Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài “hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu theo phương thức LCLLCL tại công ty cổ phần MBF”,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.96 KB, 46 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế mở cửa kinh tế như hiện nay, tiến trình hội nhập kinh tế đòi hỏi đất
nước ta phải thay đổi cho phù hợp với xu thế chung của thời đại để lĩnh hội những tri
thức từ bên ngoài.Trong bối cảnh đó, ngoại thương nói chung và xuất nhập khẩu nói
riêng thể hiện rõ vai trò là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo đúng quỹ đạo
của nó.
Nhưng nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, chúng ta không thể không
nói đến quy trình giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế. Vì đây là hai
hoạt động không tách rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau. Quy
mô và tiềm năng của hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong những năm
gần đây, là nguyên nhân trực tiếp khiến cho giao nhận vận tải nói chung và giao nhận
vận tải hàng không nói riêng phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và bề sâu.
Mỗi đơn vị kinh tế, mỗi loại hình kinh doanh là một tế bào của xã hội, góp phần
vào sự phát triển chung của đất nước, phù hợp với xu thế thời đại. Bằng sự nhạy bén
và am hiểu về xu thế hội nhập của nền kinh tế, nhiều công ty đã đầu tư vào loại hình
kinh doanh “dịch vụ giao nhận hàng hóa”. Hoạt động này ngày càng phát triển và đóng
góp một phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước.
Công ty Cổ Phần MBF ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang chuyển mình
mạnh mẽ để hội nhập kinh tế Quốc tế, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận
tải hàng hóa quốc tế . Với hướng đi đúng đắn trong những năm qua công ty đã tạo
được niềm tin nơi khách hàng và không ngừng phát triển mặc dù tình hình kinh tế thế
giới từ lúc công ty được thành lập(năm 2010) tới bây giờ đang gặp nhiều khó khăn do
khủng hoảng kinh tế gây ra..
Do thời gian cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết không thể tránh
khỏi những thiếu sót,em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và những lời
khuyên quý báu của các thầy cô giáo để em có thể rút ra những kinh nghiệm bổ ích
cho học tập và làm việc sau này.

1

1




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận với đề tài “Hoàn thiện quy trình giao
hàng xuất khẩu theo phương thức LCL/LCL tại Công ty cổ phần MBF”,em đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình từ thầy cô,bạn bè và các cán bộ nhân viên tại Công ty
Cổ phần MBF.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Th.S Vũ Anh Tuấn đã giúp đỡ em trong suốt quá
trình làm khóa luận.Thầy đã chỉ bảo cho em các kiến thức chuyên sâu về chuyên
ngành cũng như về vấn đề mà em đang nghiên cứu ,qua đó giúp em giải quyết được
những vướng mắc để có thể hoàn thành khóa luận một cách suôn sẻ.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Thương Mại Quốc Tế
trường Đại Học Thương Mại đã trang bị cho em những kiến thức cần thiết trong quá
trình làm luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn các cán bộ,công nhân viên và đặc biệt là Giám đốc công ty Cổ Phần
MBF đã tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành giai đoạn thực tập tốt nghiệp,cũng
như cung cấp cho em mọi số liệu cần thiết để báo cáo thực tập và kháo luận của em
được thuyết phục hơn.
Hà Nội,ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Vân Anh

2

2


MỤC LỤC

3


3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, Việt Nam đang trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu
rộng. Bối cảnh ấy khiến chúng ta quan tâm nhiều hơn đến hoạt động ngoại thương,
đặc biệt là hoạt động xuất khẩu bởi nó đảm bảo sự giao lưu hàng hóa, thông thương
với bạn bè năm châu. Với bối cảnh này, nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng,
khách hàng ngày càng nhiều, các công ty giao nhận ngày phát triển về quy mô và
chất lượng, cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ đa dạng và phong phú. Tính đến thời
điểm hiện tại, Việt Nam hiện có đến hơn một nghìn doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực này, một lượng không nhỏ so với các quốc gia trong khu
vực. Trong đó bao gồm một số các công ty lớn, còn lại đa phần (khoảng 80%)
là các công ty vừa và nhỏ với thời gian hoạt động bình quân là 5 năm.
Trong các hình thức giao nhận thì giao nhận vận chuyển bằng container mà cụ
thể là giao nhận hàng lẻ(LCL) được xem là phổ biến hơn cả. . Có nhiều lý do đưa đến
sự lựa chọn của đa số các doanh nghiệp xuất nhật khẩu đối với loại hình vận
chuyển này.Chẳng hạn,không phải bất cứ lô hàng nào cũng là lô hàng lớn,có để sử
dụng hết tối đa diện tích của 1 container,vì thế nhiều lô hàng được đóng cùng vào một
container là điều tất yếu..Hơn thế nữa,những hoạt động xuất/nhập khẩu hàng lẻ (LCL)
hàng ngày vẫn được diễn ra nhưng ít ai quan tâm đến nó và nhận thấy tầm quan trọng
của nó.
Công ty Cổ Phần MBF là một trong số các công ty tham gia vào lĩnh vực
vận tải,giao nhận và hoạt động được công ty chú ý hơn cả là hoạt động giao
nhận bằng container điển hình trong đó là xuất khẩu hàng lẻ (LCL/LCL). Qua quá
trình thực tập tại công ty, nhận thấy rằng chất lượng của quy trình giao hàng xuất khẩu
theo phương thức LCL/LCL là một vấn đề cần được quan tâm và xem xét. Đơn giản vì
đây là một lĩnh vực rất mới và thu được nhiều lợi ích nếu như Công ty Cổ Phần MBF

hoặc bất cứ một công ty giao nhận nào đó trong nước khia thác được phân khúc thị
trường này thì chắc chắc chỗ đứng của công ty đó trên thị trường giao nhận vận tải sẽ
vững chắc hơn,thị phần theo đó cũng được nâng lên rất nhiều
Nhận thấy điều này, việc nghiên cứu đề tài “hoàn thiện quy trình giao hàng xuất
khẩu theo phương thức LCL/LCL tại công ty Cổ phần MBF” em thấy thật sự cần thiết

