Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.32 KB, 31 trang )

[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

MỤC LỤC

Nhóm 4 – K24H

Trang 1/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, tính cạnh tranh của một quốc gia, một ngành kinh tế, hay
một sản phẩm là một vấn đề quan tâm hàng đầu của Chính phủ và các
ngành công nghiệp khi bước vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực thế
giới. Vấn đề này đã được rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu, sơ khai
trong các lý thuyết cổ điển và dần hoàn thiện trong các lý thuyết mới.
Một trong số đó phải kể tới Michael Porter – cha đẻ của lợi thế cạnh
tranh, với lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia (National Competitive
Advantage). Đây được xem là lý thuyết tiếp cận thương mại quốc tế toàn
diện, đầy đủ nhất, kết hợp được các cách giải thích khác nhau trong các
lý thuyết thương mại quốc tế trước đó và đồng thời đưa ra một khái
niệm khá quan trọng : lợi thế cạnh tranh quốc gia. Cũng chính vì điểm
tiến bộ đó, rất nhiều quốc gia, nhiều ngành kinh tế, nhiều sản phẩm đã
vận dụng lý thuyết này để tạo tính cạnh tranh cho mình.
Việt Nam trên con đường hội nhập vào nên kinh tế toàn cầu hoá,
hầu hết các ngành kinh doanh, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều phải
đối mặt với bài toán về năng lực cạnh tranh, làm thế nào để có thể tạo ra
ưu thế vượt trội, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên
thương trường quốc tế. Hiện nay những thương hiệu mang tầm quốc tế
của Việt Nam có thể nói là đếm trên đầu ngón tay, chưa kể việc các


doanh nghiệp Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các
thương hiệu nổi tiếng nước ngoài đã, đang và sẽ thâm nhập vào thị
trường nước ta. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt còn kém
ngay trên sân nhà chứ chưa kể đến môi trường quốc tế. Ngành sản xuất
lúa gạo là một ví dụ điển hình. Việt Namlà một nước hàng đầu thế giới
về xuất khẩu lúa gạo nhưng những thương hiệu nổi tiếng lại thuộc về
những quốc gia láng giềng ngay trong khu vực Đông Nam Á như Thái
Lan, Campuchia. Với những áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ những đối
thủ đã khẳng định được vị thế , hay ngay cả những đối thủ mới như vậy,
các nhà hoạch định chính sách Nông nghiệp Việt Nam đang cùng với
các nhà khoa học trong và ngoài nước đề xuất các hướng đi trong tương
lai nhằm tạo dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Cùng với đó là cơ hội và thách thức nào cho lúa gạo Việt
Nam khi gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Nhóm 4 – K24H

Trang 2/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

Với đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh của Ngành lúa gạo
Việt Nam theo mô hình kim cương của Michael Porter” nhóm mong
muốn đưa ra phần nào những nhìn nhận rõ hơn về năng lực cạnh tranh
và các đề xuất chiến lược, giải pháp cho ngành lúa gạo Việt Nam trong
thời gian tới nhằm đưa thương hiệu gạo Việt Nam lên tầm quốc tế.
Nhóm tiểu luận xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn của
T.S Trương Đức Lực trong quá trình thực hiện bài tiểu luận. Tuy nhiên
do kiến thức và tài liệu còn hạn chế nên nhóm khó tránh khỏi những sai
sót nên rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của Thầy.


Nhóm 4 – K24H

Trang 3/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH KIM CƯƠNG
CỦA MICHAEL PORTER VÀ TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LÚA
GẠO THẾ GIỚI
1.1. Lý thuyết về mô hình kim cương của Michael Porter
Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành,
quốc gia mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương
trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các
đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Mục đích của lý thuyết này là giải thích tại
sao một số quốc gia lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số
sản phẩm, hay nói khác đi tại sao lại có những quốc gia có lợi thế cạnh
tranh về một số sản phẩm. Lý thuyết này được xây dựng dựa trên cơ sở
lập luận rằng khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay phụ thuộc
vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành của quốc gia đó.Theo
lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của
4 nhóm yếu tố. Mỗi liên kết của nhóm này tạo thành mô hình kim
cương. Các nhóm yếu tố đó bao gồm:

Biểu đồ 1.1: Mô hình kim cương của Michael Porter
1

Điều kiện các yếu tố sản xuất


Điều kiện về các yếu tố sản xuất chính bao gồm sự phân cấp của các
yếu tố sản xuất, phân biệt giữa các yếu tố cơ bản (ví dụ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý và nhân khẩu học) và các yếu tố
tiên tiến (ví dụ, hạ tầng truyền thông, lao động có kỹ năng và trình độ
cao, các thiết bị nghiên cứu, và bí quyết công nghệ). Các yếu tố tiên tiến
đóng vai trò hết sức quan trọng trong lợi thế cạnh tranh. Mối quan hệ
Nhóm 4 – K24H

Trang 4/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

giữa các yếu tố tiên tiến và cơ bản là mối quan hệ phức hợp. Các nhân tố
cơ bản có thể cung cấp lợi thế ban đầu mà sau đó sẽ được củng cố và mở
rộng thông qua đầu tư vào các yếu tố tiên tiến. Ngược lại, bất lợi về các
yếu tố cơ bản có thể tạo ra những áp lực phải đầu tư vào các yếu tố tiên
tiến.
2

Các điều kiện về Cầu

Porter nhấn mạnh tới vai trò của cầu trong nước trong việc giúp
nâng cao lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Thông thường, các công ty
thường tỏ ra nhạy cảm nhất với những nhu cầu của những khách hàng ở
gần với họ nhất. Do đó, những đặc điểm của nhu cầu thị trường trong
nước đặc biệt quan trọng trong việc định hình các thuộc tính của các sản
phẩm được chế tạo trong nước và trong việc tạo ra sức ép cho sự sáng
tạo đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm. Porter lập luận rằng các
công ty của một nước giành được lợi thế cạnh tranh nếu những người

tiêu dùng trong nước của họ có được sự sành sỏi và đòi hỏi cao. Những
người tiêu dùng như vậy sẽ tạo ra một sức ép lên các công ty trong nước
phải đáp ứng những tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm cũng như
phải sản xuất ra những mẫu mã sản phẩm mới.
3

Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan

Thuộc tính lớn thứ ba trong lợi thế cạnh tranh quốc gia về một
ngành là sự hiện diện của các ngành hỗ trợ và liên quan có sức cạnh
tranh quốc tế. Những lợi ích của việc đầu tư vào các yếu tố sản xuất tiên
tiến bởi các ngành hỗ trợ và liên quan có thể sẽ lan tỏa sang một ngành,
từ đó giúp ngành này đạt được một vị trí cạnh tranh vững mạnh trên thế
giới. Đây là một trong những kết quả có tính lan tỏa đáng chú ý nhất
trong nghiên cứu của M.Porter. Tuy nhiên, trên phạm vị toàn thế giới, sự
tập hợp này còn mang tính lẻ tẻ vả rời rạc.
4

