Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến GIÁ VÀNG VIỆT NAM từ 12009 đến 82012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.8 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU:

“ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIÁ
VÀNG VIỆT NAM
TỪ 1/2009 ĐẾN 8/2012 ”

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1. Ngô Chí Nhân
2. Bùi Nguyên Đại Thạch
3. Mạc Ngọc Thanh
4. Nguyễn Đình Dũng
5. Trần Hữu Dụng
6. Lưu Văn Thành
7. Đỗ Trọng Đăng Khoa
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN :

Ths.Nguyễn Ngọc Danh

TP. HCM Ngày 23/09/2012.


1. Đặt vấn đề:
Trong thời điểm hiện nay, Việt Nam đang ở bối cảnh kinh tế vô cùng phức tạp, không chỉ
khó khăn và phức tạp cho các nhà điều hành chính sách kinh tế vĩ mô mà còn ảnh hưởng đến
quyết định của các nhà đầu tư đến tìm kiếm lợi nhuận cho mình. Trong những năm gần đây, với
sự tụt dốc của thị trường chứng khoán cùng với sự đóng băng của thị trường bất động sản thì thị


trường vàng chính là điểm đến hấp dẫn nhất của những nhà đầu tư cũng như việc dự trữ tài sản
thực có giá trị cao và không bị mất giá theo thời gian.
Từ trước đến nay, giá vàng luôn là đề tài nóng được nhiều người quan tâm và chú ý, mọi
người tranh nhau đi mua vàng và theo dõi đông tĩnh lên xuống của nó. Lý do là vì giá vàng luôn
dao động biến đổi không ngừng, khiến cho người dân và các nhà đầu tư thích thú về mức sinh lời
của nó, ở đây chính là cơ hội kinh doanh vàng và khả năng biến động của các thị trường khác
như thị trường bất động sản, thị trường ngoại hối. Nắm bắt được chiều dao động của giá vàng là
coi như nắm được khả năng đầu tư kiếm lợi cao, hoặc cũng có thể hạn chế rủi ro đến mức thấp.
Tuy nhiên, để nắm bắt rõ chiều hướng dao động đáng ngạc nhiên của giá vàng quả là một điều
không dễ. Vì vậy cần phải nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự dao động của giá vàng không chỉ
là cần thiết đối với các nhà đầu tư, người dân mà ngay cả nhà nước cũng nên biết để có những
điều chỉnh họp lý góp phần làm ổn định nền kinh tế. Đây chính là nguyên nhân nhóm quyết định
chọn đề tài nghiên cứu là: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam.
Khác với tiền, vàng là loại tài sản dường như không bị mất đi giá trị qua các chế độ khác
nhau. Vì vậy, ngày xưa người dân Việt Nam ta đã có thói quen quan trọng là cất giữ vàng. Hơn
nữa, để đánh giá mức độ giàu nghèo người ta còn thường xem ai có nhiều vàng hơn, vì thế vàng
ngày xưa thường được chon giấu khắp nơi trong nhà chứ không đem ra đầu tư như bây giờ.
Chính vì sự quan trọng đó, vàng được xem như chuẩn để đánh giá giá trị các loại bất động sản,
được dùng để làm phương tiện trong giao dịch bất động sản. Mặt khác, đối với người Việt Nam
ta, mỗi khi vàng lên giá thì coi như tất cả các loại sản phẩm đều lên giá, thậm chí như rau, củ,
quả,…cũng hàng loạt lên giá theo. Đó là những điều dễ thấy được về sự biến động của giá vàng.
Tuy nhiên, đối với nền kinh tế, tình trạng lạm phát tăng cao đã làm giá cả leo thang nhanh chóng,
lãi suất cho vay trong thời gian vừa qua cũng tăng cao cùng với hiện tượng tích trữ đầu cơ đã gây
ra sự hoang mang trong nền kinh tế, mọi người đổ xô đầu tư vào thi trường vàng để bảo vệ giá trị
của đồng tiền và kiếm lời, chính điều đó đã làm giá vàng nhảy cao lên cao tạo ra một bong bóng
vàng khổng lồ không thể kiểm soát được, khi mọi người đổ xô mua vàng rồi lại nhanh chóng bán
nó, làm cho bong bóng vàng không thể kiểm soát được sự đổ vỡ, gây nên rủi ro cao, đặc biệt là
đối với các nhà đâu tư hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng là một đề
tài khá tuy không mới nhưng được khá nhiều người quan tâm.
Tên đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam từ 1/2009 đến nay”



