Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Nhận thức của học sinh trường THPT Yên Lạc 2 – xã Liên Châu Huyện Yên Lạc – Tỉnh Vĩnh Phúc về Sức khỏe sinh sản Vị thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.19 KB, 95 trang )

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất các số liệu,
kết quả nêu trong bài khóa luận đều hoàn toàn trung thực và xuất phát từ tình hình
thực tế của địa điểm nghiên cứu, sự nỗ lực của bản thân tôi và sự hướng dẫn tận
tình của giáo viên hướng dẫn T.S Nguyễn Huyền Linh để tìm hiểu, phân tích và
đưa ra các kết quả nghiên cứu có trong đề tài này.
Sinh viên
Đào Hồng Ngọc


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CÁC TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG, GIẢI THÍCH

SKSS

Sức khỏe sinh sản

VTN

Vị thành niên

SKSS VTN

Sức khỏe sinh sản vị thành niên



VTN HS

Vị thành niên học sinh

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

HIV/AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch

QHTD

Quan hệ tình dục

BLTQDTD

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

PTTTĐC

Phương tiện thông tin đại chúng

Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1


2


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong xu thế đổi mới, con người Việt Nam vừa là mục tiêu vừa là động lực

thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Vấn đề con người là một trong
những vấn đề luôn được xã hội coi trọng và quan tâm ở mọi thời đại. Xã hội phát
triển kéo theo các mặt khác của xã hội cũng phát triển, đặc biệt là nền văn hóa,
nhất là đang trong quá trình hội nhập. Nền văn hóa tác động nhiều mặt tới sự phát
triển của con người nói chung và học sinh nói riêng. Bên cạnh những mặt tích cực
cũng có những ảnh hưởng tiêu cực, vấn đề đang được xã hội quan tâm đó là sự du
nhập của văn hóa Phương Tây đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới lứa tuổi VTN đang
có sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất cũng như giới tính. Vì vậy vấn đề giáo dục
sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh đang được ngành giáo dục quan
tâm.Thực trạng này đã và đang trở thành mối quan tâm của gia đình, nhà trường
và toàn thể xã hội.

Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

3



Khóa luận tốt nghiệp
Xã hội càng phát triển, con người càng trở nên lạnh lùng với sự sống. Việc
giới trẻ sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, có thai, phá thai trở thành một
vòng tròn khép kín giống nhau ở khá nhiều người.(Theo Khampha.vn tình yêu
giới tính. Việt Nam: Phá thai tốp đầu thế giới)
Hiện nay, tình trạng quan hệ tình dục sớm dẫn đến tình trạng có thai ngoài ý
muốn ngày càng gia tăng. Điều này không những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và
tinh thần của người mang thai, cho gia đình, xã hội mà còn có thể dẫn tới nguy cơ
tử vong cho chính người mang thai. Đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên học sinh.
Các vấn đề mang thai và nạo phá thai ở tuổi vị thành niên gắn liền với nhận
thức sai lệch hoặc chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh
sản Ở nước ta trẻ VTN (dưới 18 tuổi) chiếm khoảng 23,8% triệu người, tức là
khoảng 31% dân số. Tuy nhiên thanh thiếu niên Việt Nam đang phải đối mặt với
nhiều thách thức: mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây lan qua đường tình dục,
nhiễm HIV, ma túy, cờ bạc, rượu chè… Theo thống kê của Hội kế hoạch hóa gia
đình năm 2014 thì Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai cao thứ 5 trên thế
giới, và là nước có tỷ lệ phá thai cao nhất khu vực Đông Nam Á trong đó 20%
thuộc lứa tuổi VTN. Chính vì vậy, các em cần có hiểu biết và nhận thức về SKSS
để tạo nền tảng vững chắc về mọi mặt để các em có đủ hành trang bước vào cuộc
sống tương lai của mình.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn thực hiện đề tài “ Nhận thức của
học sinh trường THPT Yên Lạc 2 – xã Liên Châu - Huyện Yên Lạc – Tỉnh
Vĩnh Phúc về Sức khỏe sinh sản Vị thành niên” làm đề tài cho bài khóa luận
của mình.

Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

4



Khóa luận tốt nghiệp

2.

Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của vị thành niên học sinh trường THPT Yên Lạc 2– xã Liên

Châu- Huyện Yên Lạc – Tỉnh Vĩnh Phúc về Sức khỏe sinh sản Vị thành niên.
3.

Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu trong đề tài này là học sinh trường THPT Yên Lạc 2,

với số lượng nghiên cứ là 240 em học sinh của cả ba khối 10, khối 11 và khối 12.
Trong đó có 120 học sinh nam và 120 học sinh nữ.
4.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được tiến hành ở học sinh của 3 khối đang theo học tại

trường THPT Yên Lạc 2 – xã Liên Châu – huyện Yên Lạc – Tỉnh Vĩnh Phúc trong
khoảng thời gian từ năm 2014– 2015 với tổng số là 24 lớp học với 240 em học
sinh. Khối 10, khối 11 và khối 12 mỗi khối 80 em VTN HS và chia ra làm 8 lớp
mỗi lớp 5 nam và 5 nữ.
5.

Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu được thực trạng nhận thức của VTN học sinh trường THPT Yên


Lạc 2 về một số vấn đề liên quan đến SKSS. Từ đó đề xuất một số giải pháp cụ
thể góp phần nâng cao nhận thức về SKSS cho các em VTN HS trường THPT
Yên Lạc 2.
Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

5


Khóa luận tốt nghiệp
6.

Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đối với phương pháp này tôi dùng để nghiên cứu các tài liệu có liên quan
về SKSS để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp này tôi chủ yếu điều tra, khảo sát bằng phiếu câu hỏi để xác
định thực trạng nhận thức của của VTN HS trường THPT Yên Lạc 2 về SKSS.
Đây là phương pháp nghiên cứu chính mà tôi sử dụng trong bài khóa luận của
mình.
Nội dung khảo sát Khảo sát hướng vào các nội dung cơ bản của SKSS gắn
với đối tượng là VTN HS như:
- Khái niệm SKSS, giới tính, độ tuổi;
- Tình bạn, tình yêu, hôn nhân, luật hôn nhân;
- Tình dục, xâm hại tình dục ;
- Nạo phá thai và các con đường nhiễm BLTQĐTD…
Cấu trúc bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa vào các nội dung cơ bản về
SKSS tập trung vào việc biết, hiểu và vận dụng của học sinh. Trong đó có các câu
hỏi là các câu trắc nghiệm để các em khoanh vào để tìm hiểu khả năng vận dụng

kiến thức về SKSS của VTN HS.
Kết quả của Phiếu hỏi tôi sử dụng phần mềm SPSS 16 dùng xử lý số liệu
thông tin thu thập được để tính tần số, tỉ lệ phần trăm, .... rồi đưa ra nhận xét và
bàn luận, đặc biệt là thực trạng nhận thức về SKSS của VTN HS.
6.3 Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp này tôi sử dụng chủ yếu công cụ là các câu hỏi phỏng vấn sâu
để tôi thu thập được những thông tin về quan điểm, nhận thức của các bạn học sinh
về SKSS. Bên cạnh đó còn các câu hỏi phỏng vấn sâu còn giúp tôi đánh giá nhận
thức của học sinh về SKSS, các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhận thức của VTN
Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

6


Khóa luận tốt nghiệp
HS về SKSS cũng như các mức độ ảnh hưởng của các nguồn thông tin giúp bên
ngoài của VTN HS xem các em có hiểu biết về SKSS không. Từ đó có các biện
pháp nhằm nâng cao nhận thức về SKSS của VTN HS.
6.4 Phương pháp quan sát
Trong quá trình thu thập thông tin, tôi đã trực tiếp quan sát hành vi và thái
độ ứng xử của học sinh trong trường về vấn đề SKSS. Qua đó tôi cũng có thể xem
xét các em có thái độ như thế nào đối với vấn đề tôi nghiên cứu, đồng thời có thể
xác định được tính chân thực trong câu trả lời của các em học sinh.

Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

7


Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỊ THÀNH NIÊN VÀ SỨC KHỎE
SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Vấn đề sức khỏe sinh sản (SKSS) là vấn đề khá mới mẻ và nhạy cảm. Vấn
đề này đã thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy,
từ việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục dân số cho thế hệ trẻ
mà hầu hết các nghiên cứu về SKSS ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam
thường hướng về đối tượng thanh, thiếu niên và nhất là vị thành niên và thường là
học sinh ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Có thể nói, việc
nghiên cứu SKSS nói chung và nghiên cứu SKSS vị thành niên đã được tiến hành
rất sớm trên thế giới, nhất là ở các quốc gia phát triển nhưng thường được gọi với
những tên gọi khác nhau chẳng hạn như sức khỏe vị thành niên hay giới tính, tình
dục thanh thiếu niên. Kể từ sau Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tổ chức
tại Cairo, Ai Cập năm 1994 (ICPD) khi đã có định nghĩa chính thức về SKSS thì
việc nghiên cứu SKSS nhất là cho đối tượng thanh thiếu niên đang là “mối quan
tâm của không những các nhà khoa học, các nhà giáo dục, các nhà quản lý xã hội
mà cả các bậc cha mẹ được đẩy lên một trình độ mới”[27,tr.426].
Đáp ứng chương trình hành động quốc tế và thực hiện chiến lược quốc gia
về dân số và chăm sóc SKSS, ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ XX, hoạt
động giáo dục dân số cũng đã chuyển hướng sang giáo dục SKSS nói chung và
SKSS cho vị thành niên nói riêng. Theo đó đã có hàng loạt các cuộc nghiên cứu
về SKSS đã được thực hiện. Đặc biệt hướng nghiên cứu về nhận thức, thái độ,
hành vi về SKSS ở nhóm dân số trẻ từ 15 tuổi đến 24 tuổi cũng mới thực sự được
quan tâm và phát triển trong những năm gần đây cùng với quá trình hội nhập và
đổi mới. Mặc dù còn khá mới mẻ nhưng chúng ta đã sớm nhận ra vị trí quan trọng
của giai đoạn 10 -19 tuổi trong quá trình phát triển của cuộc đời mỗi con người.
Chính vì vậy hơn mười năm qua cùng với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự
Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

8



Khóa luận tốt nghiệp
vào cuộc của các nhà khoa học, sự hỗ trợ về mặt tài chính và khoa học của các tổ
chức quốc tế, đã có hàng chục công trình và đề tài nghiên cứu về các vấn đề cơ
bản của SKSS nói chung và SKSS vị thành niên nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên
cứu đa phần thường được tiếp cận dưới góc độ Y tế - bệnh học và thời gian qua
chúng ta cũng chưa có một dự án nào một cách toàn diện với quy mô quốc gia về
SKSS vị thành niên.
Hầu hết các nghiên cứu trên khi xem xét, đánh giá về nhận thức về SKSS ở
lứa tuổi thanh thiếu niên đều cho thấy “một số lượng lớn các thanh thiếu niên
thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết sai lệch về các vấn đề giới tính và tình dục”
[40,tr.20] và “nhiều thông tin về tình dục và giới tính trong đó có nhiều nguồn
thông tin không lành mạnh có ảnh hưởng đến hành vi tình dục và gây nhiều hậu
quả rất lớn cho thanh thiếu niên” [40,tr.21] ( theo Hội thảo Khảo sát về vấn đề
giới tính và tình dục tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Nha Trang do Viện
Khoa học xã hội tổ chức)
Nhìn chung, lứa tuổi vị thành niên học sinh là lứa tuổi mới lớn nên hầu hết
đều chưa có nhận thức đầy đủ về vấn đề SKSS. Đặc biệt là với một vùng quê còn
gặp nhiều khó khăn như xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc thì nhận
thức của các em học sinh Trung học phổ thông còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy,
với đề tài Nhận thức của học sinh trường THPT Yên Lạc 2 – xã Liên Châu Huyện Yên Lạc – Tỉnh Vĩnh Phúc về Sức khỏe sinh sản Vị thành niên tôi mong
rằng qua việc nghiên cứu của tôi về đề tài này sẽ đánh giá được thực trạng nhận
thức về SKSS của các em học sinh trường THPT Yên Lạc 2 ở các khía cạnh về
hiểu biết SKSS. Từ đó đề xuất những giải pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức
của lứa tuổi vị thành niên học sinh về SKSS.
1.2

