Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bí xanh tại xã Yên Trạch huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

TRIỆU THỊ XUÂN
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY BÍ XANH
TẠI XÃ YÊN TRẠCH - HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế Nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


----------------------

TRIỆU THỊ XUÂN
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY BÍ XANH
TẠI XÃ YÊN TRẠCH - HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế Nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Châu

Thái Nguyên - 2015



LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến
ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi
xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô ThS. Nguyễn Thị Châu người đã
tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
khóa luận này.
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân
thành đến Uỷ ban nhân dân xã Yên Trạch, các hộ trồng cây bí xanh ở các thôn Bài
Kịnh, Khau Đu, Đồng Quốc đã cung cấp cho tôi những nguồn tư liệu hết sức quý
báu. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi nhận được sự quan tâm, sự động viên, tạo
mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần của gia đình và bạn bè. Thông
qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ quý
báu đó.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên,
khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính mong nhận
được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo
và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng năm 2015
Sinh viên thực hiện

Triệu Thị Xuân


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 : Số lượng mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu của xã năm 2014 ... 18
Bảng 4.1:


Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã Yên Trạch giai đoạn
2012 – 2014. ................................................................................... 25

Bảng 4.2.

Cơ cấu kinh tế của xã qua 3 năm 2012-2014 ................................. 31

Bảng 4.3.

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Yên Trạch qua 3 năm
2012-2014. ...................................................................................... 32

Bảng 4.4.

Diện tích giao trồng cây hàng năm của xã Yên Trạch qua 3 năm
2012-2014 ....................................................................................... 33

Bảng 4.5. Số lượng và cơ cấu chăn nuôi của xã Yên Trạch qua 3 năm 20122014 ................................................................................................ 34
Bảng 4.6.

Diện tích bí xanh của xã Yên trạch qua 3 năm 2012 – 2014.......... 41

Bảng 4.7.

Diện tích, năng suất và sản lượng bí xanh của xã Yên Trạch qua 3
năm 2012 – 2014 ............................................................................ 42

Bảng 4.8.


Tình hình giá bí xanh của xã Yên Trạch qua 3 năm 2012 – 2014 . 43

Bảng 4.9.

Một số thông tin chung về các hộ điều tra ..................................... 45

Bảng 4.10: Hao phí công lao động/ 1 ha bí xanh .............................................. 48
Bảng 4.11. Diện tích và cơ cấu trồng bí xanh của các hộ điều tra năm 2014... 49
Bảng 4.12. Năng suất và sản lượng bí xanh năm 2014 ..................................... 50
Bảng 4.13. Đầu tư chi phí cho sản xuất bí xanh của nhóm hộ điều tra năm
2014 ................................................................................................ 52
Bảng 4.14. Kết quả hiêu quả sản xuất 1ha bí xanh của nhóm hộ điều tra năm
2014 ................................................................................................ 53
Bảng 4.15. Chi phí cho sản xuất 1 ha bí xanh qua trình độ học vấn của nhóm
hộ điều tra năm 2014 ...................................................................... 54
Bảng 4.16. Kết quả, hiệu quả sản xuất 1 ha bí xanh qua trình độ học vấn của
nhóm hộ điều tra năm 2014 ............................................................ 55


iii

Bảng 4.17. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất bí xanh theo hạng đất của
nhóm hộ điều tra ............................................................................. 57
Bảng 4.18. Kết quả, hiệu quả sản xuất 1 ha bí xanh qua hạng đất của nhóm hộ
điều tra. ........................................................................................... 58
Bảng 4.19. Tác động của công tác tập huấn đến đầu tư chi phí cho sản xuất bí
xanh của nhóm hộ điều tra.............................................................. 59
Bảng 4.20. Kết quả, hiệu quả sản xuất 1ha bí xanh qua công tác tập huấn kỹ
thuật của nhóm hộ điều tra. ............................................................ 60
Bảng 4.21. Chi phí bình quân cho sản xuất lúa và bí xanh............................... 62

