Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá tác động của ngành du lịch đến việc tăng thu nhập của người dân xã Đàm Thủy Huyện Trùng Khánh Tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

VƢƠNG THỊ DƢ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐẾN VIỆC
TĂNG THU NHẬP CỦA NGƢỜI DÂN XÃ ĐÀM THỦY,
HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế Nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên - 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

VƢƠNG THỊ DƢ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐẾN VIỆC
TĂNG THU NHẬP CỦA NGƢỜI DÂN XÃ ĐÀM THỦY,
HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế Nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn


: ThS. Nguyễn Thị Châu

Thái Nguyên - 2015


`

i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối

với mỗi sinh viên cuối khóa, nhằm nâng cao năng lực tri thức, tổng hợp các
kiến thức đã học và có cơ hội mở rộng kỹ năng thực tiễn trong việc nghiên
cứu khoa học. Đƣợc sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm
khoa Kinh tế & PTNT, em đã đƣợc thực tập tại UBND xã Đàm Thủy, huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã
nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo hƣớng dẫn tận tình chu đáo
của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Trƣớc hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế &
PNTN đã dạy dỗ, dìu dắt em trong những năm học tập tại trƣờng.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Thị Châu,
ngƣời đã hƣớng dẫn, chỉ bảo em tận tình để em có thể hoàn thành tốt bài khóa
luận này.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang làm việc tại
UBND xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đã tận tình giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại cơ quan.
Cuối cùng, em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
gia đình ngƣời thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành tốt việc

học tập, nghiên cứu đề tài trong suốt thời gian vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 23 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Vƣơng Thị Dƣ


`

ii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1:

Tình hình sử dụng đất đai của xã Đàm Thủy năm 2014.......... 47

Bảng 4.2:

Tình hình sản xuất nông nghiệp tại khu vực Thác Bản Giốc
năm 2014 .................................................................................. 48

Bảng 4.3:

Tình hình chăn nuôi ở khu vực Thác Bản Giốc qua 3 năm 2012
– 2014 ....................................................................................... 49

Bảng 4.4:

Tình hình dân số, lao động và dân tộc xã Đàm Thủy năm 2014

.................................................................................................. 51

Bảng 4.5:

Cơ cấu giá trị sản xuất của xã 2012 - 2014 .............................. 56

Bảng 4.6:

Lƣợng khách và doanh thu của khu du lịch Thác Bản Giốc ... 64

Bảng 4.7:

Tổng hợp một số cơ sở ăn uống và lƣu trú tại khu du lịch thác
Bản Giốc .................................................................................. 66

Bảng 4.8:

Số lƣợng cơ cấu hộ nông dân đƣợc điều tra năm 2015 ........... 68

Bảng 4.9:

Tình hình cơ bản về chủ hộ đƣợc điều tra năm 2015 .............. 69

Bảng 4.10:

Lao động và nhân khẩu của các nhóm hộ đƣợc điều tra.......... 70

Bảng 4.11:

Diện tích cơ cấu sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra ........... 71


Bảng 4.12:

Thu từ nông nghiệp và hoạt động dịch vụ của nhóm hộ điều tra
năm 2015 .................................................................................. 72

Bảng 4.13:

Chi phí cho ngành trồng trọt .................................................... 73

Bảng 4.14:

Chi phí ngành dịch vụ của các nhóm hộ điều tra tại khu vực
Thác Bản Giốc. ........................................................................ 74

Bảng 4.15:

Mức tăng thu nhập của các nhóm hộ đƣợc điều tra trƣớc và sau
khi bán hàng năm 2014 ............................................................ 74


`

iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

GNP


: Tổng sản phẩm quốc gia

UBND

: Ủy ban nhân dân

KDL

: Khu du lịch

ĐVT

: Đơn vị tính

GO

: Giá trị sản xuất

TW

: Trung ƣơng


`

iv
MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.............................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................... 4
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 4
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ................................................................. 4
1.3.2 . Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................. 4
1. 4. Yêu cầu của đề tài .................................................................................................. 4
1.5. Bố cục của đề tài ..................................................................................................... 5
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......................................................... 6
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .......................................................................................... 6
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch và dịch vụ ngành du lịch ........................ 6
2.1.2 Hộ, nông hộ và kinh tế hộ nông dân ................................................................18
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .....................................................................................19
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển ngành du lịch ở một số nƣớc trên thế giới ..............19
2.2.1.1. Tình hình phát triển du lịch trên thế giới ......................................................22
2.2.2. Đóng góp của ngành du lịch ở Việt Nam trong những năm qua ....................26
2.2.3. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong việc phát triển ngành du lịch........34
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......36
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .....................................................36
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................36
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................36
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................36
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................36
3.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ...........................................................................36
3.3.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin, số liệu ..............................................................37
3.3.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu .........................................................................37