Lợi ích đem lại từ đề tài
Nhóm nghiên cứu đề tài mong muốn mang lại những lợi ích thực tiễn sau:
-

Đối với nhà đầu tư: Có thể nắm bắt được thời điểm kinh doanh thuận lợi nhất để đạt được
lợi lợi nhuận cao nhất cũng như giảm thiểu rủi ro trên thị trường vàng.
Đối với người tiêu dùng: hiểu được sâu sắc về vàng và sử dụng đúng mục đích, để mua
về sử dụng đúng thời điểm.
Đối với chính phủ: Chính phủ có thể đưa các chính sách phù hợp nhằm ổn định nền kinh
tế trong nước, ổn định giá vàng trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Đồng thời, nhóm hy vọng đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị cho những nghiên
cứu sau về thị trường vàng cũng như về những quyết định chọn mua của khách hàng
trong lĩnh vực bất động sản.

2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới giá vàng Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá tác động của từng nhân tố tới giá vàng của Việt Nam.
- Tác động của giá vàng tới kinh tế Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu:
3.1. Câu hỏi mục tiêu: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam?
3.2. Câu hỏi nghiên cứu:
- Mối quan hệ giữa thị trường vàng và dầu?
- Giá dầu ảnh hưởng tới giá vàng trong dài hạn như thê nào?
- Dữ trữ vàng của các nước lớn trên thế giới hiện nay ảnh hưởng như thế nào tới giá vàng?
- Phân tích mối quan hệ giữa vàng và mức giá chung, lạm phát và biến động của lạm phát?

- Những biến động giá vàng tác động đến tài chính và chính trị như thế nào?
- Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái tới giá vàng?
- Thị trường chứng khoán ảnh hưởng như thế nào tới giá vàng?
- Việt Nam cần thực hiện những chính sách gì để ổn định giá vàng?


4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Thị trường Việt Nam
- Thời gian: 1/ 2009- 8/2012


5. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết:
5.1. Các khái niệm:
Vàng là tên nguyên tố hoá học có kí hiệu Au (L. aurum) và số nguyên tử 79 trong bảng
tuần hoàn. Là kim loại chuyển tiếp (hoá trị 3 và 1) mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và
chiếu sáng, vàng không phản ứng với hầu hết các hoá chất nhưng lại chịu tác dụng của nước
cường toan (aqua regia) để tạo thành axít cloroauric cũng như chịu tác động của dung
dịch xyanua của các kim loại kiềm. Kim loại này có ở dạngquặng hoặc hạt trong đá và trong các
mỏ bồi tích và là một trong số kim loại đúc tiền. Vàng được dùng làm một tiêu chuẩn tiền tệ ở
nhiều nước và cũng được sử dụng trong các ngành trang sức, nha khoa và điện tử.
Chế độ bản vị vàng: Đây là chế độ tiền tệ trong đó vàng được chọn là kim loại tiền tệ.
Dưới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) cam kết sẵn
sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu. Các chính phủ sử dụng thước đo giá trị cố
định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt của chính phủ nước khác bằng vàng sẽ có liên hệ
tiền tệ ấn định (lượng tiền mặt lưu hành, tỷ giá quy đổi, v.v..)
Đơn vị đo lường
Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị
là cây (lượng hay lạng) hoặc chỉ. Một cây vàng nặng 37,50 g. Một chỉ bằng 1/10 cây vàng. Trên
thị trường thế giới, vàng thường được đo lường theo hệ thống khối lượng troy, trong đó 1 troy
ounce (ozt) tương đương 31,1034768 gram.

