Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

bài tập tư pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.26 KB, 18 trang )

A- MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế , xã hội ngày càng phát triển và hội nhập như hiện
nay có rất nhiều vấn đề được đặt ra về sự xung đột pháp luật giữa các quốc
gia .Ở mỗi nơi có một điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau nhưng ngày nay
với xu thế hòa nhập các sự khác biệt ấy va chạm với nhau dẫn đến những xung
đột là không thể tránh khỏi và pháp luật cũng là một trong những vấn đề có
những mâu thuẫn ,xung đột đó .
Pháp luật về thừa kế ở bất cứ quốc gia nào cũng đều hết sức được quan
tâm . Vấn đề thừa kế liên quan tới xác định quyền sở hữu của những người được
chỉ định trong di chúc hoặc thuộc hàng thừa kế đối với di sản mà người chết để
lại . Giải quyết vấn đề thừa kế theo pháp luật của một quốc gia nhất định đã hết
sức phức tạp và khó khăn . Ngày nay với xu thế hội nhập sự phức tạp và khó
khăn trong việc giải quyết thừa kế theo pháp luật càng tăng lên gấp nhiều lần .
Vì vậy các quốc gia đã cùng nhau ký các hiệp định tương trợ tư pháp để giải
quyết vấn đề này . Và trong xu hướng hội nhập quốc tế, Việt Nam đã kí kết rất
nhiều các hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự với các nước để có căn
cứ pháp lý giải quyết các xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam cũng như bảo
đảm quyền lợi cho công dân các nước kí kết hiệp định.
Vậy cụ thể, liên quan tới thừa kế có yếu tố nước ngoài có những vấn đề
gì? pháp luật Việt Nam cũng như các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam
đã ký kết quy định việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế như thế nào?
Những nguyên tắc nào được áp dụng để giải quyết? Liệu quy định hiện hành đã
thực sự hợp lý hay chưa và có cần phải sửa đổi? Để trả lời những câu hỏi đó, em
xin lựa chọn phân tích đề bài: “Anh chị hãy phân tích và bình luận về cơ sở
pháp lý để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật
VN và các điều ước quốc tế mà VN là thành viên và đưa ra phương hướng hoàn
thiện pháp luật Việt Nam”.

1



B- NỘI DUNG
I- Những vấn đề lý luận chung về quan hệ thừa kế .
* Thừa kế
Theo quan niệm truyền thống “thừa kế” được hiểu là việc người đang còn
sống thừa hưởng tài sản của người đã qua đời.Việc thừa kế chỉ được thực hiện
khi người có tài sản chết.
Thừa kế với nghĩa là một quan hệ pháp luật dân sự được hiểu là sự
chuyển dịch tài sản của người chết cho những người còn sống theo di chúc hoặc
theo pháp luật.
Thừa kế là một quyền cơ bản của mỗi công dân. Điều 631 Bộ luật Dân sự
2005 quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình;
để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di
chúc hoặc theo pháp luật”. Như vậy thừa kế vừa là quyền của người để lại di
sản, đồng thời vừa là quyền của những người thuộc đối tượng được hưởng di
sản thừa kế. Quyền này cũng được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 tại điều
609 với nội dung không đổi, tuy nhiên có quy định cụ thể hơn đó là “người thừa
kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc” như vậy đã
giới hạn lại cụ thể đối với người thừa kế là pháp nhân thì chỉ được hưởng di sản
thừa kế theo di chúc, tức là theo sự định đoạt của người để lại di chúc mà không
được hưởng theo pháp luật trong trường hợp không có di chúc.
* Thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo di chúc có thể được hiểu là việc cũng như quyền của những
người (cá nhân, cơ quan, tổ chức) được người để lại di sản thừa kế chỉ định cụ
thể trong bản di chúc mà người đó lập được hưởng những di sản nhất định mà
người đó để lại. Điều 646 Luật dân sự 2005 cũng như điều 624 Luật dân sự 2015
đều quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản
của mình cho người khác sau khi chết”.
* Thừa kế theo pháp luật