Khái niệm Nhận thức


Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

9


Khóa luận tốt nghiệp
Trong Tâm lý học thì Nhận thức là một trong những vấn đề cơ bản của
những ngành khoa học nghiên cứu về con người. Có rất nhiều các quan niệm và
khái niệm khác nhau vè nhận thức. Sau đây tôi xin đề cập đến một số khái niệm
về nhận thức theo các từ điển và quan điểm của tâm lý học như sau:
Theo Từ điển Triết học: Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong
tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền
cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải
hướng đến chân lý khách quan.
Theo Cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học”: Nhận thức là toàn
bộ các quy trình mà nhờ đó những đầu vào của cảm xúc được chuyển hóa, được
mã hóa, được lưu giữ và sử dụng
Theo Từ điển Giáo dục học: Nhận thức là quá trình hay là kết quả phản ánh
và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người. Như vậy nhận thức được
hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh.
Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam": nhận thức là quá trình biện chứng của
sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy
và không ngừng tiến đến gần khách thể
Các quan niệm khác về Nhận thức:
Nhà Tâm lý học người Đức cho rằng: “Nhận thức là sự phản ánh hiện thực
khách quan trong ý thức của con người. nhận thức bao gồm: nhận thức cảm tính
và nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và cơ sở, mục
đích và tiêu chuẩn của Nhận thức là thực tiễn xã hội”.
Mặc dù có rất nhiều các quan niệm và định nghĩa khác nhau về nhận thức
nhưng có thể kết luận khái niệm về nhận thức : Nhận thức là quá trình thu nhận

những tri thức chân thật về thế giới khách quan trong quá trình hoạt động thực
tiễn xã hội, là quá trình tâm lý phản ánh sự vật, hiện tượng xung quanh và bản
thân con người, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động của
mình.
1.3

Khái niệm THPT

Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

10


Khóa luận tốt nghiệp
Theo từ điển Tiếng Việt học sinh là những người học tập trung ở trường
THPT.
Khái niệm học sinh THPT là thuật ngữ dùng để chỉ nhóm học sinh đầu tuổi
thanh niên từ 15 đến 18 tuổi. Theo tâm lý học lứa tuổi, thanh niên là giai đoạn
phát triển bắt đầu từ tuổi dậy và kết thúc khi bước vào tuổi mới lớn.
Trong đề tài nghiên cứu này, khái niệm học sinh THPT là chỉ học sinh từ 1518 tuổi đây là độ tuổi có nhiều biến đổi mạnh mẽ về cả tâm và sinh lý, có nhiều
quan niệm mới và hành động mới.
1.4 Khái niệm vị thành niên và sức khỏe sinh sản vị thành niên
1.4.1 Khái niệm vị thành niên
Vị thành niên là một giai đoạn trong quá trình phát triển của con người (bao
gồm cả nam giới và nữ giới) với đặc điểm lớn nhất là tăng trưởng mạnh mẽ để đạt
tới sự trưởng thành về cơ thể, sự tích lũy kiến thức kinh nghiệm xã hội, định hình
nhân cách, hòa nhập cộng đồng. giai đoạn này được hiểu một cách đơn giản nhất là
giai đoạn “sau trẻ con và trước người lớn”, là gia đoạn trung gian chuyển tiếp giữa
tuổi thơ ấu và tuổi trưởng thành của mỗi cá thể được gọi là “thời kỳ vị thành niên”
Vị thành niên, từ này xuất phát từ tiếng Latinh - adolescere có nghĩa là "lớn

lên" hay "phát triển đến sự chín muồi". Giai đoạn vị thành niên là giai đoạn
chuyển tiếp giữa giai đoạn trẻ thơ sang giai đoạn trưởng thành; tâm lý học coi vị
thành niên là một giai đoạn kết nối, chuyển tiếp và đòi hỏi mỗi cá nhân phải có
những thay đổi mới để thích nghi.
Theo Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục thì tuổi vị thành
niên-thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp
Quốc (UNFPA) là lấy độ tuổi 15 - 24 tuổi.
Theo từ điển Tiếng Việt(NXB KHXH – HN, 1997) thì “VTN là những
người chưa đến tuổi trưởng thành để chịu trách nhiệm về những hành động của
mình”.

Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

11


Khóa luận tốt nghiệp
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): VTN là những cá nhân ở độ tuổi 10 - 19
tuổi; trong khi "người trẻ tuổi" hoặc "thanh niên" bao hàm những người từ 10 - 24
tuổi. Tuổi VTN được chia thành 3 nhóm tuổi:
- VTN sớm từ 10 đến 14 tuổi
- VTN trung bình từ 15 đến 17 tuổi
- VTN muộn từ 18 đến 19 tuổi.
Điều 58, bộ luật hình sự Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định:
Người chưa thành niên ( tức vị thành niên) gồm những người đã đủ 14 nhưng chưa
đủ 18 tuổi.
Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi.
Hội Kế hoạch hóa – Gia đình Việt Nam xác định vị thành niên - thanh niên
là 10 - 24 tuổi.
Vị thành niên:10 - 19 tuổi, chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn đầu từ 10 - 14 tuổi
Giai đoạn sau từ 15 - 19 tuổi
Vì có rất nhiều các khái niệm khác nhau về khái niệm vị thành niên. Nên để
-

thống nhất được khái niệm vị thành niên để tiến hành nghiên cứu và phân tích
trong đề tài của mình, tôi xin được sử dụng khái niệm của Hội kế hoạch hóa gia
đình Việt Nam vừa nêu trên vì đó là khái niệm phù hợp nhất với lứa tuổi để tài
nghiên cứu của tôi về vị hành niên học sinh trung học phổ thông và nó mang tính
khái quát cao.
1.4.2 Khái niệm sức khỏe sinh sản
Sức khoẻ sinh sản là một phần rất quan trọng của sức khỏe. Sức khỏe sinh
sản gắn với toàn bộ cuộc đời của con người, từ lúc bào thai đến khi tuổi già. Sức
khoẻ sinh sản quan tâm đến các vấn đề của bộ máy sinh sản nam nữ ở mọi lứa tuổi,
đặc biệt chú trọng đến tuổi vị thành niên và độ tuổi sinh sản.

Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

12


Khóa luận tốt nghiệp
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO): Sức khỏe sinh sản là
tình trạng khỏe mạnh về thể chất , tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan
tới hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không phải chỉ là không có
bệnh hay khuyết tật của hệ cơ quan sinh sản.
Khái niệm về SKSS được sử dụng phổ biến là theo định nghĩa tổng hợp của
Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển (ICPD) và tổ chức y tế Thế giới (WHO)
đã đưa ra định nghĩa như sau về sức khỏe sinh sản: "Sức khỏe sinh sản là một
trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội và không chỉ đơn thuần là

không có bệnh tật hoặc không ốm đau mà là mọi vấn đề liên quan đến hệ thống
sinh sản, đến các chức năng và quá trình hoạt động của nó".

-

Nội dung của SKSS:
Làm mẹ an toàn;
Kế hoạch hóa gia đình;
Nạo hút thai;
Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản;
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
Giáo dục tình dục;
Phát hiện sớm ung thư vú và đường sinh dục;
Vô sinh;
Sức khỏe sinh sản vị thành niên;
Giáo dục truyền thống về SKSS – Kế hoạch hóa gia đình.
Theo cách hiểu trên, khái niệm SKSS hàm ý là con người có thể có một cuộc

sống tình dục an toàn và thỏa mãn, có khả năng sinh sản và được tự do quyết định
khi nào và thường xuyên như thế nào trong việc này. Điều kiện cuối cùng này nói
về quyền của phụ nữ và nam giới được thông tin và tiếp cận các biện pháp
KHHGĐ an toàn, hiệu quả vừa túi tiền, có thể chấp nhận được và được tự lựa chọn
cũng như các biện pháp khác để điều hòa sinh sản mà không trái với pháp luật.
Việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thích hợp sẽ giúp cho người phụ
nữ trải qua thời kỳ thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng có cơ
Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

13



Khóa luận tốt nghiệp
may tốt nhất để có con lành mạnh, một cách lý tưởng là tham vọng hướng đến việc
tạo ra những đứa con với các tiêu chuẩn “đẹp, khỏe, cao, thông minh và ngoan”.
Từ định nghĩa trên có thể khẳng định, việc chăm sóc SKSS là một tổng thể các
biện pháp kỹ thuật và dịch vụ góp phần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc bằng cách
phòng ngừa và giải quyết cáxc vấn đề về sức khỏe sinh sản. Nó cũng bao gồm cả
sức khỏe tình dục với mục đích là đề cao cuộc sống và các mối quan hệ riêng tư,
chứ không chỉ là việc tư vấn và chăm sóc liên quan đến sinh sản và cách
BLTQĐTD.
1.4.3

Sức khỏe sinh sản vị thành niên
SKSS VTN là một trong những nội dung về SKSS liên quan, tương ứng lứa

tuổi của VTN. SKSS VTN là một trong những nội dung quan trọng của SKSS.
Trong quan niện xưa vấn đề SKSS người ta cho rằng chỉ liên quan đến
những người đã có gia đình, những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Những
trên thực tế (đặc biệt là trong sự phát triển xã hội như hiện nay) ta thấy rằng, thanh
thiếu niên chưa có gia đình chưa có gia đình cũng đã có quan hệ tình dục. Vì vậy
các vấn đề trong SKSS nói chung cũng là các vấn đề của SKSS VTN.
Các vấn đề liên quan đến SKSS VTN:
- Sự phát triển tâm, sinh lý tuổi dậy thì;
- Tình bạn, tình yêu, hôn nhân;
- Tình dục, tình dục an toàn, tình dục lành mạnh;
- Phòng tránh thai, phá thai an toàn, tránh xâm hại tình dục;
- Phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, các BLTQDTD (kể cả

1.5

HIV/AIDS).

- Quyền được chăm sóc SKSS.
Nhận thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Nhận thức về SKSS của VTN là quá trình VTN thu nhận những tri thức, kiến

thức về lĩnh vực SKSS và SKSS VTN trong quá trình hoạt động học tập, giao tiếp,
trong sinh hoạt đời sống hàng ngày, trên cơ sở những thu nhận đó để phản ánh
thành thái độ và biểu hiện ra những hành vi ứng xử hàng ngày của VTN.
Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

14


Khóa luận tốt nghiệp
Tuy nhiên, với đề tài này vấn đề đi tìm hiểu và nghiên cứu chỉ liên quan tới
vấn đề về nhận thức của VTN học sinh tức là chỉ liên quan đến khía cạnh nhận
thức. Nên trong đề tài nghiên cứu này thì nhận thức về SKSS của VTN được đề
cập đến những nội dung SKSS phù hợp với lứa tuổi VTN học sinh như sau:
-

Nhận thức về tình bạn, tình bạn khác giới;
Nhận thức về vấn đề giới tính.
Nhận thức về tình yêu, tình dục, tình dục an toàn, có trách nhiệm.
Nhận thức về phòng tránh thai, mang thai ngoài ý muốn và phá thai.
Nhận thức về việc phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục.
Nhận thức về phòng tránh xâm hại tình dục.
Nhận thức về việc kết hôn sớm ở tuổi VTN.
Nhận thức về quyền được chăm sóc SKSS.
1.6 Những quy định của Pháp luật về sức khỏe sinh sản vị thành niên trên
thế giới và ở Việt Nam.
Ngày 28/11/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

136/2000/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược chăm sóc SKSS giai đoan 2001 – 2010
với mục tiêu cụ thể là: “Cải tiến tình hình SKSS, sức khỏe tình dục của VTN,
thông qua việc giáo dục, cung cấp tư vấn các dịch vụ chăm sóc SKSS phù hợp với
lứa tuổi”.
Năm 2004, Ủy ban Dân số Gia đình và trẻ em triển khai đề án “Mô hình
cung cấp thông tin và dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho VTN và thanh niên” tại 10 tỉnh,
thành phố; năm 2006 mở rộng ra 28 tỉnh thành phố. Mục tiêu chính của đề án
nhằm nâng cao nhận thức về SKSS/KHHGĐ bao gồm các vấn đề liên quan về giới,
giới tính, tình dục an toàn, BLTQĐTD, HIV/AIDS góp phần giảm các hành vi gây
hại đến SKSS VTN.
Luật Thanh niên (Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005);
Điều 14 quy định: “Thanh niên có quyền và nghĩa vụ được bảo vệ, chăm
sóc, hướng dẫn nâng cao sức khỏe, kỹ năng sống lành mạnh, phòng ngừa bệnh tật”.
Điều 21 quy định: “Nhà nước có chính sách đầu tư, khuyến khích các tổ
chức, cá nhân xây dựng các cơ sở y tế, cơ sở hoạt thể dục, thể thao; nâng cao chất
Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

