Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tiềm năng du lịch hồ dầu tiếng tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 113 trang )

Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của
hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có việt Nam. Du lịch phát triển tạo ra nhiều
công ăn việc làm, mang lại thu nhập cao cho nền kinh tế, giảm các tác động rủi ro đến
môi trường sinh thái, đồng thời còn là cầu nối hữu hiệu cho sự giao lưu giữa các nền văn
hoá, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tình hữu nghị, hoà bình, đoàn kết và
hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới.
Ở nước ta, ngành du lịch từ lâu cũng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm và đặc
mục tiêu phát triển cao. Tại Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra mục tiêu: “Phát triển
nhanh du lịch, dịch vụ và từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch thương mại có tầm cỡ trong khu vực”. Nghị quyết 45/CP năm 1993 của Chính phủ cũng
đã nêu rõ: “Làm cho ngành du lịch nước ta sớm đuổi kịp ngành du lịch của các nước
phát triển ở trong khu vực và trên thế giới, đưa du lịch nước ta trở thành một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”. Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với
xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới, vừa gắn được với điều kiện thực tế,
tiềm năng, khả năng và yêu cầu bức thiết của sự phát triển đất nước. Do vậy đòi hỏi các
ngành liên quan, đặc biệt là ngành du lịch các tỉnh, thành phố phải có quy hoạch, xây
dựng chiến lược cho phát triển du lịch.
Để góp phần tạo cơ sở cho sự phát triển du lịch ở Việt Nam, thì việc nghiên cứu
đánh giá tiềm năng và định hướng chiến lược phát triển các ngành du lịch ở nước ta
đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý
luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong công tác quy hoạch và phát triển các loại
hình du lịch ở các khu vực giàu tiềm năng, phát triển các điểm - tuyến du lịch trên phạm
vi cả nước phù hợp với đặc điểm tài nguyên, kinh tế xã hội, văn hoá, phong tục tập quán
và góp phần hạn chế những tác động tiêu cực tiềm ẩn mà du lịch mang đến cho môi

SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo



1

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

trường tự nhiên, văn hoá, xã hội mà nhiều nước trên thế giới đã phải trả giá trong quá
trình xây dựng và phát triển du lịch. Vì vậy Tôi lựa chọn đề tài:
“TIỀM NĂNG DU LỊCH HỒ DẦU TIẾNG – TỈNH TÂY NINH”.
2. Tên đề tài:
“TIỀM NĂNG DU LỊCH HỒ DẦU TIẾNG - TỈNH TÂY NINH”.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu về tiềm năng du lịch của Hồ Dầu Tiếng - Tỉnh Tây Ninh.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển các
loại hình du lịch tại Hồ Dầu Tiếng.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu.
- Phương pháp thống kê số liệu.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu.

SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

2

Lớp 08HMT1



Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH
1. Hiện trạng và xu thế phát triển du lịch thế giới:
1.1. Du lịch thế giới:
Thế kỷ XXI, tình hình thế giới sẽ có những biến đổi sâu sắc với những bước nhảy
vọt chưa từng thấy về khoa học và công nghệ, toàn cầu hoá là một xu thế khách quan và
tất yếu. Trong bối cảnh đó, nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển với xu
hướng chuyển dần sang khu vực Đông Á- Thái Bình Dương, và khu vực Đông Nam Á.
Theo số liệu thống kê của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) năm 2000 tổng số khách
du lịch trên toàn thế giới là 688 triệu lượt khách, năm 2009 là 898 triệu lượt khách, tốc
độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2009 là 3,88%. Trong đó khu vực châu Á Thái Bình Dương vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao so với phần còn lại của thế giới,
tăng trưởng bình quân khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn 2000- 2009 là
7,51%.
Tuy nhiên cũng trong những năm đầu thế kỷ XXI, du lịch thế giới đã cho thấy sự
phát triển chững lại. Tăng trưởng khách du lịch tại tất cả các khu vực trên thế giới đều
thấp hơn so với những năm 90 của thế kỷ trước. Tình hình thế giới từ năm 2000 đến nay
có những diễn biến không thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch: chiến tranh,
xung đột sắc tộc, tôn giáo tràn lan và dịch bệnh hoành hành ở một số nơi trên thế giới,
thiên tai và tấn công khủng bố diễn ra phức tạp và trên quy mô lớn, giá cả năng lượng
tăng đột biến,… Đặc biệt là các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trên bình diện
rộng, bắt đầu từ năm 2007 và hậu quả còn kéo dài với mức độ ảnh hưởng và phạm vi
ngày càng lan rộng, có tác động sâu sắc đến mọi mặc của thế giới. Trên phương diện
ngành du lịch, khủng hoảng đã có những tác động tiêu cực thể hiện trên các khía cạnh:
-


Tại các thị trường cung cấp nguồn khách du lịch truyền thống như Tây Âu, Bắc Mỹ,
Nhật Bản hầu hết đều có dấu hiệu suy thoái kinh tế hoặc đã rơi vào suy thoái kinh tế
khiến cho sản xuất đình trệ, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, thu nhập của người dân giảm

SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

3

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

sút. Từ đó người dân buộc phải cắt giảm, thắt chặt chi tiêu, tập trung vào các nhu cầu
và mặt hàng thiết yếu. Do đó nhu cầu du lịch và lượng người đi du lịch đã giảm
xuống rõ rệt.
-

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, du khách đã lựa chọn đi bằng đường sắt, đường
bộ hơn là đường hàng không, các điểm và tuyến du lịch nội địa, trong vùng có cự ly
ngắn được ưa chuộng hơn, và phù hợp hơn với du khách trong bối cảnh khủng hoảng
kinh tế chung.

-

Tại các điểm đến du lịch, khách du lịch thường có xu hướng lựa chọn những nơi lưu
trú có thứ hạng thấp, chi phí rẻ và thời gian lưu trú được rút ngắn lại. Nhìn chung chi

tiêu của du khách cho các dịch vụ bổ trợ, các sản phẩm du lịch đều bị tiết giảm.

SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

4

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

Bảng 1.1: Hiện trạng khách du lịch quốc tế trên thế giới phân bố theo khu vực
Đvị tính: 1000 lượt khách
TTBQ GIAI ĐOẠN
stt

Khu vực

2000

2005

2007

2009

2000-


2005-

2000-

2005

2009

2009

1

Châu Phi

28.284

37.312

40.900

44.200

5,7%

8,84%

6,59%

2


Châu Mỹ

128.164

125.739

136.000

142.100

-0,38%

6,31%

1,49%

111.372

145.491

167.400

184.900

5,49%

12,73%

7,51%


58.276

79.412

94.100

104.200

6,38%

14,55%

8,66%

37.763

48.309

53.900

60.400

5,05%

11,82%

6,94%

14.739


24.700

26.600

32.300

12,64%

14,35%

11,86%

4.797

9.900

11.200

13.400

15,40%

16,34%

15,81%

232.486

347.400


376.900

433.400

8,42%

11,69%

9,31%

17.567

28.600

29.900

43.200

9,42%

22,90%

13,72%

687.897

789.093

842.000


898.000

2,78%

6,68%

3,38%

Châu Á3

Thái
Bình
Dương

3.1

3.2

3.3
3.4
4
5

Đông
Bắc Á
Đông
Nam Á
Châu Đại
Dương
Nam Á

Châu Âu
Trung
Đông
Tổng
cộng

(Nguồn: UNWTO, 2009)

Về doanh thu, năm 2000 doanh thu ngành du lịch đạt 481,56 tỷ USD; năm 2005
đạt 681,5 tỷ USD; năm 2009 đạt 864 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,73%.

SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

5

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

Bảng 1.2: Hiện trạng doanh thu du lịch thế giới.
TTBQ GIAI ĐOẠN
stt

Khu vực

2000


2005

2007

2009

2000-

2005-

2000-

2005

2009

2009

1

Châu Phi

10.503

21.300

24.600

28.300


15,43%

15,27%

15,21%

2

Châu Mỹ

130.797

145.300

154.100

171.100

2,02%

8,52%

3,91%

90.207

138.900

156.500


188.900

9,31%

16,62%

11,14%

3

Châu Á- Thái
Bình Dương
Trong đó:

3.1

Đông Bắc Á

44.460

71.200

75.200

89.200

9,76%

11,93%


10,46%

3.2

Đông Nam Á

26.210

33.100

43.600

54.000

4,97%

27,73%

10,88%

14.739

24.700

26.600

32.300

12,64%


14,35%

11,86%

4.797

9.900

11.200

13.400

15,40%

16,34%

15,81%

3.3
3.4

Châu Đại
Dương
Nam Á

4

Châu Âu

232.486


347.400

376.900

433.400

8,42%

11,69%

9,31%

5

Trung Đông

15.567

28.600

29.900

43.200

9,42%

22,90%

13,72%


Tổng cộng

481.560

681.500

742.000

864.900

7,23%

12,65%

8,73%

(Nguồn: UNWTO, 2009)

1.2. Du lịch khu vực ASEAN:
Khu vực ASEAN với những lợi thế về thiên nhiên nhiệt đới cùng với một nền văn
hoá truyền thống đa dạng, đang vươn lên trở thành những điểm đến hấp dẫn nhất khu
vực Đông Á - Thái Bình Dương và cả thế giới. Trong giai đoạn 2000 – 2009, du lịch
ASEAN đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 6,94%/năm, từ 38 triệu lượt khách (năm
2000) lên 60,4 triệu lượt khách (năm 2009), chiếm 6,12% tổng số khách du lịch trên
toàn thế giới. Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, hiện nay các nước ASEAN
chiếm đến 33% số lượng khách quốc tế và 24% thu nhập từ các hoạt động du lịch của
khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Xu hướng này còn tiếp tục tăng trưởng trong tương
SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo


6

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

lai, theo dự báo của WTO, cả năm 2010 lượng khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á
là 72 triệu lượt, với mức tăng trưởng bình quân đạt khoảng 6 – 7%/năm, so với mức 1 –
2% của thời kỳ 1998 – 2000 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính trong khu vực.
Trong đó các nước ở khu vực ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Singapore
là những điểm đến hấp dẫn nhất trong khu vực, trong đó Thái Lan và Malaysia đã lọt
vào danh mục hai mươi điểm đến thu hút được nhiều du khách nhất trên thế giới.
1.3. Xu thế phát triển trong tương lai:
Xu hướng phát triển của du lịch thế giới trong giai đoạn từ nay đến 2012 và các
năm tiếp theo chịu ảnh hưởng không nhỏ từ những hệ luỵ của cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới từ các năm 2008, 2009. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế
giới thì du lịch thế giới sẽ suy giảm trong giai đoạn từ 2009 – 2011 và sớm nhất là đến
cuối 2011 mới bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, năm 2010 có sự suy giảm trong lượng
khách du lịch trên thế giới, tốt độ tăng trưởng được dự báo sẽ giảm từ 1 – 3%/năm.
Dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, xu thế phổ biến của du lịch thế giới
sẽ là ưu tiên lựa chọn những điểm đến có chi phí thấp. Các điểm đến có đặc tính gần gũi
về khoảng cách địa lý, đang trong giai đoạn đầu phát triển, có nhiều chính sách khuyến
mãi, giảm giá…sẽ có lợi thế lớn trong cạnh tranh thu hút khách du lịch.
2. Hiện trạng và xu thế phát triển của du lịch Việt Nam:
2.1. Hiện trạng:
Những năm đầu của thập kỷ 90 - thời kỳ đầu của quá trình đổi mới, tốc độ tăng
trưởng của khách du lịch quốc tế vào Việt Nam tăng nhanh. Thời kỳ này Việt Nam được

biết đến như là một điểm đến du lịch mới lạ và hấp dẫn ở khu vực Đông Nam Á, thu hút
ngày càng nhiều khách đến du lịch với nhiều thành phần và mục đích khác nhau.
Năm 1990 Việt Nam đón được 250.000 du khách quốc tế, nhưng đến năm 1995 đã
đón được trên 1,3 triệu lượt khách quốc tế (giai đoạn 1990 – 1995 tăng bình quân
40,3%). Đây là giai đoạn Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế vào loại

SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

7

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

hàng đầu trong khu vực và trên thế giới, khoảng cách về khả năng thu hút du khách
quốc tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực dần dần được thu ngắn lại.
Bước sang những năm tiếp theo từ 1996 – 1997, mặc dù số lượng khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng, nhưng sự tăng trưởng hàng năm đã bắt đầu giảm sút.
Năm 1996 Việt Nam đón được 1.607.155 khách, đến năm 1997 chỉ đón được 1.715.637
khách, trung bình tăng 12,4%/năm. Nguyên nhân cơ bản tình trạng về thị trường du
khách trong giai đoạn này là:
- Thị trường Việt Nam dần trở nên quen thuộc với đa số khách du lịch quốc tế, sự
hấp dẫn của một điểm du lịch mới lạ đã giảm dần.
- Các sản phẩm du lịch của Việt Nam chưa đổi mới và nâng cao chất lượng kịp thời
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách, giá cả các sản phẩm du lịch chưa
phù hợp và tương xứng với chất lượng nên phần nào đã hạn chế lượng khách du lịch
quốc tế quay trở lại Việt Nam.

- Hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá cho ngành du lịch Việt Nam còn nhiều
bất cập và hạn chế đối với các thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng.
Theo các thống kê hiện nay cho thấy số lượng khách du lịch nội địa ngày càng tăng
lên do mức sống người ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó thì số lượng khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam cũng không ngừng tăng cao. Điển hình là vào năm 2003 mặc
dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch SARS nhưng Việt Nam vẫn đón được 2,2 triệu
khách du lịch quốc tế, nộp ngân sách nhà nước hơn 20.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2000 – 2005, du lịch Việt Nam vẫn phát triển khá mạnh mẽ, lượng
khách, thu nhập và GDP du lịch tăng tốc với tốc độ tăng trưởng khá cao hàng năm, tỷ
trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân tăng lên, tạo tiền đề đưa ngành du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.

SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

8

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

Bảng 1.3: Hiện trạng khách du lịch đến Việt Nam theo thị trường
Đơn vị tính: 1.000 lượt khách
TTBQ GIAI ĐOẠN
stt

Chỉ tiêu


Tổng cộng

2000

2005

2007

2009

2.140,10 3.467,76 3.583,49 4.171,564

2000-

2005-

2000-

2005

2009

2009

10,13%

9,68%

10%


1

Trung Quốc

492,00

752,58

516,29

558,719

8,87%

-13,84%

1,83%

2

Mỹ

95,80

333,57

385,65

412,301


28,34%

11,18%

23,18%

3

Nhật Bản

142,90

320,61

383,90

411,557

17,54%

13,30%

16,31%

4

Đài Loan

210,00


317,21

274,66

314,026

8,60%

-0,50%

5,92%

5

Hàn Quốc

-

286,32

421,74

475,535

-

28,87%

-


6

Úc

-

145,36

172,52

227,300

-

25,05%

-

7

Pháp

88,20

126,40

132,30

182,501


7,46%

20,16%

10,95%

8

Campuchia

-

186,54

154,96

150,655

-

-10,13%

-

9

Anh

53,90


80,88

84,26

105,918

8,46%

14,44%

10,13%

10

Đức

-

-

76,75

95,740

-

-

-


11

Thái Lan

20,80

84,10

123,80

160,747

32,24%

38,25%

33,93%

1.036,50

834,19

856,65

1.076,565

-4,25%

13,60%


0,54%

12

Các nuớc
khác

Nguồn: TCDL Việt Nam, 2009

Các hoạt động du lịch đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du
lịch, thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng
vùng và cả nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo động lực để phát triển kinh tế xã hội của
đất nước.

SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

9

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

2.2. Cơ hội phát triển của du lịch Việt Nam:
Thế kỷ XXI tình hình thế giới sẽ có nhiều biến đổi sâu sắc với những bước nhảy
vọt chưa từng thấy trong nhiều lĩnh vực. Toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu khách quan.
Trong bối cảnh đó, nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển với xu thế

chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu sắc của Đảng và
Nhà nước ta đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các ngành kinh tế đối ngoại (trong đó có
du lịch) phát triển. Ngành du lịch tiếp tục được tập trung phát triển đúng với vai trò, vị
trí là một ngành kinh tế quan trọng và dần tiến tới là ngành mũi nhọn của nền kinh tế
của đất nước.
Đất nước, con người Việt Nam kiên cường bất khuất, Việt Nam có một nền chính
trị ổn định, an ninh đảm bảo, là điểm du lịch còn tương đối mới trên bản đồ du lịch thế
giới, cộng với tiềm năng phong phú và đa dạng về du lịch sẽ là điều kiện vô cùng thuận
lợi và đặc biệt quan trọng để phát triển ngành du lịch.
Hệ thống pháp luật nước ta đang dần hoàn thiện. Hiện nay, Luật du lịch đã được
Quốc Hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2006, là một cơ sở tiền đề quan trọng
phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển ngành du lịch.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của nước ta đang và sẽ tiếp tục được đầu tư xây
dựng mới và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng du lịch to
lớn trên khắp các vùng miền của đất nước, tăng khả năng giao lưu giữa các vùng và phát
triển mạnh mẽ hơn nữa các điểm, tuyến tham quan du lịch. Đời sống nhân dân được cải
thiện, dẫn đến nhu cầu du lịch - đặc biệt là nhu cầu du lịch nội địa tăng nhanh.
Việt Nam được gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã và đang tạo
ra những vận hội mới cho phát triển du lịch của nước ta.
Vị thế của Việt Nam là một điểm đến an toàn cho du khách trên toàn thế giới một
lần nữa tiếp tục được khẳng định và nâng cao sau khi Việt Nam đã tổ chức thành công
hội nghị APEC tại Hà Nội.
SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