`


v

3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu của nghiên cứu đề tài ....................................................38
3.3.5. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và công thức tính .............................38
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................40
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..............................................................................40
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên..............................................................................................40
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................47
4.1.3. Tài nguyên du lịch khu du lịch Thác Bản Giốc .............................................59
4.2. Đánh giá tình hình phát triển du lịch tại khu du lịch thác Bản Giốc ................62
4.2.1. Hiện trạng khách du lịch đến với khu du lịch thác Bản Giốc........................62
4.2.2. Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống và lƣu trú tại khu du lịch thác Bản Giốc...65
4.3 Đặc điểm của các hộ điều tra ................................................................................68
4.3.1. Khái quát chung về nhóm hộ điều tra ..............................................................68
4.3.2. Tình hình về chủ hộ ..........................................................................................69
4.3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ ................................................................71
4.4. Tác động của ngành du lịch đối với thu nhập của hộ nông dân .......................74
4.4.1 Tác động của du lịch đối với thu nhập của các hộ điều tra.............................74
4.4.2. Tác động của du lịch tới năng lực của hộ nông dân .......................................75
4.4.3. Tác động của du lịch tới lao động của hộ nông dân .......................................76
4.4.4 Du lịch tác động tới cơ sở hạ tầng, giáo thông nông thôn ..............................77
4.4.5. Phát triển các hình thức du lịch ảnh hƣởng đến thu nhập ngƣời dân............78
PHẦN 5: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÁC
BẢN GIỐC ...................................................................................................................80
5.1. Định hƣớng phát triển du lịch ở xã Đàm Thủy đến năm 2020 ...................80
5.2. Giải pháp phát triển du lịch ở xã Đàm Thủy. .....................................................80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................85
1. Kết luận .....................................................................................................................85
2. Kiến nghị...................................................................................................................86

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................88


`

1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua 25 năm phát triển kể từ khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới
đất nƣớc, đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, du lịch đã đạt đƣợc nhiều
thành tựu đáng kể. Kết luận tại Thông báo số 179/TB-TW của Bộ Chính trị
về phát triển du lịch trong tình hình mới, sự ra đời của Ban chỉ đạo Nhà nƣớc
về du lịch năm 1999 tạo ra bƣớc ngoặt quan trọng cho phát triển du lịch. Các
văn kiện Đại hội Đảng lần thƣ́ VI , VII, VIII và Nghị quyết của Ban Chấp
hành TW và Nghị quyết Đại hội Đảng IX xác định mục tiêu phát triển du lịch
thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đại hội Đảng X tiếp tục khẳ ng định
đẩy mạnh phát triển du lịch, tạo bƣớc đột phá để phát triển vƣợt bậc khu vực
dịch vụ, góp phần thực hiện mục tiêu đƣa Việt Nam sớm ra khỏi tình tr ạng
kém phát triển.
Năm 1998 với con số 1,5 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế, du lịch Việt
Nam đã từng bƣớc phát triển về cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ
thuật, nguồn nhân lực du lịch, hệ thống tổ chƣ́c quản lý từ Trung ƣơng đến
địa phƣơng; kiện toàn hệ thống văn bản pháp luật; khai thác hiệu quả các
nguồn tài nguyên du lịch, phát triển các sản phẩ m du lịch.
Mặc dù chịu sự ảnh hƣởng của những biến động toàn cầu và khu vực,
với sự nỗ lực của lãnh đạo và cán bộ các cơ quan quản lý du lịch từ Trung
ƣơng đến địa phƣơng, các doanh nghiệp du lịch trong cả nƣớc, du lịch Việt
Nam vẫn đảm bảo tăng trƣởng vƣợt bậc với sự mở rộng quy mô về cơ sở vật

chất kỹ thuật dịch vụ du lịch; hệ thống hạ tầng gắn với quy hoạch và đầu tƣ
phát triển các khu, tuyến, điểm, đô thị du lịch trên 7 vùng du lịch của cả
nƣớc; hệ thống doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực lữ hành, lƣu trú, vận chuyển,


`

2

giải trí... với chuỗi các sản phẩ m du l ịch đa dạng hƣớng tới nhiều thị trƣờng
mới, đồng thời với lực lƣợng lao động trực tiếp và gián tiếp đƣợc tăng cƣờng
cả về số lƣợng và trình độ chuyên nghiệp... Những thành tựu đó đã đá nh dấu
mốc quan trọng trong lịch sử phát triển ngành Du lịch trong thời kỳ hội nhập
và phát triển mới của Đất nƣớc.
Trong năm 2013, khi bối cảnh nền kinh tế vẫn đang trong quá trình
khắc phục suy thoái, tái cấu trúc và từng bƣớc tìm kiếm động lực tăng trƣởng
mới, Du lịch là ngành kinh tế duy nhất duy trì tốc độ tăng trƣởng cao và là
điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù phải vƣợt qua nhiều khó khăn
và thách thƣ́c nhƣng năm 2013, cả nƣớc đã đón 7,57 triệu lƣợt khách quốc tế,
tăng trƣởng 10,6%; 35 triệu lƣợt khách nội địa; tổng thu trực tiếp từ khách
du lịch đạt 200 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 6% GDP.
Hoà nhịp với công cuộc đổi mới đất nƣớc, những năm vừa qua Du lịch
Việt Nam có những bƣớc tiến bộ vƣợt bậc, đạt đƣợc những kết quả đáng ghi
nhận, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc, đem
lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho thu nhập quốc gia, đóng góp tích cực vào
sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Đất nƣớc ta có rất nhiều danh lam thắng
cảnh nổi tiếng, có bốn di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, chúng ta có tới
54 dân tộc anh em với 54 nền văn hoá dân tộc đậm đà bản sắc và đó chính là
nguồn tài nguyên du lịch hết sức phong phú để chúng ta đẩy mạnh hoạt động
phát triển du lịch.

