Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI CỦA MALAYSIA TỚI NĂM 2015: THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.15 KB, 35 trang )

1


LỜI MỞ ĐẦU

Nằm ở vị trí trung tâm và nhạy cảm nhất khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương và là thành viên quan trọng của ASEAN, Malaysia đang ngày càng
chứng tỏ được vị thế cũng như những tiềm năng của mình ở mọi mặt từ
kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục. Trong những năm gần đây, đất nước
xinh đẹp này còn là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất khu vực
Đông Nam Á. Là thiên đường nhiệt đới ngay tại trung tâm Đông Nam Á,
Malaysia thật sự quyến rũ và hấp dẫn với sự kết hợp hài hòa của nhiều dân
tộc, văn hóa và tín ngưỡng.
Nói đến Malaysia không thể không nói đến Tháp đôi Petronat nổi tiếng một trong những trung tâm thương mại lớn của Malaysia và thế giới. Đây
được coi như sản phẩm của sự phát triển kinh tế Malaysia. Đất nước này có
sự phát triển như ngày nay phần lớn là do các chính sách kinh tế đúng đắn
của Chính phủ. Một trong những chính sách đó là Chính sách thúc đẩy xuất
khẩu và Tự do hóa thương mại của Malaysia mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau
đây. Đó sẽ là cơ sở tốt giúp Việt Nam tìm ra những bài học kinh nghiệp để
phát triển nền kinh tế của quốc gia.

2


NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MALAYSIA
1.1. Vị trí địa lý, dân cư và lịch sử phát triển của Malaysia
Malaysia là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang tại Đông Nam Á.
Quốc gia bao gồm 13 bang và lãnh thổ liên bang với tổng diện tích đất là
329.847 kilômét vuông. Malaysia bị tách làm hai phần qua biển Đông:


Malaysia bán đảo và Borneo thuộc Malaysia.
Malaysia có biên giới trên bộ với Thái Lan, Indonesia và Brunei, trong khi
có biên giới trên biển với Singapore, Việt Nam và Philippines.
Thành phố thủ đô là Kuala Lampur.
Năm 2010, dân số Malaysia là 28,33 triệu, trong đó 22,6 triệu sinh sống tại
phần Bán đảo.
Malaysia là một quốc gia nhiệt đới, là một trong 17 quốc gia đa dạng sinh
học siêu cấp trên Trái Đất, với nhiều loài đặc hữu.
Malaysia có nguồn gốc từ các vương quốc Mã Lai hiện diện trong khu vực,
và từ thế kỷ 18, các vương quốc này bắt đầu lệ thuộc vào Đế quốc Anh. Các
lãnh thổ tại Malaysia bán đảo được hợp nhất thành Liên hiệp Malaya vào
năm 1946. Malaya được tái cấu trúc thành Liên bang Malaya vào năm
1948, và giành được độc lập vào ngày 31 tháng 8 năm 1957. Malaya hợp
nhất với Bắc Borneo. Sarawak và Singapore vào ngày 16 tháng 9 năm 1963,
với từ si được thêm vào quốc hiệu mới là Malaysia. Đến năm 1965,
Singapore bị trục xuất khỏi liên bang.
3


Malaysia là một thành viên sáng lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) và cũng tham gia vào nhiều tổ
chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương, và Phong trào không liên kết (NAM). Malaysia từng giữ chức
chủ tịch ASEAN, OIC, và NAM. Do là một cựu thuộc địa của Anh Quốc,
Malaysia cũng là một thành viên của Thịnh vường chung quốc gia. Kuala
Lumpur là địa điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào năm 2005.

1.2. Tình hình chính trị - xã hội
Hệ thống chính phủ theo mô hình gần với hệ thống nghị viện Westminster,
một di sản của chế độ thuộc địa Anh. Quyền lập pháp được phân chia giữa

các cơ quan lập pháp liên bang và bang. Nghị viện liên bang của Malaysia
bao gồm hạ viện và thượng viện
Hệ thống pháp luật Malaysia dựa trên thông luật Anh. Tòa án tối cao trong
hệ thống tư pháp là Tòa án Liên bang, sau đó là Tòa thượng tố và hai Tòa
cao đẳng, một cho Malaysia bán đảo và một cho Đông Malaysia. Malaysia
cũng có một tòa án đặc biệt để xét xử các vụ án do Quốc vương đưa ra hoặc
chống lại Quốc vương. Các tòa án Syariah tách biệt với các tòa án dân sự,
các tòa này áp dụng luật Sharia trong các vụ án liên quan đến người Hồi
giáo Malaysia và vận hành song song với hệ thống tòa án thế tục. Đạo luật
An ninh Nội địa cho phép giam giữ không cần xét xử, và án tử hình được áp
dụng cho các tội như buôn bán ma túy.
Sắc tộc có ảnh hưởng lớn trong chính trị Malaysia, nhiều chính đảng dựa
trên nền tảng dân tộc. Các hành động quả quyết như Chính sách Kinh tế mới
và thay thế nó là Chính sách Phát triển Quốc gia, được thực hiện nhằm thúc
4


đẩy địa vị của bumiputera, bao gồm người Mã Lai và các bộ lạc bản địa,
trước những người phi bumiputera như người Malaysia gốc Hoa và người
Malaysia gốc Ấn. Các chính sách này quy định ưu đãi cho bumiputera trong
việc làm, giáo dục, học bổng, kinh doanh, tiếp cận nhà giá rẻ hơn và hỗ trợ
tiết kiệm. Tuy nhiên, nó gây ra oán giận rất lớn giữa các dân tộc.