Chiến lược cấu trúc Ngành và đối thủ cạnh tranh

Thuộc tính thứ tư của lợi thế cạnh tranh quốc gia trong mô hình của
M.Porter đề cập về nội dung chiến lược, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh
trong phạm vi một quốc gia. Ở đây, Porter chỉ ra hai điểm quan trọng.
Thứ nhất, các quốc gia khác nhau được đặc trưng bởi các triết lý quản lý
Nhóm 4 – K24H

Trang 5/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]


khác nhau giúp hoặc không giúp được gì cho họ trong việc tạo dựng lợi
thế cạnh tranh quốc gia.Điểm thứ hai mà Porter chỉ ra trong nội dung
này là sự liên hệ chặt chẽ giữa mức độ cạnh tranh mãnh liệt trong nước
và sự sáng tạo và trường tồn của lợi thế cạnh tranh trong một ngành.
Mức độ cạnh tranh mạnh mẽ trong nước khiến các công ty phải tìm kiếm
các cách cải tiến hiệu quả sản xuất, từ đó làm cho họ trở nên có sức
mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đối thủ cạnh tranh trong nước
tạo ra sức ép cho sự cải tiến, sáng tạo, nâng cao chất lượng, giảm chi phí
và đầu tư vào việc nâng cấp các yếu tố tiên tiến.
Ngoài ra còn có hai yếu tố khác có thể tác động tới bốn yếu tố cơ
bản trên, đó là : chính sách của Chính phủ và cơ hội. Michael Porter cho
rằng thành công hay hay thất bại của một quốc gia trong một ngành công
nghiệp cạnh tranh quốc tế phụ thuộc vào sự hiện diện và mức độ tinh vi
của các nhân tố quyết định trong “mô hình kim cương” và một quốc gia
chỉ thành công khi nó khai thác được những thuận lợi và nâng cấp được
lợi thế để vượt qua những bất lợi về các nhân tố. Lợi thế cạnh tranh lâu
dài chỉ có thể đạtđược nhờ đổi mới và nâng cấp liên tục lợi thế cạnh
tranh.
1.2. Tổng quan về ngành lúa gạo trên thế giới
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế

giới

Theo thống kê của Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới
FAO, vào năm 2008- năm cuối khủng hoảng lương thực thế giới, toàn
thế giới đã sản xuất được 457 triệu tấn gạo, tổng tiêu thụ đạt 355 triệu
tấn, trong đó, xuất khẩu gạo đạt 31 triệu tấn và nhập khẩu gạo trên toàn
thế giới đạt 30 triệu tấn. Tính trên đầu người, trung bình mỗi người dân
được cung cấp 53 kg gạo/năm, năng lượng cung cấp từ gạo đạt 544

Kcal/ngày. Sang đến năm 2011, toàn thế giới đã sản xuất được 482 triệu
tấn gạo (tăng 5,5% so với năm 2008), tổng tiêu thụ đạt 370 triệu tấn
(tăng 4,2% so với năm 2008), trong đó, xuất khẩu gạo đạt 38 triệu tấn
(tăng 22% so với năm 2008) và nhập khẩu gạo trên toàn thế giới đạt 33
triệu tấn (tăng 10% so với năm 2008). Tính trên đầu người, trung bình
mỗi người dân được cung cấp 54 kg gạo/năm, năng lượng cung cấp từ
gạo đạt 545 Kcal/ngày. Theo đó, tổng giá trị sản xuất gạo tại một số
quốc gia lớn trên thế giới được thể hiện trong bảng sau:
Nhóm 4 – K24H

Trang 6/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

(Đơn vị: nghìn tấn)
Biểu đồ 1.2: Tổng giá trị sản xuất lúa gạo thế giới năm 2013 của
một số nước
1.2.2

Tình hình xuất nhập khẩu gạo trên thế giới
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Biểu đồ 1.3: Sản lượng xuất khẩu gạo

Các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới tập trung ở các nước Đông
Nam Á và Nam Á, nơi có truyền thống canh tác lúa nước lâu đời. Sản
lượng xuất khẩu gạo của 4 nước lớn bao gồm Ấn Độ, Việt Nam, Thái
Lan, Pakistan đã chiếm đến 75% sản lượng xuất khẩu của toàn thế giới.
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Biểu đồ 1.4: Sản lượng nhập khẩu các nước trên thế giới

Có thể nhận thấy, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gạo rất lớn
trên thế giới do dân số đông, tiêu thụ lúa gạo lớn dù sản lượng sản xuất
của Trung Quốc rất lớn nhưng vẫn không đủ nhu cầu tiêu thụ trong
nước. Các thị trường nhập khẩu lúa gạo lớn còn tập trung ở các nước
Châu Phi, nơi tồn tại nhiều bất ổn về lương thực và các thị trường tiềm
năng tại Đông Nam Á và Châu Mỹ như Indonesia, Philippines, Brazil
hay Mexico.
Biểu đồ 1.5: Giá lúa gạo một số nước trên thế giới
1.2.3

Các đối thủ cạnh tranh

Một trong những đối thủ lớn và truyền thống của Việt Nam là Thái
Lan. Dự kiến nước này sẽ tiếp tục duy trì được thứ hạng cao nhất trong
năm 2015, với sản lượng gạo xuất khẩu sẽ vào khoảng gần 11 triệu tấn.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại Thái Lan, nước này đã xuất
khẩu được 8,38 triệu tấn gạo và thu về 130,5 tỷ baht (1 USD = khoảng
32 baht) trong ba quý đầu năm 2014, tăng 70% về lượng và 29,8% về
giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Những con số này đã chính thức đưa
Nhóm 4 – K24H

Trang 7/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

Thái Lan trở lại vị trí nước xuất khẩu gạo số một thế giới. Tiếp sau là Ấn
Độ với lượng xuất khẩu khoảng 7,5 triệu tấn. Đặc biệt,Chính phủ Ấn Độ
đã thực hiện chính sách tăng giá thu mua lúa gạo để đáp ứng nhu cầu
trong nước cũng như xuất khẩu, thì đây sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh

rất mạnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế Thị trường xuất khẩu gạo
ngày càng cạnh tranh quyết liệt. Ngoài việc những đối thủ lớn truyền
thống vẫn rất mạnh, thậm chí còn mạnh hơn trước, đã xuất hiện những
nhà cung cấp mới, có tiềm năng lớn như Campuchia, Myanmar,
Pakistan…Myanmar và Campuchia hiện đã qua mặt Việt Nam khi xuất
khẩu được nhiều loại gạo thơm với giá rất cao sang thị trường khó tính
như Liên hiệp châu Âu (EU), Mỹ…