10

Lớp 08HMT1



Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

2.3. Những khó khăn, thách thức chung của ngành du lịch Việt Nam:
Tác động từ các cuộc khủng hoảng kinh tế trên quy mô lớn toàn cầu đã gây ra
những khó khăn không nhỏ cho ngành du lịch Việt Nam khi lượng khách du lịch giảm
xuống đáng kể, xu hướng cắt giảm chi phí trong các tour du lịch đang trở thành xu thế
phổ biến. Dự kiến trong giai đoạn từ 2010 – 2011 số lượng du khách đến Việt Nam sẽ
giảm khoảng từ 1 – 4%.
Cạnh tranh du lịch trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, trong khi năng lực
cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam nói chung còn rất hạn chế, đây là một trong
những yếu điểm cần nhanh chóng khắc phục triệt để.
Du lịch Việt Nam đang ở vào thời kỳ đầu phát triển, từ xuất phát điểm quá thấp so
với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Kinh nghiệm quản lý kinh doanh và trình
độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, lao động hoạt động trong ngành còn nhiều hạn chế. Cơ
sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các hoạt động du lịch còn nhiều yếu kém, bất
cập và thiếu đồng bộ.
Tài nguyên du lịch, cảnh quan và môi trường đang có sự suy thoái rõ rệt do khai
thác, sử dụng bất hợp lý và những tác động ngày càng bất thường của thiên nhiên như
bão, lụt, động đất,…
Vốn đầu tư cho xây dựng, phát triển du lịch còn rất thiếu, trong khi sự đầu tư còn
chưa đồng bộ, hiệu quả kém đang là thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của
ngành du lịch nước nhà.
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức sống của người dân ở nước ta nhìn chung
còn thấp kém, ảnh hưởng rất nhiều đến mối quan hệ cung cầu đối với ngành du lịch.
Hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đáp ứng một cách đầy đủ yêu cầu phát
triển ngày càng cao của ngành du lịch.
Nhận thức của xã hội về ngành du lịch vẫn còn nhiều bất cập.


SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

11

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

Hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch còn
thiếu đồng bộ, chưa tạo điều kiện thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập
quốc tế, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý và phát triển.
Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một lợi thế không thể phủ nhận
nhưng cũng đem lại vô vàng những thách thức thực sự khi mà các doanh nghiệp hoạt
động du lịch trong nước sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với nhiều đối thủ mạnh, có tiềm
lực và kinh nghiệm trên thế giới.

SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

12

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng


CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG, TIỀM NĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN
CỦA DU LỊCH TỈNH TÂY NINH
1. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh:
Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Tây Ninh thì hoạt động du lịch năm 2009 vừa
qua đã có những hướng chuyển biến rõ rệt với mức tăng tưởng cao.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng và dịch vụ lữ hành năm 2009
Stt
ĐVT

Năm 2009

Doanh thu

Triệu đồng

44.041

-

Lượt khách phục vụ

Lượt khách

210.415

-

Ngày khách phục vụ


Ngày khách

97.067

II

HOẠT ĐỘNG NHÀ HÀNG

-

Doanh thu

Triệu đồng

1.413.419

I

HOẠT ĐỘNG KHÁCH SẠN

-

III

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỮ HÀNH

-

Doanh thu


Triệu đồng

38.990

-

Lượt khách du lịch theo tour

Lượt khách

24.411

-

Ngày khách du lịch theo tour

Ngày khách

26.507

Nguồn: Cục thống kê Tây Ninh, 2009

Với con số thống kê số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam gần 3,43 triệu lượt
khách, trong đó TP. HCM đã chiếm khoảng 70%. Đây được xem là một lợi thế vô cùng
lớn cho phát triển du lịch các vùng phụ cận như Tây Ninh.
1.1. Hiện trạng du khách:
Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Tây Ninh thì Tây Ninh là một trong những
tỉnh đón nhiều du khách nội địa nhất. Ước tính năm 2000 số lượng khách lưu trú là
SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo


13

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

31.456 lượt người, trong đó lượng khách người Việt Nam khoảng 30.643 lượt người và
khách Quốc tế khoảng 813 lượt người; năm 2008 lên đến 355.780 lượt người, trong đó
lượng khách Việt Nam khoảng 352.593 lượt người và lượng khách Quốc tế khoảng
3.187 lượt người. Tỷ trọng khách Quốc tế tăng theo từng năm, tuy nhiên vẫn còn chiếm
một tỷ lệ tương đối thấp trong tổng số lượt khách du lịch đến Tây Ninh hàng năm.
Nhìn chung số lượng khách du lịch đến Tây Ninh tăng theo thống kê khách lưu trú,
có thể xem đó là tín hiệu tốt cho sự phát triển du lịch ở khía cạnh kinh tế, bởi khách du
lịch thuần tuý có mức chi tiêu cao và lưu trú dài ngày hơn so với các nhóm khách du
lịch khác (trừ khách du lịch thương mại).
Bảng 2.2: Số khách lưu trú và số ngày lưu trú trong các năm
2000

2002

2004

2006

2008

2009


31.456

59.960

34.410

369.865

355.780

218.413

Người Việt Nam

30.643

57.647

32.679

366.117

352.593

2.7.305

Người nước ngoài

813


2.313

2.345

3.748

3.187

3.106

29.803

78.662

55.350

171.046

266.141

297.066

Người Việt Nam

29.037

74.737

50.372


165.325

261.021

297.670

Người nước ngoài

766

3.925

4.978

5.721

5.120

4.397

Số khách lưu trú
(người)

Số ngày lưu trú
(ngày)

Nguồn: Sở VH, TT và DL Tây Ninh, 2009

Qua các số liệu phân tích có thể nhận thấy rằng trong khoảng 5 năm trở lại đây,

khách du lịch quốc tế đến Việt Nam với mục đích tham quan du lịch thuần tuý tăng
nhanh. Thị phần của các nhóm khách khác có xu thế giảm. Đây có thể xem là một trong
những tín hiệu tốt cho sự phát triển du lịch bền vững ở khía cạnh kinh tế.
1.2. Doanh thu từ du lịch:

SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

14

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

Doanh thu từ ngành du lịch tỉnh Tây Ninh chủ yếu là doanh thu từ lượng khách du
lịch nội địa (khoảng 98%), doanh thu từ lượng khách du lịch quốc tế của tỉnh chỉ chiếm
một phần nhỏ trong tổng doanh thu của ngành.
Trong tổng số doanh thu từ ngành du lịch của tỉnh Tây Ninh thì doanh thu từ dịch
vụ ăn uống và bán các mặt hàng chiếm tỷ trọng đến 80%, còn doanh thu từ dịch vụ lưu
trú chỉ chiếm 20%. Do đó, tỉnh Tây Ninh trong tương lai cần đầu tư mạnh hơn nữa cho
dịch vụ lưu trú phục vụ du lịch, nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa nguồn thu từ ngành
dịch vụ quan trọng này.
Như vậy, mặc dù tỉnh Tây Ninh có nhiều tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch,
nhưng trong mấy năm gần đây xu hướng phát triển chung đang trên đà chậm lại. Đặc
biệt là số lượng khách quốc tế giảm nhanh. Một trong số nhiều những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng suy giảm nêu trên là sự đầu tư để phát triển ngành du lịch của tỉnh còn
nhiều hạn chế và bất cập, hiệu quả đầu tư còn thấp, đầu tư còn dàn trải dẫn đến chưa
phát huy hết tiềm năng du lịch vốn có của tỉnh nhà với rất nhiều những ưu điểm đặc thù

mà vùng có như Hồ Dầu Tiếng. Vấn đề phát triển cảnh quan, môi trường sinh thái còn
chưa tốt, nên lượng khách nước ngoài quay lại tỉnh còn quá ít, phần lớn không vì mục
đích du lịch. Hơn nữa, ảnh hưởng từ hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế ở khu
vực và thế giới trong thời gian qua ít nhiều đã làm suy giảm số lượng du khách vào
nước ta nói chung và Tây Ninh nói riêng. Mặc dù vậy, số lượng khách du lịch nội địa
đến tỉnh Tây Ninh tăng lên nhanh. Điều này nhìn chung đã gợi mở ra một hướng khai
thác mới nhắm vào khách du lịch và lữ hành nội địa, vì một khi mức sống người dân
tăng cao thì nhu cầu du lịch giải trí cũng vì thế mà tăng cao.
Bảng 2.3: Số Đơn vị kinh doanh du lịch nhà hàng, khách sạn qua các năm ở tỉnh Tây Ninh

Du lịch
Khách sạn,
nhà hàng

2000

2001

2002

2003

2005

2007

2009

1


1

2

2

6

7

5

1.290

3.652

4.180

4.260

7.495

8.874

10.946

Nguồn: Sở TT, VH & Du lịch Tây Ninh, 2009
SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

15


Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

Kể từ năm 2003, số đơn vị kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn phục vụ hoạt
động du lịch đã tăng nhanh đột biến, chỉ tính riêng trong năm 2005, số lượng các dịch
vụ nhà hàng, khách sạn đã tăng gần gấp đôi so với năm 2003, đây có thể xem là một dấu
hiệu đáng mừng và là cột mốc quan trọng đánh dấu cho bước phát triển khởi sắc mới
của ngành du lịch tỉnh Tây Ninh.
1.3. Số người kinh doanh du lịch, khách sạn và nhà hàng trên địa bàn:
Hầu hết các dịch vụ kinh doanh phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đều do
doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể quản lý khai thác. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi
để người dân có thể phát huy sức lực và nguồn vốn để cải thiện đời sống, làm giàu cho
chính bản thân và đóng góp cho xã hội.
Bảng 2.4: Số lượng người tham gia kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn theo các năm

Du lịch
Khách sạn, nhà
hàng

2000

2001

2002


2003

2005

2007

2009

191

120

84

90

179

248

106

5.314

14.296

8.309

8.500


14.564

18.929

22.754

Nguồn: Sở VH, TT& DL Tây Ninh, 2009

1.4. Doanh thu từ ngành du lịch:
Với số lượng khách du lịch, lữ hành nội địa đến Tây Ninh chiếm đa số nên doanh
thu của ngành cũng chủ yếu từ từ đối tượng khách này (khoảng 98%), doanh thu từ
lượng khách quốc tế không đáng kể.

SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

16

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

Bảng 2.5: Tổng doanh thu từ du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
TT
1

2000


2003

2005

Phân theo thành
phần kinh tế

2007

2009

901.373

1.143.495

Tập thể

-

-

-

-

-

-

Tư nhân


-

17.392

3.485

4.344

4.493

11.601

Cá thể

-

594.550

583.600

567.852

857.693

1.116.680

hỗn hợp

-


-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Doanh thu dịch vụ

12.069

35.778

28.706


37.931

47.428

28.314

- Thuê phòng

2.755

5.948

5.665

12.700

15.425

19.995

-

29.830

23.041

25.231

32.399


8.319

75

-

-

-

-

-

Thu khác

9.239

-

-

-

-

-

Doanh thu bán hàng


64.698

320

680

740

-

-

Doanh thu ăn uống

3.587

582.905

582.298

564.175

853.549

1.115.181

Khu vực kinh tế có
vốn đầu tư
2


2002

Phân loại theo
doanh thu

- Lữ hành
Vận chuyển khách

Nguồn: Thống kê Sở VH, TT & DL Tây Ninh, 2009

Có thể nhận thấy rằng, trong tổng doanh thu của ngành du lịch tỉnh Tây Ninh thì
doanh thu từ các dịch vụ ăn uống và bán hàng chiếm đa số (đến khoảng 95%), còn
doanh thu từ các dịch vụ khác (lưu trú, vận chuyển khách,…) chỉ chiếm khoảng 5%.
Trong tương lai khi khu du lịch Hồ Dầu Tiếng được đầu tư và đi vào hoạt động khai
thác thì số lượng khách du lịch lưu trú lại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh sẽ nhiều hơn và số
ngày lưu trú sẽ được kéo dài hơn. Đây có thể sẽ là nguồn thu nhập chính cho ngành du
lịch của tỉnh. Do đó, một yêu cầu cấp thiết cần đặt ra là cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn
SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