Nằm ở phía đông của tổ quốc, Thác Bản Giốc nằm ở địa phận xã Đàm
Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, trên biên giới hai nƣớc Việt Trung, đƣợc đánh giá là thác nƣớc đẹp và hùng vĩ nhất trong những ngọn thác
của dải đất hình chữ S. Từ độ cao trên 50m những khối nƣớc lớn đổ xuống
qua nhiều bậc đá vôi. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xe dòng
sông thành ba luồng nƣớc nhƣ ba dải lụa trắng. Ngày đêm thác nƣớc cuồn


`

3

cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng làm tung lên vô vàn hạt bụi trắng tỏa mờ
cả một vùng rộng lớn, vào những ngày nắng, làn hơi nƣớc còn tạo thành cầu
vồng lung linh huyền ảo. Dƣới chân Thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng
nhƣ gƣơng, hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt. Cùng với núi,
sông và các hang động kỳ thú ở xung quanh, thác Bản Giốc đã trở thành điểm
du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc, mang lại nguồn lợi kinh tế
đáng kể cho tỉnh Cao bằng. Ngoài ra thác Bản Giốc còn có vị trí quan trọng
đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và có vai trò quan trọng đối với việc
điều hòa môi trƣờng sinh thái, cung cấp nƣớc phục vụ cho sản xuất nông công
nghệp, nƣớc sinh hoạt cho nhân dân địa phƣơng.
với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch trong những năm gần
đây, thì lƣợng khách đến với thác Bản Giốc đã tăng lên rất nhiều và để đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch các cơ sở lƣu trú, khu vui chơi giải trí đƣợc
xây dựng, các điểm du lịch đƣợc tu sửa. Các hoạt động dịch vụ du lịch cũng
đƣợc mở rộng phát triển hơn, nghành du lịch phát triển đã tạo ra việc làm và
tăng thu nhập ổn định cho các hộ nông dân tham gia hoạt động du lịch ở khu
vực Thác Bản Giốc.
Để đánh giá đƣợc ảnh hƣởng, tác động của ngành du lịch đến những ngƣời
dân xung quanh khu du lịch Thác Bản Giốc, đƣợc sự đồng ý của Ban Giám Hiệu

trƣờng Đại Học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn,
dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Châu. Tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài : “Đánh giá tác động của ngành du lịch đến việc tăng thu nhập của người
dân xã Đàm Thủy, Huyện Trùng Khánh, Tỉnh Cao Bằng”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tác động các hoạt động du lịch đến việc tạo ra sự thay đổi về
thu nhập của ngƣời dân khu vực Thác Bản giốc xã Đàm Thủy và đề xuất một
số giải pháp nhằm hạn chế và đi đế xóa bỏ những thói quen có những tác
động tiêu cực tới công tác bảo tồn khu du lịch Thác Bản Giốc.


`

4

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu các hoạt động thực tế khu du lịch Thác Bản Giốc xã Đàm
Thủy huyện Trùng Khánh Tỉnh Cao Bằng.
- Đánh giá thực tế tình hình sản xuất, đời sống của ngƣời dân vùng
xung quanh khu du lịch.
- Đánh giá sự ảnh hƣởng của các hoạt động du lịch Thác bản Giốc đến
thu nhập của ngƣời dân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch Thác bản
Giốc nói riêng và ngành du lịch Cao Bằng nói chung.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã
học và làm quen dần với công việc thực tế.
- Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phƣơng

pháp nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể.
- Bƣớc đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu
khoa học.
- Góp phần thu thập dữ liệu về thực tiễn sản xuất, là tài liệu tham khảo
cho các nghiên cứu có liên quan.
1.3.2 . Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu những tác động của các hoạt động du lịch đến việc tăng thu
nhập của ngƣời dân khu vực Thác bản giốc xã Đàm Thủy từ đó đề xuât các
giải pháp góp phần hình thành thu nhập cho ngƣời dân khu vực đó. Góp phần
vào việc bảo tồn lâu dài khu du lịch Thác Bản Giốc.
1. 4. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá thực trạng tình hình hoạt động ngành du lịch ảnh hƣởng, tác
động đến việc tăng thu nhập cả ngƣời dân tại khu vực du lịch Thác Bản Giốc
và đƣa ra các giải phàp nhằm phát triển khu du lịch Thác Bản Giốc.