Nhóm 4 – K24H

Trang 8/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

CHƯƠNG II: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH LÚA
GẠO VIỆT NAM
Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo của Việt Nam trong thời gian
qua
2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo của Việt Nam
2.1

Từ năm 1990 đến nay, sản lượng lúa gạo của Việt Nam liên tục tăng
trưởng nhờ có các giống lúa mới, ngắn ngày, đáp ứng cho nhu cầu mở
rộng diện tích canh tác hàng năm. Các biện pháp kỹ thuật, canh tác tốt
được áp dụng trên phạm vi rộng, sản lượng và năng suất/đơn vị diện tích
(ha) tăng lên đáng kể. Tất cả những yếu tố trên đã đưa Việt Nam trở
thành một trong những quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới. Sản
lượng lúa ở nước ta đã có 19,23 triệu tấn (năm 1990) nhưng đến năm
2000 đã đạt được 32,51 triệu tấn. Năng suất và diện tích canh tác lúa

tăng liên tục hàng năm đã giúp Việt Nam lần đầu tiên đạt sản lượng ở
mức là 42,31 triệu tấn vào năm 2011; 43,7 triệu tấn năm 2012 và 44,1
triệu tấn năm 2013. Trong những năm ngần đây, thực hiện chủ trương tái
cơ cấu ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, diện
tích trồng lúa có xu hướng giảm xuống nhưng tổng sản lượng vẫn tiếp
tục tăng là 44,84 triệu tấn năm 2014.
Năm

1990
1995
2000
2005
2010
2011
2012
2013
2014

Nhóm 4 – K24H

Tổng diện
Tổng sản
Năng suất
tích (triệu lượng (triệu
(tạ/ha)
ha)
tấn)
6,04
19,23
31,8

6,77
24,97
36,9
6,67
32,51
42,4
7,33
35,64
48,9
7,49
39,99
53,4
7,65
42,31
55,3
7,75
43,7
56,0
7,9
44,1
55,8
7,8
44,84
57,4

Trang 9/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]


Bảng 2.1: Tổng diện tích trồng lúa và tổng sản lượng lúa Việt Nam
từ 1990-2014
Tại các tỉnh miền Bắc: Tính đến trung tuần tháng 10/2015, các tỉnh miền
Bắc đã thu hoạch 835,6 ngàn ha lúa mùa, bằng 71,8% diện tích gieo cấy
và bằng 95,6% so với cùng kỳ năm trước. Riêng các tỉnh vùng Đồng
bằng sông Hồng đã thu hoạch 426,5 ngàn ha, chiếm 76,3% diện tích
gieo cấy và bằng 87,9% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương
thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng đã thu hoạch khá nhanh gọn, gần
như thu hoạch 100% diện tích gieo cấy như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng
Yên, Hà Nam và Ninh Bình. Nhìn chung, thu hoạch lúa mùa năm nay
trong điều kiện thời tiết thuận lợi, tạo điều kiện giải phóng nhanh mặt
bằng để tranh thủ gieo trồng cấy vụ đông. Theo ước tính sơ bộ ban đầu
của các tỉnh, năng suất lúa mùa các địa phương miền Bắc ước đạt trên
50 tạ/ha, tăng nhẹ so cùng kỳ. Sản lượng toàn miền ước đạt trên 5,84
triệu tấn, giảm khoảng 1% so với vụ mùa 2014 do diện tích giảm 1,3%.
- Tại các tỉnh miền Nam: Lúa hè thu: Tính đến ngày 15/10/2015 các tỉnh
miền Nam đã thu hoạch được 1876,2 ngàn ha chiếm 97% so với diện
tích gieo cấy. Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã kết thúc thu
hoạch, diện tích thu hoạch đạt 1644,8 ngàn ha, đạt 98,7% so với diện
tích gieo cấy, sản lượng ước đạt 10,422 ngàn tấn, tăng khoảng 18,1 ngàn
tấn (+0,2%). Lúa thu đông: Tính đến trung tuần tháng 10 các tỉnh khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống được 666,9 ngàn ha, cao
hơn 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích lúa thu đông đã thu hoạch
khoảng 300 ngàn ha, bằng 45% so với diện tích gieo trồng, bà con nông
dân đang khẩn trương thu hoạch diện tích còn lại để đảm bảo đủ thời
gian vệ sinh đồng ruộng, tránh dịch bệnh lây lan chuẩn bị cho vụ đông
xuân năm 2016. Lúa mùa: Nhìn chung tiến độ sản xuất lúa mùa năm nay
khá nhanh so với cùng kỳ năm trước. Tính đến ngày 15/10/2015 toàn
miền cũng đã xuống 687,4 ngàn ha lúa mùa, tăng 12,3% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu long đạt 313,7 ngàn ha,

tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương gieo cấy lúa
mùa sớm đã cho thu hoạch, diện tích thu hoạch đạt 92,7 ngàn ha, bằng
12% diện tích xuống giống.
-

Đơn
Nhóm 4 – K24H

Thực hiện Thực hiện
Trang 10/21

% so với


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

vị tính 15/10/201 15/10/201 Gieo
C.kỳ
4
5
cấy
2014
1. Thu hoạch lúa 1000
873,9
835,6
71,8
95,6
mùa ở Miền Bắc ha
+ Đồng bằng sông "
485,3

426,5
76,3
87,9
Hồng
+
Vùng
Bắc "
112,5
137,6
78,5
122,3
Trung bộ
2. Gieo cấy lúa thu 1000
664,1
666,9
100,4
đông ở ĐBSCL
ha
3. Gieo cấy lúa mùa 1000
612,3
687,4
112,3
ở miền Nam
ha
+ Đồng bằng sông
"
242,8
313,7
129,2
Cửu Long

Bảng2.2: Tổng hợp kết quả sản xuất lúa gạo đến ngày 15/10/2015
2.1.2 Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam và vấn đề thương hiệu
Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và trong gần một
phần tư thế kỷ qua đã đứng thứ hạng cao trên thế giới. Nhờ Việt Nam có
khối lượng xuất khẩu gạo lớn, mà một số chuyên gia khi nói đến Việt
Nam là nói đến một nước đã góp phần vào việc đảm bảo an ninh lương
thực thế giới. Năm 1990, chúng ta đã có hơn một triệu tấn gạo xuất khẩu
ra thị trường thế giới và từ đó đến nay khối lượng và chất lượng gạo xuất
khẩu đã không ngừng được tăng lên. Không những thế, thị trường gạo
xuất khẩu của ta cũng ngày càng được mở rộng từ châu Á, châu Phi,
chúng ta đã vươn sang châu Âu, châu Mỹ. Gạo của ta đã vào được cả
những thị trường có khách hàng khó tính vào bậc nhất nhì thế giới như
Nhật Bản, Thủy Điển, các nước Trung Cận Đông… Hiện tại, gạo Việt
Nam đã xuất khẩu sang 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Nhóm 4 – K24H

