Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Phân tích quá trình xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng tại Trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 44 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau gần hai năm học tại Trường Trung Cấp nghề số 9. Nhằm tạo điều
kiện cho chúng em nâng cao tay nghề và đúc rút kinh nghiệm. Ban giám
hiệu Nhà trường giới thiệu em vào thực tập tại trường Tiểu học Nguyễn Bá
Ngọc. Em xin chân thân cảm ơn BGH trường trung cấp nghề số 9 cùng các
thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế - Du lịch đá giới thiệu em thực tập để cho
em có cơ hội làm quen sát hơn với thực tế, có nhiều cơ hội được học hỏi
thêm kinh nghiệm trước khi bắt tay vào công việc tương lai sau này.
Để hoàn thành được đề tài này em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
từ Thầy cô trong trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô Lê Thị Mỹ
Hạnh đã hướng dẫn tận tình cho em trong quá trình thực hiện bài báo cáo
thực tập này.
Trong thời gian thực tập tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, được
sự tiếp nhận, quan tâm của các thầy cô và BGH nhà trường đặc biệt là các
bô trong tổ bán trú đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập và tiếp
thu thêm được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
Cuối cùng Em xin kính chúc ban lãnh đạo nhà trường và các cô nuôi ở
trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc và một năm học gặt hái được nhiều kết
quả.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
Nguyên liệu..................................................................................................................32
Chuẩn bị cho món thịt kho tàu.....................................................................................32
2.5.3 Canh rau ngót với tôm thịt................................................................................................35

- Rau ngót: 300g;.....................................................................................................35
...................................................................................................................................................35

– Món canh rau ngót nấu tôm thịt có vị ngọt mát vừa ăn;Tôm thịt ngấm gia vị, viên


tròn rất hấp dẫn; Rau ngót và mướp tươi ngon, xanh nuột, không bị đỏ và nồng,
nước canh trong, rất thơm ngon...............................................................................36

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Viết tắt
CSVC SP
GD-ĐT
GV
HCMHS
HS
HT
TH
UBNN

Viết đầy đủ
Cơ sở vật chất sư phạm
Giáo dục – Đào tạo
Giáo viên
Hội cha mẹ học sinh

Học sinh
Hiệu trưởng
Tiểu học
Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Học sinh tiểu học là đối tượng đặc biệt đối với những người làm công
tác dinh dưỡng. Đây là lứa tuổi mà cơ thể và tâm lí trẻ bắt đầu chuyển qua
một giai đoạn mới rất quan trọng cho sự phát triển của thể chất và tinh
thần. Tuy cơ thể trẻ phát triển chậm lại về mặt chiều cao và cân nặng so với
những năm đầu đời, nhưng đây lại là giai đoạn mà trẻ tích lũy các dưỡng
chất, hoàn thiện các cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong cơ thể,
chuẩn bị tiền đề cho giai đoạn phát triển nhanh chóng thứ hai trong cuộc
đời, đó là lứa tuổi dậy thì. Vì vậy, việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho
trẻ cần phải được chú ý sao cho phù hợp với nhu cầu sinh lí của cơ thể.
Sáu tuổi, trẻ vào lớp 1. Các chất dinh dưỡng cung cấp hằng ngày cho
trẻ qua thức ăn không chỉ để trẻ phát triển về thể chất, mà còn cung cấp
năng lượng cho trẻ học tập. Vì vậy, ăn uống hợp lí ở lứa tuổi này giúp trẻ
khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật. Nhưng ở lứa tuổi tiểu học, nếu
cho trẻ ăn uống quá mức sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì, tình trạng này
đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, nhất là ở các thành
phố lớn. Ngược lại, nếu ăn không đủ trẻ sẽ bị còi cọc, hay ốm đau, bị thiếu
máu,… dẫn đến học kém và chán học. Trẻ em Việt Nam trong giai đoạn
đầu đời có tốc độ phát triển vượt trội so với trẻ em các nước khác. Tuy
nhiên, tỉ lệ này lại giảm dần khi đứa trẻ lớn lên, nhất là lúc đến tuổi vào
trường tiểu học.
Tuy nhiên, phần lớn các trường tiểu học đang quá tải về số lượng học
sinh cũng như chương trình đào tạo nên chủ yếu quan tâm đến việc học của

