Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở lợn thịt và biện pháp phòng trị, tại trại lợn khánh lan, xã linh sơn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.48 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG KIỀU DIỄM
Tên đề tài
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH ĐƢỜNG HÔ HẤP Ở LỢN THIṬ
VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ TẠI TRẠI LỢN KHÁNH LAN, XÃ LINH
SƠN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành: Sƣ pha ̣m kỹ thuâ ̣t nông nghiêp̣
Khoa:

Chăn nuôi thú y

Khóa học:

2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG KIỀU DIỄM


Tên đề tài
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌ NH MẮC BỆNH ĐƢỜNG HÔ HẤP Ở LỢN THIṬ VÀ

BIỆN PHÁP PHÒNG TRI ̣TẠI TRẠI LỢN KHÁNH LAN, XÃ LINH SƠN,
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp:
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn:

Chính quy
Sƣ pha ̣m kỹ thuâ ̣t nông nghiêp̣
43 Sƣ pham
̣ kỹ thuâ ̣t nông nghiêp̣
Chăn nuôi thú y
2011 - 2015
TS. Trầ n Văn Thăng

Thái Nguyên, năm 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và thời gian thực tập tại trại lợn Khánh Lan, xã Linh Sơn, huyê ̣n

Đồng Hỷ , tỉnh Thái Nguyên, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của
nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu nhà trường, toàn
thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, đặc biệt là thầy giáo TS. Trầ n Văn Thăng đã luôn động viên, giúp
đỡ và hướng dẫn chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn: Toàn bộ cán bộ công nhân viên Trại giống
lợn Khánh Lan, xã Linh Sơn, huyê ̣n Đồ ng Hỷ , tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều
kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Để góp phần cho việc hoàn thành khoá luận đạt kết quả tốt, em luôn
nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Nông Kiều Diễm


ii
LỜI NÓI ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình học tập
của sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viên trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên nói riêng, nhằm giúp sinh viên củng cố, hệ thống hóa kiến
thức đã học được, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, áp
dụng những kiến thức đã học được vào thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp cho
sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững được phương pháp nghiên
cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời tạo cho
mình tác phong làm việc đúng đắn, tính sáng tạo để khi ra trường về cơ sở sản

xuất, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp nước ta.
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của Nhà trường, Ban chủ
nhiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trại lơ ̣n Khánh Lan, xã Linh Sơn, huyê ̣n
Đồng Hỷ , tỉnh thái nguyên, tôi tiến hành đề tài “Đánh giá tình hình mắ c
bê ̣nh đường hô hấ p ở lợn thiṭ và biê ̣n pháp phòng tri ̣ tại trại lợn Khánh
Lan, xã Linh Sơn , huyê ̣n Đồ ng Hỷ , tỉnh Thái Nguyên ”.
Sau thời gian thực tập với tinh thần làm việc nghiêm túc và cầu thị nên
tôi đã hoàn thành khoá luận tố t nghiê ̣p đa ̣i ho ̣c . Do trình độ và thời gian có
hạn, cô ̣ng với bản thân còn nhiều bỡ ngỡ trong công tác nghiên cứu nên khoá
luận của tôi không tránh khỏi những sai sót vá hạn chế, tôi mong nhận được
những ý kiến đóng góp của thầy cô, đồng nghiệp để khoá luận của tôi hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 37
Bảng 4.1: Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn thịt nuôi tại Trại lợn
Khánh Lan xã Linh Sơn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên ........ 40
Bảng 4.2: Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo lứa tuổi lợn ............................. 41
Bảng 4.3: Tỷ lệ lợn mắc bệnh đường hô hấp theo các tháng theo dõi ............ 42
Bảng 4.4: Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo dòng, giống lợn ...................... 43
Bảng 4.5: Những biểu hiện lâm sàng chính của lợn mắc bệnh
đường hô hấp ................................................................................. 44
Bảng 4.6: Hiệu quả điều trị của hai phác đồ điều trị bệnh đường hô hấp ở lợn ..45
Bảng 4.7: Tỷ lệ lợn tái mắc bệnh đường hô hấp và hiệu quả điều trị bệnh
lần 2 ............................................................................................... 46
Bảng 4.8: So sánh chi phí điều trị bệnh đường hô hấp của hai phác đồ điều trị ....47



iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cs

Cộng sự

ĐVT

Đơn vị tính

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KgTT

Kilogam thể trọng

Nxb

Nhà xuất bản

STT

Số thứ tự



v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................... v
Phầ n 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục đích đề tài ............................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3
Phầ n 2: TỔNG QUAN TÀ I LIỆU .................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 4
2.1.1. Đại cương về cơ quan hô hấp và sinh lý hô hấp ở lợn ............................. 4
2.1.1.1. Cấu tạo bộ máy hô hấp của lợn ............................................................. 4
2.1.1.2. Chức năng sinh lý của bộ máy hô hấp của lợn ..................................... 7
2.1.2. Một số bệnh đường hô hấp thường gặp ở lợn ngoại nuôi thịt ................. 9
2.1.2.1. Bệnh suyễn lợn ...................................................................................... 9
2.1.2.2. Bệnh viêm phổi - màng phổi lợn......................................................... 14
2.1.2.3. Bệnh tụ huyết trùng lợn....................................................................... 18
2.1.2.4. Bệnh viêm phổi lợn do Streptococcus gây ra ..................................... 21
2.1.2.5. Bệnh viêm phổi do virus gây ra .......................................................... 22
2.1.3. Nguyên tắc phòng và điều trị bệnh đường hô hấp ở lợn ........................ 26
2.1.3.1. Nguyên tắc phòng bệnh đường hô hấp ở lợn ...................................... 26
2.1.3.2. Nguyên tắc điều trị bệnh đường hô hấp ở lợn..................................... 27



