Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Phân tích hợp đồng xuất khẩu của công ty TNHH kẻ gỗ bản hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 20 trang )

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM BOYS:

STT
1
2
3
4
5
6
7

MSSV
1412233004
1412233005
1412233046
1412233056
1410513103
1410233089
1210513027

Họ Tên
Tô Văn Đạt
Phạm Anh Đức
Đỗ Đức Hoàn
Võ Thái Kiên
Lê Viết Hải Ninh
Lê Văn Tú
Nguyễn Minh Tiến

Lớp
K53 Kế Toán


K53 Kế Toán
K53 Kế Toán
K53 Kế Toán
K53 Kế Toán
K53 Kế Toán
K51 KDQT

1


Lời mở đầu
Hiện nay, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức về kinh tế lớn như: WTO,
ASEAN,… Việt Nam cũng là thị trường mà nhiều nước trên thế giới muốn đầu
tư vào dẫn đến hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng phát triển
phong phú, ngày càng đa dạng hóa. Và gỗ cũng là một trong những mặt hàng
xuất khẩu điển hình của Việt Nam. Bởi vậy, nhờ sự hướng dẫn và giúp đỡ của
Ths Nguyễn Cương, nhóm boys đã chọn đề tài “Phân tích hợp đồng xuất khẩu
của công ty TNHH Kẻ Gỗ và tái hiện lại các bước để xuất khẩu”.

2


Phần I: Phân tích Hợp đồng xuất khẩu của công ty TNHH
Kẻ Gỗ

3


I Điều khoản 1: Loại hàng, số lượng, giá và số tiền.
1. Về tên hàng:

- Tên hàng đúng quy cách : Commercial plywood from educalyptus (7 layers)
AB grade size: 1220x2440x11,5 mm ( Ván gỗ ép thương mại từ bạch đàn 7 lớp
loại AB kích thước 1220 x 2440 x 11,5 mm).
2. Về điều khoản số lượng/ khối lượng:
2.1 Đơn vị tính:
- Hợp đồng đã sử dụng đơn vị tính là PCS (chiếc) và đơn vị theo hệ đo lường
mét hệ là CBM ( Cubic Metre = 1 m3 ).
2.2 Phương pháp quy định số lượng:
- Trong hợp đồng 2 bên đã quy định chính xác cụ thể số lượng hàng hóa là 1402
PCS ( 1402 chiếc )
2.3 Phương pháp xác định khối lượng :
- Hợp đồng chưa ghi rõ khối lượng được xác định theo phương pháp nào.
=> Sửa lại: Phương pháp xác định khối lượng là trọng lượng cả bì.
2.4 Địa điểm xác định khối lượng:
- Trong hợp đồng chưa có, chưa biết khối lượng được xác định tại nơi gửi hàng
(Shipped Weight) hay Tại nơi dỡ hàng ( Landed Weight ) hay Các bên tham gia
giám định khối lượng.
=> Sửa lại: Khối lượng hàng hóa trên được xác định tại nơi gửi hàng đi Cảng
Hải Phòng, Việt Nam
2.5 Giấy chứng nhận số lượng:
- Trong hợp đồng chưa đề cập đến điều khoản có giấy chứng nhận số lượng do
người ban hành và giá trị hiệu lực của nó.
=> Bên bán phải có giấy chứng nhận số lượng và giá trị hiệu lực của hàng hóa
3. Điều khoản giá cả:
3.1 Đồng tiền tính giá:
- Trong hợp đồng, đồng tiền tính giá là đồng USD. Đây là 1 ngoại tệ mạnh, ổn
định và có giá trị.
4



3.2 Phương pháp quy định giá:
- Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng là giá cố định: 302 USD/CBM
3.3 Về đơn giá (Unit price) và tổng giá ( Total price):
- Đơn giá trong hợp đồng chỉ ghi 302 USD/CBM mà chưa biết theo điều kiện
gì.

=> Sửa lại: 302 USD/CBM, CIF Port K’lang, Malaysia (Incoterms 2010).
- Tổng giá trong hợp đồng này đã được viết cả bằng số và bằng chữ kèm theo
điều kiện CIF Port K’lang, Malaysia (Incoterms 2010).