học sinh, còn vấn đề dinh dưỡng trong trường học của sinh học bán trú
3


chưa được quan tâm nhiều. Trong thực tế, hầu như ở các trường tiểu học
bán trú không có cán bộ phụ trách về dinh dưỡng được đào tạo bài bản,
nắm vững các yêu cầu về dinh dưỡng cho học sinh tiểu học. Kết hợp với
điều kiện nhiều trường tiểu học không có bếp ăn, bữa ăn của học sinh được
tổ chức theo hình thức công nghiệp nên việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm và chất lượng của dinh dưỡng rất khó kiểm soát. Hậu quả của việc
thiếu các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển
tối ưu của cơ thể và nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,
thể lực và thành tích học tập của học sinh.
Công tác bán trú thực hiện vai trò chăm lo sức khỏe, tâm lý, phát triển
toàn diện của học sinh, tạo nên sự giáo dục đồng bộ trong nhà trường. Thời
gian học sinh ở trường được sống trong môi trường khép kín từ ăn, ngủ đến
nghỉ ngơi, vui chơi, … tăng cường tính tập thể, tính đoàn kết bạn bè, tình
cảm cô – trò.
Vì vậy chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em ở trường tiểu
học là một vấn đề quan trọng. Chế biến món ăn ngon miệng đủ khẩu phần,
đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng. Với những lý do trên, tôi chon đề
tài : “Phân tích quá trình xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng tại
Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc” nhằm tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao quá trình xây dựng thực đơn
đảm bảo dinh dưỡng tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Tỉnh Quảng Trị.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng tại trường Tiểu học
Nguyễn Bá Ngọc

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu quá trình xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng tại trường
Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
4


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về quá trình xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng
tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
- Thực trạng về công tác quá trình xây dựng thực đơn đảm bảo dinh
dưỡng tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
- Một số giải pháp quản lí quá trình xây dựng thực đơn đảm bảo dinh
dưỡng tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc giai đoạn hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học
Nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng thực đơn đảm bảo dinh
dưỡng tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.Vì vậy chúng ta phải đưa ra
các giải pháp để áp dụng đề tài vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng
ăn bán trú của Trường tiểu học hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Thu thập những thông tin lý luận quá trình xây dựng thực đơn đảm bảo
dinh dưỡng tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, các bài tham luận trên
Internet.
- Phương pháp điều tra
+ Trò chuyện, trao đổi với các GV, HS, hội cha mẹ học sinh(CMHS),
bạn bè và đồng nghiệp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Tham khảo những bản báo cáo , tổng kết hàng năm của nhà trường.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các bếp ăn bán trú khác trong

cùng cấp học.
7. Phạm vi nghiên cứu
Công tác xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng tại trường Tiểu học
là một vấn đề rất rộng. Do điều kiện thời gian và năng lực tôi có hạn nên đề

5


tài chỉ tìm hiểu quá trình xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng tại
trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
8. Cấu trúc nội dung đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục.
báo cáo thực tập được trình bày trong 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận về quá trình xây dựng thực đơn đảm bảo
dinh dưỡng tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
Chương 2. Thực trạng về quá trình xây dựng thực đơn đảm bảo dinh
dưỡng tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
Chương 3. Một số giải pháp xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng
tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG THỰC ĐƠN ĐẢM BẢO
DINH DƯỠNG TẠI TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ
NGỌC
1.1. Phương pháp xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng
1.1.1 Khái niệm thực đơn
Thực đơn là bảng danh mục liệt kê tất cả những món ăn, đồ uống và
sắp xếp theo trình tự nhất định. Trình bày rõ ràng, sung tích, phân loại các
bữa ăn chính đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phù hợp các chất
trong bữa ăn.
1.1.2. Vai trò của thực đơn

- Được coi là một công cụ thông tin hữu hiệu có tác dụng đối với nhiều đối
tượng.
- Là thông tin của bộ phận bếp nhằm phát triển khai, xây dựng thực
đơn có hiệu quả là công tác chuẩn bị cung ứng dữ liệu thực phẩm.
- Là cơ sở cho công tác chỉ đạo, lãnh đạo, phối hợp hổ trợ lẫn nhau.
1.1.3 Phân loại thực đơn

6


Thực đơn được xây dựng dành cho từng nhóm lứa tuổi theo các thời
kỳ sinh lý dinh dưỡng nhất định.
Mỗi loại thực đơn có cấu tạo khác nhau nên khi xây dựng thực đơn
mỗi loại cũng có yêu cầu riêng để thực đơn được hớp lý.
* Thực đơn tự chọn món
- Thực đơn phải thảo mãn nhu cầu của học sinh về các mặt tập quán,
khẩu vị, truyền thống, đạo đức, tôn giáo.
- Thực đơn phải đảm bảo tính khoa học cụ thể.
+ Phù hợp với khả năng ăn uống của mỗi người: Theo các kết quả
nghiên cứu về sinh lý sinh dưỡng thì sức chứa dạ dày người lớn từ 1.5 – 1,8
kg, lượng trung bình ở bữa ăn nam giới là từ 800g đến 1000g và nữ giới là
từ 600 – 800g.
Nhưng mỗi lứa tuổi và nghề nghiệp thì khả năng ăn ít nhiều khác
nhau.
+ Nếu là trẻ em, người già: khẩu phần ăn không nhiều nhưng kết cấu
món ăn phải đạt sự an toàn cao, không cứng, không dai, ít xương và dễ tiêu
hóa, đạt mức vệ sinh an toàn, nhiều vitamin, nhiều chất khoáng….
+ Ở lứa tuổi thanh niên và lao động nặng: Khẩu phần ăn nhiều chất
dinh dưỡng, định lượng nhiều có thể cho ăn các món thịt, tiêu hóa chậm….
Ở nữ giới, công chức, lao động nhẹ định lượng thấp hơn, cho nhiều

món ăn nổi mùi thơm, nhiều rau xanh, ít lượng đường.
+ Phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu sẽ ảnh hưởng đến hai cơ bản
thực phẩm đầu vào( mùa nào thì thức ăn gì) và ăn theo khí hậu.
+ Thời tiết lạnh, mùa đông thực đơn lên nhiều món rán, xào, nấu hầm.
Thành phần gồm nhiều thịt, nhiều chất béo, ít rau, ít nước và khẩu phần ăn
tăng.
+ Thời tiết mùa hè, thực đơn gồm : luộc, chần, nhúng, canh, xào, quay
món ăn nhiều rau, nhiều nước, ít chất béo.

