Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Luận chứng vai trò của tri thức khoa học tự nhiên đối với xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.79 KB, 12 trang )

Bài tập môn
“Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin”.
Chủ đề:Luận chứng vai trò của tri thức khoa học tù nhiªn ®èi
víi x· héi
Họ và tên

: Nguyễn Thu Huyền

Mã sinh viên

: CQ501163

Lớp

: Ngân HàngB-Khoa:Ngân hàng- tài chính

Khóa học

: K50

Học tại giảng đường : Nhà văn hóa tiết 4,5,6 thứ 4
Từ những năm 50 thế kỷ XX cuộc cách mạng khoa học – kỹ
thuật đang làm biến đổi nhanh chóng bộ mặt của thế giới. Những
cuộc cách mạng đó không thể diễn ra được nếu không có khoa học.
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật sẽkhông thể xuất hiện được
nếu không có khoa học tự nhiên và chắc chắn sẽ không tiến triển
thuận lợi không mang lại những kết quả hoàn toàn tích cực nếu
thiếu khoa học xã hội. Ngược lại, những cuộc cách mạng xã hội
theo hướng XHCN, tức là những cuộc cách mạng lật đổ chế độ tư
bản chủ nghĩa và các chế độ bóc lột khác để xây dựng CHXH và
chủ nghĩa cộng sản, sẽ không thể diễn ra được nếu thiếu khoa học


xã hội Mác - Lênin và sẽ không thể đưa đến chủ nghĩa cộng sản nếu
thiếu khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật.
Vì vậy sự đóng góp của khoa học hiện đại đối với nền văn
minh đương đại là không thể chối cãi và thể hiện rất đa dạng trên
nhiều khía cạnh.Bài tiểu luận này xin đưa ra một số vai trò quan
trọng nhất của khoa học tự nhiên đối với xã hội.Cụ thể như:vai trò
của toán học và vật lý trong nhận thức luận, vai trò của cơ học
lượng tử trong nền kinh tế và vai trò của di truyền học trong bài
toán nguồn gốc loài người.
Trước hết ta sẽ tìm hiểu tóm tắt về khoa học là gì và lịch sử
phát triển của khoa học.
1.Khoa học là gì?
Theo nghĩa rộng, khoa học (xuất phát từ tiếng Latin scientia,
có nghĩa là tri thức hay hiểu biết) là bất cứ một hệ thống tri thức hay
1


thực hành có tổ chức nào. Theo nghĩa hẹp nhưng thông dụng hơn,
khoa học là hệ thống tri thức thực nghiệm, lý thuyết và thực hành về
thế giới tự nhiên và xã hội, thu được từ những nghiên cứu mang tính
toàn cầu nhờ các phương pháp khoa học. Các phương pháp này dựa
trên sự quan sát, thực nghiệm và giải thích các hiện tượng có thực
của thế giới.
Khoa học thường được chia thành hai nhóm:
• Khoa học tự nhiên: chuyên nghiên cứu các hiện tượng tự
nhiên.
• Khoa học xã hội: chuyên nghiên cứu hành vi và các xã hội con
người.
Đó đều là các khoa học thực nghiệm, theo nghĩa tri thức phải
dựa trên các hiện tượng quan sát được và giới nghiên cứu có thể tổ

chức thực nghiệm kiểm chứng chúng trong những điều kiện tương
tự.
Toán học, đôi khi được xem thuộc nhóm thứ ba - các khoa học
hình thức, có cả sự tương đồng và khác biệt với các khoa học tự
nhiên và xã hội. Nó tương đồng với khoa học thực nghiệm vì nó
nghiên cứu khách quan, cẩn trọng và có hệ thống một lĩnh vực tri
thức; và nó khác biệt vì cách xử lý tri thức: nó không dựa trên thực
nghiệm, mà trên các giả thiết tiên nghiệm (tiên đề). Khoa học hình
thức, bao gồm cả thống kê học và logic học, có vai trò quan trọng
với các khoa học thực nghiệm, nhất là trong việc hình thành giả
thuyết, lý thuyết và định luật, cả trong việc khám phá và diễn giải
các sự biến tự nhiên (khoa học tự nhiên) và cách thức suy nghĩ và
hành xử của con người và xã hội (khoa học xã hội). Bài tiểu luận
này trình bày chủ yếu về khoa học tự nhiên.
2.Lịch sử của khoa học:
2


