Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đánh giá tác động của các nhân tố đến thu ngân sách việt nam trong thời gian qua xu hướng thay đổi cơ cấu thu ngân sách việt nam khi việt nam gia nhập WTO trong thời gian qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.81 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Ngân sách nhà nước được xem là khâu chủ đạo của hệ thống tài chính thể
hiện những quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các chủ đề trong xã hội và gắn
liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước như điều tiết kinh
tế vĩ mô, ổn định trật tự xã hội và các hoạt động khác.
Trong bài thảo luận của chúng tôi hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu rõ được Thu
ngân sách nhà nước, cụ thể là đề tài “Đánh giá tác động của các nhân tố đến
thu ngân sách Việt Nam trong thời gian qua. Xu hướng thay đổi cơ cấu thu
ngân sách Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO trong thời gian qua.”


Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ

Chương I. Cơ sở lý thuyết
1.

Khái niệm Thu ngân sách nhà nước

Thu NSNN là việc nhà nước sử dựng quyền lực của mình để huy động, tập
trung một phần nguồn lực tài chính quốc gia để hình thành quỹ tiền tệ cần thiết
nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
2.

Đặc điểm

Thu NSNN là một hình thức phân phối nguồn tài chính quốc gia giữa nhà
nước với cá thể trong xã hội dựa trên quyền lực của nhà nước nhằm giải quyết
hài hòa các mối quan hệ về lợi ích kinh tế.
Thu NSNN gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù


giá trị khác như giá cả, lãi suất, thu nhập,…
3.

Phân loại

Căn cứ vào nội dung kinh tế của các khoản thu:
+ Thu thuế.
+ Thu phí, lệ phí.
+ Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước.
+ Thu từ hoạt động sự nghiệp.
+ Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
+ Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn lại.
+ Thu khác: phạt, tịch thu, tịch biên TS,…
Căn cứ vào tính chất phát sinh các khoản thu:
+ Thu thường xuyên.
Trường Đại học Thương Mại

Page 2


Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ
+ Thu không thường xuyên.
Căn cứ vào tính chất cân đối NSNN:
+ Thu trong cân đối NSNN.
+ Thu ngoài cân đối NSNN.
4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN:
Thu nhập GDP bình quân đầu người.
- Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế.

- Khả năng xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên.
- Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước.
- Tổ chức bộ máy thu nộp.
- Các nhân tố khác…

5.

Các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu NSNN:
Nguyên tắc ổn điịnh lâu dài.
- Nguyên tắc đảm bảo công bằng.
- Nguyên tắc rõ ràng chắc chắn.
- Nguyên tắc giản đơn.

Chương II. Tác động của các nhân tố đến thu ngân sách nhà nước Việt Nam
trong thời gian qua
1.

Tổng quan về thu NSNN Việt Nam thời gian qua

Theo bộ tài chính, trong tổng thu ngân sách năm 2006, nguồn thu trong nước
đạt 132,000 tỉ đồng, thu từ dầu khí khoảng 63,400 tỉ đồng, từ thuế XNK 40,000
tỷ và viện trợ không hoàn lại khoảng 2,500 tỷ đồng. Ngoài ra, khoảng 8,000 tỷ
đồng trong NSNN năm 2005 cũng sẽ được chuyển vào năm 2006.
Trong số nguồn thu NSNN (không kể thu từ dầu thô) thì thu từ kinh tế quốc
doanh đạt 42,243 tỷ đồng, doanh nghiệp FDI là 27,807 tỷ đồng, còn lại thu từ
các loại thuế...
Trường Đại học Thương Mại

Page 3



Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ
Bộ tài chính cũng ước tính thu ngân sách đạt mức 1,600,000 tỷ đồng trong
giai đoạn 2006-2010, vẫn chủ yếu từ xuất khẩu dầu thô, thuế XNK, nộp ngân
sách của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.
Năm 2005 dự toán ngân sách là 183.000 tỷ đồng với tổng chi là 229.750 tỷ
đồng (thâm hụt ngân sách là 40.750 tỷ đồng), dự toán NSNN năm 2006 với tổng
các nguồn thu ước đạt 237.900 tỷ đồng tăng 13% so với thực hiện năm 2005.
Bảng 1: Thu Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2005-2010

Năm
Thu NSNN
(tỷ đồng)
Tỷ lệ tăng (%)

