Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo quận 5 thành phố hồ chí minh và hiệu quả giáo dục sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.32 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÙNG ĐỨC NHẬT

THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở TRẺ MẪU GIÁO
QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÙNG ĐỨC NHẬT

THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở TRẺ MẪU GIÁO
QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Chuyên ngành: Dịch tễ học
Mã số: 62.72.70.01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trương Phi Hùng
2. GS. TS. Lê Hoàng Ninh

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả nghiên cứu

Phùng Đức Nhật


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

(Association of Southeast Asian Nations) : Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á

BMI


(body mass index) : chỉ số khối cơ thể

CBVC

Cán bộ viên chức

CC/T

Chiều cao theo tuổi

CN/CC

Cân nặng theo chiều cao

CN/T

Cân nặng theo tuổi

CSHQ

Chỉ số hiệu quả

CT

Can thiệp

HDL

(high density lipo-protein) : lipo-protein trọng lượng phân
tử cao


IDI

(International Diabetic Institute) : Viện nghiên cứu Đái
tháo đường quốc tế

KCT

không can thiệp

KTC 95%

khoảng tin cậy 95%

LDL

(low density lipo-protein) : lipo-protein trọng lượng phân
tử thấp

NCHS

(National Center for Health Statistics) : Trung tâm Quốc
gia về Thống kê y tế (Mỹ)

OR

(odds ratio) : tỉ số số chênh, tỉ số chênh

PAL


(physical activity level) : mức vận động cơ thể

SD

(standard deviation) : độ lệch chuẩn


TCBP

thừa cân béo phì

TP.

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

(United States dollar) : đô-la Mỹ

Ẍ ± SD

Trung bình ± độ lệch chuẩn

WHO

(World Health Organisation) : Tổ chức Y tế Thế giới


WPRO-WHO

(Western Pacific Regional Office – WHO) : Văn phòng
khu vực Châu Á Thái Bình Dương Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1

Phân loại thừa cân béo phì theo WHO

5

Bảng 1.2

So sánh mốc phân loại thừa cân béo phì của thế giới và

6

Châu Á
Bảng 1.3

Vị trí và cách đo bề dầy lớp mỡ dưới da

9

Bảng 1.4


Tỉ lệ thừa cân béo phì toàn cầu ở trẻ em lứa tuổi học đường

10

Bảng 1.5

Tình hình TCBP khu vực ASEAN năm 2005, dự báo đến

11

năm 2015
Bảng 1.6

Các đặc tính của đại dưỡng chất

16

Bảng 1.7

Ảnh hưởng lối sống hiện đại lên hoạt động thể chất

19

Bảng 1.8

Các nghiên cứu về chi phí thừa cân béo phì

25

Bảng 3.1


Tần số và tỉ lệ trẻ phân bố theo giới, tuổi, dân tộc

51

Bảng 3.2

Tần số và tỉ lệ phụ huynh phân bố theo nhóm tuổi, dân tộc,

52

nghề nghiệp, trình độ học vấn
Bảng 3.3

Chỉ số nhân trắc trẻ phân bố theo tuổi và giới

53

Bảng 3.4

Tỉ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì của trẻ theo BMI

54

theo tuổi và giới, theo cân nặng/chiều cao, và phân bố theo
giới, tuổi
Bảng 3.5

Phân bố tỉ lệ thừa cân béo phì theo tình trạng kinh tế hộ gia


55

đình
Bảng 3.6

Mức độ hoạt động tĩnh tại và vận động trung bình của trẻ

55

(giờ/ngày)
Bảng 3.7

Phân bố đặc điểm tuổi, giới, dân tộc của trẻ

56


Bảng 3.8

Phân bố dân tộc và trình độ học vấn của cha mẹ trẻ

57

Bảng 3.9

Liên quan giới, tuổi, dân tộc với TCBP của trẻ (CN/CC)

