Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Quan hệ an ninh quân sự mỹ ấn độ trong thập niên đầu thế kỷ 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------

VŨ THỊ HƯNG

QUAN HỆ AN NINH QUÂN SỰ MỸ - ẤN ĐỘ
TRONG THẬP NIÊN ĐẦU CỦA THẾ KỶ 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội, - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------

VŨ THỊ HƯNG

QUAN HỆ AN NINH QUÂN SỰ MỸ - ẤN ĐỘ
TRONG THẬP NIÊN ĐẦU CỦA THẾ KỶ 21

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Khương Thùy

Hà Nội - 2015




Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Lê Khương
Thùy, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn Thạc
sĩ này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thày cô giáo trong Khoa
Quốc tế học đã dìu dắt và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Khoa.
Cảm ơn các Trung tâm thư viện, các Viện nghiên cứu đã giúp đỡ tôi về
nguồn tài liệu.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 31.12.2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
NỘI DUNG..................................................................................................... 12
Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ
AN NINH QUÂN SỰ MỸ - ẤN ĐỘ TRONG THẬP NIÊN ĐẦU CỦA
THẾ KỶ XXI ................................................................................................. 12
1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực .................................................................. 12
1.1.1 Những xu thế quốc tế chủ đạo ................................................................ 12
1.1.2 Hai sự kiện quốc tế nổi bật .................................................................... 20
1.1.3 Sự trỗi dậy của Trung Quốc ................................................................... 26
1.1.4 Tình hình khu vực Nam Á ....................................................................... 30
1.2 Mỹ điều chỉnh chiến lược toàn cầu và sự chuyển hướng trong chính
sách đối ngoại của Ấn Độ.............................................................................. 33
1.2.1 Mỹ điều chỉnh chiến lược toàn cầu ........................................................ 33

1.2.2 Sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ ..................... 39
Chương 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ AN NINH QUÂN SỰ MỸ - ẤN
ĐỘ TRONG THẬP NIÊN ĐẦU CỦA THẾ KỶ XXI................................ 44
2.1 Chính sách an ninh quân sự của hai nước với nhau ........................... 44
2.1.1 Chính sách an ninh quân sự của Mỹ đối với Ấn Độ .............................. 44
2.1.2 Đối sách của Ấn Độ ............................................................................... 54
2.2 Nội dung hợp tác ..................................................................................... 56
2.2.1 Khuôn khổ hợp tác và đối thoại ............................................................. 57
2.2.2 Những khía cạnh hợp tác nổi bật ........................................................... 64
Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ DỰ BÁO TRIỂN VỌNG QUAN
HỆ AN NINH QUÂN SỰ MỸ - ẤN ĐỘ NHỮNG NĂM TỚI .................. 88
3.1 Tác động của quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ ........................... 88
3.1.1 Đối với vị thế quân sự của hai nước ...................................................... 88


3.1.2 Đối với cấu trúc an ninh khu vực ........................................................... 93
3.1.3 Đối với Việt Nam .................................................................................... 96
3.2 Dự báo triển vọng quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ những
năm tới. .......................................................................................................... 99
3.2.1 Một số nhận xét ...................................................................................... 99
3.2.2. Dự báo triển vọng ............................................................................... 102
KẾT LUẬN .................................................................................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 113


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh


Tiếng Việt

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

SAARC

South Asian Association for

Hiệp hội hợp tác khu vực

Regional Cooperation

Nam Á


FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

ASEAN

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nations

Nam Á

North Atlantic Treaty

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại

Organization

Tây Dương


Central Intelligence Agency

Cơ quan Tình báo Trung

NATO

CIA

ương
Nhóm chính sách Quốc

DPG

phòng
NSSP

NPT

CCI

The Next Steps in Strategic

Những bước tiếp theo trong

Partnership

quan hệ đối tác chiến lược

Nuclear Non-proliferation


Hiệp ước không phổ biến vũ

Treaty

khí hạt nhân

The U.S.-India

Sáng kiến hợp tác Chống

Counterterrorism Cooperation

khủng bố Mỹ - Ấn Độ

Initiative
USAF

United States Air Force

Không quân Mỹ

IAF

Indian Air Force

Không quân Ấn Độ


PACAF


Pacific Air Forces

Lực lượng Không quân Thái
Bình Dương

IOR

India Ocean Region

Khu vực Ấn Độ Dương

USPACOM United States Pacific Command Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương
của Mỹ
IDS

Integrated Defence Staff

Ủy ban Phối hợp Quốc phòng
Ấn Độ

SOF

Special Operation Force

Lực lượng tác chiến đặc biệt

NSG

National Security Guards


Tổ chức an ninh quốc gia của
Ấn Độ

IMET

U.S. International Military

Chương trình Giáo dục và

Education & Training

Đào tạo quân đội quốc tế của
Mỹ

APCSS

DRDO

GSOMIA

CISMOA

The Asia-Pacific Center for

Trung tâm nghiên cứu an

Security Studies

ninh Châu Á- TBD


Defence Research and

Tổ chức nghiên cứu và phát

Development Organization

triển quốc phòng

General Security of Military

Hiệp định an ninh chung về

Information Agreement

thông tin quân sự

Communication Interoperability Hiệp định thư về An ninh và
and Security Memorandum of