`

5

1.5. Bố cục của đề tài
- Phần 1: Mở đầu
- Phần 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn
- Phần 3: Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Phần 5: Các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Thác
Bản Giốc
* Kết luận và kiến nghị



`

6
PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch và dịch vụ ngành du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ. Do vậy nó cũng mang những
đặc tính chung của dịch vụ. Sản phẩm ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ,
không tồn tại dƣới dạng vật thể, không lƣu kho bãi, không chuyển quyền sở
hữu khi sử dụng.
Trong những năm gần đây, thế giới đẫ chứng kiến sự bùng nổ của hoạt
động du lịch trên toàn cầu. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
của nhiều quốc gia và kinh tế du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển
của kinh tế thế giới. Du lịch đã trở thành một hiện tƣợng quen thuộc trong đời
sống của con ngƣời và ngày càng phát triển phong phú.
2.1.1.1 Khái niệm về du lịch, dịch vụ du lịch.
* Khái niệm du lịch
Theo điều 4 khoản 1 Luật Du Lịch Việt Nam (2005) khái niệm: Du lịch
là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú
thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
* Khái niệm dịch vụ du lịch
Theo định nghĩa của giáo trình kinh tế du lịch thì dịch vụ du lịch là kết quả
mang lại nhờ các hoạt động tƣơng tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và
khách du lịch và thông qua các hoạt động tƣơng tác đó để đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng dịch vụ.
Ngành du lịch đƣợc định nghĩa theo nghĩa rộng là khu vực kinh tế bao
gồm tất cả các ngành phục vụ khách du lịch. Ngành du lịch đƣợc định nghĩa



`

7

một cách đơn giản là một bộ phận của nền kinh tế, có chung một chức năng
đó là phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Do đó ngành công nghiệp này đƣợc
định nghĩa gắn liền với thị trƣờng riêng biệt của nó và bao gồm tất cả các nhà
cung cấp dịch vụ du lịch, những ngƣời có nguồn thu từ khách du lịch.
* Về khái niệm khách du lịch:
Luật Du Lịch Việt Nam định nghĩa ba loại khách du lịch khác nhau: Khách
nội địa, khách du lịch nƣớc ngoài và khách nƣớc ngoài đến Việt Nam. Mặc dù
phát triển du lịch nội địa là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch, còn
khách du lịch từ trong nƣớc ra nƣớc ngoài thể hiện phần mất mát ngoại hối
quan trọng mà du lịch thụ động có thể đem lại.
- Khách du lịch nội địa là: Công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài cƣ
trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch nƣớc ngoài đến Việt Nam là: Ngƣời đến từ nƣớc ngoài,
những ngƣời đang sống trong một quốc gia đi du lịch nƣớc ngoài, là công dân
của một quốc gia và những ngƣời nƣớc ngoài đang sống trên lãnh thổ của một
quốc gia đó đi du lịch trong nƣớc.
- Khách du lịch nƣớc ngoài: Là ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam và
ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam ra nƣớc ngoài du lịch.
2.1.1.2. Phân loại dịch vụ du lịch.
- Xét theo hình thái vật chất
Dịch vụ du lịch đƣợc phân thành 2 loại: Dịch vụ du lịch hang hóa (thức
ăn, quà lƣu niệm, vận chuyển) và dịch vụ du lịch phi hàng hóa (hƣớng dẫn thăm
quan, tổ chức trò chơi, tƣ vấn tiêu dùng). Trong dịch vụ phi hang hóa, dịch vụ du
lịch đƣợc hiểu theo nghĩa thuần túy, không có hình thái vật chất. Dịch vụ du lịch

thuần túy thƣờng chiếm từ 2/4 đến 3/4 sản phẩm dịch vụ du lịch.
- Xét theo cơ cấu tiêu dùng
Dịch vụ du lịch đƣợc chia làm 2 loại: Dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung.


`

8
Dịch vụ du lịch cơ bản bao gồm: Dịch vụ ăn uống, lƣu trú, và vận

chuyển. Đó là những nhu cầu cơ bản, không thể thiếu đƣợc với khách hàng
trong thời gian du lịch.
Dịch vụ du lịch bổ sung bao gồm: Thăm quan, giải trí, mua sắm hàng
hóa. Đó là những nhu cầu phải có nhƣng không thật cần thiêt lắm so với loại
hình du lịch trên, và nó không định lƣợng đƣợc
- Xét theo tính chất tham gia vào dịch vụ du lịch
- Dịch vụ du lịch chia làm hai dịch vụ trực tiếp và dịch vụ gián tiếp
+ Dịch vụ trực tiếp là dịch vụ du lịch do đơn vị kinh doanh du lịch trực
tiếp làm, ví dụ nhƣ dịch vụ tại các nhà hàng, khu nghỉ biển, bể tắm hơi.
+ Dịch vụ du lịch gián tiếp là dịch vụ du lịch không do đơn vị kinh
doanh du lịch trực tiếp làm, mà chỉ thực hiện chức năng môi giới. Đơn vị thực
hiện dịch vụ gián tiếp là các đại lý du lịch. Tuy không trực tiếp phục vụ
khách hàng nhƣng đại lý du lịch đóng vai trò quan trọng nhƣ: Nghiên cứu thị
trƣờng du lịch, tổ chức hình thành các sản phẩm du lịch, tuyên truyền, quảng
cáo các loại hình du lịch đã hình thành, xác định hiệu quả của tuyên truyền
quảng cáo… Trong các công ty du lịch thì trung tâm điều hành hƣớng dẫn du
lịch thực hiện nhiệm vụ dịch vụ gián tiếp này.
- Xét theo nội dung
Dịch vụ du lịch phải thỏa mãn 4 yêu cầu của khách là đi lại, nghỉ ngơi,
vui chơi, ăn uống và nghiên cứu. Và tƣơng ứng với 4 yêu cầu này 4 loại dịch

