Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Vai trò của quy luật giá trị trong phát triển của kinh tế thị trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.75 KB, 13 trang )

Lời mở đầu
Một xã hội có những chính sách về phát triển kinh tế ngày
một toàn diện và hiệu quả hơn sao cho đời sống tinh thần vật
chất tinh thần của con người trong xã hội đó ngày một ổn định,
phong phú, nhưng để có được một xã hội như vậy kh«ng tự
nhiên mà có. Thực tế, việc phát triển kinh tế là một việc vô cùng
khó khăn, đó là cuộc chạy đua sôi động giữa các nước trên thế
giới nhằm đạt được một vị trí cao hơn trên trường quốc tế. Muốn
thực hiên điều đó thì nhát quyết trong chính sách phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải được dựa trên một nền tảng cơ
sở lý thuyết vững chắc về các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy
luật giá trị.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và
trao đổi hàng hóa.Do đó mà ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng
hóa thì ở đó có sự xuát hiện của quy luật giá trị. Mọi hoạt động
của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa đều
chịu sự tác động của quy luật này. Quy luật giá trị là nguyên
nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế chu kì, phân hóa giàu
nghèo, những cuộc cạnh tranh không lành mạnh…Chính vì thế
chúng ta cần nghiên cứu về quy luật giá trị, tìm hiểu vai trò và
tác động của nó tới nền kinh tế, đặc biệt là thời kì phát triển kinh
tế thị trường của nước ta hiện nay.
Nội dung chính của bài tiểu luận :
I/Vai trò của quy luật giá trị trong phát triển của kinh tế thị
trường Việt Nam.

1


II/Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong điều kiện
tự do cạnh tranh và điểu kiện độc quyền.



I/ Vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị
trường Việt Nam.
Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, những
điều kiện chung để kinh tế hàng hóa xuất hiện vẫn còn tồn tại.
Do đó sự tồn tại kinh tế hàng hóa ở nước ta là một tất yếu khách
quan. Những điều kiện chung để kinh tế hàng hóa xuất hiện và
tồn tại là :
Một là, phân công lao động xã hội là cơ sở tất yếu của nền
sản xuất hàng hóa vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cả chiều
rộng lẫn chiều sâu.
Hai là, sự tồn tại và phát triển của nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế khác nhau tạo nên sự tách biệt kinh tế
giữa các chủ thể kinh tế độc lập, cũng là điều kiện tất yếu cho sự
tồn tại và phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ở nước
ta.
Như vậy, phát triển kinh tế thị trường với nước ta là một
tất yếu lịch sử, là nhiệm vụ cấp bách của quá trình hội nhập và
phân công lao động quốc tế hiện nay.
Sản xuất hàng hóa ở nước ta chịu tác động của quy luật giá
trị thể hiện một số mặt sau đây:
Thứ nhất:Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
2


Điều tiết sản xuất tức là điều hòa ,phân bổ các yếu tố sản
xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Sự điều tiết
này được hình thành một cách tự phát, thông qua sự biến động
của giá cả trên thị trường. Có thể hiểu vai trò điều tiết này thông
qua những biến động của quy luật cung cầu xảy ra trên thị

trường.
Khi cung nhỏ hơn cầu, sản phẩm không đủ nhu cầu thỏa
mãn xã hội giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy với giá trị
cao, người sản xuất mở rộng quy mô sản xuất. Những người
trước đây sản xuất hàng hóa khác nay chuyển sang sản xuất
hàng hóa này. Như vậy tư liệu sản xuất và sức lao động được
chuyển vào ngành này nhiều hơn các ngành khác.
Khi cung lớn hơn cầu, sản phẩm làm ra quá nhiều so với
nhu cần xã hội, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa bán không chạy
có thể lỗ.Tình hình đó buộc người sản xuất ở ngành này thu hẹp
quy mô sản xuất hay chuyển sang ngành khác, làm cho tư liệu
sản xuất và sức lao động giảm bớt đi ở ngành này và phát triển ở
ngành khác mà họ thấy có lợi hơn.
Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá
cả trên thị trường. Sự biến động của giá cả trên thị trường cũng
có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả
cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt.
Như vậy, sự biến động của giá cả trên thị trường không
những chỉ rõ sự biết động về kinh tế,mà còn có tác động điều tiết
nền kinh tế hàng hóa.
Thứ hai : Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất,
tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát
triển.

