Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA MALAYSIA: THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.96 KB, 36 trang )

Chính sách kinh tế đối ngoại

ĐỀ TÀI
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA
MALAYSIA: THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm
1.2. Mục đích
1.3. Công cụ trong chính sách thương mại quốc tế
1.3.1. Công cụ thuế quan
1.3.2. Công cụ phi thuế quan
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI CỦA MALAYSIA
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Hiệp định thương mại tự do
2.1.1. MAFTA (Malaysia – Australia)
2.1.2. MICECA (Malaysia-India)
2.1.3. MJEPA( Malaysia – Japan)
2.1.4. MNZFTA( Malaysia – New Zealand)
2.1.5. MPCEPA( Malaysia – Pakistan)
1


Chính sách kinh tế đối ngoại
2.1.6. MTFTA( Malaysia – Turkey)
2.2. Các tổ chức, khu vực quốc tế Malaysia tham gia
2.2.1. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)


2.2.2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
2.2.3. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
CỦA MALAYSIA
3.1. Mô hình chính sách
3.2. Mục tiêu
3.3. Nguyên tắc
3.4. Công cụ
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
4.1. Đánh giá
4.1.1. Thành tựu
4.1.2. Hạn chế
4.2. Bài học cho Việt Nam
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

LỜI MỞ ĐẦU
Malaysia là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang tại Đông Nam Á.
Thành phố thủ đô là Kuala Lumpur song nơi đặt trụ sở của chính phủ liên bang
2


Chính sách kinh tế đối ngoại
là Putrajaya. Năm 2010, dân số Malaysia là 28,33 triệu, trong đó 22,6 triệu sinh
sống tại phần Bán đảo. Nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định
chính trị đã khiến cho Malaysia trở thành một trong những nước năng động và giàu
có nhất trong khu vực. Kể từ khi độc lập, Malaysia trở thành một trong những nước
có hồ sơ kinh tế tốt nhất tại châu Á, GDP tăng trưởng trung bình 6,5% trong gần 50
năm. Về truyền thống, yếu tố thúc đẩy kinh tế Malaysia là các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, song quốc gia cũng phát triển các lĩnh vực khoa học, du lịch, thương

mại hay du lịch y tế. Ngày nay, Malaysia có một nền kinh tế thị trường công nghiệp
mới, có GDP danh nghĩa xếp thứ ba tại Đông Nam Á và xếp thứ 29 trên thế giới.
Malaysia là một thành viên sáng lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á , Hội
nghị cấp cao Đông Á và là một thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương. Mặc dù có đường lối phát triển kinh tế tương đối gần với các
nước NICS thế hệ thứ nhất, nhưng Malaysia thực hiện tiến trình công nghiệp hóa
hướng về xuất khẩu tương đối muộn. Do đó mà sự phát triển của nền kinh tế
Malaysia chỉ thực sự trở nên nổi bật từ sau những năm 1980.Điều đáng nói là sự
thành công của Malaysia không bắt nguồn từ những điều kiện bên ngoài thuận lợi,
mà do những tác động tích cực của chính sách kinh tế đối ngoại. Chính vì thế tìm
hiểu đề tài: “Chính sách Thương mại Quốc tế của Malaysia: Thực trạng và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam” giúp chúng ta có thể tìm hiểu và học tập những
thành tựu đã đạt được trongchính sách Thương mại của Malaysia.

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1.

KHÁI NIỆM

3


Chính sách kinh tế đối ngoại
Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các chính sách, công cụ và biện
pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc
tế của một quốc gia trong một thời kì nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định
trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia đó.
1.2. MỤC ĐÍCH
• Phát triển kinh tế xã hội: giúp tham gia vào phân công lao động quốc tế( tận
dụng lợi thế so sánh), giúp quốc gia phân bổ các nguồn lực quốc gia hiệu

quả, đổi mới cơ cấu kinh tế và tạo điều kiện tăng phát triển kinh tế, giải
quyết vấn đề an sinh xã hội (việc làm), tăng thu ngân sách, tích luỹ ngoại tệ,
cải thiện và nâng cao mức lợi ích cho người dân.
• Mục đích chính trị: tăng cường mối quan hệ với các quốc gia khác, nâng cao
vị thế chính trị của quốc gia trên trường quốc tế
1.3. CÁC CÔNG CỤ TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.3.1. Công cụ thuế quan
Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất hay nhập khẩu
của mỗi quốc gia. Thuế quan bao gồm:
- Thuế quan xuất khẩu: Là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất
khẩu.
- Thuế quan nhập khẩu: Là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập
khẩu.
- Hạn ngạch thuế quan: là một biện pháp quản lí xuất nhập khẩu với 2 mức
thuế xuất nhập khẩu, hàng hóa mức hạn ngạch thuế quan thấp, hàng hóa
ngoài hạn ngạch chịu mức thuế quan cao hơn.
- Thuế đối kháng: là một loại thuế đánh vào sản phẩm nhập khẩu để bù lại
việc nhà sản xuất xuất khẩu sản phẩm đó được Chính phủ nước xuất khẩu
trợ cấp.
4


Chính sách kinh tế đối ngoại
- Thuế chống bán phá giá: là một loại thuế quan đặc biệt được áp dụng để
ngăn chặn, đối phó với hàng hóa nhập khẩu được bán phá giá của thị
trường nội địa tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh.
Ngoài ra còn có một số loại thuế quan khác như: Thuế tối huệ quốc, thuế phi tối
huệ quốc, thuế thời vụ….
1.3.2. Công cụ phi tài chính