4

4


và quan trọng.
1.2.Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động logistics nói chung và hoạt động
giao nhận nói riêng vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ và cần được khai thác, nâng cao,
phát triển. Cho đến nay, đã có khá nhiều đề tài, công trình nghiên cứu của sinh viên,
giảng viên từ các trường đại học, cán bộ từ viện nghiên cứu liên quan đến vấn đề nâng
cao, đổi mới, phát triển hoạt động giao nhận, mà chủ yếu là phương thức vận tải bằng
đường biển. Nhưng khả năng ứng dụng thực tế của các đề tài này chưa thực sự đem lại
hiệu quả cao. Đặc biệt là trong những năm trở lại đây, với các luận văn của khoa
Thương mại quốc tế - trường đại học Thương Mại, ta có thể tìm thấy được một số đề
tài nghiên cứu về mảng giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu. Cụ thể như:
- Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần
thương mại và vận chuyển Châu Giang (Nguyễn Thị Hoài Thanh, năm 2008)
- Hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu vận chuyển bằng đường biển tại
công ty TNHH ELS (Nguyễn Thị Hợp, năm 2009)
-Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container của
công ty TNHH Royal Cargo –Tác giả Hoàng Thị Phương Biên năm 2010
-Hoàn thiên quy trình giao hàng xuất khẩu vận chuyển theo phương thức
container tại công ty vận tải Biển Đông –Tác giả Ngô tiến Tuấn năm 2012

Nhìn chung,các nghiên cứu đều đã đề cập đến hoạt động giao hàng xuất
khẩu,mỗi đề tài tập trung khai thác một vấn đề khác nhau.Tuy nhiên,em thấy những
nghiên cứu về phương thức giao hàng lẻ LCL/LCL thì hầu như không được thực
hiện.Vì thế,bằng những tìm hiểu của bản thân cũng như sự chỉ dạy của thầy hướng
dẫn,em hi vọng bài luận văn của mình sẽ góp phần hoàn thiện đầy đủ hơn những kiến
thức về giao nhận hàng hóa nói chung và phương thức giao nhận hàng lẻ nói riêng.
1.3.Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu,phân tích các số liệu và tình hình hoạt động kinh doanh của
Công Ty Cổ Phần MBF,đề tài nghiên cứu hướng vào việc giải quyết các vấn đề sau:
• Hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến giao nhận vận tải hàng hóa,về quy trình
giao nhận tại các doanh nghiệp Logistics,so sánh, đối chiếu các khái niệm,định
nghĩa,các lý thuyết,các quan điểm từ đó tạo nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng
và đề xuất các giải pháp,kiến nghị sau này.

5

5


•Dựa trên những số liệu chính của công ty cùng với những lý luận đã được
học,phân tích và đưa ra những kết luận phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh ,tình
hình thực tế giao hàng xuất khẩu của công ty ,đặc biệt là hoàn thiện quy trình giao
hàng xuất khẩu theo phương thức LCL/LCL
• Đưa ra những đánh giá tình hình thực tế,,từ đó đề xuất các giải pháp,kiến nghị
nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu theo phương thức LCL/LCL của công
ty Cổ Phần MBF.
1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu của đề tài:quy trifnhgiao hàng xuất khẩu theo phương
thức LCL/LCL của công ty Cổ phần MBF
• Phạm vi nghiên cứu:

+Không gian: Quy trình giao hàng xuất khẩu theo phương thức LCL/LCL tại
công ty cổ phần MBF
+Thời gian:Tìm hiểu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011
đến hết năm 2015.Các giải pháp,đề xuất được giới hạn đến năm 2020.
1.5.Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thu thập dữ liệu
-Dữ liệu thứ cấp:được lấy từ các nguồn:
+Dữ liệu bên trong công ty bao gồm hồ sơ khách hàng,báo cáo tài chính,báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh,các văn bản,quyết định của công ty,các bản lưu hợp
đồng...
+ Dữ liệu bên ngoài:các thông tin từ báo,tạp chí,các website,các tài liệu của cá
nhân và các cơ quan nghiên cứu,thông tin từ các tổ chức,hiệp hội về các hoạt động
giao nhận nói chung và giao nhận hàng lẻ nói riêng
- Dữ liệu sơ cấp:Nguồn dữ liệu này được nghiên cứu qua các phương thức sau:
+ Quan sát: phương pháp sẽ giúp người nghiên cứu thấy rõ quy trình hoạt động
tại công ty, và quan sát này được tiến hành trong quá trình thực tập tại công ty
+ Phỏng vấn trực tiếp: phương pháp này sẽ được thiết kế nhằm giúp người
nghiên cứu thấy rõ được thực trạng thực hiện quy trình giao hàng xuất khẩu
bằng đường biển tại công ty. Đây sẽ là những dữ liệu quan trọng trong quá trình
thực hiện đề tài. Các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp nhằm tìm hiểu sâu hơn về hoạt

6

6


động giao hàng xuất khẩu theo phương thức LCL/LCL. Câu hỏi phỏng vấn đưa ra sẽ
dành cho các nhân viên trong công ty có liên quan đến quy trình giao hàng xuất khẩu
bao gồm 1 nhân viên phụ trách chứng từ, 2 nhân viên phụ trách khách hàng, 1 nhân
viên phụ trách khách hàng và phó giám đốc điều hành công ty. Sau đó từ các dữ liệu

này ta sẽ chắt lọc một cách chi tiết để tạo ra các thông tin hữu ích tùy theo mục đích
nghiên cứu của để tài.
+ Lập phiếu điều tra,lấy ý kiến khách hàng ,lắng nghe ý kiến của họ về thực
trạng giao hàng lẻ tại công ty
• Phương pháp phân tích dữ liệu
Thông qua các kết quả thu được,sàng lọc thông tin,sử dụng các kỹ thuật để
phân tích dữ liệu thống kê,sắp xếp trình bày dữ liệu,xử lý dữ liệu,phiếu điều tra.
1.6.Kết cấu khóa luận
Bài khóa luận của em bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về quy trình giao hàng theo phương thức LCL/LCLtại
các công ty giao nhận
Chương 3:Thực trạng quy trình giao hàng xuất khẩu theo phương thức lcl/lcl
của Công ty Cổ Phần MBF
Chương 4:Định hướng phát triển và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình
giao hàng LCL/LCL của Công ty Cổ Phần MBF