7


+ Phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị, lực lượng lao động của
nhà bếp
+ Phù hợp cơ sở vật chất kỷ thuật của các nhà trường, nhà hàng từ nhà
xưởng, thiết bị dụng cụ bếp đến phòng ăn, các dụng cụ phục vụ….
+ Phù hợp với đội ngủ nhân viên về số lượng, trình độ tay nghề, khả
năng hợp tác tuyệt đối không đưa các thực đơn quá mới mẻ hoặc đòi hỏi
cao về trình độ phối hợp phục vụ trong khi chưa thực sự chuẩn bị tốt.
+ Thực đơn phải có cơ cấu món ăn hợp lý giữa các thành phần. Khai
vị, các món ăn chính, món tráng miệng…không những thế mà còn phải
đảm bảo tính hợp lí về loại thực phẩm, phương pháp chế biến.
+ Thực đơn phải đạt hiệu quả kinh tế đúng với quy định của doanh
nghiệp nhưng không được tính lại, vượt quy định sẽ gây hậu quả không tốt
về lâu dài cho nhà trường.
Tóm lại khi xây dựng thực đơn cần phải xuất phát các căn cứ cụ thể
của nhà trường. Để thỏa mản các yêu cầu đặc thù riêng ở thực đơn, thực
đơn cần được cấu tạo và trình bày phù hợp với tập quán,truyền thống văn
hóa của mỗi dân tộc, tôn giáo và thông lệ quốc tế chung.
1.1.4 Các yêu cầu nguyên tắc khi xây dựng thực đơn

* Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa
ăn.
Bữa ăn thường có 3 đến 4 món ăn: Thường sử dụng các loại thực
phẩm thông dụng, chế biến đơn giản.
Các món ăn được chia thành các loại sau:
+ Các món canh;
+ Các món rau, củ, quả;
+Các món nguội;
+ Các món xào, rán;
+Các món tráng miệng.

8


* Thực đơn phải đầy đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa
ăn.
Bữa ăn thường ngày gồm các món chính: canh, mặn, xào (hoặc luộc)
và dùng với nước chấm.
Các loại món ăn được cơ cấu như sau:
+Món khai vị ( Súp, nộm);
+ Món ăn sau khai vị (Món nguội, xào, rán….);
+ Món ăn chính (món mặn, thường là món nấu hoặc hấp, nướng…giàu chất
đạm);
+Món ăn thêm (rau, canh….);
+Món tráng miệng;
+Đồ uống.
Mỗi loại thực đơn cần có đủ các loại món ăn và có thể thay đổi món
ăn theo từng loại thực phẩm của các nhóm thức ăn.
* Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và
hiệu quả kinh tế.

Nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau trong cùng một nhóm, cân
bằng chất dinh dưỡng giữa các nhóm thức ăn, chọn thức ăn phù hợp với
điều kiện kinh tế của trường.
1.1.5 Quy trình xây dựng thực đơn
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Khi chọn thực phẩm cho thực đơn, cần lưu ý
- Mua thực phẩm phải tươi ngon;
- Số thực phẩm vừa đủ dùng ( Kể cả gia vị).
Thực đơn xây dựng phải phù hợp với các điều kiện thực tế:
- Điều kiện kinh tế: Số tiền được chi.
- Điều kiện thời tiết.
+Mùa nóng: ăn các món ăn có nhiều nước, ít béo, ít gia vị kích thích, dễ
tiêu;
9


+Mùa lạnh: ăn các món ăn ít nước, nhiều chất béo, chất đường bột.
- Điều kiện nguyên liệu : Thực phẩm theo thời vụ, dễ tìm, chi phí thấp.
Bước 2: Dự kiến thực đơn
- Nên chọn đủ các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể trong một ngày
( gồm đủ các nhóm thức ăn ).
- Khi chuẩn bị thực đơn cần quan tâm đến số người, tuổi tác, tình
trạng sức khỏe, sở thích về ăn uống, lựa chọn thực phẩm đáp ứng nhu cầu
năng lượng và định lượng khẩu phần ăn trong ngày của trẻ.
- Thực phẩm phải lựa chọn phải đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh, đủ
dùng cho trẻ trong ngày nhưng không chi tiêu nhiều hơn số tiền dự định cho
việc ăn uống.
- Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn:
+ Nên thay thế nhiều loại thực phẩm khác nhau trong cùng một nhóm
+ Cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm

+ Chọn món ăn thích hợp với điều kiện kinh tế.
Bước 3: Thống nhất và phê duyệt thực đơn
Sau khi đã dự kiến những thực đơn thì trình lên lãnh đạo Nhà trường
những người có chuyên môn xem xét, tiếp chế biến nếm thử xem thực đơn
có đạt được yêu cầu đưa ra hay không.
Bước 4: Trình bày thực đơn
Việc trình bày thực đơn là công đoạn cuối cùng, lúc này thực đơn đã
được chế biến, lưu ý trong quá trình in ấn thực đơn cần chú ý trau chuốt một
cách cẩn thận, trình bày bắt mắt các món ăn, thức uống, hình ảnh minh họa
sinh động hấp dẫn.
Căn cứ vào thực đơn và số trẻ để tính số bàn ăn và các loại bát( chén),
đĩa, thìa( muỗng), đũa, li, cốc…cho đầy đủ và phù hợp.
Cần chọn dụng cụ đẹp, phù hợp với tính chất của bữa ăn.
Món ăn đưa ra theo dự kiến thực đơn, được trình bày đẹp, hài hòa về
màu sắc và hương vị.
10


Các trình bày bàn và bố trí chỗ ngồi cho trẻ phụ thuộc vào tính chất của bữa
ăn.
1.2 Sinh lý dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng: Cơ thể con người cần cung cấp chất dinh dưỡng sau:
- Protit, Lipit, gluxit là chất dinh dưỡng có khả năng sinh nhiệt nên ta
còn gọi đây là ba chất sinh nhiệt.
- Các loại vitamin, các chất khoáng cũng là các chất dinh dưỡng cung
cấp cho cơ thể nhưng cũng không sinh nhiệt.
Tóm lại các chất trên có trong nguồn góc thức ăn, nguồn gốc thức ăn
chủ yếu của con người lấy các nguyên liệu động vật, thực vật ngoài ta là
các chất khoáng và nước chưng có sẳn trong tự nhiên hoặc con người khai
thác đánh bắt và quá trình nuôi trồng.

* Quá trình dinh dưỡng:
- Được hiếu là quá trình chuyển hóa thức ăn dưới các tác động cơ học,
hóa sinh xảy ra trong cơ thể con người để cung cấp năng lượng cho hoạt
động và nguyên liệu cho việc xây dựng tái tạo các tế bào trong suốt sinh
dưỡng và phát triển cơ thể người.
- Quá trình dinh dưỡng trên diễn ra một cách tự nhiên, hoạt động hoàn
toàn ngoài sự điều khiển của ý chí con người, tuy nhiên quá trình này cũng
bị tác động bởi yếu tố tâm lý trạng thái, ý chí con người.
- Cơ thể con người tiếp nhận các thức ăn dinh dưỡng, thông qua hai
con đường chính, các thức ăn đồ uống được đưa vào cơ thể qua miệng để
từ đó con người nhai, nuốt và tiêu hóa hấp thụ.
*Ăn uống phải khoa học
- Khi ăn uống phải có chế độ hợp lý đó là đủ lượng, đủ chất theo tỉ lệ
cân đối. Yêu cầu này đòi hỏi khẩu phần ăn được hiểu như sau:
+ Đủ lượng, đủ khối lượng của thức ăn, được quy đổi ra theo đơn vị
g(E) do được tính bằng Calo: Calo, để tính ra (E) ta quy đổi từ khối lượng
của các chất sinh nhiệt ra (calo) cụ thể:
11


1g Pr tạo ra 4,1 Kcalo
1g Lipit = 4 Kcalo
1g Gl = 9 Kcalo
+ Trong khẩu phần ăn phải có tỷ lệ cân đối nếu được thể hiện tỷ lệ các
chất Lipit,Gluxit, Protit, nó phù hợp với lứa tuổi. Tỷ lệ các chất được tính
theo tỷ lệ phần trăm điển hình như sau:
Người trưởng thành tỷ lệ này 12:18:70
Người lao động nặng : 14:16:70
Người lao động nhẹ, lao động trí ốc, chưa trưởng thành: 12:12:76
Trong đó Pr có nguồn góc động vật chiếm tỷ lệ 30 – 40%. Đối với

Lipit loại có nguồn góc thực vật 30- 50% trong thành phần chung.
* Ăn uống phù hợp với lứa tuổi
Mỗi lứa tuổi có hoạt động sinh lý trong cơ thể khác nhau dẫn đến nhu
cầu về dinh dưỡng cũng có sự khác nhau.
+ Ăn uống cũng phải phù hợp với giới tính
+ Ăn uống phải phù hợp với đặc điểm hoạt động
+ Ăn uống phù hợp với trạng thái sức khỏe, thể trạng cơ thể
+ Ăn uông phải đúng giờ giúp cơ thể bài tiết dịch tiêu hóa ổn định tự
do thuận lợi cho việc tiêu hóa, hấp thụ thức ăn
+ Ăn uống phải đảm bảo vệ sinh bao gồm: Vệ sinh người ăn, vệ sinh người
chế biến, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh thức ăn nhằm tránh liên quan đến các bệnh ăn
uống
+ Ăn uống phải đúng cách
+ Ăn uống phải phù hợp với điều kiện khí hậu
+ Ăn uống phải phù hợp với điều kiện kinh tế - văn hóa và bảo vệ môi
trường.
1.3 Đối tượng áp dụng xây dựng thực đơn tại Trường Tiểu học
Nguyễn Bá Ngọc.
Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc nhận các em từ lớp 1 đến lớp 3.
12