Tuổi (hay hàm lượng) vàng được tính theo thang độ K (Karat). Một Karat tương đương
1/24 vàng nguyên chất. Vàng 99,99% tương đương với 24K. Khi ta nói tuổi vàng là 18K thì nó
tương đương với hàm lượng vàng trong mẫu xấp xỉ 75%
Chỉ số VN-Index:
VnIndex được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tính toán theo phương pháp chỉ số giá
bình quân Passcher.
VN - Index được tính theo công thức sau:

Vn-Index =
P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i
Q1i: Khối lượng đang lưu hành (khối lượng niêm yết) của cổ phiếu i
P0i: Giá của cổ phiếu i thời kì gốc
Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kì gốc


5.2. Các lý thuyết và mô hình nghiên cứu liên quan
5.2.1 Giá vàng và lạm phát, tỷ giá hối đoái và thị trường chứng khoán:
Theo Eric J. Levin & Robert E. Wright (2006), đây là bài nghiên cứu khoa học nghiên
cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng trong ngắn hạn và dài hạn ở Mỹ, sử dụng
mô hình hồi quy Cointegration. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Có bằng chứng kết luận có một
mối quan hệ lâu dài giữa giá vàng và mức giá chung tại Mỹ. Với bài nghiên cứu này, các tác giả
đã đưa ra những lời khuyên cho các nhà đầu tư và nhà làm chính sách. Đối với tài liệu nghiên
cứu “ short run and long run of determinants of gold prices” tác giả đã nêu ra vấn đề chính đó là:
-Mối quan hệ giữa giá vàng và mức giá chung, lạm phát và biến động của lạm phát.
-Biến động của giá vàng gắn liền với những rủi ro về tài chính và chính trị.
Để giải đáp cho hai vấn đề trên, tác giả đã đưa ra những số liệu cụ thể: Trong tháng 12
năm 2005 giá vàng đã vượt qua 500 USD mỗi ounce, đây rào cản cho lần đầu tiên kể từ năm
1981. Tăng giá này tiếp tục đạt $ 548 vào giữa tháng 1 năm 2006. Trong tháng 4 năm 2001, giá
vàng ở mức thấp $ 260 (trung bình hàng tháng). Lấy ngày này như một điểm chuẩn, giá vàng đã
có hiệu quả tăng gấp đôi trong năm năm. Mặc dù sự gia tăng này không nghi ngờ gì là rất ấn

tượng, nó đã được trước một sự suy giảm dài từ một cao điểm hàng tháng trung bình của mọi
thời đại $ 674 vào tháng 9 năm 1980.
Từ quan điểm kinh tế và tài chính, biến động giá vàng thật sự thú vị và quan trọng.
Người ta thường cho rằng đầu tư vào vàng gắn liền với những lo ngại về lạm phát gia tăng và rủi
ro chính trị. Tuy nhiên, thị trường tài chính hiện tại không thấy các triệu chứng cổ điển kết hợp
với nỗi sợ hãi này. Trái phiếu thị trường Mỹ cho thấy lãi suất dài 35 năm ở mức thấp dưới 5%,
trong khi lạm phát hàng năm là khoảng 3%. Câu trả lời cho nghịch lý này rõ ràng có thể nằm
trong mức độ mà Mỹ là trong nợ nần. Trong ba năm qua, thâm hụt thương mại tích lũy vượt quá
$ 1,8 nghìn tỷ đồng, trong khi thâm hụt tài khoản vãng lai đạt 2 nghìn tỷ USD. Năm ngoái, thâm
hụt tài khoản vãng lai của Mỹ đạt 6,4% GDP. Có lý do để nghĩ rằng điều này có thể dẫn đến sự
mất giá lớn hơn nữa của đồng USD.
Để giải thích rõ ràng, tác giả sử dụng mô hình thực nghiệm đơn giản:
Pg = f(PUSA, πUSA, V(π)uSA, PWORLD, WWORLD, V( π)WORLD,YWORLD, ER, Rg, CRDP, Risk, θ)
Trong đó:
Pg là giá vàng danh nghĩa (USD/ ounce)
PUSA là chỉ số giá tiêu dùng tại Hoa Kỳ; π USA là tỷ lệ của sự thay đổi trong chỉ số giá bán
lẻ của Mỹ;
V (π) là sự biến động của lạm phát của Mỹ đo như độ lệch chuẩn chia cho trung bình của
12 tháng qua;