Bảng 4.22. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất bí xanh với cây lúa
tính trên 1 ha ................................................................................... 64


iv

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng đất đai của xã năm 2012 - 2014.........26
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện giá bí xanh của xã Yên Trạch qua 3 năm 2012 – 2014 .... 44


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CPBQ

Chi phí bình quân

ĐVT

Đơn vị tính


GO/IC

Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian

GO/L

Giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động

GO/TC

Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HQSX

Hiệu quả sản xuất

HTX DVNN

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

KQ - HQ

Kết quả - Hiệu quả




Lao động

MI/IC

Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian

MI/L

Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động

MI/TC

Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí

Pr/IC

Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian

Pr/L

Lợi nhuận trên 1 ngày công lao động

Pr/TC

Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí

TSCĐ

Tài sản cố định


VA/IC

Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian

VA/L

Giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động

VA/TC

Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí

XK

Xuất khẩu


vi

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ........................................................ 2
1.4. Những đóng góp mới của đề tài ..................................................................... 2
1.5. Bố cục của khóa luận ..................................................................................... 3
PHẦN 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................. 4

2.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lí luận về hiệu quả kinh tế ................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở lí luận về cây bí xanh ...................................................................... 11
2.2 Cơ sở thực tiến .............................................................................................. 12
2.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ bí xanh tại Niệt Nam ................................. 12
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất cây bí xanh ................ 12
2.3.1 Quy mô diện tích ........................................................................................ 12
2.3.2. Giống ......................................................................................................... 13
2.3.3. Kỹ thuật thâm canh và chăm sóc............................................................... 13
2.3.4 . Vốn đầu tư ............................................................................................... 13
2.3.5. Lao động .................................................................................................... 14
2.3.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm .................................................................... 14
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 15
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 15
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 15
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 15
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 15


vii

3.3. Câu hỏi nghiên cứu. ..................................................................................... 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 16
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ................................................... 16
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ..................................................... 16
3.4.3. Phương pháp phân tích thông tin .............................................................. 19
3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. ................................................................ 20
3.5.1. Chỉ tiêu phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất của hộ. ............. 20
3.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả sản xuất của hộ .......................... 20
3.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ...................................................... 22

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 23
4.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ................................................................ 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 23
4.1.2. Hiện trạng về kinh tế- xã hội-môi trường trên địa bàn xã......................... 27
4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp của xã
Yên Trạch ............................................................................................................ 35
4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bí xanh tại xã Yên Trạch năm 2012 - 2014 . 37
4.2.1. Quy trình trồng cây bí xanh ...................................................................... 37
4.2.2. Tình hình sản xuất ..................................................................................... 40
4.2.3. Tình hình tiêu thụ ...................................................................................... 42
4.3. Mô tả mẫu điều tra sản xuất bí xanh của nông hộ tại 3 xóm ....................... 44
4.4. Kết quả sản xuất bí xanh tại xã Yên Trạch năm 2014 ................................. 47
4.4.1. Kết quả sản xuất bi xanh cho 1 ha qua điều kiện kinh tế tại xã Yên Trạch
năm 2014 ............................................................................................................. 51
4.4.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của cây bí xanh trên địa
bàn xã Yên Trạch ................................................................................................ 54
4.4.3. Một số nhân tố khác ảnh hưởng đến năng suất bí xanh ............................ 61
4.5. Kết quả sản xuất cây bí xanh và cây lúa trên 1 ha năm 2014 ...................... 62


viii

4.6. So sánh những thuân lợi và khó khăn trong quá trình đầu tư sản xuất giữa
cây bí xanh và cây lúa tại xã Yên Trạch. ............................................................ 66
4.7. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong sản xuất bí xanh tại xã
Yên Trạch ............................................................................................................ 67
PHẦN 5: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
CÂY BÍ XANH TẠI XÃ YÊN TRẠCH. ......................................................... 68
5.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu về nâng cao HQKT sản xuất bí xanh
trên địa bàn xã Yên Trạch ................................................................................... 68

