm việc chuyên


trách, có trách nhiệm cao, biết làm một công bộc của dân.trong khi đó có một bộ
phận cán bộ, công chức đã lợi dụng chức quyền để chia chác đất đai hoặc trục
lợi từ đất đai, để lại những hậu quả nặng nề v à gây ra những bức xúc trong dư
luận xã hội.
Nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật đất đai v à pháp
luật về khiếu nại, tố cáo nhìn chung còn nhiều hạn chế, việc tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật của các cơ quan có trách nhiệm ngày càng sâu rộng
trong nhân dân, tuy nhiên cũng còn ở mức độ giới hạn nhất định do tr ình độ dân
trí còn thấp. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp người dân mặc dù hiểu rõ
các quy định của pháp luật, song cố t ình không chấp hành những quyết định đã
giải quyết đúng pháp luật; một số tr ường hợp bị kích động hoặc lợi dụng việc
khiếu kiện để kích động khiếu nại đông ng ười, gây sức ép đối với cơ quan Nhà
nước nhưng việc xử lý không nghiêm, làm cho họ có tư tưởng chủ quan tiếp tục
khiếu kiện và gây sức ép ngày càng mạnh hơn.
Bên cạnh những nội dung trên, tình trạng lấn chiếm đất cũng là một vấn
đề làm phát sinh khiếu nại, tố cáo về đất đai. Tình trạng lấn chiếm đất đai diễn ra
phổ biến, việc chuyển nhượng trao tay trong nhân dân không tuân theo quy định
của pháp luật làm phát sinh các khiếu kiện khó giải quyết.
3. Đánh giá thực trạng:
3.1. Đánh giá về thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp
đất:
Khiếu nại, tranh chấp quyền sử dụng đất chủ yếu ở các nội dung: đ òi lại
đất cũ; tranh chấp đất hương hoả, dòng tộc, tôn giáo, thừa kế; tranh chấp quyền

sử dụng đất giữa nhân dân ở các địa ph ương với các đơn vị đựoc giao cấp đất;
tranh chấp giữa nhân dân với cá nhân, hộ gia đ ình về diện tích, ranh giới, chuyển
nhượng đất… Đây là nội dung đa dạng và phức tạp nhất trong giải quyết khiếu
nại về lĩnh vực đất đai. Khi giải quyết những nội dung này, đòi hỏi người thụ lý
giải quyết phải có quá trình xác minh, thu thập chứng cứ chặt chẽ, kỹ l ưỡng, xác
định từ nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, quá trình giải quyết… từ đó căn cứ
các quy định của pháp luật để đề xuất hướng giải quyết vụ việc. Để giải quyết
những vấn đề này, ngoài yếu tố pháp luật người giải quyết cần phải xem xét các


yếu tố lịch sử, thậm chí kể cả yếu tố chính trị đề giải quyết một cách thấu t ình
đạt lý. Việc áp dụng pháp luật v ào giải quyết phải linh hoạt và phù hợp với từng
thời điểm xảy ra vụ việc.
Tuy nhiên, công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai ở các nội
dung trên còn có một số hạn chế như: công tác hoà giải ở cơ sở chưa được chú
trọng thực hiện tốt, còn mang tính hình thức, tổ chức hoà giải chưa đầy đủ thủ
tục và phó mặc cho cấp trên giải quyết; chưa có sự thống nhất về trình tự thủ tục
và tiêu chí thẩm tra xác minh trong quá tr ình giải quyết khiếu kiện; sự phối hợp
giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ và hiệu quả; việc tổ chức thực hiện
các quyết định giải quyết đã có hiệu lực chưa triệt để; hệ thống pháp luật ch ưa
đồng bộ, hay thay đổi nhất là pháp luật về đất đai, nhà ở.
Công tác tổ chức đối thoại với người khiếu nại là một việc làm có tính
chất bắt buộc theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo nhưng trên thực tế rất
khó tuân thủ đúng quy định. Việc đối thoại với công dân l à trách nhiệm của
người có thẩm quyền giải quyết (Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện)
nhưng trong tình hình hiện nay khiếu nại, tố cáo rất nhiều , Chủ tịch UBND
không thể trực tiếp đối thoại hết các vụ việc m à thường ủy quyền cho Chánh
thanh tra hay Giám đốc sở, ngành liên quan - cơ quan trực tiếp thụ lý, xác minh.
Do vậy, tính khách quan xem xét vụ việc khó đ ược bảo đảm.
3.2. Đánh giá về thực trạng công tác giải quyết tố cáo về lĩnh vực đất