vi
2.1.3.3. Những hiểu biết về thuốc sử dụng trong đề tài ................................... 29
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ...................................... 31
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................... 31
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .......................................................... 32
Phầ n 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CƢ́U................................................................................................ 35
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 35
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 35
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 35
3.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 35
3.4.1. Phương pháp xác định tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở đàn
lợn nuôi thịt ...................................................................................................... 35
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc
bệnh đường hô hấp ........................................................................................... 36
3.4.3. Phương pháp so sánh hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp của hai phác
đồ điều trị bệnh................................................................................................. 36
3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................... 37
3.4.5. Phương pháp theo dõi từng chỉ tiêu ....................................................... 38
3.4.5.1. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo lứa tuổi lợn ................................. 38
3.4.5.2. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo các tháng theo dõi....................... 38
3.4.5.3. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo dòng giống lợn ........................... 38
3.4.5.4. Biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh đường hô hấp ......................... 38
3.4.5.5. Công thức tính toán các chỉ tiêu theo dõi về hiệu quả điều trị ........... 39
Phầ n 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CƢ́U VÀ THẢO LUẬN .............................. 40
4.1. Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở lợn thịt nuôi tại Trại lợn Khánh Lan xã Linh
Sơn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên............................................................ 40
4.2. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo lứa tuổi lợn ....................................... 41



vii
4.3. Tỷ lệ lợn mắc bệnh đường hô hấp theo các tháng theo dõi. ..................... 42
4.4. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo dòng, giống lợn ................................ 43
4.5. Biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh đường hô hấp ............................... 44
4.6. Hiệu quả điều trị của hai phác đồ điều trị bệnh đường hô hấp ở lợn ........ 45
4.7. Tỷ lệ lợn tái mắc bệnh đường hô hấp và hiệu quả điều trị bệnh lần 2 ...... 46
4.8. So sánh chi phí điều trị bệnh đường hô hấp của hai phác đồ điều trị ....... 47
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI.......................................................
48
̣
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 48
5.2. Kiế n nghị ................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
II. Tài liệu tiếng Anh


1
Phầ n 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu ngành
nông nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm không thể
thiếu đối với nhu cầu đời sống của con người. Nhà nước ta hiện nay đã có
những chủ trương để phát triển ngành chăn nuôi cả số lượng lẫn chấ t lươ ̣ng để
tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu.
Trong đó, chăn nuôi lợn chiế m một vị trí quan trọng và đóng góp
không nhỏ cho sự phát triển của ngành chăn nuôi nước ta. Thịt lợn là thức ăn

có nguồn gố c protein động vật chính trong bữa ăn hàng ngày của người dân
nước ta. Thịt lợn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon phù hợp với khẩu
vị của nhiều người. Nó không chỉ cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho xã hội mà còn là nguồn thu nhập đáng
kể cho người chăn nuôi. Ngoài ra, chăn nuôi lợn còn cung cấp một lượng lớn
phân bón cho trồng trọt và thủy sản. Có thể nói ngành chăn nuôi lợn đã đóng
góp một phần đáng kể vào công tác xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống xã
hội và thúc đẩy phát triển kinh tế chung của đất nước.
Sự phát triển của xã hội, cùng với khoa học kỹ thuật làm cho đời sống
vâ ̣t chấ t tinh thầ n của con người ngày một nâng cao, nhu cầu thực phẩm
không chỉ còn là số lượng mà còn cả chất lượng ngày càng khắt khe hơn, đầy
đủ về dinh dưỡng, an toàn về dịch bệnh.
Để đáp ứng yêu cầu đó thì các hộ chăn nuôi phải nâng cao được năng
suất, chất lượng sản phẩm. Muốn thực hiện tốt được điều đó thì ngoài những