1.3.2.1. Hạn ngạch
Hạn ngạch là việc hạn chế số lượng đối với một loại hàng hóa xuất hoặc nhập
khẩu thông qua hình thức cấp giấy phép.
Hạn ngạch xuất khẩu quy định một lượng hàng hóa lớn nhất được phép xuất
khẩu trong một thời hạn nhất định.
Hạn ngạch nhập khẩu quy định một lượng hàng hóa lớn nhất được nhập khẩu
vào một thị trường nào đó trong 1 năm.
1.3.2.2. Những quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật
Tiêu chuẩn kĩ thuật là những tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng
dịch, tiêu chuẩn đo lường, quy định về an toàn lao động, bao bì đóng gói cũng như
những tiêu chuẩn về môi trường sinh thái, quy định một tỷ lệ nguyên vật liệu nhất
định trong nước để sản xuất một lượng hàng hóa nào đó.
Những quy định này xuất phát từ các đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội nhằm
bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và phản ánh trình độ phát triển của văn minh
nhân loại.
Về mặt kinh tế những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị trường
trong nước, hạn chế và làm méo mó dòng vận động của hàng hóa trên thị trường
quốc tế nhưng cũng có thể cản trở xuất nhập khẩu vì mỗi quốc gia có thể có những
tiêu chuẩn kĩ thuật riêng.
1.3.2.3. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
5


Chính sách kinh tế đối ngoại
Là hình thức quốc gia nhập khẩu đòi quốc gia xuất khẩu hạn chế xuất khẩu
một cách tự nguyện nếu không sẽ bị trả đũa.
Thực chất đây là cuộc thương lượng mậu dịch giữa các bên để hạn chế bớt sự
xâm nhập của hàng ngoại tạo công ăn việc làm trong nước.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện mang tính miễn cưỡng được áp dụng cho các
quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một mặt hàng nào đó.

1.3.2.4. Trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu là một hình thức trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất
thấp đối với xuất khẩu trong nước hoặc cho vay ưu đãi với bạn hàng nước ngoài để
mua sản phẩm của mình.
Trợ cấp xuất khẩu làm tăng sản lượng xuất khẩu, giảm cung thị trường nội địa
dẫn đến lợi ích người tiêu dùng bị giảm.
Ngoài các biện pháp trên Chính phủ còn áp dụng biện pháp cấm xuất khẩunhập khẩu, cấp giấy phép xuất nhập khẩu và một số biện pháp khác để thực hiện
mục tiêu của mình.

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI CỦA
MALAYSIA TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

2.1.1. MAFTA (Malaysia – Australia)
Malaysia và Australia kết thúc đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do
Malaysia – Australia (MAFTA) vào ngày 30 tháng 3 năm 2012. MAFTA có hiệu
lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2013.
MAFTA là một hiệp định toàn diện bao gồm 21 chương, liên quan đến các
vấn đề về Thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư cũng như thỏa thuận hợp tác
6


Chính sách kinh tế đối ngoại
kinh tế giữa hai nước. Hiệp định cũng bao gồm một số điều khoản về quyền sở hữu
trí tuệ, thương mại điện tử và chính sách cạnh tranh.MAFTA đánh dấu một cột mốc
quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Malaysia và Austrila, góp phần vào việc
thành lập Hiệp định Thương mại Đa phương giữa ASEAN – Australia – New
Zealand (AANZFTA).
Thương mại hàng hóa: Hiệp định MAFTA vạch ra các cam kết của cả hai
quốc gia về tự do hóa thương mại hàng hóa. Australia sẽ loại bỏ 100% thuế nhập

khẩu khi FTA có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2013. Trong khi đó, Malaysia sẽ
cắt giảm hoặc loại bỏ 99% dòng thuế nhập khẩu theo lộ trình cho đến năm 2020
Dịch vụ: Tự do hóa về Thương mại Dịch vụ của MAFTA bao gồm các thỏa
thuận về tiếp cận thị trường, di chuyển lao động người bản địa, viễn thông, dịch vụ
tài chính.
Quy tắc xuất xứ: Để hưởng lợi từ mức thuế suất ưu đãi theo MAFTA, các
doanh nghiệp xuất khẩu cần phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo quy tắc xuất xứ
(ROO) được dựa trên các quy tắc về sản phẩm cụ thể.
Hợp tác kinh tế: Khi thỏa thuận MAFTA hai quốc gia cũng đã thống nhất về
một số lĩnh vực hợp tác như
• Công nghệ than sạch: Australia sẽ hỗ trợ Malaysia trong việc phát triển công nghệ
thu nạp và tồn trữ Carbon (công nghệ tiếp nhậ CO2 từ các khu vực phát thải, vận
chuyển qua hệ thống đường ống và cất giữ sâu vào lòng đất) để giảm thiểu lượng
khí thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện
• Thương mại điện tử:Australia sẽ hỗ trợ Malaysia trong việc phát triển Văn phòng
bảo vệ Thông tin cá nhân cũng như hỗ trợ giai đoạn đầu của việc thực hiện Luật
Bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình
• Nông nghiệp:Hỗ trợ Malaysia trong việc phát triển chứng nhận điện tử cho các loài
thực vật.
7


Chính sách kinh tế đối ngoại
• Du lịch: Hỗ trợ Malaysia trong việc phát triển và thực hiện một đề án phát triển
ngành Du lịch để nâng cao chất lượng của ngành Du lịch Malaysia với trọng tâm là
du lịch sinh thái
• Tự động hóa: Tạo điều kiện cho các nhà cung cấp sản phẩm của Malaysia và
Australia tham gia vào nghiên cứu phát triển thị trường, bên cạnh đó hỗ trợ ngành
công nghiệp tự động hóa của Malaysia để phát triển năng lực của giảng viên, tạo
điều kiện cho người lao động được đào tạo thực hành tốt nhất với chất lượng cao.