2


Điều 674 Bộ luật dân sự 2005 cũng như điều 649 Bộ luật dân sự 2015 đều
quy định: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế. điều kiện và
trình tự do pháp luật quy định”. Thừa kế theo pháp luật được đặt ra trường
trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Trong thừa kế theo
pháp luật, người được hưởng thừa kế, điều kiện, trình tự hưởng thừa kế đều có
pháp luật quy định, hay nói cách khác, thừa kế theo pháp luật là thừa kế trên cơ
sở can thiệp của Nhà nước thông qua pháp luật về thừa kế
* Quan hệ pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài
Là quan hệ pháp luật về thừa kế ít nhất phải có 1 trong 3 yếu tố sau để
được xác định là có yếu tố nước ngoài:
- Về mặt chủ thế: Người để lại di sản phải là cá nhân nước ngoài hoặc người
Việt Nam định cư ở nước ngoài.Người thừa kế có thể là cá nhân nước
ngoài,người VIệt Nam định cư ở nước ngoài,cơ quan tổ chức Việt Nam hay
nước ngoài
- Căn cứ xác lập,thay đổi chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài hoặc
theo pháp luật nước ngoài.
- Di sản thừa kế :đang tồn tại ở nước ngoài.
* Xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài
Khi điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài,bao giờ cũng
xuất hiện một tình huống mà người ta gọi là xung đột pháp luật.Tức là,một quan
hệ pháp luật có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.
Xung đột pháp luật về thừa kế là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật
cùng có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài
trong tư pháp quốc tế.

II- Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng là Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam đã có những quy định nguyên tắc chung áp dụng điều
ước quốc tế và pháp luật nước ngoài đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước
3


ngoài, trong đó có các quan hệ về thừa kế có yếu tố nước ngoài. Điều 759 Bộ
luật dân sự 2005 quy định:
“1. Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ
luật này có quy định khác.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy
định của điều ước quốc tế đó.
3. Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì
pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc
áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thoả
thuận trong hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó không trái với quy định của Bộ luật
này và các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật
này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều
ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp
đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp
dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Quy định này vẫn được đặt ra như một nguyên tắc chung trong Bộ luật
dân sự 2015 và được cụ thể hóa trong Điều 664 về xác định pháp luật áp dụng
đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Điều 665 về áp dụng điều ước
quốc tế đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Điều 666 về áp dụng tập
quán quốc tế, Điều 667 về áp dụng pháp luật nước ngoài và Điều 668 về phạm
4


vi pháp luật được dẫn chiếu đến. Về cơ bản, tinh thần của điều 759 bộ luật dân
sự 2005 vẫn được giữ nguyên.
1. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy
định của pháp luật Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài được quy
định trong Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định số 138/NĐ-CP, trong thời gian tới
sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015 cùng với các văn bản kèm theo.
Theo các văn bản trên, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài được giải quyết
theo các quy phạm xung đột.
1.1. Thừa kế theo di chúc
Liên quan tới thừa kế theo di chúc, pháp luật Việt Nam giải quyết hai vấn
đề đó là năng lực hành vi lập di chúc và hình thức của di chúc.
Về năng lực hành vi lập di chúc, việc lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải
tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân. Cụ thể, khoản 1
Điều 768 Bộ luật dân sự 2005, khoản 1 Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của
nước mà người lập di chúc là công dân”.
Về hình thức của di chúc, Khoản 2 Điều 768 Bộ luật dân sự 2005 quy
định: “Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di
chúc”. Khoản 2 Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hình thức của di
chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức
của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của

một trong các nước sau đây: a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm
lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; b) Nước nơi người lập di
chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc
chết; c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản”. Như vậy
đã đặt ra những quy định cụ thể hơn, nếu như di chúc không được lập ở Việt
Nam nhưng phù hợp với hình thức di chúc theo quy định của pháp luật nước nơi
người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc thời điểm người lập di
5


