Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG tác QUẢN lý NGÂN SÁCH tại UBND xã ĐÔNG PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.29 KB, 61 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình đào tạo luôn gồm hai phần lý thuyết và thực hành. Thực tập
là một yêu cầu về thực hành đòi hỏi bất cứ sinh viên nào cũng phải trải qua. Đây là
một cơ hội để sinh viên có thể áp dụng các kiến thức mà mình đã được học, được
đào tạo trên lớp vào thực tế, việc này đem lại cho sinh viên khá nhiều những kinh
nghiệm trước khi ra trường và đi làm.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, xã là đơn vị hành chính cơ sở có tầm
quan trọng đặc biệt, đó không chỉ là một đơn vị hành chính về mặt nhà nước mà còn
là“ngôi nhà chung” của cộng đồng dân cư. Đặc trưng của cấp xã là cấp cơ sở gần
dân nhất , chính quyền cấp xã là cầu nối giữa cộng đồng dân cư trong xã với cơ
quan nhà nước cấp trên. Nhiệm vụ của chính quyền cấp xã rất rộng, giải quyết toàn
bộ các mối quan hệ và lợi ích trực tiếp giữa nhà nước với nhân dân bằng pháp luật.
Ngân sách cấp xã phải là công cụ thực sự và phuơng tiện vật chất bằng tiền tương
xứng để thực hiện nhiệm vụ đó. Thời gian qua, cùng với những đổi thay của đất
nước, xây dựng nông thôn mới, ngân sách cấp xã đã có nhiều biến đổi tích cực, tạo
nguồn thu ngày càng lớn hơn, đáp ứng nhu cầu chi phong phú và đa dạng. Nguồn
thu của ngân sách cấp xã đã không ngừng tăng lên, ngoài các khoản thu thường
xuyên, ngân sách cấp xã đã tích cực khai thác và huy động các nguồn thu khác để
phục vụ cho yêu cầu xây dựng các công trình phúc lợi xã hội tại địa phương. Về
phía nhà nước, trong những năm qua ngân sách nhà nước đã tích cực hỗ trợ cho
ngân sách cấp xã để cùng với nguồn thu do cấp xã trực tiếp thu cân đối chi thường
xuyên và chi đầu tư trên địa bàn. Nhờ đó chính quyền cấp xã có điều kiện thực hiện
các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương sách ở cấp cơ sở mang một ý
nghĩa vô cùng quan trọng, bức xúc đối với các địa phương trong cả nước nói chung
và đối với UBND xã Đông Phương nói riêng trong giai đoạn hiện nay .
Dưới đây là phần báo cáo tổng hợp quá trình thực tập của em tại UBND xã
Đông Phương ghi lại và đánh giá một cách khách quan những gì mà em đã làm
được.


2



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ ĐÔNG PHƯƠNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của UBND xã Đông Phương
- Tên đơn vị: + UBND xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng
+ Số điện thoại: 3660501
+ Hộp thư cơ quan:
- Lịch sử hình thành và phát triển của UBND xã Đông Phương:
Theo thần tích, vào thế kỷ thứ X có ngài Chu Xích là người Hán đến trang
Đại Trà dạy học, bốc thuốc. Do tài giỏi và có công với nước vào thời vua Lê Đại
Hành (980-1005), ông là trạng nguyên và được phong chức Thượng thư Bộ lại. Ông
đã có công lớn giúp vua Lê đánh dẹp quân Chiêm Thành. Trong đội quân đánh giặc
của ông có rất nhiều trai tráng trong vùng, thần tích còn lưu tên 10 người ở trang
Đại Trà.
Vào thế kỷ thứ XIII ở thái ấp Đại Trà có Phò mã Đô uý Văn Định Vương
Trần Quốc Thi tổ chức huy động lương thực chiêu tập binh mã trong vùng theo
Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương đánh giặc Mông- Nguyên.
Thời vua Mạc Đăng Doanh (1530-1540), ông Nguyễn Như Quế người Đại
Trà trang đã có công giúp nhà Mạc dựng Vương triều, là một trong những công
thần khai quốc. Ông làm quan đến chức Thái uý Trung Quốc công. Cùng thời ở Đại
Trà còn có ông Nguyễn Đức Cao làm quan triều Mạc, được phong Thái Bảo.
Hưởng ứng phong trào Mạc Thiên Binh (1897), ở tổng Đại Trà có Chánh
Lãnh binh Vũ Đình Đào. Các thủ lĩnh nông dân Cai Mon, Quyền Tâm (cuối thế kỷ
19) và Phạm Mạc, Lương Văn Tánh (năm 1928-1929) đều là những người yêu
nước, gan dạ, dũng cảm nổi tiếng trong vùng.
Tư tưởng yêu nước chống thực dân phong kiến của lãnh tụ Việt Nam Quốc
Dân Đảng, Nguyễn Thái Học truyền bá vào tổng Đại Trà được một bộ phận dân
chúng hưởng ứng. Nơi đây có các cơ sở mạnh của tổ chức Việt Nam Quốc dân
Đảng.