1.3. Văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo
Malaysia là một xã hội đa dân tộc, đa văn hóa và đa ngôn ngữ. Văn hóa ban
đầu của khu vực bắt nguồn từ các bộ lạc bản địa, cùng với những người Mã
Lai nhập cư sau đó. Văn hóa Malaysia tồn tại các ảnh hưởng đáng kể từ văn
hóa Trung Quốc và văn hóa Ấn Đô, bắt nguồn từ khi xuất hiện ngoại
thương. Các ảnh hưởng văn hóa khác đến từ văn hóa Ba Tư, Ả Rập và Anh
Quốc. Do cấu trúc của chính phủ, cộng thêm thuyết khế ước xã hội, có sự

đồng hóa văn hóa tối thiểu đối với các dân tộc thiểu số.
Ngôn ngữ chính thức tại Malaysia là tiếng Malaysia; Tiếng Anh là ngôn ngữ
thứ hai đang dùng ngoài ra còn rất nhiều thứ tiếng khác như tiếng Tamil,
tiếng Thái Lan, tiếng Quảng Đông, tiếng Phúc Kiến,…
Hiến pháp Malaysia đảm bảo quyền tự do tôn giáo trong khi xác định Hồi
giáo là quốc giáo. Theo thống kê thì có tới 63,6 % người dân Malaysia đều
theo đạo Hồi. Ngoài ra còn có Phật giáo, Ki-tô giáo, Ấn Độ giáo, Nho giáo,
Đạo giáo.
Nghệ thuật truyền thống Malaysia chủ yếu tập trung quanh các lĩnh vực
chạm khắc, dệt và bạc.
Nghệ thuật âm nhạc và trình diễn Mã Lai có vẻ như bắt nguồn từ khu vực
Kelantan-Pattani với các ảnh hưởng từ Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và
5


Indonesia.

1.4. Tình hình kinh tế
Malaysia là một nền kinh tế thị trường định hướng nhà nước tương đối mở
và công nghiệp hóa mới. Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong
hướng dẫn hoạt động kinh tế thông qua các dự án kinh tế vĩ mô, song vai
trò này đang giảm xuống. Malaysia sở hữu một trong những hồ sơ kinh tế
tốt nhất tại châu Á, GDP tăng trưởng trung bình 6,5% mỗi năm trong giai
đoạn từ 1957 đến 2005. Năm 2011, GDP (PPP) của Malaysia là khoảng
450 tỷ đô la Mỹ, là nền kinh tế lớn thứ ba trong ASEAN và lớn thứ 29 trên
thế giới.
Trong thập niên 1970, nền kinh tế dựa chủ yếu vào khai mỏ và nông nghiệp
của Malaysia bắt đầu chuyển đổi hướng đến một nền kinh tế đa lĩnh vực
hơn. Từ thập niên 1980, lĩnh vực công nghiệp, với đầu tư ở mức cao, dẫn
dắt tăng trưởng của quốc gia. Sau Khủng hoảng tài chính châu Á 1997, kinh

tế Malaysia phục hồi sớm hơn các quốc gia láng giềng, và kể từ đó phục hồi
mức của thời kỳ tiền khủng hoảng với GDP bình quân đầu người là 14.800
đô la. Bất bình đẳng kinh tế tồn tại giữa các dân tộc khác nhau, người Hoa
chiếm khoảng một phần ba dân số song lại chiếm 70% giá trị vốn hóa thị
trường của quốc gia.
Thương mại quốc tế của Malaysia có thuận lợi do nằm sát tuyến đường tàu
thủy qua Malacca và chế tạo là lĩnh vực then chốt. Malaysia là một nước
xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản, dầu mỏ là mặt hàng xuất
khẩu chính. Malaysia từng là nhà sản xuất lớn nhất các mặt hàng thiếc, cao
su và dầu cọ trên thế giới. Lĩnh vực chế tạo có ảnh hưởng lớn trong kinh tế
6


quốc gia, song cấu trúc kinh tế của Malaysia đang chuyển ra khỏi tình trạng
này.
Chính phủ thúc đẩy sự gia tăng du lịch đến Malaysia trong một nỗ lực nhằm
đa dạng hóa kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào hàng xuất khẩu. Kết quả là
du lịch trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn thứ ba của Malaysia, song nó đang
bị đe dọa do những tác động tiêu cực từ ngành công nghiệp đang phát
triển, với một lượng lớn khí thải và nước thải cùng với nạn phá rừng. Từ
năm 2013-2014, Malaysia được xếp là một trong những nơi tốt nhất để
nghỉ hưu trên thế giới, đứng vị trí thứ 3 theo Chỉ số hưu trí toàn cầu. Đây là
một trong những kết quả của chương trình "Malaysia My Second Home",
theo đó người ngoại quốc được phép sống tại Malaysia theo một thị thực
trường trú lâu đến 10 năm.
Malaysia phát triển thành một trung tâm của ngân hàng Hồi giáo, và là
quốc gia có số nữ lao động cao nhất trong ngành này. Các ngành dịch vụ
dựa trên tri thức cũng phát triển. Để tạo ra khả năng phòng thủ tự lực và
hỗ trợ phát triển quốc gia, Malaysia tiến hành tư hữu hóa một số cơ sở
quân sự của mình trong thập niên 1970. Hành động tư hữu hóa tạo ra