đai:
Nội dung chủ yếu tố cáo về đất đai chủ yếu l à việc lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để trục lợi cho việc thu hồi đất, giao đất, lợi dụng chính sách thu hồi
đất để chi cho cán bộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để b ao chiếm ruộng đất; tố
cáo chính quyền địa phương giao đất trái thẩm quyền, giao đất không đúng diện
tích được phê duyệt, không đúng quy hoạch, thu tiền sử dụng đất không đúng
chế độ tài chính; tố cáo chính quyền địa phương quản lý, sử dụng đất công ích
sai mục đích; tố cáo cán bộ nhũng nhiễu, đ òi hối lộ trong việc giao đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, tố cáo cán bộ công chức thụ lý giải quyết khiếu
nại về đất đai không đúng quy định của pháp luật hoặc không đúng với nguyện
vọng của mình.


Bên cạnh đó, còn có tình trạng công dân từ khiếu nại nh ưng các ngành
chức năng đã có quyết định giải quyết, thậm chí l à quyết định đã có hiệu lực
pháp luật từ đó việc khiếu nại tiếp của công dân không c òn được xem xét giải
quyết theo quy định pháp luật , thì công dân chuyển sang tố cáo cán bộ giải
quyết. Việc tố cáo này không đề cập đến vấn đề tiêu cực mà tố cáo là nhằm mục
đích các cơ quan chức năng xem xét lại việc giải quyết khiếu nại của m ình.
Thực tế quá trình giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai từ năm 2008 đến
nay trên địa bàn tỉnh cho thấy chỉ có khoảng 15% số vụ tố cáo đ ược giải quyết là
tố cáo đúng hoặc đúng một phần; 85% số cụ c òn lại là tố cáo sai hoàn toàn. Từ
năm 2008 đến sáu tháng đầu năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 107 đơn tố cáo, nội
dung chủ yếu là tố cáo cán bộ sỉ nhục danh dự, nhân phẩm ng ười dân; tố cáo cán
bộ huyện, thành phố, cán bộ xã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi h ành công
vụ.
Việc tố cáo của công dân đã giúp các cấp chính quyền phát hiện các cán
bộ sai phạm trong lĩnh vực đấ t đai để xử lý kịp thời. Tuy nhiên, tố cáo sai vẫn
chiếm tỷ lệ rất cao, bên cạnh số đơn tố cáo hành vi tiêu cực của cán bộ cần phải
xác minh làm rõ thì một số không ít đơn tố cáo xuất phát từ nguyên nhân khiếu

nại không được giải quyết theo ý muốn của mình. Và trên thực tế, hầu như chưa
có trường hợp nào người dân tố cáo sai bị xử lý. Hạn chế n ày đã làm cho người
dân gửi đơn tố cáo tràn lan làm mất thời gian của các cơ quan chức năng khi tiến
hành xác minh, mặt khác làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá n bộ công
chức.
III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
Đề án “Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực
đất đai của cơ quan hành chính Nhà nư ớc trên địa bàn tỉnh Bến Tre” nhằm
đạt được các mục tiêu sau:
1. Mục tiêu tổng quát:
Triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực khiếu nại, tố cáo nói
chung và ở lĩnh vực đất đai nói riêng.


Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác tiếp dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo; đặc biệt trong lĩnh vực đất đai nhằm góp phần giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an to àn xã hội, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã
hội.
Bảo đảm quyền khiếu nại của công dân.
2. Mục tiêu cụ thể:
Đề cao trách nhiệm của Thủ tr ưởng các cấp, các ngành trong công tác
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Tăng cường sự phối hợp giữa các ng ành hữu quan trong công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Đề xuất hoàn thiện tổ chức, bộ máy tiếp công dân, giải quy ết khiếu nại,
tố cáo và chế độ đãi ngộ xứng đáng cán bộ công chức l àm công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Đề xuất các giải pháp khả thi, tháo gỡ v ướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải
quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo c òn tồn đọng, phức tạp, đông người.
Tin học hoá việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Ở TỈNH BẾN TRE
Từ thực trạng nêu trên, thực tế các vụ việc khiếu nại, tố cáo c òn tồn đọng
nhiều. Nhận định tình hình khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới tiếp tục có những
diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội ở địa phương, chủ trương
hiện nay của Chính Phủ là các cấp, các ngành phải nỗ lực hơn nữa trong công
tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, quan tâm giải quyết dứt điểm các vụ
việc còn tồn đọng và kịp thời giải quyết các vụ việc mới phát sinh, khôn g để
công dân bức xúc kéo đi khiếu nại, tố cáo đông ng ười, vượt cấp, không để kẻ
xấu xen vào lợi dụng kích động gây rối. Đây l à một trong những nhiệm vụ chính
trị trọng tâm, cấp bách nhằm góp phần ổn định an ninh - trật tự xã hội, tạo điều
kiện để phát triển kinh tế - xã hội, cũng là thước đo chất lượng hoàn thành
nhiệm vụ của mỗi cấp, mỗi ngành. Để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố


cáo nói chung và ở lĩnh vực đất đai nói riêng, cần triển khai thực hiện tốt một số
giải pháp sau:
1. Giải pháp tổng thể:
Đề cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính
trị trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tr ước hết là nhờ vai trò lãnh đạo
của cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền. Các cấp ủy có nghị quyết l ãnh
đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các cấp chính quyền có kế hoạch thực
hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, phân công trách nhiệm một cách r õ
ràng, cụ thể để giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo. Thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc
thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Trong quá
trình giải quyết, các cơ quan nhà nước phải thu thập đầy đủ t ài liệu, chứng cứ

khách quan, làm rõ nguyên nhân phát sinh khi ếu nại, tố cáo, kết luận rõ đúng
sai, đề ra phương hướng giải quyết phù hợp, có lý có tình.
Các cơ quan nhà nước phải củng cố và chấn chỉnh công tác tiếp công
dân, thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp công dân, bố trí cán bộ có đủ năng lực,
trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất đảm bảo công tác tiếp công dân. Những vụ
việc phức tạp các đồng chí lãnh đạo trực tiếp tiếp dân, đối thoại với công dân v à
trực tiếp chỉ đạo giải quyết. Khi xảy ra khiếu kiện đông ng ười thì các cơ quan
nhà nước phải tăng cường sự phối hợp để tiếp dân v à vận động công dân trở về
địa phương; đồng thời, có biện pháp giải quyết kịp thời, dứt điểm không để kéo
dài, tái khiếu kiện.
Các cơ quan thanh tra Nhà nư ớc tăng cường công tác thanh tra trách
nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với thủ tr ưởng và cán bộ, công chức có
trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới, tập trung vào những
nơi có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo d ài, vượt cấp, đông người, phức tạp;
chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thấp; không chấp h ành nghiêm
túc sự chỉ đạo của cấp trên… để làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, kiến
nghị chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém, xử lý công khai, nghi êm minh những
cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật giải quyết khiếu nại, tố


cáo nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương, tăng cường hiệu quả trong công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của
cán bộ, nhân dân. Tăng cường vận động, thuyết phục công dân chấp h ành pháp
luật và các quyết định giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với
các trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối th ì phải tiến
hành làm rõ, xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo sự đồng bộ, nâng cao tính khả
thi, hiệu lực, hiệu quả của pháp luật; Chấn chỉnh, tăng c ường công tác quản lý
nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng;