Khoa học là lĩnh vực năng động nhất trong các hiện tượng của
xã hội, nó không ngừng vận động và phát triển với tốc độ ngày càng
nhanh, và ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội ngày càng mạnh
mẽ, sâu sắc. Quá trình phát triển của tri thức khoa học có thể chia
thành ba giai đoạn chủ yếu: tri thức khoa học thời cổ đại, tri thức
khoa học giai đoạn từ thời Phục Hưng cho đến hết thế kỷ XIX và tri
thức khoa học hiện đại từ đầu thế kỷ XX đến nay.
-Tri thức khoa học thời cổ đại:
Giai đoạn hình thành tri thức khoa học của loài người được
thực hiện trong các nền văn minh cổ đại ở Trung
Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Babilon, điển hình là ở Hy Lạp, La Mã
cổ đại, trong vài thiên niên kỷ trước công nguyên đến những thế kỷ

đầu của công nguyên. Những đặc điểm chủ yếu của tri thức khoa
học thời cổ đại được Ph.Ăngghen nhận xét: "Trước nhất chúng ta
thấy một bức tranh về sự chằng chịt vô tận của những mối liên hệ và
những sự tác động qua lại trong đó không có cái gì là đứng nguyên,
không thay đồi mà tất cả đều vận động, biến đổi, phát sinh và mất
đi”.
-Tri thức khoa học cổ điển:
Giai đoạn lớn thứ hai của quá trình phát triển khoa học được
biểu hiện rõ trong thời kỳ từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XIX ở Tây
Âu. Giai đoạn lớn này bao gồm ba thời kỳ là: thời kỳ Phục Hưng
với sự hình thành một số ngành khoa học độc lập, tách khỏi cái khối
chung triết học tự nhiên trước kia, thời kỳ thế kỷ XVII-XVIII, "đạt
tới một mức độ hoàn chỉnh nhất định” của một số ngành khoa học

3


quan trọng (như cơ học của Niutơn), cùng với sự hình thành của
một loạt ngành khoa học mới, thời kỳ thế kỷ XIX, còn gọi là thời kỳ
cận đại.
-Tư duy khoa học hiện đại:
Một số ngành khoa học phi cổ điển đầu tiên đã ra đời từ cuối
thế kỷ XIX, song khoa học hiện đại chỉ thực sự ra đời khi xuất hiện
cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX, mở
đầu là thuyết lượng tử của Plank (1900) đến thuyết tương đối của
Anhxtanh (1879-1955) và đặc biệt là cơ học lượng tử được xây
dựng bởi Bohn, Heisenberg và nhiều người khác, trong những năm
20. Các lý thuyết khoa học vĩ đại này đã làm thay đồi căn bản lối
suy nghĩ về tự nhiên, hình thành nên một phong cách tư duy khoa
học mới, khác hẳn phong cách tư duy khoa học cổ điển, và thường

được gọi là phong cách tư duy khoa học phi cổ điển. Phong cách
này ngày càng được định hình rõ nét và ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất
cả các ngành khoa học. Ngày nay, nó được gọi là phong cách tư duy
khoa học hiện đại.
3.Vai trò của khoa học đối với sự phát triển :
Có thể nói khoa học, và những phát triển công nghệ kèm theo,
có vai trò then chốt trong nền văn minh đương đại, được mệnh danh
là văn minh tri thức. Để chứng minh cho nhận định đó, xin đưa ra
ba minh họa điển hình. Đó là đóng góp của thuyết lượng tử trong
nền kinh tế hiện đại; vai trò của toán học và vật lý học đối với sự
phát triển nhất là với nhận thức luận; và ý nghĩa quyết định của di
truyền học trong nhân học phân tử.

4


3.1. Đóng góp của cơ học lượng tử trong kinh tế:
Trong tư cách một lý thuyết về thế giới vi mô (thế giới nguyên
tử và hạ nguyên tử), cơ học lượng tử, với những quan niệm khó hình
dung như tính bất định, nguyên lý chồng chất hay hiệu ứng chui
ngầm…, thường được xem như một lãnh địa khó hiểu dành riêng
cho giới chuyên môn và khó ứng dụng thực tiễn. Tuy nhiên các
công nghệ dựa trên lý thuyết như công nghệ bán dẫn, công nghệ
nano (công nghệ có độ chính xác đạt tới một phần tỉ mét)… đã làm
thay đổi quan niệm đó. Hiện nay, các công nghệ này đóng góp một
phần ba giá trị GDP của Mỹ, được xem là quốc gia có nền kinh tế
hiện đại nhất hành tinh (năm 2007 đạt khoảng 14.000 tỉ USD). Có lẽ
chưa bao giờ trong lịch sử, một chuyên ngành khoa học lại có vai
trò to lớn như thế trong các hoạt động kinh tế - xã hội của nhân loại,



xét

theo

tỉ

lệ

hay

theo

tổng

giá

trị

đóng

góp.