58

Bảng 3.10


Phân bố tỉ lệ thừa cân béo phì của trẻ theo các đặc tính dân

59

tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn của cha mẹ
Bảng 3.11

Liên quan thói quen, sở thích ăn uống với TCBP của trẻ

60

Bảng 3.12

Liên quan sở thích ăn uống với hành vi nuôi dưỡng của gia

60

đình
Bảng 3.13

Liên quan thói quen ăn uống hàng ngày với TCBP của trẻ

62

Bảng 3.14

Liên quan thời gian tĩnh và động với TCBP của trẻ

63


Bảng 3.15

Liên quan thời gian ngủ với TCBP của trẻ (giờ/đêm)

63

Bảng 3.16

Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về dinh dưỡng

64

Bảng 3.17

Liên quan kiến thức phòng chống thừa cân béo phì của mẹ

67

với TCBP của trẻ
Bảng 3.18

Liên quan kiến thức dinh dưỡng, kiến thức phòng chống

68

thừa cân béo phì của mẹ với TCBP của trẻ
Bảng 3.19

Liên quan dân tộc mẹ, trình độ học vấn mẹ với TCBP của


69

trẻ
Bảng 3.20

Liên quan tăng cân mẹ lúc mang thai, cân nặng lúc sanh của

69

trẻ, suy dinh dưỡng bào thai trẻ, loại sữa bú năm đầu với
TCBP của trẻ
Bảng 3.21

Liên quan kinh tế gia đình với TCBP của trẻ

70

Bảng 3.22

Liên quan thói quen ăn uống với TCBP của trẻ

70

Bảng 3.23

Liên quan sở thích ăn uống với TCBP của trẻ

71


Bảng 3.24

Liên quan vận động với TCBP của trẻ

71


Bảng 3.25

Liên quan kiến thức dinh dưỡng của mẹ với TCBP của trẻ

73

Bảng 3.26

Liên quan thái độ của mẹ về hình dạng bề ngoài của trẻ với

74

TCBP của trẻ
Bảng 3.27

Kết hợp TCBP và các đặc trưng của trẻ và phụ huynh qua

75

phân tích đơn biến và đa biến
Bảng 3.28

Các đặc điểm lúc khởi đầu của trẻ tham gia nghiên cứu và

còn lại vào cuối giai đoạn nghiên cứu can thiệp

76

Bảng 3.29

Các đặc điểm lúc khởi đầu của các nhóm đối tượng là mẹ bị
loại ra và còn lại vào cuối giai đoạn nghiên cứu can thiệp

77

Bảng 3.30

So sánh tỉ lệ có kiến thức dinh dưỡng đúng sau can thiệp
của các bà mẹ giữa trường can thiệp và trường đối chứng

78

Bảng 3.31

So sánh tỉ lệ có thái độ đúng sau can thiệp của các bà mẹ

78

giữa trường can thiệp và trường đối chứng
Bảng 3.32

So sánh tỉ lệ có kiến thức đúng, thái độ đúng đối với TCBP

79


trước và sau can thiệp của các bà mẹ giữa trường can thiệp
và trường đối chứng
Bảng 3.33

So sánh tỉ lệ một số thói quen ăn uống của trẻ sau can thiệp

80

giữa trường can thiệp và trường đối chứng
Bảng 3.34

So sánh thời gian hoạt động tĩnh tại trung bình ở trường đối

81

chứng qua điều tra trước và sau can thiệp
Bảng 3.35

So sánh thời gian hoạt động tĩnh tại trung bình ở trường can
thiệp qua điều tra trước và sau can thiệp