2005
228287

2006
279472

2007
315915

2008
416783

2009
390650


2010
522600

19,57

20,46

13,04

31,92

-6,27

18,14

Bảng 2: Tỷ lệ động viên thu NSNN giai đoạn 2005-2010

Năm
GDP(tỷ đồng)
Thu NSNN
(tỷ đồng)
Tỷ lệ động viên
thu NSNN(%)

2005
839261
228287

2006
974266

279472

2007
2008
2009
2010
1143715 1485038 1658389 1951174
315915 416783 390650 522600

27,2

24,36

27,54

25,13

23,56

Bảng 3: Cơ cấu thu NSNN giai đoạn 2005-2010

Trường Đại học Thương Mại

Page 4

26,78


Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ
Năm

Tổng thu(%)
Thu nội đia(%)
Thu từ dầu thô(%)
Thu từ hải quan(%)

2005
100
52,49
29,16
16,7

2006
100
52,03
29,82
15,32

2007
100
55,17
24,37
19,11

2008
100
55,13
21,31
21,82

2009

100
59,65
16,3
24,05

2010
100
62,5
14,36
23,14

Tồng thu NSNN năm 2011 ước đạt 674.500 tỷ đồng, đạt 113,4% dự toán,
tăng xấp xỉ 21% so với cùng kì năm 2010, trong đó:
Thu nội địa ước 390.000 tỷ đồng đạt 102% dự toán năm, tăng 16,6% so với
cùng kì năm 2010 (trong đó tính hết tháng 11/2011, thu từ kinh tế quốc doanh đạt
89,1% dự toán, tăng 12,1% so với cùng kì. Thu khu vực công thương nghiệp và
dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 98,7% dự toán, tăng 23,7% so với cùng kì. Thu từ
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 94% dự toán, tăng 15,3% so với
cùng kì. Thuế thu nhập cá nhân đạt 119,7% dự toán, tăng 45,4% so với cùng kì,
các khoản thu từ nhà và đất đạt 135,9% dự toán, tăng 7,8% so với cùng kì,...).
Theo yêu cầu hỗ trợ các gia đình và doanh nghiệp vượt qua bất ổn năm 2011, đã
có hàng loạt các chính sách miễn giảm, gia hạn thời gian nộp thuế của một số sắc
thuế như: thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp (giảm 30% số thuế phải nộp
đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực ưu tiên,...)
Thu từ dầu thô cả năm 2011 ước đạt 100.000 tỷ đồng, đạt 144,3% dự toán,
tăng 35,9% so với cùng kì.

2.

Tác động của các nhân tố đến thu ngân sách nhà nước Việt Nam


a, Thu nhập GDP bình quân đầu người:
Trường Đại học Thương Mại

Page 5


Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ
So với các nước trong ASEAN, thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn
còn ở khoảng cách rất xa, dù được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách
đây hơn ¼ thế kỉ.
Tính theo tỉ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam tăng từ mức 14 USD
năm 1991 lên 1,061 USD năm 2010.

Biểu đồ tăng trưởng GDP từ năm 2005-2013
Theo số liệu về tổng sản phẩm trong nước, được bộ kế hoạch và đầu tư công
bố cho thấy, tốc độ tăng GDP của Việt Nam từ đầu năm đến nay có nhiều cải
thiện và tăng dần qua từng quí. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP quí III/2012 ước
đạt khoảng 5,35%, tuy thấp hơn so với cùng kì năm trước nhưng mức tăng này
cao hơn mức tăng 4% của quí I và mức tăng 4,665 của quí II, đã thể hiện sự cố
gắng lớn của nền kinh tế trong điều kiện phải tập trung mục tiêu kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo tổng hợp của bộ kế hoạch và đầu tư: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6
tháng đầu năm nay của cả nước theo giá hiện hành ước đạt 431,7 nghìn tỷ đồng,
tăng 10,1% so với cùng kì năm trước và bằng 34,5% GDP.
Trường Đại học Thương Mại