3


Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa
là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình. Do điều kiện sản xuất khác nên hao phí

lao động cá biệt của mỗi người khác nhau. Nhưng trên thị
trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo giá trị xã
hội. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao
phí lao động xã hội của hàng hóa ở thế có lợi, sẽ thu được lãi
cao. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn lao
động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. Để giành lợi thế
trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ
thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho nhỏ hơn hoặc
bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì trong nền kinh tế
hàng hóa, người nào có hao phí cá biệt ít hơn hoặc bằng hao phí
lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa thì người đó có
lợi hơn, còn người nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao
phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ bị thiệt hơn. Vì không thu
được toàn bộ lao động đã hao phí.
Muốn vậy, họ phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, cải tiến tổ
chức quản lí, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao
động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn
ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Quy luật giá trị mang tính
quy luật thúc đẩy.
Thứ ba : Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa
người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo.
Trong quá trình cạnh tranh chạy theo lợi ích cá nhân,
những người sản xuất hàng hóa có điều kiện sản xuất khác nhau,
tính năng động khác nhau, kĩ năng nắm bắt nhu cầu thị trường
khác nhau, kĩ năng đổi mới kĩ thuật, công nghệ, hợp lí hóa sản
xuất khác nhau. Do đó giá trị cá biệt hàng hóa khác nhau, phù
4


hợp với nhu cầu xã hội và thị trường khác nhau. Do vậy giá trị

lao động cá biệt của mỗi người sản xuất có thể không thống nhất
với lao động xã hội cần thiết.Những người có điều kiện sản xuất
thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kĩ thuật tốt nên có
hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần
thiết, nhờ đó phát tài làm giàu, mua sắm thêm tư liệu sản xuất,
mở rộng thêm quy mô sản xuất, mở rộng doanh nghiệp của
mình. Bên cạnh đó những người không có điều kiện thuận lợi,
làm ăn kém cỏi hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh có hao phí lao
động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết nên họ bị
lỗ vốn, thu hẹp sản xuất, thậm chí trở thành người nghèo, kéo
theo sự thất nghiệp tăng, tiền thuê nhân công giảm sút. Dẫn tới
việc phân hóa giàu nghèo càng sâu sắc giữa chủ và công nhân.
Như vậy quy luật giá trị có ý nghĩa bình tuyến, đánh giá người
sản xuất. Nó mang lại phần thưởng cho những người làm tốt,
làm giỏi và hình phạt cho những người kém cỏi. Về phương diện
này thì quy luật giá trị đảm bảo sự bình đẳng đối với người sản
xuất.
Tuy nhiên, ngay trong quá trình thực hiện bình tuyến tự
nhiên đối với người sản xuất, quy luật giá trị đã phân hóa người
sản xuất thành kẻ giàu người nghèo. Người giàu trở thành ông
chủ, người nghèo dần trở thành người làm thuê. Lịch sự phát
triển sản xuất hàng hóa giản đơn trong xã hội phong kiến dần
dần sinh ra quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quan hệ giữa kẻ
giàu, người nghèo, quan hệ giữa chủ- thợ quan hệ giữa tư sảnvô sản là quan hệ đối kháng về lợi ích kinh tế, nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, nhà nước XHCN cần phải có sự điều
tiết để hạn chế sự phân hóa giàu nghèo.