2
yếu tố về con giống, thức ăn, chế độ chăm sóc quản lý thì một yếu tố quan
trọng quyết định đến sự thành bại trong chăn nuôi là công tác thú y.
Trong chăn nuôi lợn theo hướng gia trại, trang trại theo quy mô công
nghiệp hiện này, hầu hết các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã được khống
chế nhờ làm tốt công tác vệ sinh thú y và tiêm vắc-xin phòng bệnh triệt để,
nhưng những bệnh bề đường hô hấp có chiều hướng gia tăng do mật độ nuôi
và tính chất đa dạng, phức tạp của nguyên nhân gây bệnh. Bệnh đường hô hấp
ở lợn do nhiề u nguyên nhân gây nên, không gây chế t lơ ̣n , nhưng làm lợn
châ ̣m lớn , còi cọc, hê ̣ số chuyể n hóa thức ăn thấ p, gây thiê ̣t ha ̣i trong chăn
nuôi lơ ̣n công nghiê ̣p.
Để góp phần hạn chế tác hại của bệnh đối với chăn nuôi lợn và nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế tối đa thiệt hại kinh tế là một
việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Xuất phát từ thực tế đó, để tìm hiểu rõ hơn về tình hình nhiễm bệnh
đường hô hấp ở lợn và tìm ra biện pháp phòng trị hiê ̣u quả tốt, hạn chế đến mức
thấp nhất tác hại của bệnh gây ra cho đàn lợn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi lợn, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tình hình mắ c bê ̣nh đường
hô hấ p ở lợn thiṭ và biê ̣n pháp phòng tritại
̣ trại lợn Khánh Lan, xã Linh Sơn,
huyê ̣n Đồ ng Hy,̉ tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích đề tài
- Xác định được tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở lợn thịt tại trại lợn
Khánh Lan, xã Linh Sơn, huyê ̣n Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- So sánh hiệu lực điều trị bệnh đường hô hấp của hai loại thuốc
Florfenicol và Cefanew.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu bệnh đường hô hấp ở lợn là những tư liệu khoa
học phục vụ cho việc nghiên cứu tiếp theo của trại chăn nuôi lơ ̣n Khánh Lan,
xã Linh Sơn, huyê ̣n Đồ ng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.


3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh của phác đồ từ đó áp dụng rộng rãi
trong chăn nuôi.
- Nâng cao kiến thức thực tiễn, tăng khả năng tiếp xúc với thực tế chăn
nuôi, nâng cao kiến thức của bản thân.
- Làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học.


4
Phầ n 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đại cương về cơ quan hô hấp và sinh lý hô hấp ở lợn
2.1.1.1. Cấu tạo bộ máy hô hấp của lợn
* Xoang mũi
Xoang mũi nhỏ, ở vùng đầu được giới hạn phía trước là hai lỗ mũi, sau
có hai lỗ thông với yết hầu, trên là xương mũi, dưới là vòm khẩu cái ngăn
cách với xoang miệng.
Ở chính giữa có một vách sụn và xương lá mía chia xoang mũi thành
hai phần giống nhau là xoang mũi phải và trái.
- Lỗ mũi: là hai hốc tròn hoặc hình trứng, là nơi cho không khí đi vào
xoang mũi. Cấu tạo bởi một sụn giống neo tàu thủy làm chỗ bám cho các cơ
mũi. Bên ngoài phủ bởi lớp da.
- Cấu tạo xoang mũi:
+ Xoang mũi được cấu tạo khung xương gồm các xương: xương mũi,
xương hàm trên, liên hàm, khẩu cái, lá mía. Trong xoang mũi từ thành bên đi
vào trong có 3 đôi xương ống cuộn là ống cuộn mũi (ở trên), ống cuộn hàm (ở
dưới), ống cuộn sàng (ở sau). Đây là các xương sát mỏng cuộn lại và được
phủ bởi niêm mạc nhằm tăng diện tích tiếp xúc không khí với niêm mạc mũi.
+ Niêm mạc: Niêm mạc bao phủ toàn bộ mặt trong xoang mũi chia làm
hai khu:
Khu niêm mạc hô hấp: bao phủ 2/3 phía trước mặt trong xoang mũi.
Niêm mạc màu hồng, có các lông để cản bụi, tế bào biểu mô phủ có lông
rung, dưới là các tuyến tiết dịch nhầy và mạng lưới mao mạch dày đặc. Chức


5
năng là cản bụi, lọc sạch, tẩm ướt và sưởi không khí trước khi đưa vào phổi
trên niêm mạc khứu giác.
Khu niêm mạc khứu giác: nằm ở phía sau có màu vàng nâu. Trên niêm

mạc chứa các tế bào thần kinh khứu giác (nhận cảm giác mùi) sợi trục của
chúng tập trung lại thành dây thần kinh khứu giác về đầu trước mặt dưới hai
bán cầu đại não.
Yết hầu là bộ phận chung của đường hô hấp và tiêu hóa, cùng phối hợp
với màng khẩu cái và sụn tiểu thiệt thanh quản trong động tác nuốt và thở.
Yết hầu là một xoang ngắn, hẹp nằm sau xoang miệng và màng khẩu
cái, trước thực quản và thanh quản, dưới hai lỗ thông lên mũi.
Yết hầu là nơi giao nhau (ngã tư) giữa đường tiêu hóa và đường hô hấp.
Nó có nhiệm vụ dẫn khí từ xoang mũi xuống thanh quản, dẫn thức ăn từ
miệng xuống thực quản. Ngoài ra từ yết hầu còn có hai lỗ thông lên xoang nhĩ
(bên trong màng nhĩ tai) nhờ hai ống nhĩ hầu.
* Thanh quản
Là một xoang ngắn, hẹp nằm sau yết hầu và màng khẩu cái, trước
khí quản, dưới thực quản. Thanh quản vừa là đường dẫn khí vừa là cơ
quan phát âm.
- Cấu tạo: gồm một khung sụn, cơ và niêm mạc.
+ Khung sụn gồm 5 sụn:
Sụn tiểu nhiệt giống như nửa lá cây nằm sau yết hầu.
Sụn giáp trạng giống như quyển sách mở nằm giữa sụn tiểu thiệt và sụn
nhẫn tạo thành đáy thanh quản.
Sụn nhẫn giống cái nhẫn mặt đá nằm sau 3 giáp trạng, 2 sụn phễu và
trước các vòng sụn khí quản.
Hai sụn phễu giống như hai tam giác nằm trên giáp trạng, hai đầu trên
gắn liền nhau cùng với sụn tiểu thiệt làm thành hình vòi ấm.