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG THỰC ĐƠN ĐẢM BẢO
DINH DƯỠNG TẠI TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ
NGỌC
2.1. Khái quát chung về giáo dục và đào tạo huyện Vĩnh Linh
Giáo dục đào tạo Vĩnh Linh sau thời hậu chiến (Với tên gọi Huyện Bến
Hải, Tỉnh Bình Trị Thiên) mặc dầu gặp phải bề bộn khó khăn, thử thách
nhưng Ngành giáo dục đã biết khắc phục khó khăn và vẫn luôn tạo được sự

chuyển biến không ngừng, vươn lên từ hoang tàn, đổ nát để cùng với người
dân Vĩnh Linh khắc phục hậu quả chiến tranh dựng xây lại quê hương.
Đặc biệt sau 24 năm tái lập huyện (1990-2014), sự nghiệp GD-ĐT Vĩnh
Linh hôm nay đã có bước trưởng thành và phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới
trường học đã được đa dạng hóa và phủ kín rộng khắp trên địa bàn 22 xã, thị
trấn trong toàn huyện, với 25 trường Mầm non, 24 trường Tiểu học, 15 trường
THCS, 2 trường TH&THCS, 4 trường THPT,1 trường cấp 2 DTNT và 3
trung tâm ( GDTX, GDKT- HN, TTDNTH) cùng với 22 trung tâm học tập
cộng đồng xã, thị trấn đảm bảo huy động số học sinh vào các trường mần non,
Phổ thông, giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề đạt và vượt chỉ
tiêu kế hoạch đề ra hàng năm.
Hiện nay, Vĩnh Linh đã có 43/71 trường học đạt chuẩn quốc gia, trong
đó có 02 trường đạt chuẩn mức độ 2 (Mầm non 13, Tiểu học 20, THCS 9,
THPT 1) và đang trên đà xây dựng 3 trường kiểu mẫu.

13


Năm học 2013- 2014, tiếp tục thực hiện chủ đề: “Đổi mới công tác
quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
GD huyện Vĩnh Linh có quy mô trường lớp tương đối ổn định; số lớp,
số học sinh có chiều hướng giảm nhẹ. Chất lượng HS đại trà có tiến bộ, đi
vào thực chất. Đại bộ phận HS chăm ngoan, không mắc các tệ nạn xã hội,
không vi phạm pháp luật. Đội ngũ CBQL, GV, nhân viên cơ bản đủ về số
lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt,
có tinh thần trách nhiệm cao; trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và
không ngừng được nâng lên; không có CBQL và GV vi phạm đạo đức nhà
giáo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ngày càng được tăng
cường, cơ bản đảm bảo yêu cầu dạy và học. Bên cạnh những ưu điểm nêu
trên, GD huyện Vĩnh Linh còn một số hạn chế, đó là: Chất lượng, số lượng

HS giỏi các cấp học còn hạn chế đội ngũ GV, nhân viên còn thừa thiếu cục
bộ; một bộ phận chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa tích cực học tập
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn
chế; cơ sở vật chất tuy được tăng cường song vẫn còn thiếu thốn, lạc hậu,
xuống cấp chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt ở bậc học Mầm non; ứng
dụng CNTT trong quản lý và dạy học còn yếu ở các cấp học; công tác quản
lý ở một số trường còn hạn chế; công tác tham mưu của Phòng GD và một
số trường với các cấp quản lý hiệu quả chưa cao.
2.2. Giới thiệu về Trường TH Nguyễn Bá Ngọc
2.2.1 Vài nét chính về Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

14


Hình ảnh về trường Tiểu Học Nguyễn Bá Ngọc

Khuôn viên trường Tiểu Học Nguyễn Bá Ngọc
Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, huyện Vĩnh linh, được thành lập
ngày 01/8/1994. Ngày 27/11/2003 UBND huyện Vĩnh Linh có quyết định
số 4265/2003 đổi tên trường thành trường Tiểu Học Nguyễn Bá Ngọc.
21 năm qua , trường Tiểu Học Nguyễn Bá Ngọc đã nhanh chóng ổn
định, phát triển và trưởng thành. Trường đã khắng định được vị trí của
mình trên bản đồ GD&ĐT của huyện Vĩnh Linh, tạo được niềm tin đối với
lãnh đạo các cấp, nhân dân và học sinh trên địa bàn, đã có những đóng góp
bước đầu trong sự phát triển giáo dục của huyện Vĩnh Linh.
Được sự chỉ đạo của ngành, sự quan tâm lãnh đạo của các cấp trường
được đầu tư xây dựng khang trang trên khuôn viên có diện tích 6540m 2. Với
15