chúc chết hoặc pháp luật nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm
lập di chúc hoặc chết hoặc pháp luật nước nơi có di sản là bất động sản thì pháp
luật Việt Nam vẫn công nhận hình thức di chúc là hợp pháp.
Ví dụ, anh A là người nước B đang sinh sống tại Việt Nam. Theo quy
định của pháp luật nước B thì hình thức di chúc chỉ có thể lập bằng hình thức
văn bản. Trong thời gian anh A sinh sống tại Việt Nam, A mắc bệnh nặng nên
đã lập di chúc để lại tài sản cho vợ và các con anh đang sinh sống ở nước B, tuy
nhiên do bệnh nặng A không thể lập di chúc bằng văn bản mà đã lập di chúc
miệng tại bệnh viện có sự làm chứng của hai người, sau đó 2 ngày thì A qua đời.
Như vậy di chúc miệng của anh A vẫn có hiệu lực pháp luật vì A lập di chúc tại
Việt Nam và theo quy định của khoản 2 điều 768 luật dân sự 2005 nêu trên thì
hình thức di chúc tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc mặc dù quy định
của nước B không thừa nhận hình thức di chúc miệng.
1.2. Thừa kế theo pháp luật
Các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này dựa trên nguyên tắc
phân chia di sản thừa kế để giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ thừa kế
theo pháp luật có yếu tố nước ngoài. Khoản 1, 2 điều 767 Bộ luật dân sự 2005
cũng như khoản 1, 2 điều 680 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “1. Thừa kế theo
pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người đẻ lại di sản thừa kế có
quốc tịch trước khi chết”; “2. Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân

theo pháp luật của nước nơi có bất động sản”.
Như vậy theo khoản 1 nêu trên, đối với xung đột pháp luật về thừa kế theo
pháp luật có yếu tố nước ngoài liên quan tới di sản thừa kế là động sản, tư pháp
quốc tế Việt Nam áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch để giải quyết. Điều này có
nghĩa là luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài mà di sản để
lại thừa kế là động sản là luật của nước mà người để lại di sản có quốc tịch trước
khi chết. Pháp luật Việt Nam sẽ áp dụng đối với các quan hệ thừa kế mà công
dân Việt Nam là người để lại di sản thừa kế là động sản bất kể quan hệ này xảy
ra ở đâu và di sản đang hiện diện ở nước nào. Pháp luật Việt Nam sẽ không
6


được áp dụng khi người nước ngoài để lại di sản để là động sản hiện diện trên
lãnh thổ Việt Nam và quan hệ thừa kế xảy ra tại Việt Nam.
Đối với trường hợp người để lại di sản thừa kế không quốc tịch hoặc có
nhiều quốc tịch thì sẽ áp dụng quy phạm xung đột đối với người nước ngoài có
hai hay nhiều quốc tịch tại điều 760 bộ luật dân sự 2005: “Trong trường hợp Bộ
luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là
công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc
tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào
thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong
các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó
có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân”.
Theo khoản 2 nêu trên, Đối với thừa kế theo pháp luật mà di sản thừa kế
là bất động sản, tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng hệ thuộc luật nơi có vật để
giải quyết xung đột. Điều này có nghĩa là pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng
khi công dân nước ngoài để lại di sản thừa kế là bất động sản hiện diện trên lãnh
thổ Việt Nam và ngược lại công dân Việt Nam để lại di sản thừa kế là bất động
sản ở nước ngoài thì pháp luật Việt Nam không có cơ hội áp dụng nếu bất động

sản không hiện diện ở Việt Nam.
2. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo các
điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký hơn 15 hiệp định tương
trợ tư pháp về dân sự, hôn nhân - gia đình và hình sự với các nước, vùng lãnh
thổ: Đức, Nga, Séc, Cu Ba, Hungari, Ba Lan, Lào, Triều Tiên, Trung Quốc, Đài
Loan, Ấn Độ, Anh,…
Nguyên tắc chỉ đạo trong vấn đề thừa kế được ghi nhận trong các hiệp
định này là nguyên tắc bình đẳng giữa công dân các bên trong quan hệ thừa kế.
Nguyên tắc này biểu hiện cụ thể như sau: công dân nước ký kết này bình đẳng
với công dân nước ký kết kia trong việc lập hoặc hủy bỏ di chúc đối với tài sản
7


đang có và các quyền cần thực hiện ở nước ký kết kia, cũng như về khả năng
được nhận tài sản hoặc các quyền theo cùng những điều kiện mà nước ký kết kia
dành cho công dân nước mình…
Trong các hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký kết với các nước đó
ghi nhận các quy phạm xung đột và quy phạm thực chất để điều chỉnh quan hệ
thừa kế phát sinh giữa công dân hai nước ký kết.
2.1. Thừa kế theo di chúc
Các hiệp định ghi nhận các nguyên tắc cơ bản:
Thứ nhất, về hình thức di chúc. Di chúc của công dân một nước ký kết
được coi là có giá trị về mặt hình thức nếu nó phù hợp với pháp luật của nước ký
kết mà người để lại di chúc là công dân vào thời điểm lập di chúc hoặc vào thời
điểm người ấy chết và pháp luật của nước ký kết nơi lập di chúc
Nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 1, khoản 2 Điều 45 Hiệp định
tương trợ tư pháp Việt Nam –Hungari 18/01/1985 về các vấn đề dân sự, gia đình
và hình sự quy định:
“1. Di chúc của công dân một nước ký kết được coi là có giá trị về mặt