6
- Ở giữa nhô vào lòng thanh quản là hai u tiếng.
- Hai đầu dưới cùng gắn lên mặt trên sụn giáp trạng. Hai u tiếng có hai
bó dây tiếng (là hai bó sợi đàn hồi cao), cùng đi xuống bám vào đầu dưới hai

sụn phễu.
+ Cơ thanh quản: gồm cơ nội bộ là các cơ nhỏ mỏng liên kết các sụn
với nhau, cơ bao xung quanh thanh quản để vận động thanh quản.
+ Niêm mạc: phủ bề mặt thanh quản chia làm 3 vùng:
Vùng trước cửa thanh quản rất nhạy cảm. Vật lạ (hạt cơm, bụi…) rơi
xuống sẽ tạo phản xạ ho và bị đẩy ra ngoài.
Vùng giữa cửa thanh quản: ở đó có hai bó dây tiếng tạo nên cửa tiếng
(do các cơ nội bộ co rút) sẽ phát ra âm cao thấp khác nhau.
Vùng sau của thanh quản: niêm mạc có tuyến nhầy để cản bụi
* Khí quản
Là ống dẫn khí từ thanh quản đến rốn phổi chia làm hai đoạn là đoạn cổ
và đoạn ngực.
+ Đoạn cổ: 2/3 phía trước đi dưới thực quản, 1/3 phía sau đi song song
bên trái thực quản.
+ Đoạn ngực: đi dưới thực quản.
Khí quản được cấu tạo bởi 50 vòng sụn hình chữ C, hai đầu chữ C quay
lên trên, nối với nhau bằng một băng sợi tế bào biểu mô phủ có lông rung, có
tuyến nhầy giữa lại làm thành đờm dãi bị cơ trơn co bóp đẩy ra ngoài.
* Phổi
- Vị trí: gia súc có hai lá phổi hình nón, chiếm gần hết lồng ngực, nằm
chùm lên tim, nhưng tim lệch về phía dưới lá phổi trái nhiều hơn. Lá phổi
phải thường lớn hơn phổi trái.
- Hình thái: mỗi lá phổi có đỉnh ở phía trước, đáy ở phía sau, cong theo
chiều cong cơ hoành. Mặt ngoài cong theo chiều cong của xương sườn. Mặt


7
trong của hai lá phổi bị ngăn cách nhau bởi động mạch chủ ở trên và thực
quản ở dưới. Bề mặt phổi có những mẻ sâu chia mỗi phổi thành các thùy khác
nhau, thường thì thùy đỉnh (thùy miệng) ở trước, thùy tim ở giữa, thùy đáy

(thùy hoành) ở sau và dưới lá phổi phải đều có thêm một thùy phụ.
Ở lợn, phổi trái có 3 thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy đáy; phổi phải có 4
thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy đáy và thùy phụ.
- Cấu tạo:
+ Ngoài cùng là lớp màng phổi bao bọc.
+ Trong là mô phổi, mỗi lá phổi gồm nhiều thùy phổi. Thùy phổi là tập
hợp của các đơn vị cấu tạo bởi tiểu thùy phổi.
Mỗi tiểu thùy hình đa giác có thể tích khoảng một cm3 bên trong gồm
các chùm phế nang (giống chùm nho) và các túi phế nang (giống quả nho).
Trong mỗi thùy phổi hệ thống phế quản phân nhánh dẫn khí vào đến chùm
phế nang và túi phế nang.
+ Đi song song với hệ thống ống phế quản là các phân nhánh của động
mạch phổi mang máu đen chứa CO2 đến lòng túi phế nang tạo thành màng
lưới mao mạch, ở đây máu thực hiện sự trao đổi khí thải khí CO2 và nhận O2
trở thành máu đỏ tươi rồi theo hệ thống tĩnh mạch đổ về tim đi nuôi cơ thể.
+ Số lượng phế nang ở phổi rất nhiều. Tổng diện tích bề mặt phế nang
(để trao đổi khí) ở đại gia súc khoảng 500m2, ở tiểu gia súc: 50 - 80 m2.
+ Mô phổi về cơ bản được lát bởi các sợi chun có tính co giãn, đàn hồi cao.
Vì thế, khi hít vào phổi phồng lên, không khí chứa đầy trong các phế
quản, phế nang. Khi thở ra thể tích phổi thu nhỏ, phổi xẹp xuống tống khí
ra ngoài.
2.1.1.2. Chức năng sinh lý của bộ máy hô hấp của lợn
- Đối với tất cả các loài động vật thì một trong những yếu tố quyết định
đến sự sống là có đủ lượng O2. Trong mỗi phút, cơ thể động vật cần 6 - 8ml