PWORLD la chỉ số giá thế giới;
WWORLD là tỷ lệ của sự thay đổi trong chỉ số giá thế giới;
V (π) là sự biến động của lạm phát thế giới đo bằng độ lệch chuẩn chia cho trung bình của 12
tháng qua;
Y: là thu nhập thế giới.
ER là "chi số tiền danh nghĩa
Rg là tỷ lệ cho thuê vàng;
CRDP là mặc định phí bảo hiểm rủi ro tín dụng;
Risk: là một chỉ số của rủi ro chính trị.

θ là một tập hợp các biến giả nhằm nắm bắt các yếu tố quyết định vô hạn của giá vàng
Tóm lại, mô hình giả thuyết rằng: giá vàng được xác định bởi mức giá, lạm phát,
biến động lạm phát, thu nhập, tỷ giá của thế giới và Mỹ; tỷ lệ vàng cho thuê, đầu tư thay
thế, phí bảo hiểm, rủi ro tín dụng, rủi ro chính trị hoặc tài chính. Các dữ liệu được sử dụng
trong mô hình là những quan sát hàng tháng bao gồm các giai đoạn từ tháng 1 năm 1976 đến
tháng 8 năm 2005. Điều đáng lưu ý (như được thảo luận dưới đây) rằng chỉ số rủi ro chính trị chỉ
có sẵn từ tháng 1 năm 1984 trở đi, trong đó có hậu quả đối với cách thức mà giá vàng được mô
hình hóa.
Kết luận: Các kết quả phân tích thực nghiệm phù hợp với quan điểm rằng có một thời
gian dài cho rằng có mối quan hệ giữa giá vàng và mức giá chung tại Mỹ. Cụ thể hơn, một phần
trăm gia tăng lạm phát của Mỹ thì giá dài hạn của vàng ước tính tăng khoảng một phần trăm.
Một phần trăm tăng giá dài hạn của vàng thì làm tăng một phần trăm trong mức giá chung của
Mỹ trong khoảng tin cậy 95%. Tuy nhiên, có sai lệch từ mối quan hệ dài hạn giữa giá vàng gây
ra bởi những thay đổi ngắn hạn trong tỷ lệ lạm phát của Mỹ, như biến động lạm phát, rủi ro tín
dụng, thương mại trọng đồng USD, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ vàng cho thuê ngắn hạn. Mất khoảng
5 năm cho mối quan hệ dài hạn giữa giá vàng và mức giá chung được phục hồi sau bất kỳ cú sốc
gây ra một độ lệch trong mối quan hệ lâu dài.
Hai vấn đề chính vẫn chưa được giải quyết. Các mối quan tâm đầu tiên là vàng như một
hàng rào lạm phát dài hạn cho các quốc gia khác ngoài Mỹ. Nếu giá vàng được tính bằng đô la
Mỹ và vàng là một hàng rào lạm phát của Mỹ, thì nắm giữ vàng là lợi nhuận cho các nhà đầu tư
trong nước khi mà tiền tệ mất giá so với đồng đô la Mỹ nhiều hơn yêu cầu bồi thường cho các sự
khác biệt giữa các nước và tỷ lệ lạm phát Mỹ. Đó là điều chắc chắn chứ không phải ngẫu nhiên
mà các quốc gia tiêu thụ vàng lớn.
Thứ hai, biến thời gian không giải thích được. Lý do căn bản cho nghiên cứu này là để cải thiện
độ tin cậy của một phát hiện trước đó (Ghosh et al, 2004) không thể bị từ chối giả thuyết rằng
vàng là một hàng rào chống lại lạm phát dài hạn ở độ tin cậy 10%. Nghiên cứu này được cải
thiện mức độ tin cậy 5% bằng cách kéo dài thời gian lấy mẫu và thêm vào trong các biến bổ sung