vụ phục vụ khách hành. Và đây là cách phân loại quan trọng nhất, xuất phát
từ bản chất của hoạt động du lịch. Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp sử
dụng sản phẩm của những ngành khác, nhằm đáp ứng nhu cầu tổng hợp của
khách du lịch.
2.1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch cũng có những đặc điểm chung nhƣ dịch vụ khác:


`

9
- Tính vô hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không

tồn tại dƣới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ
(thƣờng chiếm 80-90%) về mặt giá trị), hành hóa chiếm tỷ trọng nhỏ. Do vậy
việc đánh giá chất lƣợng sản phẩm du lịch rất khó khăn, vì thƣờng mang tính
chủ quan và phần lớn không phụ thuộc vào ngƣời kinh doanh mà phụ thuộc
vào khách du lịch. Chất lƣợng sản phẩm du lịch đƣợc xác định dựa vào độ
chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lƣợng của
khách du lịch.
- Tính không thể tách rời: Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các
sản phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian. Chúng không thể
cất đi, tồn kho nhƣ các hàng hoá thông thƣờng khác đƣợc. Do vậy, để tạo
ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất khó khăn. Việc thu hút khách
du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch là vấn đề vô cùng quan trọng đối với
các nhà kinh doanh du lịch.
- Tính không đồng nhất: Hiệu quả mà dịch vụ đem lại cho khách
hàng cao hay thấp không chỉ do bản thân sản phẩm mà còn do sự tham gia
của khách hàng vào quá trình tạo thành dịch vụ ấy. Dịch vụ có tính phi tiêu
chuẩ n hoá cao, cho nên muốn có dịch vụ tốt cần phải có sự thực hiện tốt cả

hai phía ngƣời cung cấp và khách hàng.
Ngoài những đặc điểm chung của ngành dịch vụ, dịch vụ du lịch
còn có những đặc điể m rất riêng so với các ngành dịch vụ khác:
- Sản phẩm du lịch thƣờng đƣợc tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên
du lịch. Do vậy, sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển đƣợc. Trên thực tế,
không thể đƣa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách
du lịch phải đến với nơi có sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình
thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Đặc điểm này của sản phẩm du


`

10

lịch là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho các nhà kinh doanh
du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Hoạt động kinh doanh du lịch thƣờng mang tính mùa vụ. Việc tiêu
dùng sản phẩm du lịch thƣờng không diễn ra đều đặn mà có thể chỉ tập trung
vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ phận nhà
hàng), trong tuần (đối với sản phẩ m của các thể loại du lịch cuối tuần), trong
năm (đối với sản phẩ m của một số loại hình du lịch nhƣ: Du lịch biển, du
lịch nghỉ núi...). Sự dao động về thời gian trong tiêu dùng sản phẩ m du lịch
gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hƣởng
đến kết quả kinh doanh của các nhà kinh doanh du lịch. Khắc phục tính mùa
vụ trong kinh doanh du lịch luôn là vấn đề bức xúc cả về mặt thực tiễn,
cũng nhƣ về mặt lý luận trong lĩnh vực du lịch.
- Dịch vụ du lịch liên quan, sử dụng sản phẩm của rất nhiều ngành khác
liên quan nhƣ giao thông vận tải, giải trí, kinh doanh khách sạn, nhà hàng...
Vì thế vấn đề hợp tác trong dịch vụ du lịch là rất quan trọng.
* Các ngành nghề kinh doanh chính trong lĩnh vực dịch vụ du lịch.

Theo Điều 38 của Luật Du Lịch ban hành năm 2006 thì kinh doanh du
lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau:
- Khách sạn và nhà hàng
Kinh doanh khách sạn là công đoạn phục vụ khách du lịch để họ hoàn
tất chƣơng trình du lịch đã lựa chọn. Thuật ngữ “kinh doanh khách sạn”
đƣợc hiểu là “làm nhiệm vụ đón tiếp, phục vụ việc lƣu trú, ăn uống, vui chơi,
giải trí, bán hàng cho khách du lịch”. Vì thế, ngoài hoạt động kinh doanh lƣu
trú ra thì trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh này còn có cả các hoạt động
kinh doanh khác nhƣ: Ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch...