8
O2 và thải ra 250ml CO2. Để có đủ lượng O2 thiết yếu này và thải ra lượng
CO2 ra khỏi cơ thể thì cơ thể phải thực hiện động tác hô hấp.
Sự hô hấp của lợn được chia thành 3 quá trình:

+ Hô hấp ngoài: là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường
được thực hiện ở phổi thông qua các phế nang.
+ Hô hấp trong: là quá trình sử dụng O2 ở mô bào.
+ Quá trình vận chuyển CO2, O2 từ phổi đến mô bào và ngược lại.
Động tác hô hấp được điều khiển bằng cơ chế thần kinh thể dịch và
được thực hiện bởi các cơ quan hô hấp. Cơ quan hô hấp của lợn gồm đường
dẫn khí (mũi, hầu, họng, khí quản, phế quản) và phổi.
Dọc đường dẫn khí có hệ thống thần kinh và hệ thống mạch máu phân
bố dày đặc có tác dụng sưởi ấm không khí trước khi vào đến phổi. Trên niêm
mạc đường hô hấp có nhiều tuyến dịch nhầy để giữ bụi và dị tật có lẫn trong
không khí. Niêm mạc đường hô hấp cũng có lớp lông rung luôn chuyển động
hướng ra ngoài, do đó có thể đẩy các dị vật hoặc bụi ra ngoài.
Cơ quan thụ cảm trên niêm mạc đường hô hấp rất nhạy cảm với các
thành phần lạ có trong không khí. Khi có vật lạ, cơ thể có phản xạ ho, hắt
hơi… nhằm đẩy vật lạ ra ngoài, không cho xâm nhập sâu vào đường hô hấp.
Khí O2 sau khi vào phổi và khí CO2 thải ra được trao đổi tại phế nang.
Phổi lợn bao gồm rất nhiều phế nang làm tăng diện tích bề mặt trao
đổi khí.
Một động tác hít vào và thở ra được gọi là một lần hít thở. Tần số hô
hấp là số lần thở/phút. Mỗi loài động vật khác nhau trong điều kiện bình
thường có tần số hô hấp khác nhau:
Lợn: 10 - 20 lần/phút
Bò: 10 - 30 lần/phút
Ngựa: 8 - 16 lần/phút


9
Trong trường hợp gia súc mắc bệnh hoặc gặp phải một số kích thích thì
tần số hô hấp sẽ thay đổi có khi tăng lên hoặc giảm xuống.
2.1.2. Một số bệnh đường hô hấp thường gặp ở lợn ngoại nuôi thịt

2.1.2.1. Bệnh suyễn lợn
- Nguyên nhân:
Bê ̣nh suyễn lợn là bệnh truyền nhiễm

do vi khuẩ n Mycoplasma

hyopneumoniae gây ra, bê ̣nh tác đô ̣ng chủ yế u trên đường hô hấ p gây viêm
phế quản , viêm phổ i. Bê ̣nh xảy ra mạnh trong những điề u kiê ̣n sức đề kháng
của lợn giảm sút. Tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ chết thấp (khoảng 10%).
- Một số đặc điểm của bệnh:
Mầm bệnh tác động trực tiếp nên bộ máy hô hấp của lợn. Bệnh xảy ra ở
mọi lứa tuổi, nhưng nặng nhất là lợn 3-26 tuần tuổi. Bệnh lây lan nhanh do
tiếp xúc trực tiếp và qua không khí, bệnh xảy ra quanh năm nhưng nghiêm
trọng nhất là lúc trời lạnh và ẩm. Sức đề kháng của cơ thể giảm sút là nguyên
nhân chính để mầm bệnh phát thành dịch trong trại. Bệnh đã xâm nhập vào
trại nếu không xử lý tốt thì lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh.
- Dịch tễ học:
+ Cách lây lan: bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Lợn khỏe mắc
bệnh khi nhốt chung với lợn ốm, hít thở không khí có Mycoplasma
hyopneumoniae. Lợn sẽ phát bệnh khi gặp các điều kiện sống không thuận
lợi: thời tiết lạnh, thức ăn thiếu và môi trường ô nhiễm.
+ Động vật cảm nhiễm: Lợn ở các lứa tuổi đều mắc bệnh nhưng thường
mắc nhiều ở lợn từ 2 - 5 tháng và có tính chất mùa vụ, phụ thuộc vào giống
lợn. Lợn ngoại chưa thích nghi với điều kiện nước ta bị bệnh với tỷ lệ cao và
ở thể cấp tính, tỷ lệ chết cao hơn lợn nội và lợn lai (Phạm Sỹ Lăng và cs,
2006) [9].