Page 6



Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ
Tổng thu NSNN 9 tháng qua ước đạt 498.490 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cùng
kì năm 2011. Tổng thu NSNN từ đầu năm đến 15/10/2012 ước tính đạt 523,4
nghìn tỷ đồng.
Sự tăng lên của GDP bình quân đầu người sẽ kéo theo tự tăng thêm của thu
NSNN.
b, Tỉ suất lợi nhuận bình quân
Kinh tế Việt Nam trong những năm qua cũng chịu nhiều sức ép quay lại vòng
xoáy thứ 2 kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra ở Mĩ và lan tỏa làm suy
giảm kinh tế toàn cầu, biểu hiện là từ đầu năm 2012 tới nay:
+ Tổng thu và chi NSNN từ đầu năm đến 15/10/2012 ước tính đạt 678,6
nghìn tỷ đồng và 523,4 nghìn tỷ đồng, đều giảm đáng kể so với cùng kì năm
ngoái.
+ Tỉ suất doanh lợi nhỏ hơn 1, NSNN thâm hụt.
Nền kinh tế càng phát triển thì tỉ suất doanh lợi càng lớn ( tức thu ngân sách
càng lớn hơn chi ngân sách) làm cho nguồn tài chính càng lớn, nâng cao tỉ suất
thu cho NSNN.
c, Khả năng xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên:
Đối với các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thì việc khai
thác và xuất khẩu tài nguyên sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho NSNN.
Vai trò của các nguyên nhiên liệu có nguồn gốc từ tài nguyên thiên nhiên rất
quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người, của từng địa phương và quốc
gia, là lực đẩy và đóng góp lớn vào tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
tạo công ăn việc làm, định vị và củng cố nền kinh tế của đất nước trong mối
quan hệ với khu vực và quốc tế, xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên đem lại nguồn
Trường Đại học Thương Mại

Page 7



Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ
thu ngân sách lớn cho nước ta. Hai loại tài nguyên có đóng góp lớn nhất cho
NSNN là dầu mỏ và khoáng sản.
- Dầu mỏ
Dầu thô đóng góp lớn cho NSNN nước ta. Ở Việt Nam tỉ trọng xuất khẩu dầu
thô không cao như nhiều nước, song tỉ lệ động viên vào NSNN cũng đạt trên
20% và đóng góp đáng kể vào việc tăng tỉ lệ động viên vào NSNN.
Trong 8 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 5,5 tỷ USD,
tăng 9,3% so với cùng kì, chiếm 7,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đồng
thời đóng góp vào NSNN khoảng 70,8 tỷ đồng, chiếm 16,9%.
Trong những năm trước đây, ngành luôn dẫn đầu về mức đóng góp vào
NSNN. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu đang giảm dần song ngành dầu khí
Việt Nam vẫn là đơn vị duy trì mức đóng góp khoảng 18-22% tổng GDP cả
nước, 6 tháng đầu năm 2012 tổng doanh thu của PVN đạt 380,6 nghìn tỷ đồng và
nộp ngân sách 81,2 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên sản lượng dầu khí khai thác hàng
năm ở mức thấp, bình quân khoảng 24 triệu tấn. Trong 5 tháng đầu năm 2012,
PVN chỉ khai thác được 10,86 triệu tấn từ dầu khí. Trong đó, trữ lượng khai thác
ở Việt Nam đang đứng thứ 4 về dầu mỏ và đứng thứ 7 về khí đốt trong khu vực
châu Á Thái Bình Dương (theo BH 2010), đồng thời đứng thứ 25 và 30 trên thế
giới. Chính vì vậy Việt Nam có hệ số trữ lượng /sản xuất (R/P) rất cao, trong đó
R/P dầu thô là 32,6 lần (đứng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương và thứ 10
thế giới) và R/P khí đốt là 66 lần (đứng đầu châu Á Thái Bình Dương và thứ 6
thế giới). Điều này cũng cho thấy tiềm năng phát triển của ngành trong tương lai
còn rất lớn.
+ Tiềm năng khoáng sản ở Việt Nam