Thực hiện tốt công tác cải cách h ành chính; Đẩy mạnh công tác thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng nhằm tạo ra môi trường pháp
lý lành mạnh, hài hoà, tạo động lực mới trong phát triển kinh tế - xã hội và hạn
chế phát sinh khiếu nại, tố cáo.
2. Giải pháp cụ thể:
Từ các giải pháp tổng thể nêu trên, căn cứ vào tình hình thực tế ở tỉnh
Bến Tre cần thiết tập trung một số giải pháp cụ thể sau đây:
2.1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng:
Ban thường vụ cấp ủy các cấp phải d ành thời gian thích đáng nghe và
cho ý kiến chỉ đạo giải quyết đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồ n
đọng, kéo dài; các vụ khiếu nại có liên quan đến yếu tố tôn giáo, dân tộc; các vụ
khiếu nại, tố cáo đông người; các vụ việc có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau
giữa các cơ quan chức năng trong tỉnh, khác nhau giữa các địa ph ương và các cơ
quan Trung ương.
2.2. Hoàn thiện tổ chức, bộ máy về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo:
Củng cố công tác tiếp công dân: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp
ủy đảng, nâng cao trách nhiệm của ng ười đứng đầu cơ quan, đơn vị; pháp luật đã
quy định Thủ trưởng các cấp, các ngành phải có trách nhiệm bố trí lịch tiếp dân
định kỳ và đột xuất. Trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Thủ trưởng các cấp, các ngành
có thực hiện nghiêm quy định này, tuy nhiên việc thực hiện vẫn chưa được tuân


thủ triệt để, vì thế trong việc dự đoán, nắm bắt tình hình phát sinh khiếu nại, tố
cáo để xử lý còn bị động. Để khắc phục tình trạng này thì các cấp ủy đảng trước
hết phải quán triệt sâu sắc bằng một nghị quyết, trong đó đề ra các tiêu chí cụ
thể, xem hiệu quả của công tác tiếp dân là một tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn
thành nhiệm vụ, hiệu quả của công tác quản lý, điều hành hàng năm của Thủ
trưởng.
Củng cố đội ngũ tiếp công dân và chế độ đãi ngộ cho cán bộ làm công tác

tiếp công dân: do tiếp dân là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi cao về phẩm
chất đạo đức và chuyên môn nên cần thiết phải đào tạo và bố trí cán bộ chuyên
trách, căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương thì cần thiết phải bố trí đội ngũ
tiếp công dân như sau: cấp xã, phường ít nhất 01 người; cấp huyện ít nhất 02
người; sở, ngành ít nhất 02 người; phòng tiếp dân UBND tỉnh ít nhất 05 người.
Do tính chất phức tạp của công tác tiếp công dân, đồng thời nhằm động viên,
khích lệ cán bộ làm công tác này tâm huyết và gắn bó, cần phải có chế độ đãi
ngộ thoả đáng. Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì cán bộ, công chức cơ
quan nhà nước khi làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đ ơn thư khiếu nại, tố cáo
theo phân công của Thủ trưởng cơ quan và cán bộ, công chức cơ quan nhà nước
được cơ quan có thẩm quyền mời, triệu tập làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý
đơn thư khiếu nại, tố cáo được hưởng mức hỗ trợ là 25.000đ/1 ngày khi làm
nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đ ơn thư khiếu nại, tố cáo. Đối với cán bộ, công
chức cơ quan nhà nước khi làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đ ơn thư khiếu nại,
tố cáo theo phân công của Thủ trưởng cơ quan nhưng đang hưởng phụ cấp
ngành nghề thanh tra theo Quyết định số 2002/Q Đ -TTg của Thủ tướng Chính
phủ thì được hưởng chế độ hỗ trợ 15.000đ/ ng ày khi làm nhiệm vụ tiếp công
dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Củng cố tổ chức cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Từ
thực trạng hiện nay, đội ngũ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thường là
cán bộ công chức của các tổ chức thanh tra các cấp, tuy nhiên lực lượng này còn
mỏng so với khối lượng công việc phải đảm nhận dẫn đến tình trạng quá tải về
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đối với tỉnh Bến Tre, năm 2010 thực hiện
việc giao nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cho Thanh tra các cấ p và ngành Tài


×