Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 98 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƢƠNG

QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TỈNH HẢI DƢƠNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ
ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 879 QĐ/UBND ngày 07 tháng 5 năm
2013 của UBND tỉnh)

Hải Dương, tháng 5 năm 2013


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 4
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH ...................................................................... 4
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH....................................................................... 4
1. Các văn bản của Trung ƣơng .......................................................................................... 4
2. Các văn bản của địa phƣơng ........................................................................................... 5
III. NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH .................................................................................... 6
IV. PHẠM VI QUY HOẠCH ................................................................................................ 6
PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HẢI DƢƠNG ........................ 6
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ....................................................................... 6
1. Vị trí địa lý ...................................................................................................................... 6
2. Địa hình .......................................................................................................................... 7
3. Khí hậu............................................................................................................................ 7
4. Giao thông vận tải........................................................................................................... 7
II. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG ................................................................................................ 7
1. Dân số ............................................................................................................................. 7
2. Lao động ......................................................................................................................... 8
III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI .............................................................. 8
IV. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ........................................................ 9


V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ................................................................................................ 10
1. Thuận lợi ....................................................................................................................... 10
2. Khó khăn....................................................................................................................... 11
3. Thời cơ .......................................................................................................................... 11
4. Thách thức .................................................................................................................... 11
PHẦN III. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ... 12
I. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ...................................................................... 12
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng và Nhà nƣớc ............................... 12
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh ........................................... 15
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống văn hóa xã hội..................................... 15
II. HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ......................................................................... 17
1. Phát triển mạng và dịch vụ viễn thông, Internet trên địa bàn tỉnh ................................ 17
2. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc ................... 18
3. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong các đơn vị giáo dục đào tạo và cơ sở y tế .... 19
4. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp ............................................. 20
III. NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ..................................................... 20
1. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc ............... 20
2. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các đơn vị giáo dục và y tế ...................... 21
3. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp .......................................... 22
IV. CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .............................................................. 22
V. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ............................................ 23
1. Quản lý Nhà nƣớc ......................................................................................................... 23
2. Về đầu tƣ....................................................................................................................... 23
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

1


VI. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ............................................ 24

1. Điểm mạnh.................................................................................................................... 24
2. Điểm yếu....................................................................................................................... 25
3. Thời cơ và thách thức ................................................................................................... 25
4. Nguyên nhân ................................................................................................................. 26
5. Vị trí công nghệ thông tin của tỉnh ............................................................................... 27
PHẦN IV. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH HẢI DƢƠNG ...... 28
I. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .............................................. 28
1. Xu hƣớng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam ......................... 28
2. Định hƣớng của Việt Nam ứng dụng công nghệ thông tin ........................................... 30
II. PHƢƠNG PHÁP DỰ BÁO VÀ CÁC PHƢƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN CỦA TỈNH HẢI DƢƠNG ............................................................................. 30
1. Căn cứ dự báo ............................................................................................................... 30
2. Các phƣơng pháp dự báo .............................................................................................. 30
3. Lựa chọn phƣơng pháp dự báo ..................................................................................... 31
4. Các phƣơng án phát triển công nghệ thông tin của tỉnh Hải Dƣơng ............................ 32
III. DỰ BÁO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA HẢI DƢƠNG .................. 33
1. Dự báo ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng và Nhà nƣớc ................... 33
2. Dự báo nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp ............................ 34
3. Dự báo nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống xã hội ......................... 34
IV. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH HẢI
DƢƠNG................................................................................................................................ 36
1. Dự báo phát triển mạng chuyên dùng và LAN của tỉnh ............................................... 36
2. Dự báo phát triển viễn thông và Internet ...................................................................... 36
V. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH
HẢI DƢƠNG........................................................................................................................ 36
VI. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH HẢI
DƢƠNG................................................................................................................................ 37
PHẦN V. QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH
HẢI DƢƠNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN 2025 .......................................... 38
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN ............................................................................................ 38

II. MỤC TIÊU ...................................................................................................................... 38
1. Mục tiêu ........................................................................................................................ 38
2. Chỉ tiêu.......................................................................................................................... 39
III. PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2020 .... 41
1. Ứng dụng công nghệ thông tin ..................................................................................... 41
2. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ............................................................................... 51
3. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin............................................................................ 55
4. Công nghiệp công nghệ thông tin ................................................................................. 58
IV. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2025 ........... 62
1. Định hƣớng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin .................................................. 62
2. Định hƣớng phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ............................................ 63
3. Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ........................................ 63
4. Định hƣớng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin ............................................. 64
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

2


V. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM
2020 ...................................................................................................................................... 64
PHẦN VI. NHÓM GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN ...................................................... 70
I. GIẢI PHÁP ....................................................................................................................... 70
1. Đào tạo nguồn nhân lực ................................................................................................ 70
2. Cơ chế chính sách và quản lý Nhà nƣớc về công nghệ thông tin ................................. 71
3. Huy động vốn đầu tƣ .................................................................................................... 72
4. Khoa học công nghệ ..................................................................................................... 73
5. Các giải pháp khác ........................................................................................................ 73
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ................................................................................................. 76
PHỤ LỤC 1: BẢNG BIỂU HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ............................................................................................................................. 80

PHỤ LỤC 2: SUẤT ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .......................... 90
PHỤ LỤC 3: GIẢI TRÌNH TÍNH KINH PHÍ KHÁI TOÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2020 ................................................................................................ 94
PHỤ LỤC 4: BẢN ĐỒ QUY HOẠCH MẠNG CHUYÊN DÙNG TỈNH HẢI DƢƠNG ĐẾN
NĂM 2020 ................................................................................................................................ 97

Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

3


QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH HẢI DƢƠNG ĐẾN NĂM 2020
VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 879 QĐ/UBND
ngày 07 tháng 5 năm 2013 của UBND tỉnh)

PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin cùng với quá trình toàn cầu hóa đã và đang
tác động mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội tạo ra cơ hội cho những biến đổi cơ bản và những thành công to lớn.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công nghệ thông tin, Chính Phủ đã quan tâm
chỉ đạo, đầu tƣ đáng kể và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cho việc ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin trong đời sống kinh tế xã hội. Nhƣ Quyết định số 1605/QĐTTg ngày 27/08/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chƣơng trình quốc
gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc giai đoạn
2011 - 2015; Quyết định 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án Đƣa Việt Nam sớm trở thành nƣớc mạnh về công nghệ thông tin
và truyền thông; Quyết định 119/QĐ-TTg ngày 18/01/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án Phát triển Thông tin và Truyền thông nông thôn giai đoạn

2011 – 2020.
Trong thời gian qua, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh
Hải Dƣơng đã đƣợc sự quan tâm của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh. Đã có những
tiến bộ, đóng góp quan trọng trong cải cách hành chính, trong chỉ đạo, điều hành hoạt
động của các cấp, các ngành và doanh nghiệp. Nhƣng do gặp nhiều khó khăn nên vẫn
chƣa đạt đƣợc kết quả toàn diện, chƣa trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho công
cuộc đổi mới và phát triển, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dƣơng.
Với bối cảnh phát triển mới, việc xây dựng Quy hoạch phát triển công nghệ thông
tin tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2020 và định hƣớng đến 2025, sử dụng phƣơng pháp tiếp
cận phù hợp với những thay đổi của kinh tế, xã hội là việc làm cần thiết và phải đƣợc
xây dựng phù hợp với các quy định Chính phủ, để từng bƣớc đƣ a hoạt động này ngày
càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH
1. Các văn bản của Trung ƣơng
 Luật Công nghệ thông tin (Luật số 67/2006/QH11 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006);
 Luật Giao dịch điện tử (Luật số 51/2005/QH11 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005);
 Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng
thực chữ ký số;
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

4


 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính Phủ về việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc;
 Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về Quản lý đầu tƣ ứng dụng
công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc;

 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 quy định về việc cung cấp
thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin
điện tử của cơ quan Nhà nƣớc;
 Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
 Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 của Thủ tƣớng chính phủ về việc
phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm
2015 và định hƣớng đến năm 2020;
 Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020;
 Quyết định số 1073/2010/QĐ-TTg ngày 12/07/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2011 2015;
 Quyết định số 1605/2010/QĐ-TTg ngày 27/08/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nƣớc giai đoạn 2011 - 2015;
 Quyết định số 1755/2010/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án Đƣa Việt Nam sớm trở thành nƣớc mạnh về công nghệ thông
tin và truyền thông;
 Quyết định số 119/2011/QĐ-TTg ngày 18/01/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án Phát triển Thông tin và Truyền thông nông thôn giai đoạn
2011 – 2020;
 Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg ngày 03/12/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc
tăng cƣờng sử dụng hệ thống thƣ điện tử trong hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc;
 Chỉ thị số 07/CT-BBCVT ngày 07/7/2007 của Bộ Bƣu chính, Viễn thông Về
Định hƣớng Chiến lƣợc phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2020 (gọi tắt là “Chiến lƣợc Cất cánh”).
2. Các văn bản của địa phƣơng
 Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng lần thứ XV;
 Niên giám thống kê tỉnh Hải Dƣơng năm 2010;

 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030;
 Quyết định số 3047/QĐ-UBND ngày 10/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải
Dƣơng về việc phê duyệt đề cƣơng và dự toán kinh phí xây dựng Quy hoạch tổng thể
phát triển công nghệ thông tin tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2020, định hƣớng đến năm
2025;
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