3

Thời kỳ 1932-1935, Trung ương Đảng cử ông Hoàng Đình Dong cán bộ Xứ
uỷ Bắc kỳ về Hải Phòng chỉ đạo phong trào khôi phục tổ chức Đảng, gia đình bà
Nguyễn Thị Muôn ở làng Đại Trà trở thành cơ sở bí mật nuôi giấu ông Hoàng Đình
Dong, ông Trần Cung và ông Đỗ Duy Mạc hoạt động. Gia đình bà Muôn đã được
Chính phủ tặng Bằng có công với nước.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền cách mạng lâm
thời và Uỷ ban hành chính xã được thiết lập. Ngày 20/12/1946, Chi bộ Đảng Cộng
sản đầu tiên của xã được thành lập đánh dấu bước phát triển mới của phong trào
cách mạng ở địa phương.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân dân địa
phương đã trực tiếp chiến đấu 12 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 137 tên địch, binh vận gần
500 lính nguỵ đảo ngũ, quyên góp 30 đồng cân vàng, 100 kg đồng, 8000 m vải, 12
tấn thóc, 4,5 tấn gạo...
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Đông Phương kiên
cường dũng cảm vừa sản xuất và chiến đấu giỏi, tích cực chi viện cho tiền tuyến lập
công xuất sắc bắt sống giặc lái Mỹ, thu gom xác máy bay Mỹ bị bắn rơi trên địa
bàn.
Trong lao động sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc
đổi mới, Đông Phương là điểm sáng về phát triển kinh tế nông nghiệp, xoá đói giảm
nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm.
Quân và dân xã Đông Phương đã được Nhà nước tặng nhiều phần thưởng
cao quý: Huân chương Chiến công hạng Ba (1968), Huân chương Kháng chiến
hạng Ba (1969), Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ (1972). Cả xã có 302 cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến
các loại, 8 cá nhân được tặng Huy chương thành đồng Tổ quốc, 15 cá nhân được
Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Hai bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh
hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Cả xã có 1050 người tham gia quân đội, thanh niên
xung phong; 119 liệt sỹ, 24 thương bệnh binh.



4

1.2. Chức năng, nhiệm vụ chính của UBND xã Đông Phương
Tại điều 123 Hiến Pháp 1992 quy định: UBND do HĐND bầu ra, là cơ quan
chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.
a. Chức năng
- UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo
đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các
chính sách khác trên địa bàn.
- UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo
đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung
ương tới cơ sở.
b. Nhiệm vụ, quyền hạn
* Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND trong lĩnh vực kinh tế
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức
thực hiện kế hoạch đó;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân
sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều
chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách
địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân
dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
- Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu
cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường
giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của
pháp luật;

- Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc
quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm


5

sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp
- Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án
khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản
xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong
sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây
trồng và vật nuôi;
- Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ,
bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt;
ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng
tại địa phương;
- Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy
định của pháp luật…
* Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
vận tải
- Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo
phân cấp;
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân
cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây
dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
- Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao
thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp

luật;
- Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao
thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội,
văn hoá và thể dục thể thao
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp


6

với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp
bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
- Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo,
trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý
trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
- Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia
đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;
- Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sỹ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở
địa phương...
* Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng
làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
- Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký,
quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử
dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp
phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật
khác ở địa phương;

- Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của
người nước ngoài ở địa phương.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND trong việc thực hiện chính sách dân
tộc và chính sách tôn giáo
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhân
dân xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách
dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa
phương theo quy định của pháp luật.


7

* Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND trong việc thi hành pháp luật
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật
và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại và kiến nghị của công dân theo thẩm
quyền..
1.3. Cơ cấu tổ chức của UBND xã Đông Phương
a. Sơ đồ tổ chức:
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức

Chủ tịch UBND xã

Phó chủ tịch UBND xã
Phụ trách VH-XH

Ủy viên UBND

Xã đội
trưởng


Trưởng
CA xã

Công chức xã

Tài chính
– kế toán

Tư pháp
– hộ tịch

VP
TK

VH
XH

TN
MT

b. Chức năng của các phòng ban:
- Tài chính- kế toán:
+ Giúp UBND xã xây dựng dự toán thu chi ngân sách để trình HĐND xã phê
duyệt và tổ chức thực hiện dự toán thu chi ngân sách, quyết toán ngân sách, kiểm


8

tra hoạt động tài chính khác của địa phương.

+ Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tàn sản công tại xã theo quy
định, đồng thời tham mưu cho UBND khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện
các hoạt động tài chính, ngân sách theo đúng quy định, tổ chức thực hiện theo
hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên, thực hiện chi tiền theo lệnh chuẩn chi,
thực hiện quy định về quản lý quỹ tiền mặt và giao dịch đối với kho bạc Nhà nước
về xuất nhập quỹ và báo cáo tài chính, ngân sách đúng quy định.
- Tư pháp - hộ tịch:
+ Giúp UBND xã soạn thảo, ban hành các văn bản theo quy định của pháp
luật, pháp lệnh theo kế hoạch của UBND xã và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn
cấp trên. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân, xây dựng, kiểm tra hương
ước, quy ước. Trợ giúp quản lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theo quy
định của pháp luật quản lý tủ sách phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật - phối
hợp với trưởng thôn sơ kết, tổng kết công tác hoà giải, báo cáo của UBND xã với cơ
quan Tư pháp cấp trên.
+ Thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch, chứng thực theo thẩm quyền
đối với các công việc được giao theo quy định pháp luật.
+ Giúp UBND thực hiện một số công việc về quốc tịch, quản lý lý lịch Tư
pháp, Thống kê – Tư pháp. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan quyết định
việc giáo dục tại xã và công tác thi hành án theo nhiệm vụ được giao.
- Văn phòng - Thống kê:
+ Giúp UBND xây dựng, theo dõi chương trình công tác, lịch làm việc và
tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, tổ chức cho các bộ phận thu nhận và
báo cáo kết quả trong giao dịch công việc giữa UBND với các cơ quan, tổ chức và
các công dân theo cơ chế “ Một cửa”.
+ Giúp UBND dự thảo văn bản, báo cáo trình cấp có thẩm quyền và thực
hiện công tác thi đua khen thưởng ở xã, đảm bảo cơ sở vật chất, quản lý con dấu,
công văn, sổ sách, giấy tờ, quản lý việc lập hồ sơ lưu trữ, báo cáo thống kê.
+ Giúp HĐND tổ chức các kỳ họp và đảm bảo điều kiện vật chất phục vụ