Trao đổi thông tin

Agreement
Basic Cooperation and

Hiệp định trao đổi và hợp tác

Exchange Agreement

cơ bản


ASEM

The Asia-Europe Meeting

Diễn đàn Hợp tác Á – Âu

ARF

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn an ninh khu vực

BECA


ĐNÁ
ADMM

TAC

CTBT

The ASEAN Defense

Hội nghị Bộ trưởng Quốc

Ministers' Meeting

phòng ASEAN


The Treaty of Amity and

Hiệp ước Thân thiện và Hợp

Cooperation

tác

The Comprehensive Nuclear-

Hiệp ước cẩm thử VKHN

Test-Ban Treaty

toàn diện


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Thập niên đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và khu vực có những biến
động mạnh mẽ, đặc biệt là ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Châu ÁTBD). Những sai lầm trong chính sách đối ngoại của Chính quyền George
W.Bush không chỉ chấm dứt “khoảnh khắc đơn cực” của Mỹ, làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến uy tín, vị thế của Mỹ ở khu vực Châu Á – TBD mà còn tạo
thời cơ cho Trung Quốc rút ngắn khoảng cách, trở thành đối thủ cạnh tranh
trực tiếp vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ. Sức mạnh tổng hợp của Mỹ bị suy
giảm trong khi Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ đã làm thay đổi cục diện thế
giới cũng như cán cân quyền lực ở khu vực Châu Á – TBD.
Mỹ xác định Châu Á – TBD là khu vực có ý nghĩa địa chiến lược đặc
biệt quan trọng trong quá trình củng cố vị thế siêu cường số một thế giới của
Mỹ. Vì vậy, Mỹ đặt mục tiêu phải thúc đẩy và duy trì vai trò của mình ở khu

vực trọng yếu này. Để thực hiện được mục tiêu đó, trước hết, Mỹ cần phải
kiềm chế được sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Một trong những biện pháp mà Mỹ sử dụng là củng cố quan hệ với các
đồng minh, xây dựng và thúc đẩy quan hệ với các đối tác mới trong khu vực,
từ đó hình thành một mặt trận ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của
Trung Quốc ở khu vực. Ấn Độ là một cường quốc đang lên ở khu vực và có
đủ năng lực trở thành một đối trọng của Trung Quốc.Việc Ấn Độ nghiêng về
bên nào trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tác động
rất lớn đến tương quan lực lượng ở khu vực Châu Á – TBD. Vì vậy, Mỹ rất
cần có sự ủng hộ, hợp tác toàn diện của Ấn Độ. Quan hệ an ninh Mỹ - Ấn Độ
giữ một vai trò quan trọng và được coi là một “trục” then chốt của chiến lược
“xoay trục” sang Châu Á của Mỹ.

1


Ấn Độ hiện đang nỗ lực vươn lên, khẳng định vị thế là một cực của trật
tự thế giới đa cực đang hình thành. Ấn Độ nhận thức rõ tầm quan trọng của
Mỹ đối với việc tăng cường thế và lực, phát huy vai trò nước lớn của Ấn Độ.
Sự gặp gỡ trong mục tiêu và tính toán chiến lược của hai quốc gia đã đưa
quan hệ song phương Mỹ - Ấn Độ trở thành một trong những mối quan hệ có
tốc độ phát triển nhanh trong thập niên đầu của thế kỷ XXI.
Ngay khi quan hệ Mỹ - Ấn Độ bước vào thời kỳ hợp tác và phát triển
(từ năm cuối của thời kỳ Tổng thống Bill Clinton (2000), an ninh quân sự đã
là một lĩnh vực được chính quyền cả hai nước chú trọng phát triển và hiện là
lĩnh vực đạt được nhiều tiến bộ nhất của quan hệ song phương Mỹ - Ấn Độ.
Những chuyển biến trong quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ nói riêng,
quan hệ Mỹ - Ấn Độ nói chung có tác động trực tiếp đến cục diện an ninh
phức tạp ở khu vực Châu Á -TBD hiện nay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ, nhất là trên khía cạnh an ninh quân sự có ý nghĩa

quan trọng góp phần tìm hiểu những tính toán và ý đồ chiến lược của Mỹ và Ấn
Độ, đồng thời góp phần tìm hiểu và dự báo những diễn biến của cục diện an ninh
khu vực Châu Á -TBD.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á,
Đông Á – khu vực đang là trọng tâm hướng tới trong chính sách “tái cân
bằng” khu vực Châu Á - TBD của Mỹ và chính sách Hướng Đông của Ấn Độ.
Vì thế, quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ phát triển theo chiều hướng nào
cũng có ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam, đặc biệt là trong việc xử lý mối
quan hệ với người láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Do đó, việc nghiên cứu
quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ lại càng có ý nghĩa thực tiễn hơn bao
giờ hết.
Với ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn nói trên, tôi chọn đề tài
Quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ trong thập niên đầu của thế kỷ 21
làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn của mình.
2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2010, Tổng thống Obama đã phát biểu
rằng, quan hệ Mỹ - Ấn Độ sẽ là “một trong các quan hệ đối tác định hình thế
kỷ 21”1. Giới nghiên cứu và hoạch định chính sách của Mỹ, Ấn Độ, các nước
trong khu vực và các cường quốc khác trên thế giới theo dõi rất sát sao mối
quan hệ này, đặc biệt là những chuyển biến trong lĩnh vực an ninh quân sự.
Tình hình nghiên cứu trong nước: Ở Việt Nam, chưa có nhiều công
trình nghiên cứu về quan hệ Mỹ - Ấn Độ, đặc biệt là từ giai đoạn sau khủng
hoảng tài chính toàn cầu 2008 đến nay. Các công trình nghiên cứu chủ yếu
dưới dạng các bài báo, bài tạp chí. Trong đó có thể kể đến các bài viết như
“Quan hệ an ninh quốc phòng Hoa Kỳ- Ấn Độ”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay,
số 9/2009; “Quan hệ chính trị ngoại giao Hoa Kỳ- Ấn Độ”, Tạp chí Châu Mỹ
ngày nay, số 7/2010; “Quan hệ văn hóa xã hội Hoa Kỳ - Ấn Độ”, Tạp chí Châu

