Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Vai trò của cơ quan hợp tác quốc tế nhật bản ( jica) trong giai đoạn quan hệ việt nam nhật bản từ năm 1992 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.42 KB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ THỊ LOAN

VAI TRÕ CỦA CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN (JICA)

TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN
TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------LÊ THỊ LOAN

VAI TRÕ CỦA CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN (JICA)

TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN
TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM QUÝ LONG



Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. 6
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 7
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 7
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 8
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................. 8
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ 8
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 9
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 10
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 10
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN
CHÍNH THỨC (ODA) VÀ CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT
BẢN (JICA) ................................................................................................... 11
1.1. Một số lý luận chung về ODA ................................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm ....................................................................................... 11
1.1.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA...................................................... 11
1.1.3. Các hình thức của ODA ................................................................ 13
1.2. Một số đặc điểm chủ yếu về ODA của Nhật Bản.................................................. 15
1.3. Khái quát về JICA........................................................................................................ 16
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA JICA Ở VIỆT
NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY .................................................................. 21
2.1. Khái quát về quan hệ hợp tác Nhật Bản – Việt Nam........................................... 21

1



2.2. Khái quát về JICA tại Việt Nam............................................................................... 26
2.2.1. Sự ra đời và phát triển của JICA tại Việt Nam ............................ 26
2.2.2. Đinh
̣ hướng ODA Nhật Bản dành cho Viê ̣t Nam ........................ 28
2.2.3. Chính sách của JICA tại Việt Nam............................................... 29
2.3. Cơ cấu và hình thức cung cấp ODA của Nhật Bản vào Việt Nam................... 30
2.3.1. Viện trợ không hoàn lại ................................................................. 30
2.3.2. Hợp tác kỹ thuật ............................................................................. 32
2.3.3. Hợp tác vốn vay .............................................................................. 33
2.4. Tình hình thực hiện ODA Nhật Bản tại Việt Nam............................................... 35
2.5. Các lĩnh vực ƣu tiên hợp tác....................................................................................... 40
2.5.1. Hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng ................................................ 41
2.5.2. Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn ......... 44
2.5.3. Hợp tác trong lĩnh vực y tế ......................................................... 47
2.5.4. Hợp tác về văn hóa, giáo dục – đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực.................................................................................................... 49
2.5.5. Cải thiện chế độ chính sách ........................................................ 53
2.5.6. Bảo vệ môi trường ....................................................................... 54
2.5.7. Chương trình Tình nguyện viên và Chương trình đối tác phát
triển

...................................................................................................... 57

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP
CỦA CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN (JICA) CHO MỐI
QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN ........................................................ 59
3.1. Đánh giá hoạt động...................................................................................................... 59

2



3.1.1. Thành tựu ....................................................................................... 59
3.1.1.1. Đối với Việt Nam ...................................................................... 59
3.1.1.2. Đối với Nhật Bản ...................................................................... 67
3.1.1.3. Đối với quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản................ 68
3.1.2. Hạn chế .......................................................................................... 69
3.1.2.1. Về phía Nhật Bản ...................................................................... 70
3.1.2.2. Về phía Việt Nam ...................................................................... 73
3.2. Triển vọng và một số kiến nghị cho các hoạt động của JICA tại Việt Nam... 79
3.2.1. Triển vọng ...................................................................................... 79
3.2.2. Một số kiến nghị và giải pháp ....................................................... 83
3.2.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý ................................................ 84
3.2.2.2. Nhận thức đúng đắn về bản chất của ODA Nhật Bản .............. 86
3.2.2.3. Xây dựng và nâng cao quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA ..
................................................................................................ 87
3.2.2.4. Tăng cường công tác giám sát, theo dõi và đánh giá dự án .... 88
3.2.2.5. Phát triển nguồn nhân lực trong đội ngũ cán bộ quản lý nhà
nước về thu hút và sử dụng vốn ODA .................................................... 90
3.2.2.6. Khuyến khích sự tham gia của tư nhân vào các dự án ODA ... 92
3.2.2.7. Nâng cao nhận thức và mở rộng quan hệ đối tác .................... 93
KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97
PHỤ LỤC: MỘT SỐ DỰ ÁN TIÊU BIỂU ............................................... 102

