BÀI LÀM:
1/ Khái niệm tôn giáo:
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch
sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người
trong lịch sử hằng ngàn năm qua. bất cứ tôn giáo nào, với hình thái
phát triển đầy đủ của nó,cũng đều bao gồm: Ý thức tôn giáo và hệ
thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang tính chất
nghi thức tín ngưỡng của nó.
Khi phân tích bản chất tôn giáo với tư cách là một hình thái ý
thức xã hội Ph.Ăngghen cho rằng: ''tất cả mọi tôn giáo chẳng qua
chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người của
những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ,
chỉ là sự phản ánh trong đó lực lượng ở trần thế đã mang hình thức
những lực lượng siêu trần thế ''. Tôn giáo là sản phẩm của con
người, gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác
định.Về bản chất tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bế
tắc, bất lực của của con người trước tự nhiên và xã hội.tôn giáo
cũng chứa đựng một số gia trị phù hợp với đạo đức, đạo lý
conngười. trong hệ thống những lời răn dậy của giáo lý tôn giáo
cũng có nhữnglời răn mà trong trừng mực nào dó khi quần chúng
chấp nhận vẫn có tácdụng điều chỉnh đối với họ, như khuyên làm
điều tốt, răn bỏ điều ác.Trong lịch sử xã hội loài người, tôn giáo
xuất hiện từ rất sớm. nó hoàthiện và biến đổi cùng vớ sự biến đổi
1
của những điều kiện kinh tế -xã hội,văn hoá, chính trị. tôn giáo ra
đời bởi nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng cơbản là từ ngồn gốc
kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý .
2
2/ Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội:
a/ Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội
xã hộichủ nghĩa, tôn giáo vẫn còn tồn tại. có nhiều nguyên nhân
cho sự tồn tại của tínngưỡng, tôn giáo :
-Nguyên nhân nhận thức:
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã
hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con
người mà khoahọc chưa lý giải được, trong khi đó trình độ dân trí
lại vẫn chưa thực sựđược nâng cao. trước những sức mạnh tự phát
của giới tự nhiên và xã hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức
và chế ngự được đã khiến cho một bộ phận nhân dân đi tìm sự an
ủi, che trở và lý giải chúng từ sức mạnh thần linh.
-Nguyên nhân kinh tế:
Trong tiế trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ,nền kinh tế vẫn
còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế với lợi ích khác nhau của các
giai cấp, tầng lớp xã hội. trong đời sống hiện thực , sự bất bình
đẳng về kinh tế ,chính trị ,văn hoá ,xã hội vẫn còn diễn ra ,sự cách
biệt khá lớn về đời sống vât chất ,tinh thần giữa các nhóm dân cư
còn tồn tại phổ biến .Do đó những yếu tố may rủi ,ngẫu nhiên vẫn
tác động mạnh mẽ đến con người ,làm cho con người dễ trở nên
thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng
siêu nhân.
-Nguyên nhân tâm lý :
3
Tín ngưỡng ,tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại
, đã trở thành niềm tin ,lối sống ,phong tục tập quán ,tình cảm của
một bộ phận đông đoả quần chúng nhân dân qua nhiều thế hệ
.trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội ,ý thức xã
hội thường có tính bảo thủ hơn so với sự biến đổi của tồn tại xã hội
,trong đó ý thức tôn giáo thường lại là ý tố mang tính chất bền
vững nhất trong đời sống tinh tần của mỗi con người của xã hội .
-Nguyên nhân chính trị-xã hội :
Về mặt giá trị ,có những nguyên tắc của tôn giáo phù hợp với
chủ nghĩa xã hội ,với chủ trương đường lối ,chính sách của nhà
nước xã hội chủ nghĩa .đó là những giá trị đạo đức, văn hoá cới
tinh thần nhân đạo, hướng thiện. đáp ứng được nhu cầu cua một bộ
phận quần chúng nhân dân. trong một chừng mực nhất định tôn
giáo có sức thu hút mạnh mẽ đối với một bộ phận quần chúng nhân
dân.