15


Khóa luận tốt nghiệp
lượng chăm sóc sức khỏe cho thanh niên, tư vấn cho thanh niên về dinh dưỡng, sức
khỏe tinh thần, sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống, phòng chống ma túy, HIV/AIDS,
phòng ngừa lây truyền qua đường tình dục và các bệnh xã hội khác”.
Điều 22 quy định: “Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá
nhân tham gia phát triển các hoạt động tư vấn về tình yêu, hôn nhân, gia đình, thực
hiện kế hoạch hóa gia đình trong thanh niên”.
Nghị định 120/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh
niên; Chiến lược phát triển Thanh niên Việt Nam 2011 -2020 (Thủ tướng Chính
phủ duyệt ngày 30/12/2011): chiến lược đưa ra chỉ tiêu đến năm 2020, có ít nhất

80% thanh niên được trang bị kỹ năng sống, kiến thức về bình đẳng giới, sức khỏe
sinh sản, xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống bạo lực gia đình; hàng năm
tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng làm cha mẹ cho ít nhất 200.000 thanh niên đến tuổi
kết hôn.
Cùng với Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em và Luật Thanh niên, Chiến
lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt ngày 14/11/2011. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là nâng
cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp
hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần
thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chiến lược đề ra 11 mục tiêu cụ thể.Trong đó có “giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ
liên quan đến thai sản xuống 58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống
dưới 52/100.000 vào năm 2020;
Giảm mạnh tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh; Duy trì mức sinh thấp hợp lý
đáp ứng đầy đủ nhu cầu kế hoạch hóa gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp
cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng; Giảm tỷ lệ phá thai, cơ bản loại trừ phá
thai không an toàn; Giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền
qua đường tình dục; Chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư
đường sinh sản, chú trọng sàng lọc ung thư đường sinh sản ở phụ nữ trong độ tuổi
Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

16


Khóa luận tốt nghiệp
30 - 54; Cải thiện sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên và thanh niên”; Cải
thiện sức khỏe sinh sản cho các nhóm dân số đặc thù (người di cư, người khuyết
tật, người nhiễm HIV, người dân thuộc dân tộc có nguy cơ suy thoái về chất lượng
giống nòi); Đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người là nạn
nhân của bạo lực vì lí do giới tính và trong trường hợp thảm họa, thiên tai” cũng là

một mục tiêu quan trọng.
Để hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra, Chiến lược đã đưa ra nhiều biện pháp
cụ thể, trong đó sẽ thực hiện 13 dự án bao gồm: Dự án Truyền thông, chuyển đổi
hành vi về dân số và kế hoạch hóa gia đình; Dự án Đảm bảo hậu cần và cung cấp
dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; Dự án Nâng cao chất lượng giống nòi; Dự án Nâng
cao năng lực quản lý chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình; Đề án Kiểm
soát mất cân bằng giới tính khi sinh; Đề án Tổng thể nâng cao chất lượng dân số;
Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển đến năm 2020 (đã được
phê duyệt tại Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ); Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe
bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản; Dự án Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em; Dự
án Phòng, chống nhiễm khuẩn, ung thư đường sinh sản; Dự án Hỗ trợ sinh sản; Dự
án Cải thiện sức khỏe cho người chưa thành niên và thanh niên; Dự án Cải thiện
sức khỏe sinh sản cho nhóm dân số đặc thù.
1.7

Đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT
Học sinh THPT là lứa tuổi các em đã có sự thay đổi to lớn về tâm sinh lý và

tình cảm đặc biệt là tâm lý “Muốn làm người lớn”. Đây là lứa tuổi đã trải qua tuổi
dậy thì và đang ở giai đoạn đầu thanh niên. Ở độ tuổi này các em đã bắt đầu có sự
rung cảm mạnh mẽ trước các bạn khác giới, bản thân cấu tạo cơ thể đang trong
quá trình hoàn thiện nên các em có rất nhiều thắc mắc cần tháo gỡ. Khái quát
chung đặc điểm của học sinh THPT là:
Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

17


Khóa luận tốt nghiệp

1.7.1 Đặc điểm sinh lý
Giai đoạn này cơ thể cả nam và nữ đều có những thay đổi nhanh chóng về
sinh lý nhưng nổi lên nhất là hiện tượng dậy thì.
+ Về hệ thần kinh: cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh đi vào hoàn thiện
nên các chức năng như tư duy, ngôn ngữ và các phẩm chất ý chí có điều kiện phát
triển hơn.
+ Về mặt hình thể: các em có sự đột biến về chiều cao và hình dáng cơ thể
do sự phát triển nhanh của các xương dài ở tay và chân nên chiều cao tăng nhanh ở
tuổi VTN. Mức độ chiều cao có sự khác nhau giữa nam và nữ do thời kỳ dậy
thường xảy ra ở của mỗi độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên sự biến đổi về chiều cao và
cân nặng ở tuổi dậy thì thường đến sớm hơn ở các em gái. Giữa các phần cơ thể
như thân mình, chân tay, vai có tỷ lệ cân đối hơn. Các em nữ bắt đầu có sự tích mỡ
ở ngực, hông, đằng sau vai tạo nên dáng vẻ mềm mại, nữ tính. Các em trai có sự
phát triển và tích tụ khối cơ làm cho thân thể trở nên cường tráng
Về mặt giới tính: cùng với sự phát triển về chiều cao và cân nặng thì cơ thể
các em đã có sự thay đổi rõ rệt như: long mu bắt đầu xuất hiện ở cả hai giới. Hệ
lông bắt đầu phát triển chủ yếu là lông ngực, lông nách, lông tay, lông chân, lông
đùi, rau ria ở các em nam. Còn các em nữ, ngực tiếp tục phát triển cho đến 18 tuổi,
cơ quan sinh sản phát triển mạnh đến mức hoàn chỉnh. Trước hết là hai buồng
trứng và dạ con. Kinh nguyệt xuất hiện trong khoảng từ 9 – 18 tuổi. Ở các dương
vật và tinh hoàn phát triển mạnh ở mức hoàn chỉnh vào khoảng từ 14 – 18 tuổi.
Các tuyến mồ hôi, tuyến nhờn trên da bắt đầu khởi động tạo ra mụn trứng các và
mùi đực trưng cơ thể riêng của mỗi người.
Như vậy, tuổi dậy thì là cái mốc đánh dấu sự trưởng thành về mặt sinh học
trong cơ thể của tuổi VTN. Những thay đổi về cơ thể, hình dáng, đặc biệt là cơ
quan sinh dục VTN bắt đầu có khả năng sinh sản nếu có hoạt động tình dục. SKSS
VTN lúc này đứng trước nhiều mối đe dọa nên các bậc phụ huynh và chính bản

Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1


18


Khóa luận tốt nghiệp
thân các em VTN cần có nhận thức đúng đắn và hiểu biết về SKSS để tránh những
việc ngoài ý muốn xảy ra.
1.7.2 Đặc điểm tâm lý
Những biến đổi về mặt sinh lý tác động mạnh đến những biến đổi về tâm lý
của VTN. Các em bắt đầu tò mò về cơ thể mình, về sự biến đổi nhanh chóng về
hình dáng, các cảm giác lạ và có nhu cầu điều chỉnh về những thay đổi đó. Do
không hiểu biết nên các em thường không hài lòng với hình thể, trọng lượng và
nước da của mình. Với sự xuất hiện ở mụn trứng cá trên mặt, các em nhất là các
em gái thường tỏ ra sợ hãi, xấu hổ trước những biến đổi sinh lý trong cơ thể mình.
Các đặc điểm về hệ thần kinh và nội tiết phát triển mạnh nên các em VTN dễ
mất cân bằng về mặt tâm lú và cảm xúc với các biểu hiện: nhịp tim nhanh, huyết
áp cao, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt , dễ nổi máu. Nhiều lúc cảm thấy khó khăn
trong việc tự kiểm soát khi bị kích động hoặc gây ra những hoạt động không mong
muốn. Tuy nhiên, sự mất cân bằng này chỉ là tạm thời nó sẽ mất dần đi khi đến tuổi
trưởng thành.
Ở tuổi này các em có khả năng tự nhận thức và đánh giá cao. Chúng thường
cảm giác rằng mình không phải là trẻ con nữa và muốn được đối xử như người lớn.
Muốn thoát khỏi những rằng buộc của cha mẹ và gia đình. Chúng muốn độc lập
trong suy nghĩ và hành động để thử sức mình nhằm đạt được cái mà mình mong
muốn, để chứng tỏ rằng mình đã trưởng thành. Bên cạnh đó, các em VTN thường
xảy ra những xung đột vì cha mẹ vẫn nghĩ em là trẻ con.
Về mặt giao tiếp, các em có nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa
nhiều hơn là những người lớn tuổi và có nhu cầu mở rộng mối quan hệ bạn bè.
Quan hệ với bạn bè chiếm vị trí quan trọng nhất, các em nhìn thấy bản thân qua
bạn bè và được khẳng định qua nhóm. Cùng với sự thay đổi mối quan hệ dựa dẫm
cha mẹ đã dần thành quan hệ bình đẳng và tự lập. Khi trẻ tham gia nhiều nhóm xã

hội việc xác lập giá trị bản thân và bản thân cũng xảy ra sự xung đột vai trò xã hội.
Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

19


Khóa luận tốt nghiệp
Cũng trong giai đoạn này, các em VTN bắt đầu xuất hiện những cảm giác
mới lạ, đó là sự nhạy cảm về giới và sự phát triển và cảm xúc giới tính. Các em có
xu hướng tìm đến đối tượng khác giới và muốn đc họ thích và để ý mình. Điều này
khiến các em có những rung cảm, xúc cảm khi nghĩ tới người bạn khác giới
Tóm lại ở độ tuổi này các em đã có vài nét về người lớn nhưng vẫn chưa
thực sự là người lớn. Do đó gia đình, nhà trường và xã hội cần hỗ trợ để định
hướng cho các em có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ
THÀNH NIÊN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 – XÃ LIÊN
CHÂU – HUYỆN YÊN LẠC – TỈNH VĨNH PHÚC.
2.1 Khái quát về vị thành niên học sinh trường THPT Yên Lạc 2
Trường THPT Yên Lạc 2 được thành lập theo quyết định ngày 26 tháng 03
năm 1984 của Chủ tịch UBND Tỉnh Vĩnh Phú. Ba mươi năm qua, cùng với sự phát
triển của đất nước, Trường THPT Yên Lạc 2 đã vươn mình trỗi dậy trở thành ngôi
trường giàu thành tích và là địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân trong vùng.
Những ngày đầu thành lập, Trường gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất
chỉ có vài dãy nhà cấp 4, đời sống của cán bộ, giáo viên còn nhiều thiếu thốn
nhưng các thế hệ thầy cô vẫn kiên trì bám lớp, bám trường. Ngoài những giờ lên
lớp các thầy cô cùng chung tay xếp từng viên gạch, gieo từng mầm xanh để sau 30
năm, Trường THPT Yên Lạc 2 có một cơ ngơi khang trang, đủ sức đáp ứng yêu
cầu mới của xã hội.
Bước vào năm học 2012 – 2015 Trường có tổng số 36 phòng học, 10 phòng
bộ môn, phòng thí nghiệm với hệ thống chiếu sáng, quạt mát và bàn ghế đạt tiêu

chuẩn. Phòng tin học, phòng học tiếng anh (Lap), nhà để xe cho giáo viên và học
sinh. Để đảm bảo mục tiêu giáo dục tri thức đi đôi với giáo dục thể chất, từ tháng
6 năm 2012, Trường hoàn thiện và đưa vào sử dụng nhà Giáo dục thể chất. Với
tổng diện tích hơn 27.000m2, nhà trường có một không gian thoáng đãng, các khu
Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