5.1.1. Quan điểm ................................................................................................. 68
5.1.2. Phương hướng ........................................................................................... 68
5.1.3. Mục tiêu..................................................................................................... 69
5.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất bí xanh ....... 69
5.2.1. Quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất bí xanh hàng hóa ........................ 69
5.2.2. Giải pháp về kỹ thuật ................................................................................ 70
5.2.3. Giải pháp về vốn ....................................................................................... 72
5.2.4. Giải pháp về đất đai................................................................................... 73
5.2.5. Giải pháp về chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hệ thống canh tác .............. 73
5.2.6. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ........................................................................ 73
5.2.7. Giải pháp về công tác khuyến nông .......................................................... 73
5.2.8. Giải pháp về thị trường tiêu thụ ................................................................ 74
5.3. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 74
5.3.1. Kết luận .................................................................................................... 74
5.3.2. Kiến nghị ................................................................................................... 75


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bí xanh là loại cây trồng ngắn ngày cung cấp nguyên liệu cho ngành chế
biến rau quả sạch thuộc họ bầu bí, quả làm thực phẩm phục vụ rau xanh hàng
ngày cho mỗi gia đình và có giá trị kinh tế cao. Qua kết quả các đề tài khoa học
đã nghiên cứu cho thấy bí xanh là cây có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả có
chứa nhiều vitamin A, B, B6, E… và đặc biệt có nhiều men tiêu hóa có lợi cho
quá trình đồng hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Ngoài ra bí xanh còn là nguyên
liệu cho công nghiệp bánh kẹo, nước giải khát có giá trị xuất khẩu cao.
So với các cây trồng ngắn ngày khác, cây bí xanh có khả năng sinh trưởng

phát triển khỏe, thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh tốt, có nhiều ưu thế như chi
phí cho sản xuất không cao, vòng quay thu hồi vốn nhanh, thời gian thu hoạch
ngắn, bình quân sau khi hoa đậu quả 50- 60 ngày có thể cho thu hoạch. Nhận
thấy những ưu điểm đó cùng với những điều kiện nguồn lực sẵn có, xã Yên
Trạch - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên đã trồng và coi bí xanh là cây rau
màu chính tại địa phương. Tuy nhiên việc sản xuất cây bí xanh tại đây chưa phát
huy được hết tiềm năng sẵn có. Diện tích trồng bí xanh chưa được mở rộng như
tiềm năng đất đai vốn có, năng suất, chất lượng và giá cả còn thấp so với các địa
phương khác. Mặt khác phương thức sản xuất của người dân còn mang tính nhỏ
lẻ thủ công, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chưa hiệu quả, dẫn
tới hiệu quả kinh tế (HQKT) chưa cao.
Chính vì vậy tôi đã lựa chọn khóa luận nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả
kinh tế của cây bí xanh tại xã Yên Trạch - huyện Phú Lương - tỉnh Thái
Nguyên” với mong muốn sẽ là cơ sở để góp phần đánh giá đúng thực trạng,
HQKT và thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản
xuất bí xanh hợp lý mang lại HQKT cao hơn.


2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng bí
xanh trên địa bàn xã Yên Trạch trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng, giải
pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế cải thiện đời
sống người dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được các hộ gia đình trồng bí xanh tại xã Yên Trạch,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, các yếu tố thuận

lợi, khó khăn khi trồng cây bí xanh.
- Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khi so sánh giữa trồng bí xanh và
trồng lúa để thấy được hiệu quả của cây bí xanh.
- Đưa ra được những giải pháp khắc phục những tồn tại và phương hướng
phát triển chung.
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
* Trong học tập
- Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin kỹ năng nghề nghiệp.
* Trong thực tiễn
Là tài liệu tham khảo giúp xã Yên Trạch xây dựng quy hoạch phát triển sản
xuất bí xanh. Có ý nghĩa thiết thực cho quá trình sản xuất cây bí xanh tại xã Yên
Trạch và đối với các địa phương có điều kiện tương tự.
1.4. Những đóng góp mới của đề tài
Đánh giá một cách tương đối về HQKT cây bí xanh. Đánh giá được sự ảnh
hưởng của các nhân tố: Điều kiện gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, chất lượng
đất, công tác tập huấn kỹ thuật tới HQKT cây bí xanh.