17

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

nữa cho loại hình dịch vụ lưu trú phục vụ du lịch, nhằm khai thác tối đa hiệu quả từ

nguồn thu này.
1.5. Đánh giá hiện trạng du lịch tỉnh Tây Ninh:
Ngành du lịch của tỉnh Tây Ninh đã có lịch sử phát triển hơn một thập kỷ. Trên cơ
sở phân tích hiện trạng khách du lịch và doanh thu, có thể đánh giá việc phát triển du
lịch của tỉnh nhìn chung còn chậm, hiệu quả kinh tế mang lại còn thấp và chưa tương
xứng với tiềm năng hiện có của tỉnh. Đặc biệt là số lượng khách quốc tế đến với Tây
Ninh giảm nhanh. Một trong nhiều nguyên nhân giải thích cho tình trạng nêu trên là sự
đầu tư để phát triển ngành du lịch còn thiếu và bất hợp lý, công tác quản lý còn yếu kém
và nhiều bất cập, chưa tận dụng hết khả năng vốn có cũng như phát huy tối đa các đặc
trưng độc đáo mang tính vùng miền để phục vụ phát triển du lịch. Vấn đề xây dựng,
phát triển và bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái chưa tốt. Bên cạnh đó, sức hấp dẫn
từ các dịch vụ còn nhiều hạn chế, các hoạt động giới thiệu tuyên truyền, quảng bá cho
ngành du lịch của tỉnh vừa thiếu vừa yếu cũng góp phần vào sự phát triển trì trệ của
ngành du lịch nói chung.
Mặc dù vậy, nhưng cho đến nay thì ngành du lịch tỉnh Tây Ninh vẫn chưa tìm ra
được những hình thức, nội dung và các sản phẩm du lịch độc đáo, mang bản sắc riêng
và có tính đặc trưng để qua đó có thể thu hút khách du lịch nhằm mang lại hiệu quả kinh
tế, xã hội cao.
Vì vậy, việc đánh giá tiềm năng, định hướng phát triển các loại hình du lịch, khai
thác triệt để tiềm năng du lịch vốn có của Hồ Dầu Tiếng sẽ là bước đi quan trọng, cần
thiết để làm cơ sở cho mục tiêu thu hút khách du lịch trở lại với Tây Ninh.
2. Tiềm năng phát triển:
2.1. Vị trí địa lý kinh tế và lợi thế phát triển du lịch:
Tây Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trung tâm kinh tế
năng động và phát triển mạnh mẽ nhất của Việt Nam. So với các tỉnh cùng nằm trong

SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

18


Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

vùng kinh tế trọng điểm, Tây Ninh có những lợi thế so sánh nhất định để phát triển du
lịch dịch vụ.
Thứ nhất, Tây Ninh cách TP. HCM khoảng 99 km, là thị trường có nhu cầu lớn về
nghỉ ngơi giải trí, du lịch sinh thái. Ngoài ra vị trí tiếp giáp với TP. HCM cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tại Tây Ninh có thể sử dụng các công trình hạ tầng kỹ
thuật như cảng biển, sân bay,…hiện có của TP. HCM.
Thứ hai, Tây Ninh có lợi thế rất lớn trong việc thông thương và kết nối tour tuyến
du lịch với Campuchia và các nước ASEAN khác. Tây Ninh có đường biên giới quốc
gia dài 240 km, giáp với ba tỉnh của Campuchia. Với 14 cửa khẩu (bao gồm 2 cửa khẩu
quốc tế, 4 cửa khẩu chính và 8 cửa khẩu phụ) thông thương sang Campuchia. Trong đó
hai cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài ở phía Nam và Xa Mát ở phía Bắc của tỉnh, là những
nguồn cung cấp du khách quốc tế quan trọng cho tỉnh. Đặc biệt là với hai cửa khẩu quốc
tế là Mộc Bài và Xa Mát, Tây Ninh có hai cửa ngõ thuận lợi nhất của khu vực để kết nối
với Campuchia, Thái Lan và xa hơn nữa có thể là Ấn Độ. Cửa khẩu Mộc Bài là cửa
khẩu thuận lợi nhất để đến Thủ đô Phnôm Phenh của Campuchia khi chỉ cách khoảng
150 km, còn cửa khẩu Xa Mát rất thuận lợi để kết nối với khu di tích nổi tiếng Angkor –
Di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận khi chỉ cách khoảng 300 km. Như
vậy hai cửa khẩu này có thể giúp du khách từ Tây Ninh có thể đi lại một cách thuận lợi
theo đường bộ đến Phnôm Phênh, khu di tích Angkor, biển hồ Tonle Sap và xa hơn nữa
là đến với Thái Lan, Ấn Độ. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch
Caravan – loại hình du lịch đang được ưu chuộng hiện nay.
Trong tương lai, Tây Ninh sẽ trở thành một trong những cửa ngõ quan trọng trong
việc phát triển các mối quan hệ về kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và các nước

trong khối ASEAN, cũng như các nước vùng Trung Á thông qua tuyến đường bộ xuyên
Á.
2.2. Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên:
2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên:

SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

19

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

Điều kiện tự nhiên của Tây Ninh khá thích hợp cho việc phát triển kinh tế - xã hội
và đời sống của nhân dân với các đặc điểm chính:
-

Khí hậu ôn hoà, chia làm hai mùa là mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4
năm sau và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Lượng mưa trung bình cả năm từ
1.800 mm – 2.200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 – 80 %, chế độ
bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định, ít chịu ảnh hượng của bão và các hiện tượng
thời tiết bất lợi.

-

Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc không lớn, nhìn chung giảm dần độ cao từ
phía Đông Bắc xuống Tây Nam. Tây Ninh có núi Bà Đen, cao nhất cùng Đông Nam

Bộ (986 m) tạo thành thắng cảnh nổi tiếng của cả khu vực.

-

Hệ sinh thái của của Tây Ninh mang nhiều đặc tính sinh thái của rừng nhiệt đới miền
Đông Nam Bộ với hệ động vật rừng tương đối đa dạng, tập trung chủ yếu ở khu vực
Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.