hình thức nếu phù hợp với:
a) Pháp luật của nước ký kết nơi lập di chúc, hoặc
b) Pháp luật của nước ký kết mà người để lại di sản là công dân vào thời điểm
lập di chúc hoặc thời điểm người ấy chết, hoặc
c) Pháp luật của nước ký kết nơi mà vào một trong các thời điểm nói ở điểm b,
người để lại di sản thường trú hoặc tạm trú.
2. Những quy định nói ở khoản 1 điều này cũng áp dụng đối với việc hủy bỏ di
chúc”.
Khoản 2 điều 44 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Bê La Rút
14/09/2000 về pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự quy
định:
8


“Hình thức lập hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của
Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm lập hoặc hủy bỏ di
chúc. Tuy nhiên, việc tuân theo pháp luật của Bên ký kết nơi lập hoặc hủy bỏ di
chúc cũng được coi là hợp thức”.
Ngoài ra khoản 2 điều 35 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam –
Bungari 03/10/1986 về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự quy định:
“Hình thức lập hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của
nước ký kết mà người để lại di chúc là công dân khi lập hoặc hủy bỏ di chúc.
Việc lập hoặc hủy bỏ di chúc cũng có giá trị, nếu tuân theo pháp luật về hình
thức di chúc của nước ký kết nơi lập hoặc huỷ bỏ di chúc”.
Như vậy để giải quyết xung đột pháp luật về hình thức di chúc, các hệ
thuộc luật nơi lập di chúc, hệ thuộc luật quốc tịch, hệ thuộc luật nơi cư trú được
áp dụng. Với những quy định này, pháp luật Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội được
áp dụng hơn.
Thứ hai, về năng lực lập và hủy bỏ di chúc. Khi giải quyết vấn đề này, các
hiệp định áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch, cụ thể là năng lực lập hoặc hủy bỏ

di chúc và hậu quả pháp lý của những thiếu sót về sự thể hiện ý chí của người để
lại di chúc được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người để lại di chúc
là công dân khi lập hoặc hủy bỏ di chúc.
Khoản 3 Điều 45 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Hungari
18/01/1985 về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự, khoản 3 Điều 38 Hiệp
định tương trợ tư pháp Việt Nam - Lào về dân sự và hình sự đều có quy định:
“Về việc xác định năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc sẽ áp dụng pháp luật
của nước ký kết mà người để lại di sản là công dân vào thời điểm lập hoặc hủy
bỏ di chúc”.
Khoản 1 Điều 37 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý Việt Nam – Liên
Xô (Nga kế thừa) 10/12/1981 về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự quy
định:
“Năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc và hậu quả pháp lý của những người
khuyết nhược điểm về thể hiện ý chí của người để lại di chúc được xác định theo
9


pháp luật của nước ký kết mà người để lại di chúc là công dân khi lập hoặc hủy
bỏ di chúc”.
Khoản 1 Điều 36 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Ucraina
19/8/2002 về các vấn đề dân sự và hình sự quy định:
“Năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc cũng như hậu quả pháp lý của những
khiếm khuyết về thể hiện ý chí của một người, việc tuyên bố người đã lập hoặc
hủy bỏ di chúc mất năng lực hành vi được xác định theo pháp luật của bên ký
kết mà người để lại thừa kế là công dân”
Qua các quy định trên có thể thấy, mặc dù trong các Hiệp định cách thức
quy định câu chữ khác nhau nhưng trên tinh thần chung việc giải quyết xung đột
pháp luật về năng lực lập và hủy bỏ di chúc đều áp dụng nguyên tắc luật quốc
tịch để giải quyết.
2.2. Thừa kế theo pháp luật