ngành công nghiệp quốc phòng, đến năm 1999 thì nằm dưới sự quản lý của
Hội đồng công nghiệp quốc phòng Malaysia. Chính phủ tiếp tục thúc đẩy
lĩnh vực này và tính cạnh tranh của nó, tích cực tiếp thị công nghiệp quốc
phòng.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Cách tân quy định các chính sách khoa học tại
Malaysia. Malaysia nằm trong số các nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới về
thiết bị bán dẫn, thiết bị điện tử, sản phẩm công nghệ thông tin và truyền
thông.
7


Malaysia có cơ sở hạ tầng thuộc hàng phát triển nhất tại châu Á. Hệ thống
viễn thông chỉ đứng sau Singapore tại Đông Nam Á, với 4,7 triệu thuê bao
điện thoại cố định và trên 30 thuê bao điện thoại di động. Malaysia có bảy
cảng quốc tế, cảng chính là cảng Klang. Malaysia có 200 khu công nghiệp
cùng với các chuyên khu như Khu Công nghệ Malaysia hay Khu Công nghệ
cao Kulim.
Hệ thống đường bộ của Malaysia trải dài 98.721 kilômét (61.342 mi) và có
1.821 kilômét (1.132 mi) đường cao tốc.
Malaysia có 118 sân bay, trong đó 38 có đường băng được lát. Hãng hàng
không quốc gia chính thức là Malaysia Airlines, cung cấp dịch vụ hàng
không quốc tế và quốc nội. Hệ thống đường sắt do nhà nước vận hành, có
tổng chiều dài 1.849 kilômét (1.149 mi). Các hệ thống đường sắt nhẹ trên
cao có giá tương đối rẻ và được sử dụng tại một số thành phố như Kuala
Lumpur.
Lạm phát trong năm 2016, ở mức 2,5-3,5%, so với 2,1% trong năm 2015 do
một số mặt hàng tăng giá và đồng ringgit yếu.
Trong năm 2015, tăng trưởng GDP của Malaysia đạt 5%, xuất khẩu tăng
1,9% và nhập khẩu tăng 0,4%. Nợ nước ngoài của Malaysia vẫn ở trong
tầm kiểm soát, và đứng ở mức 192,2 tỷ USD, tương đương 72,1% GDP vào

cuối năm 2015, so với mức 67,5% GDP năm 2014.
Nợ nước ngoài tăng chủ yếu là do tác động tỷ giá khi đồng ringgit mất giá
so với hầu hết các đồng tiền khác trong năm.
Là một nền kinh tế mở cửa, Malaysia không thể tránh khỏi những bất ổn và
rủi ro cao từ bên ngoài. Tuy nhiên, BNM cho rằng Malaysia đã chứng tỏ khả
năng chịu được những cú sốc từ bên ngoài thông qua cơ cấu linh hoạt, các
8


bước đệm tài chính và khuôn khổ chính sách mạnh mẽ được xây dựng trong
quá trình nhiều năm.
Tính đến ngày 29/2/2016, dự trữ ngoại hối của ngân hàng BNM đạt 95,6 tỷ
USD. Malaysia là một thành viên sáng lập của Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á, Hội nghị cấp cao Đông Á và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, và là một
thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Thịnh
vượng chung các quốc gia, và Phong trào không liên kết.

1.5. Thể thao
Các môn thể thao phổ biến tại Malaysia gồm bóng đá, cầu lông, khúc côn
cầu, bóng gỗ, quần vợt, bóng quần, võ thuật, cưỡi ngựa, thuyền buồm
và trượt ván.
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất tại Malaysia và quốc gia đang
nghiên cứu về khả năng ứng cử làm đồng chủ nhà của Cúp bóng đá thế giới
năm 2034.
Các trận đấu cầu lông thu hút hàng nghìn khán giả và kể từ năm 1948 thì
Malaysia là một trong ba quốc gia từng giành chức vô địch Thomas Cup.
Liên đoàn bóng gỗ Malaysia được đăng ký vào năm 1997. Các thành viên
của quân đội Anh Quốc đưa môn bóng quần đến Malaysia, cuộc thi đấu đầu
tiên được tổ chức vào năm 1939.
Hiệp hội bóng quần Malaysia được hình thành vào ngày 25 tháng 6 năm

1972. Đội tuyển khúc côn cầu nam quốc gia của Malaysia xếp hạng thứ 13
thế giới vào tháng 11 năm 2013. Cúp Khúc côn cầu thế giới lần thứ ba và
lần thứ 10 được tổ chức tại Kuala Lumpur.
9