3

1.5. Bố cục của khóa luận
- Phần 1: Mở đầu
- Phần 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn
- Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Phần 5: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây bí xanh tại xã
Yên Trạch.
* Kết luận và kiến nghị



4

PHẦN 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Cơ sở lí luận về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Nền kinh tế chịu sự chi phối bởi quy luật nguồn lực khan hiếm, trong khi đó
nhu cầu của xã hội về hàng hoá dịch vụ ngày càng tăng và đa dạng. Do vậy, đòi hỏi
xã hội phải lựa chọn, từng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải lựa chọn, sao cho với một
lượng nguồn lực nhất định, phải tạo ra được khối lượng hàng hoá và dịch vụ cao
nhất. Đây là mục tiêu của xã hội và của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho
lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh
tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã
hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.
Xuất phát từ giác độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều
quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một
cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành” và đó
cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả”.
"Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của
người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội”.
Vận dụng quan điểm của Mác, các nhà kinh tế học Xô Viết cho rằng “hiệu
quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm xã hội
hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của quy luật kinh
tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội”.



5

Trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận cho mình các cơ sở sản xuất, kinh
doanh ở một mức độ sản xuất nhất định phải tính toán làm sao để có chi phí vật
chất và chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất. Có như vậy thì
lợi nhuận của nhà sản xuất cũng như lợi ích của người lao động và toàn xã hội
mới được nâng lên, nguồn lực được tiết kiệm. HQKT là sử dụng hợp lý và tiết
kiệm nguồn lực.
Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản
về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả
kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu
vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét
tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực
dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một
đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều
tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ
tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó. Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi
phí bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ so sánh này được xem
xét về cả hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một hoạt động
sản xuất nào đó đạt được hiệu quả cao chính là đã đạt được mối quan hệ tương
quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.



6

Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ
biến động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó. Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương đối.
Quan điểm này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu,
hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của
phần đầu tư thêm.
Như vậy: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù
kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh
trình độ khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá
trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.
2.1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
Hiệu quả được nhắc đến nhiều trong cuộc sống, nó được hiểu trên nhiều
góc độ và lĩnh vực khác nhau. Khi nói đến hiệu quả thấy rằng hoạt động đó đạt
kết quả tốt, tiết kiệm nguồn lực, được nhiều người chấp nhận.
Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình ứng dụng kỹ thuật tiến
bộ vào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế. Tuy nhiên, kết quả của các
hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời còn tạo
ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con người. Những
kết quả đạt được đó là: Nâng cao cuộc sống, giải quyết công ăn việc làm, góp
phần ổn định chính trị và xã hội, trật tự an ninh, xây dựng xã hội tiên tiến, cải
tạo môi trường, nâng cao đời sống tinh thần và văn hoá cho nhân dân tức là đã
đạt hiệu quả về mặt xã hội.
Đặc biệt về sản xuất nông nghiệp, ngoài những hiệu quả chung về kinh tế
xã hội, còn có hiệu quả rất lớn về môi trường mà ngành kinh tế khác không thể
có được. Cũng có thể một hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho một cá nhân,
một đơn vị, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó lại ảnh hưởng xấu đến lợi