3.2. Tác động của khoa học đối với nhận thức luận:
Một trong những thành tựu nổi bật nhất của khoa học thế kỉ
XX là lần đầu tiên trong lịch sử phát triển, khoa học đưa ra được các
giới hạn của chính mình. Đó là định lý Godel; nguyên lý bất định
Heisenberg; lý thuyết hỗn độn và tính phức tạp.
Định lý không đầy đủ Godel (1931):
Định lý về tính không đầy đủ, được nhà toán học và logic học

người Áo Godel đưa ra năm 1931, ban đầu được ứng dụng cho số
học. Dần dần nó được mở rộng cho các chuyên ngành toán học
khác, cho logic học và cuối cùng cho nhận thức luận. Ở dạng đơn
giản nhất, nó phát biểu rằng, trong một hệ hình thức dựa trên các
tiên đề (các giả định tiên nghiệm), như toán học hiện hành, luôn tồn
5


tại những bài toán mà ta không thể biết đúng hay sai nếu chỉ dựa
trên các tiên đề đã cho. Muốn hiểu hệ thống đó, cần một hệ thống
với hệ tiên đề bao quát hơn; đến lượt mình hệ thống đó lại cần một
hệ thống bao quát hơn nữa. Và quá trình cứ lặp lại mãi như thế.
Định lý Godel đặt ra những giới hạn nguyên lý đối với toán
học và là cú sốc đối với cộng đồng khoa học, vì nó vất bỏ niềm tin
tưởng rằng, toán học là một hệ thống chặt chẽ và đầy đủ chỉ dựa
trên logic. Nói cách khác, không chỉ trong nghệ thuật, mà ngay cả
trong toán học, trực giác cũng có vai trò không thể thay thế. Định lý
không đầy đủ cũng chỉ ra rằng, bộ não không thể tự hiểu bản thân,
vì não là cấu trúc vật chất phát triển nhất tự nhiên, nên không thể có
một cấu trúc bao quát và phát triển hơn nó được.
Nguyên lý bất định Heisenberg (1927):
Là một trong những nhà khoa học xây dựng thuyết lượng tử,
Heisenberg đưa ra nguyên lý bất định năm 1927. Theo đó, không
thể đo đạc chính xác đồng thời hai đại lượng vật lý liên hợp đặc
trưng cho các hạt cơ bản, như vị trí và tốc độ, năng lượng và thời
gian… Vì thế nếu trong thế giới vĩ mô hàng ngày, có thể xác định
hành trạng (quĩ đạo) của một vật thể vĩ mô (như hòn đá hay chiếc ô
tô) khá dễ dàng, thì trong thế giới vi mô, không thể làm được điều
tương tự cho một hạt cơ bản, vì đo chính xác đồng thời hai đại
lượng vật lý là một việc bị cấm về mặt nguyên lý.

Nguyên lý bất định đặt ra giới hạn không thể vượt qua đối với
việc nhận thức thế giới nhờ quan sát, tức thực chứng luận, một trong
hai nền tảng lý luận quan trọng nhất của khoa học hiện đại.
Lý thuyết hỗn độn và tính phức tạp:
Gần 40 năm nay, xuất hiện một lĩnh vực học thuật mới nằm giữa
toán học và vật lý. Đó lá lý thuyết hỗn độn, cho rằng các hệ thống tất
6


định, như hệ phương trình Newton, cũng có thể cho kết quả không tất
định. Đó là hiệu ứng cánh bướm lừng danh (một cánh bướm đập tại
Paris có thể gây bão tại Washington, do sự hỗn độn khuếch đại tác
dụng nhỏ yếu ban đầu). Đó là lí do không thể dự báo thời tiết chính
xác, dù ta đã biết mọi qui luật cơ học chất lưu.
Một lí do của hành vi phi tất định nói trên là tính phức tạp.
Các các hệ thống thực trong tự nhiên phức tạp đến mức, số khả thể
của chúng có thể vượt xa khả năng tính toán hay suy luận của một
hệ logic bất kì