giải thích bao gồm cả lạm phát ở Mỹ và lạm phát thế giới, biến động, rủi ro tín dụng và rủi ro

chính trị. Tuy nhiên biến thời gian vẫn còn. Chúng tôi tin rằng các chỉ số rủi ro chính trị được sử
dụng trong phân tích có thể được cải thiện trong hai cách. Sự đột biến giá vàng trong nước còn
lại có thể được giải thích bằng cách sử dụng các chỉ số rủi ro chính trị hoặc nhóm các nước sản
xuất dầu thay vì chỉ số rủi ro chính trị tổng hợp.
Cuối cùng, là chính sách này phân tích tiềm năng cho các nhà đầu tư vàng. Một trong những ý
nghĩa quan trọng liên quan đến sự mất giá đồng đô la Mỹ có khả năng cần thiết để khôi phục lại
sự cân bằng tài khoản vãng lai của Mỹ. Có vẻ như có một sự đồng thuận USD khấu hao là không
thể tránh khỏi, vấn đề chỉ là khi nào nó sẽ xảy ra và liệu việc điều chỉnh sẽ được thuận lợi hay
khó khăn. Jarrett (2005) liệt kê 14 ước tính khi đồng đôla mất giá sẽ là cần thiết để khôi phục lại
sự mất cân bằng trong thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ. Những ước tính từ 12% và 90%. Nếu
vàng là một hàng rào chống lại lạm phát dài hạn, và nếu nó là sự thật rằng đồng đôla mất giá so
với các đồng tiền khác là không thể tránh khỏi, nên chủ sở hữu tài sản lợi nhuận từ việc nắm giữ
vàng trong giai đoạn này vì hai lý do.
Lý do đầu tiên là đồng đôla mất giá, giá đôla thấp hơn giá vàng cho các nhà đầu tư bên
ngoài của Hoa Kỳ, và điều này sẽ làm tăng nhu cầu đối với vàng và tăng giá đồng đô la. Đó là
trong mối quan hệ dài hạn giữa mức giá và giá vàng. Lý do thứ hai là đó khấu hao đô la có thể sẽ
nâng cao tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ, và vàng sẽ hoạt động như một phòng ngừa lạm phát trong
giai đoạn này. Trong bối cảnh này, điều quan trọng là cần lưu ý rằng Bộ Tài chính Mỹ phát hành
Chứng khoán sẽ không chống lại lạm phát bởi vì sự gia tăng lạm phát chủ yếu là do thuế.
Bastaetal (1996) và Kinney (1999) cho thấy lạm phát vượt quá 5% hàng năm có thể gây ra thuế
đối với sự nâng lên lạm phát.

5.2.2. Giá vàng và giá dầu thô:
Trong bài nghiên cứu “ Gold and Oil Futures Markets: Are Markets Efficient” của Paresh
Kumar Narayan, Seema Narayan và Xinwei Zheng đã đưa ra hai vấn đề chính, đó là:
- Mối liên hệ giữa hai thị trường vàng và dầu.
- Mối quan hệ dài hạn giữa hai thị trường vàng và dầu.
Để giải thích cho mối liên hệ giữa hai thị trường vàng và dầu, tác giả đã đưa ra hai kênh
chính đó là kênh lạm phát và kênh doanh thu từ xuất khẩu. Dựa vào đó, tác giả tiếp tục đưa ra ba
giả thuyết với ba mô hình hồi quy tương ứng với từng giả thuyết. Dữ liệu được sử dụng là chuỗi

thời gian hàng năm trong giai đoạn 1963-2008 tại Mỹ.
Giả thuyết 1: giá dầu tăng làm lạm phát tăng.
π t = α0 + α1 goilt + εt
Giả thuyết 2: lạm phát dẫn đến sự tăng giá vàng.
Ggoldt = β0 + β1 π t + μt