-Nguyên nhân văn hoá :
Trong thực tế sinh hoạt văn hoá xã hội, sinh hoạt tín ngưỡng tôn
giáo
đã đáp ứng được phần nào nhu cầu văn hoá tinh thần của cộng
đồng xã hội và trong một mức độ nhất định, có ý nghĩa giáo dục ý
thức cộng đồng ,phong cách ,lối sống của mỗi cá nhân trong cộng
đồng. về phương diện sinh hoạt văn hoá, tôn giáo thường được
thực hiện dưới hình thức là những ghi lễ tín ngưỡng cùng với
4
những lời răn theo chuẩn mực đạo đức phù hợp với quan niệm của
mỗi loại tôn giáo. Những sinh hoạt văn hoá có tính chất tín
ngưỡng, tôn giáo ấy đã lôi cuốn một bộ phận quần chúng nhân dân
xuất phát từ nhu cầu văn hoá tinh thần ,tình cảm của họ. cùng với
tiến trình đó tôn giáo cũng có những biến đổi cùng với sự thay đổi
của những điều kiện kinh tế -xã hội, với quá trình cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới.
b/khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo gắn liền
với
cuộc vận động đoàn kết các tín đồ tôn giáo trong quá trình cải tạo
xã hội cũ xây dựng xã hội mới:
-Chủ nghĩa Mác -Lênin khẳng định tôn giáo là một hình thái ý thức
xã
hội muốn làm thay đổi nó trước hết cần phải thay đổi nó trước hét
cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội. Muốn xoá bỏ những ảo
tưởng trong đầu óc con người thì phải xoá bỏ nguồn gốc gây ra ảo
tưởng ấy. đó là một quá trình lâu dài để cải tạo xã hội cũ xây dựng
xã hội mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,
thông qua quá trình này mới tạo ra được khả năng gạt bỏ dần
những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội.
-Để khắc phục những tiêu cực của tôn giáo còn cần quan tâm đến
cuộc
5
đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, coi trọng tuyên truyền, giáo dục
thế giới quan duy vật và biện chứng với nhiều hình thức.
c/Tôn trọng đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng
của
nhân dân:
-Tự do tín ngưỡng là một tư tưởng tiến bộ trong lịch sử phát triển
của
xã hội loài người. Trong CNXH tôn trọng và bảo đảm quyền tự do
tín
ngưỡng là một nguyên tắc. quyền ấy không chỉ thể hiện về mặt
pháp lý màcòn thể hiện trong thực tiễn của đời sống xã hội.
-Mọi người được quyền theo hoặc không theo bất kỳ một tôn giáo
nào
chuyển đạo hoặc bỏ đạo theo khuôn khổ pháp luật là quyền tự do
của mỗi người .mọi công dân không phân biêt có đạo hay không có
đạo đều bình đẳng trước pháp luật về nghĩa vụ cũng như quyền
lợi .các tôn giáo được nhà nước thừa nhận đều bình đẳng trước
pháp luật. Giáo hội các tôn giáo có trách nhiệm động viên các tín
đồ phấn đấu sống một cuộc sống ''tốt đời, đẹp đạo''. Mọi người có
ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác đồng thời
kiên quyết chống lại những phần tử lợi ụng tôn giáo để có những
hành vi đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc.
3/ Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc
6
giải quyết vấn đề tôn giáo:
Giải quyết vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ
nghĩa xã
hội cần dựa trên những nguyên tắc:
Một là: khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo
trong
đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới. đó là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Hai là: khi tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một
bô
phận nhân dân thì nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tôn trọng và
đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi công dân.
công dân có tôn giáo hay không có tôn giáo đều bình đẳng trước
pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. cần phát huy
những giá trị tích cực của tôn giá, nghiêm cấm mọi hành vi vi
phạm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.
Ba là: thực hiện đoàn kết những người có tôn giáo với những
người
không có tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết những người
theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo, đoàn kết toàn
7
dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước. nghiêm cấm mọi hành vi
chia rẽ cộng đồng vì lý do tín ngưỡng tôn giáo.
Bốn là: phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn
giáo .trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, khắc phục mặt
này là việc làm thường xuyên ,lâu dài .Mặt chính trị là sự lợi dụng
tôn giáo của những phần tử phản động nhằm chống lại sự nghiệp
cách mạng. sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. đấu tranh loại bỏ
mặt chính trị phẩn động trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ
thường xuyên, vừa phải khẩn trương, kiên quyết, vừa phải thận
trọng và phải có sách lược phù hợp với thực tế .