5



“ Mỗi người sản xuất riêng biệt, cho lợi ích riêng của
mình, không phụ thuộc vào các nhà sản xuất khác. Họ sản xuất
cho thị trường, nhưng dĩ nhiên không một người nào biết được
dung lượng của thị trường. Mối quan hệ như vậy giữa những
người sản xuất riêng rẽ sản xuất cho thị trường chung, thì gọi là
cạnh tranh. Dĩ nhiên trong những điều kiện ấy, sự thăng bằng
giữa những người sản xuất tiêu dùng( cung- cầu ) chỉ có được
sau nhiền lần biến động. Người sản xuất khéo léo hơn, tháo vát
hơn và sức lực hơn sẽ ngày càng lớn mạnh nhờ biến động, còn
người yếu hơn và vụng về thì sẽ bị đè bẹp. Một vài người trở
nên giàu có, còn quần chúng trở nên nghèo đói, đó là kết quả
không tránh được cạnh tranh. Kết cục người sản xuất bị phá sản,
mất hết tính độc lập về kinh tế và trở thành công nhân làm thuê
trong công xưởng đã mở rộng của đối thủ ”.
V.Lênin trong cuốn “Bàn về cái gọi là thị trường”.
Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng
hóa có ý nghĩa lí luận và thực tiễn hết sức to lớn: một mặt quy
luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém,
kích thích các nhân tố tích cự phát triển; mặt khác, phân hóa xã
hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bát bình đẳng trong xã
hội.
Tóm lại : Quy luật giá trị, cùng với sự tác động của cung,
cầu quyết định giá cả có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị
trường. Nó điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sự
tiến bộ kĩ thuật. Như vậy nó đã góp phần giúp nền kinh tế phất
triển mạnh. Đồng thời, quy luật giá trị tạo ra một môi trường
cạnh tranh khốc liệt. Nếu không có cạnh tranh thì không có nền
kinh tế thị trường nên nó dần hoàn thiện cơ chế thị trường đang
được xây dựng ở nước ta. Tuy nhiên quy luật giá trị có tác dụng
6



phân hóa những người sản xuất nhỏ, phân hóa giàu nghèo, dẫn
đến bất công bằng trong xã hội. Từ đó thành nên mâu thuẫn giữa
hiệu quả và công bằng trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta.
II/ Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong điều
kiện tự do cạnh tranh và điều kiện độc quyền
1.Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong điều
kiện tự do cạnh tranh.
Tự do cạnh tranh là tự do di chuyển tư bản từ ngành này
sang ngành khác, tức là tự phát phân phối tư bản (C và v )vào
các ngành sản xuất khác nhau nên hình thành tỉ suất lợi nhuận
khác nhau. Trong cạnh tranh có sự ganh đua đấu tranh về kinh tế
giữa những người sản xuất với nhau, giữa những người sản xuất
với những người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ nhằm giành được
những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có
sự khác nhau về điều kiện sản xuất nên chi phí lao động cá biệt
của sản xuất hàng hóa có sự khác nhau để giành được các điều
kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải cạnh
tranh nhau nhưng các điều kiện thuận lợi tỏng sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm luôn biến động nên cạnh tranh diễn ra liên tục. Do
đó trong tự do cạnh tranh quy luật giá trị được biểu hiện thành
quy luật giá cả sản xuất.
Cạnh tranh là động lực, là sự ganh đua, sự đấu tranh về
kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất- kinh doanh với nhau
nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất- kinh
doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích
nhất cho mình. Cơ sở của cạnh tranh là chế độ sở hữu khác nhau
về tư liệu sản xuất và thời gian lao động xã hội cần thiết. Do sự