5


 Quyết định số 2360/QĐ-UBND ngày 07/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải
Dƣơng về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan
Nhà nƣớc tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2009-2010.
III. NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH
1. Thực hiện khảo sát các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, các đơn vị sự nghiệp, khối
doanh nghiệp, tổ chức xã hội về các mảng:
 Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin;
 Ứng dụng công nghệ thông tin;
 Nguồn nhân lực công nghệ thông tin;
 Nền công nghiệp công nghệ thông tin.
 Cơ chế, chính sách quản lý công nghệ thông tin trong quy trình làm việc.
2. Nghiên cứu xu hƣớng phát triển công nghệ thông tin trong khu vực và trên toàn
thế giới.
3. Dự báo sự phát triển công nghệ thông tin của tỉnh trong các cơ quan Nhà nƣớc,
đơn vị sự nghiệp và khối doanh nghiệp.
4. Đƣa ra các phƣơng án phát triển công nghệ thông tin và lựa chọn phƣơng án
phát triển phù hợp với quy hoạch chung của cả nƣớc và vùng kinh tế trọng điểm Bắc
bộ.
5. Đề xuất nội dung quy hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh Hải Dƣơng

theo phƣơng án chọn.
6. Đề xuất giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.
IV. PHẠM VI QUY HOẠCH
Phạm vi: Các cơ quan, đơn vị Nhà nƣớc, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính
trị, doanh nghiệp và ngƣời dân trên địa bàn tỉnh.
Nội dung:
 Hạ tầng công nghệ thông tin (hạ tầng cơ sở, cơ sở dữ liệu);
 Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin.
 Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.
 Phát triển nhân lực công nghệ thông tin phục vụ các đơn vị.
 Xây dựng môi trƣờng chính sách phát triển công nghệ thông tin.
PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
TỈNH HẢI DƢƠNG
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Hải Dƣơng là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam; là một trong
06 tỉnh/thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Phía Đông của tỉnh giáp với
thành phố Hải Phòng; phía Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

6


Hƣng Yên; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây Bắc
giáp với tỉnh Bắc Ninh.
Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính (01 thành phố, 01 thị xã và 10 huyện) với diện
tích tự nhiên là 1.654,8 km2. Trung tâm hành chính kinh tế - chính trị - văn hoá của
tỉnh là thành phố Hải Dƣơng nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Đông, cách thành
phố Hải Phòng 45 km về phía Tây.
2. Địa hình

Hải Dƣơng đƣợc chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi
nằm ở phía Bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và
18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89 %
diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp.
3. Khí hậu
Hải Dƣơng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ,
thu, đông). Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,3°C, nhiệt độ cao nhất ở mùa hè không
quá 24°C, giờ nắng trung bình hàng năm là 1.524 giờ, lƣợng mƣa trung bình hàng năm
1.300 - 1.700 mm, độ ẩm trung bình là 85 - 87%.
4. Giao thông vận tải
Tỉnh Hải Dƣơng có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi
cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Hệ thống giao thông: gồm đƣờng bộ, đƣờng thuỷ,
đƣờng sắt; phân bố hợp lý, giao lƣu rất thuận lợi tới các tỉnh.
 Đƣờng bộ: có 5 tuyến quốc lộ chạy qua với tổng chiều dài 143 km; 17 tuyến
đƣờng tỉnh với tổng chiều dài 381 km; đƣờng giao thông nông thôn (tính từ đƣờng cấp
huyện trở xuống tới đƣờng thôn, xóm) khoảng 6370 km.
 Đƣờng sắt: trên địa bàn tỉnh tổng chiều dài 71Km, trong đó hai tuyến đƣờng sắt
Quốc gia đang hoạt động: Tuyến đƣờng sắt Hà Nội – Hải Phòng khoảng 46,3 km,
tuyến đƣờng sắt Kép – Hạ Long khoảng 9 km), ngoài ra tỉnh còn có một tuyến đƣờng
sắt chuyên dùng Bến Tắm – Phả Lại.
 Đƣờng thủy: trên địa bàn tỉnh có 18 tuyến sông đã quản lý vận tải với chiều dài
396 km, trong đó Trung ƣơng quản lý 12 tuyến, tổng chiều dài 274 km; địa phƣơng
quản lý 6 tuyến, tổng c hiều dài 112 km.
Thành phố Hải Dƣơng đã xây dựng các khu đô thị mới nhƣ: khu Đông Nam
Cƣờng, Tây Nam Cƣờng, khu Tuệ Tĩnh, dân cƣ mới Kim Lai, Đông Ngô Quyền…
không chỉ tăng nhanh quỹ nhà ở mà còn nâng cao mỹ quan đô thị của thành phố theo
quy hoạch hiện đại.
II. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
1. Dân số
Năm 2011, dân số trung bình toàn tỉnh khoảng 1.718.895 ngƣời, trong đó dân số

đô thị chiếm 21,9%, dân số nông thôn 78,1%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 9,46%o.
Mật độ dân số bình quân 1.039 ngƣời/km2 . Dân cƣ phân bố không đều trên địa bàn
các huyện, nơi đông dân cƣ chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố Hải Dƣơng,
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

7


huyện Gia Lộc ven các trục đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ. Có những vùng dân cƣ thƣa thớt
nhƣ một số xã của thị xã Chí Linh, huyện Tứ Kỳ.
Trên địa bàn tỉnh có 10 dân tộc, trong đó đa phần là dân tộc Kinh chiếm 99%, còn
lại là các dân tộc thiểu số khác chiếm 1%.
2. Lao động
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2011 là 1.120.557 ngƣời, chiếm 65,2% số dân
toàn tỉnh, trong đó đang làm việc trong các ngành kinh tế là 986.712 ngƣời, chiếm
88% nguồn lao động. Cơ cấu lao động có việc làm, ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản
vẫn chiếm tỷ lệ cao, 54,5%; lao động khu vực công nghiệp chiếm 27,3%; lao động khu
vực dịch vụ chiếm 18,2%.
Trong những năm qua, Hải Dƣơng đã thu hút đƣợc nhiều dự án nƣớc ngoài, mở
rộng nhiều khu công nghiệp do đó lao động tỉnh đang trong giai đoạn chuyển dịch
mạnh từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp. Tuy nhiên, lực lƣợng lao động có
trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn thấp, với tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt dƣới
mọi hình thức mới khoảng 41%.
III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010
Vƣợt qua nhiều khó khăn, thách thức, 5 năm qua tỉnh Hải Dƣơng đã giành đƣợc
nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế phát triển khá, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình
quân 9,7%/năm. Các cân đối lớn nhƣ vốn đầu tƣ, xuất khẩu, thu ngân sách đƣợc giữ ổn
định và tăng khá. Vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội 5 năm đạt trên 73,5 ngàn tỷ đồng,
tăng bình quân 24,7%/năm; giá trị hàng hoá xuất khẩu tăng 55,7%/năm; thu ngân sách

nội địa tăng 16,7%/năm.
Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp - thuỷ sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tiếp
tục chuyển dịch tích cực, đến năm 2010 đạt: 23,0% - 45,3% - 31,7%. Nông nghiệp
phát triển tƣơng đối ổn định, giá trị sản xuất tăng bình quân 2,0%/năm. Công nghiệp
tiếp tục phát triển theo hƣớng hiện đại, giá trị sản xuất tăng bình quân 13,7%/năm.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2010, ƣớc đạt
1.167 tỷ đồng, tăng 27,7% so với năm trƣớc. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn
tỉnh, năm 2010 ƣớc đạt 101 triệu USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trƣớc.
Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn năm 2010, ƣớc đạt 4.342 tỷ đồng, tăng
5,8% so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó, thu nội địa 3.742 tỷ đồng, tăng 7,6%. Tổng
chi ngân sách địa phƣơng ƣớc đạt 5.951 tỷ đồng, tăng 50,5% so với dự toán năm, trong
đó chi thƣờng xuyên tăng 16,1%, chi đầu tƣ phát triển tăng 122,9% (do chuyển nguồn
từ năm trƣớc).
Lĩnh vực văn hoá xã hội đạt nhiều tiến bộ mới. Công tác bảo vệ chăm sóc sức
khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ, giữ vững kết quả thực hiện các Chƣơng trình mục tiêu
quốc gia về y tế, giảm tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng xuống còn dƣới 18%.
Mạng lƣới giáo dục đƣợc mở rộng, quy mô và chất lƣợng giáo dục các cấp học đƣợc
nâng lên, toàn tỉnh có 308 trƣờng đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Các chính sách an sinh xã hội đƣợc thƣờng xuyên quan tâm thực hiện. Hàng năm
giải quyết việc làm mới cho 3,15 vạn lao động. Công tác giảm nghèo đạt kết quả tích
cực, tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 giảm xuống còn 4,9%. Đời sống nhân dân đƣợc cải
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