Trường Đại học Thương Mại

Page 8



Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ
Nằm ở khu vực Đông Nam châu Á, Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên
khoáng sản phong phú đa dạng, là nguồn nguyên liệu tiềm năng quý của quốc
gia.
Qua kết quả điều tra thăm dò khoáng sản đã phát hiện gần 5000 mỏ và điểm
quặng với 60 loại khoáng sản khác nhau. Trong đó một số loại khoáng sản có trữ
lượng lớn tầm cỡ thế giới như bauxite, titan, đất hiếm và đá vôi... trữ lượng tiềm
năng dầu khí vào khoảng 6 tỉ tấn , khí khoảng 4000 tỷ mét khối, đóng góp của
ngành khai khoáng chiếm 10-11% GDP mỗi năm.
Không những thế năm 2009, doanh thu từ xuất khẩu khoáng sản đạt khoảng
8,5 tỷ USD, trong đó từ dầu thô đạt 6,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khá lớn trong thu
ngân sách nhà nước, khoảng 25%.
Công nghiệp khai thác ở VIệt Nam mặc dù còn kém phát triển nhưng cũng đã
góp một phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, góp phần đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
d, Mức độ trang trải các khoản phí của nhà nước
Nợ công có phạm vi rộng hơn nước ngoài. Nó bao gồm nợ của chính phủ và
toàn bộ nợ của doanh nghiệp quốc doanh gồm cả nợ nước ngoài lần nợ trong
nước, cũng như nợ của doanh nghiệp tư nhân mà nhà nước bảo lãnh. Việc bao
gồm nợ của doanh nghiệp quốc doanh và nợ công là dựa trên tiêu chuẩn quốc tế
đã được chấp nhận rộng rãi với lí do là nhà nước không thể hay khó lòng về mặt
chính trị xóa trách nhiệm với nợ của doanh nghiệp do chính phủ dựng lên.
Theo ngân hàng thế giới Việt Nam có nợ công trên GDP vào năm 2010 là
51,3% so với 49% năm 2009. Nợ nước ngoài chiếm 60% tổng số nựo công trên,

Trường Đại học Thương Mại

Page 9



Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ
tức là 31% GDP tăng thêm 2% so với năm 2009. Như vậy nợ công của Việt Nam
nằm vào ranh giới của ngưỡng an toàn 50%.
Nợ nước ngoài bao gồm nợ của chính phủ và nợ của doanh nghiệp quốc
doanh và ngoài quốc doanh. Tổng số nợ nước ngoài năm 2009 là 37 tỷ USD
trong đó 27,8 tỷ là nợ của chính phủ (gồm cả nợ do nhà nước bão lãnh) và 9,2 tỷ
là nợ doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân không được nhà nước bảo lãnh. Tỉ lệ
nợ nước ngoài trên GDP của nền kinh tế là 39% còn tỉ lệ nợ chính phủ là 29,3%
năm 2009. Nhưng điều này chưa đáng lo ngại vì thường nợ của chính phủ từ các
nguồn vay chính thức, như từ các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước phát
triển cao đều có lãi suất rất thấp và thời gian chưa phải trả nợ có thể kéo dài tới
10 năm hay dài hơn nhiều. Tỉ lệ nợ này cao thì áp lực chi trả thấp và nước vay
mượn có thể tính toán trước khả năng trả vì lãi suất là cố định. Trường hợp Việt
Nam là rất thuận lợi. Vào năm 2009, tỉ lệ vay chính thức lên tới 86% và phần vay
tư nhân là 14%. Hơn nữa, 72% tổng số nợ này chịu lãi suất thấp dưới 6%, trong
đó 60% số nợ có lãi suất dưới 3%.
Với lãi suất thấp như thế, năm 2009 tổng số lãi và vốn gốc phải trả là 1,3 tỷ
USD. Và như thế, năm 2009 khi nhà nước vay thêm được 5,1 tỷ USD thì sau khi
trả nợ và phí còn đem về được 3,3 tỷ USD. Trong việc trả nợ, số nợ hiện nay
trong thời gian sau này thì năm phải trả cao nhất là 2,1 tỷ USD vào năm 2016.
Như vậy việc trả nợ sẽ không phải là mối ngại nếu như số nợ không tiếp tục tăng
mạnh như hiện nay, và nếu như thiếu hụt thương mại lớn như hiện nay được giải
quyết.
e, Tổ chức lại bộ máy thu nộp