Trang 11/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

Biểu đồ 2.1: Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014
Trong rất nhiều năm xuất khẩu lúa gạo, Việt Nam luôn đứng trong
tốp 3 quốc gia thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu. Thành công trong
xuất khẩu gạo đã đem về cho đất nước hàng tỷ USD, bên cạnh đó còn có
vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào việc đảm bảo an ninh lương
thực trên thế giới. Việt Nam đã và đang chuyển dần từ việc mở rộng
diện tích canh tác sang sản xuất lúa theo hướng tăng chất lượng cũng
như có giá trị cao. Xu hướng này đang được hưởng ứng và ngày càng

tăng lên nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng hàng hóa xuất
khẩu. Lượng gạo xuất khẩu 1,46 triệu tấn vào năm 1990 đã tăng lên 2,05
triệu tấn vào năm 1995. Sau 10 năm (2005) lần đầu tiên Việt Nam xuất
khẩu 5,20 triệu tấn và đã mang về cho đất nước 1.3 tỷ USD. Và lần đầu
tiên Việt Nam vượt qua Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu gạo đứng
đầu thế giới vào năm 2011 với sản lượng xuất khẩu 7,1 triệu tấn đã đem
về cho đất nước 3,51 tỷ USD. Đây là một kết quả cao nhất của Việt Nam
trong nỗ lực đẩy mạnh cả ba mặt (số lượng, chất lượng và giá trị gạo
xuất khẩu) kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia vào thị trường xuất
khẩu gạo của thế giới. Năm 2012 cũng là một năm thành công trong việc
xuất khẩu gạo với lượng gạo xuất khẩu đạt 8,05 triệu tấn. Tuy nhiên các
năm tiếp theo, do thị trường diễn biến phức tạp, cạnh tranh trên thị
trường xuất khẩu lúa gạo diễn ra khốc liệt, cầu thị trường sụt giảm khiến
giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh, đỉnh điểm là năm 2013
chỉ đạt 6,61 triệu tấn và năm 2014 chỉ đạt 6,32 triệu tấn.
Năm

199 199 200 2005 2010 2011 2012 2013 2014
0
5
0
1,48 2,02 3,39 5,20 6,89 7,11 8,05 6,61 6,32

Triệu
tấn
USD 275 538 616 1.21 2.91 3.50 3.45 2.95 2.93
(nghìn)
9
2
7

0
0
1
Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 1990 đến 2014

Nhóm 4 – K24H

Trang 12/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2010
đến 2014
Tính đến tháng 10/2015, khối lượng xuất khẩu gạo ước đạt 5,32
triệu
tấn thu về 2,26 tỷ USD, giảm 4,6% về khối lượng và giảm 11,7% về giá
trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu
năm 2015 đạt 428,69 USD/tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam
trong 9 tháng đầu năm 2015 với 37,03% thị phần. Chín tháng đầu năm
2015 xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tăng 4,67% về khối
lượng nhưng giảm 3,07% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. So với 9
tháng đầu năm 2014, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là thị trường
Malaysia tăng 18,58% về khối lượng và tăng 9,22% về giá trị, vươn lên
vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 9,11% thị
phần; thị trường Gana tăng 12,29% về khối lượng và tăng 5,35% về giá
trị, đứng vị trí thứ 4 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam; thị
trường Bờ Biển Ngà tăng 42,72% về khối lượng và tăng 35,51% về giá
trị, đứng thứ 5 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam. Các thị

trường có sự giảm đột biến trong 9 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ
năm 2014 là Phillipine (giảm 41,05% về khối lượng và giảm 45,27% về
giá trị); Singapore (giảm 36,36% về khối lượng và giảm 33,58% về giá
trị); và Hồng Kông (giảm 27,65% về khối lượng và giảm 34,56% về
giáxtrị).

Nhóm 4 – K24H

Trang 13/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2014 2015
Tuy số lượng xuất khẩu hàng năm lớn, nhưng theo các doanh
nghiệp (DN), thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đang gặp khó khăn dồn
dập, bởi sự cạnh tranh từ những đối thủ như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan.
Lý do cố hữu lâu nay khiến gạo Việt lép vế trên thị trường là do chưa có
thương hiệu, đặc biệt là thương hiệu gạo quốc gia. Thực tế, điểm yếu
nhất của gạo Việt Nam là thiếu đồng đều về chất lượng, chủ yếu phân
chia theo tỷ lệ tấm, thông dụng 5%, 15%, 25%. Gạo Việt Nam có lợi thế
trên thị trường chủ yếu gạo trắng, hạt dài, nhưng không có tên giống.
Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam lâu nay chủ yếu
tới các nước Nam Á và Đông Nam Á, Trung Đông, châu Phi, Mỹ La
tinh - những thị trường nhu cầu gạo chất lượng thấp. Theo các chuyên
gia, tham gia các hiệp định thương mại như Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP), hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu
(EU)… sẽ giúp gạo Việt Nam thâm nhập vào những thị trường khó tính
như Mỹ, Nhật Bản, EU. Tuy nhiên, mối lo về chất lượng, an toàn thực
phẩm và mức độ định vị sản phẩm trên thị trường các nước, khiến gạo

Việt Nam gặp nhiều thách thức. Mặt khác, sự chủ động xây dựng các
kênh phân phối, tiếp cận thị trường quốc tế theo các kênh hàng riêng của
DN còn hạn chế, nên khả năng định vị gạo Việt Nam với người tiêu
dùng các nước còn yếu. GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về lúa
gạo, cho rằng gạo xuất khẩu Việt Nam lâu nay được hệ thống thương lái
thu gom từ nhiều nơi, nhiều loại giống, sau đó DN chế biến, đấu trộn
đem đi xuất khẩu. Gạo trộn “năm cha bảy mẹ” như thế, không thể đăng
ký nhãn hiệu, thương hiệu, từ đó không có sản phẩm để đi xúc tiến
Nhóm 4 – K24H