81


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1


So sánh tỉ lệ thừa cân béo phì của trẻ ở các nhóm

61

theo tốc độ ăn
Biểu đồ 3.2

Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về phòng ngừa thừa

65

cân béo phì
Biểu đồ 3.3

Tỉ lệ bà mẹ có thái độ đúng về hình dáng bề ngoài

66

của trẻ
Biểu đồ 3.4

So sánh thời gian hoạt động của trẻ TCBP và trẻ
bình thường

72


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 1.1

Sơ đồ cân bằng năng lượng, Tổ chức Y tế Thế giới

14

Sơ đồ 1.2

Thừa năng lượng và tích lũy cân nặng, Tổ chức Y tế

15

Thế giới
Sơ đồ 1.3

Mô hình chia sẻ trách nhiệm, Tổ chức Y tế Thế giới

27


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1

Cách đo chiều dài nằm của trẻ

7

Hình 1.2


Cách đo chiều cao đứng của trẻ

8


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 1

CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3

1.1. Sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ..................................................... 3
1.2. Dịch tễ học thừa cân béo phì ở trẻ em............................................................. 3
1.3. Tình hình thừa cân béo phì trên thế giới ....................................................... 10
1.4. Tình hình thừa cân béo phì tại Việt Nam ...................................................... 12
1.5. Cơ chế sinh lý thừa cân béo phì .................................................................... 14
1.6. Các yếu tố nguy cơ thừa cân béo phì ............................................................ 16
1.7. Tác hại của thừa cân béo phì ......................................................................... 23
1.8. Can thiệp phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ em ........................................ 24


CHƢƠNG 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 37

2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 38
2.3. Các bước tiến hành ....................................................................................... 50
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................ 50
CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ ................................................................................... 51
3.1. Đặc tính dân số học của mẫu nghiên cứu ...................................................... 51
3.2. Liên quan các yếu tố nguy cơ với TCBP của trẻ .......................................... 57
3.3. Đánh giá hiệu quả biện pháp giáo dục sức khoẻ giảm nguy cơ thừa cân béo
phì ở trẻ ........................................................................................................ 75
CHƢƠNG 4 – BÀN LUẬN ................................................................................ 82
4.1. Xác định tỉ lệ thừa cân béo phì...................................................................... 82
4.2. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tình trạng thừa cân
béo phì của trẻ ............................................................................................. 83
4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp giáo dục sức khỏe ............................................ 90
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 99
KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 101
Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả
Tài liệu tham khảo


Phụ lục
Phụ lục 1: Phiếu điều tra
Phụ lục 2: Danh sách các cụm điều tra cho nghiên cứu cắt ngang
Phụ lục 3: Danh sách điều tra viên
Phụ lục 4: Hai tờ bƣớm và Bích chƣơng


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2008, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số người thừa cân

béo phì đã tăng gấp đôi so với năm 1980, trên thế giới có khoảng 1,4 tỉ người lớn từ
20 tuổi trở lên bị thừa cân béo phì; trong đó có 500 triệu là béo phì (200 triệu ở nam
giới và 300 triệu ở nữ giới). Năm 2005 có 20 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân béo
phì, đến năm 2011 con số này tăng gấp đôi lên 40 triệu [142]. Dự đoán đến năm
2015 có khoảng 2,3 tỉ người lớn bị thừa cân béo phì; trong đó hơn 700 triệu là béo
phì [148]. Sự gia tăng số người thừa cân béo phì từ 200 triệu năm 1995 lên 300 triệu
năm 2000, 400 triệu năm 2005 và 500 triệu năm 2008 cho thấy đây là một gánh
nặng y tế trong tương lai. Thừa cân béo phì là đại dịch không chỉ giới hạn ở các
nước công nghiệp, mà đến 115 triệu người thừa cân béo phì là ở các nước đang phát
triển, tốc độ gia tăng cao tại các thành thị [25],[138],[140].
Tại Việt Nam, thừa cân béo phì ngày càng trở nên một vấn đề y tế công cộng
nghiêm trọng. Các cuộc điều tra nhân khẩu học trước năm 1995 cho thấy tỉ lệ thừa
cân béo phì không đáng kể [14]. Năm 2000 điều tra tại các thành phố lớn cho thấy tỉ
lệ thừa cân béo phì ở lứa tuổi học sinh tiểu học Hà Nội là 10% [14], thành phố Hồ
Chí Minh là 12% [27]. Năm 2011, báo cáo tình hình dinh dưỡng quốc gia ở trẻ dưới
5 tuổi trên toàn quốc cho tỉ lệ thừa cân béo phì chung cho toàn quốc là 4,8%, tăng
gấp 6 lần so với năm 2000 [63]. Khảo sát tại các thành phố lớn Việt Nam như Hà
Nội, TP. Hồ Chí Minh đều cho thấy có hiện tượng gia tăng tỉ lệ thừa cân béo phì ở
trẻ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh tiểu học. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ
thừa cân béo phì 4-5 tuổi vào năm 2000 là 3,1% [27], năm 2006 nghiên cứu ở lứa
tuổi tiền học đường xác định tỉ lệ thừa cân béo phì là 20,5%; trong đó béo phì là
16,3% [77]. Tại Hà Nội, tình trạng thừa cân béo phì của học sinh Hà Nội từ 1995 2000 có xu hướng tăng ở tất cả lứa tuổi từ 2,6% năm 1995 lên 5,6% năm 2000 [14].
Can thiệp phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ cho kết quả khả quan. Năm
2004, Trần Thị Phúc Nguyệt tiến hành nghiên cứu thực trạng thừa cân béo phì ở trẻ
4-6 tuổi nội thành Hà Nội và thử nghiệm một can thiệp cộng đồng đạt kết quả tốt
[39]. Năm 2006, Huỳnh Thị Thu Diệu đã nghiên cứu về thừa cân béo phì ở trẻ tiền