7

ích và hiệu quả chung. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phân loại chúng để có
kết luận chính xác.
Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân biệt thành 3 phạm trù:
Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Ba phạm trù này
tuy khác nhau về nội dung nhưng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh
quan hệ so sánh tương đối (phép chia) mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh
tuyệt đối (phép trừ) và chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa
đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối.
Kết quả kinh tế ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, tổng thu
nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Nếu như hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
kinh tế đạt được và lượng chi phí bỏ ra, thì hiệu quả xã hội là mối tương quan so
sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả về kinh tế, xã hội thể hiện mối tương quan giữa các kết quả đạt
được tổng hợp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt
được các kết quả đó.
Có thể nói hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trò quyết định nhất và
nó được đánh giá một cách đầy đủ nhất khi kết hợp với hiệu quả xã hội. Để làm rõ
phạm trù hiệu quả kinh tế có thể phân loại chúng theo các tiêu thức nhất định từ
đó thấy rõ được nội dung nghiên cứu của các loại hiệu quả kinh tế.
Xét trong phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia
phạm trù hiệu quả kinh tế thành:
- Hiệu quả kinh tế theo ngành là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng
ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ...



8

trong từng ngành lớn có lúc phải phân bổ hiệu quả kinh tế cho những ngành
hẹp hơn.
- Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế tính chung toàn bộ nền sản
xuất xã hội.
- Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: Là xét riêng cho từng vùng, từng
tỉnh, từng huyện.
- Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp là xem xét cho từng doanh nghiệp, vì
doanh nghiệp hoạt động theo từng mục đích riêng rẽ và lấy lợi nhuận làm mục
tiêu cao nhất, nên nhiều hiệu quả của doanh nghiệp không đồng nhất với hiệu
quả của quốc gia. Cũng vì thế mà Nhà nước sẽ có các chính sách liên kết vĩ mô
với doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế khu vực sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ.
Căn cứ vào yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào sản
xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành từng loại:
- Hiệu quả sử dụng vốn
- Hiệu quả sử dụng lao động
- Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị
- Hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng...
- Hiệu quả áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và quản lý.
2.1.1.3. Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu
quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định. Việc
nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ,
còn tiêu chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo
tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội
khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau.



9

Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng
thoả mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất sản
xuất ra.
Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá
hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra.
2.1.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Thực chất hiệu quả kinh tế là việc nâng cao năng suất lao động xã hội và
tiết kiệm lao động xã hội. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của từng đơn vị
cần xác định những vấn đề sau:
Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh được đánh giá là có đạt hay không?
Tăng hay giảm? Thấp hay cao? Cần phải so sánh mức thực tế đạt được với một
mốc nào đó. Tuỳ theo mục đích đánh giá và điều kiện tài liệu cho phép người ta có
thể sử dụng một mốc hoặc kết hợp các mốc so sánh sau đây:
- Mức hiệu quả theo thiết kế hoặc tiềm năng. Mức tiềm năng của từng thời
kỳ có thể cao hoặc thấp hơn mức thiết kế ban đầu.
- Mức kế hoạch hay định mức.
- Mức kỳ trước, hay một kỳ nào đó đã thực hiện trước đây.
- Mức trung bình hay tiên tiến trong ngành.
- Mức thực tế của đơn vị khác, doanh nghiệp khác, ngành khác, địa
phương khác hay một quốc gia khác.
Các mốc so sánh trên đây là căn cứ thực tiễn để đánh giá toàn diện hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hay sản phẩm. Việc so sánh hiệu
quả kinh tế theo các mốc so sánh này gọi là cách đánh giá hiệu quả kinh tế trong
sản xuất kinh doanh ở trạng thái động.
Đối với sản phẩm cụ thể, tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế có thể dựa
vào qui mô sản xuất sản phẩm đó, công nghệ sản xuất hay qui trình kỹ thuật,

mức đầu tư thâm canh, loại hình sản xuất hay tổ chức sản xuất.