-

Tây Ninh tương đối nhiều mưa, đó là nguồn nước khá dồi dào để nuôi sống hệ thống
sông ngòi trong tỉnh, tạo ra dòng chảy trung bình từ 20 – 30 l/s/km2. Lượng nước
trong năm của sông ngòi thay đổi theo mùa rõ rệt. Mùa lũ ứng với mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 9, chiếm tới 85% tổng lượng nước của cả năm, lũ lớn nhất thường là vào
tháng 9.
-

Với tổng chiều dài sông suối khoảng 469 km, Tây Ninh có mật độ mạng lưới sông
ngòi tương đối thấp so với các nơi khác (trung bình 0,31 km/km2). Hai con sông lớn
nhất của tỉnh là sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn, hai sông này chịu ảnh hưởng
của thuỷ triều từ Biển Đông với chế độ bán nhật triều, thượng lưu sông Sài Gòn là
hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng.

2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên:
2.2.2.1. Núi Bà Đen:

SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

20


Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

Núi Bà Đen nằm ở phía Đông
Bắc thị xã Tây Ninh, là khu vực có
thắng cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ
trong lành, cùng với đó là rất nhiều
di tích văn hoá như Chùa chiền,
Hang động. Các Lễ hội diễn ra và
dịp đầu năm âm lịch đã thu hút
Hình 2.1: Núi Bà Đen

được một lượng lớn khách du lịch

trong tỉnh cũng như các khu vực khác đổ về. Hiện nay, các Lễ hội này hàng năm thu hút
được khoảng 1,5 triệu lượt khách tham quan, chiếm khoảng 90% tổng lượng khách du
lịch của tỉnh. Trong quần thể Núi Bà Đen có rất nhiều di tích có giá trị, trong đó Thiên
Ma Lãnh là một trong những khu vực có giá trị lớn nhất về du lịch và nghỉ dưỡng, du
lịch cuối tuần. Khu vực Thiên Ma Lãnh là một thung lũng được tạo thành bởi 3 ngọn núi
lớn của núi Bà Đen, đây là khu vực có môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ dễ chịu, là
điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển các loại hình như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch
sinh thái, du lịch mạo hiểm,…
Hiện nay, tỉnh Tây Ninh đã có Quy hoạch chi tiết khu du lịch Thiên Ma Lãnh: gồm
96 ha, với 80 ha rừng và 16 ha đất nông nghiệp vòng theo chân núi Bà Đen. Theo Quy
hoạch dự án, các hạng mục sẽ được xây dựng và phát triển bao gồm: khu du lịch cộng
đồng với diện tích 0,3 ha; khu đón tiếp du khách, khu quản lý và khu biệt thự nghỉ

dưỡng 15 ha; khu du lịch dịch vụ sinh thái, thể thao với diện tích 33 ha và khu vui chơi
giải trí nghỉ dưỡng với diện tích 45 ha.
2.2.2.2. Hồ Dầu Tiếng:
Hồ Dầu Tiếng nằm trên địa bàn huyện Dương Minh Châu, cách thị xã Tây Ninh
khoảng 20Km về hướng Đông Bắc và cách TP. HCM khoảng 70 km về phía Bắc. Đây
là hồ nước nhân tạo lớn nhất khu vực miền Nam với diện tích 27.000 ha mặt nước,
4.560 ha đất bán ngập, dung tích 1,5 tỷ m3 nước, mực nước dao động trung bình từ 17 –
24 m, là điều kiện vô cùng thuận lợi để hình thành và phát triển các khu du lịch nghỉ
SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

21

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

dưỡng, giải trí, thể thao, công viên rừng, khu săn bắn, câu cá, bãi tắm, du thuyền và các
môn thể thao dưới nước.
2.2.2.3. Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát:
Nằm ở khu vực phía bắc của tỉnh Tây
Ninh, giáp với biên giới Campuchia,
thuộc địa phận 3 xã Tân Lập, Hoà Hiệp
và Tân Bình của huyện Tân Biên, cách
thị xã Tây Ninh khoảng 30 km về phía
Bắc. Đây là khu vực chuyển tiếp giữa
miền Đông Nam Bộ, khu vực Tây
Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu

Hình 2.2: Cò Quắm

Long. Đặc trưng nổi bật của vườn quốc

gia Lò Gò – Xa Mát là cảnh quan với hệ sinh thái rừng nhiệt đới, các trảng thực vật cây
họ Dầu rụng lá vào mùa khô, ngập nước vào mùa mưa, tạo nên một vùng đất ngập nước
theo mùa khá độc đáo; là nơi cư trú của hơn 130 loài chim nước, tiêu biểu là loại chim
Quắm cánh xanh, cò Quắm lớn,… Đặc biệt, tại đây có tới 6 loài chim quý hiếm, đã được
ghi vào sách đỏ Việt Nam.
2.2.2.4. Sông Vàm Cỏ Đông:
Sông Vàm Cỏ Đông là dòng sông lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ, với lòng sông
rộng, lưu vực hai bên bờ sông bằng phẳng là điều kiện vô cùng thuận lợi để xây dựng
mô hình các trang trại miệt vườn phục vụ nhu cầu du lịch giải trí sinh thái cuối tuần như
ẩm thực sông nước, câu cá thư giãn của khách du lịch cuối tuần trong tỉnh và các vùng
phụ cận, đặc biệt là nguồn khách du lịch từ TP. HCM.
Ngoài ra, phát triển loại hình du lịch sinh thái sông nước trên sông Vàm Cỏ Đông
còn có khả năng thu hút một lượng khách du lịch không nhỏ theo tuyến đường sông vào
mùa Lễ hội núi Bà Đen, đồng thời hình thành một tour du lịch sông nước hấp dẫn, góp
phần đa dạng hoá các sản phẩm du lịch của tỉnh Tây Ninh.

SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

22

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng


Ngoài các điểm du lịch chủ yếu nêu trên, tiềm năng du lịch của tỉnh Tây Ninh còn
rất lớn nhưng vẫn chưa được khai thác như: tiềm năng du lịch sinh thái ở khu vực Trảng
Bàng, du lịch sinh thái ở khu vực Mộc Bài,…
2.2.2.5. Rạch Trưởng Chừa – Trảng Bàng:
Xây dựng khu nghỉ dưỡng, công viên sinh thái, thương mại dịch vụ, cắm trại kết
hợp du lịch sinh thái, du lịch văn hoá (địa đạo văn hoá, ẩm thực địa phương) nhằm phục
vụ nhu cầu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần của khu công nghiệp Trảng Bàng và
khách du lịch từ Bình Dương, TP. HCM.
2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn:
2.3.1. Di tích lịch sử - văn hoá:
Nếu tính các di tích lịch sử - văn hoá được Nhà nước xếp hạng so với nhiều tỉnh
khác, Tây Ninh không có nhiều, tuy nhiên các di tích với quy mô nhỏ hơn thì khá phong
phú. Có thể chia thành các nhóm sau:
2.3.1.1. Các di tích gắn với tôn giáo:
Ở Tây Ninh có nhiều tôn giáo
khác nhau nhưng nổi bật nhất vẫn là
đạo Cao Đài. Số lượng người theo đạo
Cao Đài chiếm đông nhất. Ngoài ra
còn có đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo
Tin Lành, đạo Hồi,… về số lượng nơi
thờ tự, chiếm số lượng nhiều nhất là
đạo Phật (81 Chùa) và đạo Cao Đài (57
Hình 2.3: Toà thánh Tây Ninh

Thánh Thất), đạo Thiên Chúa (25 Nhà

thờ). Các tôn giáo khác có số lượng thờ tự ít hơn nhiều. Mỗi tôn giáo có một kiểu kiến
trúc riêng làm cho các nơi thờ tự rất đa dạng. Đây có thể xem là một lợi thế của Tây
Ninh trong việc thu hút khách du lịch thập phương.


SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

23

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

Nổi bật lên trong số các công trình kiến trúc tôn giáo của tỉnh Tây Ninh là Toà
Thánh Tây Ninh, một công trình kiến trúc lớn có sự kết hợp giữa kiến trúc phương Tây
và kiến trúc phương Đông tạo thành một kiến trúc độc đáo, đặc sắc.
Cùng với Toà thánh Tây Ninh, các ngôi chùa ở núi Bà Đen là những công trình
kiến trúc được xây dựng kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên của thắng cảnh núi Bà Đen
với sự kết hợp khéo léo, tài tình của bàn tay con người, tất cả tạo thành một quần thể di
tích có giá trị văn hoá cao.
2.3.1.2. Các di tích gắn với các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc:
Tây Ninh là một trong những địa
phương giàu truyền thống cách mạng.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, nơi đây từng là căn cứ của Trung
Ương Cục Miền Nam, là thủ đô của
Chính phủ cách mạng lâm thời. Khu di
tích lịch sử căn cứ cách mạng Trung
Ương Cục Miền Nam đã được xếp
Hình 2.4: Trung Ương Cục Miền Nam


hạng , thuộc huyện Tân Biên và một

phần huyện Tân Châu, với diện tích trên 70.000 m2 với nhiều công trình khác nhau. Bao
gồm hệ thống giao thông hào, hầm trú ẩn chữ A, hội trường ngầm và công sự chiến đấu
bao quanh khu làm việc. Hệ thống rừng nguyên sinh hiện có là địa điểm lý tưởng để du
lịch cắm trại, học tập, nghiên cứu hệ sinh thái của rừng miền Đông.
Ngoài khu di tích căn cứ Trung Ương Cục miền Nam đã được xếp hạng, tỉnh Tây
Ninh còn có một số còn có một số di tích khác như căn cứ Bời Lời (căn cứ tỉnh Uỷ Tây
Ninh và Sài Gòn – Gia Định), chiến khu Dương Minh Châu, địa đạo An Thới và nhiều
di tích khác.
Các di tích lịch sử cách mạng này là tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du
lịch về nguồn, có tác dụng tôn vinh những giá trị lịch sử, thành quả đấu tranh của nhiều

SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

24

Lớp 08HMT1


Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

GVHD: PGS. TS Hoàng Hưng

thế hệ đi trước, đồng thời có tác dụng to lớn trong việc giáo dục các thế hệ trẻ về lòng
yêu nước, truyền thống cách mạng và sự biết ơn đối với những người đã có công trong
các cuộc kháng chiến cứu nước.
2.3.1.3. Các di chỉ khảo cổ:
Ngoài hai nhóm nêu trên còn có một vài di chỉ khảo cổ (An Thạnh, Bến Cầu), tháp
Bình Thạnh – một trong số ít những tháp còn lại ở Nam Bộ tiêu biểu cho nền văn hoá

Óc Eo.
Về chất lượng di tích, mỗi di tích đều có sắc thái và dấu ấn lịch sử riêng biệt. Các
di tích phần nhiều là các là các công trình nghệ thuật đặc sắc với kiến trúc độc đáo.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số các di tích nhất là các di tích
gắn liền với phong trào cách mạng đã không còn giữ nguyên vẹn. Tuy nhiên hiện nay
việc phục chế và tôn tạo các di tích này đang được thực hiện nhằm tái tạo và gìn giữ các
giá trị vô giá của dân tộc.
2.3.2. Các lễ hội:
Các Lễ hội ở Tây Ninh là Lễ hội gắn liền với các tín ngưỡng tôn giáo. Các ngày Lễ
hội có khả năng thu hút khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu.
Lễ hội nổi tiếng và hấp dẫn, thu hút được số lượng lớn khách du lịch (khoảng 1,5
triệu du khách) đến từ khắp nơi là Lễ hội Núi Bà vào dịp tháng Giêng Âm lịch hằng
năm. Đây là một trong số các Lễ hội lớn nhất của khu vực phía Nam và cả nước.
Ngoài ra các Lễ hội của đạo Cao Đài như Lễ hội Đấng Chí Tôn (ngày 8 – 9 tháng
1), lễ hội Thượng Ngươn (ngày 15 tháng 1), Phật Mẫu (ngày 15 tháng 6), Trung Ngươn
(ngày 15 tháng 8), Hạ Ngươn (ngày 15 tháng 10)… cũng là những dịp sinh hoạt tôn
giáo, tín ngưỡng và tâm linh.
Các Lễ hội này là những sự kiện văn hoá đầy màu sắc và mang đặc trưng văn hoá
dân tộc, có giá trị hấp dẫn đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
2.3.3. Các tài nguyên nhân văn khác:

SVTH: Trần Nguyễn Quốc Bảo

25

Lớp 08HMT1


×