Mỹ ngày nay, số 5/2011 của tác giả Lê Thị Thu. Các bài viết này đề cập đến một
số lĩnh vực hợp tác tiêu biểu của quan hệ Mỹ - Ấn Độ dưới thời Chính quyền
George W.Bush.
Ths. Nguyễn Khánh Vân có bài viết “Quan hệ đối tác chiến lược Hoa
Kỳ - Ấn Độ” đăng tải trên Tạp chí châu Hoa Kỳ ngày nay, số 11/2013 đề cập
đến bối cảnh chung của quan hệ đối tác chiến lược Mỹ - Ấn Độ và những
nhân tố chi phối sự thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, nội
dung cụ thể của hợp tác chiến lược (trong lĩnh vực an ninh, năng lượng và
môi trường, khoa học và công nghệ, hợp tác kinh tế), ngoài ra tác giả còn đưa
ra một số đánh giá về thành tựu cũng như hạn chế của mối quan hệ đối tác
này. Tuy nhiên, hầu hết các nội dung mới chỉ dừng lại ở đưa ra vấn đề và nội
dung hợp tác đơn thuần, chưa phân tích được việc triển khai quan hệ đối tác
đó dưới thời Chính quyền Obama và triển vọng cụ thể trong tương lai.
1

Hải Minh,Quan hệ Mỹ- Ấn 'định hình thế kỷ 21', 8/11/2010.

3


Theo tác giả Nguyễn Nhâm trong bài viết “Đối tác chiến lược Hoa Kỳ Ấn Độ: Những ẩn sâu trong quan hệ” đăng tải trên báo Nhân dân điện tử
tháng 6 năm 2013: Quan hệ Mỹ - Ấn Độ được xem là khỏa lấp khoảng trống
Nam Á, củng cố thêm lợi ích của Mỹ tại khu vực này. Vì thế, các nhà phân
tích cho rằng, Mỹ đang nhìn nhận quan hệ với Ấn Độ như là một trong những
điểm nối quan trọng trong thế kỷ 21. Thành công của quan hệ đối tác chiến
lược Mỹ - Ấn Độ sẽ không chỉ đóng góp cho sự thịnh vượng của hai nước mà
còn cho hòa bình, an ninh và ổn định khu vực cũng như toàn cầu.
Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Là một mối quan hệ đối tác chiến
lược tiêu biểu và là đối tác tự nhiên của Mỹ nên quan hệ Mỹ - Ấn Độ, nhất là
những thay đổi, điều chỉnh trên lĩnh vực an ninh quân sự thường xuyên được

cập nhật và phân tích trong các báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, Quốc hội
Mỹ, và Bộ Quốc phòng Ấn Độ, cũng như trong các công trình nghiên cứu của
các nhà phân tích, nghiên cứu quốc tế trên thế giới và khu vực.
Trong cuốn sách “US-India Strategic Cooperation into the 21st century”
(Hợp tác chiến lược Mỹ - Ấn Độ bước vào thế kỷ 21)(2006), các học giả và các
chuyên gia phân tích quốc tế hàng đầu của Mỹ và Ấn Độ đã chỉ ra nguồn gốc,
quá trình phát triển và hiện trạng của hợp tác chiến lược Mỹ - Ấn Độ. Trong
thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Ấn Độ theo đuổi những chiến lược đối lập
nhau nên hai nước “xa lạ” nhau trong giai đoạn này. Khi Chiến tranh Lạnh
chấm dứt với sự tan rã của Liên Xô, hợp tác an ninh Mỹ - Ấn Độ mới có những
dấu hiệu chuyển biến tốt đẹp hơn. Các lực lượng vũ trang hai nước đã tham gia
các cuộc tập trận chung trên biển, trên đất liền, trên không và cùng nhau thực
hiện các nhiệm vụ nhân đạo. Căn cứ vào những thông tin và đóng góp từ giới
hoạch định chính sách cũng như của giới khoa học, cuốn sách này đã phân tích
sự hội tụ chiến lược của hai nền dân chủ lớn nhất thế giới, đồng thời lý giải tại
sao giữa hai nước vẫn tồn tại những bất đồng căn bản. Những vấn đề nổi bật
như tương lai của chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Ấn Độ, mối
4


quan hệ giữa Mỹ và Pakistan cũng như mối liên hệ giữa Ấn Độ và Iran cũng
đượctrình bày và luận giải sâu sắc trong cuốn sách này.
Cuốn “Vai trò của Mỹ ở Châu Á- Quan điểm của các học giả Mỹ và
Châu Á”(2009)cũng phân tích rất sâu sắc vai trò của Mỹ ở khu vực Nam Á,
những cải thiện trong quan hệ Mỹ - Ấn Độ dưới thời Chính quyền G.W.Bush
và nêu lên những kiến nghị để thúc đẩy quan hệ Mỹ - Ấn Độ phát triển.Quan
hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ cũng được đặt trong nghiên cứu mối quan hệ
tương tác với các nước lớn khác trong khu vực. Tiêu biểu như cuốn “The Big
Three, the emerging relationship between the United States, India and China
in the changing world order” của Harsh Bhasin (2010), trong đó bàn về mối