Liên quan tới vấn đề thừa kế theo pháp luật, các hiệp định điều chỉnh ba
vấn đề liên quan đến quan hệ thừa kế, đó là:
Thứ nhất, xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thừa kế. Trong
các hiệp định này, dấu hiệu quốc tịch của người để lại di sản và dấu hiệu nơi có
tài sản thừa kế được áp dụng để xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp
về thừa kế.
Các dấu hiệu này được ghi nhận tại:
- Điều 37 Hiệp định tương trợ tư pháp với Cu Ba 30/11/1984:
“1. Thẩm quyền giải quyết về thừa kế động sản, trừ trường hợp nói ở
khoản 3 điều này, thuộc về cơ quan tư pháp của nước ký kết mà người có tài sản
thừa kế là công dân khi chết.
2. Thẩm quyền giải quyết về thừa kế bất động sản thuộc cơ quan tư pháp của
nước ký kết, nơi có bất động sản.
3. Trong trường hợp toàn bộ động sản thừa kế của công dân nước ký kết này
sau khi chết để lại trên lãnh thổ nước ký kết kia, thì cơ quan tư pháp của nước
10


đó sẽ giải quyết các thủ tục pháp lý về tài sản thừa kế đó, theo yêu cầu của
người thừa kế và với sự thỏa thuận của tất cả những người thừa kế.
4. Những quy định ở các khoản 1,2 và 3 cũng áp dụng tương tự đối với các vụ
tranh chấp về thừa kế”.
- Điều 38 Hiệp định hiệp định tương trợ tư pháp với Séc (hiệp định với
Tiệp Khắc, Cộng hòa Séc và Slovakia kế thừa) 16/4/1984 :
“1. Trừ trường hợp nói ở khoản 2 Điều này, thẩm quyền giải quyết về
thừa kế động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước ký kết mà người quá cố là
công dân khi chết.
2. Trong trường hợp toàn bộ động sản thừa kế của công dân nước ký kết này lại
để ở nước ký kết kia, thì cơ quan của nước ký kết kia có thể quyết định về khối
động sản ấy khi được một người thừa kế nào đó yêu cầu và với điều kiện là tất

cả những người thừa kế được biết khác đều thỏa thuận.
3. Thẩm quyền giải quyết về thừa kế bất động sản bao giờ cũng thuộc cơ quan
tư pháp của nước ký kết nơi có bất động sản.
4. Quy định ở các khoản 1 và 3 Điều này cũng áp dụng để giải quyết các vụ kiện
về thừa kế”.
Ngoài ra còn được quy định tại Điều 47 Hiệp định tương trợ tư pháp với
Đức; Điều 46 Hiệp định tương trợ tư pháp với Hungari 18/01/1985; Điều 36
Hiệp định tương trợ tư pháp với Bungari 03/10/1986; Điều 43 Hiệp định tương
trơ tư pháp với Ba Lan 22/03/1993. Về tinh thần chung:
+ Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế động sản thuộc cơ
quan tư pháp của nước ký kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân, vào
thời điểm chết;
+ Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế bất động sản thuộc cơ
quan tư pháp của nước ký kết nơi có bất động sản thừa kế.
Ngoài ra, trong các hiệp định tương trợ tư pháp còn quy định quy tắc thẩm
quyền giải quyết vấn đề thừa kế theo thỏa thuận, tức là cơ quan tư pháp của
11


nước ký kết này sẽ có thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế toàn bộ động sản
của công dân nước ký kết kia để lại theo yêu cầu của người có quyền thừa kế
(theo luật hoặc theo di chúc), khi tất cả những người có quyền thừa kế chấp nhận
thẩm quyền đó của cơ quan tư pháp này.
Thứ hai, xác định luật áp dụng giải quyết tranh chấp trong thừa kế. Trong
hiệp định thường sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch và hệ thuộc luật nơi có di sản
để giải quyết tranh chấp về thừa kế. Căn cứ vào Điều 34 Hiệp định tương trợ tư
pháp giữa Việt Nam và Cu Ba 30/11/1984; Điều 33 Hiệp định với Bungari
03/10/1986 và Điều 43 Hiệp định tương trợ tư pháp với Hungari 18/01/1985,
luật áp dụng giải quyết quan hệ thừa kế được xác định như sau:
+ Đối với động sản: Quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật

nước ký kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân khi chết.
+ Đối với bất động sản: Quyền thừa kế bất động sản được xác định theo
pháp luật của nước ký kết nơi có bất động sản.
Thứ ba, giải quyết xung đột về định danh tài sản. Các hiệp định đều quy
định: Việc phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản sẽ theo pháp luật của
nước ký kết nơi có tài sản thừa kế.
Như vậy, nếu tài sản thừa kế nằm trên lãnh thổ Việt Nam, pháp luật Việt
Nam sẽ được áp dụng để xác định động sản và bất động sản. Nếu tài sản thừa kế
nằm ở nước ngoài hữu quan thì áp dụng pháp luật của nước đó.
3. Vấn đề di sản không có người thừa kế
Ở Việt Nam hiện nay, việc giải quyết vấn đề di sản không người thừa kế
được quy định trong hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với các
nước và Bộ luật dân sự năm 2005.
Theo quy định của bộ luật dân sự 2005, khoản 3 Điều 767 quy định: “Di
sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động
sản đó”. Khoản 4 Điều 767 quy định: “Di sản không có người thừa kế là động
sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi
chết”.
12


Căn cứ theo các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết thì
căn cứ vào điều 44 hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Hungari
18/01/1985, điều 35 hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Cuba
30/11/1984, ngoài ra dựa trên các hiệp định tương trợ tư pháp với Đức, Nga, Ba
Lan,.. đều thống nhất quan điểm di sản không có người thừa kế sẽ thuộc về Nhà
nước, đối với di sản là động sản sẽ thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản
mang quốc tịch trước khi chết, đối với di sản là bất động sản sẽ thuộc về Nhà
nước mà bất động sản đó hiện diện.
Có thể thấy quan điểm chung giải quyết vấn đề này đó là đối với di sản

không có người thừa kế là động sản thì thuộc về Nhà nước mà người để lại di
sản mang quốc tịch trước khi chết, đối với di sản là bất động sản thì thuộc về
Nhà nước nơi có bất động sản. Như vậy, nếu công dân Việt Nam chết trên lãnh
thổ của một nước hữu quan mà di sản do công dân Việt Nam để lại không còn
người thừa kế thì sẽ giải quyết như sau: Các di sản là động sản chuyển giao cho
Nhà nước Việt Nam, các di sản là bất động sản chuyển giao cho Nhà nước nơi
có bất động sản.

III- Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam
Thứ nhất, về lựa chọn giải pháp giải quyết xung đột pháp luật:
Phương hướng thứ nhất: Trong tư pháp quốc tế, khi chọn pháp luật điều
chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chúng ta sẽ chọn hệ thống pháp luật
có quan hệ mật thiết với các loại quan hệ cần giải quyết.
Phương hướng thứ hai: Trong tư pháp quốc tế các nước, khi chọn một hệ
thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước
ngoài các luật gia thường đưa ra một tiêu chí mà theo đó pháp luật của Tòa án là
pháp luật sẽ thường xuyên được áp dụng để giải quyết trong thực tế.
Phương hướng thứ ba: Các nước đều đưa ra điều kiện để nhận bản án
nước ngoài, do đó việc chọn pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp
luật có yếu tố nước ngoài nên tính đến việc làm thế nào để bản án của Tòa án có
13


nhiều cơ hội được thừa nhận ở nước ngoài nơi có di sản,nếu không đưa ra bản
án cũng vô ích.
Thứ hai, về các quy phạm xung đột được sử dụng để giải quyết xung đột
pháp luật:
Đối với trường hợp không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản:
Giải pháp thứ nhất có thể sử dụng là chúng ta cho phép luật của người để
lại di sản thừa kế có quốc tịch điều chỉnh vấn đề thừa kế.