10

2.1.1.5. Hệ thống chỉ tiêu về HQKT
* Nguyên tắc khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu về HQKT
- Phải đảm bảo tính thống nhất, thể hiện ở nội dung các chỉ tiêu và
phương pháp xác định tính toán.
- Phải đảm bảo tính toàn diện của hệ thống, bao gồm chỉ tiêu tổng quát chỉ
tiêu bộ phận, chỉ tiêu phản ánh trực tiếp và chỉ tiêu bổ sung.
- Phải phù hợp với đặc điểm và trình độ của sản xuất cây bí xanh. Xét về
mặt nội dung HQKT có mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra,
nó so sánh giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Kết quả kinh tế phản
ánh hoạt động cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh, còn HQKT là tỷ
số chênh lệch giữa kết quả quá trình sản xuất và chi phí bỏ ra để có kết quả đó
(là mối quan hệ so sánh giữa kết quả và chi phí của nền sản xuất).
* Chỉ tiêu tổng quát phản ánh HQKT
H=Q - K

H = Q/K

H =Q/K

H = K/Q

H =Q -K

H =K/Q


Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế;
Q: Kết quả sản xuất thu được;
K: Chi phí nguồn lực;
Q: Phần tăng lên của kết quả;
K: Phần tăng lên của chi phí.
Chỉ tiêu này có thể tính theo hiện vật, hoặc tính theo giá trị (tiền).
Vấn đề cần thống nhất cách xác định Q và K để tính toán HQKT.
Q có thể biểu hiện là: Tổng giá trị sản xuất (GO); Tổng giá trị gia tăng
(VA); Thu nhập hỗn hợp (MI); Lợi nhuận (Pr); Phần tăng lên của kết quả (Q).


11

K có thể biểu hiện là: Tổng chi phí sản xuất (TC); Chi phí cố định
(FC); Chi phí biến đổi (VC); Chi phí trung gian (IC); Chi phí lao động (LĐ);
Phần tăng lên của chi phí (K).
Phương pháp xác định kết quả sản xuất (Q) và chi phí sản xuất (K) nêu
trên là chung nhất, từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất và ở những điều kiện cụ
thể nhất định vận dụng cho thích hợp. Đánh giá HQKT trong sản xuất kinh
doanh là việc làm hết sức phức tạp, vì vậy để phản ánh một cách đầy đủ, chính
xác, toàn diện thì ngoài những chỉ tiêu trên, cần quan tâm đến một số chỉ tiêu
khác như:
- Năng suất đất đai: ND = GO(N)/D(CT)
Trong đó: GO(N): Giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
D(CT): Diện tích đất canh tác sử dụng trong ngành trồng trọt
Trong quá trình đánh giá, phân tích không chỉ đơn thuần phân tích, đánh
giá HQKT mà phải chú ý đến hiệu quả xã hội,… Đồng thời phải chú ý đến hiệu
quả môi trường sinh thái như giảm gây ô nhiễm môi trường, phủ xanh đất trống,
bảo vệ nguồn nước…Trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

2.1.2. Cơ sở lí luận về cây bí xanh
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây bí xanh
Cây sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh, khả năng chống chịu bệnh, đặc
biệt là các bệnh sương mai, đốm vàng trên lá tốt, giảm được chi phí sản
xuất do ít phải phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Sức cây bền, thời gian cho
thu hoạch kéo dài nên đạt năng suất cao.
Theo quy trình kỹ thuật áp dụng trên ruộng đất miền bắc, cây bí xanh
được gieo trồng một năm hai vụ. Vụ xuân từ tháng 1 đến 3 dương lịch. Vụ đông
từ tháng 8 dương lịch. Thời gian thu hoạch quả phụ thuộc vào mục đích sử
dụng. Khi bí có nhiều phấn trắng đã già, có thể bảo quản được lâu. Cây bí xanh
rất khỏe và sinh trưởng nhanh, các loại sâu bệnh thường gặp như bọ trĩ, rầy, rệp,