8


thiện, GDP bình quân đầu ngƣời năm 2010 đạt 964 USD, tăng gần 2,3 lần so với năm
2005.
Công tác quốc phòng - quân sự địa phƣơng đƣợc củng cố; an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội đƣợc giữ vững; hoạt động đối ngoại, hợp tác phát triển với các tỉnh

trong vùng đƣợc mở rộng.
Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương năm 2011
Năm 2011, kinh tế - xã hội tỉnh đã đạt đƣợc mức tăng trƣởng khá. Tổng sản phẩm
trong tỉnh (GDP) tăng 9,3% (toàn quốc là 6%), trong đó giá trị tăng thêm khu vực
nông, lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 4,2%, công nghiệp – xây dựng 10,2%, dịch vụ tăng
10,5%.
Sản xuất nông, lâm nghiệp - thuỷ sản đạt kết quả cao so với nhiều năm trở lại đây.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp - thuỷ sản (giá cố định 1994) ƣớc đạt 4.373 tỷ đồng,
bằng 103% kế hoạch năm, tăng 5,6% so với năm 2010.
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) ƣớc đạt 25.265 tỷ đồng. Đặc biệt 5
nhóm sản phẩm chính chi phối tăng trƣởng công nghiệp toàn tỉnh là: xi măng và vật
liệu xây dựng, điện tử và các linh kiện điện tử, lắp ráp ô tô, điện thƣơng phẩm, thép
thành phẩm.
Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ƣớc đạt 6.639 tỷ đồng, tăng 12% so với năm
2010. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ƣớc đạt 16.779 tỷ
đồng. Xuất khẩu hàng hoá đạt kết quả khá, giá trị ƣớc đạt 1 tỷ 308 triệu USD, tăng
19,9% so với năm trƣớc.
Các dịch vụ vận tải, bƣu chính viễn thông, du lịch phát triển khá. Tiếp tục khai
thác có hiệu quả mạng lƣới vận tải công cộng. Các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh
doanh bƣu chính viễn thông đạt khá. Hoạt động du lịch thu hút 2,42 triệu lƣợt khách,
trong đó có 650.000 lƣợt khách lƣu trú, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2010.
Tổng thu ngân sách nhà nƣớc ƣớc đạt 5.720 tỷ đồng, tăng 16,2% so với năm 2010,
trong đó thu nội địa 4.870 tỷ đồng, tăng 14,2%.
Tổng chi cân đối ngân sách địa phƣơng ƣớc đạt 7.020 tỷ 348 triệu đồng, tăng
34,9% so với năm trƣớc.
IV. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Từng bƣớc tái cơ cấu kinh tế, tạo bƣớc chuyển
biến về chất lƣợng tăng trƣởng. Chủ động, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
theo hƣớng hiện đại hoá – công nghiệp hoá. Giải quyết hài hoà, bền vững các vấn đề

xã hội. Giữ vững ổn định chính trị xã hội; tăng cƣờng tiềm lực quốc phòng, quân sự
địa phƣơng; từng bƣớc xây dựng nền hành chính vững mạnh. Tạo nền tảng vững chắc
để Hải Dƣơng cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.
Nông, lâm nghiệp - thủy sản và kinh tế nông thôn:
Phát triển nông nghiệp bền vững theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cƣờng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công
nghệ mới vào sản xuất, nhất là lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản. Xây dựng
nông thôn mới theo hƣớng văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ. Phấn
đấu đến năm 2015 hoàn thành 58 xã nông thôn mới; giá trị tăng thêm (GDP) khu vực
nông, lâm nghiệp - thủy sản tăng 1,8%/năm.
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

9


Công nghiệp - xây dựng:
Phát triển công nghiệp theo hƣớng hiện đại, tạo nền tảng để phát triển nhanh, bền
vững trong giai đoạn tiếp theo. Đầu tƣ chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, từng
bƣớc hiện đại hoá các cơ sở sản xuất hiện có. Ƣu tiên phát triển công nghiệp sản xuất
các sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao, công nghệ sạch, các sản phẩm công
nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công nghiệp phụ trợ. Khuyến khích phát triển công
nghiệp nông thôn và làng nghề gắn với bảo vệ môi trƣờng. Phấn đấu, giai đoạn đến
năm 2015, giá trị sản xuất khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 12,6%/năm trở lên.
Dịch vụ:
Phát triển các ngành dịch vụ theo hƣớng đa dạng hoá, mở ra các loại hình dịch vụ
mới. Nâng cao chất lƣợng các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất; đẩy mạnh xã hội hóa
các dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, môi trƣờng, dịch vụ việc làm
theo cơ chế thị trƣờng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Phấn đấu, giai
đoạn đến năm 2015, giá trị khu vực dịch vụ tăng 12,2%/năm.
Văn hóa xã hội:

- Huy động 45% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 97% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp;
100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh hoàn thành chƣơng trình tiểu học vào trung
học cơ sở; 98% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đƣợc tiếp tục học lên.
- Hàng năm giải quyết việc làm mới cho 3,2 vạn lao động. Tỷ lệ lao động qua đào
tạo đến năm 2015 đạt 55% trở lên.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,5%/năm.
- Giảm tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân đến năm 2015 xuống
dƣới 16%.
- Đến năm 2015 có 7,5 bác sỹ/1 vạn dân; 30 giƣờng bệnh/1 vạn dân (kể cả giƣờng
bệnh ở cấp xã). Giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,18%0.
- Đến năm 2015 có 65% làng, khu dân cƣ đƣợc công nhận làng, khu dân cƣ văn
hoá, 85% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn cơ quan đơn vị văn hoá.
- Đến năm 2015 hoàn thành xây dựng nông thôn mới cho 25% số xã theo tiêu chí
của Chính phủ.
V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Thuận lợi
Hải Dƣơng là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đƣợc các Bộ,
ngành quan tâm đầu tƣ, đồng thời cũng là một trong ba tỉnh/thành phố có tốc độ thu
hút đầu tƣ cao nhất cả nƣớc (cùng với Bình Dƣơng, Thành phố Hồ Chí Minh) nên tạo
điều kiện thực hiện các dự án phát triển công nghệ thông tin đồng bộ.
Địa hình của tỉnh Hải Dƣơng tƣơng đối bằng phẳng không có nhiều đồi núi, cơ sở
hạ tầng giao thông đang trong quá trình đƣợc xây dựng (đƣờng quốc lộ 38, đƣờng cao
tốc Hà Nội - Hải Phòng, đƣờng cao tốc Nội Bài - Hạ Long), tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh cũng đang trong quá trình đƣợc
quy hoạch, xây dựng và phát triển (bao gồm 11 khu công nghiệp nhƣ khu công nghiệp
Kim Thành, Bình Giang, Quốc Tuấn – An Bình, Gia Lộc… với tổng diện tích 2.187
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương


10


ha; và 35 Cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.543,9 ha). Đây là điều kiện để phát
triển công nghiệp công nghệ thông tin trong thời gian tới trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, thúc đẩy và hỗ trợ các ngành công nghiệp khác phát triển.
Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, với
GDP bình quân đầu ngƣời đạt 964 USD/năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển công nghệ thông tin.
2. Khó khăn
Kinh tế tăng trƣởng nhƣng chất lƣợng và hiệu quả chƣa cao, tính bền vững và khả
năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế còn thấp; cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội có
đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn yếu, nhất là khu vực nông thôn.
Đời sống một bộ phận dân cƣ còn khó khăn, không đồng đều, nhu cầu sử dụng các
dịch vụ công nghệ thông tin tại các khu vực cũng rất khác nhau, dẫn đến một phần
chƣa thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm đầu tƣ khai thác dịch vụ của các doanh nghiệp
trong và ngoài nƣớc, chƣa thể phát triển toàn diện công nghệ thông tin trong toàn xã
hội trên địa bàn tỉnh.
Chất lƣợng giáo dục, dạy nghề chƣa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực. Dân
cƣ phân bố không đồng đều (tập trung chủ yếu ở thành phố Hải Dƣơng, huyện Nam
Sách, Gia Lộc, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Kim Thành), đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu,
trình độ lao động còn thấp, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo ngành nghề, chuyên môn kỹ
thuật còn ít, chƣa nhận thức đƣợc vai trò, tác dụng của thông tin và chƣa đủ trình độ để
tiếp cận với các dịch vụ công nghệ thông tin.
3. Thời cơ
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO;
xu thế hội nhập và mở cửa tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, khu vực Châu Á – Thái Bình
Dƣơng vẫn là khu vực phát triển năng động là cơ hội cho tỉnh Hải Dƣơng tiếp tục mở
rộng thị trƣờng thu hút vốn đầu tƣ.
Ngoài ra, sau khủng hoảng tài chính và suy thoái, kinh tế thế giới bƣớc vào giai

đoạn phục hồi, là thời cơ để tỉnh tiếp tục thu hút nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tƣ
phát triển công nghệ thông tin và các ngành khác.
Các cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc ngày càng đƣợc hoàn thiện, minh bạch, tạo
điều kiện thuận lợi mới cho công nghệ thông tin phát triển. Thu hút đƣợc sự quan tâm
của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc sẽ tạo ra cơ hội mới cho Hải Dƣơng tiếp tục
phát triển công nghiệp trong các năm tới, đặc biệt là công nghiệp công nghệ thông tin,
trở thành một ngành kinh tế mạnh, tăng trƣởng cao, làm nền tảng cho sự phát triển
chung và là hạt nhân thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.
4. Thách thức
Thách thức lớn nhất do hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và khu
vực là môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt, điều này phần nào cũng làm ảnh
hƣởng đến phát triển kinh tế của tỉnh và cả nƣớc. Đồng thời, yêu cầu tốc độ phát triển
kinh tế xã hội nhanh đòi hỏi cần phải đầu tƣ lớn cho công nghệ thông tin. Phổ cập
công nghệ thông tin đến toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, nâng cao dân trí cho ngƣời dân,
nhất là khu vực nông thôn.
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

11


PHẦN III. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
I. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng và Nhà nƣớc

a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng
Tỉnh uỷ Hải Dƣơng đã triển khai cài đặt đồng bộ, thống nhất từ Văn phòng Tỉnh
uỷ, các ban của Tỉnh uỷ, các Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ đến Văn phòng huyện/thị,
thành ủy sử dụng hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp gồm các ứng dụng nhƣ: Gửi
nhận văn bản qua mạng; Thƣ điện tử (thƣờng và mật); Xử lý công văn trên mạng;