`

11
Hiện nay trên thế giới tất cả các quốc gia đều có khách sạn và kinh

doanh khách sạn, đặc biệt là ở những quốc gia có nền kinh tế, khoa học kỹ
thuật, văn hoá nghệ thuật, thể thao, du lịch phát triển...
- Kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành: Là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị
trƣờng, thiết lập các chƣơng trình du lịch trọn gói hay từng phần; quảng cáo
và bán các chƣơng trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc
văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chƣơng trình và hƣớng dẫn du lịch.
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch.
- Đặc trƣng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyển của con ngƣời
từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ, thƣờng là với
một khoả ng cách xa. Do đó, khi đề cập đến hoạt động du lịch nói chung, đến
hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng không thể không đề cập đến hoạt động
kinh doanh vận chuyển. Kinh doanh vận chuyển là hoạt động kinh doanh nhằm
giúp cho khách du lịch dịch chuyển đƣợc từ nơi cƣ trú của mình đến điểm du

lịch cũng nhƣ là dịch chuyển tại điểm du lịch.
2.1.1.4. Vai trò của du lịch
Vai trò của du lịch là giúp nâng cao chất lƣợng cuộc sống con ngƣời,
giúp con ngƣời nhanh chóng hồi phục sức khỏe và chữa bệnh. Du lịch giúp
nâng cao trình độ hiểu biết, khả năng học hỏi của mỗi ngƣời.
Khi đi du lịch, các nhu cầu thƣờng ngày: Ăn, mặc, ở, đi lại, giao
tiếp…đều có sự gia tăng và biến đổi cấu trúc chung của các nhu cầu. Đó là cơ
hội làm giàu cho một lãnh thổ, một quốc gia. Ví dụ, bóng đá thế giới ở Mỹ
(1994) tạo ra các dòng ngƣời du lịch tới Mỹ đem về cho quốc gia này tới 4 tỷ
USD lợi nhuận. Du lịch không những làm thay đổi cấu trúc chung của các
nhu cầu, nó còn làm thay đổi cấu trúc thời gian của các nhu cầu. Nó tạo ra
mùa vụ, sự tăng giảm khác nhau của các thời gian trong năm, nắm bắt đƣợc
cấu trúc thời gian mà nhu cầu du lịch tạp ra cũng sẽ là cơ hội cho các ngành
kinh doanh du lịch làm giàu.


`

12
Sự mua hàng trực tiếp của các du khách đã tạo ra khả năng sản xuất

hàng tại chỗ của du lịch. Điều này kích thích sự phát triển của nhiều ngành
sản xuất trong nƣớc.
Du lịch giúp tạo ra những khu nghỉ ngơi, các vƣờn quốc gia, công viên
du lịch..đẩy mạnh việc bảo tồn các di sản, các nền văn hóa, di tích lịch sử, các
công trình văn hóa…đồng thời giúp giải quyết việc làm cho đa số lao động ở
các khu vực có du lịch.
Du lịch là “con gà đẻ trứng vàng”, nó là chất xúc tác cho sự phát triển
đa dạng hóa các ngành kinh tế khác.
* Vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tế quốc dân

Xu hƣớng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng tỉ
trọng nông nghiệp từ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhƣờng cho công nghiệp
và cuối cùng vai trò của kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vai trò thống soái. Hiện nay
ở các nƣớc có thu nhập thấp, các nƣớc Nam Á, châu Phi nông nghiệp vẫn còn
chiếm trên 30% GNP, công nghiệp khoảng 35%. Trong khi đó các nƣớc có
thu nhập cao nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Italia…trên 70% GNP do nhóm
ngành dịch vụ đem lại, nông nghiệp chỉ đóng khoản 3-5% tổng sản phẩm
quốc dân.[10]
Vai trò của du lịch trong ngành dịch vụ cũng ngày càng rõ nét. Theo
hội đồng du lịch và lữ hành thế giới, năm 1994 du lịch quốc tế trên toàn thế
giới đã chiếm 6% GNP, tức là có doanh thu gần 4000 tỷ đô la, vƣợt trên công
nghiệp ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Du lịch thu hút trên 200 triệu lao
động chiếm hơn 12% lao động trên thế giới.
Ở Việt Nam xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã đƣợc thể
hiện rõ qua các năm: Năm 2001, nông nghiệp chiếm 23,24% GDP, công
nghiệp chiếm 57,91% GDP, dịch vụ chiếm 38,63% GDP. Năm 2004, nông
nghiệp chiếm 21,76% GDP, công nghiệp chiếm 60,41% GDP, dịch vụ chiếm
38,15% GDP. Với tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm thì du lịch đóng


`

13

góp lớn cho nền kinh tế. Du lịch đã nộp hàng ngàn tỷ đồng vào ngân sách nhà
nƣớc. Ngoài ra cùng với sự phát triển của du lịch cũng dễ tạo điều kiện cho
các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Với những thuận lợi, những mặt tích
cực mà phát triển du lịch đem lại thì du lịch thực sự có khả năng làm thay đổi
bộ mặt kinh tế của nƣớc ta.
* Vai trò của ngành du lịch đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế của