Malaysia cũng có đường đua công thức 1 riêng là Đường đua quốc tế
Sepang. Đường đua tổ chức giải Grand Prix đầu tiên vào năm 1999.
Hội đồng Olympic Malaya được hình thành vào năm 1953, và
được IOC công nhận vào năm 1954. Malaysia lần đầu tiên tham gia Thế vận
hội vào năm 1956 tại Melbourne. Hội đồng được đổi tên hành Hội đồng
Olympic Malaysia vào năm 1964, và tham gia hầu hết các kỳ Thế vận hội kể
từ khi ra đời (trừ Thế vận hội năm 1980 tại Moskva). Số vận động viên lớn
nhất mà Malaysia cử tham gia Thế vận hội là 57 trong Thế vận hội Mùa hè
1972. Các vận động viên Malaysia giành được tổng cộng sáu huy chương
Thế vận hội, trong đó có năm huy chương tại môn cầu lông. Quốc gia tranh
tài trong Đại hội thể thao Thịnh vượng chung kể từ năm 1950 với tên
Malaya, và năm 1966 với tên Malaysia, đại hội từng được tổ chức tại Kuala
Lumpur vào năm 1998.

CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA MALAYSIA ĐẾN
NĂM 2015
2.1. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Malaysia
Từ năm 1970, Malaysia thực hiện mở cửa nền kinh tế bằng việc chuyển
sang chiến lược công nghiệp hoá hướng ra xuất khẩu.
Malaysia thực hiện mô hình thúc đẩy xuất khẩu song có sự khác biệt về các
sản phẩm khai thác lợi thế cạnh tranh trong 2 giai đoạn:

2.1.1. Giai đoạn 1970 - 1989
10



Trong giai đoạn này, các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Malaysia gồm
có: cao su, dầu cọ, gỗ, dầu khí, dệt may, giầy dép,... chủ yếu khai thác lợi thế
về điều kiện tự nhiên. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Malaysia là các
nước phát triển.
Để thúc đẩy xuất khẩu trong giai đoạn này, chính phủ Malaysia đã thực
hiện các biện pháp sau:
(1) Miễn giảm thuế doanh thu đối với các ngành hàng xuất khẩu và các
sản phẩm xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu trong nước.
(2) Trợ cấp về thuế và chi phí cho những hàng hóa liên quan đến xuất
khẩu. mức thuế trung bình cho các ngành công nghiệp chỉ còn 13% và hàng
rào phi thuế quan gần như không tồn tại.
(3) Hỗ trợ tín dụng cho thông qua bảo lãnh và cho vay với lãi suất thấp
cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra còn thực hiện biện pháp khấu
hao nhanh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chiếm tỷ lệ trên 20% tổng
doanh thu hàng năm.
(4) Xây dựng và phát triển các khu mậu dịch tự do, khu chế xuất và hệ
thống kho chứa hàng miễn phí nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất
và xuất khẩu. Năm 1980, 70% hàng chế tạo xuất khẩu là sản phẩm của các
khu chế xuất.
(5) Từng bước thực hiện xuất khẩu những sản phẩm chế tạo: hàng dệt
may, giày dép thông qua tự do nhập khẩu những yếu tố đầu vào sản xuất.
(6) Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại MATRADE (1985), tổ chức
hội chợ hàng xuất khẩu, tạo ra những kênh thông tin về sản phẩm trên thị
trường các quốc gia khác nhau, hỗ trợ thương mại, tư vấn…
Tuy nhiên thời kỳ này, đối tác chủ yếu của Malaysia là các nước phát triển
11



như Mỹ, Nhật, Singapore,... thị trường chưa thực sự rộng lớn.

2.1.2. Giai đoạn 1990 - nay
Từ năm 1990, Malaysia chuyển sang thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công
nghiệp chế tạo, đồng thời thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường thay vì chỉ xuất khẩu sang các nước phát triển, Malaysia đã quan tâm hơn
tới thị trường các nước đang phát triển, trong đó đặc biệt tập trung hướng
tới thị trường ASEAN và Trung Quốc.
Để đạt được mục tiêu mới, chính phủ Malaysia đã thực hiện các biện pháp
sau:
(1) Ký kết các hiệp định song phương và đa phương với nhiều nước như
Nhật, New Zealand, Australia,… Năm 2008, Malaysia ký hiệp định song
phương với Việt Nam.
(2) Gia nhập các tổ chức liên kết kinh tế như ASEAN (1967), WTO
(1995), thực hiện cắt giảm thuế quan nhập khẩu theo quy định.
(3) Hỗ trợ thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc
thỏa thuận, ký kết giữa Ngân hàng trung ương Malaysia (BNM – Bank
Negara Malaysia) với các ngân hàng nước ngoài.
(4) Thành lập các trung tâm thông tin về thương mại và công nghệ để
hỗ trợ các công ty trong nước nghiên cứu và phát triển thị trường.
(5) Tháng 12/2006, Chính phủ Malaysia đã đồng ý thành lập Hội đồng
xuất khẩu quốc gia để tăng cường cơ cấu xuất khẩu của nước này và nâng
cao tính cạnh tranh sau khi đồng ringgit mất giá mạnh so với đồng USD.
Hội đồng xuất khẩu sẽ tập trung vào ba lĩnh vực chính, bao gồm hướng tới
12


các thị trường xuất khẩu mới, tăng cường chuỗi sản phẩm và dịch vụ hậu
cần, và đảm bảo sản xuất sản phẩm giá trị cao. Nhiều sản phẩm của
Malaysia xuất khẩu sang nước khác đã được tái xuất khẩu (theo quốc gia
đó) sang nước thứ ba. Vì vậy, Malaysia muốn xuất khẩu trực tiếp đến nước