Thông tin phục vụ lãnh đạo.
Phần mềm quản lý và điều hành: Đã đƣa vào sử dụng các phần mềm quản lý công
văn đi đến, trao đổi thông tin Lotus Note, lƣ u trữ văn bản, quản lý tài chính kế toán, thi
đua khen thƣởng, quản lý cán bộ công chức từng bƣớc đƣợc nâng cấp, bổ sung chức
năng, bƣớc đầu đạt đƣợc một số kết quả nhất định và đƣợc sử dụng thống nhất, thƣờng
xuyên và nền nếp phục vụ quản lý và điều hành trong tất cả các cơ quan cấp tỉnh,
huyện/thị, thành ủy.
Xây dựng các cơ sở dữ liệu: Văn kiện Đảng bộ tỉnh; Văn kiện các huyện/thị, thành
phố; cơ sở dữ liệu mục lục hồ sơ; văn bản pháp quy; báo cáo thực hiện ngân sách; quản
lý cán bộ Đảng viên, cán bộ diện Tỉnh uỷ quản lý đều đƣợc thƣờng xuyên cập nhật bổ
sung phục vụ hiệu quả cho công tác lãnh đạo của cấp ủy.
Đã xây dựng trang thông tin điện tử nội bộ Văn phòng Tỉnh ủy, đƣa lên mạng
Internet trang thông tin điện tử của Ban Tuyên giáo và Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
phục vụ lãnh đạo điều hành.
Nhìn chung, các ứng dụng và các cơ sở dữ liệu nói trên vẫn đang đƣợc sử dụng và
phục vụ khai thác có hiệu quả.

b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
Hiện tại các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp huyện/thị, thành phố đã xây dựng
và hoàn thành đƣợc cơ bản về sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin vào
hoạt động của cơ quan nhà nƣớc.
Hệ thống thƣ điện tử với tên miền của tỉnh @haiduong.gov.vn đã đƣợc xây dựng
và cung cấp cho 100% các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện/thị, thành phố. Tuy
nhiên, hệ thống này đã bị hỏng, hiện tỉnh đã xây dựng hệ thống mới và đã thực hiện
việc cấp phát tài khoản giai đoạn một (cho các cán bộ từ cấp phó phòng trở lên).
Hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hà nh đã đƣợc Đề án 112 cài đặt tại
100% các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện/thị, thành phố phục vụ chuyên môn,
nghiệp vụ. Nhƣng không có hiệu quả, hiện hệ thống chỉ đƣợc sử dụng tại một số ít đơn
vị. Nguyên nhân là do hệ thống thông tin còn phát sinh một số lỗi, quy trình nhập dữ
liệu còn rƣờm rà, phức tạp, hạ tầng truyền thông còn hạn chế, phần mềm chƣa thân

thiện, khó sử dụng; thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Hải Dƣơng
năm 2009 – 2010, Sở Thông tin và truyền thông đã xây dựng thử nghiệm hệ thống
mới, hiện hệ thống này đang đƣợc triển khai thử nghiệm tại Sở Thông tin và Truyền
thông và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

12


Hệ thống giao ban trực tuyến: đã trang bị và cài đặt cho Ủy ban nhân dân tỉnh, 12
huyện, thị xã, thành phố và Sở Thông tin và Truyền thông. Tuy nhiên, chƣa xây dựng
đƣợc hệ thống giao ban trực tuyến tại các Sở, ngành, chƣa xây dựng đƣợc cầu truyền
hình trực tuyến giữa Sở Thông tin và Truyền thông và Bộ Thông tin và Truyền thông
để giao ban trực tuyến phục vụ quản lý và điều hành.
Tại cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, Sở, ngành:
Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị Sở, ngành đã triển khai các phần mềm,
chƣơng trình ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành, công tác nghiệp vụ bao
gồm:
- Phần mềm chuyên ngành: 100% đơn vị đã triển khai phần mềm quản lý tài
chính kế toán, phần mềm quản lý tài sản cố định. Chƣa có đơn vị nào triển khai phần
mềm quản lý nhân sự.
- Hệ thống phần mềm một cửa điện tử: Hiện mới chỉ đƣợc triển khai ứng dụng tại
01 đơn vị - Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị khác vẫn chƣa triển khai sử
dụng.
- Cơ sở dữ liệu: Đề án 112 đã xây dựng và triển khai một số cơ sở dữ liệu quản lý
cán bộ công chức, cơ sở dữ liệu tổng hợp thông tin kinh tế xã hội, cơ sở dữ liệu văn
bản quy phạm pháp luật tại một số đơn vị phục vụ quản lý và điều hành nhƣng không
có hiệu quả.
Tại Ủy ban nhân dân các huyện/thị, thành phố:

Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan đơn vị cấp huyện/thị,
thành phố trên địa bàn tỉnh bƣớc đầu đạt đƣợc một số kết quả, nhƣng vẫn còn hạn chế.
- Hệ thống phần mềm một cửa điện tử: Đề án 112 đã tiến hành thử nghiệm triển
khai hệ thống tại huyện Kinh Môn; Chƣơng trình ứng dụng công nghệ thông tin của
tỉnh cũng đã triển khai ứng dụng hệ thống tại Thành phố Hải Dƣơng, thị xã Chí Linh,
huyện Ninh Giang (chiếm 33,3%). Tuy nhiên, mới chỉ đạt đƣợc hiệu quả tại thành phố
Hải Dƣơng, bƣớc đầu đã giải quyết đƣợc một số thủ tục hành chính tại bộ phận một
cửa, đúng quy trình và đúng thời hạn nhƣ đã quy định.
- 100% đơn vị đã triển khai phần mềm quản lý tài chính kế toán, phần mềm quản lý
tài sản cố định. Chƣa có đơn vị nào triển khai phần mềm quản lý nhân sự.
Ngoài ra, còn có một số phần mềm chuyên ngành đƣợc triển khai thí điểm trong
các cơ quan hành chính nhƣ: Quản lý hộ tịch tại Sở Tƣ pháp, Phòng Tƣ pháp thành
phố Hải Dƣơng; Ủy ban nhân dân các phƣờng Bình Hàn, Lê Thanh Nghị; Phòng Tƣ
pháp huyện Nam Sách, Ủy ban nhân dân thị trấn Nam Sách và xã An Lâm huyện Nam
Sách; Quản lý cấp phép xây dựng tại Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân thành phố Hải
Dƣơng…. Nhìn chung các hệ thống thông tin trên hoạt động hiệu quả thấp, mới dừng
ở mức độ thử nghiệm, chƣa đƣợc đánh giá do vậy không thể nhân rộng ra các địa
phƣơng khác. (Chi tiết tham khảo tại Bảng 6 - Phụ lục 1).
Tại các đơn vị ngành dọc khác:
Ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị ngành dọc nhƣ Thuế, Hải quan,
Ngân hàng Nhà nƣớc, Ngân hàng chuyên doanh, Điện lực, Truyền hình, Công an... đã
đƣợc đẩy mạnh triển khai hỗ trợ công tác quản lý điều hành. Hầu hết các đơn vị đã có
phòng công nghệ thông tin thực hiện nhiệm vụ quản lý về công nghệ thông tin chuyên
ngành. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã xây dựng chƣơng trình phần mềm quản lý dự bị
động viên của lực lƣợng vũ trang tỉnh; ngành phát thanh truyền hình cũng đã xây dựng
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

13



và đƣa vào sử dụng phần mềm hỗ trợ công tác biên tập phát thanh, phần mềm lƣu trữ,
quản lý băng tƣ liệu và cập nhật dữ liệu băng tƣ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu và phần
mềm quản lý thuê bao truyền hình cáp. Các hệ thống Banking trong hệ thống các ngân
hàng đã bắt đầu triển khai đạt hiệu quả tốt.
Tại khối đoàn thể: Hầu hết các cơ quan đoàn thể đã ứng dụng các phần mềm văn
phòng nhƣ word, excel, phần mềm kế toán trong công việc và khai thác Internet.
Tại Ủy ban nhân dân các xã thuộc tỉnh: Đa số các xã đều chƣa ứng dụng công
nghệ thông tin vào hoạt động.
Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp:
Cổng thông tin điện tử của tỉnh (www.haiduong.gov.vn) đã đƣợc xây dựng và đi
vào hoạt động từ năm 2010. Đến nay, đã đƣợc duy trì, cập nhật tin tức hằng ngày bảo
đảm phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo và điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Cung
cấp đầy đủ các thông tin về hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc địa phƣơng;
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; hƣớng dẫn các thủ tục hành chính công.
Hiện trên địa bàn tỉnh có 1.520 dịch vụ hành chính công đƣợc cung cấp trực tuyến.
Trong đó, có 1.515 dịch vụ công mức 2 (chiếm 99,7%), 05 dịch vụ công mức 3 phục
vụ ngƣời dân và doanh nghiệp (chiếm 0,3%) ( 1).
Theo Đánh giá xếp hạng trang/cổng điện tử và mức độ ứng dụng công nghệ thông
tin năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông: Cổng thông tin điện tử Hải Dƣơng
xếp thứ 46 toàn quốc và xếp thứ 09/10 vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong đó, năm
2010 xếp thứ 29, năm 2009 tỉnh xếp thứ 39 trong cả nƣớc, nguyên nhân một phần là
do mức độ cung cấp thông tin và mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng
thông tin điện tử của tỉnh vẫn còn thiếu và chƣa đều đặn. (Cụ thể tham khảo tại Bảng 1
- Phụ lục 1).
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã có 18/24 Sở, ngành (chiếm 75%) và 4/12 huyện/thị,
thành phố (chiếm 33%, bao gồm thành phố Hải Dƣơng, thị xã Chí Linh, huyện Ninh
Giang, huyện Cẩm Giàng) xây dựng trang/cổng thông tin điện tử và tích hợp lên Cổng
thông tin điện tử của tỉnh. Nhìn chung, hầu hết các trang/cổng thông tin điện tử của
khối Sở, ngành, huyện/thị, thành phố đều đã cập nhật, cung cấp các thông tin lĩnh vực
chuyên ngành thƣờng xuyên; cung cấp các thủ tục hành chính phục vụ ngƣời dân và

doanh nghiệp; cung cấp văn bản của đơn vị và văn bản pháp luật của tỉnh, trung ƣơng.
Đánh giá chung:
Theo Đánh giá trang/cổng t hông tin điện tử và mức độ ứng dụng công nghệ thông
tin năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông, cho thấy mức độ ứng dụng công
nghệ thông tin phục vụ quản lý điều hành còn yếu, xếp hạng 43/63 tỉnh/thành phố.
Nguyên nhân là do các hệ thống ứng dụng chƣa có sự phối hợp triển khai trên diện
rộng, một số hệ thống có trang bị nhƣng triển khai không đồng bộ, chƣa liên thông
đƣợc các đơn vị trong quá trình hoạt động; cơ sở dữ liệu điện tử và quy trình ứng dụng
công nghệ thông tin trong các hoạt động của các đơn vị chƣa đƣợc hoàn thiện. Đặc
biệt ở cấp xã, hầu nhƣ chƣa đƣa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hoạt động
chuyên môn. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
các cơ quan Nhà nƣớc các cấp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc, góp phần