7


độc lập về tư liệu sản xuất nên các ngành luôn tìm cho mình
điều kiện tốt nhất để đạt hiệu quả cao.
Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, các xí nghiệp sản xuất
chủ yếu cnahj tranh về giá trị nhằm chiếm thị phần của thị
trường. Nhưng cạnh tranh về giá trị có giới hạn, nó phụ thuộc
vào lao động xã hội cần thiết để làm ra hàng hóa đó. Do vậy, các
doanh nghiệp vừa phải theo dõi cung cầu thị trường, vừa phải
làm sao cho chi phí sản xuất cá biệt của mình nhỏ hơn lao động
xã hội cần thiết để có thể thu được lợi nhuận cao và cạnh tranh
với các doanh nghiệp khác.
“ Quy luật cạnh tranh nó thể hiện ở chỗ: cung và cầu
thường xuyên muốn ăn khớp với nhau, nhưng chính vì thế mà từ
trước tới nay chưa ăn khớp với nhau.Cung luôn bám sát với cầu,
nhưng từ trước tới nay không thỏa mãn được cầu một cách chính
xác; cung thì lớn hơn hoặc nhỏ hơn chứ không bao giờ phù hợp
với cầu, vì trong trạng thái không tự giác đó của loài người,
không ai biết được rốt cuộc cung và cầu là bao nhiêu. Nếu cầu
lớn hơn cùng thì giá cả tăng, điều đó dường như kích thích cung,
nhưng khi cung vừa tăng lên ở thị trường thì lập tức giá hạ
xuống, nếu cung vượt quá cầu thì giá hạ xuống ghê gớm khiến
cho cầu tăng. Điều đó luôn luôn xảy ra, chưa bao giờ có trạng
thái lành mạnh mà luôn luôn có lên xuống”.
Ăng-ghen trong cuốn “ Phác thảo phê phán kinh tế chính
trị học”.
Giá cả thị trường là nguyên nhân chính dẫn đến cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp. Nhưng mặt khác, giá cả thị trường được

hình thành qua cạnh tranh. Và sự cạnh tranh sinh ra một thứ xã
hội giả tạo. Hiện tượng này phát sinh là do quy luật giá trị thị
trường. Ban đầu, giá cả thị trường hàng hóa này cao, cho lợi
8


nhuận cao đã thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp khác
tham gia dẫn đến sự cung ứng hàng hóa đó tăng lên trong khi
nhu cầu tăng chậm dẫn đến việc muốn bán được hàng hóa phải
giảm giá. Giá cả thị trường lại được điều chỉnh lại do sự cạnh
tranh của các doanh nghiệp.
“Với nền sản xuất hàng hóa, tức là sản xuất ra không
phải để tự mình tiêu thụ nữa mà là để trao đổi, mua bán trên thị
trường, thì những ngành sản xuất nhất định phải chuyển từ tay
người này sang tay ngươi khác. Trong lúc trao đổi người sản
xuất giao cho kẻ khác sản phẩm của mình, và không còn biết sản
phẩm đấy sẽ ra sao. Từ khi có tiền và cùng với tiền thì có
thương nhân đứng ra làm kẻ trung gian giữa những người sản
xuất. Quá trình trao đổi lại càng trở nên rối ren hơn, hàng hóa
không những chuyển từ tay người này sang tay người khác mà
còn chuyển từ thị trường này sang thị trường khác, sang nơi có
giá bán cao hơn nhằm thu lợi nhuận”
Ăng-ghen trong cuốn “ Nguồn gốc của chế độ tư hữu và Nhà
nước”.
Trong xã hội gồm những người sản xuất hàng hóa trao đổi
lẫn cho nhau, mà lại muốn quy định giá theo thời gian lao động
và ngăn cấm sự cạnh tranh, không được thực hiện việc quy định
giá theo thời gian lao động và ngăn cấm sự cạnh tranh, không
được thực hiện việc quy định giá trị như thể theo hình thức duy
nhất mà có sự quy định ấp có thể tiến hành, tức là bằng cách ảnh

hưởng đến giá cả.
Khi thực hiện quy luật giá trị của sản xuất hàng hóa
trong một xã hội gồm những người sản xuất, trao đổi hàng hóa
lẫn cho nhau, sự cạnh tranh lập ra bằng cách đó, và trong những
điều kiện nào đó, một trật tự duy nhất và một tổ chức duy nhất
9