Giải pháp thứ hai có thể sử dụng là chúng ta cho phép luật của nước mà
người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng để điều chỉnh vấn đề thừa kế.
Đối với trường hợp phân biệt di sản là động sản hay bất động sản:
Giải pháp thứ nhất có thể sử dụng là chúng ta cho phép luật của nước mà
người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là động sản và
pháp luật của nước nơi có tài sản điều chỉnh là bất động sản.
Giải pháp thứ hai có thể sử là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà
người để lại di sản thừa kế có quốc tịch điều chỉnh thừa kế đối với di sản là động
sản và pháp luật nơi có tài sản để điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản là bất
động sản.
Theo quan điểm của cá nhân, em nhận thấy việc có thay đổi quan điểm
phân định di sản thành bất động sản và động sản hay không phân định cần dựa
trên thực tế các quốc gia. Do yếu tố lịch sử, văn hóa, truyền thống,… của từng
quốc gia dẫn tới việc nhận định khác nhau thế nào là động sản thế nào là bất
động sản, để có thể đồng nhất quan điểm của các quốc gia là một việc khó khăn.
Ngoài ra, vấn đề về chủ quyền quốc gia cũng cần phải được lưu ý. Do đó theo
nhóm nhận thấy, việc phân định di sản thành động sản và bất động sản vẫn là
phù hợp trong bối cảnh hiện nay, tuy rằng việc giải quyết có phần rắc rối do phải
dựa trên các quy phạm thực chất và quy phạm xung đột của các hệ thống pháp
luật nhưng đảm bảo được việc giải quyết xung đột pháp luật một cách hợp lý,
đồng thời đảm bảo được vấn đề chủ quyền của các quốc gia. Theo như các quy
định về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài của Bộ luật Dân sự 2015 thì
quan điểm của Nhà nước CHXHCN Việt Nam vẫn là phân chia di sản thành
14


động sản và bất động sản và áp dụng hai hệ thuộc luật: Luật quốc tịch và Luật
nơi có vật.

15



C- KẾT LUẬN
Mỗi quốc gia trên thế giới có một hệ thống pháp luật riêng của mình và
các hệ thống pháp luật đó khác nhau , thậm chí trái ngược nhau . Xung đột pháp
luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều có thể áp dụng để
điều chỉnh một quan hệ pháp luật này hay một hệ thống pháp luật khác . Vấn đề
cần phải giải quyết là chọn một trong các hệ thống pháp luật đó để giải quyết
quan hệ pháp luật trên. Luật pháp của mỗi nước đều có các quy phạm pháp luật
của riêng mình để giải quyết xung đột pháp luật. Và pháp luật Việt Nam hiện
hành có những quy định trong việc giải quyết xung đột pháp luật , trong đó có
những quy định nhất định trong việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế
theo pháp luật có yếu tố nước ngoài . Để phân tích rõ và bình luận vấn đề trên
bài tiểu luận đã nêu được những vấn đề lý luận liên quan ,vấn đề giải quyết xung
đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, giải quyết xung
đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, các nguyên tắc, hệ
thuộc luật được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế cũng như
những phương hướng mà cá nhân em thấy có thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam
hiện hành.
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày về đề tài còn nhiều vấn đề cá
nhân em còn chưa hiểu rõ hoặc phân tích chưa đầy đủ nên không tránh khỏi
những sai sót, thiếu sót. Kính mong thầy cô góp ý sửa chữa để bài tiểu luận của
em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Bộ luật dân sự 2005
2, Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam –Hungari 18/01/1985 về các vấn đề

dân sự, gia đình và hình sự
3, Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Bê La Rút 14/09/2000 về pháp lý về
các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự
4, Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam – Bungari 03/10/1986 về các vấn
đề dân sự, gia đình và hình sự
5, Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Lào 06/07/1998 về dân sự và hình sự
6, Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý Việt Nam – Liên Xô (Nga kế thừa)
10/12/1981 về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự
7, Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Ucraina 06/04/2000 về các vấn đề
dân sự và hình sự
8, Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Cu Ba 30/11/1984 về các vấn đề dân
sự, gia đình, lao động và hình sự
9, Hiệp định hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Séc (hiệp định với Tiệp
Khắc, Cộng hòa Séc và Slovakia kế thừa) 12/10/1982 về các vấn đề dân sự và
hình sự
10, Hiệp định tương trơ tư pháp Việt Nam - Ba Lan 22/03/1993 về các vấn đề
dân sự, gia đình và hình sự

17


MỤC LỤC
A- MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................1
B- NỘI DUNG..........................................................................................................................................2
I- Những vấn đề lý luận chung về quan hệ thừa kế ............................................................................2
II- Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài ...................................................3
1. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật
Việt Nam.........................................................................................................................................5
2. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo các điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết hoặc tham gia.......................................................................................................7

3. Vấn đề di sản không có người thừa kế .....................................................................................12
III- Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam ..........................................................................13
C- KẾT LUẬN..........................................................................................................................................16
MỤC LỤC..............................................................................................................................................18

18



×