Vai tro của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kinh tế
a. Khái niệm về tri thức công nghệ
Khái niệm tri thức
Tri thức là những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc
xã hội (nói khái quát) Tri thøc là các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối
tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó; là những gì đã biết, đã được hiểu
biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể; các cơ sở, các thông
tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm
thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
* Kh¸i niÖm vÒ c«ng nghÖ
Công nghệ theo khái niệm mới (Technology) bao gồm bốn thành phần (yếu
tố ) sau:
Thông tin (cũ-mới,trong-ngoài nước).
Kỹ thuật:thao tác,tay nghề ,trang thiết bị).
Con người :tổ chức quản lý ,trình độ nhân lực
Vật liệu:nguyên liệu,chất liệu.
-Kh¸i niÖm Ph¸t triÓn kinh tÕ
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao
gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu,
thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.Những vấn đề cơ bản của phát triển
kinh tế
- Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy mô sản
lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương đối dài và ổn
định).
- Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành,
thành phần kinh tế ... thay đổi. Trong đó tỷ trọng của vùng nông thôn giảm
tuơng đối so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công
nghiệp tăng, đặc biệt là nghành dịch vụ.
- Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tươi đẹp hơn: giáo
dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được
đảm bảo.
- Trình độ tư duy, quan điểm sẽ thay đổi.
1
- Để có thể thay đổi trình độ tư duy, quan điểm đòi hỏi phải mở cửa nền kinh
tế.
- Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân
tố nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó.
b. Vai trò của tri thức công nghệ trong việc phát triển kinh tế
Ngày nay trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại, trong lĩnh vực này đang hình thành một quy luật mới: Những phát minh khoa
học trở thành nền tảng cho những sáng chế công nghệ và đến lượt mình, công
nghệ này được trực tiếp đưa vào sản xuất.
Công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành của lực lượng
sản xuất. Công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong
một số nước công nghiệp phát triển, tri thức của những phát minh mới nhất ở một
số lĩnh vực khoa học như tin học, điều khiển học, sinh vật học v.v... đã nhanh
chóng được đưa vào công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu
mới... và từ đó, trực tiếp đi vào sản xuất và dịch vụ của xã hội. Bằng cách này,
lực lượng sản xuất xã hội không ngừng được bổ sung và đổi mới theo hướng gia
tăng tính hiện đại, tiên tiến.
Ngày nay xu hướng vận động chung của lực lượng sản xuất hiện đại là
không ngừng thay thế dần các trang thiết bị kỹ thuật, các quy trình, hệ thống
công nghệ chưa hoàn thiện (cho năng suấtt thấp, tiêu hoa nhiều nguyên, nhiên
vật liệu, thải bỏ nhiều các chấy gây ô nhiễm môi trường v.v...) bằng những thiết
bị, những hệ thống công nghệ cao, công nghệ làm sạch, mang nhiều hàm lượng
tri thức. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng con đường phát triển khoa học
và công nghệthức sản xuất.
Một là, khoa học và công nghệ có vai trò quyết định trong việc trang bị
và trang bị lại các máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tiên tiến
cho nền sản xuất xã hội nói riêng, cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân nói
chung, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng cường sức
cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới, v.v...
với mục tiêu không ngừng cải thiện và nâng cao mức sóng của người dân, sự
2
phồn vinh và sức mạnh của xã hội Việt Nam. Đó là nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng
nhất của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Trên thực tế, nước ta đã tiến hành công nghiệp hóa từ đầu những năm 60 của thế
kỷ XX. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt là
chưa gắn kết được công nghiệp hóa với hiện đại hóa, mà cho đến nay, lực lượng
sản xuất của nước ta chủ yếu vẫn ở trong tình trạng lạc hậu, các trang thiết bị,
máy móc phần lớn là thủ công, thủ công bán cơ giới. Nhìn chung, trình độ phát
triển công nghệ nước ta, về cơ bản, chỉ mới đạt ở giai đoạn 1 và 2 trong 7 giai
đoạn phát triển công nghệ mà các nước công nghiệp phát triển đã trải qua - đó là
nhập công nghệ để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu (nhập toàn bộ hoặc nhập phụ tùng
các trang thiết bị và cả dây chuyền lắp ráp), và mới chỉ có tổ chức hạ tầng kinh tế
ở mức tối thiểu để tiếp thu công nghệ nhập. Do vậy, cả năng suất lao động và
chất lượng các sản phẩm do nền sản xuất xã hội tạo ra vẫn còn rất thấp so với
mặt bằng chung của thế giới, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và
toàn cầu.
Việc trang bị và trang bị lại công nghệ từ lạc hậu sang hiện đại, tiên tiến,
còn nhằm một mục đích và nhiệm vụ quan trọng nữa là làm thay đổi cơ cấu
chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ
sang công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Bước chuyển dịch cơ cấu này sẽ tạo
tiền đề và nền tảng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để đến
năm 2020, đưa nước ta cơ bản trở thành một ưnứoc công nghiệp theo hướng hiện
đại. Để đạt được mục tiêu chiến lược này, nhất thiết chúng ta phải tiếp cận được
nền khoa học và công nghệ hiện đại, tiên tiến của thế giới, đặc biệt là các ngành
công nghệ mũi nhọn: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu
mới và công nghệ năng lượng mới... Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ:
“Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ
công nghệ tiên tiến, đặc biệt là ôcng nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh
thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành
tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức”
(1)
.