2


học đường (mầm non, mẫu giáo) tại TP. Hồ Chí Minh tập trung tìm hiểu các yếu tố
nguy cơ [77]. Tuy nhiên, ít nghiên cứu thực hiện can thiệp dựa trên các bằng chứng
điều tra ban đầu tại nơi can thiệp. Nghiên cứu này thực hiện qua hai bước: đánh giá
thực trạng ban đầu, tiến hành can thiệp phù hợp và ước lượng hiệu quả can thiệp
cộng đồng qua truyền thông giáo dục sức khỏe cho phụ huynh về thừa cân béo phì ở
trẻ mẫu giáo tại thành phố Hồ Chí Minh.
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra: Tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo tại các trường
mầm non mẫu giáo trên địa bàn quận 5 là bao nhiêu? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến
tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo? Biện pháp can thiệp bằng truyền thông
giáo dục sức khoẻ cho phụ huynh có hiệu quả thế nào trong việc giảm nguy cơ thừa
cân béo phì ở trẻ?
Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định tỉ lệ thừa cân béo phì ở học sinh mẫu giáo quận 5, thành phố Hồ
Chí Minh.
2. Xác định mối liên quan của một số yếu tố như dân số học, dinh dưỡng và vận
động của trẻ, kiến thức và thái độ của mẹ với tình trạng thừa cân béo phì ở
học sinh mẫu giáo.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khoẻ tại trường mẫu
giáo nhằm giảm nguy cơ thừa cân béo phì học sinh mẫu giáo.


3

CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
Sự phát triển ở trẻ em có tính chất toàn diện về thể chất, tâm thần và vận động.
Các giai đoạn phát triển này thường được chia thành sáu thời kỳ: bào thai, sơ sinh,
nhũ nhi, răng sữa, thiếu niên, dậy thì [9].
Giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (thời kỳ răng sữa) được chia làm hai thời kỳ: lứa tuổi
nhà trẻ từ 1-3 tuổi và mẫu giáo từ 4-6 tuổi. Giai đoạn mẫu giáo có đặc điểm là tốc

độ lớn của trẻ chậm dần, trẻ mất dạng mập tròn mà thon dần. Về cân nặng, mỗi năm
trẻ tăng trung bình 2000 gam. Chiều cao lúc 4 tuổi là 1m gấp đôi so với lúc mới
sinh. Tổ chức não đạt mức 100% trưởng thành lúc trẻ 6 tuổi. Trẻ ham thích tìm hiểu
môi trường xung quanh, thích bạn bè, nói rành rẽ, biết hát, đếm số, học vẽ. Trẻ điều
khiển được một số động tác, trở nên khéo léo. Vào cuối giai đoạn mẫu giáo trẻ bắt
đầu thích ăn một số thức ăn cứng và chán thức ăn mềm. Ở giai đoạn này trò chơi là
hoạt động giúp trẻ hình thành trí tưởng tượng, nhân cách và tư duy [9].
1.2. Dịch tễ học thừa cân béo phì ở trẻ em
1.2.1. Định nghĩa thừa cân béo phì
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa cân béo phì là tình trạng tích tụ mỡ
cao hoặc bất thường trong cơ thể có khả năng gây ảnh hưởng sức khoẻ [142].
1.2.2. Cách xác định tình trạng thừa cân béo phì:
Sự phát triển cơ thể thay đổi theo tuổi, vì vậy không thể áp dụng một chuẩn
chung để đánh giá tình trạng thừa cân béo phì cho mọi lứa tuổi, nhất là ở trẻ em lứa
tuổi tiền học đường [97]. Tổ chức Y tế Thế giới chia 4 nhóm tuổi để đánh giá tình
trạng dinh dưỡng: dưới 5 tuổi, từ 5-9 tuổi, từ 10-19 tuổi, trên 19 tuổi [41],[127].
Ở trẻ em, hai chỉ số thường dùng nhất để đánh giá tình trạng thừa cân béo phì
của trẻ là chỉ số BMI theo tuổi và giới và chỉ số cân nặng/chiều cao (CN/CC)
[31],[144], [149].