2.1.2. MCFTA (Malaysia-Chile)
Hiệp định thương mại tự do Malaysia – Chile (MCFTA) là FTA song phương
đầu tiên giữa Malaysia và một nước Mỹ Latinh có hiệu lực vào ngày 25 tháng 2
năm 2012.
Cuộc đàm phán FTA bắt đàu vòng đàm phán đầu tiên vào tháng 6 năm 2007 và
được chính thức ký kết vào tháng 5 năm 2010. MCFTA đánh dấu thỏa thuận song
phương về tự do thương mại thứ 4 của Malaysia.
Phạm vi:
• MCFTA bao gồm tự do hóa thương mại về hàng hóa cũng như tăng cường hợp tác
kinh tế song phương
• Các cam kết được thực hiện trong các chương cụ thể trong MCFTA tạo thuận lợi
cho thương mại hàng hóa bao gồm các lĩnh vực: thuế quan, quy tắc xuất xứ, các
biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật, thử tục hải quan, rào cản kĩ thuật đối với
thương mại, vấn đề pháp lý, các biện pháp phòng vệ thương mại.
Hợp tác: MCFTA bao gồm một chương toàn diện về hoạt động hợp tác để
thúc đẩy và tăng cường các hoạt động thương mại và đầu tư song phương. Các lĩnh
vực hợp tác mà Malaysia và Chile đã nhất trí tiến hành bao gồm: Nghiên cứu, phát
triển và đổi mới khoa học và công nghệ, Thương mại và đầu tư, Khai thác khoáng
sản và công nghiệp khai thác mỏ có liên quan, Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và
8


Chính sách kinh tế đối ngoại
nhỏ, Quyền sở hữu trí tuệ, Du lịch, Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Phát
triển văn hóa, Khuyến khích đầu tư.
2.1.3. MJEPA( Malaysia – Japan)
Malaysia và Nhật Bản thành lập và ký kết hiệp định Đối tác Kinh tế
Malaysia – Nhật Bản (MJEPA) vào ngày 13 tháng 12 năm 2005. MJEPA có hiệu
lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2006.
MJEPA là Hiệp định toàn diện đầu tiên của Malaysia có liên quan tới các lĩnh

vực: thương mại hàng hóa công nghiệp và nông nghiệp, thương mại dịch vụ, đầu
tư, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, sở hữu trí tuệ, chính
sách cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, các biện pháp bảo vệ và giải
quyết tranh chấp.
Thương mại hàng hóa: Với việc ký kết MJEPA, cả Malaysia và Nhật Bản
sẽ cam kết giảm dần hoặc loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm công nghiệp và
nông nghiệp của họ theo lộ trình.
Dịch vụ: MJEPA là một thỏa thuận toàn diện và cũng bao gồm việc tự doa
hóa thương mại dịch vụ. Nhật Bản sẽ áp dụng chính sách thương mại dịch vụ đối
với Malaysia tương đương với các đối tác FTA khác của mình. Lĩnh vực mà
Malaysia quan tâm đến bao gồm kinh doanh và dịch vụ chuyên nghiệp, dịch vụ
giáo dục, dịch vụ truyền thông, du lịch và dịch vụ liên quan đến du lịch, các dịch vụ
liên quan đến y tế và xã hội
Đầu tư: MJEPA cung cấp một khuôn khổ pháp lý cho việc mở rộng và tạo
thuậ lợi cho đầu tư tự do qua biên giới giữa hai nước, thông qua các cam kết
về:nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc tối huệ quốc, tăng cường bảo về các nhà
đầu tư và nguồn đầu tư
Tuy nhiên MJEPA không bao gồm các điều khoản về đầu tư vào dịch vụ
9


Chính sách kinh tế đối ngoại
Hợp tác kinh tế: Malaysia và Japan đã thống nhất tiến hành hợp tác trong
nhiều lĩnh vực như:phát triển ngành công nghiệp tự động hóa tại Malaysia (VD:
Malaysia-Japan Automotive Industry Cooperation (MAJAICO)), nông nghiệp,
công nghệ thông tin và truyền thông, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, khoa
học và Công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, du lịch, môi trường
2.1.4. MICECA (Malaysia-Indian)
Malaysia và Ấn Độ ký kết Hiệp định Hợp tác Kinh tế Toàn diện vào ngày 24
tháng 9 năm 2010.MICECA có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2011.

MICECA là một Hiệp định toàn diện bao gồm các thỏa thuậ về thương mại
hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và di chuyển lao động bản địa. Đây là hiệp
định bổ sung thêm vào Hiệp định Thương mại Hàng Hóa ASEAN - Ấn độ (AITIG)
và sẽ tiếp tục tạo thuận lợi và thúc đẩy thương mại hai chiều, dịch vụ, đầu tư và
quan hệ kinh tế nói chung của hai nước
Thương mại hàng hóa:Sau khi ký kết hiệp định MICECA, cả Malaysia và
Ấn Độ sẽ dần cắt giảm hoặc loại bỏ các hàng rào thuế quan đối với các sản phẩm
nông nghiệp và công nghiệp của hai nước. Quá trình tự do hóa thương mại và cắt
giảm thuế quan sẽ dựa trên AITIG, thêm vào đó là một số hàng hóa sẽ được cắt
giảm sớm hơn và mức độ cắt giảm cao hơn.
Đầu tư:MICECA tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tư quốc tế giữa hai
quốc gia thông qua các cam kết về đối xử quốc gia cũng như bảo vệ các nhà đầu tư
và đầu tư thông qua trưng dụng, chuyển giao và quy định quyền hạn.
Dịch vụ:Ấn Độ cam kết cho phép các công ty cổ phần nước ngoài của
Malaysia góp vốn cổ phần trong khoảng từ 49 đến 100% trong 84 phân ngành dịch
vụ, bao gồm các dịch vụ chuyên nghiệp, y tế, viễn thông, bán lẻ và dịch vụ môi
trường. Đổi lại, Malaysia đưa ra cam kết cho phép các cổ đông Ấn Độ tham gia vào
91 phân ngành dịch vụ.
10