10


- Quá trình sinh bệnh:
Sau khi xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp, Mycoplasma tạo trạng
thái cân bằng nếu sức đề kháng của cơ thể tốt. Khi sức đề kháng của cơ thể
giảm do nhiều nguyên nhân như: chuồng trại không hợp lý, chăm sóc kém,...
Mycoplasma tác động gây bệnh viêm phổi ở thuỳ đỉnh, thuỳ tim, thuỳ hoành
cách mô. Sự kết hợp của các vi khuẩn kế phát như Pasteurella multocida,
Streptococcus, Staphylococcus,... tác động làm cho bệnh thêm trầm trọng và
gây biến chứng viêm phổi, nung mủ phổi,...
- Triệu chứng:
Thời kỳ nung bệnh từ 1- 3 tuần, trung bình 10 - 16 ngày trong tự nhiên,
5-12 ngày trong phòng thí nghiệm. Triệu chứng ho, khó thở xuất hiện sau 25 65 ngày. Bệnh có thể chia làm 3 thể: cấp tính, mạn tính và thể ẩn.
+ Thể cấp tính:
Lúc đầu triệu chứng nhẹ, khó phát hiện, lợn thường tách đàn nằm ở góc
chuồng, kém ăn, chậm lớn, da nhợt nhạt, thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ, 39
- 39,50C. Khi có biểu hiện bệnh, lợn hắt hơi từng hồi, chảy nước mũi, vài ngày
sau lợn ho liên tiếp 2 - 3 tuần sau đó giảm dần, đôi khi có trường hợp lâu hơn.
Khi phổi bị tổn thương nghiêm trọng thì con vật có triệu chứng khó
thở, thở nhanh, thở khò khè, nhịp thở có thể lên tới 100 - 150 lần/phút. Tần số
hô hấp tăng dần lên, gia súc ngồi thở như chó, mồm há ra để thở, bụng giật
mạnh, chảy nước mắt, nước mũi, có khi con vật bí tiểu tiện, nước tiểu vàng và
ít. Nghe phổi có nhiều vùng có âm đục.
Trong một ô chuồng, đầu tiên chỉ một vài con bị ho, sau đó lan ra cho
đến khi tất cả đều bị ho kéo dài. Bệnh có tỷ lệ chết khá cao nếu không điều trị
kịp thời. Thể cấp tính thường ít thấy, chủ yếu ở những đàn lợn chưa mắc bệnh
lần nào, có khi lợn bị nhiễm khuẩn phổi do kế phát.


11

+ Thể mạn tính:

Đây là thể phổ biến nhất. Lợn ho khan từng tiếng hay từng chuỗi dài,
đặc biệt là lúc sáng sớm hoặc chiều tối sau khi ăn xong.
Lợn khó thở, thở khò khè về đêm, tần số hô hấp tăng từ 40 - 100
lần/phút, hít vào dài hơn thở ra.
Con vật đi táo rồi ỉa chảy. Thân nhiệt tăng ít, khoảng 39 - 400C, có thể
tăng lên đến 400C rồi hạ thấp xuống.
Bệnh tiến triển vài tháng có khi đến nửa năm, thỉnh thoảng có con chết.
Nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì đàn lợn có thể phục hồi, tỷ lệ chết không
cao, nhưng hầu hết giảm tốc độ sinh trưởng.
+ Thể ẩn:
Thường thấy ở lợn trưởng thành. Triệu chứng không xuất hiện rõ, chỉ
thỉnh thoảng ho nhẹ, khi con vật bị stress do thời tiết thay đổi hoặc thức ăn
không đảm bảo thì bệnh mới phát ra. Con vật sinh trưởng, phát triển chậm,
tăng trọng giảm, thời gian nuôi vỗ béo kéo dài.
- Bệnh tích:
Bệnh tích chủ yếu ở cơ quan hô hấp, đặc biệt là ở phổi, hạch phổi.
Bệnh tích viêm phổi bắt đầu từ thùy tim lan sang thùy đỉnh về phía trước,
thường phát triển ở rìa, vùng thấp của phổi, phổi viêm, xuất hiện những chấm
viêm đỏ hoặc xám to bằng hạt đậu xanh, to dần ra, sau tập trung thành từng
vùng rộng lớn. Theo dõi bằng chụp x - quang ta thấy bệnh tích lan từ trước ra
sau theo một quy luật nhất định. Hai bên phổi đều có bệnh tích như nhau và
có giới hạn rõ giữa chỗ phổi bị viêm và chỗ phổi bình thường.
Chỗ viêm ở phổi cứng dần, màu đỏ thẫm hoặc màu xám nhạt, mặt bóng
loáng, trong suốt, bên trong có chất keo nên gọi là viêm phổi kính. Phổi có
bệnh thì dày lên, cứng rắn, bị gan hóa hoặc thịt hóa. Cắt phổi ra có nước hơi
lỏng màu trắng xám, có bọt, phổi dày và đặc lại, khi dùng tay bóp không xốp