có thể có của nền sản xuất xã hội. Chỉ có do sự tăng hay giảm
giá hàng hóa mà những người sản xuất hàng hóa riêng lẻ biết
được rõ ràng là xã hội cần đến vật phẩm nào và với số lượng là
bao nhiêu.
2. Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong điều
kiện độc quyền
Độc quyền là biểu hiện mới, mang những quan hệ mới
nhưng nó không vượt qua khỏi quy luật giá trị cảu chủ nghĩa tư
bản, mà chỉ là sự tiếp tục mở rộng, phát triển những xu hướng
sâu sắc nhất cảu chủ nghĩa tư bản và của nền sản xuất hàng hoá
nói chung, làm cho các quy luật của nền sản xuất hàng hoá và
của chủ nghĩa tư bản có những biểu hiện mới.
Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền
đã áp đặt giá cả độc quyền; giá cả độc quyền thấp khi mua, giá
cả độc quyền cao khi bán. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là
trong gia đoạn đến quốc chủ nghĩa quy luật giá trị không còn
hoạt động. Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và
phủ định cơ sở của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành
chính sách giá cả độc quyền chẳng qua là chiếm đoạt một phần
giá trị của những người khác. Nếu xem xét trong toàn bộ hệ
thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tổng số giá cả vẫn bằng tổng
số giá trị. Như vậy, nếu như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự

do cạnh tranh quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản
xuất, thì trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá
trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền.
Độc quyền là một hình thái thị trường của nền kinh tế.
Độc quyền là quyền thu lợi nhuận siêu ngạch nhờ có quyền lực
kinh tế nào đó. Do có được quyền lực về kinh tế đó mà các nhà
độc quyền giữ vị trí thống trị trong sản xuất và lưu thông hàng
10


hoá, nên có thể không chỉ sủ dụng các phương pháp sản xuất giá
trị thặng dư, cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả
sản xuất vẫn là những phạm trù kinh tế trong tự do cạnh tranh,
mà nó sử dụng phương pháp cưỡng bức siêu kinh tế để thu lợi
nhuận cao, lợi nhuận độc quyền. Lợi nhuận là một hình thức
biểu hiện của giá trị thặng dư hình thành trong giai đoạn độc
quyền, không phải chủ yếu do cải tiến kĩ thuật, mà chủ yếu do
địa vị thống trị của độc quyền thu được. Nguồn gốc và cơ cấu
lợi nhuận độc quyền là giá trị thặng dư của công nhân làm việc
trong các tổ chức độc quyền, một phần giá trị thặng dư của công
nhân làm việc ở các xí nghiệp ngoài độc quyền, một phần giá trị
mới do những người sản xuất nhỏ trong nước tạo ra. Với việc
hình thành lợi nhuận độc quyền, các tổ chức độc quyền không
hạn chế theo giá cả sản xuất mà bán theo giá cả độc quyền. Giá
cả độc quyền bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc
quyền. Thông thường các tổ chức độc quyền bán hàng hoá với
giá cao hơn giá trị hàng hoá. Do nắm được vai trò độc quyền
trong một ngành sản xuất nhất định nên tập đoàn có thể tự ý
quyết định giá bán trên thị trường, nhờ đó mà thu được lợi
nhuận độc quyền. Lợi nhuận độc quyền bằng lợi nhuận bình

quân cộng với một số lưọi nhuận khác do địa vị thống trị của các
tập đoàn độc quyền.
Trong độc quyền, thời gian lao động cần thiết không còn là
yếu tố cơ bản của cạnh tranh, mà các tổ chức độc quyền dùng
thế lực của mình để cạnh tranh tiêu diệt các xí nghiệp vừa và
nhỏ. Thông qua việc định giá cả hàng hoá thấp hơn giá trị của nó
làm cho các xí nghiệp đó làm ăn thua lỗ, không hiệu quả, dẫn
đến phá sản. Từ đó, các tổ chức độc quyền chiếm lĩnh thị trường
và nâng giá hàng hóa lên để thu lợi nhuận độc quyền mà không
11