Trang 14/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

thương mại. Hiện các nước xuất khẩu gạo khác đều đã có thương hiệu
gạo cho riêng mình: Thái Lan có thương hiệu gạo Thai Hom Mali; Ấn
Độ có gạo Bastima; Campuchia với thương hiệu gạo Phka Rumdoul.
Nhờ có thương hiệu và chất lượng tốt, các nước này có lợi thế cạnh
tranh về gạo xuất khẩu hơn hẳn Việt Nam.
Nhìn chung tình hình ngành gạo Việt Nam đã trải qua nhiều biến
động để đạt được vị thếtrên thế giới như ngày hôm nay. Tuy nhiên, Việt
Nam vẫn đang phải chịu nhiều sự cạnh tranhgay gắt từ các quốc gia
khác.
Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành lúa Gạo Việt Nam qua
mô hình kim cương.
2.2.1 Điều kiện các yếu tố sản xuất
2.2

Sự phong phú dồi dào của các yếu tố sản xuất có vai trò nhất định

đối với lợi thế cạnh tranh quốc gia,Việt Nam có lợi thế hơn khi sản xuất
và xuất khẩu lúa gạo sử dụng nhiều các yếu tố đầu vào mà quốc gia có
nhiều. Trước hết phải kể đến nhóm các yếu tố cơ bản bao gồm: đất đai,
khí hậu, thủy lợi, giống lúa, phân bón, lao động giản đơn…
Vị Trí Địa Lý:Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4.550km.
Với chiều dài 1.650 km theo hướng Bắc Nam. Ở hai đầu đất nước có hai
đồng bằng tương đối rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực
sông Hồng) và đồng bằng Nam bộ (lưu vực sông Mêkông). Nằm giữa
hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo
duyên hải Miền Trung, từ động bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh
Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2. Việt Nam có bờ
biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc tới Hà Tiên ở phía Tây
Nam.Như vậy,với diện tích rộng lớn đồng bằng cùng với hệ thống sông
ngòi dẫn nước quanh năm thì Việt Nam là đất nước có vị trí địa lý thuận
lợi để sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước.
- Khí Hậu:Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có
nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung
Hoa nên ít nhiều mang tính chất khí hậu lục địaViệt Nam có lượng bức
xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 – 3.000 giờ/năm. Lượng
mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ ẩm không khí trên
dưới 80%. Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát
-

Nhóm 4 – K24H

Trang 15/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]


triển Nông,Lâm nghiệp. Đây là khí hậu đặc trưng của Đông Nam Á giúp
Việt Nam phát triển nông nghiệp các cây nhiệt đới, đặc biệt sản xuất lúa
gạo có lợi thế cạnh tranh cao.
- Thủy Lợi:Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con
sông dài trên 10 km). Hai con sông lớn nhất là sông Hồng và sông
Mêkông tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu, phù hợp với
điều kiện phát triển lúa gạo:Đồng bằng sông hồng (đồng bằng Bắc Bộ)
rộng khoảng 16.700 km2 được bồi đắp bởi phù sa của hai con sông lớn
đó là sông Hồng và sông Thái Bình. Đây là địa bàn cư trú của người
Việt cổ và cũng là nơi hình thành nên văn minh lúa nước.Đồng bằng
sông Cửu Long (đồng bằng Nam Bộ)Rộng 40.000 km2 là vùng đất phì
nhiêu, khí hậu thuận lợi và đây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do phù sa thượng nguồn của sông Đồng
Nai, Cửu Long và nước biển bồi đắp cho nên đất đai thấp,bằng phẳng,
nhiều sông rạch và rất phì nhiêu. Diện tích đất tự nhiên của
ĐBSCL chiếm 12% diện tích đất cả nước, trong đó 3 triệu ha đất canh
tác, chiếm 33% của tổng diện tích đất, trong đó 48,8% đất trồng lúa. Đây
là vùng có điều kiện thuận lợi để chuyên môn hóa sản xuất lúa để tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu trên thị trường thế giới.
- Giống Lúa,Phân Bón:Hiện nay cả nước có khoảng 14 viện nghiên cứu
rải đều trong cả nước, ngoài ra còn có các trường đại học nghiên cứu và
phát triến giống lúa và các loại phân bón,thuốc trừ sâu bệnh cho cây lúa.
Các viện nghiên cứu đều được trang bị các thiết bị hiện đại nhằm phục
vụ tối đa các việc nghiên cứu.Một số vùng bị nhiễm phèn, người nông
dân ngoài việc dùng các loại vôi hay phân bón làm giảm lượng phèn,
còn dùng thêm bột thuốc lá để tăng độ xốp của đất, nhiều dinh dưỡng,
hạn chế tác hại của phèn, sâu đục thân và các loại rầy…
- Yếu Tố Kinh Tế,Xã Hội:Việt Nam với 75% dân số sống ở nông thôn
nên lực lượng tham gia lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung
và sản xuất lúa gạo nói riêng dồi dào. Với lao động kinh nghiệm truyền

thống trong nghề trồng lúa tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam khi tận
dụng lượng lao động này. Việt Nam hiện nay có nhiều chuyển biến trong
chính sách và những hỗ trợ cần thiết tạo điều kiện thuận lợi phát triển
ngành lúa gạo trong nước. Ngoài ra các cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ
Nhóm 4 – K24H

Trang 16/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

cho sản xuất lúa gạo đang được nâng cấp, tăng cường như: thủy lợi hóa,
cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, hệ thống các phương tiện giao
thông vận tải thông tin liên lạc… cùng những tiến bộ khoa học kĩ thuật
và công nghệ mới đã có những tác động tích cực đến ngànhlúa gạo. Đây
cũng là thuận lợi cho Việt Nam trong ngành lúa gạo để đảm bảo an ninh
lương thực trong nước cũng như đẩy mạnh xuất khẩu.
2.2.2 Điều kiện nhu cầu trong nước và thế giới
- Nước ta hiện có hơn 90 triệu dân nhưng dự báo đến năm 2020, dân số
khoảng 100 triệu người. Về tiêu thụ gạo, ước tính từ nay đến năm 2030,
tiêu thụ gạo bình quân đầu người của nước ta duy trì ở mức 100 120kg/năm. Như vậy, trên cơ sở tính toán khoa học và tư vấn từ các
chuyên gia lúa gạo trong và ngoài nước, các chuyên gia của Trung tâm
Tư vấn chính sách nông nghiệp đã đưa ra bức tranh tươi sáng cho lúa
gạo nước ta trong 20 năm tới với mức dư lúa gạo xuất khẩu đạt tối thiểu
1,2 - 2 triệu tấn.
- Tình hình tiêu thụ gạo của thế giới: Gạo là một trong những mặt hàng
thiết yếu, ít phụ thuộc vào thu nhập của các hộ gia đình. Do đó, khối
lượng gạo tiêu thụ chỉ tăng ở một số nước đang phát triển hoặc kém phát
triển do tăng dân số và mức tiêu dùng gạo ở các nước đó còn thiếu.Theo
đánh giá chung, mức tiêu thụ gạo tính theo đầu người trên thế giới là 58