quan hệ đang nổi lên giữa ba cường quốc Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc trong
bối cảnh là một trật tự thế giới đang có những thay đổi. Từ những vấn đề nổi
bật trong các cặp quan hệ song phương trong quá khứ và hiện tại, tác giả đã
đưa ra những dự báo về chiều hướng phát triển trong quan hệ giữa ba cường
quốc này.
Quan hệ Mỹ - Ấn Độ là một trọng điểm nghiên cứu của nhiều cơ quan
nghiên cứu quốc tế nổi tiếng như Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ
(CRS) Các báo cáo của CRS thường xuyên cập nhật và phân tích những diễn
tiến, những kết quả đạt được cũng như những vấn đề tồn tại trong quan hệ Mỹ
- Ấn Độ trên nhiều khía cạnh. Khía cạnh an ninh quân sự được thể hiện trong
các báo cáo của CRS như:U.S – India Defense Relations: Strategic
Perspectives, Washington, D.C, April 4, 2007; India: Domestic Issues,
Strategic Dynamics, and U.S. Relations, September 1, 2011. Báo cáo cho thấy
tầm quan trọng của khu vực Nam Á, trong đó Ấn Độ đóng vai trò nổi bật, đối
với lợi ích cốt lõi của Mỹ trong thế kỷ 21. Tổng thống Obama đã nỗ lực thúc
đẩy quan hệ với Ấn Độ như cách mà Tổng thống Clinton đã thực hiện từ năm
2000 và được kế thừa trong suốt thời Chính quyền G.W.Bush. Đỉnh cao của
chính sách thúc đẩy này là việc nâng cấp quan hệ ngoại giao lên 3.0 vào tháng
5


7/2011, điều này khiến nhiều nhà phân tích cho rằng quan hệ Mỹ - Ấn Độ sẽ
trở thành mối quan hệ song phương quan trọng nhất trong những thập kỷ tới.
Trong báo cáo “U.S.- India Security Relation: Strategic Issues” January 24,
2013, học giả K.Alan Kronstadt nhấn mạnh, khi Mỹ thực hiện chính sách
xoay trục về châu Á, và với sự nổi lên về sức mạnh kinh tế và quân sự của Ấn
Độ, thì việc thúc đầy quan hệ Mỹ - Ấn Độ là một điều tất yếu. Bài cáo cho
thấy toàn cảnh về lịch sử quan hệ an ninh giữa hai nước, các quan tâm an ninh
của Mỹ đối với Ấn Độ, cũng như các mục tiêu an ninh của Ấn Độ hiện nay,
những điểm hội tụ và khác biệt giữa hai nước trong lĩnh vực an ninh, các trở

ngại đối với hợp tác an ninh giữa hai nước…
Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ cũng dành
nhiều sự quan tâm, chú ý cho mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ. Nổi bật có công trình
nghiên cứu “U.S. - India Defense Relations: Strategic Perspectives”,
Washington, D.C, April 4, 2007. Thông qua phân tích những điểm tương đồng
và khác biệt trong quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ, báo cáo đưa ra những
dự báo về chiều hướng phát triển của mối quan hệ này trong thời gian tới.
Ngoài ra còn có các trung tâm, các viện nghiên cứu quốc tế danh tiếng
khác theo dõi sát sao mối quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ như: Viện
Khoa học và An ninh quốc tế (ISIS) với bài viết “Testimony before the House
Committee on International Relations Hearing on the US – India “Global
Partnership” and its Impact on Non – Proliferation” (October 26, 2005)của
học giảDavid Albright; Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng cao cấp (CADS)
với báo cáo“US Strategy with China and India: Striking a Balance to Avoid
Conflict”, August 2006, trong đó phân tích chiến lược của Mỹ đối với Trung
Quốc và Ấn Độ, từ đó đưa ra những nhận định về chiều hướng chiến lược của
Mỹ ở khu vực Châu Á – TBD.
Carnegie Endowment for International Peace, Toward Realistic U.S. –
India relations,Washington DC, 2010. Bài viết đề cập đến những chỉ trích từ
6


phía Ấn Độ cho rằng kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Obama không
dành sự quan tâm thích đáng cho Ấn Độ mà có vẻ chú trọng hơn đến việc hợp
tác với Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Trên thực tế, các quan tâm của hai nước trong hàng loạt các vấn đề cho thấy
Mỹ sẽ cân bằng chính sách của họ với Ấn Độ như thế nào với các ưu tiên và
trách nhiệm khác.
Học giả Arvind Dutta đến từ Viện phân tích và nghiên cứu Quốc phòng
của Ấn Độ có bài nghiên cứu“Role of India’s Defense Cooperation Initiatives

in Meeting the Foreign Policy Goals”(Vai trò của những sáng kiến hợp tác
quốc phòng trong việc thực hiện những mục tiêu chính sách đối ngoại) đăng
trên Chuyên san Nghiên cứu Quốc phòng của Ấn Độ (7/2009). Trong bài viết,
học giả phân tích vai trò quan trọng của hợp tác quốc phòng trong “Ngoại
giao quốc phòng” và nêu lên những sáng kiến hợp tác quốc phòng của Ấn Độ
với các cường quốc chủ chốt, trong đó có Mỹ.
Hội thảo về thực trạng và hướng phát triển trong tương lai của quan hệ
chiến lược Mỹ - Ấn Độ do Trường Sau đại học Hải quân của Mỹ (NPS) phối
hợp với Quỹ nghiên cứu Người quan sát (ORF) tổ chức tại New Dehli (Ấn
Độ) hồi tháng 9/2010, Hội thảo đã khái quát lại quan hệ Mỹ - Ấn Độ trong
năm đầu tiên dưới thời Tổng thống Obama và các chiến lược của Mỹ và Ấn
Độ đối với Trung Quốc cũng như các quốc gia có liên quan mật thiết đến an
ninh khu vực như Afghanistan, Pakistan và Iran.
Quan hệ an ninh quân sự Mỹ-Ấn Độ còn được trình bày khá toàn diện
và cập nhật trong các công trình nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên
cứu Mỹ, Ấn Độ và các nước trên thế giới.Tiêu biểu có thể kể đến:U.S.-India
Strategic Engagement: Conference Agenda, September 21-23, 2010;W. Pal
Sidhu, Time to Reset U.S.-India Relations, ; US
and India: Building Global Parnerships, April 21,2004, Mumbai; The White
House, National Security Strategy, Washington D.C. May 2010;Richard A.
7