7

7


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO HÀNG THEO
PHƯƠNG THỨC LCL/LCL TẠI CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN
2.1.Khái quát chung về quy trình

giao hàng xuất khẩu theo phương thức

LCL/LCL
2.1.1.Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

2.1.1.1.Khái niệm về giao nhận hàng hóa
Trước hết, theo quy tắc mẫu của FIATA (Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao
nhận) đã đưa ra định nghĩa về dịch vụ giao nhận: “dịch vụ giao nhận được
định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng,
lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch
vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài
chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá”.
Theo điều 136,Luật Thương Mại ban hành ngày 23 tháng 05 năm 1997 thì
“Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi Thương mại, theo đó người làm dịch vụ
giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển , lưu kho, lưu
bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho
người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch
vụ giao nhận khác ( gọi chung là khách hàng) “
Trước kia, việc giao nhận có thể do người gửi hàng( nhà xuất khẩu) người nhận
hàng (nhà nhập khẩu ) hay do người chuyên chở đảm nhiệm và tiến hành. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển của buôn bán quốc tế phân công lao động quốc tế với mức độ và
qui mô chuyên môn hoá ngày càng cao, giao nhận cũng dần dần được chuyên môn
hóa, do các tổ chức, các ngiệp đoàn giao nhận chuyên nghiệp tiến hành và giao nhận
đã chính thức trở thành một Nghề.
Nghề giao nhận trên thế giới đã ra đời cách đây khoảng 500 năm. Năm 1552,
hãng VANSAI đã ra đời ở BADILAY, Thuỵ Sĩ làm công việc giao nhận và kiêm cả
việc vận tải hàng hoá.
Như vậy, nói một cách ngắn gọn: Dịch vụ giao nhận là một dịch vụ liên quan
đến quá trình vận tải nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng hoá từ nơi nhận hàng
đến nơi giao hàng.

8

8



2.1.1.2.Chủ thể trong giao nhận hàng hóa
• Người gửi hàng(Shipper,còn gọi là chủ hàng):là người yêu cầu vận chuyển
hàng hóa đến địa điểm nhất định trong khoảng thời gian cho phép.Mục tiêu của chủ
hàng là sử dụng dịch vụ vận chuyển sao cho tối thiểu hóa chi phí mà hàng vđến với
người nhận đúng thời gian,địa điểm,số lượng,chất lượng.Bởi vậy,người gửi hàng cần
hiểu biết về đặc điểm của các phương án vận chuyển khác nhau ,đặc biệt về thời gian
bốc xếp,vận chuyển,chuyển tải,trao đổi thông tin,chứng từ...trong quá trình vận
chuyển.Đồng thời,người gửi hàng cũng cần có khả năngđàm phán và thương lượng với
người vận chuyển để có được chất lượng vận chuyển cao với giá cả hợp lý.
• Người nhận hàng(Consignee,còn gọi là khách hàng) là người yêu cầu được
nhận hàng hóa đúng địa điểm,thời gian,số lượng,chất lượng và cơ cấu với mức giá
thỏa thuận theo đơn đặt hàng đã thông báo với người gửi hàng.Người nhận hàng quan
tâm tới chất lượng dịch vụ trong mối tương quan với giá cả.
• Người vận chuyển(Carier) là người cung cấp dịch vụ vận chuyển và hướng
tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận(thu cước phí vận chuyển từ khách hàng ở mức cao
nhất có thể).Đồng thời,người vận chuyển cũng cố gắng tối thiểu háo chi phí lao
động,nhiên liệu và phương tiện vận tải.Trong hoạt động của mình,người vận chuyển
được hỗ trợ bởi các đại lý vận tải(transport agent) như người môi giới vận tải(boker)
hay người giao nhận(freight forwader).
• Người giao nhận(freight forwarder) là một người đại lý hoa hồng(comission
agent) thay mặt người xuất nhập khẩu thực hiện các công việc thông thường như
bốc/dỡ hàng hóa,lưu kho hàng hóa,sắp xếp việc vận chuyển trong nước,nhận thanh
toán cho khách hàng của mình.Ngày nay,với sự phát triển của ngành giao nhận vận tải
và mậu dịch quốc tế,người giao nhận còn đảm nhận các vai trò với những công việc
khác nhau như là môi giới hải quan(custom boker),đại lý(agent),lo liệu chuyển tải và
gửi tiếp hàng hóa(transhipment and on-cariage),lưu kho hàng hóa(warehousing),người
gom hàng(cargo consolidator),người chuyên chở(carrier)...
• Các ga, cảng chịu trách nhiệm giao nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, xếp dỡ
• Các công ty đại lý tàu biển là người thay mặt cho người vận chuyển thực

hiện các thủ tục chứng từ liên quan đến giao nhận và vận chuyển hàng hóa
• Công ty bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi

9

9


thường cho hàng hóa nếu có rủi ro xảy ra.
• Ngân hàng là trung gian thực hiện nghiệp vụ thanh toán và bảo lãnh.
• Các cơ quan đại diện cho chính phủ như: Bộ Thương mại, cơ
quan hải quan, cơ quan giám định, cơ quan quản lý ngoại hối, kiểm dịch, y tế,…
2.1.1.3.Đặc điểm của giao nhận hàng hóa
Giao nhận hàng hóa mang những đặc điểm chung của một loại hình dịch vụ, đó
là một sản phẩm vô hình nên không có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất,
không thể cất giữ, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, chất lượng
của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của người được phục vụ.
Tuy nhiên, nó cũng có một số đặc trưng riêng sau:
•Giao nhận hàng hóa không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm đối tượng thay
đổi về mặt không gian, chứ không tác động về mặt kỹ thuật làm thay đổi đối tượng đó
• Nó mang tính thụ động, nó phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu khách hàng, các
quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về luật pháp, thể chế của chính phủ.
• Hơn thế nữa,giao nhận hàng hóa mang tính thời vụ, bởi giao hàng xuất khẩu là
dịch vụ phục vụ hoạt động xuất khẩu nên phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng xuất khẩu.
Mà thường thì hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu mang tính thời vụ, nên hoạt
động này cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ.
• Đặc biệt,giao nhận hàng hóa còn phụ thuộc vào cơ sở vật chất,kinh nghiệm
của người giao nhận.Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ do trong
giao nhận công việc thường xuyên vẫn là làm thủ tục hải quan,môi giới,lưu cước,gom
hàng...và công việc có hoàn thành tốt hay không thì phải phụ thuộc vào kinh

nghiệm,mối quan hệ ..của người giao nhận.
2.1.1.4.Yêu cầu của giao nhận hàng hóa từ phía các doanh nghiệp làm logistic
-Giao nhận hàng hóa phải nhanh gọn:đây là tiêu chí đầu tiên trong ngành dịch
vụ giao nhận.Giao nhận phải tiến hành nhanh gọn để đáp ứng,kịp tiến độ kinh doanh
của các công ty xuất nhập khẩu.
- Giao nhận chính xác,an toàn:Khi tiến hành giao hàng cho khách phải chính
xác về thời gian,địa điểm ,số lượng và chất lượng hàng hóa.
- Bảo đảm chi phí thấp nhất:Việc đảm bảo chi phí thấp sẽ là yếu tố quyết định
việc tối ưu hóa của dịch vụ giao nhận.