3.4 Các chi phí liên quan:
- Trong hợp đồng chưa có các chi phí liên quan như dỡ hàng, bao bì.
=> Nên thêm 1 điều khoản như : Giá trên đã bao gồm chi phí bao bì và chi phí
dỡ hàng tại cảng K’lang, Malaysia.
3.5 Giảm giá :
- Tuy giảm giá có thể có hoặc không nhưng người bán nên đề nhắc tới giảm giá
trong hợp đồng, giảm giá cho người mua khi người mua thanh toán tiền hàng
sớm và mua với số lượng lớn.
II Điều khoản 2: Những điều khoản giao hàng

5


1.Thời hạn giao hàng – Time of shipment:
Đây là điều kiện bắt buộc phải có nhưng trong hợp đồng này chưa quy
định.
=> Cần bổ sung thời hạn giao hàng, nên quy định mốc thời gian chậm nhất để
có lợi cho người bán.
Ví dụ: Time of shipment: Not later than July 15.2014
2.Địa điểm giao hàng – Place of shipment:

+ Cảng giao hàng – Port of loading:

Cảng bốc là Cảng Hải Phòng, Việt Nam
+ Cảng ga đến – Destination:

Cảng dỡ là Cảng K’lang Malaysia
3.Quy định về phương thức giao hàng:

Cho phép chuyển tải: Cho phép nếu trên đường đi cần phải thay đổi phương
tiện vận chuyển.

6


Hợp đồng quy định giao hàng trong điều kiện được đóng trong bao kiện 48
CBM/cont 40’HC (không phải giao rời).
4. Quy định về dung sai của hàng hóa vận chuyển:

Ở đây người bán là người thuê phương tiện vận tải nên người bán có quyền
chọn dung sai. Phạm vi dung sai được quy định trong hợp đồng là 10% và giá
dung sai cũng được quy định là 10%. Tức là người bán có thể giao hàng cho
người mua với số lượng trong khoảng từ 90%- 110% mà người mua bắt buộc
phải nhận và tổng số tiền thanh toán cũng trong khoảng từ 90% - 110%.
5.Thông báo giao hàng – Notice of shipment:
-Trong hợp đồng này không quy định về số lần thông báo giao hàng và những
nội dung được thông báo.
=> Theo điều kiện CIF Incoterms 2010, số lần thông báo là 1 lần:
Ví dụ: Notice of shipment: within 2 days after the sailing. Date of carrying
vessel to Malaysia, the seller shall notify by the cable to the buyer the following
informations: L/C number, B/L number date, port of loading, date of shipment,

expected date of arival at discharging port.
6. Thưởng phạt, bằng chứng, chi phí phát sinh và những quy định khác:
Trong hợp đồng không quy định.
=> Cần thêm các điều khoản thưởng phạt, bằng chứng và các chi phí phát sinh.
Ví dụ: Demurrage/Dispatch: USD 1000/ USD 500 per day.
III Điều khoản 3: Điều khoản thanh toán:

Hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C trả ngay 100% tổng giá trị của hợp

7


đổng bán hàng. Người mua nên mở L/C trong vòng 7 ngày sau khi Hợp đồng
bán hàng được kí và có hiệu lực.
Ngân hàng người bán:
- Người hưởng lợi: Công ty TNHH Kẻ Gỗ
- Số tài khoản: 049 137 000 0868
- Tên ngân hàng: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng
Long.
- Địa chỉ ngân hàng: 98 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Thành
phố Hà Nội, Việt Nam
- Mã SWIFT: BFTVVNVX049
IV Điều khoản 4: Chứng từ:

-Hóa đơn thương mại đã ký: 3 bản gốc
-Đóng gói: 3 bản gốc
-Chứng nhận xuất xứ loại D: 01 bản gốc + 01 bản sao
-Vận đơn đường biển: 3 bản gốc + 3 bản sao
-Chứng nhận hun trùng: 2 bản gốc
-Chứng nhận bảo hiểm hàng hóa: 2 bản gốc

V Điều khoản 5: Kiểm tra hàng hóa khi hàng đến nơi:

8


Đây là điều khoản quan trọng và cần phải có trong hợp đồng để tránh các bên bị
thiệt.
Người mua tiến hành kiểm tra chất lượng và số lượng hàng hóa tại nhà máy
của họ do bộ phận kiểm tra chất lượng của công ty họ thực hiện. Người mua sẽ
thông báo cho người bán nếu có bất kỳ lỗi kỹ thuật hay phế phẩm nào sau khi
nhận hàng hóa. Người mua sẽ cung cấp những hình ảnh như là bằng chứng để
người bán bồi thường thiệt hại.
- Địa điểm kiểm tra hàng hóa: Tại nhà máy của người mua
- Người kiểm tra: thanh tra nội bộ công ty người mua.
(*) Điều khoản kiểm tra chất lượng, số lượng trên còn mắc 1 số lỗi sai như chi
phí kiểm tra này thì ai sẽ là người trả và cần thêm 1 số ý sau:
- Bên mua sẽ chịu mọi chi phí kiểm tra chất lượng và số lượng hàng hóa đến.
- Bên mua có quyền đòi bên bán:
+ Gửi ngay lập tức hàng hóa với chất như đã cam kết trong hợp đồng này trong
vòng 7 ngày làm việc sau khi nhận được khiếu nại.
+ Thay thế những phần hoặc toàn bộ hàng hóa không đảm bảo bằng những
phần hoặc hàng hóa mới, đảm bảo chất lượng theo đúng quy định trong hợp
đồng, các chi phí liên quan do bên bán chịu.
- Bên bán phải giải quyết khiếu nại của bên mua trong vòng 7 ngày kể từ khi
nhận được khiếu nại.
- Bên mua có quyền từ chối không nhận hàng nếu xét thấy có sự khác biệt về
số lượng và chất lượng đã ghi trong hợp đồng.
VI Điều khoản 6: Các điều kiện khác

9



Bất kỳ sự thay đổi và sửa đổi nào trong hợp đồng này nên được đồng ý bởi các
bên tham gia viết.
Các điều kiện và điều khoản khác, những cái không được đề cập ở đây, sẽ
được đề cập ở Incoterms 2010.
=> Điều khoản này chưa chặt chẽ, chưa cụ thể những điều kiện khác là gì. Nó
có thể là chi phí (cost), rủi ro (risk),… Cần phải viết rõ ràng các điều kiện ảnh
hưởng tới hợp đồng bán hàng này.
Sự phân xử về tranh chấp sẽ được quyết định bởi cả 2 bên tham gia, nếu đạt
được thỏa thuận thì sẽ đưa ra xét xử tại phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam. Phán quyết của trọng tài là cuối cùng và ràng buộc cả 2 bên. Tất cả các
chi phí phát sinh do bên thua kiện trả.
 Địa điểm trọng tài bên trên hoàn toàn đúng, vì thế nó hoàn toàn có hiệu
lực. Nhưng cần phải bổ sung thêm điều kiện: “ Ngôn ngữ được sử dụng
trong phân xử là Tiếng Việt”.

Phần II: Tái hiện các bước Công ty TNHH Kẻ Gỗ phải
trải qua để xuất khẩu:
I. GIAI ĐOẠN 1: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG, TIẾP CẬN ĐỐI TÁC:
1. Nghiên cứu hàng hóa
- Đặc tính cơ bản của ván gỗ ép, yêu cầu về ván gỗ ép của thị trường
- Các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất ván gỗ ép thương mại từ bạch
đàn: nguyên liệu, nhân công, máy móc, trình độ kỹ thuật,…
- Cung Cầu
- Chu kỳ, vòng đời sản phẩm
- Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu:
Re = Fe/De
Fe: số ngoại tệ thu được từ xuất khẩu
10



De: số ngoại tệ phải bỏ ra để xuất khẩu
 Số nội tệ bỏ ra để thu về 1 đơn vị ngoại tệ thông qua xuất khẩu.
2. Nghiên cứu thị trường
- Xác định mục tiêu nghiên cứu: Thâm nhập thị trường gỗ ván ép từ bạch
đàn ở Malaysia.
- Nội dung nghiên cứu:
+ Môi trường kinh doanh tại Malaysia
+ Chính sách kinh tế tại Malaysia
+ Quan hệ cung cầu, dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu
dùng của người Malaysia
+ Điều kiện địa lý và giao thông vận tải ở Malaysia
+ Quan hệ ngoại giao, thương mại giữa Việt Nam và Malaysia
+ Quy mô và triển vọng tăng trưởng
+ Xu hướng thị trường
- Phân tích thị trường:
+ Tìm kiếm thông tin
+ Phân khúc thị trường
+ Lựa chọn thị trường mục tiêu
3. Nghiên cứu đối tác:
- Nghiên cứu công ty WOODMAC MACGINERY SDN BHD về tư cách pháp
lý, Cơ cấu tổ chức và quy mô hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, khả năng tài
chính, tình hình hoạt động kinh doanh, uy tín và vị trí trên thị trường.
4. Phương pháp tiến hành nghiên cứu:
- Điều tra qua tài liệu sách báo
- Mua thông tin
5. Lập phương án kinh doanh