Chính sách kinh tế đối ngoại
Hợp tác kinh tế:MICECA còn bao gồm những điều khoản về hợp tác kinh tế
giữa Malaysia và Ấn Độ. Các lĩnh vực hợp tác bao gồm: Phát triển cơ sở hạ tầng,
phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ, du lịch, khoa học và công
nghệ, các ngành công nghiệp sáng tạo, tài chính, các điều khoản tạo thuận lợi cho
lĩnh vực kinh doanh
2.1.5. MNZFTA( Malaysia – New Zealand)
Malaysia và New Zealand bắt đầu cuộc đàm phán song phương về FTA vào
tháng 5 năm 2005. Cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do Malaysia –

New Zealand (MNZFTA) kết thúc vào ngày 30 tháng 5 năm 2009 tại vòng thứ 10
của cuộc đàm phán tại Kuala Lumpur.
Hiệp định được ký kết bởi 2 Bộ trưởng Bộ Thương mại của hai nước vào
ngày 26 tháng 10 năm 2009 tại Kuala Lumpur. MNZFTA có hiệu lực kể từ ngày 1
tháng 8 năm 2010
Phạm vi: thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, thủ tục Hải quan, biện pháp
phòng vệ Thương mại, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật, hàng rào kỹ
thuật trong thương mại, di chuyển lao động, đầu tư, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh
tranh, hợp tác kinh tế, quy định về các tổ chức kinh doanh, giải quyết tranh chấp
Nội dung:
- Loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Malaysia bao gồm
các sản phẩm điện và điện tử, dệt may và may mặc và phụ tùng ô tô tới năm 2016.
- Giảm thiểu các hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tạo điều kiện cho tự do thương mại thông qua việc thành lập các thoả thuận về tiêu
chuẩn sản phẩm và kiểm tra sản phẩm, đặc biệt đối với hàng nông sản và hàng hóa
môi trường.
2.1.6. MPCEPA( Malaysia – Pakistan)

11


Chính sách kinh tế đối ngoại
Malaysia và Pakistan ký kết hiệp định gắn kết Đối tác Kinh tế Malaysia –
Pakistan (MPCEPA) vào ngày 8 tháng 11 năm 2007.MPCEPA có hiệu lực từ ngày 1
tháng 1 năm 2008.
MPCEPA bao gồm tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư, cũng
như hợp tác kỹ thuật song phương và xây dựng năng lực trong các lĩnh vực như các
biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật, bảo vệ sở hữu trí tuệ, xây dựng, du lịch, y
tế và viễn thông.
Thương mại hàng hóa:Theo MPCEPA cả Malaysia và Pakistan sẽ giảm dần

hoặc loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp tương
ứng của họ.Cam kết của các nước được thể hiện trong Biểu cam kết của họ.
Dịch vụ:MPCEPA là một thỏa thuận toàn diệnvà cũng bao gồm tự do hóa
thương mại dịch vụ. Pakistan cho phép các cổ đông đóng góp 60% cổ phần trong
tất cả các lĩnh vực và không có giới hạn về số lượng của Malaysia làm việc trong
mỗi tổ chức. Lĩnh vực quan tâm đến Malaysia bao gồm các dịch vụ chuyên nghiệp,
xây dựng và dịch vụ kỹ thuật liên quan, các dịch vụ giáo dục và các dịch vụ viễn
thông
Đầu tư:Hiệp định cung cấp một khuôn khổ để tạo thuận lợi hơn nữa đầu tư
xuyên biên giới giữa hai nước thông qua các cam kết về:đối xử quốc gia,nguyên tắc
tối huệquốc, bảo vệ nhà đầu tư và nguồn đầu tư.
2.1.7. MTFTA( Malaysia – Turkey)
Cuộc họp lần thứ nhất của Hiệp định thương mại tự do Malaysia-Thổ Nhĩ Kỳ
(MTFTA) được tổ chức tại Ankara từ 31/05-01/06/2010. Cả hai bên đã đồng ý đàm
phán một Hiệp định thương mại tự do sẽ có lợi cho cả hai bên và sẽ cung cấp động
lực gia tăng dòng chảy thương mại song phương cũng như tăng cường quan hệ kinh
tế và thương mại song phương toàn diện giữa hai nước.
12


Chính sách kinh tế đối ngoại
Tổng cộng có 9 vòng đàm phán MTFTA đã được tổ chức và vòng đàm phán
cuối cùng được tổ chức từ ngày 13-15 tháng 1 năm 2014 tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ.
Hiệp định này sau đó đã được ký kết bởi Bộ trưởng Bộ Thương mại Quốc tế và
Công nghiệp, Malaysia và Bộ trưởng Bộ Kinh tế của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ trên 17
tháng 4 2014 tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ.
Thương mại hàng hóa
Hiệp định này vạch ra các cam kết của hai nước về tự do hóa thương mại
hàng hoá. Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ dần dần sẽ làm giảm hoặc loại bỏ thuế quan đối
với số lượng lớn các sản phẩm được mua bán giữa hai nước.