Boucher, Assistant Secretary for South and Central Asian Affairs, Remarks to
the Press, U.S.-India Relations, New Delhi, India January 8, 2009; R. Richard
L.Armitage, R. Nicholas Burns (co-chair), Natural Allies, A Bluprint for the
Future of U.S. – India Relations; Press Trust Of India, Rice lauds “historic”
change in Indo-US ties, Washington, June 19,2008;…
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên,
Luận văn sẽ hệ thống hóa, phân tích và đánh giá quá trình phát triển của mối

quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ trong thập niên đầu của thế kỷ 21.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, phân tích thực trạng quan hệ an ninh quân sự Mỹ
- Ấn Độ trong thập niên đầu của thế kỷ XXI và những tác động của mối quan
hệ này đến tình hình an ninh khu vực và Việt Nam, từ đó đưa ra dự báo về xu
hướng phát triển của quan hệ này trong những năm tới.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn giải quyết những
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nêu một số nhân tố tác động chủ yếu.
- Phân tích thực trạng của mối quan hệ, từ đó đưa ra một số nhận xét.
- Đánh giá tác động và dự báo triển vọng của mối quan hệ này trong
những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là lĩnh vực an ninh quân sự của
mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ.
An ninh, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, là khả năng giữ vững an toàn
trước các mối đe dọa. Trước Chiến tranh Lạnh, khái niệm “an ninh” của một
quốc gia cơ bản được hiểu là sự đảm bảo và an toàn về mặt quân sự trước một
quốc gia khác, còn gọi là “an ninh truyền thống”. Tuy nhiên sau Chiến tranh
Lạnh, với sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa trong đời sống
quốc tế, nhiều vấn đề mới nảy sinh, đe dọa đến an ninh, chủ quyền của các
8


quốc gia dân tộc và cuộc sống của chính con người. Người ta gọi đó là những
vấn đề “an ninh phi truyền thống”, trong đó có những vấn đề đòi hỏi phải có
sự phối hợp hành động giữa lực lượng quân sự của nhiều nước để giải quyết
như vấn đề khủng bố toàn cầu, vấn đề phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, các
hoạt động cứu hộ thiên tai,…
Theo cách giải thích trên, thuật ngữ “an ninh quân sự” trong Luận văn

sẽ được dùng để đề cập đến những hoạt động hợp tác giữa lực lượng quân sự
Mỹ và Ấn Độ trong các vấn đề an ninh truyền thống và và các vấn đề an ninh
phi truyền thống có liên quan đến yếu tố quân sự.
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, Luận văn nghiên cứu quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn
Độ trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Năm 2000 đánh dấu bước ngoặt của
Ấn Độ trong quá trình thực hiện mục tiêu chiến lược nhằm nhanh chóng nâng
cao vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới. Điều này được thể hiện
trong tuyên bố của Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee ngày 19/1/2000: “Có sự thừa
nhận vai trò của Ấn Độ như một nhân tố ổn định ở châu Á... Chúng ta đã có
kế hoạch sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của chúng ta như một đối tác toàn
cầu (global player)”. Năm 2000 cũng là một năm thành công của quan hệ Mỹ
- Ấn Độ với chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Mỹ Bill Clinton (3/2000) và
chuyến thăm đáp lễ của Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee (9/2000). Tổng thống
Bill Clinton đánh giá cao vai trò của Ấn Độ khi tuyên bố: “Ấn Độ và Mỹ có
thể thay đổi thế giới”.
Tuy nhiên, Luận văn sẽ lấy năm 2001 là mốc nghiên cứu chính vì đây
là năm đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử nước Mỹ với việc chào
đón vị Tổng thống thứ 43 của nước Mỹ - Tổng thống George W. Bush và đặc
biệt là năm diễn ra sự kiện khủng bố 11.9. Sự kiện này không chỉ gây rúng
động toàn nước Mỹ, làm chuyển hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại và

9


chính sách an ninh của Mỹ mà còn tác động sâu sắc đến cục diện thế giới
cũng như các mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia khác, trong đó có Ấn Độ.
Về không gian, Mỹ và Ấn Độ là những nhân tố quan trọng trong cấu
trúc an ninh khu vực Châu Á – TBD. Vì vậy, Luận văn nghiên cứu mối quan
hệ trong phạm vi giữa quân đội hai nước và ở khu vực Châu Á – TBD.