Năm là: trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò và sự tác động
của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội cũng khác nhau. Quan
điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ ,giáo dân về các lĩnh vực,
các vấn đề của xã hội có sự khác biêt. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
cần phải có quan điểm và phương thức sử lý phù hợp với từng
trường hợp cụ thể khi giải quyết các vấn đề tôn giáo.
4/ Quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo:
-Trong những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò và tác động của
mỗi tôn giáo đối với xã hội là không giống nhau và quan điểm, thái
độ của giáo sĩ và giáo dân đối với các lĩnh vực xã hội cũng không
hoàn toàn thống nhất. Vì vậy, khi thực hiện nhất quán nguyên tắc
bình đẳng, không phân biệt đối xử cần phải có quan điểm lịch sử
8
cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với các vấn đề có liên
quan với tôn giáo.
-Có nhiều tôn giáo khi mới ra đời được coi như là một phong trào
bảo
vệ, bênh vực quyền lợi của những người nghèo, người bị áp bức.
Sau một thời gian tồn tại, tôn giáo ấy lại biến thành công cụ của
giai cấp thống trị, bóc lột. Có những giáo sĩ suốt đời hành đạo và
luôn luôn đồng hành cùng với dân tộc nhưng cũng có người đã hợp
tác với các thế lực thù địch bên ngoài mà đi ngược lại với lợi ích
quốc gia… Vì vậy đòi hỏi nhà nước xã hội chủ nghĩa phải có thái
độ, cách ứng xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
-Trong xã hội công xã nguyên thủy, tôn giáo chỉ thể hiện thuần
túy về mặt tư tưởng, phản ánh nhận thức ngây thơ của con người
về thế giới tự nhiên. Khi xã hội xuất hiện giai cấp, tôn giáo không
chỉ thể hiện ở mặt tư tưởng mà còn cả mặt chính trị.
- Mặt tư tưởng thể hiện tín ngưỡng trong tôn giáo. Mặt chính trị,
bên
cạnh ước nguyện giải phóng của quần chúng chống lại sự nô dịch
của các thế lực thống trị bóc lột, mặt chính trị còn thể hiện ở việc
lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp cách mạng của những
phần tử phản động đội lốt tôn giáo.
-Trong thực tế, hai mặt chính trị và tư tưởng trong tôn giáo thường
đan
9
xen vào nhau. Có những lúc mâu thuẫn về mặt chính trị lại được
các thế lực phản động ngụy trang bằng sự khác nhau về tư tưởng
và ngược lại. Loại bỏ mặt chính trị phản động trong tôn giáo, nhất
là khi các thế lực phản động quốc tế đang lợi dụng tôn giáo nhằm
thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình là việc làm cần thiết. Khi
thực hiện cần dựa vào sức mạnh của quần chúng tín đồ. Phương
pháp phải kịp thời, cương quyết nhưng phải tránh nôn nóng vội
vàng. Đảm bảo được yêu cầu: đoàn kết rộng rãi đồng bào có tín
ngưỡng và không có tín ngưỡng, phát huy tinh thần yêu nước của
các tu sĩ chân tu đồng thời kiên quyết trừng trị những kẻ lợi dụng
tín ngưỡng tôn giáo để phá hoại sự đoàn kết dân tộc, phá hoại sự
nghiệp cách mạng
5/ Đảng và Nhà nước ta đã làm gì để giải quyết vấn đề tôn
giáo:
Thực trạng trên cho thấy tính chất ngguy hiểm trong âm mưu và
hoạt
động chống phá của các thế lực thù địch. Nếu không nâng cao cảnh
giác và chủ động ngăn chặn, đối phó có hiệu quả với hoạt động
chống phá của chúng, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực trạng này đã đặt ra một số
yêu cầu cấp thiết sau:
Một là: các cấp uỷ, chính quyền cần đẩy mạnh công tác nghiên
cứu,
10
nâng cao nhận thức, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo nói chung, từng tôn giáo
cụ thể nói riêng. Chú trọng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối
với hoạt động tôn giáo, khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý ở
một số địa phương. Giải quyết vấn đề tôn giáo sẽ là một trong
những nhân tố quan trọng góp phần ổn định chính trị - xã hội ở cả
nước cũng như từng địa phương.