Giả thuyết 3: nếu hai giả thuyết trên đúng thì sự tăng giá dầu thực sự có ảnh hường tới sự tăng
giá vàng.
Ggoldt = θ0 + θ1 goilt + ωt
Trong đó:
π: tốc độ tăng trưởng của CPI
goil: giá dầu trung bình
Ggold: giá vàng
Kết quả cho thấy rằng: thực sự có một tác động đáng kể từ việc giá dầu tăng đến việc tăng giá
vàng và mực tác động nằm vào khoảng 3.1%.
Để giải thích cho mối quan hệ dài hạn của thị trường vàng và dầu, tác giả dùng các thực nghiệm
theo hình thức chuỗi thời gian để kiểm tra các luận cứ trong mối quan hệ dài hạn giữa vàng và
dầu, đặc biệt là giá giao ngay và giao sau. Tác giả dẫn ra ba mô hình thay đổi cơ cấu của Gregory
và Hansen (1996), đó là:
Mô hình 1: thay đổi cấp độ (mô hình C)
gold t = α1 + α 2 Dτ + βoilt + µt
Mô hình 2 : thay đổi cấp độ và xu hướng (mô hình C/T)
gold t = α1 + α 2 Dτ + β 0 t + β τ oil2t + µt
Mô hình 3: thay đổi chỉnh thể (mô hình C/S)
goldt = α1 + α 2 Dt + β0t + β1 oil2t + β2 oil2t Dt + µt
Kết luận: Qua bài nghiên cứu này cho thấy rằng thị trường vàng và dầu giao ngay hay giao sau
trong kỳ hạn 10 tháng thì có ảnh hưởng với nhau về thời gian. Điều này có nghĩa rằng, nhà đầu
tư sử dụng vàng như một cách để tránh ảnh hường của lạm phát. Ngoài ra, có thể dùng giá dầu
để dự đoán giá vàng và ngược lại