9

cho các kỳ họp của HĐND, thực hiện nhiệm vụ công tác bầu cử đại biểu HĐND và
tiếp dân, tiếp khách nhận đơn thư khiếu nại của nhân dân chuyển đến HĐND –
UBND hoặc lên cấp có thẩm quyền giải quyết.
- TN-MT:
+ Lập hồ sơ địa chính đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp, lập số mục
thống kê toàn bộ đất của xã, tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch doanh nghiệp
đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện chế độ
báo cáo, thống kê đất đai theo mẫu và thời gian quy định, bảo quản hố sơ bàn đồ địa
giới hành chính, bản đồ chuyên ngành, các mốc địa giới theo kế hoạch sử dụng đất.
+ Tuyên truyền giải thích, phổ biến luật đất đai. Giải thích tranh chấp về đất
đai, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân đất để giúp UBND và cấp có
thẩm quyền giải quyết.
- Văn hoá – xã hội:
+ Giúp UBND xã trong việc thông tin tuyên truyền giáo dục về đường lối
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng như tình hình kinh tế - chính
trị ở địa phương, ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi truỵ dưới hình
thức văn hoá nghệ thuật và các tệ nạn đồng thời báo cáo thông tin về dư luận quần
chúng, tình hình môi trường văn hoá ở địa phương lên chủ tịch UBND xã.
+ Giúp UBND xã trong việc tổ chức và phát triển các hoạt động VHVN –
TDTT quần chúng, các câu lạc bộ, lễ hội truyền thống bảo vệ các di tích lịch sử văn
hoá, danh lam thắng cảnh, các điểm vui chơi giải trí. Xây dựng nếp sống văn minh,
gia đình văn hoá, tổ chức vận động và huy động các nguồn lực nhằm xây dựng và
phát triển sự nghiệp VHVN – TDTT , hướng dẫn kiểm tra đối với các tổ chức và
công dân chấp hành pháp luật trong hoạt động văn hoá thông tin, TDTT.
+ Giúp UBND và các ngành hữu quan trong việc quản lý, tổ chức vận động
để phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục, tổ chức hoạt động của nhà trẻ mẫu giáo và
giáo dục cấp tiểu học, THCS trên địa bàn. Hướng dẫn và nhận hố sơ của người xin
học nghề, tìm việc làm, người được hưởng chính sách xã hội trình UBND xã giải

quyết theo thẩm quyền.


10

+ Thống kê dân số, lao động, ngành nghề, theo dõi việc đôn đốc và thực hiện
chi trả cho người hưởng chính sách lao động thương binh xã hội, chương trình xoá
đói giảm nghèo

1.4. Tình hình lao động tiền lương
Bảng 1.2. Danh sách cán bộ công nhân viên của UBND xã Đông Phương
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21

Họ và tên
Nguyễn Văn Lộc
Nguyễn Đức Tài
Tô Văn Cương
Phạm Văn Hậu
Nguyễn Văn Giang
Hoàng Văn Hoà
Nguyễn Văn Sơn
Phạm Thị Dịu
Nguyễn Văn Nam
Phạm Văn Tân
Nguyễn Thị Hương
Phạm Văn Đào
Nguyễn Thị Dung
Nguyễn Mạnh Toàn
Nguyễn Văn Hiếu
Phạm Văn Điệp
Lương Minh Khiêu
Lương Văn Sỹ
Nguyễn Ngọc Tân
Nguyễn Ngọc Tý
Nguyễn Văn Tuân

Chức vụ
BTĐU
Phó BTĐU

CT UBND xã
PCT UBND xã
PCT HĐND xã
Xã đội trưởng
CB văn hoá 1
CB văn hoá 2
CB VP-Tk
CB tư pháp
CB kế toán 2
CT UBMTTQ
CT hội phụ nữ
CB tài chính
CB VP- TK 2
CB TNMT 1
CB TNMT 2
Bí thư ĐTN
Trưởng CA xã
CT HCCB xã
ĐB HĐND


11

Bảng 1.3. Phân loại cán bộ công nhân viên của UBND xã Đông Phương
Năm 2012
STT
1
2

3


Nội dung

Số
lượng

%

Năm 2013
Số
lượng

%

Phân theo giới tính:
- Nam
18
85,7
18
85,7
- Nữ
3
14,3
3
14,3
Phân theo độ tuổi:
- Từ 20 - 30
2
9,5
2