thứ ba để thu được lợi nhuận cao hơn.
2.2. Kết quả
Việc chuyển từ xu hướng bảo hộ sang việc nâng đỡ tối đa cho các ngành
xuất khẩu đã kích thích các doanh nghiệp nước này tập trung nghiên cứu
công nghệ mới, đầu tư cho xuất khẩu dẫn đến các mặt hàng đa dạng nhưng
ngày càng chất lượng hơn. Cán cân thương mại của Malaysia sau đổi mới
đến nay luôn đạt thặng dư ở mức cao.
Tập trung đầu tư cho các ngành có thể mạnh, đến nay, các ngành này đã có
những vị thế nhất định, là những mặt hàng được ưa chuộng trong thương
mại (ôtô, sản phẩm viễn thông, máy điều hóa, đĩa cứng…). Thay vì xuất
khẩu những sản phẩm thô như trước kia thì nay đã xuất khẩu đa số là mặt
hàng đã qua tinh chế, công nghệ cao.
Malaysia là 1 trong những nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Xuất khẩu
được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những
yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng GDP của Malaysia trong
những năm gần đây. Hàng xuất khẩu chính của Malaysia là: đồ điện và điện
tử (36 %), hóa chất (7,1 %), các sản phẩm dầu khí (7,0 %), khí tự nhiên hóa
lỏng (6 %), và dầu cọ (5,1 %). Đối tác xuất khẩu chính của Malaysia là:
Singapore (14 %), Trung Quốc (13 %), Liên minh châu Âu (10 %), Nhật Bản
(9,5 %), Hoa Kỳ (9,4 %) và Thái Lan (6 %).

13


2.3. Đánh giá thành công và hạn chế trong chính sách thúc đẩy xuất
khẩu của Malaysia
2.3.1. Thành công
- Từ một nước có nền kinh tế khá đóng cửa, đến nay Malaysia đã trở thành
1 nước xuất siêu, tháng 1/2016, tổng giá trị xuất khẩu của Malaysia đạt
61.850 tỉ ringgit, tương đương với 15.937 tỉ USD.


Biểu đồ 2.1. Giá trị xuất khẩu của Malysia (1971- đầu 2016)
(Nguồn: />
- Việc chuyển từ xu hướng bảo hộ sang việc nâng đỡ tối đa cho các
ngành xuất khẩu đã kích thích các doanh nghiệp nước này tập trung
nghiên cứu công nghệ mới, đầu tư cho xuất khẩu… dẫn đến các mặt
hàng đa dạng nhưng ngày càng chất lượng hơn. Cán cân thương mại
của Malaysia sau đổi mới đến nay luôn đạt thặng dư ở mức cao.

14


Cán cân thương mại của Malaysia (1995-1013) Đơn vị: tỉ USD
(Nguồn: />Chú thích:
Màu xanh: Xuất khẩu
Màu đỏ: Nhập khẩu
- Malaysia đã biến đổi từ một nước chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô
(cao su, thiếc) những năm 1970 trở thành một trong những nền kinh tế
mạnh nhất, đa dạng hóa nhất và tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Tập
trung đầu tư cho các ngành có thể mạnh, đến nay, các ngành này đã có
những vị thế nhất định, là những mặt hàng được ưa chuộng trong thương
mại (ôtô, sản phẩm viễn thông, máy điều hóa, đĩa cứng…). Thay vì xuất
khẩu những sản phẩm thô như trước kia thì nay đã xuất khẩu đa số là mặt
hàng đã qua tinh chế, công nghệ cao.
2.3.2. Hạn chế
Khủng hoảng kinh tế của tư bản chủ nghĩa những năm đầu của thập niên
80 tác động nặng nề đến nền kinh tế Malaysia. Đầu tư nước ngoài vào
15



Malaysia giảm, giá dầu mỏ, cao su, thiếc, cọ dầu… giảm liên tục. Đây là đòn
đánh mạnh vào nền kinh tế của Malaysia, riêng năm 1986, Malaysia mất 2,3
tỷ USD do sự sụt giảm giá của các mặt hàng xuất khẩu này, do vậy kinh tế
rơi vào tăng trưởng chậm dần và sau đó rơi vào trì trệ, khủng hoảng. Để
khắc phục điều đó chính phủ đã đề ra kế hoạch 5 năm (1986-1990) thúc đẩy
kinh tế tăng trưởng nhà nước coi trọng và khuyến khích hơn nữa sự phát
triển của khu vực tư nhân.
Nhiều mục tiêu kỉnh tế- xã hội vẫn chưa được giải quyết. Một số bang vẫn
còn bị nghèo đói, nhất là nông thôn và cộng đồng người bản địa Malaysia.
Việc thành lập cộng đồng kinh doanh người bản địa (BCIC) còn nhiều khó
khăn, việc buôn bán kiểu Ali-Baba vẫn thịnh hành trong đó Ali là người Mã
Lai, Baba là người Hoa Kiều, trong thực tế công việc kinh doanh thường do
người Mã Lai đứng tên nhưng ông chủ thực sự lại là người Hoa Kiều. Cơ sở
hạ tầng chưa hoàn thiện để thu hút đầu tư nước ngoài. Vốn từ Malaysia
đầu tư ra nước ngoài lớn do đồng Ringgit giảm giá. Sự khác biệt giữa các
sắc tộc và các tầng lớp xã hội vẫn là một vấn đề đòi hỏi thời gian và khi xã
hội phải đạt được đến một trình độ cao hơn.

CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI CỦA MALAYSIA
ĐẾN NĂM 2015
16


3.1. Thế nào là Tự do hoá thương mại?
Tự do hoá thương mại là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính
phủ vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế. Tự do hóa thương mại vừa là
nhu cầu hai chiều của hầu hết các nền kinh tế thị trường, bao gồm: nhu cầu
bán hàng hóa, đầu tư ra nước ngoài và nhu cầu mua hàng hóa, nhận vốn
đầu tư của nước ngoài.
Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những

hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ thương mại
với nước ngoài, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt
động thương mại quốc tế cả về bề rộng và bề sâu.

3.2. Một số hiệp định Malaysia kí kết về tự do hoá thương mại

3.2.1. Malaysia là thành viên của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN
(AFTA) – Hiệp định giúp giảm các rào cản thương mại giữa các nước thành
viên trong khoảng thời gian 15 năm.

3.2.2. Malaysia cũng là thành viên của 5 FTA khu vực, cụ thể là ASEANTrung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Australia-New
Zealand và ASEAN-Ấn Độ.

3.2.3. Hiệp định Thương mại tự do Malaysia-Australia (MAFTA)
Hiệp định Thương mại tự do Malaysia-Australia (MAFTA) hiệu lực vào ngày
1/1/2013, mở ra nhiều triển vọng và cơ hội thâm nhập thị trường mới cũng
17


như tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước. Với việc sẽ xoá
bỏ thuế quan ngay lập tức đối với tất cả các sản phẩm, hiệp định này sẽ
mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu của Malaysia vì Australia loại bỏ
100% thuế nhập khẩu cho các sản phẩm nhập khẩu từ nước Đông Nam Á
này.
MAFTA cũng cải thiện khả năng tiếp cận thị trường về dịch vụ thương mại
trong một số phân ngành cho các nhà đầu tư Malaysia. Các công ty
Malaysia sẽ có quyền tham gia vào các dịch vụ bệnh viện và các dịch vụ hỗ
trợ bệnh viện ở Australia.
Australia cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Malaysia tham gia cung cấp các
dịch vụ y học cổ truyền và hỗ trợ điều trị như liệu pháp vi lượng đồng căn,

Ayurveda và y học cổ truyền. Malaysia được phép đầu tư 100% vào các
chuyên ngành bao gồm kế toán, pháp lý, thuế, kiến trúc, kỹ thuật, quy hoạch
đô thị, kiến trúc cảnh quan, nha khoa, thú y và dịch vụ tư vấn quản lý tại
Australia. Đổi lại, Malaysia cam kết mở cửa hơn cho Australia tham gia vào
các lĩnh vực dịch vụ như giáo dục, viễn thông và tài chính.
Xuất khẩu của Malaysia sang Australia năm 2011 đạt 8,4 tỷ USD, do thương
mại giữa hai nước trong năm 2011 đã tăng 11% lên 38,49 tỷ RM (12,75 tỷ
USD), từ 34,2 tỷ RM trong năm 2010. Trong đó Malaysia xuất khẩu 25,68 tỷ
RM, trong khi nhập khẩu 12,81 tỷ RM.
Các cuộc đàm phán về MAFTA bắt đầu vào năm 2005 và đã được ký kết vào
ngày 22/5/2012. Các mặt hàng và sản phẩm của Malaysia có tiềm năng
xuất khẩu sang Australia gồm sắt thép, sản phẩm nhựa, quần áo và đồ may
mặc, đồ gỗ nội thất, dầu cọ, ca cao và các sản phẩm ca cao, thực phẩm và
các linh kiện phụ tùng ôtô.

18


3.2.4. Gần đây, Malaysia đã kết thúc đàm phán FTA với Thổ Nhĩ Kì
Theo Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp Malaysia (MITI), Hiệp định
thương mại tự do (FTA) giữa Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có hiệu lực từ ngày
1/8/2015.
Hiệp định, được ký kết hồi tháng 4/2014 nhân chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của
Thủ tướng Malaysia Najib Razak, sẽ thúc đẩy thương mại song phương
giữa hai nước và tăng cường liên kết kinh tế lâu dài.
Trong tuyên bố mới đây, Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp
Malaysia Mustapa Mohamed cho biết Thổ Nhĩ Kỳ là một thị trường đầy
tiềm năng với dân số 74 triệu người. Ông kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp
Malaysia tận dụng các cơ hội mà Hiệp định này tạo ra.
Khi Hiệp định có hiệu lực, các nhà xuất khẩu Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có

thể hưởng lợi từ sự tiếp cận ưu đãi cho các sản phẩm của hai nước. Cả
Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ loại bỏ 70% các loại thuế trong tổng thể các
dòng thuế, khi Hiệp định có hiệu lực và sau tám năm, gần 86% các dòng
thuế sẽ được giảm/loại bỏ.
Năm 2014, kim ngạch thương mại giữa Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ đạt 969
triệu USD, trong đó xuất khẩu của Malaysia sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 752 triệu
USD và nhập khẩu đạt 217 triệu USD.
Malayia xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu hàng dệt may và quần áo, hóa
chất và sản phẩm hóa chất, dầu cọ, sản xuất kim loại, các sản phẩm cao su,
và các sản phẩm điện và điện tử, trong khi nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ hàng
may mặc và quần áo, các thiết bị máy móc và phụ tùng, sắt thép sản phẩm,
hóa chất và sản phẩm hóa chất, nông sản, sản phẩm điện và điện tử.