Hai là: chú trọng công tác xây dựng lực lượng chính trị, cơ sở cốt
cán
trong tôn giáo, làm tốt công tác phát triển đảng viên, đoàn viên, hội
viên trong tín đồ tôn giáo nnhawmf phát huy tác dụng làm ''hạt
nhân'' trong phong trào cách mạng của quần chúng ở địa phương,
cơ sở. Kiện toàn bộ máy tuyên truyền nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng, đặc biệt là
ở những vùng có đông đồng bào theo đạo, vùng đông dân tộc thiểu
số. Nội dung tuyên truyền tập chung vào chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về tĩn ngưỡng, tôn giáo để quần chúng tín
đồ hiểu rõ và chấp hành nghiêm túc, khai thác các giá trị nhân văn,
đạo đức tiến bộ trong giáo lý tôn giáo để vận động, thu hút, tập hợp
quần chúng tín đồ tham gia các phong trào thi đua yêu nước.
Ba là: đẩy mạnh công tác pháp động phong trào quần chúng bảo vệ
an
11
ninh tổ quốc, thực hiện tốt chính sách đoàn kết lương – giáo, tập
chung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả trương trình phát triển kkinh
tế – xã hội, xoá đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân, làm cho cộng đồng ổn định, gia đình
ấm no. Bên cạch đó, phải kịp thời vạch trần mọi âm mưu, phương
thức, thủ đoạn mà các thế lực thường lợi dụng tôn giáo để gây chia
rẽ dân tộc, chống phá cách mạng nước ta, vạch trần bộ mặt phản
động, để quần chúng nhân dân hiểu rõ, từ đó nâng cao trình độ
nhận thức, giác gộ, ý thức cảnh giác cách mạng trong quần chúng
tín đồ.
Bốn là: các tỉnh, thành phó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán
bộ làm công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể,
nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo chuyên sâu ở tỉnh,
huyện, xã, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý nhà nước đối với công tác
tôn giáo trong tình hình mới.
Tổ chức các lớp, các đợt tập huấn riêng cho các chức sắc, chức
việc, người có ảnh hưởng, uy tín với cộng đồng tôn giáo, dân tộc
để phổ biến chính sách tôn giáo của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, tuân thủ pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân,
cảnh giác và góp phần đấu tranh làm thất bại mọi ân mưu phá hoại
của thế lực thù địch. Bên cạnh đó, phải nắm chắc số phần tử bất
mãn, quá khích trong các cộng đồng tôn giáo, số đối tượng cầm
12
đầu kích động quần chúng giáo dân khiếu kiện trên từng địa bàn cụ
thể chủ động quản lý, đấu tranh có hiệu quả, ngăn chặn kịp thời.
Những năm qua, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động
tôn giáo đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận, đã có
những bước tiến tốt hơn và ngày càng đi vào ổn định, công tác
tuyên truyền, vận động quần chúng đã đem lại những hiệu quả tích
cực hơn, tình hình sinh hoạt tôn giáo ở các chi hội dần đi vào xu
thế bình thường, ổn định, quần chúng tín đồ, chức sắc, chức việc
vui mừng, phấn khởi, yên tâm, tin tưởng vào chủ trương, đường
lối, chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, các hoạt
động tôn giáo trái phép giảm hẳn. Tui vậy trong thời gian tới các
cấp uỷ, chính quyền, các ngành chức năng và các đoàn thể ở địa
phương, cơ sở phải không ngừng nâng cao cảnh giác cách mạng,
tiếp tục có những biện pháp thiết thực, hữu hiệu để đấu tranh ngăn
chặn những âm mưu, thủ đoạn hoạt động lợi dụng tôn giáo để
chống phá cách mạng Việt Nam của các thế
lực thù địch trong nước và quốc tế.
13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TẬP LỚN
MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC -LÊ NIN II
TÊN ĐỀ BÀI: Anh hay chị hãy cho biết những
nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác -LêNin về vấn
đề tôn giáo. Đảng và Nhà nước ta đã làm gì để giải
quyết vấn đề tôn giáo.
TÊN SV: TRIỆU ĐỨC THUẬN
Mã SV: CQ503992
LỚP: NGÂN HÀNG 50D
Hà Nội: Ngày 11 Tháng 11 Năm 2009
14