9,5
- Từ 31 - 40
8
38,1
8
38,1
- Từ 41- 50
5
23,8
5
23,8
- Từ 51 - 60
6
28,6
6
28,6
Phân theo trình độ:
- Trên Đại học
0
0
0
0
- Đại học
17
81
17
81
- Cao đẳng
0
0

0
0
- Trung cấp
3
14,3
3
14,3
- Nghề
1
4,7
1
4,7
-Lao động hợp
0
0
0
0
đồng
Nhận xét: Về công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, quản lý lao động tại địa

phương: Theo số liệu trên thì 2 năm 2012, 2013 không có sự thay đổi về đội ngũ
cán bộ công nhân viên tại địa phương. Số lượng lao động vẫn là 21. Hầu hết cán bộ
công nhân viên đều đạt trình độ đại học ( 81%), điều này phản ánh chất lượng lao
động được chú trọng tư khâu tuyển dụng. Việc đào tạo lao động vẫn được tiến hành
thể hiện ở việc các cán bộ công nhân viên luôn học hỏi, nâng cao trình độ thông qua
các lớp học tại chức, đào tạo từ xa.. Cán bộ công nhân viên được phân công công
việc phù hợp với khả năng của mình, từ đó phát huy được tối đa năng lực của mỗi
người nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
1.5. Kết quả hoạt động của UBND xã Đông Phương
Dưới sự lãnh đạo của UBND huyện, Đảng uỷ HĐND, UBND xã đã bám sát

vào Nghị quyết của Đảng Uỷ HĐND xã về chương trình công tác, phát triển kinh té
xã hội, quốc phòng an ninh. Các đồng chí trong thường trực UBND xã đã nêu cao
tinh thần trách nhiệm, chủ động phối kết hợp với UBMTTQ xã, các đoàn thể nhân
dân, các tổ chức kinh tế xã hội đã thực hiện tốt những mục tiêu đề ra.


12

Thực hiện chủ đề: “ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phong
cách lãnh đạo và điều hành tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNHHĐH nông nghiệp nông thôn”. Năm phát động phong trào “ toàn dân chung tay xây
dựng nông thôn mới”. Năm phát triển kinh tế gia đình và các công trình cộng đồng:
UBND xã đã chỉ đạo sản xuất nông nghiệp như gieo cấy, điều tiết nước, phân bón,
phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là chỉ đạo đưa khoa học kỹ thuật bằng gieo xạ vào 2
HTX, năng suất tăng 15-20% năng suất cấy thông thường, khuyến khích các hộ
nuôi trồng thuỷ sản chuyển đổi mô hình sản xuất chăn nuôi, tăng cường công tác
quản lý tài chính, đất đai, làm tốt công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
công tác phòng chống lụt bão, công tác quân sự địa phương, tiếp tục thực hiện cơ
chế “một cửa”, quy chế dân chủ ở ơ sở. Hoàn thành chỉ tiêu chức sắc thuế, công tác
xã hội hoá giáo dục, y tế dân số. Quản lý tốt các khu di tích lịch sử văn hoá, xử lý
kịp thời các kiến nghị của cử tri và nhân dân.
Kinh tế Đông Phương hiện nay chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, năm
2014, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 55 %, còn lại là tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm gần đây 11,9%
Những năm gần đây do tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống lúa
mới vào sản xuất, năng suất lúa không ngừng tăng. Năm 2014 là năm có năng suất
cao nhất so 10 năm gần đây, đạt 127 tạ/ha, tăng 30 % so với năm 2013. Giá trị đạt
được trên một ha canh tác là 70 triệu VND
Kinh tế trang trại, gia trại đang hình thành: trang trại 15, gia trại 20, bước đầu
phát huy hiệu quả kinh tế.
Chăn nuôi khá phát triển, năm 2013 là năm đạt cao nhất so với 10 năm gần

đây. Tổng đàn lợn 5.100 con, tăng 40 % so với năm 2000, đàn gia cầm 30.000 con,
tăng 50% so với năm 2012.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2013: 10 ha, sản lượng đạt 22 tấn , giá trị
đạt được 450 triệu VND, tăng 50 % so với năm 2012. Xa xưa nghề đánh bắt hải
sản khá phát triển, nay không còn.


13

Mạng lưới thương mại dịch vụ phủ khắp các thôn xóm, đáp ứng cơ bản nhu
cầu hàng tiêu dùng thiết yếu của người dân. Chợ ở trung tâm xã có quy mô 603 m2,
theo quy hoạch sẽ mở rộng và nâng cấp. Tổng số hộ kinh doanh buôn bán nhỏ 240
hộ, doanh thu đạt được năm 2011: 22.550,44 triệu VND, tăng 222% so với năm
2010.
Đường 401 qua địa phận xã Đông Phương dài 1,2 km. Đường kênh Hoà Bình
đi qua địa phận xã Đông Phương dài 5,4 km. Hệ thống đường liên thôn được quy
hoạch tổng thể trên bản đồ thể hiện như những đường ô vuông bàn cờ, hoàn thành
nhựa hoá 100% với chiều dài 11 km. Bê tông ngõ xóm đạt 100%. Cả xã có 3 ôtô
vận tải. Phương tiện vận chuyển bằng xe cải tiến, thuyền gỗ còn khá phổ biến.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2013: 10,9 triệu VND, (chưa thống kê
hết nguồn thu của người đi lao động ở xa), tăng hơn 2 lần so với năm 2012.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,2% theo tiêu chí mới.
Đông Phương có 3 Di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp Quốc gia là
đình Đại Trà, chùa Đại Linh và chùa Trùng Khánh. Từ đường Nguyễn Như Quế,
dòng họ Nguyễn Lăng được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Thành phố. Các Di
tích trên đều thịnh vượng vào thời nhà Mạc, đến nay đã qua rất nhiều lần tôn tạo
vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, bề thế, trang nghiêm.
Hương ước các làng ngày nay có sự kế thừa nét đẹp truyền thống, xây dựng
đời sống văn hoá mới vui tươi, lành mạnh. Thiết chế văn hoá đồng bộ. Đài truyền
thanh, nhà văn hoá, bưu điện văn hoá xã phát huy hiệu quả hoạt động.