Trường Đại học Thương Mại

Page 10



Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ
Tổ chức bộ máy thu nộp có ảnh hưởng trực tiếp đến NSNN. Tổ chức bộ máy
gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống được thất thu do trốn lậu, thuế sẽ là nhân tố tích
cực làm giảm tỉ suất thu mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu chi của NSNN.
Thu NSNN đang đứng trước vấn đề thâm hụt trầm trọng, nhiều yếu tố giảm
thu NSNN đang xuất hiện làm cho khả năng mất cân đối thu chi NSNN cả năm
trở thành thách thức nhất đối với nền kinh tế.
Chính sách tài khóa của Việt Nam chưa thực sự nuôi dưỡng nguồn thu một
cách hợp lí. Việt Nam mới xây dựng chính sách thu nhưng làm thế nào để có
nguồn thu thì chính sách chưa đề cập đến một cách thỏa đáng nên nguồn thu
giảm sút cũng có phần do chính sách tài khóa tạo ra. Trong khi đó, thực hiện
chính sách tài khóa chưa nghiêm túc, đôi lúc còn chưa được thực hiện tốt các qui
định tài chính, việc chậm nộp thuế, thất thu thuế vẫn còn, chi tiêu lãng phí, thực
hành tiết kiệm chưa cao,... nên dẫn đến việc thu NSNN chưa đạt mục tiêu đề ra.
Nguyên nhân khác là do cơ chế tài chính rườm rà, phức tạp nên các giải ngân
các dự an, công trình gặp nhiều khó khăn gây tổn hại tăng trưởng kinh tế. Trước
vấn đề trên, để đạt được mục tiêu ngân sách cần tiếp tục kiềm chế lạm phát, giữ
vững kinh tế vĩ mô, thực hiện chính sách tài khóa linh hoạt.
Chi phí thời gian thực hiện các quy định về thuế cho thấy, mỗi năm doanh
nghiệp phải mất 1959,2 giờ (tương đương khoảng 244,9 ngày) để thực hiện các
nghĩa vụ thuế của mình.
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm từ 32% đến 28% thuế suất, thuế GTGT
đã giảm từ mức 4 xuống còn mức 3 và mức 2.

f, Các nhân tố khác
Trường Đại học Thương Mại

Page 11



Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ
Tính đến hết tháng 12 năm 2008, tổng số nợ thuế hơn 16000 tỷ đồng, trong
đó nợ có khả năng thu hồi là 10547,7 tỷ đồng, nợ chờ xử lí là 3692,3 tỷ đồng và
nợ khó thu là 2048,9 tỷ đồng.
Vay nợ trong và ngoài nước: việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo
vấn đề phụ thuộc nước ngoài cả về chính trị lần kinh tế sẽ làm giảm dự trữ ngoại
hối quá nhiều khi trả nợ dẫn đến khủng hoảng tỉ giá. Vay nợ trong nước sẽ làm
tăng lãi suất, và cái vòng “nợ-trả-lãi-bội chi” sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ
công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho kì sau. Việc vay nợ sẽ
làm tăng nguồn thu NSNN nhưng vay quá nhiều sẽ làm giảm bội chi NSNN.
Nhà nước phát hành thêm tiền vào lưu thông, làm tăng nguồn thu NSNN.
Nhưng việc phát hành quá nhiều vào lưu thông lớn hơn lượng tiền cần thiết trong
lưu thông thì sẽ gây lạm phát. NSNN là do thiếu hụt các nguồn đối ứng để đầu tư
cho phát triển gây tăng trưởng nóng và không cân đối với khả năng tài chính
quốc gia.
Tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế sẽ làm tăng nguồn thu NSNN. Việc tăng
thuế có thể bù đắp việc thâm hụt NSNN và giảm bội chi NSNN. Tuy nhiên nếu
tăng thuế không hợp lý sẽ làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng đến lãi suất.
Các tác động chung của nền kinh tế, hoạt động thu NSNN ở nhiều ngành, lĩnh
vực quan trọng giảm: cụ thể khu vực kinh tế trung ương tháng năm giảm 45,4%,
khu vực kinh tế địa phương giảm 41,5%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài giảm 1,5%.
Năm 2009 là năm có nhiều khó khăn, thách thức cho nền kinh tế nước ta.
Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến
kinh tế trong nước, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu giảm
sút, ảnh hưởng đến việc làm và đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, chính phủ
Trường Đại học Thương Mại

Page 12



Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ
đã đề ra những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng
trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Cùng với sự nỗ lực của các ngành các
cấp, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân; các chính sách và giải pháp
kích thích kinh tế đề ra đã được thực hiện khẩn trương đồng bộ và phát huy hiệu
quả, giúp thực hiện thành công mục tiêu ngăn chặn suy thoái kinh tế. Từ quý II
năm 2009, tình hình kinh tế đã có chuyển biến tích cực, tăng trưởng quý sau cao
hơn quý trước, nâng mức tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,32% góp phần duy trì
ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội
Chương III. Xu hướng thay đổi cơ cấu thu ngân sách Việt Nam khi Việt
Nam gia nhập WTO trong thời gian qua:
1.