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn tiếp cận quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ từ quan điểm
và chính sách an ninh của Mỹ đối với Ấn Độ. Do đó, Mỹ là chủ thể và Ấn Độ
là đối tượng nghiên cứu của mối quan hệ này.
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử trong quá trình phân tích thực
trạng, diễn biến mối quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ trong thập niên đầu
của thế kỷ XXI, qua đó làm rõ điều kiện, đặc điểm phát sinh, phát triển và
biểu hiện của mối quan hệ này, đồng thời làm sáng tỏ mối liên hệ giữa khía
cạnh an ninh quân sự với với các khía cạnh khác trong tổng thể mối quan hệ
giữa Mỹ và Ấn Độ cũng như với những biến động của tình hình an ninh khu
vực. Phương pháp phân tích so sánh được sử dụng để làm nổi bật những
tương đồng và khác biệt trong việc triển khai chính sách đối ngoại, chiến lược
an ninh qua các thời kỳ, chính quyền khác nhau ở mỗi nước. Bên cạnh đó,
Luận văn cũng sử dụng các phương pháp quy nạp, diễn dịch để đưa ra những
nhận xét, dự đoán về chiều hướng phát triển của mối quan hệ an ninh quân sự
Mỹ - Ấn Độ.
6. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1. Những nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ an ninh quân
sự Mỹ - Ấn Độ trong thập niên đầu của thế kỷ XXI
Chương này phân tích một số nhân tố cơ bản tác động đến quan hệ an
ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Cũng như bất

10


kỳ mối quan hệ nào, quá trình phát triển của quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn
Độ chịu sự chi phối của những nhân tố nội sinh và nhân tố ngoại sinh.
Chương 2. Thực trạng quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ trong thập
niên đầu của thế kỷ XXI

Chương này trình bày những nội dung cơ bản của quan hệ an ninh quân
sự Mỹ - Ấn Độ trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, từ việc hai nước điều
chỉnh chính sách an ninh quân sự đối với nhau cho đến việc thực thi chính
sách đó trong thực tiễn hợp tác giữa quân đội hai nước.
Chương 3. Đánh giá tác động và dự báo triển vọng quan hệ an ninh
quân sự Mỹ - Ấn Độ trong những năm tới
Dựa trên những trình bày, phân tích diễn biến trong quá trình phát triển,
phạm vi và mức độ hợp tác trong từng nội dung, Luận văn đưa ra một số nhận
xét về đặc trưng của mối quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Ấn Độ trong thập niên
đầu của thế kỷ XXI.

11


NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUAN HỆ AN NINH QUÂN SỰ MỸ - ẤN ĐỘ
TRONG THẬP NIÊN ĐẦU CỦA THẾ KỶ XXI
1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực
Quan hệ Mỹ - Ấn Độ được nhận định là một trong những mối quan hệ
song phương có tầm ảnh hưởng quốc tế, bởi đây là mối quan hệ giữa hai nền
dân chủ lớn của thế giới với một bên là siêu cường số một thế giới còn bên
kia là một cường quốc đang lên. Vì thế, quan hệ Mỹ - Ấn Độ chịu ảnh hưởng
rất lớn từ những biến động trong đời sống quốc tế và ngược lại, những chuyển
động của mối quan hệ này cũng tác động đến việc “định hình thế giới”2 trong
thế kỷ XXI.
1.1.1 Những xu thế quốc tế chủ đạo
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, tất cả các nước trên thế giới đều thể
hiện một mong muốn chung là xây dựng một môi trường quốc tế hòa bình, ổn

định để phục vụ cho mục tiêu hàng đầu là phát triển kinh tế. Đây chính là cơ
sở, nền tảng căn bản hình thành nên những xu thế quốc tế mới là Xu thế toàn
cầu hóa, Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển và Xu thế đa cực hóa. Những
xu thế quốc tế chủ đạo trên đã và sẽ chi phối quan hệ quốc tế nói chung, khu
vực Nam Á nói riêng trong thập niên đầu và trong những thập niên tiếp theo
của thế kỷ XXI.
Bước sang thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hóa chính thức chuyển sang
giai đoạn phát triển mới3 mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trở thành một xu thế

2

Tổng thống Obama gọi quan hệ Mỹ - Ấn Độ là một trong những mối quan hệ “định hình thế kỷ XXI”.
Theo Thomas L.Friedman thì thế giới đã trải qua ba giai đoạn toàn cầu hóa.Giai đoạn thứ nhất kéo dài từ
năm 1642 khi Columbus giương buồm mở ra sự giao thương với thế giới cũ và mới cho đến khoảng năm
3

12


khách quan không thể đảo ngược, có tác động trực tiếp, sâu rộng tới các lĩnh
vực đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực kinh tế và quá trình hoạch định chính
sách đối ngoại của các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Lĩnh vực kinh tế được đánh giá là chịu tác động mạnh mẽ nhất của xu
thế toàn cầu hóa. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
hiện đại, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã “làm phẳng” những
trở ngại về địa lý, mở ra những phương thức sản xuất kinh doanh, những vị
thế địa chính trị và địa kinh tế hoàn toàn mới. Thế giới đang tiến gần đến một
nền kinh tế không biên giới. Sự tự do hóa trong thương mại, đầu tư, dịch vụ,
chuyển giao công nghệ cũng như sự chuyên môn hóa sâu sắc trong phân công
lao động quốc tế đã thúc đẩy các quan hệ song phương và đa phương phát

triển, gia tăng sự liên kết giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới.
Mỹ luôn là một trong những quốc gia tiên phong trong việc thúc đẩy
toàn cầu hóa kinh tế phát triển. Nền kinh tế Mỹ đã thu lợi nhiều từ quá trình
toàn cầu hóa, qua đó duy trì và giữ vững được vị trí là nền kinh tế số một thế
giới. Trong khi đó, phải đến đầu thập niên 1990, với chương trình cải cách
kinh tế rộng rãi, mạnh mẽ của Thủ tướng Narasimha Rao, nền kinh tế Ấn Độ
mới chuyển đổi hoàn toàn từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế
thị trường, tham gia sâu hơn vào quá trình toàn cầu hóa. Sau hai thập niên cải
tổ thành công, nền kinh tế Ấn Độ đạt được những thành tựu to lớn. Ấn Độ
được mệnh danh là“quốc gia có thị trường bán lẻ lớn nhất hành tinh”, là “cái
nôi của cuộc cách mạng xanh”, “siêu cường quốc phần mềm” của thế giới …
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nếu
Ấn Độ vẫn duy trì được mức tăng trưởng trung bình 6%/năm như thời gian