3.3.Vai trò của di truyền học trong nhân học phân tử:
Khoảng 20 năm nay, di truyền học giúp xây dựng ngành nhân
học phân tử, một phân ngành dùng các phân tích phân tử để khám
phá nguồn gốc và tiến hóa của người, cũng như để phân loại và
nghiên cứu tiến hóa của các động vật nhân hình.
Nhân học phân tử bắt nguồn từ phân tích protein, nay tập
trung phân tích ADN. Cụ thể hơn, với việc phân tích sự thay đổi
trong các cấu trúc đặc trưng của ADN, người ta có thể tìm thấy sự
liên hệ di truyền giữa các cá thể hay các quần thể người, qua đó tìm
được các bước tiến hóa theo thời gian và theo địa lý.
Những năm 1980, khoa học tập trung tìm hiểu các ADN trong

ti thể, nhà máy tạo năng lượng của tế bào. Các ADN này được di
truyền theo đường mẹ con. Và năm 1987, Cann, Stoneking và
Wilson đưa ra một phát hiện chấn động dư luận trên tạp chí Nature:
Toàn bộ nhân loại trên trái đất hiện nay là hậu duệ của người phụ nữ

7


duy nhất sống tại Đông Phi khoảng 200.000 năm trước. Đó là nàng
Eve ti thể, theo cách tôn vinh của giới truyền thông. Cuối thế kỉ
trước, các ADN nhiễm sắc thể Y bắt đầu được quan tâm. Đó là
nhiễm sắc thể quyết định giới tính nam, do cha truyền cho con trai.
Nghiên cứu của Spencer Wells, nhà di truyền và nhân học sinh năm
1969, đang lãnh đạo Đề án bản đồ gien của Hội địa lý quốc gia Mỹ,
hãng IBM và Quĩ gia đình Waitt, cho thấy, toàn thể nam giới trên
hành tinh hiện nay là con cháu của người đàn ông duy nhất sống tại
Đông Phi 60.000 năm trước, khoảng 10.000 năm trước cuộc di cư
cuối cùng của người tinh khôn (Homo sapiens sapiens). Đó là chàng
Adam nhiễm sắc thể Y, đối tác của nàng Eve ti thể sống từ hàng
trăm ngàn năm trước.
Đó là sự thắng thế của thuyết Rời khỏi châu Phi (hay Thuyết
nguồn gốc duy nhất mới; Thuyết thay thế; Thuyết nguồn gốc châu
Phi mới) về nguồn gốc loài người, xem người hiện đại tiến hóa tại
Đông Phi khoảng 160.000-200.000 năm trước. Và 50.000 trước,
một nhóm nhỏ người tinh khôn (từ vài trăm tới vài ngàn) đã vượt
biển Đỏ sang Trung Đông, khởi nguồn cho cuộc hành trình vĩ đại
chiếm lĩnh hành tinh. Cuộc hành trình đó có thể vẽ lại với sai số chỉ
2-3 ngàn năm, nhờ các kĩ thuật phân tích của ngành nhân học phân
tử. Cũng nhờ di truyền học, các nhà nhân học tại Viện nhân học tiến
hóa Max Plank, Đức, đang phân tích ADN của hóa thạch xương tìm

thấy tại Croatia của người Neanderthal, loại người hiện đại đã tuyệt
chủng 28.000 năm trước, sau khi từng thống trị châu Âu hàng trăm
ngàn năm.

8


3.4.Vai trò của vật lý học và công nghệ trong thực tiễn:
Vật lý học hiện đại là ngành khoa học được hình thành trong
30 năm đầu của thế kỷ XX, khi nghiên cứu thế giới vi mô - nguyên
tử, đã tạo ra một cuộc cách mạng trong các ngành khoa học tự
nhiên, và trong nhiều năm tiếp theo là cuộc cách mạng trong các
công nghệ ứng dụng những thành tựu của các khoa học ấy (công
nghệ năng lượng hạt nhân, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông
tin, công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học...) , đem lại những
biến đổi to lớn, sâu sắc trong sản xuất và đời sống con người. Đó là
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ của thế kỷ XX tạo ra cơ sở
vật chất - kỹ thuật của một nền kinh tế phát triển cao hơn hẳn nền
kinh tế công nghiệp, được gọi với những tên khác nhau: kinh tế sau
công nghiệp, kinh tế số hóa, kinh tế thông tin, kinh tế tri thức. Khó
có thể kể hết mọi thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ, nhưng thành tựu vừa có tính cơ bản, vừa có tính tổng hợp của
nó là máy điều khiển tự động có khả năng làm những công việc trí
óc trong chức năng điều khiển của con người.
Các máy điều khiển tự động đã mở ra hai công nghệ mới, có
quan hệ mật thiết với nhau, xâm nhập lẫn nhau, ứng dụng rộng rãi
không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà hầu hết trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, đó là công nghệ tự động hoá và công nghệ thông
tin.
Trong lĩnh vực sản xuất, với các máy điều khiển tự động,

người ta có thể thực hiện tự động hoá ở từng máy và cả dây chuyền
sản xuất, với tính linh hoạt, độ chính xác và năng suất lao động rất