Cam kết và tác động của những cam kết khi gia nhập WTO ảnh
hưởng tới thu chi ngân sách nhà nước
Tác động trực tiếp của hội nhập được thể hiện qua yêu cầu thay đổi chính

sách tài chính để phù hợp với các yêu cầu của cam kết quốc tế bao gồm:
- Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ biến thuế
nhập khẩu hiện hành, vậy nhiều mặt hàng nhập khẩu sẽ giảm thuế, kéo theo ngân
sách nhà nước sẽ giảm. Tuy nhiên điều gì cũng có 2 mặt “ được và mất”, khi gia
nhập WTO thực hiện một nền kinh tế mở, nước ta sẽ có nhiều cơ hội, nhiều
nguồn vốn đầu tư nước ngoài, từ đó có thể đẩy mạnh phát triển nền kinh tế. Bên
cạnh đó, dưới việc cắt giảm thuế, tính ổn định và bền vững của thu ngân sách sẽ
bị ảnh hưởng. Số thu từ khu vực kinh tế trong nước nhất là các doanh nghiệp nhà
nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh do tác động của cạnh tranh quốc tế và quá trình cải
cách doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu và những thay đổi thị
trường trong quá trình hội nhập cũng sẽ thay đổi nguồn thu.


Trường Đại học Thương Mại

Page 13


Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ
- Tác động đến thu ngân sách thông qua việc thực hiện cắt giảm thuế liên
quan theo lộ trình , thực hiện nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc
gia, tuân thủ Hiệp định giá hải quan theo quy định của WTO.
- Tác động đến chi ngân sách thông qua việc cắt giảm các khoản trợ cấp
trực tiếp đối với các doanh nghiệp theo yêu cầu của Hiệp định trợ cấp thông qua
cải cách tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội cũng như việc cải cách cơ cấu chi
thường xuyên và chi đầu tư từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra hội nhập kinh tế
quốc tế, yêu cầu hệ thống ngân sách nhà nước phải đảm bảo công khai minh
bạch hóa chính sách và được thực hiện theo lộ trình có thể dự đoán trước để tạo
môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
- Tác động gián tiếp của hội nhập đến ngân sách nhà nước được thể hiện
qua tác động, ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua tăng trưởng cơ cấu kinh tế,
tiêu dùng-tiết kiệm-đầu tư, thương mại và hệ thống kinh tế vĩ mô , đặc biệt là
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng, sự biến động của cơ
cấu kinh tế, sự thay đổi của tỉ lệ tiết kiệm-tiêu dùng-đầu tư hiệu quả sản xuất,
kinh doanh của khu vực doanh ngiệp ... làm thay đổi cả mức độ và cơ cấu thu
ngân sách cụ thể là số thu và cơ cấu các loại thuế như thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt,
nhập khẩu, thu thập, thu thập doanh nghiệp,thu thập cá nhân.
- Theo cam kết, Việt Nam phải mở 110 phân ngành dịch vụ cho các thành
viên WTO, những cam kết này liên quan đến chế độ đầu tư, hình thức thành lập
doanh nghiệp, thuế đất, các biện pháp về thuế, trợ cấp cho doanh nghiệp trong
nước ... Chúng ta chưa cho phép các công ty nước ngoài hiện diện tại Việt Nam
dưới hình thức chi nhánh (ngoại trừ điều đó được cho phép theo cam kết trong

từng ngành cụ thể).

Trường Đại học Thương Mại

Page 14


Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ
2. Thực trạng
Việc thực hiện các cam kết với WTO làm giảm các khoản thu chính của
ngân sách nhà nước.
Phân tích, đánh giá cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh
nghiệp có thể thấy sau khi gia nhập WTO cũng có tác động nhưng chưa nhiều.
Đánh giá nền kinh tế thì không chỉ dựa vào một số ngành mà phải dựa trên tổng
quan. Sau 5 tháng gia nhập WTO, cả nền kinh tế chưa chịu tác động lớn.
Số thu ngân sách là hiệu quả của nền kinh tế. Số thu tăng có nghĩa là hiệu
quả nền kinh tế tăng và ngược lại. Nếu so với cùng kì năm 2006, trái ngược với
các dự báo, giảm thuế khi gia nhập WTO không làm giảm nguồn thu từ thuế, thu
ngân sách thực tế đã tăng trong năm 2007 với mức đóng góp nhiều hơn của
nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu đến tổng ngân sách. Điều này là một phần do
giảm thuế của Việt Nam theo cam kết WTO là tương đối nhỏ và được thực hiện
dần dần, do đó chỉ tác động đến một số ít ngành. Quan trọng hơn là tăng nhập
khẩu đã dẫn đến mức thuế được áp dụng cho diện thu thuế lớn hơn. Chính phủ
cũng thực hiện các cải cách mạnh mẽ về thủ tục hải quan và chính sách thuế
trong năm trước và tiếp tục phát huy trong năm đầu gia nhập đã nâng được tỉ lệ
thu thuế.
Có thể thấy rằng, việc thu ngân sách nhà nước của năm nay gặp nhiều khó
khăn hơn năm trước . Cụ thể trong 7 tháng đầu của năm 2011, tổng thu ngân
sách đạt 386800 tỷ đồng, bằng 65% đự đoán, con số này trong năm 2010 ước
tính bằng 57,5%, năm 2009 là 50,9% và năm 2008 tổng thu ngân sách nhà nước