12

sâu xám, sâu ăn lá, bệnh héo cây con, bệnh phấn trắng, sương mai…Kỹ thuật
cũng tương đối đơn giản, mọi người dân đều có thể làm được từ khâu sử lý hạt
giống, ngâm ủ hạt làm bầu, tra hạt vào bầu và đưa bầu ra ruộng…
2.1.2.2. Tổ chức sản xuất và tiêu thụ bí xanh
Cây bí xanh được sản xuất dưới sự kết hợp chặt chẽ giữa hội nông dân,
cán bộ khuyến nông và nhà thu mua trong việc tập huấn kỹ thuật.Từ kết quả
bước đầu, cây bí xanh được lãnh đạo địa phương và ngành chức năng đánh già
là cây trồng thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng và một số ruộng đất trên địa bàn
huyện. Ba công thức so sánh giữa trồng bí xanh và trồng lúa hoặc rau màu các
loại được bà con nông dân đánh giá cao là cây bí xanh. Hơn nữa, một ưu điểm
vượt trội của bí xanh là có thể trồng vào vụ đông muộn, thời gian thu hoạch kéo
dài giải quyết được việc làm thường xuyên khi nông nhàn.
Ngoài lợi ích kinh tế trước mắt, việc trồng cây bí xanh dã giúp người dân
quen với sản xuất nông nghiệp hàng hóa một điều vô cùng cần thiết khi nông
nghiệp nước ta hội nhập. Bí xanh đòi hỏi cao về tiêu chuẩn kỹ thuật như kích

thước, trọng lương màu sắc…Do vậy, đòi hỏi người nông dân phải luôn tuân thủ
đúng quy trình canh tác. Điều này là rất tốt cho những chương trình, dự án nông
nghiệp hàng hóa sẽ được triển khai ở xã trong thời gian tới.
2.2 Cơ sở thực tiến
2.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ bí xanh tại Niệt Nam
Bí xanh tại Việt Nam sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho thị trường trong
nước. Việc tiêu thụ bí xanh thuận lợi vì sản phẩm phục vụ bữa ăn hàng ngày và
là nguyên liệu công nghiệp chế biến thực phẩm như làm bánh kẹo, làm mứt,
nước giải khát có giá trị xuất khẩu cao.
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng và nâng cao HQKT sản xuất cây bí xanh
2.3.1 Quy mô diện tích
Quy mô diện tích là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất và tiêu thụ bí
xanh tại địa phương. Có thể nhận thấy rằng những hộ có quy mô diện tích lớn sẽ


13

có sự đầu tư chăm sóc các khâu khác trong quá trình sản xuất do đó nâng cao
hiệu quả kinh tế cho gia đình.
2.3.2. Giống
Giống là yếu tố có vai trò quan trọng, giống tốt sẽ cho năng suất cao, chất
lượng đảm bảo. Hiện nay trên địa bàn xã trồng phổ biến giống VN46, giống sinh
trưởng phát triển nhanh , chống chịu được với những bệnh thường xảy ra đối với
bí xanh đó là bệnh phấn trắng, sương mai…từ đó giảm được chi phí sản xuất do
phải phun thuốc bảo vệ thực vật. Thời gian thu hoạch kéo dài, giảm tính thời vụ.
Năng suất trung bình mỗi sào đạt 1,4-1,8 tấn cao hơn so với giống bản địa. Hơn
nữa kích thước quả đồng đều màu xanh đẹp không bị biến màu sau thu hoạch,
đặc ruột, thơm, ít bị mất phấn khi thu hoạch.
2.3.3. Kỹ thuật thâm canh và chăm sóc
Cây bí xanh được xã đưa vào trồng từ lâu, xác định đây là cây trồng đem