một dãy 2 tầng gồm 8 phòng học, 1 khu nhà đa chức năng gồm 3 phòng làm
việc, 1 dãy phòng học cấp 4 gồm 4 phòng,1 nhà ăn bán trú. Trường đã xây
dựng được phòng tin học đưa vào giảng dạy từ năm học 2012-2013. Các dãy
phòng học, sân chơi, bãi tập, các công trình trúc , vệ sinh được bố trí khoa
học và rất hợp lý, hệ thống tường rào, cổng trường khép kín toàn bộ khuôn
viên. Khuôn viên cảnh quan nhà trường được quan tâm đầu tư xây dựng đảm
bảo yêu cầu “ xanh – sạch – đẹp”.
- Đặc điểm về đội ngũ giáo viên.
Tổng số giáo viên của trường hàng năm bình quân 24-25 đồng chí
trong đó nữ 21đ/c, nhân viên kế toán 01.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
Trình độ đại học tỉ lệ 60.9%, Cao đẳng 26.1 %, THSP13%.
Trình độ chính trị: Sơ cấp 20 Đ/c, Trung cấp 02,Lý luận quản lý nhà
nước 01, quản lý giáo dục 01.
Đảng viên : 22 Đ/c (Trong đó Đảng viên chính thức chiếm tỉ lệ 91,7%
tổng số cán bộ công nhân viên chức.
Đội ngũ nhà giáo hầu hết còn trẻ bình quân tuổi nghề, tuổi đời thấp
kinh nghiệm giáo dục còn hạn chế hạn chế .
- Giáo viên dạy giỏi cấp trường chiếm tỉ lệ 80%
- Giáo viên dạy giỏi cấp huyện chiếm khoảng 26.3 %.
- Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh : Không có
Chất lượng 2 mặt giáo dục của nhà trường
Chất lượng 2

Giỏi( Đ)

Khá (CĐ)

mặt GD
Hạnh kiểm

Văn hóa

SL
218
90

%
100
41.5

Trung

SL

%

bình
SL
%

76

35

39

18

Yếu
SL


%

13

5.9

Bảng 2.1: Chất lượng 2 mặt giáo dục của nhà trường
Học sinh giỏi đạt giải cấp huyện: Từ 15- 20 giải.

16


Cấp Tỉnh: Không
2.2.2 Cơ cấu tổ chức của nhà trường
* Nguyên tắc hoạt động của nhà trường:
- Đảm bảo sự lãnh đạo của chi bộ Đảng nhà trường theo nguyên tắc
tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của Hiệu trưởng
và phát huy vai trò của các đoàn thể trong nhà trường,
- Thực hiện dân chủ trong nhà trường phù hợp với hiến pháp và pháp
luật, quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm, dân chủ phải gắn liền
với kỷ luật, kỷ cương trong gia đình. Dân chủ trong khuôn khổ pháp luật ,
đảm bảo nguyên tắc chế độ thủ trưởng trong quản lý, điều hành.
- Không được có hành vi lợi dụng dân chủ hoặc xâm phạm quyền dân
chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoat động của nhà trường, gây mất đoàn kết
nội bộ….
2.2.3 Sơ đồ bộ máy của nhà trường
Để có bữa ăn đủ khẩu phần, hợp khẩu vị học sinh nhà trường ngoài
công tác đầu tư về cơ sở vật chất còn phải tổ chức cơ cấu bộ máy hoạt động
đồng bộ, có trách nhiệm thể hiện qua sơ đồ sau:


Sơ đồ bộ máy nhà trườngHiệu trưởng

Hiệu phó

Tổ chuyên môn 1

17 môn 2
Tổ chuyên

Tổ chuyên môn 3


2.2.4 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
2.2.4.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức
thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục từng năm học; Báo cáo, đánh giá kết
quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn
trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của
Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển
dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân
viên theo quy định.
- Quản lí hành chính, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
chính, tài sản của nhà trường.
- Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường
tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ
luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại
lớp.

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị , chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;
tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ
cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.
- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức
chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục.

18


- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối
với cộng đồng.
2.2.4.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu phó
Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm
trước Hiệu trưởng, do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với
trường công lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy trình bổ nhiệm
hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Mỗi trường tiểu học
có từ 1 đến 2 Phó Hiệu trưởng, trường hợp đặc biệt có thể được bổ nhiệm
hoặc công nhận thêm.
Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trường
tiểu học phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, có
năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng :
a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;
b) Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;
c) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí;
tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ
cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.
2.2.4.3 Nhiện vụ và quyền hạn của tổ chuyên môn
Người TTCM có nhiệm vụ thực hiện các nội dung ở điều 16 của Điều

lệ trường Trung học. Trong đó nhấn mạnh đến các nhiệm vụ trọng tâm:
Quản lý giảng dạy của GV
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì
và cả năm học nhằm thực hiện CT, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác
theo kế hoạch giáo dục, phân phối CT môn học của Bộ GD&ĐT và kế
hoạch năm học của nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp,
dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu kém.