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt


Tiếng Việt

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

Asian Development Bank

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu

Asia – Pacific Economic

Á – Thái Bình Dương

Cooperation

Hiệp hội các quốc gia Đông

Association of Southest Asia

Nam Á

Nations

Mô hình: Xây dựng – kinh

Built – Operation –Transfer


ASEAN

BOT

Tiếng Anh

doanh – chuyển giao
FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Foreign Direct Investment

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

JBIC

Ngân hàng Hợp tác quốc tế

Japan Bank for International

Nhật Bản

Cooperation


Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch

Japan External Trade

Nhật Bản

Organization

Cơ quan Hơ ̣p tác Quố c Tế

Janpan International

Nhâ ̣t Bản

Cooperation Agency

JETRO

JICA
KH – ĐT

Kế hoạch – Đầu tư

MPI

Bộ Kế hoạch và đầu tư

NĐ – CP

Nghị định – Chính phủ


NGOs

Các tổ chức phi chính phủ

Ministry of Planning and
Investment
None – Goverment
Organizations

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

Offical Development
Asisstance

PMU

Ban Quản lý các dự án

4

Project Management Unit


PPP

Mô hình hợp tác công – tư


Public Private Partnerships

STEP

Điều khoản đặc biệt dành cho

Special Terms for Economic

đối tác kinh tế

Partnership

TK

Tài khóa

TPP

Hiệp định đối tác kinh tế

Trans – Pacific Strategic

xuyên Thái Bình Dương

Economic Partnership
Agreement

USD

Đồng Đô la Mỹ


United States Dollar

WB

Ngân hàng thế giới

World Bank

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

World Trade Organization

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: ODA Nhật Bản dành cho khu vực Đông Nam Á năm 2013
(Nguồn: Sách Trắng Nhật Bản năm 2013)
Bảng 2.2: Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam từ 1992 đến 2008
(Nguồn: JICA)
Bảng 2.3: Viện trợ phát triển của Nhật Bản cho Việt Nam giai đoạn 2009 –
2013 (đơn vị: triệu Yên) (Nguồn: Bộ Ngoại giao Nhật Bản)
Bảng 2.4: Những nhà máy điện đã được xây dựng bằng nguồn vốn ODA
của Nhật Bản từ năm 1992 đến nay (Nguồn: JICA)
Bảng 3.1: Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam tính đến năm 2013 (Nguồn: Tổng cục
Thống kê)
Bảng 3.2: Tình hình nợ công của Việt Nam trong những năm gần đây và

dự báo (Nguồn: MOF/VinaCapital)
Bảng 3.3. Nợ công và vốn vay ODA của Nhật Bản (2010-2014) (Nguồn:
JICA)

6


PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài
Ngày nay, bằng sức mạnh của nguồn khoa học công nghệ, với tiềm lực

kinh tế hùng hậu lại có trình độ quản lý tiên tiến và giàu kinh nghiệm trong
sản xuất, kinh doanh, Nhật Bản đang duy trì việc cung cấp các khoản viện trợ
phát triển (ODA) như một phần quan trọng của chính sách ngoại giao nhằm
tạo dựng cho Nhật Bản một vị thế kinh tế và chính trị tương xứng tại khu vực
và trên thế giới. Cơ quan Hơ ̣p tác Quố c Tế Nhâ ̣t Bản (JICA) là cơ quan duy
nhấ t thực hiê ̣n viê ̣n trơ ̣ ODA của Chính phủ Nhâ ̣t Bản thông qua 3 hình thức
hơ ̣p tác : Hơ ̣p tác kỹ thuâ ̣t , Hơ ̣p tác vố n vay và Viê ̣n trơ ̣ khôn g hoàn la ̣i , tiế n
hành triển khai các hoạt động từ hỗ trợ xây dựng và trang bị cơ sở hạ tầng cơ
bản của xã hội vớ i quy mô lớn cho tới hơ ̣p tác cấ p cơ sở ta ̣i cô ̣ ng đồ ng đáp
ứng với những nhu cầu đa dạng của các nước đang phát triển.
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973, quan
hệ Nhật Bản – Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục.Với mu ̣c
đić h hỗ trơ ̣ Viê ̣t Nam, tháng 11/1992, Nhâ ̣t Bản đã đi trước các nước khác nố i
lại ODA cho Việt Nam. Trong những năm gần đây, Nhật Bản là quốc gia cung
cấp viện trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam. Điều này có ý nghĩa vô cùng to
lớn, không những giúp Việt Nam giải quyết những khó khăn về vốn, kỹ thuật