4

Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) theo tuổi và giới được sử dụng để
đánh giá thừa cân béo phì theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới với quần thể
tham khảo từ 6 quốc gia: Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, Oman và Mỹ [149].
BMI được tính theo công thức sau:
BMI =

Cân nặng (kg)

Chiều cao2 (m2)

Chỉ số cân nặng/chiều cao (CN/CC) được phân loại theo khuyến nghị của Tổ
chức Y tế Thế giới năm 2006 với quần thể tham khảo NCHS. Chỉ số này được tính
trên trung bình quần thể và có các mốc: lệch chuẩn -4SD, -3SD, -2SD, -1SD, TB,
+1SD, +2SD, +3SD, +4SD. Bảng được lập riêng theo giới cho trẻ trai và trẻ gái. Trẻ
có chỉ số CN/CC thấp hơn –2SD được tính là trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, trẻ
có chỉ số CN/CC cao hơn +2SD được tính là trẻ thừa cân béo phì. Trẻ có chỉ số
CN/CC trong giới hạn –2SD đến +2SD là bình thường.
1.2.2.1. Xác định tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ dưới 9 tuổi
Xác định tình trạng thừa cân béo phì theo chỉ số BMI theo tuổi và giới:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng thừa cân béo phì của trẻ được tính theo
chỉ số BMI theo tuổi và giới nếu vượt quá +1SD là thừa cân, nếu vượt quá +2SD là
béo phì.
Ở trẻ em do sự phát triển của trẻ có khác biệt giữa hai giới nam và nữ nên BMI
được lập riêng thành hai bảng theo tuổi và giới nam, tuổi và giới nữ.
Xác định tình trạng thừa cân béo phì theo chỉ số CN/CC:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng thừa cân béo phì của trẻ được tính theo
chỉ số cân nặng/chiều cao (CN/CC) nếu vượt quá +2SD là thừa cân, nếu vượt quá
+3SD là béo phì.
1.2.2.2. Xác định tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ vị thành niên 10-19 tuổi
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị áp dụng BMI theo tuổi và giới và đánh giá
theo percentile (bách phân vị) để xác định tình trạng thừa cân béo phì ở nhóm tuổi
này. Tính theo bách phân vị, trẻ thừa cân khi BMI ≥ 85 percentile, và béo phì khi


5

BMI ≥ 95 percentile, hoặc BMI ≥ 85 percentile cộng với bề dày lớp mỡ dưới da ở
hai vị trí cơ tam đầu và dưới xương bả vai ≥ 90 percentile [135].

1.2.2.3. Xác định thừa cân béo phì ở người lớn
Người trưởng thành: 20 tuổi trở lên, Tổ chức Y tế Thế giới khuyên áp dụng
BMI để đánh giá. Các chỉ số này được áp dụng chung cho người trưởng thành trên
toàn cầu với các mức phân loại như sau:
Bảng 1.1. Phân loại thừa cân béo phì theo WHO
Phân loại

Mức BMI

Nhẹ cân

< 18,5

Bình thường

18,5-24,9

Thừa cân

≥ 25,0

Béo phì

≥ 30,0

“Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới, 2006” [139]
Các mức phân loại trên dựa vào mức độ gia tăng nguy cơ với các bệnh không
lây như đái tháo đường týp 2, tăng huyết áp, bệnh mạch vành…với mức nguy cơ
tương đối khi thừa cân và mức nguy cơ cao khi béo phì.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đa quốc gia tại Châu Á của Văn phòng khu vực

Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WPRO-WHO), Nhóm đặc
trách nghiên cứu thừa cân béo phì quốc tế, Viện nghiên cứu đái tháo đường quốc tế
(IDI), Trung tâm hợp tác nghiên cứu dịch tễ học đái tháo đường và bệnh không lây
(thuộc WHO) cho thấy ở người Châu Á khi BMI trên 23 đã có thể tăng nguy cơ
bệnh rõ rệt nên có đề xuất áp dụng mốc phân loại BMI là 23 cho thừa cân, và BMI
là 25 cho béo phì ở Châu Á [139]. WHO đã tổ chức Hội nghị tư vấn về BMI cho
người Châu Á năm 2002 tại Singapore và kết luận người Châu Á có nguy cơ bệnh
tim mạch và đái tháo đường týp 2 ở mức BMI thấp hơn 25 kg/m2. Tùy dân tộc mà
điểm mốc này thay đổi với nhóm nguy cơ tương đối là từ 22-25 kg/m2 (tương ứng
BMI 22 đến 25), và nhóm nguy cơ cao từ 26-31 kg/m2 (tương ứng BMI 26 đến 31).
Để thuận lợi cho các chuyên gia y tế công cộng Hội đồng tư vấn bổ sung các mốc


6

phân loại theo BMI ở các điểm mốc 23; 27,5; 32,5 và 37,5 giúp các quốc gia Châu
Á chọn lựa can thiệp y tế công cộng với các điểm mốc phù hợp [72],[139].
Bảng 1.2. So sánh mốc phân loại thừa cân béo phì của thế giới và Châu Á
Phân loại

WHO 1998

IDI & WPRO 2000

BMI, kg/m2

BMI, kg/m2

< 18,5


< 18,5

18,5-24,9

18,5-22,9

≥ 25,0

≥ 23,0

Tiền béo phì

25,0-29,9

23,0-24,9

Béo phì độ I

30,0-34,9

25,0-29,9

Béo phì độ II

35,0-39,9

≥ 30,0

Béo phì độ III


≥ 40,0

Nhẹ cân
Bình thường
Thừa cân

“Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới, 2006” [139]
1.2.3. Cách cân đo xác định tình trạng thừa cân béo phì
Ở trẻ em, tình trạng thừa cân béo phì thường được đánh giá qua các chỉ số
nhân trắc: cân nặng, chiều cao, vòng eo, vòng mông, lớp mỡ dưới da [10],[145].
Đo chiều cao hoặc chiều dài
Đo chiều dài nằm của trẻ thường áp dụng cho trẻ dưới 2 tuổi (từ 24 tháng tuổi
trở xuống). Đo chiều cao của trẻ thường áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi (từ 25 tháng tuổi
trở lên) [56],[68]. Trong nghiên cứu này, trẻ có lứa tuổi 4-6 tuổi. Áp dụng cách đo
chiều cao đứng cho tất cả trẻ nghiên cứu.
Trẻ dưới 2 tuổi: đo chiều dài nằm


7

Hình 1.1. Cách đo chiều dài nằm của trẻ
“Nguồn: Viện Dinh dưỡng, 2000” [56]


8

Trẻ từ 2 tuổi trở lên: đo chiều cao đứng

Hình 1.2. Cách đo chiều cao đứng của trẻ
“Nguồn: Viện Dinh dưỡng, 2000” [56]

Trên thực địa, để giảm chi phí nhân lực và tạo sự hợp tác của gia đình và nhà
trường, cán bộ cân đo có thể nhờ phụ huynh hoặc giáo viên giữ trẻ đúng tư thế thay
cho vai trò người cán bộ y tế trợ giúp cân đo.
Cân nặng: Sử dụng cân phù hợp để cân trẻ: trẻ dưới 2 tuổi, sử dụng cân lòng
máng hoặc cân treo; trẻ trên 2 tuổi, người lớn: sử dụng cân bàn, cân điện tử…
Trong nghiên cứu này, trẻ có lứa tuổi 4-6 tuổi. Áp dụng cách cân trẻ bằng cân
điện tử Tanita có độ chính xác đến 100g.