19


- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy
học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối CT.
- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện KHCN, soạn giảng
của tổ viên (KHCN dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi
dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị
dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối CT; soạn giáo án theo phân
phối CT, chuẩn kiến thức, kĩ năng và SGK, thảo luận các bài soạn khó; tổ
chức nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất
lượng dạy học, đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi
dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém...).
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV trong tổ, GV mới
tuyển dụng (đổi mới PPDH; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn
kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng
CNTT trong dạy học góp phần đổi mới PPDH, phương pháp kiểm tra, đánh
giá...).
- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy
định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác;
lưu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định.

- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV (thực
hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối
CT, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo
quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ...).
- Dự giờ GV trong tổ theo quy định (4 tiết/GV/năm học).
- Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại GV; đề xuất khen thưởng, kỉ
luật giáo viên... Việc này đỏi hỏi TTCM phải nắm thật rõ về tổ viên của
mình, về ưu điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được
phân công).
Quản lý học tập của học sinh

20


- Nắm được kết quả học tập của HS thuộc bộ môn quản lý để có biện
pháp nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục.
- Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa
cho học sinh để thực hiện mục tiêu giáo dục.
Quản lý cơ sở vật chất của TCM
Các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng).
Nhiệm vụ của TTCM rất đa dạng, phong phú nhiều công việc, không
ít những khó khăn. Các loại công việc là sự kết hợp chuyên môn với công
tác quản lý. Tổ trưởng vừa có trách nhiệm với các thành viên trong tổ, vừa
có trách nhiệm trước lãnh đạo trường.
* Quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn
- Quyền quản lý, điều hành các hoạt động của tổ: lập kế hoạch, phân
công nhiệm vụ, triệu tập, hội ý, họp tổ.
- Quyền quyết định các nội dung sinh hoạt tổ trên cơ sở các kế hoạch.
- Quyền theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và kiểm tra thực hiện
các nhiệm vụ của các thành viên trong tổ, giúp Hiệu trưởng có cơ sở đánh

giá giáo viên một cách chính xác.
- Quyền được tham dự các cuộc họp, hội nghị chuyên môn có liên
quan đến chương trình của các môn của tổ khi cấp trên tổ chức.
- Quyền được ưu tiên bồi dưỡng về chuyên môn do Sở GD&ĐT,
Phòng GD&ĐT tổ chức, được hưởng các chế độ chính sách về mặt vật chất
và tinh thần theo các văn bản pháp luật hiện hành.
- Quyền tư vấn, đề xuất với Hiệu trưởng những vấn đề về chuyên môn.
Đề nghị Hiệu trưởng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc dạy - học
của các môn học mà tổ phụ trách.
- Quyền tham gia vào hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường, là
một trong những thành viên chính thức của hội đồng.
Như vậy, cần xác định rõ vị trí, nhiệm vụ, vai trò và quyền hạn của
TTCM để góp phần cho hoạt động TCM có chất lượng và hiệu quả. Chất
21


lượng và hiệu quả hoạt động của TCM phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất,
năng lực và tính năng động của người TTCM.
Tổ chuyên môn trong trường trung học có vị trí, vai trò, chức năng và
nhiệm vụ rất quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy và học.
Để thực hiện thành công những vấn đề đó đều phải thông qua hoạt động thực
tiễn của người tổ trưởng và các thành viên trong TCM. Do vậy, người tổ
trưởng cần phải nhận thức sâu sắc, đúng đắn, có tinh thần trách nhiệm cao, có
đầy đủ phẩm chất và năng lực và biết quản lý tổ một cách khoa học.
2.2.4.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ văn phòng
- Mỗi trường tiểu học có một tổ văn phòng gồm các viên chức làm
công tác y tế trường học, văn thư, kế toán, thủ quỹ và nhân viên khác. Tổ
văn phòng có tổ trưởng, tổ phó.
- Nhiệm vụ của tổ văn phòng:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm

nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt
động giáo dục của nhà trường;
+ Giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính, tài sản trong
nhà trường và hạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định;
+ Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng,
hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà
trường;
+ Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
+ Lưu trữ hồ sơ của trường.
- Tổ văn phòng sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt
khác khi có nhu cầu công việc.
2.3 Hoạt động của bộ phận bếp Trường Tiều học Nguyễn Bá Ngọc
2.3.1 Bộ phận bếp của Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
Bếp trưởng là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng quản lý về
công tác nhà bếp. Là người chỉ đạo và phân công công việc trong nhà bếp.
22


Đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm là vấn đề được đặt lên hàng
đầu, theo dõi, cân đối sổ sách thu chi học sinh ăn hàng ngày. Xây dựng
thực đơn quản lý kiểm tra khối lượng cũng như chất lượng thực phẩm.
Là người chế biến bữa chính cho học sinh ăn hàng ngày, cuối ngày
phải quyết toán khẩu phần ăn của học sinh. Xây dựng phương an thay đổi
khẩu phần ăn thường xuyên cho trẻ nhằm cho trẻ ăn hết định mức và phù
hợp theo mùa.
Bếp phó là người có trách nhiệm không kém bếp trưởng, là người nắm
rõ tài chính của bếp. Phải tham khảo giá cả thị trường, để mua thực phẩm
đúng khối lượng, đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Là
người có trách nhiệm trong sơ chế thức ăn sống đảm bảo quy cách và yêu
cầu kỹ thuật.