Một số kết quả đạt được trong những năm gần đây


14

Bảng 1.4. Một số kết quả đạt được của UBND xã Đông Phương
trong những năm gần đây
Lĩnh vực
Kinh tế:
1. Nông nghiệp:
- Tổng giá trị toàn ngành đạt:
- Tổng diện tích gieo cấy
- Năng suất lúa bình quân
- Rau màu các loại
- Sản lượng quy thóc
- Kết quả chăn nuôi đàn lợn

Năm 2012

65.600triệu đồng
534 ha
124 tạ/ha
10 ha
200 tấn
9000 con, đạt
630.000kg
- Diện tích nuôi trồng thủy 10ha, giá trị đạt 1
tỷ đồng.
sản.
2. Tiểu thủ công nghiệp: Thu 2,5tr-3tr

nhập bình quân

3.Công tác tài nguyên môi
trường giao thông:
- Làm thủ tục cấp giấy chứng
nhận QSD đất cho
- Tranh chấp đất đai
+ Tiếp nhận
+ Giải quyết
+ Đang giải quyết
4. Hoạt động tài chính:
- Tổng thu ngân sách
- Tổng chi ngân sách
- Công tác huy động lương
thực:
+ Thu ngân sách
+ Thu HTX Đại Trà đạt
+ Thu HTX Lạng Côn đạt
5. Công tác VH-XH:
a. Chính sách
- Làm bảo hiểm cho
b. Công tác giáo dục

Năm 2013

Năm 2014

130.160triệu đồng
534 ha
103 tạ/ha

10 ha
190 tấn
3.800 con

184.600triệu đồng
534 ha
123 tạ/ha
10 ha
190 tấn
5.200 con

10 ha, giá trị đạt
1,105 tỷ đồng.
- Các hoạt động cơ
khí, gò hàn, xay
sát, nghề mộc,
bánh đa... được
duy trì và phát
triển

10 ha, giá trị đạt
1,105 tỷ đồng.
- Các hoạt động cơ
khí, gò hàn, xay
sát, nghề mộc,
bánh đa... được
duy trì và phát
triển

90 hộ gia đình, cá 71 hộ gia đình, cá 104 hộ gia đình,

nhân
cá nhân
nhân
3 đơn
1 đơn
2 đơn

8 đơn
5 đơn
3 đơn

5 đơn
3 đơn
2 đơn

5.007.177.528 đ
4.989.478.987 đ

6.124.796.965 đ
6.029.246.005 đ

10.223.265.509 đ
10.042.829.215 đ

90%
98%
98%

Chưa có số liệu cụ Chưa có số liệu cụ
thể

thể

165 trường hợp là 395 trường hợp là 395 trường hợp là
đối tượng chính đối tượng chính
trẻ em
sách,268 hộ nghèo sách, 96 hộ nghèo


15

* Trường THCS:
- Tổng số học sinh
- Chuyển lớp đạt
- Đạo đức
- Giáo viên giỏi
- Chiến sỹ thi đua cơ sở
- Lao động tiên tiến
- Kết quả học tập:
+ Giỏi
+ Khá
+ TB
+ Yếu
+ Hs giỏi cấp Tp
+ Hs giỏi cấp huyện
* Trường tiểu học:
- Tổng số học sinh
- Chuyển lớp đạt
- Đạo đức
- Cháu ngoan Bác hồ
- Chiến sỹ thi đua cơ sở

- Lao động tiên tiến
- Kết quả học tập:
+ Giỏi
+ Tiên tiến
+ Hs giỏi cấp Tp
+ Hs giỏi cấp huyện
* Trường mầm non
- Tổng số học sinh
- Các cháu ăn nghỉ tại trường
- Tỷ lệ chung đạt
- Các cháu ngoan giỏi
- Chiến sỹ thi đua cơ sở
- Lao động tiên tiến
c. Công tác y tế dân số
- Tổ chức khám chữa bệnh
định kỳ
- Tiêm phòng cho các cháu
trong độ tuổi đạt
- Tỷ lệ phát triển dân số tự
nhiên
- Tổng số các cặp vc áp dụng