10

10


2.1.2.Khái niệm container và phân loại container
2.1.2.1.Khái niệm container
Theo định nghĩa của ISO 668:1995(E),container hàng hóa( freight container)
là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm sau:
• Có hình dáng cố định, bền, chắc, sử dụng được nhiều lần.
• Có cấu tạo đặc biệt để chuyên chở bằng nhiều phương thức và phương tiện
vận tải mà không phải dỡ hàng hóa ra.
• Có thiết bị riêng để di chuyển từ công cụ vận tải này sang công cụ vận tải
khác. Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra khỏi
container.
• Có dung tích bên trong không dưới 1 mét khối.
• Container không phải là một công cụ vận tải hay một bộ phận của phương tiện
vận tải Container không phải là bao bì. Container là một dụng cụ vận tải đặc biệt
2.1.2.2.Phân loại container
* Căn cứ vào kích thước

+ Nhỏ: trọng tải dưới 5 tấn và dung tích dưới 3 m3
+ Trung bình: trọng tải 5-8 tấn và dung tích nhỏ hơn 10 m3
+ Lớn: trọng tải hơn 10 tấn và dung tích hơn 10 m3
* Căn cứ vào vật liệu đóng: thép, nhôm, gỗ dán, nhựa tổng hợp.....
* Căn cứ vào cấu trúc
+ Container kín (Closed container)
+ Container mở (Open container) mở nắp (open-top container ) mở cạnh (openside container ) mở hết (open top open side container)
+ Container khung (Frame container)
+ Container gấp (Tilt container
+ Container phẳng (Flat container): giống như khay hàng
+ Container có bánh lăn (Rolling container): thường được sử dụng khi vận
chuyển bằng tàu Ro-Ro
* Căn cứ vào công dụng của container ,có thể chia thành
+ Container bách hóa (General purpose container): Container bách hóa
thường được sử dụng để chở hàng khô, nên còn được gọi là container khô
(dry container), viết tắt là 20’DC hay 40’DC). Loại container này được sử dụng phổ
biến nhất trong vận tải biển.

11

11


+Container hàng rời (Bulk container):Là loại container cho phép xếp hàng
rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…) bằng cách rót từ trên xuống qua miệng xếp hàng
(loading hatch), và dỡ hàng dưới đáy hoặc bên cạnh (discharge hatch). Loại container
hàng rời bình thường có hình dáng bên ngoài gần giống với container bách hóa, trừ
miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng. Hình dưới đây thể hiện container hàng rời với miệng
xếp hàng (phía trên) và cửa dỡ hàng (bên cạnh) đang mở.
+Container chuyên dụng (Named cargo container) : Là loại thiết kế đặc thù

chuyên để chở một loại hàng nào đó như ô tô, súc vật sống...
+ Container bảo ôn (Thermal container) Được thiết kế để chuyên chở các loại
hàng đòi hỏi khống chế nhiệt độ bên trong container ở mức nhất định. Vách và mái
loại này thường bọc phủ lớp cách nhiệt. Sàn làm bằng nhôm dạng cấu trúc chữ T (Tshaped) cho phép không khí lưu thông dọc theo sàn và đến những khoảng trống không
có hàng trên sàn.
Container bảo ôn thường có thể duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Thực tế
thường gặp container lạnh (refer container)
+Container bồn (Tank container) :Container bồn về cơ bản gồm một khung
chuẩn ISO trong đó gắn một bồn chứa, dùng để chở hàng lỏng như rượu, hóa chất,
thực phẩm… Hàng được rót vào qua miệng bồn (manhole) phía trên mái container, và
được rút ra qua van xả (Outlet valve) nhờ tác dụng của trọng lực hoặc rút ra qua miệng
bồn bằng bơm.
2.1.3.Nguyên tắc giao nhận hàng hóa theo phương thức LCL/LCL
2.1.3.1.Khái niệm về hàng lẻ (LCL)
Trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá, LCL viết tắt của cụm từ tiếng
Anh: Less than Container Load, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container. Cụm
từ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng
nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác.
Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp,
phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới
cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation.
Hàng LCL (còn gọi là hàng lẻ, hay hàng consol) được phân biệt với hàng FCL

12

12


(Full Container Load), tức là hàng đủ xếp nguyên container, mà không cần ghép với lô
hàng khác.

2.1.3.2.Nguyên tắc giao nhận hàng hóa theo phương thức LCL/LCL
-Việc giao nhận hàng tại cảng là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa
người được ủy thác và chủ hàng
-Việc xếp dỡ trong phạm vi cảng là do cảng thực hiện
-Cảng không chịu trách nhiệm khi hàng đxa ra khỏi kho ,bãi
-Khi được ủy thác,cảng nhận hàng bằng phương thức hàng LCL/LCL thì phải
giao bằng phương thức LCL/LCL
-Chủ hàng hay người được ủy thác phải xuất trình giấy tờ hợp lệ khi nhận hàng
2.2.Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu theo phương thức LCL/LCL tại doanh
nghiệp giao nhận
Các bước của quy trình giao hàng xuất khẩu theo phương thức LCL/LCL tại các
doanh nghiệp giao nhận:
Nhận
Nhận yêu
yêu cầu
cầu của
của khách
khách hàng
hàng