lại HQKT cao cho người dân mặc dù được các trung tâm khuyến nông hay các
trung tâm chuyển giao tận tình hướng dẫn nhưng với cách thức trồng trọt truyền
thông thì các hộ dân vẫn chưa chấp hành các yêu cầu kỹ thuật đề ra như vẫn
phun thuốc trừ sâu và bón phân không hợp lý, làm giàn không kỹ thuật … bên
cạnh đó nhiều hộ sản xuất còn chưa cơ giới hóa nhiều nên có một số lượng lớn
bí xanh bị loại hư hỏng, thối.
2.3.4. Vốn đầu tư
Khó khăn về vốn đang là vấn đề được quan tâm đối với các hộ trồng bí
xanh hiện nay. Vốn đầu tư sản xuất không có, người dân phải mua chịu phân
bón với giá cao hơn, thiếu vật liệu làm dàn, làm giảm hiệu quả kinh tế của người
dân trực tiếp trồng bí. Hầu hết các hộ trồng bí đều trông chờ vào hỗ trợ phân bón
từ trạm khuyến nông .


14

2.3.5. Lao động
Lao động là yếu tố quyết định đối với mỗi quá trình sản xuất . Phần đông
lao động có trình độ học vấn thấp. Việc trồng và chăm sóc cây bí xanh cần có kỹ
thuật đòi hỏi người lao động phải có chút hiểu biết trình độ học vấn, trình độ kỹ
thuật, kinh nghiệm sản xuất nhất định như: Hiểu biết về chế độ, kỹ thuật chăm
sóc, bón phân hợp lý đối với từng giai đoạn phát triển của cây, đáp ứng yêu cầu
dinh dưỡng của cây, phòng chống sâu bệnh hại, khi thu hoạch quả phải hái quả
đúng thời gian không già quá hoặc non quá làm ảnh hưởng đến năng suất hiệu
quả kinh tế của cây. Trong quá trình trồng, chăm sóc khi buộc giàn, hái lá, hái
cành phụ, hái quả yêu cầu người lao động phải hết sức tỉ mỉ, khéo léo không để
bí xanh bị dập nát, mất phấn.
2.3.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà sản xuất phải trả lời đúng chính xác
ba vấn đề cơ bản của một tổ chức kinh tế đó là sản xuất, kinh doanh cái gì? Sản

xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Có như vậy cơ sở sản xuất, kinh doanh mới
có thể thu được kết quả và HQKT cao. Như vậy, trước khi quyết định sản xuất,
nhà sản xuất phải nghiên cứu kỹ thị trường và nắm vứng dung lượng trị trường,
nhu cầu thị trường và môi giới kinh doanh sẽ tham gia.
Trong nông nghiệp, do yêu cầu của thị trường, giá cả sản phẩm là đòi hỏi
tất yếu để lựa chọn cơ cấu cây trồng để đạt lợi nhuận và HQKT cao nhất.
Hiện nay bí xanh do các hộ sản xuất ra và chế biến thì chủ yếu là tiêu thụ
trong nước và các chợ đầu mối, thương lái, và được các công ty chế biến thu
mua thông qua các kênh phân phối. Thị trường sản phẩm chế biến từ bí xanh
đang được mở rộng và hướng ra thị trường ngoài nước.Tuy nhiên việc xuất
khẩu sản phẩm bí xanh thành phẩm phần lớn đều thông qua các công ty xuất
nhập khẩu, các công ty thu mua trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận chưa hình
thành các kênh xuất khẩu trực tiếp sang các nước.


15

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Khi tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bí xanh tại xã Yên
Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” tôi chọn đối tượng nghiên cứu là
các hộ trồng cây bí xanh tại xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về không gian: Đề tài được tập trung nghiên cứu tại các thôn Đồng
Quốc, Bài Kịnh, Khau Đu trên địa bàn xã Yên Trạch, huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên.
 Phạm vi về thời gian: Số liệu, thống kê đã được công bố những năm
gần đây.

Số liệu thống kê của xã, số liệu thống kê từ các hộ sản xuất bí xanh từ
năm 2012-2014.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Yên Trạch,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Thực trạng sản xuất bí xanh trên địa bàn xã Yên Trạch, tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của cây bí xanh.
- So sánh hiệu quả kinh tế của cây bí xanh với cây lúa tại xa Yên Trạch,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây bí xanh tại xã Yên
Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây bí
xanh trên địa bàn xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.


×