phải tăng năng suất. Với thị phần lớn trong các thị trường, các tổ
chức độc quyền có thể làm thay đổi lượng hàng hoá trên thị
trưòng để làm cho lợi nhuận là tối đa.
Theo Mác trong cuốn “Tư bản”, cần phân biệt những điểm
sau:
“Địa tô có phải là do một giá cả độc quyền mà ra không?
Độc lập với địa tô còn có giá cả độc quyền của sản phẩm hay
bản thân ruộng đất, sản phẩm được bán theo giá cả độc quyền vì
có địa tô. Khi chúng ta nói đến giá cả độc quyền, phải hiểu đó là
giá cả chỉ có do nguyện vọng mua và khả năng thanh toán của
khách hàng quyết định, không kể gì đến giá cả do sản xuất
chung và giá trị của sản phẩm quy định”. Một vườn nho sản xuất
ra thứ rượu nho có phẩm chất đặc biệt nhưng nói chung thứ rượu
này được sản xuất với khối lượng tương đối ít, cho nên nó sẽ
đem lại một giá cả độc quyền. Nhờ có giá cả độc quyền ấy mà
số trồi ra so với giá trị của sản phẩm và do sự giàu có và thị hiếu
của những kẻ giàu ham rượu quyết định, nên người trồng nho đã
thực hiện được một lợi nhuận siêu ngạch rất lớn. Lợi nhuận siêu

ngạch này là do giá cả độc quyền mà có sẽ chuyển thành địa tô
và dưới hình thái địa tô. Trong ngành sản xuất khác nhau, sự
bình quân hoá của giá trị thặng dư để hình thành lựo nhuận bình
quân vấp phải độc quyền nhân tạo và độc quyền tự nhiên, đặc
biệt là vấp phải độc quyền sở hữư ruộng đất khiến cho khả năng
tạo nên một giá cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất và cao hơn
giá trị cả hàng hoá do độc quyền chi phối thì những giới hạn do
giá trị hàng hoá quy định không vì thế mà bị thủ tiêu. Giá cả độc
quyền của những loại hàng hoá nào đó chỉ đem lại một phần lợi
nhuận cho các nhà sản xuất hàng hoá khác chuyển sang các hàng
hóa có giá độc quyền. Sự phân phối giá trị thặng dư giữa các
12


ngành sản xuất khác nhau sẽ gián tiếp bị rồi loạn một cách có
tính chất cục bộ nhưng giới hạn của bản thân giá trị thặng dư
không vì thế mà biến đổi. Nếu thứ hàng hoá có giá độc quyền đó
lại là hàng hoá tiêu dùng thiết yếu của công nhân thì nó sẽ dẫn
đến kết quả là nâng cao tiền công và giảm bớt giá trị thặng dư
với điều kiện là công nhân tiếp tục được trả công theo sức lao
động của mình. Nó có thể hạ thấp tiền lương xuống dưới giá trị
sức lao động nhưng chỉ có thể hạ thấp chừng nào tiền công vượt
quá giới hạn của mức sống tồi thiểu.
Cơ chế thị trường tự do cạnh tranh là cơ chế độc quyền tư
nhân đều có những mặt tích cực và tiêu cực. Khi trình độ xã hội
hoá của lực lượng sản xuất đã vượt khỏi giơi hạn điều tiết của cơ
chế thị trường và độc quyền tư nhân thì tất yếu đòi hỏi phải
được bổ sung bằng sự điều tiết của Nhà nước.Cơ chế điều tiết
kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sử dụng hợp
cả ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà

nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong
cơ chế.

13



×