11



GIAI ĐOẠN 2: CHUẨN BỊ KÍ KẾT HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
1. Chuẩn bị nguồn hàng để xuất khẩu
a. Chuẩn bị nguồn hàng để xuất khẩu
b. Đóng gói, bao bì.
c. Kiểm tra sơ bộ hàng hóa
d. Định giá hàng xuất khẩu, quy dẫn giá cùng điều kiện thương mại quốc tế:
CIF = (FOB + F)(1-110%r)
2. Hỏi hàng/Chào hàng/Đặt hàng/Hoàn giá/Chấp nhận/Xác nhận
3. Đàm phán
GIAI ĐOẠN 3: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU:
Bước 1: Xin phép xuất khẩu, C/O:
1. Xin phép xuất khẩu
2. Xin giấy chứng nhận xuất xứ (mẫu D: Xuất khẩu trong khối ASEAN) do Bộ
Công Thương cấp (C/O)

12


Bước 2: Yêu cầu công ty WOODMAC MACHINERY SDN BHD thực hiện
thủ tục thanh toán:
1. Giục người mua mở L/C
2. Kiểm tra L/C
3. Đối chiếu với Hợp đồng mua bán

Bước 3: Công ty TNHH Kẻ Gỗ chuẩn bị hàng hóa theo hợp đồng:
1. Thu gom tất cả số lượng ván gỗ ép cần xuất khẩu: 1402 Chiếc
2. Chuẩn bị 16 pallets ( 16 bao kiện)
3. Lập Packing list


13


4. Kiểm tra và lấy giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

14


Bước 4: Thuê tàu:
-Công ty TNHH Kẻ Gỗ thuê công ty vận tải TNN ( TNN Logistic Company)
vận chuyển số hàng hóa trên.
-Căn cứ thuê tàu theo điều kiện CIF Incoterms 2010.
Bước 5: Mua bảo hiểm:
- Công ty TNHH Kẻ Gỗ tiến hành mua bảo hiểm của Công ty TNHH Bảo hiểm
QBE ( QBE Insurance (Việt Nam) Company Limited ).
- Căn cứ mua bảo hiểm theo điều kiện CIF Incoterms 2010.

15


Bước 6: Thông qua xuất khẩu:
1. Khai và nộp tờ khai hải quan, nộp và xuất trình các bộ chứng từ thuộc bộ hồ
sơ hải quan
2. Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải tơi địa điểm quy định để kiểm tra thực tế
3. Thực hiện các nghĩa vụ tài chính ( thuế, lệ phí,…)
Bước 7: Giao hàng: Giao hàng đóng trong container
1. Thuê container
2. Làm thủ tục hải quan
3. Đóng hàng, niêm phong kẹp chì

4. Mang hàng tới CY
5. Lấy B/L

16


Bước 8: Làm thủ tục thanh toán: Thanh toán bằng L/C:
Công ty TNHH Kẻ Gỗ lập bộ chứng từ đúng quy định có trong hợp đồng mua
bán gồm có:
-Hóa đơn thương mại : 3 bản gốc

17


-Đóng gói: 3 bản gốc
-Chứng nhận xuất xứ loại D: 01 bản gốc + 01 bản sao
-Vận đơn đường biển: 3 bản gốc + 3 bản sao
18


-Chứng nhận hun trùng: 2 bản gốc
-Chứng nhận bảo hiểm hàng hóa: 2 bản gốc
Sau đó gửi bộ chứng từ tới ngân hàng thanh toán trong thời hạn hiệu lực của
LC. L/C có hiệu lực từ ngày 18 tháng 06 năm 2014 đến 17 tháng 07 năm 2014
Bước 9: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

19


Phụ lục

Bộ chứng từ liên quan đến Hoạt động Xuất khẩu “Ván gỗ ép thương mại từ
bạch đàn 7 lớp của công ty TNHH Kẻ Gỗ”:
-Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại đã kí)
-Packing list (Đóng gói)
-Certificate of Origin Form D (Chứng nhận xuất xứ loại D)
-Bill of Lading (Vận đơn đường biển)
-Fumigation certificate (Chứng nhận hun trùng)
-Insurance certificate (Chứng nhận bảo hiểm hàng hóa).

20



×