đất nƣớc.
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã đƣợc ghi nhận nhƣ là một sở
thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con ngƣời. Ngày nay, du lịch
đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống văn hóa, xã
hội ở các nƣớc. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những
ngành kinh tế quan trọng của nhiều nƣớc công nghiệp phát triển. Mạng
lƣới du lịch đã đƣợc thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi
ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc
tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du
khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá thông thƣờng còn có những
nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: Nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn
cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thƣ giãn…
Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các
hàng hoá khác là tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi
với việc sản xuất ra chúng. Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch
mang tính đặc thù mà không thể so sánh giá cả của sản phẩm du lịch này
với giá cả của sản phẩm du lịch kia một cách tuỳ tiện đƣợc. Sự tác động
qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên
lĩnh vực phân phối lƣu thông và do vậy ảnh hƣởng đến các khâu của quá
trình tái sản xuất xã hội. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo
sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính


`

14

liên ngành có quan bệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi một
khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm
cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể. Xuất phát từ nhu

cầu này của du khách mà ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng
hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế,
đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa,
các hàng hoá, vật tƣ cho du lịch đòi hỏi phải có chất lƣợng cao, phong
phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn. Do đó nó đòi hỏi các doanh
nghiệp phải không ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá.
Để làm đƣợc điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tƣ trang thiết
bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao đáp ứng
đƣợc nhu cầu của du khách.
Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn đề
việc làm. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lƣợng lớn
lao động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho ngƣời lao động, giải quyết các
vấn đề xã hội.
Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự
tăng trƣởng và phát triển kinh tế của đất nƣớc. Tốc độ tăng trƣởng hơn
14%/năm gần gấp hai lần tốc độ tăng trƣởng của toàn bộ nền kinh tế.
2.1.1.5. Du lịch nông thôn.
Nông nghiệp cũng tìm đƣợc chỗ đứng trong du lịch nông thôn vì nó có
nhiều cái có thể đóng góp: Tính xác thực, các sản phẩm chất lƣợng cao,
không gian rộng, di sản… Nó tham gia vào việc đa dạng hóa du lịch. Nhƣng
các hoạt động đón tiếp đòi hỏi một mức chuyên nghiệp cao.
Tính đa chức năng của nông nghiệp ngày nay đƣợc công nhận rộng rãi:
nhƣ vậy, có nghĩa là ngoài việc sản xuất nông nghiệp còn có các nhiệm vụ
khác: lãnh thổ, môi trƣờng, xã hội… Và trong trƣờng hợp này việc đón tiếp ở


`

15


nông trại dƣới mọi hình thức, du lịch nông nghiệp minh họa tính đa chức năng
ấy: một nền nông nghiệp mở cửa cho các thành phần xã hội khác thƣờng khao
khát không gian và phát minh, đồng thời hoạt động bảo tồn di sản và tham gia
vào sinh hoạt kinh tế xã hội của nông thôn.
Thông qua hoạt động sản xuất, nông dân đóng góp vào tính thu hút của
môi trƣờng nông thôn đó là cảnh quan đƣợc gìn giữ. Đối với các ngƣời hoạt
động đón tiếp tại nhà, họ đã tham gia vàco sự đa dạng hóa cung cấp du lịch.
Những địa phƣơng có tham vọng phát triển du lịch phải cung cấp đƣợc nhiều
kiểu ăn ở và hoạt động đa dạng có thể thu hút các kiểu khách hàng khác nhau:
Việc “độc canh” du lịch không thể là giải pháp cho các địa phƣơng. Phải có
các làng - nghỉ ngơi, các nhà ở nông thôn, các hiệu ăn, các nông trại-quán ăn,
các khách sạn, các nơi cắm trại… Các khung cảnh khác nhau của các địa
phƣơng tăng thêm tính đa dạng của du lịch nông thôn.
Muốn xây dựng du lịch bền vững phải có sự tham gia của các thành
phần sau:
- Chính quyền trung ƣơng: Xây dựng các chƣơng trình du lịch và điều
phối công việc.
- Cộng đồng dân cƣ, bao gồm cả chính quyền địa phƣơng, thực hiện
chƣơng trình du lịch.
- Khu vực tƣ nhân cung cấp dịch vụ du lịch.
- Các tổ chức nghiên cứu và quản lý việc bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng
sinh học.
- Các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phƣơng.
- Khách du lịch và các công ty du lịch.
2.1.1.2. Khái niệm phát triển du lịch bền vững
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời
ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,