19


Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu đạt kim ngạch thương mại song
phương 5 tỷ USD vào năm 2020. Việc thực hiện FTA giữa hai nước dự kiến
sẽ tạo thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu này.
3.2.5. Ngoài ra Malaysia còn thực hiện kí kết FTA với các nước: Trung
Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Pakistan và Chile

3.3. Đánh giá thành công và hạn chế của Malaysia trong quá trình tự
do hóa thương mại
3.3.1. Thành công
Phải khẳng định ngay rằng, tự do thương mại mang lại những lợi ích
chung, tạo ra sự tiến bộ và phát triển của toàn nhân loại. Tuy nhiên, do đặc
điểm và hoàn cảnh riêng của mình, Malaysia còn nhận được nhiều lợi ích cụ
thể to lớn khác.
Trước hết, tự do thương mại tạo cơ hội cho quốc gia này tiếp nhận thêm

nguồn lực phát triển kinh tế. Trong quá khứ, vì nhiều nguyên nhân và hoàn
cảnh lịch sử, Malyasia bị tụt hậu quá nhiều so với các nước phát triển.
Malaysia có cơ hội tiếp cận với những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất
lượng tốt hơn, giá thành rẻ hơn mà còn nhận được thêm nhiều nguồn lực
vô cùng quan trọng để tăng tốc quá trình phát triển. Tự do thương mại giúp
Malaysia nhận được các nguồn đầu tư, công nghệ hiện đại và phương thức
quản lý tiên tiến là những nhân tố cơ bản và thiết yếu để xây dựng, vận
hành và hiện đại hóa nền kinh tế. Thành công của Malaysia là một bằng
chứng rất thuyết phục cho thấy hiệu quả của việc khai thác các nguồn lực.
Tự do thương mại thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cải cách chính trị - xã hội.
Việc hàng hoá, dịch vụ, tiền vốn và thậm chí cả con người lưu chuyển dễ
20


dàng, nhanh chóng và với quy mô lớn trên thị trường toàn cầu không chỉ
mang lại lợi ích kinh tế lớn lao mà còn thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình phát
triển chính trị - xã hội của mọi cộng đồng. Thông qua lợi ích kinh tế, tự do
thương mại ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống như truyền thống,
gia đình và dân chủ xã hội. Cùng với tự do thương mại, dân chủ lan truyền
tới các miền đất mới, thúc đẩy cải cách chính trị, văn hoá, làm tăng vai trò
của các tổ chức phi chính phủ. Tự do thương mại tạo nguồn động lực kinh
tế thúc đẩy khuynh hướng cải cách triệt để hệ thống nhà nước, hệ thống
chính trị và thậm chí là cả hệ thống nhận thức. Tự do thương mại tạo ra
sức ép xã hội để người dân được hưởng những quyền tự do khác, làm đổi
mới bầu không khí chính trị, văn hóa - xã hội mà kết quả là các quốc gia
đang phát triển ngày càng có tiếng nói quan trọng hơn trên trường quốc
tế.
Cuối cùng, tự do thương mại khuyến khích phát triển một nền văn hóa mới.
Tự do thương mại thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa về văn hoá, góp phần khắc
phục những yếu tố lạc hậu trong văn hóa của Malaysia. Đặc trưng lớn nhất

của quá trình toàn cầu hóa về văn hóa là sự hình thành đặc tính văn hóa
mới của thời đại, văn hóa công dân thế giới. Đó là nền văn hóa mở, thu
nhận mọi giá trị phù hợp với tự nhiên và phát triển. Con người không chỉ ý
thức về quyền lợi và nghĩa vụ bó hẹp trong cộng đồng mình mà còn trước
toàn thể nhân loại. Trong môi trường văn hóa mở, người dân của quốc gia
này dễ dàng tham gia vào các hoạt động kinh doanh, giao lưu và đối thoại
quốc tế. Trong xã hội văn minh, họ trở nên bình đẳng với các đối tác khác
trong việc tìm kiếm sự hợp tác, đồng thuận cho tiến trình phát triển toàn
cầu.
3.3.2. Hạn chế
21