Giao
Giao lô
lô hàng
hàng lẻ
lẻ tại
tại trạm
trạm giao
giao nhận
nhận hàng
hàng lẻ

lẻ

Tiến hành
hành thuê
thuê tàu
tàu và
và vận
vận chuyển
chuyển container
container rỗng
rỗng về
về trạm
trạm giao
giao nhận
nhận hàng
hàng lẻ
lẻ để
để chuẩn
chuẩn bị
bị gom
gom hàng
hàng
Tiến
Chuẩn bị
bị các
các giấy
giấy tờ
tờ cần
cần thiết
thiết và

và làm
làm thủ
thủ tục
tục hải
hải quan
quan
Chuẩn
Tổ chức
chức giao
giao hàng
hàng cho
cho tàu
tàu
Tổ
Hoàn thiện
thiện bộ
bộ chứng
chứng từ
từ
Hoàn
Quyết toán,báo
toán,báo cáo,lưu
cáo,lưu hồ
hồ sơ

Quyết

13

13



2.2.1.Nhận yêu cầu của khách hàng
Khi chủ hàng muốn thông qua dịch vụ giao nhận để xuất khẩu hàng hóa đầu tiên
họ phải liên hệ với công ty giao nhận.Sau đó,họ sẽ cung cấp cho công ty giao nhận đầy
đủ các thông tin về hàng hóa như là đại điểm giao nhận,số lượng hàng hóa,người nhận
hàng,thỏa thuận mức phí....Khi hai bên đã đưa ra một sự thống nhất,một hợp đồng giao
nhận được hình thành và người giao nhận sẽ nhận toàn bộ giấy tờ của hàng hóa về
người gửi hàng bao gồm chứng từ hàng hóa,thông tin về số lượng,chất lượng,quy cách
hàng từ người xuất khẩu.
Vì là hàng lẻ (LCL) nên sẽ xuất hiện rất nhiều người xuất khẩu và chỉ có một
người giao nhận duy nhất.
2.2.2.Giao lô hàng lẻ tại trạm giao nhận hàng lẻ
Tại trạm giao nhận hàng lẻ (CFS) ,trạm này có thể là cơ sở vật chất của công ty
giao nhận hoặc do họ thuê, các chủ hàng sẽ mang hàng hóa của mình đến để công ty
giao nhận có thể tập hợp lại.Sau đó,họ sẽ được cấp phát vận đơn gửi hàng (B/L).
2.2.3.Tiến hành thuê tàu và vận chuyển container rỗng về trạm giao nhận hàng lẻ
để chuẩn bị gom hàng
Bộ phận giao hàng xuất khẩu của công ty cần căn cứ vào kích cỡ của hàng hóa
xuất khẩu để có thể chuẩn bị chủng loại,số lượng conatiner sao cho phù hợp với số
lượng hàng hóa cần vận chuyển,đồng thời phải tiến hành kiểm kê hàng hóa lần cuối
cùng để tạo điều kiện cho việc bố hàng lên container một cách nhanh chóng.Công ty
liên hệ với hãng tàu để làm thủ tục lưu khoang .
Sau khi đã chuẩn bị được container(rỗng) ,container sẽ được vận chuyển về CFS
để quá trình đóng hàng được diễn ra thuận lợi hơn.Hàng hóa sau khi được đưa vào
cont,sẽ được niêm phong ,kẹp chì và được tập hợp vào bãi..Chuẩn bị cho quá trình
giao hàng.
2.2.4.Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và làm thủ tục hải quan
Giai đoạn chuẩn bị các loại giấy tờ hải quan được diễn ra trước khi hàng được
vận chuyển tới cảng.Các giấy tờ hải quan cần chuẩn bị :tờ khai hải quan,hóa đơn

thương mại,vận đơn,bảng kê chi tiết hàng hóa,giấy kiểm dịch(nếu có)....Các giấy tờ
này được lập thành 1 bản tiếng việt và 1 bản tiếng anh.
Đến khi hoàn thành,chủ hàng cần phải thực hiện công đoạn gửi thư điện tử cho

14

14


cơ quan thông quan trước khi mang tờ khai ra làm việc trực tiếp với cơ quan để có cơ
sở đối chiếu và phát hiện sai sót.Trước khi tàu rời cảng 8 tiếng,đòi hỏi công tác làm
thủ tục thông quan phải được hoàn tất.Khi các thủ tục được hoàn tất,cơ quan hải quan
cho phép hàng hóa được thông quan.
2.3.5.Tổ chức giao hàng cho tàu
Sau khi hàng hóa được thông quan,cont sẽ được bốc lên tàu bằng một hệ thống
cẩu giàn,hoặc cẩu di động..
Hàng sau khi được bố lên tàu một cách an toàn thì người chủ hàng,lúc này sẽ
nhận được vận đơn của thuyền trưởng đó là “vận đơn đã xếp hàng”.
2.3.6.Hoàn thiện bộ chứng từ
Sau khi hàng đã được bốc lên tàu và đang được tiến hành vận chuyển đến cho
người nhận thì lúc này,chủ hàng(mà thực chất là người giao nhận) sẽ gửi chứng từ hay
nói cách khác là giấy tờ thông quan của hàng hóa (người giao nhận đã chuẩn bị) và các
thông tin cho đại lý giao nhận của công ty giao nhận ở nước ngoài.Theo đó,người giao
nhận ở cảng đến sẽ chịu trách nhiệm nhận hàng khi hàng cập cảng.
Bộ chứng từ xuất khẩu hàng hóa bao gồm:
1.Tờ khai hải quan: 02 bản chính (01 bản dành cho người xuất khẩu, 01 bản
dành cho hải quan lưu hồ sơ)
2.Hợp đồng ngoại thương: 01 bản chính
3.Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản chính
4. Phiếu đóng gói (Packing list): 01 bản chính

5. Lệnh giao hàng (D/O)
6.Vận đơn (B/L)
7.Giấy phép đăng ký kinh doanh
.......
Mua bảo hiểm cho hàng hóa:người giao nhận sẽ liên hệ với công ty bảo hiểm để
tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa
2.3.7.Quyết toán,báo cáo,lưu hồ sơ
Sau khi có vận đơn nhanh chóng lập hóa đơn,hối phiếu,phiếu đóng gói,giấy
chứng nhận chất lượng...để xuất trình cho ngân hàng và ngân hàng sẽ thanh toán ,trong
trường hợp ngưởi gửi hàng(thực sự) ủy quyền thanh toán cho ngân hàng.
Hoặc là thanh toán trực tiếp giữa người giao nhận và chủ hàng(thực sự)nếu như