kg/người/năm, tại các nước Viễn Đông Châu Á hiện nay ổn định ở mức
95 kg/người/năm, Trung Quốc là 94kg/người/năm, ấn Độ là
6kg/người/năm, cận Đông Châu á là 20kg/người/năm, Châu Phi
là17kg/người/năm, Mỹ La Tinh là 26kg/người/năm, Mỹ là
19,7kg/người/năm, Thái Lan là 106kg/người/năm.Gạo chủ yếu được tiêu
dùng ở Châu Á, chiếm khoảng gần 90% lượng gạo tiêu thụ trên toàn thế
giới, trong đó Nam Á chiếm khoảng 29%. Tỷ trọngtiêu thụ gạo ở các
khu vực khác tương đối thấp: châu Mỹ chiếm khoảng 5%, châu Phi
4,3%, Liên Xô và Đông Âu 0,4%, Trung Đông 1,7% và EU Là 0,6%.Bộ
Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo mậu dịch gạo toàn cầu sẽ tăng 2,5%
mỗi năm từ 2013 tới 2022. Vào năm 2022, mậu dịch gạo thế giới sẽ đạt
47 triệu tấn, cao hơn 42% so với mức trung bình những năm 2015-2020.
Những cơ sở để đưa ra dự đoán này bao gồm: Nhu cầu tăng vững (chủ
yếu bởi gia tăng dân số và tăng thu nhập ở những nước đang phát triển)
Nhóm 4 – K24H

Trang 17/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

và một số nước nhập khẩu chủ chốt không thể tăng mạnh sản lượng. Từ
giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, phần của mậu dịch gạo thế giới trong
tổng tiêu thụ gạo đã tăng từ khoảng 4% trong nửa cuối thế kỷ XX lên
gần 8% hiện nay, và dự báo xu hướng này vẫn còn tiếp diễn.
2.2.3 Các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ
2.2.3.1Ngành phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Thực tế cho thấy, trong năm 2014, Việt Nam đã đủ khả năng đáp
ứng 80% nhu cầu nội địa phân bón. Trong năm 2015, xu hướng trên sẽ
tiếp tục duy trì do: Nhu cầu phân bón nội địa dự báo sẽ tiếp tục duy trì

quanh mức 10,8 triệu tấn/năm; Năng lực cung ứng phân bón của Việt
Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng ổn định việc này tác động tích cực
đến ngành sản xuất lúa gạo.Các doanh nghiệp về thuốc bảo vệ thực vật ở
Việt Nam phần lớn chỉ tập trung vào phân phối sản phẩm ngoại nhập
hoặc gia công đóng gói, chiết chai các hoá chất được nhập khẩu. Do
phần lớn các hoá chất dùng để sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước
chưa sản xuất được nên phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu. Do đó, chi
phí đầu vào của các doanh nghiệp trong ngành chịu ảnh hưởng lớn của
biến động tỷ giá hối đoái từ đó cũng ảnh hưởng đến chi phí đầu vào cho
ngành lúa gạo, ngành trồng lúa.
2.2.3.2

Công nghệ thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch

Ngoài giống lúa, khâu thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch có ý
nghĩa quan trọng vì nó chi phối trực tiếp đến chất lượng gạo. Nếu như
thực hiện không đúng quy trình, kỹ thuật sẽ khiến cho hạt gạo ẩm vàng.
Nếu như dự trữ quá lâu, bảo quản không tốt sẽ làm cho hạt gạo bị biến
chất. Tất cả các điều này sẽ dẫn đến giá thành của gạo sẽ bị giảm, thậm
chí sẽ không thể tiêu thụ được ở một số thị trường khó tính đòi hỏi chất
lượng nghiêm ngặt. Hiện nay ở Việt Nam, công nghệ sau thu hoạch chưa
được đầu tư đúng mức, việc thu hoạch tiến hành chủ yếu là thủ công,
khâu phơi, sấy chủ yếu phụ thuộc vào thời tiến điều kiện tự nhiên. Trong
khâu bảo quản hiện còn quá ít các phương tiện phòng chống vi sinh vật
gây hại như nấm, mốc, chuột bọ… Những hạn chế này là một trong
những nguyên nhân dẫn đến chất lượng gạo của Việt Nam thường thua
kém các nước khác, và cũng cho thấy tổn thất về số lượng do công nghệ
mang lại.
Nhóm 4 – K24H


Trang 18/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

2.2.3.3

Công nghệ chế biến gạo xuất khẩu

Xay xát chế biến, bảo quản có vai trò hết sực quan trọng trong việc
đảm bảo và nâng cao chất lượng lúa gạo, làm gia tăng giá trị của hạt gạo,
nâng cao hiệu quả sản xuất và hiệu quả xuất khẩu. Vì quá trình chế biến
gạo có liên quan mật thiết tới các tiêu thức về phẩm chất đặc biệt tới quy
cách của gạo. Để chế biến được gạo cao cấp, thực tế đòi hỏi công nghệ
chế biên hiện đại và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật từ khâu
phơi sấy, làm sạch tạp chất trước khi xay xát vận chuyển, bảo quản…
Phần lớn máy xay xát sử dụng ở nước ta đạt trình độ công nghệ thấp,
điều này lý giải nguyên nhân những năm qua Việt Namchủ yếu xuất
khẩu loại gạo phẩm cấp thấp và trung bình. Những yếu kém về mặt công
nghệ chế biến dẫn đến những hạn chế về chất lượng và đa dạng về cơ
cấu sản phẩm đã khiến cho mặt hàng gạo của Việt Nam có sức cạnh
tranh yếu cả về giá cả và chất lượng trên thị trường, gây ảnh hưởng lớn
đến kim ngạch xuất khẩu hàng năm.
2.2.4

Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh của ngành Gạo
Việt Nam

Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới chỉ có Chiến
lược an ninh lương thực tập trung vào đảm bảo cân đối giữa sản xuất và

tiêu thụ chứ chưa tính đến triển vọng xuất khẩu. Bộ Công Thương mặc
dù đã có các đề án xuất khẩu các mặt hàng trọng điểm, nhưng các yếu tố
về thị trường quốc tế, đối thủ cạnh tranh, năng lực của doanh nghiệp
ngành lúa gạo lại chưa được xem xét một cách đầy đủ.
Lâu nay, ngành hàng lúa gạo chưa xác định được chiến lược
marketing đúng nên vẫn buôn bán theo cách “ai mua thì bán” và “bán
thứ mình có chứ không bán thứ thị trường cần”. Vì vậy, người dân trồng
lúa bao đời nay vẫn còn nghèo.
Về giá, gạo Việt Nam vốn cạnh tranh mạnh với Thái Lan và hiện
nay cũng đang phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng tăng từ Ấn Độ,
Myanma và Pakistan, đặc biệt là tại các thị trường Tây Phi hiện đang có
dự trữ gạo lớn. Khoảng 23% kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam tới các
thị trường châu Phi và ngành gạo Việt Nam dự đoán thị phần của nhóm
thị trường này trong cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ giảm
Nhóm 4 – K24H