Tự do thương mại đem lại những cơ hội và lợi ích nhưng rủi ro không phải
là không có. Rủi ro gõ cửa từng quốc gia bất kể lớn, bé, giàu, nghèo. Nghiêm
trọng hơn, tự do hóa thương mại có thể làm đảo lộn nhiều lĩnh vực, thậm
chí dẫn đến những nhiễu loạn xã hội tại nhiều nước nghèo. Đó là những
phản ứng phụ, phản ứng không mong muốn của quá trình tự do hóa
thương mại. Do hoàn cảnh kinh tế xã hội của mình thường có nhược điểm
chung là kém phát triển về kinh tế và khoa học công nghệ, lạc hậu về thể
chế chính trị và văn hoá. Chính do những nhược điểm này, Malaysia sẽ phải
đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
• Về kinh tế
Cơ chế tự do thương mại không chỉ tác động tới cộng đồng kinh doanh mà
còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ xã hội. Quá trình phát triển tự do
thương mại đã hình thành cơ chế tự do thương mại bao gồm các luật lệ quy
định ràng buộc các bên phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động thương mại.
Quy tắc tự do thương mại không cho phép các chính phủ hỗ trợ tài chính
cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh trong nước dưới bất kỳ một hình
thức trợ cấp, ưu đãi nào. Quy tắc này đặt các doanh nghiệp và cá nhân kinh

doanh của Malaysia vào tình thế nghiêm trọng hơn, do phải đối mặt với
cạnh tranh thực sự. Ngoài ra, các quy định như không được sử dụng lao
động trẻ em, quy định bảo vệ môi trường... là các tiêu chuẩn mà các nước
đang phát triển không dễ gì đáp ứng.


Về chính trị - xã hội

Tự do thương mại còn có nghĩa là giảm thuế nhập khẩu, Malaysia sẽ mất đi
một nguồn thu thuế quan trọng, phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt ngân
sách, làm trầm trọng hơn các vấn đề xã hội. Kết quả là nhiều tiến trình cải
cách bị cản trở, xã hội càng khó thoát khỏi tình trạng trì trệ và kém phát
22


triển.
Đối với chủ thể nhà nước mà đại diện là chính phủ, tự do thương mại không
phải bao giờ cũng mang lại lợi ích. Hoạt động tự do thương mại đe doạ phá
vỡ những đặc quyền và độc quyền nhà nước nhiều khi núp dưới danh nghĩa
chủ quyền quốc gia hoặc độc lập chính trị. Chính vì nguyên nhân này, chính
phủ thường có thái độ bảo thủ hơn trong quá trình tự do thương mại.
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ MALAYSIA ĐẠT ĐƯỢC VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
4.1. Đánh giá chung về kết quả Malaysia đạt được
4.1.1. Thành công
Kết quả về Thương mại quốc tế mà Malaysia đạt được trong thời gian qua
hết sức tự hào. Kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng lên. Tuy có giảm đôi
chút trong cuộc khủng hoàng tài chính thế giới nhưng vẫn là một nước xuất
siêu.
Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Malaysia tiếp tục tăng mạnh (tăng

14.3% so với 2010).
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các
nước ASEAN trong năm 2010
Tên nước

Kim

Tốc độ

Kim

Tốc độ

ngạch

tăng

ngạch

tăng

xuất

xuất

nhâp

nhập

khẩu ( tỷ khẩu


khẩu ( tỷ khẩu

USD )

USD )

( % ) so
với 2010

(%) so
với 2010

23


Brunei (b) 12.3

37.5

3.3

32.1

Indonexia

201.5

27.5


176.4

30.3

Lào

2.4

37.4

2.7

28.6

Malaysia

227.0

14.3

187.7

14

48.0

-6.7

64.0


9.5

Singapore

409.5

16.4

365.8

17.7

Thái Lan

228.8

17.02

228.5

24.9

Việt Nam

96.9

34.2

106.7


25.8

(b)
Philippine
s

Nguồn : WTO và Tổng cục Hải quan. Ghi chú (b) Số liệu theo ước tính của
WTO
Đến năm 2012, do triển vọng tăng tưởng kinh tế toàn cầu không chắc chắn
khiến xuất khẩu của Malaysia giảm nhưng vẫn đạt giá trị cao so với các
nước trong khu vực (khoảng 58 Ringgit).
Đối tác thương mại của Malaysia cũng thay đổi đáng kể. Mỹ không còn là
đối tác hàng đầu mà thay vào đó là Trung Quốc, tiếp đến là Singapore, Nhật
Bản. Trong đó các thị trường xuất khẩu chính là Singapore, Trung Quốc,
Hoa Kỳ và các thị trương nhập khẩu chính là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa
Kỳ.

Bảng 2: Top 10 đối tác thương mại của Malaysia giai đoạn 2004-2005 và
2014-2015
24


Nguồn : Matrade.gov.my
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Malaysia hiện nay là các mặt hàng
thuộc nhóm hàng điện và điện tử, viễn thông, xăng dầu và các loại dầu thực
vật. Mặt hàng điện, điện tử đóng góp lớn nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu
đạt 222,16 tỷ RM.
Malaysia hiện đang là một trong những nước xuất khẩu chất bán dẫn và
linh kiện điện tử hàng đầu thế giới và cũng là nước đứng thứ năm về xếp
hạng cạnh tranh trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về Thương mại

và hiệu quả của chính phủ. Từ đây chúng ta có thể thấy được thành quả từ
những chính sách mặt hàng của Malaysia.
4.1.2. Hạn chế
Các chính sách xuất khẩu chủ yếu vào xuất khẩu mặt hàng điện, điện tử nên
năm 2001-2002, Malaysia bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự tụt dốc của nền
kinh tế toàn cầu và sự đình trệ của ngành công nghệ thông tin GDP năm
2001 chỉ tăng trưởng 0.5% do kim ngạch xuất khẩu của năm giảm gần
11%.

25


×