1800. Giai đoạn thứ hai kéo dài từ năm 1800 đến năm 2000, bị gián đoạn bởi cuộc Đại Khủng Hoảng năm
1930 và hai cuộc thế chiến. Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ năm 2000 đến nay.

13


qua thì đến giữa thế kỷ XXI, Ấn Độ sẽ vươn lên vị trí thứ 3 thế giới về kinh
tế, sau Mỹ và Trung Quốc4.
Như vậy, Mỹ và Ấn Độ đều hưởng lợi nhiều khi hội nhập sâu vào quá
trình toàn cầu hóa kinh tế. Mỹ là đầu tầu kinh tế thế giới, rất cần khai thác
những thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng khai thác như Ấn Độ. Còn Ấn Độ
là nền kinh tế đang phát triển, cần nhiều nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật tiên
tiến và phương thức quản lý hiện đại từ các nền kinh tế hàng đầu thế giới như
Mỹ. Vì vậy, thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương phát triển sẽ đem lại lợi
ích to lớn cho cả Mỹ và Ấn Độ. Bên cạnh đó, việc hai nước tham gia vào các
tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế đại diện cho xu thế liên kết kinh

tế toàn cẩu như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) đã giúp Mỹ và Ấn Độ có nhiều cơ hội để
tìm ra những điểm chung, giảm thiểu bất đồng và xích lại gần nhau hơn.
Ngoài ra, Mỹ và Ấn Độ cùng chia sẻ mục tiêu thúc đẩy hội nhập kinh tế
khu vực Nam Á. Năm 2006, Mỹ trở thành quan sát viên của Hiệp hội hợp tác
khu vực Nam Á (SAARC). Các quốc gia Nam Á, trong đó có Ấn Độ, đặt kỳ
vọng rất lớn vào quan hệ kinh tế với Mỹ. Hiện nay, Mỹ đang là một đối tác
bên ngoài quan trọng nhất của Tiểu lục này, cũng như của Ấn Độ. Một cộng
đồng kinh tế Nam Á hội nhập và phát triển mạnh mẽ là hoàn toàn phù hợp với
lợi ích của cả Mỹ và Ấn Độ.
Tuy không tác động sâu rộng như trong lĩnh vực kinh tế, song xu thế
Toàn cầu hóa cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình hoạch định chính sách
đối ngoại của các quốc gia. Bối cảnh quốc tế, đặc biệt là tình hình an ninh thế
giới trong thập niên đầu thế kỷ XXI có nhiều biến động phức tạp, khó lường
với sự nổi lên của các trung tâm quyền lực mới và các mối đe dọa an ninh
truyền thống, phi truyền thống. Điều đó đòi hỏi các nước, khu vực trên thế
giới phải liên kết, gắn bó chặt chẽ với nhau hơn nhằm đảm bảo lợi ích của
4

/>
14


mỗi quốc gia, cũng như đảm bảo và duy trì môi trường khu vực, quốc tế hòa
bình, ổn định và phát triển.
Mỹ tuy là siêu cường số một thế giới song cũng không thể tự mình giải
quyết các vấn đề an ninh toàn cầu như vấn đề chống khủng bố quốc tế, vấn đề
phổ biến vũ khí hạt nhân, vấn đề tự do hàng hải quốc tế,… Trong bối cảnh
sức mạnh tổng hợp bị suy giảm tương đối, Mỹ càng phải liên kết chặt chẽ hơn
với các nước đồng minh, đối tác nhằm đảm bảo các mục tiêu và lợi ích quốc

gia của mình. Chính quyền Obama đã triển khai chính sách ngoại giao thông
minh, linh hoạt và có xu hướng đa phương thay thế chính sách ngoại giao đơn
phương, chú trọng đến quân sự của Chính quyền G.W.Bush hiện không còn
phù hợp với những thay đổi của tình hình quốc tế. Những điều chỉnh trong
chính sách đối ngoại của Chính quyền Obama đã chứng tỏ có hiệu quả trong
việc thực hiện các mục tiêu khôi phục nền kinh tế, cải thiện hình ảnh, uy tín
của Mỹ trên trường quốc tế và nhất là trong việc hình thành một liên kết quốc
tế rộng rãi, trong đó Ấn Độ được xác định là một nhân tố, một mắt xích quan
trọng, nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Đối với Ấn Độ, việc duy trì chính sách đối ngoại “không liên kết” trong
một thời gian dài đã làm chậm quá trình vươn lên của Ấn Độ. Đến thập niên
đầu thế kỷ XXI, Ấn Độ mới có những chuyển hướng trong chính sách đối
ngoại theo hướng đa liên kết5. Mối quan hệ với các quốc gia, các nước lớn
trong khu vực và thế giới mà Ấn Độ thiết lập được thời gian này, trong đó nổi
bật nhất là mối quan hệ với Mỹ, đã góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Ấn
Độ. Quan hệ Mỹ - Ấn Độ phát triển không chỉ giúp Ấn Độ bảo vệ tốt hơn các
lợi ích và an ninh quốc gia, mà còn giúp nâng cao vai trò của Ấn Độ trong
việc giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế. Như vậy, chỉ đến khi Ấn Độ
hòa nhập, bắt kịp xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ
trong đời sống quốc tế hiện nay, quốc gia này mới phát triển và dần chứng tỏ
5

Phần này được trình bày rõ trong mục 1.2.2 của Luận văn

15


được vị thế nước lớn của mình. Điều đó cho thấy tính tất yếu và sự tác động
mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đối với việc hoạch định chính
sách đối ngoại của Ấn Độ.