1

Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Nghị đ ịnh 64/2007/NĐ -CP ngày 10/4/ 2007 của Chính Phủ về ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan Nhà nƣớc Tỉnh Hải Dƣơng

Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

14


hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, phục
vụ ngƣời dân và doanh nghiệp tốt hơn.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh
Các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp Nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh đã tích cực chủ động đầu tƣ, ứng dụng công nghệ
thông tin mang lại hiệu quả thiết thực nhƣ Bƣu điện tỉnh, công ty Điện lực, Ngân hàng
Nhà nƣớc, Ngân hàng chuyên doanh, Công ty Ford Việt Nam, Công ty Bơm, Công ty

xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại... đã đầu tƣ mua sắm nhiều phần
mềm nhƣ phần mềm giao dịch trực tiếp, phần mềm tổng hợp thông tin báo cáo, chuyển
tiền điện tử, thanh toán quốc tế, phát hành báo chí, phần mềm tính giá cƣớc, quản lý
nhân sự, kế toán tài chính, thiết kế mẫu, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm phục vụ cho sản
xuất kinh doanh.
Theo Báo cáo số liệu về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh
Hải Dƣơng năm 2011: Có 65,1% doanh nghiệp kết nối Internet, với mục đích chủ yếu
là tìm kiếm thông tin, trao đổi thông tin và quảng cáo tiếp thị, nhƣng chƣa chú ý khai
thác lợi thế của Internet trong tiếp cận khách hàng và thƣơng mại điện tử để phát triển
sản xuất kinh doanh và phát triển thƣơng hiệu.
Mới chỉ có 9,1% doanh nghiệp có website nhƣ Công ty Cổ Phần Chế Tạo Bơm
Hải Dƣơng (HPMC), Công ty Cổ phần Đá mài Hải Dƣơng, Công ty Cổ phần Hƣơng
Nguyên G5H, Công ty Cổ phần Nhựa và Bao bì An Phát, Công ty TNHH Ford Việt
Nam, Công ty TNHH Phƣơng Anh… Nội dung thông tin trên website của các doanh
nghiệp chỉ cung cấp với mục đích giới thiệu về công ty, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ,
chỉ có 11% website có hình thức trao đổi thông tin với khách hàng.
Nhìn chung, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp của Hải
Dƣơng vẫn còn hạn chế, ở mức trung bình so với cả nƣớc. Nguyên nhân chính do nhận
thức của doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
chƣa cao; thiếu nhân sự vận hành; thƣơng mại điện tử của tỉnh cũng chƣa phát triển,
chƣa xây dựng đƣợc sàn giao dịch điện tử hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình hoạt
động kinh doanh.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống văn hóa xã hội

a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong các đơn vị giáo dục
Trong điều hành và quản lý giáo dục:
Trong thời gian vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh đã xây dựng website
(www.haiduong.edu.vn) cung cấp các thông tin về trƣờng học, dạy và học cho giáo
viên, học sinh; đã chỉ đạo thống nhất việc gửi và nhận văn bản qua hệ thống thƣ điện
tử do Sở cung cấp. Công tác gửi nhận văn bản qua thƣ điện tử đã giải quyết kịp thời

việc chuyển thông tin, đảm bảo triển khai văn bản, thông báo nhanh đến các cơ sở giáo
dục và đào tạo trong tỉnh.
Tính đến hết năm 2011, tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo của tỉnh đều có hộp
thƣ riêng, cán bộ quản lý đƣợc tập huấn khai thác nguồn thông tin trên mạng. Sở đang
tiếp tục triển khai hệ thống email cho tất cả cán bộ giáo viên ở các cơ sở giáo dục và
đào tạo.
Hiện mới có 2 trƣờng phổ thông triển khai hệ thống học bạ điện tử. Các phần mềm
khác phục vụ việc quản lý giáo dục vẫn chƣa đƣợc triển khai.
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

15


Trong công tác giảng dạy:
Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo và tổ chức hƣớng dẫn cho giáo viên việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào soạn bài giảng điện tử góp phần tích cực việc đổi mới
phƣơng pháp giảng dạy. Qua đó, đội ngũ giáo viên các trƣờng đã tích cực xây dựng
giáo án điện tử, bài giảng điện tử; giờ dạy của giáo viên giỏi đều sử dụng phƣơng tiện
hỗ trợ trong đó có công nghệ thông tin.
Hầu hết các trƣờng trung học phổ thông, 73% trƣờ ng trung học cơ sở và 24%
trƣờng tiểu học đã đƣa môn tin học vào giảng dạy.
Tuy nhiên, nguồn điện tại các xã trên địa bàn tỉnh chất lƣợng vẫn còn thấp, thƣờng
xuyên bị cắt điện luân phiên nên gây ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng đào tạo, đặc biệt là
đào tạo môn tin học. Trong thời gian tới, tỉnh cần ban hành các chính sách hỗ trợ kinh
phí, ƣu tiên nguồn điện đầy đủ và chất lƣợng cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh,
nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh.
Đánh giá chung:
Tỉnh đã tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý
giáo dục và giảng dạy. Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều hoạt động nhằm
nâng cao và khuyến khích các giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào

quản lý và giảng dạy. 100% các phòng giáo dục và các trƣờng học các cấp đều đã ứng
dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy. Trong thời gian tới, các trƣờng
cần tiến hành xây dựng trang thông tin điện tử và tích hợp lên Cổng điện tử của Sở
giáo dục đào tạo tỉnh, cung cấp các thủ tục hành chính công và thông tin của nhà
trƣờng phục vụ việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong các đơn vị Y tế
Ứng du ̣ng công nghệ thông tin trong quản lý tại cá c bê ̣nh viê ̣n
, các trung tâm y tế
vẫn còn hạn chế nhất là tuyến phƣờng , xã. Đa số ứng dụng công nghệ thông tin tại các
bệnh viện là thống kê , báo cáo, mô ̣t số bệnh viện ứng dụng công nghệ thông tin quản
lý bệnh viện nhƣng chỉ mới thực hiện đƣợc từng phần riêng lẻ.
* Tại các bệnh viện
Trên địa bàn tỉnh hiện có 21 Bệnh viện, đạt 100% các bệnh viện đã trang bị máy
tính phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó, các bệnh viện tuyến tỉnh đã ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác khám và điều trị tƣơng đối tốt nhƣ Bệnh viện
đa khoa của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số bệnh viện vẫn chƣa ứng dụng công nghệ
thông tin vào công tác chuyên môn nhƣ Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Lao ; tại các bệnh
viện tuyến huyện, việc ứng dụng công nghệ thông tin vẫn còn rất yếu chƣa đáp ứng
đƣợc nhu cầu.
Chƣa có Bệnh viện nào xây dựng Website, tích hợp cơ sở dữ liệu cung cấp thông
tin hoạt động và điều trị nội trú, điều trị từ xa.
Chƣa có bệnh viện nào trang bị Hệ thống phần mềm Quản lý Y tế liên thông trong
ngành và liên thông trong nội bộ các Khoa, bộ phận tiếp nhận và bộ phận điều trị. Chỉ
có một số Bệnh viện xây dựng cơ sở dữ liệu và trang bị các phần mềm quản lý riêng lẻ
nhƣ: Quản lý phòng khám; Quản lý viện phí; Quản lý bệnh nhân; Quản lý kho dƣợc;
Quản lý nhân sự; Quản lý tài chính.
Tỷ lệ cán bộ y tế có hòm thƣ điện tử để hỗ trợ, hƣớng dẫn bệnh nhân điều trị ngoại
trú rất thấp, nguyên nhân một phần do chƣa có quy định của Bệnh viện và các cán bộ y
tế chƣa chủ động nâng cao kiến thức ứng dụng tin học.

Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

16


* Tại các phòng khám đa khoa và trung tâm y tế xã/phƣờng
Tỉnh hiện có 05 phòng khám đa khoa khu vực và 265 trung tâm y tế xã/phƣờng.
Hầu hết các đơn vị đều chƣa ứng dụng nhiều cho công tác quản lý và điều trị.
Đánh giá chung:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong các Bệnh viện vẫn còn hạn chế, chƣa hỗ trợ
tốt đƣợc dịch vụ khám, chữa bệnh và nhu cầu quản lý trong lĩnh vực Y tế. Các phòng
khám đa khoa và trung tâm y tế xã/phƣờng chƣa thực sự ứng dụng công nghệ thông tin
vào công tác quản lý, khám chữa bệnh.
Trong thời gian tới cần xây dựng mạng thông tin y tế phục vụ các bác sỹ, y tá
trong ngành y tế nâng cao trình độ, tìm kiếm thông tin y tế trong và ngoài nƣớc. Trang
bị thêm các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác y tế tại hầu hết các bệnh viện
tỉnh, bệnh viện huyện và các trung tâm y tế. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệ u về các
bệnh tật, thuốc chữa bệnh và các phƣơng pháp phòng bệnh, khám chữa bệnh bằng để
cung cấp thông tin cho mạng thông tin y tế. Và đặc biệt phát triển dịch vụ y tế từ xa.

c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội
Năm 2011, số cá c hộ gia đình sử d ụng công nghệ thông tin còn rấ t it́ , khả năng đầu
tƣ trang bi ma
. Theo Báo cáo Mức độ sẵn sàng
̣ ́ y tính của cá c hô ̣ gia đình rấ t hạn chế
ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Hải Dƣơng năm 2011, mới chỉ có 45.000/509.613
hộ gia đình có máy tính (chiếm 8,8%, rất thấp so với trung bình cả nƣớc – 19,1%),
trong đó có 21.000 hộ kết nối Internet (chiếm 47%), chủ yếu là các hộ gia đình tập
trung tại trung tâm các huyện /thị, thành phố . Nhìn chung , viê ̣c trang bi ma
̣ ́ y tính của

các hộ gia đình chủ yếu phục vụ cho nhu cầ u ho ̣c tâ ̣p , giải trí.
II. HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Phát triển mạng và dịch vụ viễn thông, Internet trên địa bàn tỉnh
Hạ tầng viễn thông, Internet trên địa bàn tỉnh đã có bƣớc phát triển đột phá trên cơ
sở ứng dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ thông tin và truyền thông:
Mạng chuyển mạch cố định: 129 điểm chuyển mạch Trên địa bàn hiện nay có 3
nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định là: Viễn thông tỉnh, Chi nhánh Viettel Hải
Dƣơng. Mạng NGN (mạng thế hệ mới) đã đƣợc các doanh nghiệp đƣa vào triển khai
với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú, chất lƣợng dịch vụ tốt; đáp ứng sự hội
tụ giữa thoại và số liệu, cố định và di động, băng rộng và băng hẹp đem lại nhiều lợi
ích cho ngƣời dùng.
Mạng truyền dẫn VNPT: có 43 tuyến truyền dẫn chính kết nối đến các huyện trên
địa bàn tỉnh bằng cáp quang tạo thành 3 vòng ring lớn giữa các huyện với thành phố
Hải Dƣơng đảm bảo đƣờng truyền thông suốt không bị ngắt. Ngoài ra còn có các tuyến
nhánh nối đến các điểm chuyển mạch và trạm BTS của doanh nghiệp.
Mạng truyền dẫn Viettel: có 115 tuyến truyền dẫn chủ yếu là các tuyến nhánh đến
các BTS và một tổng đài khu vực thành phố và trung tâm các huyện, thị xã.
Hệ thống điện thoại di động: gồm 6 mạng của 6 nhà cung cấp: VinaPhone,
MobiFone, Viettel Telecom, S-Fone, Hanoi Telecom và Gtel sử dụng công nghệ GSM
(hệ thống thông tin di động toàn cầu) và công nghệ CDMA (đa truy nhập phân chia
theo mã).

Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

17


2. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc
Tại các cơ quan Đảng: Đã đầu tƣ xây dựng đƣợc mạng diện rộng Tỉnh ủy kết nối
các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy, các Đảng ủy trực thuộc và 12 huyện, thị,

thành ủy với quy mô 46 máy chủ tập trung chủ yếu tại Văn phòng Tỉnh ủy và phân bố
đều tại các đơn vị từ 2 - 3 máy/đơn vị, 600 máy trạm và các thiết bị tin học khác. Tuy
nhiên, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng cấp xã/phƣờng vẫn
còn yếu và cần đƣợc đầu tƣ, trang bị thêm trong giai đoạn tới mới có thể đáp ứng đƣợc
nhu cầu hoạt động, công tác chuyên môn.
Tại các cơ quan nhà nƣớc từ cấp tỉnh đến cấp xã/phƣờng có tổng số 3.150 máy
tính, trung bình có khoảng 80% cán bộ công chức có máy tính sử dụng trong công
việc, cao hơn so với trung bình cả nƣớc (38% - theo Báo cáo ICT Index 2011). 24,6%
cơ quan, đơn vị kết nối mạng cục bộ (LAN); 50,2% cơ quan, đơn vị kết nối Internet;
30,6% cơ quan, đơn vị có trang bị máy chủ; 4,65% cơ quan, đơn vị kết nối mạng
WAN. (Cụ thể tham khảo tại Bảng 2 - Phụ lục 1)
Hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc đã
triển khai xong đảm bảo kết nối tới Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ban, ngành,
huyện, thị xã, thành phố với tổng số 55 điểm kết nối.
Hệ thống Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh đƣợc đầu tƣ theo đúng tiêu chuẩn
kỹ thuật mà Bộ Thông tin và Truyền thông đƣa ra với quy mô 27 máy chủ, các thiết bị
mạng, hệ thống sàn nâng, làm lạnh, lƣu trữ, sao lƣu, chống sét, lƣu điện, chống cháy,
các dịch vụ hệ thống và phần mềm nền đảm bảo an toàn, an ninh dữ liệu và bảo mật,
cho phép tích hợp các dữ liệu, hệ thống thông tin dùng chung và lƣu trữ các trang
thông tin điện tử của tỉnh.
Trong các cơ quan ngành dọc: Các ngành Thuế, Kho bạc, Ngân hàng Nhà nƣớc,
các ngân hàng chuyên doanh... đã đầu tƣ mua sắm máy tính, trang thiết bị, phần mềm
tin học phục vụ chuyên môn nghiệp vụ; duy trì, phát triển các mạng LAN, WAN, các
ứng dụng chuyên ngành. Đến nay, các cơ quan, đơn vị ngành dọc trên địa bàn tỉnh đã
xây dựng đƣợc mạng diện rộng của ngành liên kết các mạng LAN các chi nhánh trong
tỉnh với hơn 1.000 máy tính các loại và các thiết bị tin học.
Trong khối đoàn thể: Hầu hết các cơ quan đoàn thể đã đƣợc đầu tƣ trang bị máy
tính và các thiết bị tin học, xây dựng mạng LAN, kết nối Internet.
Về hạ tầng bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật thông tin: Trung tâm Công nghệ
thông tin và Truyền thông, một số đơn vị chuyên ngành nhƣ Công an, Thuế, Ngân

hàng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trƣờng có trang bị hệ thống tƣờng lửa, hệ thống
sao lƣu dữ liệu, cài đặt các hệ thống chống truy nhập trái phép... Các đơn vị còn lại
hầu hết chỉ tạo mật khẩu ngƣời sử dụng/nhóm ngƣời sử dụng, bảo mật, sao lƣu dữ liệu.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan tƣơng đối đáp
ứng đủ nhu cầu cho các đơn vị cấp Sở, ngành, huyện/thị, thành phố. Tuy nhiên, nhiều
máy tính đã đƣợc trang bị từ lâu, tốc độ xử lý chậm. Đối với cấp xã/phƣờng hạ tầng
còn yếu chƣa đáp ứng đƣợc nhiều cho việc ứng dụng công nghệ thông tin do còn thiếu
máy tính, tỷ lệ kết nối mạng LAN, mạng Internet, trang bị máy chủ thấp. Trong thời
gian tới cần đầu tƣ và nâng c ấp máy tính, mạng LAN, kết nối mạng WAN cho cơ quan
cấp Sở, ngành, huyện/thị, thành phố và trang bị thêm máy tính, kết nối Internet, kết nối
mạng LAN, WAN cho các cơ quan cấp xã/phƣờng, thị trấn để đáp ứng nhu cầu ứng
dụng công nghệ thông tin.
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

18


3. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong các đơn vị giáo dục đào tạo và cơ
sở y tế

a). Hạ tầng tại các đơn vị giáo dục đào tạo
Năm 2011, tại các trƣờng từ trung học phổ thông đến tiểu học có khoảng 8.783
máy tính; 99% các trƣờng đƣợc trang bị máy tính để triển khai các hệ thống thông tin
quản lý và tác nghiệp trong nhà trƣờng; 100% các trƣờng kết nối Internet; 75% các
trƣờng kết nối mạng LAN.
Trong đó, có 100% trƣờng trung học phổ thông, 60% trƣờng trung học cơ sở và
10% trƣờng tiểu học đã trang bị phòng máy tính phục vụ việc học và dạy tin học, trung
bình mỗi phòng đều có khoảng 10 máy tính trở lên. Mỗi trƣờng đều đƣợc trang bị ít
nhất là 1 máy chiếu (Projector) phục vụ cho công tác dạy và học của giáo viên và học
sinh các trƣờng.