5.2.3 Dự trữ vàng của ngân hàng trung ương:
Để tìm hiểu về dự trữ vàng của thế giới cũng như các quốc gia lớn, trong bài “central
bank and gold puzzles”, Joshua aizenman và kenta Inoue nêu ra 2 vấn đề chính cần làm sáng tỏ:
-Thứ 1: Tại sao ngân hàng trung ước của các nước thuộc OECD (tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế) lại nắm giữ một trữ lượng lớn vàng trong suốt thời gian năm mươi năm qua?
-Thứ 2: Báo cáo khuynh hướng nắm dữ vàng so với tổng dự trữ trữ của các nước lớn trên
thế giá. Từ đó đánh giá được giá trị của việc nắm giữ một trữ lượng lớn đó.
Để trả lời câu hỏi thứ nhất, tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy “the econometric
specification explaining international reserve” của Cheung and Ito (2009). Mẫu được chọn là 22
nước phát triển gồm Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha, Australia, Canada, Đan Mạch, Iceland, Nhật Bản, New Zealand, Na Uy, Thụy
Điển, Thụy Sĩ, Vương Quốc Anh , và Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy rằng: trong lịch sử có một sự
phụ thuộc rất lớn giữa (tỉ lệ dự trữ vàng )/GDP và (tỉ lệ dự trữ ngoài vàng)/GDP, vàng chiếm 1 tỷ
trọng cao trong tổng dự trữ của ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD. Các yếu tố quyết
định của tỷ lệ dự trữ vàng vẫn còn có khả năng thay đổi theo thời gian, và cũng khác nhau trong
từng thời kỳ, đặc biệt là trước hay là sau khủng hoảng kinh tế. Hơn nữa qua phân tích, tác giả
cho thấy rằng cường độ nắm giữ vàng có thể được tương quan với sức mạnh kinh tế.
Vấn đề thứ 2 là báo cáo tỉ lệ nắm giữ vàng của một số nước lớn trên thế giới. Về phía khu
vực Euro, Tỉ lệ nắm giữ vàng trên nợ chính phủ lớn nhất là Đức (10%) và thứ nhì là Bồ Đào Nha
(9%), báo cáo cũng cho thấy số lượng vàng được nắm giữ ở một số cường quốc mới nổi có sự
gia tăng mạnh: Trung Quốc ( đứng thứ 6 so với thế giới), Nga ( đứng thứ 8), Ấn độ ( đứn thứ
11). Từ những báo cáo này, tác giả đã chỉ ra rằng các nước lớn trên thế giới có khuynh hướng
nắm giữ trữ lượng vàng ngày một nhiều hơn, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dự trữ quốc gia, nó
như là một tín hiệu nhằm chứng minh sức mạnh kinh tế của mình. Mặc khác cũng nhằm đảm bảo
sự đa dạng hóa trong dự trữ quốc gia, giảm thiểu rủi ro khi khủng hoảng toàn cầu xảy ra.
Kết luận: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vàng giữ một vị trí độc tôn trong danh mục đầu tư của các
ngân hàng trung ương - được nắm giữ với trữ lượng một cách thụ động trong lịch sử.
Vị thế hay tỉ lệ nắm giữ vàng của ngân hàng trung ương nhiều hay ít là tín hiệu nhằm

chứng minh sức mạnh kinh tế quốc gia đó. Cường độ nắm giữ giữ vàng có liên quan rất lớn đến
các “thế lực toàn cầu” như là các đế chế trong lịch sử, các quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản hay các quốc gia nắm các đơn vị tiền tệ chủ chốt trên thế giới. Cường độ
nắm giữ vàng trên thế giới cũng khác nhau theo từng thời kỳ, trong chiến tranh hay hòa bình,
trước hay sau khủng hoảng kinh tế thế giới.
Mặc khác, khuynh hướng nắm giữ ngày càng lớn trữ lượng vàng của ngân hàng trung
ương các nước lớn trên thế giới, điều đó một mặt nhằm thể hiện sức mạnh kinh tế, mặt khác
nhằm giảm thiểu những chỉ trích có thể xảy ra khi mà giá vàng sụt giảm.


Qua bài nghiên cứu này, chúng ta có thể thấy được rằng Việc nắm giữ vàng của ngân
hàng trung ương các nước lớn trên thế giới cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới,
từ đó ảnh hưởng đến giá vàng ở Việt Nam, góp phần làm sáng tỏ hơn về các biến nhiễu (sai số
Ui) khi chúng tôi lập hàm hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên bài nghiên cứu trên cũng chưa chỉ ra được những tác động tích cực hay tiêu cực trong
tương lai của việc nắm giữ ngày càng nhiều trữ lượng vàng của các nước lớn trên thế giới.

5.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất:
Nhóm chúng tôi đưa ra mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng như sau:
- Giá vàng Thế giới (Pw)
- Tỉ giá hối đoái ( E)
- Lạm phát ( Lf )
- Thị trường chứng khoán (V)
- Lãi suất cơ bản (Ri)
- Giá dầu thô (De)
- Nguồn cung vàng (S)
- Tâm lí nhà đầu tư (T)
- Dự trữ vàng của ngân hàng trung ương (RE)
(nguồn cung vàng, tổng sản phẩm quốc nội và dự trữ vàng của ngân hàng trung hương
được đưa vào phần sai số Ui)


Log(Pv) = f(Pw,De,Lf,V,E,Ri,S,T,RE)