(
3
Hai là, khoa học và công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và phát huy nguồn lực con người, đặc
biệt là nguồn lực trí tuệ - một nguồn lực to lớn, có tính chất quyết định đối với sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Có nhiều cách thức để chúng ta
thực hiện việc trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại, tiên tiến cho các ngành
kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, dù bằng cách thức nào đi chăng nữa, điều quan
trọng và có tính chất quyết định nhất ở đây là cần phải có những con người có đủ
tri thức và năng lực để có thể khai thác, sử dụng một cách hiệu quả các trang
thiết bị hiện đại. Điều này chỉ có khoa học và công nghệ tiên tiến mới làm được.
Con người là chủ thể sáng tạo ra khoa học và công nghệ. Đến lượt mình,
khoa học và công nghệ trở thành phương tiện, công cụ và đồng thời là cơ sở để
con người vươn lên tự toàn thiện về mọi mặt, đặc biệt là về năng lực trí tuệ.
Trước hết, thông qua quá trình giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ sẽ
trang bị cho con người những tri thức khoa học và công nghệ cần thiết để một
mặt, giúp họ có thể am hiểu, sử dụng và khai thác một cách tích cực, có hiệu quả
những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, và mặt khác, có thể sáng tạo ra công nghệ
mới.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, tuy đã qua hơn 40 năm công nghiệp hóa,
nhưng nhìn chung, nền sản xuất, đặc biệt là lực lượng sản xuất vẫn còn rất lạc
hậu. Với gần 80% dân số là nông dân, 70% lao động là lao động nông nghiệp,
với cơ cấu nền kinh tế quốc dân đang hiện hành “nông nghiệp - công nghiệp -
dịch vụ”, với một truyền thống xã hội ít “trọng nông”, “trọng thương”, v.v. đã
và đang là những rào cản rất lớn đối với con người Việt Nam trong việc tiếp cận
với khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại. Hơn nữa, tư duy kinh nghiệm -
một lối tư duy truyền thống phổ biến - đã ăn sâu vào xã hội Việt Nam từ bao đời
nay. Không ai phủ nhận vai trò của tư duy kinh nghiệm trong đời sống. Tuy
nhiên, trên bình diện phát triển khoa học và công nghệ hiện nay thì tư duy kinh
nghiệm là không thể đủ, mà nhất thiết phải trang bị tư duy lý luận, tư duy khoa
học - công nghệ. Ph. Ăngghen đã từng viết: “Một dân tốc muốn đứng vững trên
4
đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”
(1)
. Sự hạn chế về
mặt tư duy lý luận là một điểm yếu trong truyền thống dân tộc, mà ngày nay,
chúng ta phải phấn đấu vượt qua mới có thể tiếp thu và sáng tạo ra những tri
thức khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Kho tri thức khoa học và công nghệ là vô tận và luôn đổi mới. Do đó, để
có thể nắm bắt kịp thời những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, đòi
hỏi đội ngũ những người nghiên cứu, triển khai và ứng dụng khoa học công nghệ
không những phải được đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống, mà còn phải
thường xuyên được đào tạo bổ sung và đào tạo chuyên sâu.
Con đường bền vững nhất để tiếp thu và phát triển khoa học và công nghệ
là phải dựa vào tiềm năng và năng lực của chính mình, nghĩa là phải tập trung
vào khai thác nội lực, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ - nguồn nhân lực khoa học và
công nghệ. Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: “Phát huy nguồn lực trí tuệ
và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sjư nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa”
(2)
.
Ba là, khoa học và công nghệ giữ vai trò động lực trong việc tạo ra môi
trường thông tin và thị trường thông tin - huyết mạch của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và của cả nền kinh tế. So với giai đoạn phát triển trước đây, thì ngày nay,
thông tin có một vị trí cực kỳ quan trọng, mang tính quyết định đối với hoạt động
sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cả những hoạt động tinh thầnh. Có trang thiết bị,
máy móc hiện đại, có những con người đã được đào tạo tay nghề và có kỹ năng,
kỹ xảo cao, nhưng nếu thiếu thông tin thì sẽ dẫn đến chỗ không biết đâu tư chúng
vào đâu cho đúng để kịp thời sinh lợi nhanh, và vì vậy, rất dễ sa vào chỗ mất
phương hướng phát triển. Bởi vì, thông tin trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
có liên quan rất chặt chẽ đến việc nắm bắt các bí quyết, bí mật công nghệ nằm
trong các phương pháp, thiết bị, các dữ liệu khoa học và công nghệ mới nhất.
Thông tin như một người hướng dẫn nắm trong tay chiếc chìa khóa vàng kỳ diệu,
(
(
5