Cam kết của Malaysia bao gồm cắt giảm và loại bỏ trên 98,86% dòng
thuếtức tương đương khoảng 10278 dòng thuế dựa trên các phương thức theo thời
gian, bao gồm các hàng hóa về:
- Nông nghiệp và thủy sản (trừ: gạo, một số loại gia cầm và thịt, một số loài
thủy sản, một số loại rau và trái cây)
- Dầu thực vật và động vật và các sản phẩm từ nó (trừ một số loại dầu cọ và
-

các sản phẩm từ nó)
Đường và các sản phẩm kẹo từ đường
Thực phẩm từ thị, cá và các động vật giáp xác
Da và các sản phẩm từ da
Đường sắt và đường xe điện đầu máy, toa xe và các bộ phận khác
Hàng may mặc, giày dép và mũ
Máy bay, tàu vũ trụ, tàu thuyền
Các máy móc và thiết bị được lựa chọn
Các sản phẩm từ sắt thép được lựa chọn
Các sản phẩm dệt may được lựa chọn
Các sản phẩm điện từ điện lạnh được lựa chọn
Trong vòng 8 năm kể từ khi FTA có hiệu lực, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cắt giảm 87%

các dòng thuế tương đương 10386 dòng thuế bao gồm hàng hóa về: Sản phẩm về
năng lượng và môi trường, hóa học, dệt may, máy móc thiết bị, nhựa, sản phẩm từ
13


Chính sách kinh tế đối ngoại
cao su, một số thủy sản và trái cây được lựa chọn, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, phụ
tùng ô tô được lựa chọn, máy bay, tàu vũ trụ, tàu thuyền, khoáng sản và quặng,
kính, thủy tinh và các sản phẩm gốm, một số mặt hàng sản xuất khác.

MTFTA không bao gồm các điều khoản về dịch vụ và đầu tư.
2.2. CÁC TỔ CHỨC, KHU VỰC QUỐC TẾ MALAYSIA THAM GIA

2.2.1. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Hiện tại, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO bao gồm 161 quốc gia thành
viên. Malaysia là một trong những thành viên sáng lập của WTO vào năm 1995 sau
khi quốc gia này tham gia vào hiệp định GATT từ năm 1957 cũng như Vòng đàm
phán tại Uruguay. WTO thúc đẩy thương mại toàn cầu thông qua các biện pháp mở
cửa thị trường và tăng cường hay thiết lập những quy định mới nhằm đáp ứng cho
môi trường kinh doanh toàn cầu ngày một năng động
Là một thành viên của WTO, Malaysia cũng được hưởng lợi từ môi trường
kinh doanh minh bạch và tạo nhiều thuận lợi mà WTO đem lại, góp phần vào sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế của Malaysia. Việc cắt giảm các hàng rào thương
mại tạo ra cơ hội mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Malaysia, khiến cho
kim ngạch xuất nhập khẩu của Malaysia tăng trưởng đáng kể, bên cạnh đó là việc
gia tăng tính cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ của nước ngày trên thị trường
nước ngoài thông qua quy chế không phân biệt đối xử của WTO.
Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia (MITI) là đầu mối quan trọng
trong việc củng cố và thúc đẩy hoạt động tham gia tích cực của Malaysia tại WTO.
2.2.2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là 1 liên minh chính trị, kinh
tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Malaysia cũng
là một trong những thành viên sáng lập ASEAN, cùng với Thái Lan, Indonesia,
Singapore và Philipines vào ngày 8 tháng 8 năm 1967. Năm 2011, GDP(PPP) của
14


Chính sách kinh tế đối ngoại
Malaysia là khoảng 450 tỷ đô la Mỹ, là nền kinh tế lớn thứ 3 trong ASEAN. Có thể
thấy được Malaysia đóng một vai trò rất quan trọng, là một trong những thành viên

chủ chốt của ASEAN.
Với việc gia nhập ASEAN, Malaysia có thể củng cố môi trường hòa bình, ổn
định của khu vực nói chung và Malaysia nói riêng đối với lĩnh vực an ninh – chính
trị. Bên cạnh đó Malaysia giải quyết những thách thức chung một cách hiệu quả
thông qua việc gia tăng đối thoại và tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu
vực. ASEAN cũng tạo ra môi trường thuận lợi để Malaysia thúc đẩy quan hệ láng
giềng với các nước trong khu vực, giải quyết những vấn đề trong quan hệ song
phương do lịch sử để lại hoặc mới phát sinh. Trong quan hệ đối ngoại, ASEAN
giúp tăng cường vị thế và tiếng nói của Malaysia trên trường quốc tế, hỗ trợ
Malaysia thúc đẩy quan hệ với các đối tác, trong đó có nhiều nước lớn như: Trung
Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga.;
Về kinh tế, ASEAN mở ra cơ hội cho Malaysia thúc đẩy được quan hệ kinh
tế với nhiều đối tác quan trọng trong khu vực, thông qua ASEAN đàm phán thiết
lập khu vực mậu dịch tự do, thúc đẩy thương mại, đầu tư từ các đối tác này, đặc
biệt là quan hệ song phương với 4 quốc gia láng giềng đã thành lập nên ASEAN.
Bên cạnh đó Malaysia và Brunei cũng có một mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ, nhờ
vào lịch sử lâu đời về mối quan hệ giữa Hoàng tộc Malaysia và Brunei, cũng như
sự tương đồng về tôn giáo, văn hóa, dân tộc và ngôn ngữ. Đối với các quốc gia
trong khu vực, Malaysia cũng thiết lập nhiều mối quan hệ hợp tác về kinh tế nhằm
thúc đẩy thương mại song phương và đa phương, thu hẹp khoảng cách phát triển,
kết nối tốt hơn với các nền kinh tế trong và ngoài khu vực.
ASEAN còn đem lại lợi ích nhiều mặt về các vấn đề xã hội, tạo ra khuôn
khổ, cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y tế, môi trường,
15


Chính sách kinh tế đối ngoại
văn hóa, thông tin, khoa học công nghệ,… với nhiều chương trình, dự án đem lại
nhiều lợi ích thiết thực cho Malaysia
2.2.3. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)