Trang 19/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

3% do những người mua tại đây chuyển sang các nhà cung cấp chào giá
rẻ hơn. Theo đó, Việt Nam tăng cường cần tạo thương hiệu gạo chất
lượng cao, tập trung vào các phân khúc cao cấp của thị trường. Một ví
dụ cụ thể, nếu như gạo 5% tấm của Việt Nam hiện được chào bán với
giá 380 - 390 USD/tấn, thì gạo của Ấn Độ và Pakistan lần lượt được
chào bán ở mức tương đương khoảng 385 - 395 USD/tấn và 380 - 390
USD/tấn; gạo 25% tấm của Việt Nam là 350 - 360 USD/tấn, thì gạo của
Ấn Độ và Pakistan là 350 - 360 USD/tấn và 335 - 345 USD/tấn.
2.2.5


Vai trò của Chính phủ

Dù không phải là một trong bốn “mắt xích” của viên “kim cương”
năng lực cạnh tranh của ngành nhưng sự hỗ trợ của Chính phủ lại có một
vai trò quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của một ngành. Yếu tố
chính phủ giữ vai trò là chất xúc tác, gắn kết làm cho viên kim cương
“cứng” hơn, qua đó củng cố năng lực cạnh tranh của một ngành của
quốc gia. Vai trò này được thể hiện rõ thông qua việc Chính phủ đã đề ra
các chính sách phát triển cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành lúa
gạo nói riêng. Ở đây không đi sâu vào phân tích các chính sách mà chỉ
xem xét tác động của một số chính sách tới năng lực cạnh tranh của
ngành lúa gạo. Cụ thể:


Chính sách an ninh lương thực Quốc gia

Chính sách an ninh lương thực có tác động đến tiêu thụ lúa gạo trên
thị trường. Có đảm bảo an ninh lương thực vững chắc, ta mới có tiềm
lực để tập trung cho xuất khẩu gạo ổn định. Chính sách gắn liền với
chính sách bình ổn giá cả, hạn ngạch xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu
nhập… Hiện nay, chính sách an ninh lưong thực quốc gia tập trung
hướng đến: Cân đối nhu cầu lương thực trong nước - xuất khẩu và tăng
khả năng tiếp cận lương thực cho những đối tượng thiếu lương thực ở
những vùng miền sâu, miền xa, những hộ thiếu đói, thiếu việc làm, thiếu
đất sản xuất, bị ốm đau, tai nạn… Cần có những nghiên cứu kỹ lượng về
an ninh lương thực để có phương hướng điều chỉnh cung ứng tiêu thụ
lúa gạo phù hợp.

Nhóm 4 – K24H


Trang 20/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]



Chính sách thị trường và can thiệp giá

Mặc dù Chính phủ không thể trực tiếp định giá lúa gạo trên thị
trường, nhưng vẫn thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để can thiệp giá
trong những điều kiện thị trường biến động lớn. Chính phủ can thiệp
bằng các công cụ giá: Giá trần - Giá sàn - Tỷ giá hối đoái. Những chính
sách can thiệp giá có tác động rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm
lúa gạo. Vì đây là mặt hàng thiết yếu rất nhạy cảm với chính sách giá.
Nhà nước cần có những giải pháp sử dụng thích hợp để kích thích hoạt
động tiêu thụ lúa gạo. Đặc biệt là điều tiết lợi ích nội ngành sản xuất lúa
gạo cũng như điều tiết lợi ích của người nông dân, ngưòi làm nông
nghiệp so với các ngành kinh tế khác nhằm tăng khả năng hấp dẫn của
ngành. Hướng nông dân làm giàu và làm giàu bền vững trên ruộng đất,
trên ngành nghề họ lựa chọn.


Chính sách hạn ngạch và thuế xuất khẩu gạo

Hạn ngạch và thuế xuất khẩu là công cụ đắc lực của Nhà nước sử
dụng nhằm điều tiết xuất khẩu – an ninh lương thực quốc gia. Hạn ngạch
có tác động lớn đến khả năng mở rộng thị trường nước ngoài. Do đó, khi
sử dụng hạn ngạch Nhà nước cần phải căn cứ vào dự báo nhu cầu thị

trường thế giới và khả năng cung gạo của ta để xác định lượng gạo tối
thiếu có thể và cấn xuất khẩu. Nhà nước cần công bố ngay mức hạn
ngạch đầu năm, công bố mức thuế xuất khẩu tối thiểu, tối đa cho phần
xuất khẩu ngoài hạn ngạch; tiến hành công khai bán đấu giá hạn ngạch
cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Cho phép chuyến
nhượng hạn ngạch cho nhau. Mới đây Chính phủ đã bãi bỏ thưởng xuất
khẩu cho phù hợp luật định quốc tế. Trong điều kiện gia nhập WTO các
công cụ quản lý này của Nhà nước phải được nghiên cứu sử dụng hợp lý
theo Luật thưong mại chung; làm sao để kích thích doanh nghiệp tìm
kiếm thị trường, bạn hàng và tư thương mới. Cùng kích hoạt để mở rộng
thị trường tiêu thụ lúa gạo.


Chính sách ruộng đất

Trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo, có thể thấy điểm tạo thuận lợi của
chính sách ruộng đất thời gian qua là đã trực tiếp tạo ra động lực mới
trong nông thôn. Chính sách nay đã đi theo hướng chuyển dần ruộng đất
Nhóm 4 – K24H

Trang 21/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

từ chỗ được làm chủ bởi các tập thể đến chỗ được làm chủ bởi hộ nông
dân từ chỗ người nông dân chỉ được chú trọng một số khâu công việc
trong quá trình trồng lúa đến chỗ họ được làm chủ toàn bộ quá trình đó –
là chủ việc sử dụng ruộng đất. Đỉnh cao của quá trình đổi mới chính
sách ruộng đất là sự triển khai trên thực tế, theo đó người nông dân sẽ

được thực hiện năm quyền (quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng,
quyền chuyển đổi, quyền thế chấp, quyền cho thuê). Tuy nhiên, điểm bất
cập là trong quá trình triển khai luật đất đai năm 1993 vẫn còn nhiều
vương mắc, nhiều sự thay đổi trong sử dụng đất đai vẫn còn nằm ngoài
sự kiểm soát của nhà nước.