20


Khóa luận tốt nghiệp
vườn hoa, cây xanh được quy hoạch một cách khoa học tạo nên một cảnh quan sư
phạm xanh, sạch, đẹp.
Đặc biệt, làm nên thành tích của nhà trường trong suốt gần 30 năm qua là
đội ngũ giáo viên có năng lực và giàu nhiệt huyết. Tính đến nay, Trường có 81
cán bộ, giáo viên trong biên chế, có 11 thạc sĩ, 03 giáo viên được cử đi đào nâng
cao chuyên môn. Sự kết hợp, kế thừa giữa những giáo viên dày dạn kinh nghiệm
với thế hệ giáo viên trẻ nhanh nhẹn, nhiệt huyết, có khả năng tiếp thu và ứng dụng
những công nghệ mới đã tạo nên một đội ngũ hùng hậu đủ sức đáp ứng yêu cầu
của nền giáo dục mới.
Kì thi Đại học, Cao đẳng, Trường THPT Yên Lạc 2 nằm trong tốp trường
THPT trong toàn tỉnh có số học sinh đỗ vào các trường Đại học cao nhất; Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh được Tỉnh Đoàn tặng bằng khen; Học sinh và phụ huynh học
sinh luôn tin tưởng vào nhà trường và đội ngũ thầy cô giáo.
Học sinh trường THPT Yên Lạc 2 luôn được nhà trường, Đoàn TNCS Hồ
CHí Minh nhà trường rèn rũa, tu luyện không chỉ về mặt kiến thức bài vở mà còn
là những hoạt động ngoại khóa, những kỹ năng mềm để các em sử dụng trong
cuộc sống. Chính vì vậy, học sinh trường THPT Yên Lạc 2 luôn thể hiện rằng
mình không chỉ giỏi về kiến thức mà còn tự tin trong cuộc sống, trong hoạt động
phong trào, sẵn sang đón đầu những cái mới, những thử thách chông gai.
Nhìn chung, VTN HS trường THPT Yên Lạc 2 về cơ bản cũng được đáp

ứng đầy đủ các nhu cầu sinh hoạt và học tập của các em. Tuy nhiên, thì không
phải tất cả các em đều được chăm sóc đủ đầy như ở các thành phố lớn, nhưng nhìn
mặt bằng chung so với các trường trong huyện thì các em có cuộc sống tương đối
đầy đủ. Riêng xét về khía cạnh liên quan đến vấn đề SKSS thì các em còn chịu
khá nhiều hạn chế vì phần lớn dân cư ở xung quanh vùng trường đều làm nông
nghiệp; suy nghĩ, nhận thức còn mang nặng lối sống định kiến và dư luận xã hội
còn khá nặng nề khi đề cập đến vấn đề SKSS. Đó cũng chính là yếu tố ảnh hưởng
Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

21


Khóa luận tốt nghiệp
gián tiếp đến nhận thức về SKSS của VTN Học sinh mà tôi xin được trình bày
dưới đây theo kết quả thu được từ phiếu điều tra của các em trong trường THPT
Yên Lạc 2 dưới đây.
2.2

Thực trạng nhận thức của học sinh về vấn đề SKSS VTN
2.2.1 Nhận thức của học sinh về khái niệm SKSS VTN HS

Để biết được thực trạng nhận thức của học sinh về khái niệm SKSS VTNHS,
tôi tiến hành điều tra tỷ lệ VTN học sinh biết đến cụm từ “Sức khỏe sinh sản”. Và
sau khi thu thập được kết quả từ phiếu khảo sát thì kết quả là trong 240 mẫu
nghiên cứu, có 219 bạn trả lời “đã từng nghe” (chiếm 91,25% ). Kết quả cho thể
thấy, tỷ lệ các em đã từng nghe đến cụm từ “Sức khỏe sinhsản” là tương đối cao
bởi ngay từ khi còn họct ở THCS, các em đã được học về cấu tạo cơ thể con người
qua môn Sinh học lớp 8, trong đó có nội dung liên quan đến sức khỏe sinh sản và
chăm sóc sức khỏe sinh sản con người. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao nhận thức và
giáo dục cho các em về sức khỏe giới tính, hàng năm các trường Trung học cơ sở,

trung học phổ thông trên địa bàn xã Liên Châu đã phối hợp với các công ty dược
phẩm nhằm vừa truyền tải thông tin, vừa hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sinh sản Vị
thành niên cho các em học sinh, tiêu biểu là công ty Kotex, Diana… Ngoài truyền
đạt kiến thức, kỹ năng chăm sóc bản thân thì các công ty, các hãng sản xuất trên
còn tặng cho các bạn nữ những suất quà nhỏ, bên trong bao gồm một sản phẩm của
công ty, một cuốn cẩm nang hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Nếu xét theo góc độ giới tính, có 82.1% tỷ lệ nam và 88.5% tỷ lệ nữ “đã từng
nghe” đến cụm từ “Sức khỏe sinh sản”.Vậy có thể thấy tỷ lệ giữa nam và nữ biết
đến cụm từ “sức khỏe sinh sản” có sự chênh lệch 6.4% - một sự chênh lệch không
nhiều. Nguyên nhân là do khi dậy thì, với những thay đổi trong cơ thể, nữ giới
thường có sự quan tâm nhiều hơn và chăm sóc đến cơ thể tốt hơn nam giới (trong
khi đó, nam giới vẫn còn mải chơi và một số đã bắt đầu để ý đến những thay đổi
của cơ thể). Nữ giới thường chia sẻ với mẹ; bạn gái thân hoặc tự tìm hiểu trên các
Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

22


Khóa luận tốt nghiệp
phương tiện thông tin đại chúng để giải đáp những thay đổi của bản thân và chủ
động tìm hiểu các cách chăm sóc bản thân từ tuổi dậy thì.
Xét theo khối lớp học, khối 10 có 76,2%; Khối 11 có 89,5%; Khối 12 có 90.1
% VTN học sinh trả lời đã biết đến cụm từ “Sức khỏe sinh sản”. Nhìn chung, tỷ lệ
VTN học sinh xét theo khối lớp tương đối cao, nhưng so sánh một cách chi tiết, ta
có thể thấy VTN học sinh khối 12 có tỷ lệ biết đến cụm từ “Sức khỏe sinh sản” cao
nhất (90.1%), tiếp đó là khối 11 (89.5%) và thấp nhất là khối 10 (76.2%).
Biểu đồ 1: Tỷ lệ VTN học sinh đã từng nghe cụm từ SKSS (đơn vị %)

(Nguồn: Số liệu khảo sát)
Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể thấy tỷ lệ VTN HS đã từng nghe đến cụm từ