15

15


giữa hai bên có sự thỏa thuận từ trước.
2.4.Các chứng từ cần thiết trong giao hàng xuất khẩu theo phương thức
LCL/LCL
• Vận đơn của người gom hàng(House Bill of Lading)
Người gom hàng trên danh nghĩa là người chuyên chở sẽ ký phát cho người chủ
hàng lẻ của mình. Trong vận đơn này cũng có đầy đủ các thông tin chi tiết cần thiết về
người gửi hàng (người xuất khẩu), người nhận hàng (Người nhập khẩu). Người nhận
hàng lẻ sẽ xuất trình vận đơn của người gom hàng lẻ cho đại diện hoặc đại lý của
người gom hàng tại cảng đích để được nhận hàng.
Vận đơn người gom hàng vẫn có thể dùng trong thanh toán, mua bán và giao
dịch. Song để tránh trường hợp ngân hàng không chấp nhận vận đơn của người gom
hàng là chứng từ thanh toán, người xuất khẩu nên yêu cầu người nhập khẩu ghi trong
tín dụng chứng từ "vận đơn người gom hàng được chấp nhận" (House Bill of Lading

Acceptable).
• Vận đơn thực của người chuyên chở.
Người chuyên chở thực sau khi nhận container hàng hóa của người gom hàng sẽ
ký phát vận đơn cho người gom hàng theo cách gửi hàng nguyên container
(FCL/FCL). Trên vận đơn, người gửi hàng là người gom hàng, người nhận hàng là
đại diện hoặc đại lý của ngưòi gom hàng ở cảng đích.
• Bảng kê chi tiết hàng hóa (Cargo List)
Đây chính là bảng kê các hàng hóa gửi đi.Bảng kê là do chủ hàng(người giao
nhận) lập và xuất trình cho người đại diện của hãng tàu.
• Đơn lưu khoang(Booking Note)
Văn bản của người thuê tàu gửi hãng tàu (người chuyên chở) yêu cầu dành chỗ
trên tàu để vận chuyển hàng hóa.Đơn lưu khoang thường được các hãng tàu in sẵn
thành mẫu đơn và đưa cho người thuê điền vào các khoản mục.
Ngoài ra còn một số chứng từ phụ khác như là: giấy chứng nhận chất lượng
hàng hóa,giấy chứng nhận giám định,sơ đồ xếp hàng....
2.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình giao hàng xuất khẩu theo phương thức
LCL/LCL
2.5.1.Nhân tố môi trường bên trong
2.5.1.1. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc

16

16


Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận bao gồm như văn phòng,
kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hoá,... Để
tham gia hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, nhất là
trong điều kiện container hoá như hiện nay, người giao nhận cần có một cơ sở hạ tầng
với những trang thiết bị và máy móc hiện đại để phục vụ cho việc gom hàng, chuẩn bị

và kiểm tra hàng. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, người giao
nhận đã có thể quản lý mọi hoạt động của mình và những thông tin về khách hàng,
hàng hoá qua hệ thống máy tính và sử dụng hệ thống truyền dữ liệu điện tử (EDI). Với
cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại người giao nhận sẽ ngày càng tiếp cận gần hơn
với nhu cầu của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài.
2.5.1.2. Lượng vốn đầu tư
Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, máy móc thiếu hoàn chỉnh và không đầy đủ
sẽ gây khó khăn và trở ngại cho quá trình giao nhận hàng hoá. Tuy nhiên, để có thể
xây dựng cơ sở hạ tầng và sở hữu những trang thiết bị hiện đại, người giao nhận cần
một lượng vốn đầu tư rất lớn. Song không phải lúc nào người giao nhận cũng có khả
năng tài chính dồi dào. Cho nên với nguồn tài chính hạn hẹp người giao nhận sẽ phải
tính toán chu đáo để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật một cách hiệu quả bên cạnh việc
đi thuê hoặc liên doanh đồng sở hữu với các doanh nghiệp khác những máy móc và
trang thiết bị chuyên dụng.
2.5.1.3. Trình độ người tổ chức điều hành, tham gia quy trình
Một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng
xuất nhập khẩu theo phương thức LCL/LCL là trình độ của người tổ chức điều hành
cũng như người trực tiếp tham gia quy trình. Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hoá
có diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhất để đưa hàng hoá đến nơi khách hàng yêu
cầu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp
vào quy trình. Nếu người tham gia quy trình có sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh
vực này thì sẽ xử lý thông tin thu được trong khoảng thời gian nhanh nhất. Không
những thế chất lượng của hàng hoá cũng sẽ được đảm bảo do đã có kinh nghiệm làm
hàng với nhiều loại hàng hoá khác nhau.
Vì thế, trình độ của người tham gia quy trình bao giờ cũng được chú ý trước
tiên, nó là một trong những nhân tố có tính quyết định đến chất lượng quy trình nghiệp
vụ giao nhận và đem lại uy tín, niềm tin của khách hàng.

17


17


2.5.2.Nhân tố môi trường bên ngoài
2.5.2.1. Tình hình quốc tế.
Trong xu thế toàn cầu hóa thì phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng, vì vậy
mà sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởng
nhất định đến hoạt động kinh tế trong nước. Lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế nói
chung và giao nhận hàng hóa theo phương thức LCL/LCL nói riêng là lĩnh vực trực
tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân
tố ở nước ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính
sách xuất nhập khẩu, tình hính lạm phát, thất nghiệp hay tăng trưởng và suy thoái kinh
tế… của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động giao nhận hàng hóa .Quan trọng nhất
phải kể đến tình hình tự do hóa dịch vụ vận tải biển trong Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) đặc biệt là khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức này.
Trong khi tốc độ tự do hóa thương mại đang được các tổ chức,hiệp hội như Diễn đàn
hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN),hết sức ủng hộ thì các quốc gia lại có phần né tránh và bảo hộ nền vận tải
của nước mình.
2.5.2.2. Các chính sách và quy định của nhà nước.
Thông qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà nước thiết lập môi trường
pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của các doanh nghiệp nên nó có ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế theo phương thức LCL/LCL .
Các chính sách khác của Nhà nước như chính sách tỷ giá hối đoái, xây dựng các
mặt hàng chủ lực, trực tiếp gia công xuất khẩu, đầu tư cho xuất nhập khẩu, lập các khu
chế xuất, các chính sách tín dụng xuất nhập khẩu ... cũng góp phần to lớn tác động tới
tình hình xuất nhập khẩu của một quốc gia. . Bên cạnh các chính sách trên, nhóm các
chính sách hỗ trợ mang tính thể chế - tổ chức, các khung pháp lý và hệ thống hành
chính cũng là một trong các nhân tố tác động trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu hàng
hóa theo phương thức LCL/LCL