Không chỉ là quốc gia sáng lập ra ASEAN, Malaysia còn là 1 trong số 12
thành viên sáng lập nên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
(APEC). Đây là tổ chức quốc tế của các quốc gia nằm trong khu vực châu Á – Thái
Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.Với việc
thành lập APEC, việc di chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động giữa các
quốc gia thành viên sẽ trở nên dễ dàng hơn. Các quốc gia cam kết tạo thuận lợi cho
thương mại quốc tế giữa các thành viên thông qua việc loại bỏ các thủ tục hải quan
phức tạp, tạo môi trường kinh doanh phù hợp và cắt giảm các hàng rào thương mại.
Với việc tham gia vào APEC, Malaysia có cơ hội tăng cường vị thế chính trị
của mình trong khu vực và trên thế giới, bên cạnh đó APEC cũng là nơi quy tụ của
nhiều đối tác kinh tế hàng đầu của Malaysia, cũng như nhiều cường quốc về kinh tế
như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc,… Đây là một cơ
hội to lớn cho Malaysia để mở cửa thị trường, trao đổi và giải quyết những vấn đề
khó khăn về kinh tế, chính trị và an ninh. Với sự tham gia của nhiều quốc gia có
ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới, Malaysia có thể nhanh chóng nắm bắt, cập
nhật thông tin phát triển của thế giới một cách kịp thời để định hướng và điều chỉnh
chính sách trong nước một cách phù hợp.
Mang lợi thế là một quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú,
cộng với việc tham gia APEC, Malaysia có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn
đầu tư hơn, nhiều công nghệ hiện đại góp phần khai thác triệt để lợi thế của mình.
Đây cũng là tiền đề để Malaysia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do với các
quốc gia là thành viên của APEC.
16


Chính sách kinh tế đối ngoại

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ CỦA MALAYSIA
3.1. MÔ HÌNH CHÍNH SÁCH


Chính sách mặt hàng: Malaysia đã biến đổi từ một nước chủ yếu xuất khẩu
nguyên liệu thô, chưa qua chế biến như cao su, thiếc,… vào những năm 1970 sang
một nước có tỷ trọng thương mại chiếm một phần lớn trong GDP với những mặt
hàng đã qua chế biến với hàm lượng công nghệ kĩ thuật cao, sử dụng lao động có
tri thức vào những năm gần đây.
Chính sách thị trường: Malaysia ngày càng đa dạng hóa thị trường đặc biệt
nếu trong giai đoạn 1970-1990, Malaysia chỉ tập trung xuất khẩu vào thị trường các
nước phát triển như Mỹ, Nhật, Singapo,… thì trong những năm gần đây, Malaysia
đã mở rộng thị trường thương mại quốc tế của mình lan sang cả các nước đang phát
triển như khu vực ASEAN, Trung Quốc,…
3.2. MỤC TIÊU

Mở rộng thị trường: Malaysia đã mở rộng quan hệ thương mại với nhiều
nước, tính đến năm 2000, Malaysia đã kí kết hiệp định thương mại với trên 50 quốc
gia và tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế, khu vực mậu dịch tự do. Các thị trường
thương mại của Malaysia ngày càng đa dạng bao gồm cả các nước đang phát triển
và các nước phát triển.

17


Chính sách kinh tế đối ngoại

Bảng 3.1.Mười thị trường xuất khẩu lớn nhất của Malaysia năm 2015
Thị trường
Tổng kim ngạch

Năm 2015
Triệu RM


Năm 2014
Triệu RM

779.946,6

765.416,9

108.465,7
101.531,4

108.727,8
92.286,5

Nhật Bản

73.811,5

82.617,1

Mỹ

73.669,4

64.404,8

Thái Lan

44.423,3


40.205,4

Hồng Kông

36.851,9

37.023,3

Ân Độ

31.666,0

31.893,4

Indonesia

29.098,8

31.757,5

Úc

28.028,5

32.966,6

Hàn Quốc

25.228,9


27.941,1

xuất khẩu
Singapore
Trung Quốc

Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam
Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm: Việc chuyển xu hướng từ bảo hộ
sang tự do hóa thương mại, thúc đẩy xuất khẩu đã kích thích các doanh nghiệp
nước này tập trung nghiên cứu công nghệ mới, đầu tư cho máy móc, lao động để
nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính sách thuế TNDN của Malaysia có quy định
về ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp mở rộng , hiện đại hóa hoặc tự động hóa
hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại nhằm tạo ra sản phẩm hoặc sản phẩm liên
quan trong cùng một ngành công nghiệp, theo đó doanh nghiệp thuộc các trường
hợp này được hỗ trợ tái đầu tư (reinvestment allowance) tương đương 60% chi phí
18


Chính sách kinh tế đối ngoại
đầu tư. Phạm vi hỗ trợ tái đầu tư áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp thực hiện mở rộng, hiện đại hóa hoặc đa dạng hóa cây trồng
và các dự án nông nghiệp.
Chính phủ Malaysia ưu đãi giảm 100% thuế theo nhóm hoặc giảm tiêu chuẩn
đầu tư vào công nghệ sinh học. Các doanh nghiệp công nghệ sinh học có thể có lợi
thế từ những ưu đãi thuế như miễn thuế 10 năm cho những doanh nghiệp tiên
phong, giảm thuế nhập khẩu cho những thiết bị và vật liệu được duyệt, giảm thuế
hai lần cho các chi phí và đầu tư hạn định cho R&D…Malaysia xác định công nghệ
sinh học là một trong những ngành công nghệ then chốt để đưa Malaysia trở thành
một quốc gia công nghệp công nghệ cao vào năm 2020. Việc thành lập Ban Quản
lý công nghệ sinh học Quốc gia (National Biotech Directorat) và Thung lũng Sinh