321 em = 10 lớp
99,70%
Tốt 80%, khá
15%, TB 5%

324 em = 10 lớp
99,8%
Tốt 82%, khá

16%, TB 2%

321 em = 10 lớp
99,7%
Tốt 91%, khá
7,5%, TB 1,5%

3 đ/c
5 đ/c
16 đ/c

5 đ/c

5 đ/c

12 đ/c

12 đ/c

16%
40%
39%
5%
3 giải
52 giải

18%
45%
35%
2%

2 giải
56 giải

37,1%
39,3%
22,4%
1,2%
4 giải
60 giải

522 em = 16 lớp
100%
100% xếp loại tốt
80%
13 đ/c
1 đ/c

545 em = 16 lớp
100%
100% xếp loại tốt
83%
5 đ/c
10 đ/c

546 em = 16 lớp
100%
100% xếp loại tốt
85%
5 đ/c
10 đ/c


40%
45%
4 giải
35 giải

45%
48%
6 giải
103 giải

41%
44%
3 giải
100 giải

216 cháu = 6 lớp
100%
80-90%
96%
3 đ/c
5 đ/c

236 cháu = lớp
100%
85-95%
96%
4 đ/c
10 đ/c


256 cháu = lớp
100%
85-95%
96%
4 đ/c
10 đ/

2953 lượt người

4088 lượt người

959lượt người

100%

100%

100%

1,96%

1,42%

1,75%

915

1023

1010



16

biện pháp tránh thai
d. Công tác văn hóa
- Số lần phát thanh
- Số nội dung tin bài
- Các hoạt động chính trị
An ninh – quốc phòng
1. Công tác an ninh – trật tự
an toàn XH
- Tổng số vụ việc:
+ Xảy ra
+ Giải quyết tại xã
+ Chuyển huyện
2. Quân sự
- Đăng kí nghĩa vụ quân sự
- Giao quân
- Làm hồ sơ theo QĐ 142 đợt
cuối
3. Công tác tư pháp – văn
phòng
- Đăng kí khai sinh
- Đăng kí kết hôn
- Đăng kí khai tử
- UBND xã ra ( số lương):
+ Công văn
+ Quyết định
+ Tờ trình

+ Bài tin có tính quy phạm
pháp luật
+ Số lượng các loại hồ sơ được
chứng thực

696
627
856
73
85
114
112 buổi, 10.927 111 buổi, 6.425 114 buổi, 11.113
lượt người
lượt người
lượt người

20 vụ
13 vụ
7 vụ

18 vụ
6 vụ
12 vụ

21vụ
9 vụ
12vụ

39/41 thanh niên
5 thanh niên

52 đối tượng

45/48 thanh niên
6 thanh niên
50 đối tượng

45/48 thanh niên
6 thanh niên
71đối tượng

189 người
69 cặp
38 người

175 người
74 cặp
42 người

155 người
66 cặp
33 người

15
43
41
12

17
41
65

15

19
44
60
12

3450

3008

2973

(Nguồn: Phòng tài chính UBND xã Đông Phương)


17

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
TẠI UBND XÃ ĐÔNG PHƯƠNG
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý Ngân sách xã
2.1.1. Khái niệm
- Khái niệm Ngân sách nhà nước: Tại điều 1 Luật NSNN được Quốc hội
khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ hai,
năm 2002 khẳng định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
- Khái niệm Ngân sách xã:
+ Xét về hình thức: Ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu chi trong dự toán
đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định và thực hiện trong một năm nhằm đảm

bảo nguồn tài chính cho chính quyền Nhà nước cấp xã trong quá trình thực hiện các
chức năng nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn.
+ Xét về bản chất : Ngân sách xã là hệ thống quan hệ kinh tế giữa chính
quyền Nhà nước cấp xã với các chủ thể khác phát sinh trong quá trình phân phối
các nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ ngân sách xã; trên cơ sở đó mà đáp ứng cho
các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ chủ chính quyền
Nhà nước cấp xã.
2.1.2. Nội dung thu - chi ngân sách xã
a, Thu ngân sách xã
Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu của ngân sách Nhà nước phân cấp
cho xã sử dụng và các khoản huy động đóng góp của nhân dân trên nguyên tắc tự
nguyện phù hợp với quy định của pháp luật để xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng
nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã để quản lý.
* Thu ngân sách xã được hình thành từ ba nguồn lớn sau:
- Các khoản thu phát sinh trên địa bàn ngân sách xã được hưởng 100% số
thu từ các khoản này (hay các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%):


18

+ Các khoản phí, lệ phí quy định
+ Chênh lệch thu lớn hơn chi từ các hoạt động sự nghiệp có thu của xã
+ Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích 5% và hoa lợi
công sản khác do xã quản lý
+ Các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản đóng góp theo
pháp luật quy định, các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân quyết định đưa vào ngân sách quản lý
(không áp dụng đối với phường khoản thu huy động đóng góp để đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng)
+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp

cho ngân sách xã
+ Thu kết dư ngân sách năm trước
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu điều tiết hay các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % với ngân
sách cấp trên
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp (tối thiểu để lại cho xã 20%)
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất (chỉ áp dụng đối với xã, thị trấn)
+ Thuế nhà, đất (chỉ áp dụng đối với xã, thị trấn)
+ Tiền cấp quyền sử dụng đất (chỉ áp dụng đối với xã, thị trấn)
+ Các khoản thu, tỷ lệ ngân sách xã được hưởng tối thiểu 70%
+ Lệ phí trước bạ nhà, đất
+ Các khoản thu phân chia khác
Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cụ thể các nguồn thu trên đây cho ngân sách
xã do Uỷ ban nhân dân huyện quy định ổn định từ 3 đến 5 năm phù hợp với tình
hình ngân sách của địa phương
- Các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên:
+ Thu bổ sung cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa
dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản
thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung này được ổn