6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1.Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết rằng: giá vàng thế giới, giá dầu thô, tỉ giá hối đoái, thị trường chứng khoán, lượng
cung vàng, tâm lí nhà đầu tư, dự trữ vàng của ngân hàng trung ương là những yếu tố ảnh hưởng
đến giá vàng Việt Nam.
6.2 Các loại số liệu cần thu thập cho nghiên cứu:
Số liệu của các biến sử dụng trong mô hình: số liệu thứ cấp được trích xuất, thu thập theo
chuỡi thời gian từ tháng 1/2009 đến 8/2012 từ các website bên dưới.
Nhân tố

Biến đại Cơ sở dữ liệu
diện

Nguồn

Giá vàng Việt Nam Pv

Công ty vàng SJC



Giá vàng thế giới

Pw

Website GolgPrice




Tỉ giá hối đoái

E

Ngân hàng Nhà Nước VN



Chỉ số VN-index

V

Sở GDCK Tp.HCM



Lạm phát

Lf

Quỹ tiền tệ IMF



Lãi suất cơ bản

Ri


Ngân hàng Nhà Nước VN



Giá dầu thô

De

Website old price



6.2.

Phương pháp phân tích xử lý số liệu


Sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố giá vàng thế giới, giá dầu thô, chỉ
số VN-index, lạm phát, lãi suất cơ bản, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến giá vàng việt nam hay
không?

Mô hình hồi quy tuyến tính

Biến
diện

đại

Tên biến


Ghi chú

Đơn vị đo

Pv

Giá vàng ở Việt Nam

Biếnphụ thuộc

Triệu đồng/ lượng

Pw

Giá vàng thế giới

Biến độc lập

USD/ ounce

+

E

Tỉ giá hối đoái

Biến độc lập

USD/VND


-

V

Chỉ số VN- index của thị trường
Biến độc lập
chứng khoán Việt Nam

DVT

+

Lf

Tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam

Biến độc lập

%

+

Ri

Lãi suất cơ bản ở Việt Nam

Biến độc lập

%


-

De

Giá dầu thô

Biến độc lập

USD/ thùng

+

6.3.

Công cụ phân tích:

Phần mềm hổ trợ : Phần mềm Eview 4.0.

Kì vọng


7. Dự kiến cấu trúc báo cáo kết quả nghiên cứu
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

-

Đặt vấn đề:
Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết:
Các khái niệm liên quan.
Các mô hình nghiên cứu liên quan.
Mô hình nghiên cứu đề nghị.
Phương pháp nghiên cứu:
Kết quả và thảo luận:
Kết quả nghiên cứu.
Phân tích kết quả nghiên cứu.
Kết luận và đề nghị:
Kết luận.
Đề nghị giải pháp đối với nhà đầu tư, người dân,chính phủ.
Tài liệu tham khảo:
Phụ lục:
Thống kê số liệu chi tiết.
Các bản phân tích kèm theo.


Tài liệu tham khảo







Joshua Aizenman and Kenta Inoue, 2012, “Central bank and gold puzzles”, Working
Paper 17894 , national bureau of economic research,

1050 Massachusetts Avenue Cambridge, MA 02138.
Paresh Kumar Narayan, Seema Narayan and Xinwei Zheng,2010, Gold and oil futures
markets: Are Markets Efficient?, School working paper, School of Accounting, Business
and Law.
Levin, E.J. and Montagnoli, A. and Wright, 2006, Short-run and long-run determinants of
the price of gold, Project Report,World Gold Council.
Nguyễn Trọng Hoài, 2007, Các phương pháp phân tích, nghiên cứu tình huống Giá vàng:
nhân tố ảnh hưởng và báo cáo, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
Fan, Fei and Kelechi Adibe, theories of Gold Price Movement: Wisdom or Myths?, 2010,
undergraduate economic review: Vol 6: Iss. 1, Article 5.
Chau,Michael, Macroeconomic Determinants of Gold Industry Stock Returns, Honor
project, paper 26.



×