học (BioValley) cho thấy nghiên cứu sinh học và phát triển ngành công nghệ sinh
học được chú trọng rất nhiều ở Malaysia. Cam kết của chính phủ: hình thành cơ
quan chuyên trách giám sát quá trình phát triển của ngành công nghệ sinh học của
Malaysia, dưới sự bảo hộ của Thủ tướng và các Bộ trực thuộc Chính phủ.
Bên cạnh công nghệ sinh học, công nghệ nano là một trong những ngành
nóng ở Malaysia. Nhận thức được sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ nano toàn
cầu, trong kế hoạch lần thứ 9 của Malaysia được khởi động vào năm 2006, công
nghệ nano được đưa vào kế hoạch 5 năm và là một trong 10 ngành ưu tiên.
Do vậy, các sản phẩm của Malaysia thường có tính cạnh tranh vượt trội hơn
so với các nước khác đặc biệt là về chất lượng.
Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu: trong những năm gần đây, Malaysia
thường trong tình trạng xuất siêu với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là những sản

19


Chính sách kinh tế đối ngoại
phẩm đã qua tinh chế và có hàm lượng công nghệ cao như các mặt hàng điện, điện
tử, hóa chất, thiết bị khoa học và quang học,…
Bảng 3.2: Mười mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Malaysia năm 2015
Mặt hàng
Tổng cộng
Các mặt hàng điện và

Năm 2015
Triệu RM
779.946,6

Năm 2014
Triệu RM

765.416,9

277.923,2

256.144,6

55.142,4

51.446,9

54.552,2
47.069,6

70.356,0
63.749,8

45.612,0

48.265,7

36.140,0

29.998,4

34.891,5

26.443,6

điện tử
Hóa chất và các sản

phẩm hóa chất
Các sản phẩm dầu mỏ
Gas hóa lỏng
Dầu cọ và các sản phẩm
dầu cọ
Máy móc, đồ gia dụng
và phụ tùng
Các sản phẩm kim loại
Thiết bị khoa học và
quang học
Dầu thô

26.111,0

23.661,1

26.075,3

32.723,3

Các sản phẩm cao su

20.183,1

18.003,1
Nguồn: Bộ Công Thương

Bên cạnh đó, về nhập khẩu, Malaysia tập trung nhập khẩu các mặt hàng thô
sơ, có giá trị gia tăng thấp để cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho ngành chế biến,
tinh chế, ngành đem lại giá trị kinh tế cao.

20


Chính sách kinh tế đối ngoại
Bảng 3.3: Mười mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Malaysia năm 2015
Năm 2015
Triệu RM
685.652,1

Năm 2014
Triệu RM
682.937,1

201.330,0

190.736,2

65.005,3

62.127,0

63.471,0

80.055,6

59.360,4

57.047,7

Các sản phẩm kim loại


44.092,3

41.723,9

Thiết bị vận tải

36.373,9

37.763,7

Các sản phẩm sắt, thép

21.754,5

25.318,6

21.650,1

20.990,0

17.780,9

16.979,6

15.978,5

9.344,4

Mặt hàng

Tổng cộng
Các mặt hàng điện và
điện tử
Hóa chất và các sản
phẩm hóa chất
Các sản phẩm xăng dầu
Máy móc, đồ gia dụng
và phụ tùng

Thiết bị khoa học và
quang học
Thực phẩm đã được chế
biến
Dệt, may và giầy dép

Nguồn: Bộ Công Thương

3.3. NGUYÊN TẮC

Sau khi gia nhập WTO, Malaysia thực hiện nghiêm các nguyên tắc cơ bản
trong thương mại quốc tế mà WTO đề ra:
21


Chính sách kinh tế đối ngoại
Thứ nhất, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc: bất kì ưu đãi, ưu tiên, đặc quyền
hoặc miễn trừ nào mà một nước thành viên dành cho một sản phẩm của một nước
thành viên khác, sẽ phải dành cho sản phẩm cùng loại của các thành viên còn lại,
không áp dụng đối với khu mậu dịch tự do.
Thứ hai, nguyên tắc đối xử quốc gia: nguyên tắc này được hiểu là dựa trên

cam kết thương mại, một nước sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ của nước khác
không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó dành cho sản phẩm, dịch vụ của nước
mình.
Thứ ba, nguyên tắc mở cửa thị trường: thực hiện thông qua 3 cam kết:


Cấm áp dụng biện pháp hạn chế về số lượng



Giảm và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan



Xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan.
3.4. CÔNG CỤ

3.4.1. Giai đoạn 2005 - 2010
Thành viên ca ngợi sự tăng trưởng kinh tế ổn định của Malaysia từ năm 2005
đến năm 2008. Mặc dù nền kinh tế ký hợp đồng trong năm 2009 do khủng hoảng
tài chính toàn cầu, các thành viên đều hài lòng về sự phát triển kinh tế tích cực dự
kiến cho năm 2010.
Các thành viên WTO công nhận chế độ thương mại nói chung tự do của
Malaysia, và lưu ý rằng Malaysia đã tiếp tục tự do hóa thương mại và chính sách
liên quan từ giá trước đây của nó. Các thành viên được khuyến khích rằng Malaysia
đã chống lại chủ nghĩa bảo hộ kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính vào
tháng 9/2008.
Malaysia về sự tham gia tích cực của nó trong hệ thống thương mại đa
phương, bao gồm hỗ trợ cho kết luận ban đầu của chương trình nghị sự phát triển
22