9

Đo bề dày lớp mỡ dưới da
Đo bằng thước kẹp: đặt thước kẹp lên các nơi cần đo bề dầy lớp mỡ dưới da,
sau đó dùng tay véo lớp mỡ dưới da lên rồi đo bằng thước kẹp. Các vị trí thường đo
là: bề ngoài cánh tay, đùi, bụng, dưới bả vai, mông. Bề dầy lớp mỡ dưới da giúp
ước lượng tổng số lượng mỡ trong cơ thể. Đo bằng compa chuyên dùng:
Harpenden, Holtain, Lange, Mc Gaw. Thường dùng hiện nay là compa Harpenden
hai đầu là 2 mặt phẳng tiết diện 1 cm2, có áp lực kế gắn vào để đảm bảo khi kẹp vào
da có áp lực không đổi 10-20 g/mm2 [56],[57].
Bảng 1.3. Vị trí và cách đo bề dầy lớp mỡ dưới da
Vị trí đo

Cách xác định

Cách đo

Nếp gấp da cơ Điểm giữa cánh tay trên Dùng ngón cái và ngón trỏ véo da và
tam đầu
bên trái trong tư thế tay mô dưới da điểm giữa mặt sau cánh
buông thõng tự nhiên

tay ngang mức đánh dấu.
Nâng nếp da khỏi mặt cơ khoảng 1
cm
Đặt mỏm compa vào để đo
Ghi kết quả theo mm
Nếp gấp da cơ Điểm đo ngang mức cơ Nâng nếp da khỏi mặt cơ khoảng 1
nhị đầu
tam đầu, mặt trước cánh cm
tay
Đặt mỏm compa vào để đo
Ghi kết quả theo mm
Nếp gấp da Điểm đo ngay dưới Nếp gấp da được nâng lên với góc
dưới xương bả đường bờ chéo xương bả 45o so với mặt phẳng ngang.
vai
vai. Ngang mức điểm đo Đặt mỏm compa vào để đo
cơ tam đầu dóng vào.
Ghi kết quả theo mm
Nếp gấp da Điểm đo ngay phía trên Nếp da được nâng lên có trục song
mạn sườn
mào chậu trái, ngay phía song với đường lõm da ở vùng đó
sau đường nách giữa
Nếp gấp da Điểm đo nằm trên đường Nếp da được nâng lên với trục nằm
đường
nách nách giữa bên trái, dóng ngang
giữa
ngang mũi ức
“Nguồn: Viện Dinh dưỡng, 1998” [55]


10


1.3. Tình hình thừa cân béo phì trên thế giới
Số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy năm 2008 trên thế giới có khoảng
1,4 tỉ người từ 20 tuổi trở lên thừa cân béo phì, trong đó có 500 triệu là béo phì.
Năm 2011, 40 triệu trẻ dưới 5 tuổi thừa cân béo phì. Dự đoán đến 2015 có khoảng
2,3 tỉ người lớn bị thừa cân béo phì, trong đó hơn 700 triệu là béo phì [142],[148].
Trong giai đoạn 1990-2000 tình hình thừa cân béo phì gia tăng tương đối
nhanh, năm 2002 ước tính toàn cầu có 155 triệu trẻ lứa tuổi học đường bị thừa cân
béo phì. Tuy nhiên, tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ có khác biệt theo khu vực [138].
Với qui ước thừa cân khi BMI từ 25-30, và béo phì khi BMI > 30. Tỉ lệ thừa
cân béo phì ở học sinh các khu vực trên thế giới như sau [138]:
Bảng 1.4. Tỉ lệ thừa cân béo phì toàn cầu ở trẻ em lứa tuổi học đường.
Thừa cân (%)

Béo phì (%)