Chính sách về chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật tiến bộ

Hàng năm, ngân sách nhà nước dành khoản kinh phí để hỗ trợ các
doanh nghiệp và người sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nông sản: áp dụng,
phổ cập nhanh các loại giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong
bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp
các cơ sở sản xuất và nhân giống cây trồng, giống vật nuôi, đa dạng hóa
các hình thức tuyên truyền, giáo dục..nhằm phổ cập nhanh tiến bộ kỹ
thuật và công nghệ mới, thông tin về thị trường, giá cả đến người sản
xuất. Các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có hợp đồng tiêu thụ nông
sản được ưu tiên triển khai và hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư.
Với đặc điểm của tiến bộ khoa học kỹ thuật ở từng khâu như trên,
với điều kiện thuận lợi và khó khăn cơ bản như vậy, để có thể chuyển
nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân trước hết cần có sự hỗ
trợ về tài chính của Nhà Nước. Mức độ hỗ trợ cho chuyển giao khoa học
kỹ thuật đến hộ nông dân có thể khá lớn, song lợi ích thu được qua sản
xuất và xuất khẩu gạo sẽ còn to lớn gấp bội. Ngoài ra hệ thống khuyến
nông là vô cùng quan trọng, và đặc biệt là đa dạng hóa các kênh thông
tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân.


Chính sách quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu


Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế chủ yếu được
điều tiết bởi cơ chế thị trường. Sản xuất và xuất khẩu gạo cần thiết phải
thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu do yêu cầu
Nhóm 4 – K24H

Trang 22/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

phải đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường thế giới về số lượng, chủng
loại gạo, tránh được tình trạng không đủ hoặc dư thừa một loại gạo nào
đó so với nhu cầu. Dù là thừa hay thiếu loại gạo nào đều làm giảm hiệu
quả kinh tế của sản xuất và xuất khẩu gạo. Vì lẽ đó, Nhà Nước với tư
cách là người đại diện cho lợi ích chung của đất nước, với hệ thống cơ
quan chức năng của mình, sẽ đủ điều kiện để quy hoạch sản xuất lúa gạo
theo vùng một cách hợp lý, đảm bảo lợi ích cho cả người sản xuất nông
nghiệp cũng như toàn xã hội.


Một số chính sách khác

Để tăng khả năng cạnh tranh của ngành lúa gạo, Chính phủ tuỳ từng
giai đoạn đã sử dụng nhiều chính sách khác nhau như NQ 311/ QĐ ngày
20/03/2002 về phê duyệt tiếp tục tổ chức các thị trường trong cả nước,
tập trung phát triển thị trường nông nghiệp nông thôn; NQ 80 về thu
mua lúa gạo xuất khẩu theo hợp đồng; Chiến lược phát triển nông
nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2020; Đề án phát triển thương hiệu
gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030… Trong điều kiện

hiện tại, cần phải tăng cường chính sách tiêu dùng. Gia tăng kiểm soát
nguồn gốc sản phẩm; hướng khuyến khích tiêu dùng và tạo ra thói quen
ưa dùng các loại lúa gạo trong nước. Hướng tới mục tiêu xây dựng thành
công thương hiệu gạo quốc gia và phát triển bền vững cho ngành lúa
gạo.
2.2.6

Cơ hội và những thách thức của ngành gạo Việt Nam

Từ ngày 05/10/2015, Việt Nam đã chính thức gia nhập vào một
trong những phiên chợ được đánh giá là giàu tiềm năng nhất hiện nay,
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific
Strategic Economic Partnership Agreement, viết tắt là TPP) gồm 12
quốc gia thành viên bao gồm Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New
Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản. Hiệp định
này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có
xuất khẩu gạo.

-

Cơ hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam

Cơ hội có được từ việc cắt giảm thuế quan. Lợi ích này được suy đoán là
sẽ có được khi hàng hóa Việt Nam tiếp cận các thị trường này với mức
Nhóm 4 – K24H

Trang 23/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]


thuế quan thấp hoặc bằng 0. Như vậy, lợi ích này chỉ thực tế nếu mặt
hàng gạo của Việt Nam đang phải chịu mức thuế quan cao ở các thị
trường đó và thuế quan là vấn đề duy nhất cản trở sức cạnh tranh của
hàng hóa Việt Nam trên thị trường, trong đó có mặt hàng gạo .
- Cơ hội nâng cao lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần. Lúa gạo là mặt
hàng xuất khẩu đứng thứ 10 về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với
mức 3,7 tỷ USD năm 2012 và gần 2,93 tỷ USD năm 2013. Tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2007- 2012 đạt 20,3%. Tuy nhiên,
xuất khẩu gạo năm 2013 đang có chiều hướng sụt giảm so với năm trước
về sản lượng và kim ngạch do cả nguyên nhân bên trong và bên ngoài.
Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, việc Việt Nam có thể tiếp cận
các thị trường lớn như Mỹ, Canada, Nhật Bản với mức thuế suất bằng 0
sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh và triển vọng cho nhiều ngành gạo của
Việt Nam.
- Về triển vọng xuất khẩu, TPP có thể mang lại cho nông sản nhiệt đới
nước ta, nhất là mặt hàng gạo, cơ hội tiếp cận các thị trường quan trọng
như châu Mỹ, từ đó giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Trong thời gian tới, nếu đàm phán TPP được hoàn tất, Hiệp định này sẽ
mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu gạo đến các nước châu Mỹ và Nhật Bản,
nơi có giá bán cao hơn nếu Việt Nam vượt qua được các rào cản về kỹ
thuật.


Thách thức đối với xuất khẩu gạo Việt Nam

Quy mô sản xuất gạo của Việt Nam còn nhỏ lẻ, năng suất lao động còn
thấp, áp dụng tiến bộ khoa học hạn chế nên giá thành sản phẩm còn cao.
Vì vậy, việc mở cửa thị trường ít nhiều sẽ tác động đến những sản phẩm
hàng hóa này. Hệ quả tất yếu là doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh

tranh gay gắt, thị phần hàng hóa của Việt Nam sẽ bị thu hẹp, thậm chí là
nguy cơ mất thị phần nội địa.
- Thách thức từ quy định về rào cản kỹ thuật. Việt Nam vốn là một nước
có khu vực sản xuất và xuất khẩu gạo khá lớn nên có nhu cầu cao trong
việc yêu cầu các đối tác mở cửa thị trường nông nghiệp cho nông sản
Việt Nam nói chung và mặt hàng gạo nói riêng.
- Thách thức liên quan đến tiêu chuẩn lao động và môi trường, cũng liên
quan tới nông sản nói chung và ngành gạo nói riêng của Việt Nam.
-

Nhóm 4 – K24H

Trang 24/21


[QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC]

Nhóm 4 – K24H

Trang 25/21


×