12
như bình thường. Sau khi viêm từ 10 - 20 ngày, vùng nhục hóa đục dần, ít

trong hơn, màu tro hồng, vàng nhạt hoặc vàng xám, cuối cùng màu đục hẳn,
bóp rất cứng, sờ giống như tụy tạng hóa. Cắt phổi có bệnh thấy nhiều bọt,
nhiều vùng hoại tử màu trắng. Bệnh tích lan rộng, trên mặt có nhiều sợi tơ
huyết trắng, phổi dính vào lồng ngực khi màng phổi bị viêm nặng.
Cắt một miếng phổi ở vùng bị gan hóa bỏ vào nước thấy chìm. Phế quản,
khí quản viêm có bọt, dịch nhày màu hồng nhạt, bóp có khi có mủ chảy ra.
Hạch lâm ba phổi sưng rất to, gấp 2 - 5 lần hạch bình thường, chứa
nhiều vi khuẩn, nhiều nước màu tro, hơi tụ máu nhưng không xuất huyết,
sưng thủy thũng, mọng nước.
- Chẩn đoán bệnh:
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh như: chẩn đoán
vi khuẩn học, chẩn đoán huyết thanh học... Trong đó, phương pháp chẩn đoán
lâm sàng được sử dụng phổ biến nhất, cách tiến hành là: vào chuồng, đuổi lợn
chạy nhanh và kéo dài 3 - 5 phút, sau thấy những con viêm phổi sẽ phát hiện
ra tiếng ho khan, có khi kèm theo ho là chảy nước mũi, một số con nằm lỳ ra
vì mệt quá, một số con thở dốc, ngồi thở chống hai chân trước giống như chó
ngồi. Cơ bụng và xương sườn hóp vào nhô ra theo nhịp thở là đặc trưng của
thở thể bụng.
Bệnh tích mổ khám: viêm phổi kính, có vùng gan hóa, nhục hóa, đỏ
thẫm, vàng xám ở thùy đỉnh, thùy tim và các biến đổi của hạch lâm ba.
- Điều trị:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc kháng sinh dùng để
điều trị bệnh. Ở đây chúng tôi đã sử dụng loại thuốc như:
Florfenicol, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, liều 1ml/20kg thể trọng/ngày,
dùng liên tục 3 - 5 ngày.


13
Ceftiofur, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, liều 1ml/20-25kg thể
trọng/ngày, dùng cách nhật.

- Phòng bệnh:
+ Phòng bệnh khi chưa có dịch:
Khi nhập giống lợn từ bên ngoài thì nên mua giống ở những vùng an
toàn dịch. Mua lợn về phải được nhốt riêng để theo dõi ít nhất 15 ngày, nếu
không có triệu chứng ho, khó thở thì mới nhập đàn. Đối với đực giống cần
phải chặt chẽ hơn: kiểm tra lại lý lịch, nguồn gốc, nhốt riêng ít nhất hai tháng,
hàng ngày theo dõi triệu chứng hô hấp sao cho đảm bảo mới đưa vào sử dụng.
Tăng cường sức đề kháng cho lợn bằng cách vệ sinh, chăm sóc nuôi
dưỡng tốt, khẩu phần đủ protein, chất khoáng, vitamin. Chuồng trại thông
thoáng, sạch sẽ, định kỳ quét vôi, phun sát trùng.
Tiêm phòng vaccine cho đàn lợn. Trên thế giới đã có một số nước sản
xuất được vaccine phòng bệnh suyễn lợn như vaccine vô hoạt bổ trợ dầu
Respisure của hãng Pfizer; vaccine M+PAC của hãng Schering Plough Animal
Health - Anh quốc và vaccine HYORESP của hãng Merial là loại vaccine vô
hoạt bổ trợ Aluminium.
+ Phòng bệnh khi có dịch:
Sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp để mang lại hiệu quả cao, tạo
cho con vật có sức đề kháng tốt, sinh trưởng, phát triển nhanh.
Phải có chuồng cách ly để nuôi dưỡng những lợn mới nhập hoặc những
lợn ốm.
Định kỳ sát trùng, tiêu độc chuồng trại, phân rác, dụng cụ chăn nuôi
bằng nước vôi 20%, NaOH 10%, Formon 5%, rắc vôi bột, quét vôi tường.
Chăm sóc tốt cho đàn lợn mắc bệnh, cho ăn thức ăn dễ tiêu, đầy đủ
protein, vitamin và muối khoáng.


14

2.1.2.2. Bệnh viêm phổi - màng phổi lợn
Bệnh viêm phổi - Màng phổi lợn là một bệnh đường hô hấp lây lan

mạnh, bệnh thường gây chết lợn, chủ yếu là lợn choai. Đặc trưng của bệnh là
ho, khó thở, thở thể bụng, tần số hô hấp tăng cao. Lợn chết với bệnh tích phổi
bị gan hoá và viêm dính thành ngực.
- Nguyên nhân:
Do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra, hay còn được
gọi là bệnh viêm phổi dính sườn.
- Dịch tễ học:
+ Loài mắc bệnh:
Actinobacillus pleuropneumoniae gây bệnh cho lợn ở mọi lứa tuổi
nhưng mẫn cảm nhất ở lợn choai (lợn từ 2 - 5 tháng tuổi).
+ Tỷ lệ ốm chết:
Bệnh xảy ra hầu hết ở các vùng chăn nuôi và trong tất cả các phương
thức chăn nuôi, đặc biệt phổ biến ở các trại chăn nuôi tập trung. Số lợn nhiễm
bệnh thường là vài cá thể trong một đàn, chiếm khoảng 15 - 39% số lợn trong
đàn, tỷ lệ tử vong cao, có thể tới 30% thậm chí 50% (Eataugh M.W, 2002) [3].
+ Thời gian xảy ra bệnh trong năm:
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng bùng phát vào vụ hè - thu khi nhiệt độ
và độ ẩm tăng cao.
+ Điều kiện vệ sinh:
Hệ hô hấp có nhiệm vụ thường xuyên trao đổi khí giữa cơ thể và môi
trường ngoài. Chính vì vậy, chuồng trại ẩm ướt, mất vệ sinh sẽ dẫn đến bầu
tiểu khí hậu chuồng nuôi có nồng độ khí độc như NH3, H2S, CO2... cao, làm
cho lợn hàng ngày phải hít một lượng khí độc vào cơ thể, lâu dần sẽ bị trúng
độc (ở dạng mạn tính) làm cho sức đề kháng của con vật bị giảm sút. Mặt
khác, chuồng trại có độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn


15
Actinobacillus pleuropneumoniae phát triển mạnh. Như vậy, điều kiện vệ sinh
có ảnh hưởng rất lớn đến sức đề kháng của con vật cũng như sự phát triển của

mầm bệnh: nếu điều kiện vệ sinh kém sẽ làm cho bệnh viêm phổi - màng phổi
xảy ra dễ dàng và lây lan mạnh, ngược lại điều kiện vệ sinh tốt không những
giúp cho con vật khỏe mạnh mà còn hạn chế được dịch bệnh.
Ngoài các yếu tố về điều kiện vệ sinh có ảnh hưởng lớn tới nguyên
nhân gây bệnh thì khí hậu thời tiết, yếu tố stress như: mật độ nuôi nhốt quá
đông, chăm sóc nuôi dưỡng kém... làm cho sức đề kháng của con vật giảm đi
cũng là điều kiện cho bệnh viêm phổi - màng phổi dễ dàng xảy ra hơn (John
Carr, 1997) [6].
- Cơ chế gây bệnh:
Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae có khả năng giải phóng
enzim protease có khả năng phân huỷ heamoglobin, sắc tố vận chuyển oxy
trong máu. Các protein có khả năng gắn với sắt có trong vi khuẩn này cho
phép chúng lấy đi sắt từ cơ thể vật chủ. Chúng còn có khả năng sinh ra ngoại
độc tố và nội độc tố. Ngoài ra, bản thân vi khuẩn cũng được bao bọc bởi một
lớp giáp mô có tác dụng bảo vệ vi khuẩn bởi các tế bào bảo hộ của vật chủ
(Stan Done, 2002) [15].
- Triệu chứng:
Vi khuẩn gây bệnh ở lợn với 3 thể chủ yếu: thể quá cấp tính, thể cấp
tính và thể mạn tính (Taylor.D.J, 2005) [26].
+ Thể quá cấp tính:
Lợn mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, tách riêng khỏi đàn, sốt cao (41,50C), tần số
hô hấp tăng, khó thở, mạch đập tăng lên và trụy tim mạch. Lợn bệnh thấy có
bọt máu lẫn trong dịch mũi, nước dãi ở giai đoạn cuối bệnh.
Bệnh tiến triển rất nhanh, lợn bệnh chết sau 24h sau khi có dấu hiệu
bệnh. Trước khi chết thấy tai, mũi, da ở vùng mỏng như da đùi, da bụng tím


16
xanh thành từng mảng. Một số trường hợp lợn chết có thể chết mà không có
biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

+ Thể cấp tính:
Triệu chứng tương tự như thể quá cấp nhưng tiến triển chậm hơn. Lợn
sốt cao trên 410C, ho, khó thở, thở thể bụng, bụng hóp lại, lợn ỉa chảy, nôn
mửa, mắt có dử đôi khi nhầm với dịch tả.
Thể cấp tính đa số lợn chết, một số con chữa được. Lợn chết trong vòng
1 - 4 ngày. Lợn sống sót có thể phục hồi hoàn toàn hoặc có thể phát triển
thành thể mạn tính.
+ Thể mãn tính:
Thể này xuất hiện sau khi dấu hiệu cấp tính mât đi. Lợn sốt nhẹ (40,5 410C), hay nằm, lúc ăn lúc bỏ ăn, ho kéo dài, thở thể bụng, da nhợt nhạt, lông
xù, gầy còm, tăng trọng kém, mắt có dử, dịch mũi đặc và đục.
- Bệnh tích:
+ Thể quá cấp tính:
Lợn chết không có bệnh tích điển hình, lợn vẫn to béo.
+ Thể cấp tính và mạn tính:
Màng phổi viêm dính fibrin kèm theo chảy máu và dịch. Viêm màng
bao tim, viêm phổi dính sườn, tích nước vàng đục có lẫn máu ở trong ngực.
Phổi có màu sẫm và cứng lại (phổi bị gan hóa). Các ổ áp xe chứa đầy mủ nằm
rải rác khắp phổi. Có bọt khí lẫn máu trong đường hô hấp.
- Chẩn đoán bệnh:
Đối với lợn sống có thể lấy dịch ngoáy mũi để xét nghiệm và chẩn
đoán. Lợn chết có thể lấy mẫu bệnh phẩm là phổi để xét nghiệm, phân lập vi
khuẩn gây bệnh.
+ Chẩn đoán lâm sàng và giải phẫu:
Dựa vào những biểu hiện lâm sàng và triệu chứng bệnh tích của bệnh.
Phân biệt với bệnh: tụ huyết trùng, suyễn, cúm lợn, bệnh liên cầu khuẩn.


×