Chính sách kinh tế đối ngoại
Doha. Ghi nhận tầm quan trọng của Malaysia được gắn vào các hiệp định thương
mại song phương, một số thành viên hỏi về cách Malaysia dự định để đảm bảo rằng
các thỏa thuận này sẽ được bổ sung vào hệ thống thương mại đa phương.
Malaysia đơn phương cắt giảm mức thuế suất MFN được áp dụng. Tuy
nhiên, họ bày tỏ lo ngại rằng một số lượng lớn các dòng thuế được cởi ra, và một
phần đáng kể của các dòng thuế là đối tượng cấp phép nhập khẩu, hầu hết trong số
đó là không tự động. Một số thành viên cũng bày tỏ lo ngại về quy định xuất khẩu
của Malaysia, lưu ý rằng doanh thu từ thuế xuất khẩu cao hơn so với doanh thu từ
thuế nhập khẩu.
Nhận thức được một chế độ thương mại tự do nói chung trong nông nghiệp,
thành viên bày tỏ quan ngại về một số loại thuế theo giá trị không quảng cáo, có thể
che giấu ở mức tương đối cao, và hạn ngạch thuế quan được giới thiệu trong năm
2008 đối với một số sản phẩm nông nghiệp. Lĩnh vực sản xuất của Malaysia là
tương đối mở cho cả thương mại và đầu tư, với ngành ô tô là một ngoại lệ đáng chú
ý. Malaysia có kế hoạch mở cửa lĩnh vực ô tô của mình để cạnh tranh.Mục đích
tăng tỷ trọng dịch vụ trong GDP lên 60% vào năm 2020, trong một nỗ lực để thiết
lập một nền kinh tế dựa trên tri thức, ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu sản xuất của
Malaysia.

3.4.2. Giai đoạn 2011-2015
Malaysia theo đuổi liên tục của tự do hóa thương mại đa phương cũng như
bối cảnh khu vực và song phương, lưu ý rằng 7 thỏa thuận mới đã đi vào hiệu lực
23


Chính sách kinh tế đối ngoại
trong thời gian xem xét và Malaysia cũng đang tham gia vào các cuộc đàm phán

FTA lớn.
Thuế quan: Malaysia thực hiện cắt giảm thuế quan đơn phương từ rà soát
chính sách thương mại trước đây của nó, một số vấn đề quan tâm còn lại cũng được
nhấn mạnh, bao gồm cả sự phức tạp của cơ cấu thuế của nó, leo thang thuế quan, sự
tồn tại của thuế theo giá trị không quảng cáo và hạn ngạch thuế quan, đặc biệt là
trong nông nghiệp, tỷ lệ thuế xuất khẩu, số lượng lớn tương đối của các dòng thuế
không ràng buộc và khoảng cách ngày càng lớn giữa giá ràng buộc và áp dụng.
Một số thành viên hoan nghênh sự tham gia của Malaysia trong việc hiện đại hóa
hệ thống quản trị thương mại quốc tế (ITA).
Các hàng rào phi thuế quan và các biện pháp quản lý: Malaysia nỗ lực
trong việc thúc đẩy thương mại và cam kết thực hiện gần như 100% các quy định
về tạo thuận lợi thương mại (Trade Facilitation)như chống bán phá giá, các quyền
sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, nhiều thành viên cũng bày tỏ lo ngại về việc
sử dụng rộng rãi tiếp giấy phép nhập khẩu không tự động và đặt ra những câu hỏi
liên quan đến, ngoài những điều khác, xác định trị giá hải quan, hạn chế xuất khẩu
và nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu, tiêu thụ đặc biệt nhiệm vụ, các loại thuế và các ưu
đãi, điều kiện nội địa hóa và chứng nhận halal, đến tên một vài khu vực. Thành
viên khuyến khích Malaysia để tiến hành tự do hóa và cải tiến trong các lĩnh vực
này.
Trợ cấp và sự tham gia của nhà nước: nền kinh tế của Malaysia tiếp tục là
một trong những trợ cấp nặng nề nhất trong khu vực và trên toàn thế giới và sự
tham gia nhà nước trong nền kinh tế, bao gồm cả thông qua các công ty do chính
phủ liên kết, vẫn còn cao. Nó đã được nhấn mạnh rằng điều này có thể không chỉ
gây nguy hiểm cho phương tiện của Malaysia để củng cố tài chính dài hạn, nhưng
24


Chính sách kinh tế đối ngoại
cũng có thể cản trở nhập khẩu, phá hoại điều kiện cạnh tranh trong nước và dẫn đến
phân bổ không hiệu quả các nguồn lực và overcapacities, kể cả trong lĩnh vực thủy

sản. Trong khi thừa nhận rằng những cải cách trợ cấp "có thể nhạy cảm về chính trị,
và không có cách nào đặt câu hỏi về quyền cung cấp dịch vụ xã hội, thành viên
khuyến khích Malaysia đẩy mạnh kế hoạch của mình cho hợp lý hoá sản xuất,
nhiên liệu của nó, và trợ cấp bóp méo thương mại khác.
Malaysia tích cực mở cửa thương mại - thông qua cải cách đơn phương, đàm
phán khu vực và song phương, đa phương và tuân thủ các quy tắc chung được mục
tiêu phát triển của nó. Đồng thời, Malaysia là một nền kinh tế mở và được hưởng
lợi rất nhiều từ việc tham gia vào thương mại toàn cầu, vẫn duy trì một số biện
pháp có tác động thương mại - bóp méo.

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
4.1. ĐÁNH GIÁ

4.1.1. Thành tựu
Chính sách thương mại quốc tế của Malaysia trong giai đoạn gần đây không
chỉ giảm thiểu về công cụ thuế quan mà còn rỡ bỏ được một số hàng rào phi thuế
quan như thay thế hàng rào tiêu chuẩn kĩ thuật trong nước bằng các tiêu chuẩn kĩ
25


×