`


16

tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định (Luật du
lịch của nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005)
Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện vào những năm 90 và
thực sự gây đƣợc sự chú ý rộng rãi trong những năm gần đây. Theo hội đồng
du lịch và lữ hành quốc tế, năm 1996 thì du lịch bền vững là việc đáp ứng nhu
cầu cho các thế hệ du lịch hiện tại mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng
nhu cầu cho các thế hệ du lịch tƣơng lai.
Theo Luật du lịch của nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2005, phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đƣợc các
nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du
lịch tƣơng lai.
Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo
cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm
mỹ trong khi vẫn duy trì đƣợc bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản,
đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống
Sự phát triển bần vững một mặt nhằm thỏa mãn nhu cầu và phúc lợi của
du khách nói chung trong khi vẫn duy trì và cải thiên môi trƣờng. Điều này có
nghĩa là lƣu tâm đến các chức năng kinh tế có tính chất quan trọng và hợp nhất
các giá trị môi trƣờng và quyết định đầu tƣ tính đến khía cạnh sinh thái.
Phát triển du lịch một cách thận trọng có thể mang lại những lợi ích
kinh tế, môi trƣờng và văn hóa cộng đồng. Ngƣợc lại sự tham gia của cộng
đồng có thế làm phong phú kinh nghiệm và sản phẩm du lịch.
Đối với du lịch bền vững, chiến lƣợc tiếp thị bao gồm việc xác định và
luôn rà soát lại mặt cung của những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn,
những nguồn lực khác cũng nhƣ khía cạnh cầu, ấn tƣợng và ƣớc mong của du
khách nói chung là đƣợc hình thành trƣớc khi họ đến địa điểm tham quan
thông qua những hoạt động bổ sung khuyến mại vật chất của các công ty.



`

17
Để phát triển một dự án du lịch, cần phải nghiên cứu và điều tra về tất

cả các yếu tố môi trƣờng - xã hội - xã hội. Từ đó có thể giới thiệu với du
khách những hình thái du lịch bền vững. Để nhằm nâng cao kiến thức về du
lịch và thực hiện đƣợc mô hình phát triển bền vững, phải liên kết các cơ quan
chức năng, các tổ chức xã hội, các nhà lập kế hoạch và nhân dân.
2.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, chịu tác động của nhiều yếu tố
nhƣ: các nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội, chính sách phát triển du lịch, chất
lƣợng dịch vụ du lịch....
a, Các nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội
Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành mũi nhọn, sự phối
hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng nhƣ
các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự đảm bảo vững chắc
về quốc phòng, an ninh tạo môi trƣởng ổn định cho đất nƣớc và khách tới
thăm quan. Nền kinh tế phát triển sẽ góp phần cung cấp các hàng hóa, dịch vụ
cho du lịch; cơ sở hạ tầng, giao thông đƣợc đầu tƣ, cơ sở vật chất kĩ thuật du
lịch đƣợc xây dựng tạo điều kiện tốt nhất phục vụ du khách.
b, Đường lối phát triển du lịch
Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn tới thành công trong việc
phát triển du lịch. Nó có thể kìm hãm nếu đƣờng lối sai với thực tế. Chính
sách du lịch thông thoáng, phù hợp sẽ tạo thành hành lang pháp lí thuận lợi
cho phát triển du lịch, khuyến khích khai thác tiềm năng du lịch một cách bền
vững. Đồng thời, chính sách du lịch còn hƣớng sự phát triển của du lịch phù
hợp với chiến lƣợc, quy hoạch phát triển kinh tế của vùng, phù hợp với những

đặc điểm và điều kiện cụ thể.
c, Chất lượng dịch vụ phục vụ du khách
Chất lƣợng dịch vụ du lịch là một yếu tố quan trọng thúc đẩy du lịch


`

18

phát triển, nó chính là mức độ phù hợp của các nhà cung ứng du lịch thỏa mãn
các yêu cầu của khách du lịch khi họ đến du lịch tại nơi đó. Chất lƣợng dịch
vụ du lịch thể hiện ở sự đa dạng của các loại hình dịch vụ, chất lƣợng của đội
ngũ lao động.
d, Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển
du lịch. Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần đƣợc
khai thác và phục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con ngƣời. Theo
Buchvakop – Nhà địa lý học ngƣời Bungari “Tài nguyên du lịch bao gồm các
thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh
quan nhân văn có thể đƣợc sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu
nghỉ ngơi hay tham quan của khách du lịch”. Xét dƣới góc độ cơ cấu tài
nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận hợp thành: Tài nguyên du lịch
tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn .
e, Tính thời vụ trong du lịch
Tính thời vụ trong du lịch ảnh hƣởng bất lợi đến tất cả các thành phần
của quá trình du lịch - đến dân cƣ, chính quyền địa phƣơng, nhất là khách du
lịch và nhà kinh doanh du lịch. Khi cầu du lịch tập trung quá lớn gây nên sự
mất cân đối, mất ổn định đối với mạng lƣới phục vụ xã hội, mất thăng bằng
cho việc bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội. Tình trạng các cơ sở lƣu trú,
ăn uống không đáp ứng đủ vào mùa du lịch chính dẫn đến giảm chất lƣợng

phục vụ khách du lịch.
2.1.2 Hộ, nông hộ và kinh tế hộ nông dân
Theo Weberster (1990), hộ là những ngƣời cúng sống chung dƣới 1 mái
nhà, cùng ăn chung và cùng chung một ngân quỹ.


×