19

định từ 3 đến 5 năm, hàng năm được tăng thêm một số phần trăm trên cơ sở trượt
giá,tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng ngân sách của địa phương.
+ Thu bổ sung có mục tiêu (nếu có) tuỳ theo khả năng ngân sách và chủ
trương chung. Ngoài các khoản thu trên, chính quyền xã không được đặt ra các
khoản thu trái với quy định của pháp luật.
b, Chi ngân sách xã
Chi ngân sách xã bao gồm: Chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển

Chi thường xuyên gồm:
+ Hoạt động của các cơ quan Nhà nước xã bao gồm: Sinh hoạt phí theo mức
quy định hiện hành; sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân; các khoản phụ cấp
khác theo quy định của Nhà nước; chi về phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh; công tác
phí; chi về hoạt động, văn phòng, như: tiền nhà, điện, nước, thắp sáng, vật liệu văn
phòng, bưu phí, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, tiếp khác, chi mua sắm sửa chữa
thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc; chi khác.
+ Các khoản sinh hoạt phí và kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản
Việt Nam của xã sau khi đã trừ đi khoản thu đảng phí theo điều lệ và các khoản thu
khác (nếu có).
+ Các khoản sinh hoạt phí và kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã
hội của xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt
Nam) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác
theo chế độ hiện hành.
+ Công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội: Đăng ký nghĩa vụ quân sự,
tiễn đưa thanh niên đi nghĩa vụ quân sự, tuyên truyền, vận động và tổ chức phong
trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã
+ Công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do xã
quản lý. Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ hiện hành,chi thăm
hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác xã hội khác. Hỗ trợ các lớp


20

bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo
và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý (đối với phường do ngân sách cấp trên
chi).
+ Sự nghiệp y tế, giáo dục

+ Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình hạ tầng cơ sở
do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, đài tưởng niệm, cầu, đường giao thông,
công trình cấp thoát nước công cộng...riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi
quản lý, sữa chữa cải tạo vĩa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, cây xanh (đối
với phường do ngân sách cấp trên chi)
+ Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế, như khuyến nông,
khuyến ngư, khuyến lâm, nuôi dưỡng phát triển nguồn thu ngân sách xã.
+ Hỗ trợ các hoạt động sự nghiệp có thu của xã.
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
- Chi đầu tư phát triển (chỉ áp dung cho xã, thị trấn), gồm:
Chi đầu tư xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo sự phân
cấp của cấp tỉnh từ nguồn ngân sách và nguồn huy động đóng góp trên nguyên tắc
tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định: đường giao thông,
kênh mương tưới tiêu nước, trường học, trạm xá, hệ thống truyền tải và cung cấp
điện năng
Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước, Uỷ ban nhân dân
huyện quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình
hình đặc điểm và khả năng ngân sách địa phương.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng
- Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách:
+ Thu nhập GDP bình quân đầu người
+ Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế
+ Khả năng khai thác và xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ và
khoáng sản)
+ Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước


21

+ Tổ chức bộ máy thu nộp

- Các nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách:
+ Nhiệm vụ về phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong từng thời kỳ:
Một trong những đặc điểm của chi ngân sách xã là để phục vụ các hoạt động kinh
tế, xã hội chung, mục tiêu là tăng trưởng và phát triển của toàn xã hội. Do vậy các
khoản chi ngân sách xã sẽ tăng lên khi đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế cần sự
trợ giúp của chính phủ để kích thích sự tăng trưởng và ổn định nền kinh tế
+ Khả năng tích tụ và tích lũy của nền kinh tế: với một quốc gia, nếu khả
năng này của nền kinh tế tốt thì không những hạn chế được mức chi của xã mà còn
cho thấy sự hoạt động tốt của nền kinh tế, một đồng bỏ ra có hiệu quả cho tăng
trưởng và phát triển, không lãng phí.
+ Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, hạn hán, động đất, dịch bệnh: Chi ngân
sách xã luôn đảm bảo vì lợi ích chung và đảm bảo sự công bằng cho một bộ phận
những người có hoàn cảnh đặc biệt. Khi quốc gia gặp thiên tai, thì việc tăng chi tiêu
để trợ cấp cho những gia đình gặp khó khăn, khắc phục hậu quả, giữ ổn định kinh tế
là điều tất yếu phải làm của chi ngân sách nhà nước. Và do đó, mức chi ngân sách
cũng sẽ tăng.
+ Hiệu quả chi của bộ máy chi Ngân sách xã: Cũng giống như thu ngân sách
xã, bộ máy chi ngân sách xã đạt hiệu quả tốt sẽ tránh được tình trạng lãng phí, tham
ô trong quá trình chi tiêu thì sẽ tiết kiệm được cho quốc gia một khoản chi lớn, số
chi vô ích sẽ giảm đi đáng kể.
2.2. Đánh giá công tác quản lý ngân sách tại UBND xã Đông Phương
2.2.1. Dự toán ngân sách xã


22

Bảng 2.1. Dự toán thu ngân sách xã năm 2012, 2013, 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung


Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tổng thu ngân sách xã
I. Các khoản thu 100%