9


cao, nhờ dựa vào các cơ cấu kỹ thuật điện tử (vi mô). Sự tự động
hoá này được gọi là tự động hoá mềm, cho phép tạo ra những dây
chuyền, trên đó có thể thay đổi dễ dàng các sản phẩm khi cần, có
kích cỡ, mẫu mã, hình dáng... khác nhau. Ngoài ra, còn có các hệ
thống chuyên gia - một hình thức đơn giản của trí tuệ nhân tạo được sử dụng để chẩn đoán nhanh chóng, chuẩn xác và sửa chữa kịp
thời các sự cố kỹ thuật phức tạp xuất hiện trong quá trình sản xuất.
Nói chung, với máy điều khiển tự động, người ta còn có thể thực
hiện tự động hoá đối với rất nhiều công việc khác nhau trong tổ
chức và quản lý sản xuất, góp phần làm cho việc tự động hoá sản
xuất đem lại một bước nhảy vọt về năng suất lao động. Việc tự động
hoá sản xuất phải được thực hiện trên cơ sở của nền kinh tế công
nghiệp cơ khí hoá phát triển cao. Nếu công nghệ tự động hoá đem
lại năng suất lao động cao trong lĩnh vực sản xuất vật chất, thì công
nghệ thông tin, trong đó máy điều khiển tự động quan trọng nhất là
máy tính điện tử nối mạng quốc gia và quốc tế, có thể đem lại năng
suất và chất lượng lao động cao trong các quá trình sản xuất phi vật
chất, nói chung là trong công tác quản lý mọi hoạt động của xã hội;
ngoài ra nó còn có tác dụng trong việc nâng cao trình độ dân trí, cải
thiện đời sống. Tuy có vai trò cũng rất to lớn, nhưng công nghệ
thông tin không đòi hỏi vốn đầu tư quá lớn như khi thực hiện cơ khí
hoá và nhất là tự động hoá mềm nền kinh tế. Chính vì có đặc điểm
này, nên công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi ở mọi nền kinh
tế nông nghiệp cũng như công nghiệp, chậm phát triển cũng như
phát triển; tất nhiên, nền kinh tế càng phát triển, hiệu quả càng cao.


10


Với những luận chứng trên ta thấy được phần nào về những
vai trò to lớn của khoa học công nghệ mà ở đây là khoa học tự nhiên
đối với sự phát triển của xã hội.Vì vậy có thể nói rằng:”Khoa học
chính là đòn bẩy mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế và xã hội”.
Tuy nhiên. ngày nay khoa học kỹ thuật trong khi tạo ra hạnh
phúc cho nhân loại thì cũng kéo theo những “vấn đề toàn cầu” khiến
cho người ta phải chú ý.Ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề nan giả:
nhân khẩu tăng nhanh, lương thực thiếu hụt, năng lượng và tài
nguyên khô cạn, ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái…Sự
xuất hiên những “vấn đề toàn cầu” đã phản ánh mâu thuẫn giữa con
người với giới tự nhiên mà trên một ý nghĩa nhất định có thể nói đó
là những vấn đề thuôc việc ứng dụng khoa học kĩ thuật rộng rãi
nhưng không có khả năng khống chế và điều tiết nó.Đó là những
vấn đè có lien quan tới chế độ xã hội, tổ chức quản lí, nhận thức xã
hội và thực tiễn xã hội.Để giải quyết vấn đề toàn cầu thì phải dựa
vào sự nỗ lực của nhiều phương diện và điều kiện khác nhau.
4.Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam:
Việt Nam đang bước vào một thời kì phát triển mới.Đó là quá
trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa.Và trong suốt thời kì đó,chúng ta
đã đạt được những thành tựu đáng kể trong mọi mặt đời sống xã hội
làm cho cuộc sống người dân có nhiều chuyển biến tích cực.Đó là nhờ
đến vai trò vô cùng quan trọng của khoa học công nghệ.Vì vậy, yêu
cầu đặt ra với nước ta là phải tập trung năng lực để nâng cao tiềm
lực,trình độ khoa học công nghệ để làm chủ các thành tựu tiên tiến
trên thế giới.xây dựng một đội ngũ cán bộ trình độ cao…Có như


11


thế,chúng ta có thể tin tưởng rằng đất nước sẽ ngày một phát triển
hơn.
5.Các tài liệu tham khảo:
-Sách một số vấn đề về triết học- con người- xã hội.
-Bài viết của Lê Trọng Chuẩn
-Bài viết của Đỗ Kiên Cường
()
-Giáo trình” Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin”(Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân)
-Giáo trình triết học Mác Lênin( Nhà xuất bản chính trị quốc
gia)

12



×