Toàn cầu

7,6

2,7

Châu Mỹ

23,6

8,2

Châu Âu


15,0

4,6

Cận đông

9,7

6,2

Châu Á – Thái Bình Dương

4,1

1,0

Châu Phi - cận Sahara

1,1

0,2

“Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới, 2005” [138]
1.3.1. Tình hình thừa cân béo phì tại các nƣớc đã phát triển
Tại các nước đã phát triển, thừa cân béo phì gia tăng đến mức báo động, là
một nạn dịch [85],[106],[107]. Tại Mỹ, 1986-1998 có sự gia tăng 50% tỉ lệ trẻ em
thừa cân béo phì trong một thập niên, đạt đến tỉ lệ 21,5% ở trẻ em da đen [121]. Đến
năm 2002, trẻ 6 đến 19 tuổi có tỉ lệ thừa cân béo phì là 31%, trong đó béo phì là
16% [89]. Năm 2003-2004 tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 2-5 tuổi tại Mỹ là 26,2% [90].
Năm 2007-2008 các trẻ từ 2 đến 19 tuổi tại Mỹ có tỉ lệ thừa cân béo phì là 31,7%

[73]. Thừa cân béo phì trẻ em hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng tại Mỹ. Tại
Anh, tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em nước này tăng nhanh. Trong một thập kỷ từ
1989 đến 1998 số trẻ em thừa cân béo phì ở 3 - 4 tuổi tăng 60% và 70%. Tại Pháp,


11

số trẻ em béo phì tăng gấp đôi trong 15 năm, đạt mức 10-12% trẻ Pháp bị thừa cân
béo phì. Tại Nhật, trẻ 6-14 tuổi Nhật có tỉ lệ béo phì là 5-11% [2]. Năm 2005 tỉ lệ
thừa cân béo phì ở người lớn Nhật là 18,1% ở nữ, 27,0% ở nam. Dự báo đến năm
2015, tỉ lệ thừa cân béo phì ở nam và nữ trưởng thành (trên 15 tuổi) như sau: nữ
24,4%, nam 32,7% [148]. Theo dõi thừa cân béo phì tại Nhật trong 22 năm (19741995) cho kết quả 32% trẻ trai béo phì, 41% trẻ gái béo phì tiếp tục béo phì khi đã
trưởng thành [91].
1.3.2. Tình hình thừa cân béo phì tại các nƣớc đang phát triển
Tổng hợp số liệu nghiên cứu từ 450 nghiên cứu cắt ngang từ 144 quốc gia về
tình hình thừa cân béo phì ở trẻ tiền học đường đến năm 2010 có 43 triệu trẻ bị thừa
cân béo phì, trong đó 35 triệu trẻ ở các nước đang phát triển, tỉ lệ 6,7% [98].Tại
Thái Lan, nghiên cứu năm 1994 trên 1.156 trẻ 6-12 tuổi xác định tỉ lệ thừa cân béo
phì là 12,7% [67]. Tại Malaysia, nghiên cứu năm 1998 xác định tỉ lệ thừa cân béo
phì trẻ 7 tuổi là 6,6%, trẻ 10 tuổi là 13,8%. Lứa tuổi 7-10 tuổi, trẻ trai có tỉ lệ thừa
cân béo phì là 12,5%, trẻ gái là 5% [138].
Tại các nước khu vực ASEAN: Số liệu thừa cân béo phì (BMI ≥ 25) ở người
trên 15 tuổi năm 2005 và dự báo đến năm 2015 như sau:
Bảng 1.5. Tình hình TCBP khu vực ASEAN năm 2005, dự báo đến năm 2015
Quốc gia

Tỉ lệ TCBP
ở nữ (%)
Năm 2005


Tỉ lệ TCBP
ở nam (%)
Năm 2005

Tỉ lệ TCBP
ở nữ (%)
Năm 2015

Tỉ lệ TCBP
ở nam (%)
Năm 2015

Thái Lan

35,2

27,9

44,7

28,6

Philippine

28,5

21,9

38,8


22,5

Indonesia

22,7

9,7

31,8

10,0

Malaysia

37,2

22,7

47,2

23,3

Singapore

22,0

23,8

31,8


24,5

Brunei

63,2

56,4

67,1

59,8

Lào

45,6

32,1

52,8

38,0

Cambodia

9,3

13,3

19,6


31,7

16,2

12,9

Việt Nam
8,7
4,1
“Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới, 2007” [148]


×