lên đến 66,7% dự đoán năm.

Trường Đại học Thương Mại

Page 15


Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ

Được biết, nguyên nhân khiến thu ngân sách nhà nước giảm mạnh là do
tăng trưởng kinh tế suy giảm, một số khoản thu lớn từ xuất nhập khẩu, từ đất đai
bị giảm sút...
Trong những tháng cuối năm, Tổng cục Thuế sẽ tập trung thực hiện đồng
bộ các biện pháp quản lí thuế, trong đó tăng cường công tác thanh kiểm tra
chống thất thu thuế và quản lí nợ động thuế, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu
ngân sách năm 2012 đề ra.
Khi gia nhập WTO , yêu cầu phải mở cửa thị trường hành hóa, gia nhập
WTO, Việt Nam đã ràng buộc mức trần cho tất cả các dòng thuế trong biểu thuế
nhập khẩu của mình, chỉ sử dụng thuế nhập khẩu làm công cụ để bảo hộ, không
sử dụng lệ phí và các khoản thu khác nhằm mục đích thu ngân sách (ngoài thuế
nhập khẩu). Trên tinh thần đó, VIệt Nam giảm mức thuế nhập khẩu bình quân từ
mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm. Mức thuế nhập
khẩu bình quân đối với hàng thuốc lá và muối. Đối với trợ cấp nông sản, Việt
Nam cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp cấm như trợ cấp xuất khẩu, trợ
Trường Đại học Thương Mại

Page 16


Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ

cấp nội địa hóa và được quyền hỗ trợ trong nước đối với nông sản ở mức 10%...
Xem xét tác động của các cam kết giảm thuế có thể thấy về tổng thể việc cắt
giảm các mức thuế nhập khẩu sẽ làm giảm sự bảo hộ đối với một số mặt hàng,
thúc đẩy việc cơ cấu lại nền kinh tế phát triển theo hướng hiệu quả, chuyên môn
hóa và tăng sản xuất quy mô lớn, phát huy tốt các lợi thế về lao động, tài nguyên.
Thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu. Đây
là tín hiệu tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tăng niềm tin vào định hướng
mở của, tiềm năng phát triển kinh tế ở Việt Nam. Việc cắt giảm thuế trong ngắn
hạn sẽ tác động không lớn lắm đối với nguồn thu ngân sách nhà nước. Hiện nay
ở nước ta tổng thu từ thuế nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 9% tổng thu ngân sách
nhà nước. Đối với kim ngạch xuất khẩu, chỉ khoảng 20% tổng kim ngạch nhập
khẩu chịu ảnh hưởng của cả việc cắt giảm thuế nhập khẩu.Việc cắt giảm thuế lại
được thực hiện theo lộ trình, không phải cắt giảm đối với tất cả các mặt hàng,
cũng không phải cắt giảm ngay trong giai đoạn đầu tiên. Thêm vào đó, việc cắt
giảm thuế chắc chắn sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu (việc giảm thuế tất yếu sẽ
làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng với số lượng lớn hơn nhập nhiều nguyên liệu
đầu vào hơn ) và dẫn đến việc tăng thu thuế nhập khẩu, nên sẽ tác động không
lớn, thậm chí về lâu dài làm tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước. Kinh
nghiệm cho thấy đối với một số mặt hàng, có khi việc cắt giảm thuế lại là biện
pháp hữu hiệu nhằm kiềm chế nạn nhập lậu một số hàng có giá trị lớn, thuế xuất
nhập khẩu cao. Vì vậy việc cắt giảm thuế sẽ làm động lực cho việc nhập lậu chứa
đựng nhiều rủi ro, không vi phạm pháp luật, thúc đẩy tăng thu ngân sách.