Trên đây là một số công việc trong bộ phận bếp, các cô cần phải làm
đúng và đều tay để kịp tiến trình công việc trong bếp. Ngoài ra các công việc
vệ sinh chung bộ phận bếp tất cả các chị em phải tập trung làm không được nề
Khu nhập phẩm
Khu sơ chế
hà, né tránh.
thực phẩm thô
2.3.1.1 Sơ đồ bộ máy bộ phận bếp
Sơ đồ nhà bếp trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Khu chế biến
thực phẩm sống
Nơi để bát thìa
và dụng cu chia
thức ăn
Khu bếp

Nơi chia thức
23
ăn

Nơi chế biến
thực phẩm


2.3.2 Đặc điểm của quy trình của bộ phận bếp
Tổ chức cho trẻ ăn 1 bữa chính và 1 bữa phụ
Người đi chợ về nhập thực phẩm, bộ phận quản lý nhà trường kiểm tra
chất lượng. Bếp trưởng chỉ đạo phân công công việc cho các chức danh.
Thực phẩm được chế biến thô đến chế biến tinh. Bếp trưởng chỉ đạo nấu ăn

các món theo thực đơn đã có sẵn.
2.3.3 Thời gian tổ chức bữa ăn cho trẻ
Thời gian sơ chế thực phẩm, tẩm ướt từ 7giờ đến 9 giờ nấu chính thức
từ 9 giờ đến 10 giờ. Từ 10 giờ đến 10 giờ 20 phút chia thức ăn. Từ 10 giờ
30 tổ chức cho học sinh ăn.
Thời gian từ 12 giờ 30 phút đến 1 giờ 20 phút chế biến món phụ
Từ 1 giờ 45 phút cho học sinh ăn bữa phụ
Thời gian buổi chiều don dẹp nhà bếp và chuẩn bị những công việc
cho ngày mai.
2.4 Thực trạng về quá trình xây dựng thực đơn
Tiểu học có bán trú phụ thuộc chủ yếu vào thực đơn hàng ngày ở trường.
Thực đơn được cụ thể hóa qua bữa ăn của học sinh. Do đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu các số liệu liên quan đến thực đơn của Trường Tiểu học Nguyễn Bá
Ngọc.
Trong khoa học dinh dưỡng, khi xây dựng thực đơn phải căn cứ trên
các nguyên tắc như: cho ai, độ tuổi nào, mức lao động nào, tình trạng sinh
lí,... Từ các căn cứ đó, đối chiếu với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho
24


người Việt Nam do Bộ Y tế phê duyệt (năm 2007) để lên thực đơn cho phù
hợp. Theo tiêu chuẩn khuyến nghị về năng lượng và chất đạm, ở lứa tuổi
tiểu học cần mức năng lượng theo bảng 1 sau đây:
Bảng 1. Nhu cầu về năng lượng và chất đạm ở lứa tuổi tiểu học
Lứa tuổi (năm)
6
7-9
10-12

Năng lượng (Kcal)

1600
1800
2100-2200

Chất đạm (g)
36
40
50

Bảng 1 cho thấy nhu cầu về năng lượng và chất đạm tỉ lệ thuận với độ
tuổi của trẻ ở tiểu học. Lứa tuổi 6 tuổi có nhu cầu thấp nhất, sau đó là lứa
tuổi 7-9, sau cùng là 10- 12. Những người xây dựng thực đơn cho trẻ cần
hiểu rõ tiêu chuẩn này để bữa ăn của trẻ có đủ dưỡng chất, đủ năng lượng
cho trẻ hoạt động.
Cụ thể trong một ngày, nhu cầu về các loại thực phẩm cần đạt mức
như quy định ở bảng 2 sau đây:
Bảng 2. Nhu cầu thực phẩm trong một ngày cho trẻ lứa tuổi tiểu học
Tên thực phẩm
Trẻ 6 – 9 tuổi
10 - 12 tuổi
Prôtêin
1. Thịt
50g
70g
2. Cá (tôm)
100g
150g
3. Đậu phụ
100g
150g

4. Trứng
½ quả
1 quả
Chất bột đường
5. Gạo
220-250g
300-350
6. Đường
10-15g
15-20g
Chất béo
7. Dầu( mỡ)
20g
25g
Vitamin và khoáng chất
8. Rau xanh
250 – 300g
300 – 500g
9. Quả chín
150 – 200g
200 – 300g
Chất dinh dưỡng tổng hợp
10. Sữa
400 – 500ml
400 – 500ml
Nếu không có điều kiện chế biến nhiều loại món ăn trong một ngày thì
có thể tính lượng đạm của trẻ như sau: Cứ 100g thịt nạc tương đương với

25



×