Khối trung học phổ thông: có 100% các trƣờng kết nối mạng LAN và mạng
Internet; 45% trƣờng trang bị máy chủ; 30% trƣờng có trang thông tin điện tử riêng,
95% trƣờng có trang thông tin nội bộ (đƣợc thiết kế trên nền mạng giáo dục Violet) .
Khối trung học cơ sở: có 100% trƣờng kết nối Internet; 85% trƣờng kết nối mạng
LAN; 20,3% trƣờng trang bị máy chủ; 20% trƣờng có trang thông tin điện tử riêng,
75% trƣờng có trang thông tin nội bộ (đƣợc thiết kế trên nền mạng giáo dục Violet).
Khối tiểu học: có 100% trƣờng kết nối Internet; 65% trƣờng kết nối mạng LAN;
17,1% trƣờng trang bị máy chủ; 50% trƣờng có trang thông tin nội bộ (đƣợc thiết kế
trên nền mạng giáo dục Violet).
Ngoài ra, hiện 100% các trƣờng mầm non trên địa bàn tỉnh đã trang bị máy tính và
kết nối Internet phục vụ việc quản lý giáo dục.
Việc kết nối Internet đã giúp cho các giáo viên ở các ngành học, bậc học có điều
kiện trau dồi kiến thức, nắm bắt thông tin hữu ích kịp thời và nhanh chóng; thuận lợi
cho việc trao đổi thông tin và chuyển công văn, tài liệu thông qua hệ thống thƣ điện tử,
họp trực tuyến.
Tuy nhiên, do máy tính đƣợc đầu tƣ trang bị trong thời gian dài nên một số máy đã
bị hỏng hóc, cấu hình thấp, tốc độ xử lý chậm. Trong thời gian tới, cần đầu tƣ nâng cấp
máy tính trong các trƣờng trung học phổ thông, và trang bị thêm máy tính, máy chủ
cho các trƣờng tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh.

b) Hạ tầng tại các cơ sở y tế
Tại các bệnh viện
Theo số liệu khảo sát năm 2011 tại 21 bệnh viện, đạt tỷ lệ 100% các đơn vị có máy
tính, trung bình khoảng 10 – 12 máy/đơn vị. Số máy tính/khoa khám bệnh hiện chiếm
tỷ lệ thấp, chƣa đáp ứng đủ cho việc khám và chữa bệnh.
76% đơn vị kết nối mạng LAN và 100% đơn vị kết nối Internet; chƣa có đơn vị
nào kết nối mạng WAN.
Tại các trạm y tế xã/phường
Tại 265 trạm y tế xã/phƣờng, mới chỉ có 89/265 đơn vị có máy tính (chiếm tỷ lệ
33,6%), với tổng số 89 máy tính; 0,75% đơn vị kết nối mạng LAN; 7,55% đơn vị kết

nối Internet; chƣa có đơn vị nào kết nối mạng WAN.
Đánh giá chung:
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

19


Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong các bệnh viện, trạm y tế xã đều rất thiếu,
số máy tính chỉ để phục vụ quản lý văn phòng, hầu nhƣ chƣa trang bị cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, điều trị y tế. Trong thời gian tới, cần
phải tiến hành đầu tƣ, trang bị thêm máy tính và nâng cấp mạng LAN cho các bệ nh
viện và các trạm y tế.
4. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khác
Các doanh nghiệp lớn nhƣ Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty xi măng Phúc
Sơn, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, Công ty Lắp máy 69 - 3, các doanh nghiệp có vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài... đều xây dựng đƣợc mạng WAN, hệ thống mạng LAN. Hầu hết cơ
sở sản xuất trong tỉnh đều đầu tƣ mua sắm máy tính trang bị cho văn phòng, bộ phận
kế toán phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất kinh doanh.
Theo số liệu khảo sát năm 2011, tại 25 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: Trung bình
có khoảng 7 - 8 máy/doanh nghiệp. 88% doanh nghiệp kết nối Internet, 80% doanh
nghiệp kết nối mạng LAN, 12,3% doanh nghiệp kết nối mạng WAN.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Theo số liệu khảo sát năm 2011, tại 21 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
công nghệ thông tin: Trung bình có khoảng 6 - 7 máy/doanh nghiệp; 100% doanh
nghiệp kết nối Internet; 80,5% doanh nghiệp kết nối mạng LAN; 19,1% doanh nghiệp
kết nối mạng WAN; 38,1% doanh nghiệp trang bị máy chủ. Số nhân viên có máy tính
sử dụng trong công việc chiếm tỷ lệ khoảng 61,1%.
Đánh giá chung:
Do hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạ tầng

máy tính mới chỉ đƣợc đầu tƣ ban đầu, vẫn còn thiếu chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ứng
dụng công nghệ thông tin nên trong thời gian tới cần đầu tƣ trang bị thêm máy tính,
nâng cấp mạng LAN, kết nối mạng WAN. Tạo điều kiện và môi trƣờng thuận lợi cho
các doanh nghiệp tham gia thƣơng mại điện tử. Trang bị thêm các phần mềm quản lý
tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERP), quản lý quan hệ khách hàng (CRM) để phát
triển, nâng cao năng lực quản lý, sản xuất.
III. NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc

a) Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng
Theo số liệu khảo sát năm 2011, tại các cơ quan Đảng từ cấp tỉnh đến cấp
xã/phƣờng có 91% đơn vị có cán bộ công chức biết sử dụng công nghệ thông tin;
10,1% đơn vị có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin; 3,6% đơn vị có cán bộ lãnh
đạo công nghệ thông tin. (Cụ thể tham khảo tại Bảng 3 - Phụ lục 1)
Nhìn chung, nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng cấp Tỉnh
ủy, huyện/thị, thành ủy tƣơng đối đáp ứng đƣợc nhu cầu nhƣng vẫn còn thiếu cán bộ
lãnh đạo công nghệ thông tin. Tại các cơ quan Đảng ủy xã/phƣờng chƣa có nhân lực
công nghệ thông tin. Trong thời gian tới, cần tổ chức đào tạo phổ cập các kiến thức cơ
bản về công nghệ thông tin cho các cán bộ công chức tại các cơ quan Đảng các cấp;
đào tạo, bồi dƣỡng các cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin và lãnh đạo công nghệ
thông tin các cơ quan đơn vị cấp Tỉnh uỷ, huyện/thị, thành ủy.
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

20


b) Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
Năm 2011, tổng số cán bộ công chức từ cấp tỉnh đến cấp xã/phƣờng có 4.810 cán
bộ.
Trung bình, có khoảng 17,9% cơ quan, đơn vị có cán bộ chuyên trách công nghệ

thông tin với tổng số 54 cán bộ (chiếm 1,2%), bình quân mỗi đơn vị có 1,5 cán bộ.
0,7% đơn vị có cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO), với 02 đơn vị có là Sở
Khoa học Công nghệ và Sở Thông tin và Truyền thông.
97,7% đơn vị có cán bộ công chức biết sử dụng công nghệ thông tin, với 80% cán
bộ công chức biết sử dụng máy tính trong công việc, cao hơn so với trung bình cả
nƣớc (74,3% - theo Báo cáo ICT Index 2011).
(Cụ thể tham khảo tại Bảng 4 - Phụ lục 1)
Về công tác đào tạo: hàng năm đã đào tạo gần 3.000 lƣợt cán bộ, công chức trong
các cơ quan từ tỉnh đến các huyện biết sử dụng máy tính; 60 lƣợt cán bộ, công chức
quản trị hệ thống và cơ sở dữ liệu, 100 cán bộ đƣợc đào tạo nâng cao về kỹ thuật quản
trị mạng; 200 lƣợt cán bộ, công chức biết kết nối Internet; tổ chức hội thảo, tập huấn
nghiệp vụ cho gần 200 lƣợt cán bộ, công chức lãnh đạo và cán bộ quản lý về công
nghệ thông tin của 263 xã, phƣờng, thị trấn và 12 huyện/thị, thành phố đƣợc đào tạo sử
dụng máy vi tính và ứng dụng phần mềm quản lý đầu tƣ cấp xã.
Nhìn chung, hầu hết các cơ quan, đơn vị nhà nƣớc cấp tỉnh, huyện đều có bộ phận
chuyên trách công nghệ thông tin, tuy nhiên số đơn vị chƣa có cán bộ lãnh đạo công
nghệ thông tin vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong
khối xã/phƣờng còn yếu, chƣa có khả năng triển khai các hệ thống ứng dụng tác
nghiệp.
2. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các đơn vị giáo dục và y tế

a) Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các đơn vị giáo dục
Tính đến cuối năm 2011, trên địa bàn tỉnh đã có 100% trƣờng trung học phổ
thông, 73% trƣờng trung học cơ sở và 24% các trƣờng tiểu học có đào tạo và giảng
dạy về tin học.
Khối trung học phổ thông: có 100% giáo viên biết sử dụng máy tính ứng dụng vào
quản lý và giảng dạy; 135 giáo viên giảng dạy môn tin học (chiếm 7,2%), trung bình
mỗi trƣờng có 4 giáo viên dạy tin học. 66% trƣờng có cán bộ chuyên trách công nghệ
thông tin.
Khối trung học cơ sở: có 100% giáo viên biết sử dụng máy tính ứng dụng vào

quản lý và giảng dạy; 412 giáo viên giảng dạy môn tin học, trung bình có 2 giáo viên
dạy tin học/1 trƣờng trung học cơ sở có đào tạo môn tin học (với 198 trƣờng đào tạo
môn tin tin học); 36% trƣờng có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin.
Khối tiểu học: có 95% giáo viên biết sử dụng máy tính ứng dụng vào quản lý và
giảng dạy; 63 giáo viên giảng dạy môn tin học, trung bình có 01 giáo viên dạy tin
học/1 trƣờng tiểu học có đào tạo môn tin học (với 60 trƣờng đào tạo môn tin tin học);
11% trƣờng có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin.
Đánh giá chung: Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các trƣờng trung học
phổ thông và trung học cơ sở tƣơng đối đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của các trƣờng. Tuy
nhiên, tại các trƣờng tiểu học, số lƣợng giáo viên dạy công nghệ thông tin còn thiếu
nhiều, chính vì thế chƣa đƣa đƣợc môn tin học vào giảng dạy đƣợc trong hầu hết các
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

21


trƣờng tiểu học. Trong thời gian tới, cần đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao năng lực cho
giáo viên các trƣờng phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy.

b) Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ sở y tế
Tại các Bê ̣nh viê ̣n và các cơ sở y tế khác đều có ngƣời biết và sử d ụng đƣợc máy
tính ở các cấp độ khác nhau .
Trong số 21 bệnh viện đƣợc khảo sát với tổng số 4.515 cán bộ là m công tá c quản
lý và điều trị . Trong đó , có 73% cán bộ biết sử dụng và có thể triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin.
Trong các trạm y tế xã/phƣờng và các phòng khám đoa khoa khu vực đƣợc khảo
sát, hiện có 1.325 cán bộ. Trong đó, có 32% cán bộ biết sử dụng và có thể triển khai
ứng dụng công nghệ thông tin.
Đa số lãnh đạo, cán bộ công chức đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong việc
ứng dụng công nghệ thông tin nhƣng vẫn còn một số ít cán bộ công chức còn nhận

thức hạn chế về vai trò của công nghệ thông tin. Chƣa có cơ sở y tế nào trên địa bàn
tỉnh có bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin.
Trong thời gian tới cần đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức ứng dụng công nghệ
thông tin cho các bác sỹ, y tá tại các bệnh viện và trung tâm y tế, phục vụ nhu cầu
khám và chữa bệnh.
3. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp
Hiện có 100% doanh nghiệp công nghệ thông tin đều có bộ phận chuyên trách
công nghệ thông tin và có nhân viên biết sử dụng công nghệ thông tin trong công việc.
Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác đều chƣa có bộ phận
chuyên trách công nghệ thông tin, đa số các nhân viên phải làm việc kiê m nhiệm hoặc
thuê ngoài trong lĩnh vực ứng dụng, bảo trì hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin.
Đánh giá chung: Hầu hết các doanh nghiệp đã chú trọng tới vai trò của ứng dụng
công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều đã có nguồn
nhân lực công nghệ thông tin phụ trách triển khai và ứng dụng các hệ thống thông tin
trong doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, cần đào tạo cơ bản về công nghệ thông tin và nâng cao năng
lực sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, thƣơng mại điện tử cho lãn h đạo, cán
bộ và nhân viên tại các doanh nghiệp. Phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách về công
nghệ thông tin cho các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin.
IV. CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tuy Hải Dƣơng là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đã dành
đất ở các khu công nghiệp dọc đƣờng 5 và kêu gọi đầu tƣ, song cho đến nay, trên địa
bàn tỉnh mới chỉ có khoảng 120 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và điện tử viễn thông (chiếm 4,37%).
Trong đó, chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin nhƣ
cung cấp linh kiện, bảo hành, bảo trì máy tính..., chỉ có 10 doanh nghiệp sản xuất, lắp
ráp linh kiện điện tử, các thiết bị ngoại vị, máy tính, linh kiện phụ trợ, thiết bị viễn
thông và công nghệ thông tin (chiếm 8,3%) với tổng vốn đầu tƣ là 442.220.000 USD,
các doanh nghiệp này hoạt động trong các khu công nghiệp Phúc Điền, Tân Trƣờng,
Nam Sách, Việt Hòa Ken mark, Đại An.

Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

22


Lĩnh vực phần mềm và nội dung số: hầu hết chƣa có doanh nghiệp nào trong tỉnh
đầu tƣ phát triển lĩnh vực này, các phần mềm gia công và dịch vụ nội dung số hầu hết
do các doanh nghiệp ngoài địa phƣơng và doanh nghiệp nƣớc ngoài sản xuất. Trong
thời gian tới, các doanh nghiệp công nghệ thông tin cần thu hút, tuyển dụng nguồn
nhân lực trình độ cao về lập trình phần mềm, khai thác tiềm năng lĩnh vực gia công
phần mềm và nội dung số.
V. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Quản lý nhà nƣớc
Thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin, trong những năm qua, tỉnh Hải Dƣơng đã ban hành các văn
bản tạo môi trƣờng pháp lý ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nhƣ sau:
Sở Thông tin và Truyền thông (trƣớc đây là Sở Bƣu chính Viễn thông) đã đƣợc
thành lập với Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 17/3/2008 trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ của Sở Bƣu chính, Viễn thông (làm nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về bƣu chính
viễn thông, công nghệ thông tin) và bổ sung nhiệm vụ quản lý báo chí, xuất bản, quảng
cáo trên mạng máy tính. Để hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nƣớc, Uỷ ban nhân dân
tỉnh thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin, sau đổi tên thành Trung tâm Công nghệ
thông tin và Truyền thông.
Quyết định số 3439/QĐ-UBND ngày 25/9/2007 về việc phê duyệt Kế hoạch phát
triển Thƣơng mại điện tử giai đoạn 2007 - 2010; Quyết định 579/QĐ-UBND ngày
21/2/2008 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà
nƣớc tỉnh Hải Dƣơng năm 2008; Quyết định 2360/QĐ-UBND ngày 07/7/2009 phê
duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nƣớc tỉnh Hải
Dƣơng giai đoạn 2009 - 2010; Quyết định 30/2009/QĐ-UBND ngày 15/10/2009 ban
hành Quy chế quản lý và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải

Dƣơng; Quyết định 3539/QĐ-UBND ngày 02/10/2009 ban hành Quy chế hoạt động
của Ban Chỉ đạo Công nghệ thông tin tỉnh Hải Dƣơng.
Do đó, công nghệ thông tin tỉnh Hải Dƣơng đã có chuyển biến tích cực: cơ sở hạ
tầng công nghệ thông tin có bƣớc phát triển; một số Đề án về ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin đã đƣợc triển khai ở một số ngành, địa phƣơng nhƣ Đề án 47 (Đề
án tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2001 - 2005), Đề án 112 (Đề
án tin học hoá quản lý hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001 - 2005), Đề án 06 (Đề án
tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2006 - 2010);
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, sản xuất kinh doanh đã đƣợc chú trọng
và đem lại một số kết quả nhất định; nguồn nhân lực công nghệ thông tin cũng đƣợc
bổ sung đáng kể.
2. Về đầu tƣ
Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối từ nguồn vốn đầu tƣ phát triển, sự
nghiệp, đồng thời chỉ đạo bố trí kinh phí từ nguồn khoa học công nghệ cho việc giải
quyết các nhiệm vụ công nghệ thông tin.
Tổng đầu tƣ cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh trong
10 năm qua ƣớc 242.446 triệu đồng; trong đó đầu tƣ của Ngân sách, các doanh nghiệp
về công nghệ thông tin là 92.446 triệu đồng và 200.000USD:
+ Giai đoạn 2001 - 2005 là 142.826 triệu đồng, chiếm 59,9%.
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

23


+ Giai đoạn 2006 - 2010 là 99.620 triệu đồng, chiếm 41,1%.
Cơ cấu đầu tƣ nhƣ sau:
+ Phần cứng và hạ tầng truyền dẫn: 140.400 triệu đồng, chiếm gần 58%;
+ Phần mềm và ứng dụng: khoảng 100.000 triệu đồng, chiếm gần 41,25%;
+ Đào tạo, nghiên cứu phát triển khoảng 2.046 triệu đồng, chiếm 0,75%.
Về cơ cấu vốn nhƣ sau:

+ Vốn do Chƣơng trình Trung ƣơng cấp (Đề án 112, Đề án 47…): 22,8 tỷ;
+ Vốn do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp (xây dựng cơ bản): 19,086 tỷ;
+ Vốn tỉnh nguồn chi thƣờng xuyên: 4,77 tỷ;
+ Vốn tỉnh nguồn Khoa học, công nghệ
: 5,483 tỷ;
+ Vốn khác (đơn vị theo ngành dọc, doanh nghiệp…): 40,307 tỷ;
+ Vốn nhân dân xây dựng đại lý Internet, mua máy tính: 50 tỷ;
+ Tài trợ : 200.000 USD.
VI. ĐÁNH G IÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Điểm mạnh
Trong thời gian qua, các cơ quan Đảng và Chính quyền các cấp các ngành, các
doanh nghiệp trong tỉnh đã quan tâm và có nhiều cố gắng trong việc triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của đơn vị mình; tạo chuyển biến tích cực về
nhận thức và hành động trong ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao năng
lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc từ tỉnh đến các
huyện/thị, thành phố và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ngoài việc sử dụng các phần mềm văn phòng (nhƣ Word, Excel, PowerPoint…),
các cơ quan đơn vị nhà nƣớc đã tiến hành triển khai các chƣơng trình, phần mềm ứng
dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý điều hành với một số kết quả đáng nghi
nhận: 100% đơn vị cấp tỉnh, Sở, ngành, huyện/thị, thành phố đã triển khai sử dụng hệ
thống thƣ điện tử, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý tài chính kế toán và
phần mềm quản lý tài sản cố định.
Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị cũng đã đầu tƣ xây dựng đƣợc cơ bản hệ thống
hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm trang bị máy tính, máy
chủ, kết nối Internet, mạng LAN, mạng WAN. Trong đó, hầu hết các đơn vị cấp tỉnh,
huyện/thị, thành phố đã kết nối Internet, kết nối mạng LAN.
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong giáo dục cũng đã đƣợc đầu tƣ khá tốt, đáp
ứng tốt nhu cầu dạy và học của giáo viên cũng nhƣ học sinh trong các trƣờng. Với
99% các trƣờng đƣợc trang bị máy tính, kết nối Internet.
Cùng với chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lƣợng cao

trong cả nƣớc, Hải Dƣơng đã và đang chủ động thực hiện các chính sách và chiến lƣợc
đúng đắn cho phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Đạt tỷ lệ
100% đơn vị cấp tỉnh, huyện/thị, thành phố có cán bộ chuyên trách công nghệ thông
tin; 80% cán bộ công chức các cấp biết sử dụng công nghệ thông tin trong công việc.

Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Hải Dương

24


×