Trường Đại học Thương Mại

Page 17


Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ
Chương IV. Giải pháp


Một là, trong khi khai thác, cho thuê nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc
gia tăng thu cho ngân sách, nhà nước cần phải dành kinh phí thỏa đáng cho để
nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt,
phá hủy tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt.
Việc rà soát đánh giá các nguồn thu cũng được đẩy mạnh nhằm phân tích
những yếu tố ảnh hưởng tới nguồn thu trên địa bàn, nhất là các nguồn thu không
ổn định, làm rõ những khoản thu, sắc thuế còn thất thu, các nguồn thu còn tiềm
năng như đẩy mạnh các biện pháp quản lí thu đối với các khoản thu liên quan đất
đai, kinh doanh bất động sản, tài nguyên khoáng sản.
Hai là, chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho ngân sách
nhà nước, vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư.
Thời gian tới, ngành thuế tiếp tục tăng cường phối hợp với các ngành chức
năng đẩy mạnh các khoản thu, các dự án, khu dân cư đô thị mới (UBND thành
phố đã có quyết định giao đất). Đồng thời, đẩy mạnh thu tiền thuê đất, tiền sử
dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tăng cường quản lí thu thuế tài
nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản...Để đảm bảo
công tác thu đúng thu đủ ngành thuế sẽ đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra một số
ngành, lĩnh vực như các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá (số thuế phát sinh
phải nộp thấp) doanh nghiệp có đầu tư dự án, kinh doanh bất động sản, doanh
nghiệp lỗ vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ba là, chính sách vay dẫn đến bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước phải
được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân.

Trường Đại học Thương Mại

Page 18


Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ

Bốn là, dùng ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp
quan trọng trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như hiện nay, nhằm
tạo nguồn thu cho ngân sách ngành thuế xác định phải phối hợp chặt chẽ với các
ngành các cấp trên địa bàn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương giải
quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh và thực hiện
nghĩa vụ thuế, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển ổn định, vững chắc.
Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, tăng năng lực sản xuất mới, ổn định
thị trường. Tổ chức giải quyết kịp thời những vướng mắc khó khăn của doanh
nghiệp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Định kì hằng quý, các cục
thuế tổ chức đối thoại với doanh nghiệp trên địa bàn để kịp thời nắm bắt và giải
quyết báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết những khó khăn , vướng mắc
của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Năm là, nhà nước cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người
tiết kiệm tiêu dùng , tinh gian bộ máy, cải cách hành chính để tích lũy vốn chi
cho đầu tư.
Thực hiện mở rộng dịch vụ đăng kí thuế, khai thuế điện tử mở rộng hệ
thống nhận tờ khai thuế qua mạng và kê khai trực tuyến, nộp thuế qua hệ thống
ngân hàng thương mại, kết nối thông tin giữa bốn ngành thuế-hải quan-kho bạctài chính. Phối hợp các ngành các cấp trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra
việc chấp hành các quy định quản lí giá để xử lí nghiêm chỉnh các hành vi lợi
dụng tăng giá nhằm thu hút bất chính định giá bất hợp lí, đầu cơ nâng giá...Theo
dõi kịp thời biến động về giá cả để thúc đẩy các khoản thu vào ngân sách nhà
nước.

Trường Đại học Thương Mại

Page 19


Bài Thảo Luận – Bộ môn Nhập môn Tài Chính-Tiền Tệ


KẾT LUẬN

Khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại WTO thì cũng có nhiều tác động
trực tiếp tới thu ngân sách nhà nước. Một trong những tác động đó là nước ta
phải xóa bỏ hàng rào thuế quan hay phải giảm mức thuế đối với nhiều loại
mặt hàng xuất khẩu. Việc này làm cho thu NSNN từ thuế xuất nhập khẩu của
nước ta bị giảm sút. Vì vậy, nhà nước phải thực hiện các chính sách, biện
pháp ổn định theo nguồn thu NS. Trong đó đáng kể nhất là do thay đổi cơ chế
tính thuế: tăng cường quản lý, điều hành thu ngân sách nhà nước, tổ chức thu
đúng, đủ, kịp thời các khoản thu theo chính sách pháp luật thuế, xử lý cụ thể
các khoản thu nợ đọng thuế, tăng cường công tác kiểm soát việc kê khai thuế
của các tổ chức cá nhân nhằm phát hiện các trường hợp kê khai không đúng.

Trường Đại học Thương Mại

Page 20



×