Những thay đổi cơ bản trong quản lý quá trình xuất nhập khẩu của Nhà nước
cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt là từ khi ra đời Nghị định
57/1998NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành thì
quyền tự do kinh doanh của thương nhân được mở rộng tạo ra một bước tiến mới, họ
được quyền kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật cho phép, tạo ra một môi trường

18

18


kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Thủ tục xin phép đăng ký kinh doanh
xuất nhập khẩu trực tiếp với những điều kiện ràng buộc về vốn, tiêu chuẩn, nghiệp
vụ ... đối với doanh nghiệp đã được dỡ bỏ. Từ khi thi hành nghị định này ( 1/9/1998 )
nước ta đã có hơn 30.000 doanh nghiệp được quyền tham gia kinh doanh xuất nhập
khẩu, sự tăng lên về con số này khó tránh khỏi tình trạng tranh mua, tranh bán, giá cả
cạnh tranh, ép giá, dìm giá , làm cho nhiều doanh nghiệp bước đầu chưa tìm được lối
thoát nên hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa còn thấp.
Đối với chính sách về hải quan, nếu như trước đây, bên hải quan sẽ giúp chủ hàng
khai hải quan, thì bây giờ trách nhiệm khai hải quan thuộc về chủ hàng. Điều này khiến
dịch vụ khai thuê hải quan rất phát triển, mà người thành thạo trong lĩnh vực này không
ai khác là người giao nhận. Từ đó vị trí của người giao nhận càng được nâng cao.
2.5.2.3.Mối quan hệ của công ty với các bên liên quan
- Nhà nhập khẩu:Khi quy trình giao hàng xuất khẩu kéo dài hơn so với thời gia
quy định trong hợp đồng thì người nhập khẩu có tác động rất lớn đến mức độ hoàn
thành của quy trình.Một số nhà nhập khẩu có đơn vị ủy thác nhập khẩu tại Việt Nam
thì sẽ có rất nhiều thuân lợi để nang cao quy trình giao hàng.Khi có đơn vị ủy thác đơn
vị nhập khẩu sẽ có thể cử đại diện theo dõi,giám sát trực tiếp quy trình giao hàng nhằm
tránh những rủi ro và tổn thất không đáng có.
- Cơ quan hải quan:Công tác làm thủ tục hải quan là một trong những nghiệp vụ

phức tạp và mất nhiều thời gian của quy trình.Công ty phải hoàn thiện bộ chứng từ
hoàn hảo,không gặp bất kỳ sai sót nào thì hàng hóa mới có thể thông quan.Hoạt động
kiểm qua lô hàng xuất khẩu cũng là những hoạt động mang tính nhạy cảm cao,sự hợp
tác và thiện chí của cả hai bên sẽ giúp công việc được tiến hành thuận lợi hơn.
2.5.2.4.Tình hình xuất khẩu trong nước
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa có quan hệ mật hiết với hoạt động giao nhận
hàng hóa.Lượng hàng hóa xuất khẩu có dồi dào,người giao hàng mới có hàng để
giao ,sản lượng và giá trị hàng hóa mới tăng,ngược lại hoạt động giao hàng không thể
phát triển.Có thể nói,quy mô của hoạt động XK phản ánh quy mô của hoạt động giao
hàng xuất khẩu theo phương thức LCL/LCL.

19

19


CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG
THỨC LCL/LCL CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MBF
3.1.Tổng quan về công ty cổ phần MBF
3.1.1.Khái quát về công ty
•Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN MBF
•Tên công ty bằng tiếng Anh: MBF Joint Stock Company
•Trụ sở chính : Phòng 101A, số 30 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội,
Việt Nam.
•Chi nhánh:Phòng 615,tòa nhà 133,ngõ 131,Thái Hà,Đống Đa,Hà Nội
•Tên giao dịch: MBFC ., JSC
•Mã số thuế:0105040296
•Đại diện pháp luật: Nguyễn Thu Thủy
•Ngày cấp giấy phép: 13/12/2010

•Ngày hoạt động: 07/12/2010 (Đã hoạt động 5 năm)
•Điện thoại: + 84-4-39449616
•FAX: + 84-4-39449616
•E-mail:
3.1.2.Lịch sử hình thành
Dịch vụ logistics là một lĩnh vực có nhiều ý nghĩa hết sức quan trọng trong sản
xuất và lưu thông hàng hóa, mang lại rất nhiều việc làm cho người lao động, lượng

20

20


vốn đầu tư đòi hỏi không nhiều nhưng lại thu được lợi nhuận cao. Hàng năm chi phí
cho dịch vụ này chiếm 15% GDP, đạt khoảng 8 đến 12 tỷ USD tại thị trường Việt
Nam. Hơn thế nữa,trong thời điểm hiện tại(năm 2010),Logistic là một ngành khá là
mới mẻ và với điều kiện tự nhiên của Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ cơ hội để phát
triển lĩnh vực này.Nhận thấy tiềm năng này của ngành Logistics,cán bộ,lãnh đạo của
công ty đã quyết định thành lập công ty cổ phần MBF vào ngày 07/12/2010 theo:
-Luật đầu tư số 59/2005/QH11, được Quốc Hội khóa XI kì họp thứ 8 thông qua
ngày 29/11/2005.
- Luật thương mại số 36/2005/QH 11 được Quốc Hội khóa XI kì họp thứ 7
thông qua ngày 14/6/2005.
- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH 11 được Quốc Hội khóa Xi kì họp thứ 8
thông qua ngày 29/11/2005.
- Các văn bản khác quy định về điều kiện kinh doanh cảng nội địa (ICD), kho
ngoại quan, vận tải đa phương thức…
3.1.3.Lĩnh vực kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần MBF là công ty cung cấp dịch vụ
giao nhận vận tải bằng đường biển bao gồm:

• Hàng FCL và hàng LCL,
• Bằng đường hàng không,
• Bằng vận tải liên hợp
* Ngoài ra công ty cũng cung cấp các dịch vụ giao nhận vận tải xuất nhập khẩu
quốc tế như:
• Vận tải bằng đường biển
• Vận tải bằng đường hàng không
• Vận tải liên hợp
* Các dịch vụ hỗ trợ khác như:
• Dịch vụ hải quan
• Dịch vụ giám định hàng hoá
• Dịch vụ chuyển hàng nội địa
• Dịch vụ kho bãi
3.1.4.Cơ cấu tổ chức của công ty
• Số lượng nhân viên:40 nhân viên

21

21


• Chia làm 3 bộ phận: bộ phận kế toán-tài chính ,bộ phận nhân sự-hành
chính,bộ phận xuất-nhập khẩu..Trong đó:
+Bộ phận kế toán-tài chính
+Bộ phận hành chính -nhân sự
+Bộ phận xuất-nhập khẩu

22

22



Bảng 1:Tình hình nhân sự tại công ty Cổ Phần MBF (2010-2015)
Năm
Trình độ
Trên đại học
Đại học
Trình độ trung
cấp,cao đẳng
Lao động phổ
thông(nhân viên
kho)

2010

2011

2012

2013

2014

2015

3
10

4
11


4
14

4
14

5
16

5
16

5

5

4

5

5

5

7

7

8


8

10

14

Tổng cộng

25

27

30

31

36

40

Nhìn chung,số lượng nhân viên của công ty tăng đều qua các năm và trình độ thì
cũng được tăng lên theo số lượng nhân viên.Đặc biệt,năm 2014 là năm có sự đột phá
về nhân viên nhất( số lượng nhân viên tăng thêm đến 5 người) .Đây cũng là năm mà
MBF thay đổi chiến lượn kinh doanh của mình,thay vì chỉ hoạt động trong thị trường
nội địa,trong các nước ở thị trường Châu Á,Đông Nam Á,công ty đã quyết định vươn
mình ra các nước châu Âu,châu Mỹ.
MBF là công ty rất khắt khe trong vấn đề tuyển dụng nhân sự.Mỗi ứng
viên,muốn đứng vào hàng ngũ của MBF đều phải có một khả năng nhất định ở một
lĩnh vực nào đó cũng như là đã có kinh nghiệm làm việc.

•Bộ máy hành chính của công ty

Giám đốc

Phòng kinh
doanh-xuất
nhập khẩu

Phòng hành
chính-nhân sự

Phòng tài vụ-kế
toán

(Nguồn:Phòng hành chính nhân sự)

23

23


• Nhiệm vụ,chức năng
□ Phòng hành chính-nhân sự
• Tuyển dụng, quản lý nhân lực, điều động, thuyên chuyển người lao động.
• Giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động theo luật định và quy
chế công ty.
• Là thành viên thường trực trong hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật, HĐ
lương, khoa học kỹ thuật
□ Phòng tài vụ-kế toán
• Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám

đốc trình HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
• Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của Công ty, chủ trì
tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả
vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty;
• Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết
toán theo đúng quy định.
□ Phòng kinh doanh-xuất,nhập khẩu
• Thực hiện các hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng
và nhà cung cấp...
• Hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa như: Hợp đồng mua
bán, bộ chứng từ vận chuyển, bộ chứng từ xuất nhập khẩu, các thủ tục thanh toán, các
thủ tục giao nhận hàng hóa
• Kết hợp cùng với kế toán, thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các bảo lãnh
ngân hàng.
•Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu với số
lượng thực tế tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa.
• Quản lý, theo dõi các đơn hàng, hợp đồng. Phối hợp với các bộ phận có liên
quan để đảm bảo đúng tiến độ giao hàng cũng như nhận hàng.
• Thực hiện việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu theo
chiến lược công ty đã đề ra

24

24


• Thường xuyên liên lạc, chăm sóc và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và
nhà cung cấp. Thu thập và đánh giá thông tin phản hồi từ khách hàng, thị trường, đối
thủ cạnh tranh.
• Tham mưu chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu với ban giám đốc đồng

thời lập báo cáo nội bộ và báo cáo với các cơ quan nhà nước có liên quan...
3.2. Kết quả kinh doanh của công ty
3.2.1.Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2015
3.2.1.1.Tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2011-2015
Bảng 2:doanh thu,chi phí,lợi nhuận của công ty MBF giai đoạn 2011-2015 Đơn
vị:triệu đồng
Tốc độ tăng trưởng (%)

Chỉ tiêu
Doanh thu

Chi phí

Lợi nhuận

Năm
2011
2012
2013
2014
2015

11.252,78
14.568,50
15.745,68
17.133,64
21.805,62

Doan
h thu


Chi Phí

Lợi
nhuận

10.259,46
993,32
13.485,61
1082,89
129,47 131,45
109,02
14.563.46
1182,40
108,08 107,99
109,19
15.860,50
1488,03
116,19 108,91
125,85
19.998,24
1807,38
127,27 126,09
121,46
(Nguồn:Phòng tài chính-kế toán công ty cổ phần MBF)

• Nhận xét: Qua bảng ta thấy được lợi nhuận của công ty tăng dần qua các
năm..Trên thực tế,mức lợi nhuận này không hẳn là cao,tuy nhiên,nhìn vào mức tương
quan giữa doanh thu và chi phí thì rõ ràng quy trình hoạt động hiện tại của công ty rất
có hiệu quả

3.2.1.2.Hoạt động vận tải với khách hàng quốc tế
•Khối lượng hàng hóa xuất-nhập khẩu của công ty giai đoạn 2011- 2015
Bảng 3:Tỷ lệ hoàn thành hoạt động vận tải với khách hàng quốc tế so với kế hoạch
(2011-2015)
Đơn vị :Tấn
Năm
2011
2012
2013
2014
2015

25

Kế hoạch
150.000
170.000
200.000
240.000
320.000

Thực hiện
Tỷ lệ(%)
148.650
99,10%
198.500
116,77%
219.600
109,80%
265.320

110,55%
341.956
106,86%
(Nguồn:Phòng tài chính công ty cổ phần MBF)

25


×