Cùng với xu thế Toàn cầu hóa và Khu vực hóa, xu thế hòa bình, hợp
tác và phát triển cũng là một xu thế nổi bật của các mối quan hệ song phương
và đa phương trên thế giới trong thập niên đầu của thế kỷ XXI.
Xuất phát từ lợi ích chiến lược căn bản của mình, các cường quốc tiến
hành điều chỉnh lại chính sách đối ngoại, xây dựng khuôn khổ quan hệ mới ổn
định lâu dài, phát triển hệ thống an ninh quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho nền kinh tế phát triển. Vì thế, các nước lớn thường có xu hướng giải
quyết những mâu thuẫn tranh chấp thông qua các biện pháp đối thoại, thỏa
hiệp và tránh xung đột. Quan hệ Mỹ - Ấn Độ cũng không nằm ngoài sự chi
phối của xu thế trên.
Nếu như dưới thời Chính quyền Clinton, Ấn Độ không được đánh giá
cao trong chính sách Nam Á của chính quyền này thì sang thập niên đầu thế
kỷ XXI, mối quan hệ song phương này có những bước phát triển mạnh mẽ
dựa trên cơ sở hòa bình, hợp tác, phù hợp với xu thế chung. Cả hai nước đều
thể hiện thiện chí bỏ qua những bất đồng trong quá khứ để thiết lập mối quan
hệ sâu sắc hơn trên tất cả các lĩnh vực. Nhận thức của Mỹ về vai trò và vị thế
của Ấn Độ trong khu vực và trên thế giới đã thay đổi. Mỹ và Ấn Độ từ những
nền dân chủ “xa lạ” đã trở thành “đồng minh tự nhiên”, chia sẻ những giá trị
chung, có những lợi ích chiến lược tương đồng và cùng thúc đẩy xây dựng
“quan hệ đối tác chiến lược”. Hai nước ngày càng có nhiều tiếng nói chung
trong việc giải quyết các vấn đề an ninh khu vực và thế giới. Mỹ ủng hộ Ấn
Độ giữ vai trò chủ chốt ở khu vực Nam Á và vươn lên thành một cường quốc
toàn cầu, đồng thời coiẤn Độ là một “trụ cột” trong chiến lược xoay trục sang
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Châu Á –TBD) của mình.

16


Về phần mình, Ấn Độ cũng khẳng định tầm quan trọng của mối quan
hệ Ấn Độ - Mỹ đối với sự trỗi dậy của Ấn Độ cũng như đối với vị thế, vai trò

của Ấn Độ trong cấu trúc an ninh khu vực. Mỹ và Ấn Độ cũng hợp tác chặt
chẽ với nhau và với cộng đồng quốc tế trong việc đối phó và giải quyết các
những thách thức an ninh mới, đồng thời thể hiện vai trò và trách nhiệm là
những cường quốc thế giới.
Bên cạnh xu thế toàn cầu hóa và xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển
thì xu thế đa cực hóa cũng là một xu hướng nổi trội trong quan hệ quốc tế giai
đoạn này và có tác động chi phối đến sự phát triển quan hệ Mỹ - Ấn Độ, nhất
là trên lĩnh vực an ninh quân sự.
Hình thành từ cuối thế kỷ XX, xu thế đa cực hóa trở nên rõ nét hơn
trong thập niên đầu của thế kỷ XXI do sự suy giảm sức mạnh tổng hợp của
Mỹ và sự nổi lên mạnh mẽ của các cường quốc khác. Giới chuyên gia nhận
định rằng, việc Chính quyền George W. Bush thực thi chính sách đơn phương
trong tiếp cận với thế giới và sa lầy vào “cuộc chiến chống khủng bố toàn
cầu” với những khoản chi phí quân sự khổng lồ đã làm suy giảm nghiêm
trọng sức mạnh tổng hợp và uy tín chính trị của Mỹ. Thêm nữa, cuộc khủng
hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu cuối năm 2008 thực sự là một cú giáng
mạnh mẽ vào nền kinh tế Mỹ, chấm dứt trật tự thế giới đơn cực mà Mỹ đóng
vai trò lãnh đạo. Tổng thống kế nhiệm, ông Barack Obama đã và đang nỗ lực
đưa ra nhiều chính sách cả về đối nội và đối ngoại nhằm khôi phục lại sức
mạnh và uy tín của Mỹ. Kết quả có thể chưa được đánh giá hết nhưng đã có
sự thay đổi trong cách tiếp cận thế giới của Mỹ theo hướng phù hợp với tình
hình thế giới, đó là việc Tổng thống Barack Obama đã phải chấp nhận nguyên
tắc trật tự thế giới đa cực và quan hệ đa phương, đưa ra chủ trương xây dựng
“trật tự thế giới đa đối tác”. Giới phân tích quốc tế nhận định, với nước Mỹ,
thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI được ví như “thập niên địa ngục”, “thập
niên của những ước mơ đổ vỡ”, “thập niên bị đánh mất” dưới tác động của
17



×