5.232,570
50

6.064,763
96

10.086,066
56

1. Phí, lệ phí

10

16

16

2. Thu từ quỹ đất

18


47

39

nhân trong và ngoài nước

20

30

4. Thu khác

2

3

1

II. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %

414

71

64

1. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

30


70

64

gia đình

1

1

3. Lệ phí trước bạ nhà, đất

43

4. Thuế chuyển quyền sử dụng đất

340

3. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá

2. Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ

5. Thuế đất dôi dư
III. Thu bổ sung ngân sách từ cấp trên

4.768,57

5.897,763

9.966,066


1. Thu bổ sung ngân sách từ cấp trên

2.349,089

2.818,63

3.159,19

2. Thu bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên

2.419,481

3.078,9

6.806,76

(Nguồn: Phòng kế toán UBND xã Đông Phương)
Biểu đồ 2.2. Dự toán thu ngân sách xã năm 2012, 2013, 2014
Đơn vị tính: triệu đồng

Bảng 2.3. Dự toán chi ngân sách xã Đông phương năm 2012, 2013, 2014


23

Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung
Tổng chi ngân sách xã
I. Chi đầu tư phát triển


Năm 2012
Năm 2013 Năm 2014
4.985,56 6.042,633 10.209,956
558,944
227
1.478,65

1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản

453,944

217

1.436,65

105

10

15

4.426,616

5.815,633

8.731,306

260,546


346,9

392,54

1.150

2.339,27

4.157

5

5

6

150,303

79

331,5

65,341

124

69

6. Sự nghiệp kinh tế


754,089

256,583

565,846

7. Sự nghiệp xã hội

290,596

696

393

1.716,745

1.927,08

2.176,22

2. Chi đầu tư phát triển khác
II. Chi thường xuyên
1. Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh
trật tự
2. Sự nghiệp giáo dục
3. Sự nghiệp y tế
4. Sự nghiệp văn hóa thông tin
5. Chi công tác vệ sinh môi trường

8. Chi phí qlý Nhà nước, Đoàn thể,

Đảng

33,996
41,8
40,2
(Nguồn: Phòng kế toán UBND xã Đông Phương)
Biểu đồ 2.4. Dự toán chi ngân sách xã năm 2012, 2013, 2014
Đơn vị tính: triệu đồng

2.2.2. Quy chế chi tiêu nội bộ


24

Căn cứ Thông tư liên tích số 03/2006/TTLT - BTC - BNV ngày 17/01/2006
của Bộ Tài chính - Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ - CP
ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử
dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 726/QĐ - UB ngày 07/4/2006 của UBND thành phố về
việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính
năm 2006 cho UBND các quận, huyện, thị xã;
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các ban, ngành thuộc UBND xã Đông
Phương;
Uỷ ban nhân dân xã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý, sử dụng tài
sản công do cơ quan thực thực hiện chế độ tự chủ theo các nội dung sau đây:
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Tạo quyền tự chủ trong quản lý chi tiêu tài chính cho các ban, ngành để
hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính.
Đồng thời gắn quyền tự chủ với trách nhiệm Chủ tịch UBND, trưởng các ngành,

cán bộ công chức để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu kinh phí nghiệp
vụ chuyên môn của các ngành.
II/ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG QUY CHẾ:
- Uỷ ban nhân dân xã thực hiện kinh phí đã được phê chuẩn dự toán theo
Nghị quyết HĐND và phân bổ của UBND huyện, chịu trách nhiệm về sử dụng kinh
phí quản lý hành chính.
- Trưởng các ngành chịu trách nhiệm thực hiện kinh phí được HĐND UBND xã phân bổ theo kế hoạch hàng năm. Tự chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí
quản lý hành chính, chi tiêu phải đảm bảo cho ngành mình hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
- Mọi khoản chi tiêu phải bảo đảm có hoá đơn chứng từ hợp pháp.
III/ CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG QUY CHẾ:


25

- Căn cứ vào chế độ tiêu chuẩn, định mức chi tài chính hiện hành của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
- Căn cứ Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của chính
phủ "Về việc quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và
kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước"
- Căn cứ vào Chương trình kế hoạch và các nhiệm vụ được giao trong năm
và toàn khóa 2011-2016.
- Căn cứ dự toán chi ngân sách được HĐND xã phê duyệt giao cho UBND
xã và các ngành thực hiện chế độ kinh phí tự chủ hàng năm.
IV/ NỘI DUNG XÂY DỰNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ:
Uỷ ban nhân dân xã và các ngành thực hiện chế độ tự chủ, xây dựng quy chế
ở một số lĩnh vực sau:
Về sử dụng vật chất Văn phòng:
- Bút viết:

+ Bút viết thường 2 chiếc/người/tháng
+ Bút mực đỏ: 1 chiếc/người/qúi
+ Bút đánh dấu: 1 chiếc/người/năm
+ Bút xoá: 1 chiếc/người/6 tháng
- Giấy :
+ Giấy thếp: 2 thếp/người/năm
+ Giấy in: Tùy theo nhiệm vụ của từng ngành
- Bìa: 3 Gram/năm (những ngành cần thiết)
- Phô tô tài liệu: Tính vào kinh phí hoạt động của từng ngành
- Sổ công tác: 01 quyển/người/năm
- Túi đựng tài liệu: 05 cái/tháng (tùy theo tài liệu từng ngành)
- Cặp 3 dây đựng tài liệu: 05 cái/qúi
- Ghim cài, ghim kẹp: 2 hộp/tháng
- Mực máy in tối đa: 4 lần/1 máy/1năm
- Bảo dưỡng máy in: 1 lần/máy/qúi


×