SKSS giữa các khối lớp trong trường có sự chênh lệch rõ rệt. giữa học sinh lớp 10
và lớp 11 chênh lệch 13,3 % đây là sự chênh lệch khá nhiều giữa hai khối lớp; giữa
lớp 11 và lớp 12 chênh lệch 0,6% một khoảng cách rất nhỏ chứng tỏ các em hai
khối lớp 11 và 12 đã nghe thấy cụm từ SKSS khá nhiều và mức độ hai khối tương
đối bằng nhau. Tuy nhiên giữa khối 10 và khối 12 lại có một khoảng chênh lệch rất
lớn là 13,9%.Nguyên nhân ở đây là do thực trạng học sinh khối lớp 11 và 12 tại
trường THPT Yên Lạc 2 đang được học về “sinh sản hữu tính ở động vật” và được
các thầy cô giáo thuộc bộ môn sinh học lồng ghép giảng dạy với sinh sản ở người,
các biện pháp chăm sóc và bảo vệ bản thân trong độ tuổi VTN học sinh nên các em
vẫn còn nhớ khá nhiều kiến thức. Bên cạnh đó, rất nhiều em ở lớp 11 và 12 đã có
người yêu nên cũng đã tìm hiểu và cũng có kiến thức về SKSS hơn so với lớp 10.
Đối với các em khối lớp 10 thì số lượng các em nghe thấy ít hơn so với khối 11 và
12 trong trường là do các em mới lớn vừa trải qua giai đoạn học THCS nên các em
được nghe thấy ít. Một phần cũng là do khi học cấp 2 các em có được học môn
sinh học về cơ thể và sinh sản con người. Tuy nhiên do ở xã Liên Châu cũng là
Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

23


Khóa luận tốt nghiệp
một vùng quê nên cách nhìn nhận của các giáo viên cũng như các bậc phụ huynh
về SKSS vẫn còn ngại ngùng, khi giáo viên dạy sinh học lớp 8 về cơ thể người, nói
đến những vấn đề SKSS kinh nguyệt ở tuổi dậy thì hay các cơ quan sinh sản của
nam và nữ vẫn ngại, nói nhanh qua và chính bản thân các em khi học cũng ngại
ngùng giữa các bạn nam và nữ nên cũng ngại không học, nhiều bạn còn bỏ qua
luôn và không để ý đến vấn đề đó nên việc các em khối lớp 10 ít đc nghe đến cụm
từ SKSS cũng là điều dễ hiểu.
Nếu xét theo kết quả học tập ở kỳ gần nhất, học lực giỏi có 70.5%; khá có
89.8%; trung bình: 68.6%; các em trả lời đã nghe thấy cụm từ “Sức khỏe sinh sản”

thì ta thấy tỷ lệ học các em học lực khá đã biết đến cụm từ “Sức khỏe sinh sản” ở
mức cao nhất, nguyên nhân là do các em có sự cân bằng, điều tiết khá tốt giữa việc
học và tìm hiểu, chăm sóc và bảo vệ bản thân ở lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thay vì
chỉ tập trung cho việc học học.
Để nắm được các khái niệm đúng sai khác nhau về SKSS để các bạn lựa
chọn, sau khi phát phiểu hỏi điều tra tôi thu về kết quả: có 202 bạn trả lời đúng
(chiếm 81.2%) và 38 bạn trả lời sai (chiếm 18.8%) về khái niệm SKSS.
Xét theo giới tính, có 102 bạn nam (chiếm 85%) và 110 bạn nữ (chiếm
91.7%) trả lời đúng khái niệm SKSS.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ VTN học sinh nhận thức đúng về khái niệm “Sức khỏe sinh
sản” xét theo giới tính.

(Nguồn: Số liệu khảo sát)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy giữa nam và nữ có sự chênh lệch khá lớn về
mức độ nhận thức đúng khái niệm SKSS. Nam chỉ chiếm 85% còn nữ chiếm tới
91.7 % chênh lệch 6.7%.

Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

24


Khóa luận tốt nghiệp
Nguyên nhân của sự chênh lệch tỷ lệ nhận thức đúng về khái niệm SKSS
giữa nam và nữ như thế này là do là do khi dậy thì, với những thay đổi trong cơ
thể, thì nữ giới luôn là người luôn quan tâm, chăm sóc đến cơ thể hơn nam giới
(trong khi đó, nam giới vẫn còn mải chơi). Đối với Nữ giới thường chia sẻ với mẹ;
bạn gái thân hoặc tự tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng để giải đáp
những thay đổi của bản thân và chủ động tìm hiểu các cách chăm sóc bản thân

mình. Hơn nữa, một số bạn cẩn thận và quan tâm đến mình hơn nữa thì mang theo
bên cạnh cuốn “Cẩm nang hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên”
do công ty Kotex hoặc Diana phát, trong đó đều có khái niệm sức khỏe sinh sản.
Để biết rõ về các cách mà các bạn VTN học sinh trường THPT Yên Lạc 2
hay giải đáp những thắc mắc về bản thân thì tôi có tiến hành phỏng vấn sâu một số
bạn học sinh của 3 khối lớp 10, lớp 11 và 12 thu được câu trả lời của các bạn như
sau:

“Khi thấy cơ thể có những thay đổi thì em hay tò mò và thường chia sẻ hoặc hỏi
mẹ một số những thắc mắc về sự thay đổi trong cơ thể của mình. Bên cạnh đó khi
đến lớp thì em cũng chia sẻ với nhóm bạn thân của mình về những thay đổi đó xem
các bạn có going mình không. Một số bạn em còn mua cuốn sách “ Những điều
cần biết về giới tính tuổi dậy thì”để tìm hiểu nên bọn em cũng chia sẻ với nhau
nên chúng em cũng có thể tự giải đáp những thắc mắc của mình nhờ vào nhiều
thông tin bổ ích trong đó” – N.T.H – học sinh lớp 10.

“Em là con trai nên những thắc mắc về những thay đổi trong cơ thể của mình em
cũng ngại hỏi bố mẹ hay chia sẻ với bạn bè thay vào đó là em hay lên mạng tìm
hiểu qua Internet để giải đáp những thắc mắc và tò mò về cơ thể mình.” – Đ.V.H,
học sinh lớp 11.

“Em hay giải đáp những thắc mắc của mình bằng việc tự mình tìm hiểu, đọc sách
báo liên quan đến lứa tuổi Vị thành niên. Vì ở quê bố mẹ đi làm đồng nhiều nên
Sinh viên: Đào Hồng Ngọc_Lớp Đ7CT1

25


×