nhằm hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển
nguồn nhân lực mà còn giúp Việt Nam rất nhiều trong việc xóa đói giảm
nghèo tại nông thôn, miền núi và góp phần bảo vệ môi trường.
Có thể nhận ra rằng, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang phát triển rất
tốt đẹp, đó không chỉ là thành công của công tác ngoại giao mà còn là thành
quả của những chính sách ODA mà Nhật Bản thực hiện suốt thời gian qua.
ODA của Nhâ ̣t Bản thông qua JICA sẽ tiế p tu ̣c đóng góp vào sự phát triển bền

7


vững của Viê ̣t Nam, góp phần tăng cường hơn nữa tình hữu nghị và mối quan
hê ̣ hơ ̣p tác chiế n lươ ̣c giữa Viê ̣t Nam và Nhâ ̣t Bản.
Chính vì những lý do trên mà tác giả chọn đề tài: “Vai trò của Cơ quan
Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đối với mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản
từ năm 1992 đến nay” để viết luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quan hệ quốc
tế.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Trước hết, nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của tổ chức JICA để thấy

được mặt tích cực cũng như những hạn chế còn tồn tại đối với quan hệ hợp
tác Việt Nam – Nhật Bản. Từ đó, người viết sẽ đưa ra một số kiến nghị và giải
pháp trong việc sử dụng hiệu quả, giữ vững và phát huy tối đa tiềm lực to lớn
của ODA mà Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam đồng thời nâng mối quan hệ
hợp tác chiến lược giữa hai nước lên một tầm cao mới.
3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu về vai trò của JICA đối với quan hệ Việt

Nam – Nhật Bản sẽ cung cấp nguồn thông tin mới nhất, tập trung, tin cậy, đầy
đủ và toàn diện hơn về mô hình hợp tác quốc tế này.
Ý nghĩa thực tiễn: Bài nghiên cứu hy vọng sẽ cung cấp một cái nhìn toàn
diện về những thuận lợi, khó khăn trong việc cung cấp, triển khai các dự án
ODA mà Nhật Bản thực hiện ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra những bài học kinh
nghiệm để góp phần xây dựng chính sách, biện pháp nhằm thu hút và sử dụng
hiệu quả nguồn vốn ODA mà JICA cung cấp cho Việt Nam.
4.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, có rất nhiều bài viết cũng như nhiều bài nghiên cứu nói

về nguồn viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam cũng như các hoạt

8


động hỗ trợ của JICA tại Việt Nam. Ví dụ như “ Tổng quan ODA ở Việt Nam
15 năm (1993 – 2008)” của Cao Viết Sinh, “Mấy nét về nguồn viện trợ ODA
Nhật Bản dành cho Việt Nam” của Hồ Công Lưu,…Đồng thời cũng có rất
nhiều bài viết trên tạp chí chuyên ngành như:“Huy động và sử dụng nguồn
vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam: Thực trạng và một số giải pháp” của
Đỗ Đức Bình, Nguyễn Đông Hải, “Vai trò của Viện trợ phát triển chính thức
(ODA) của Nhật Bản cho Việt Nam và những vấn đề đang đặt ra” Nguyễn
Duy Dũng, “Vai trò của viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam
và những vấn đề đặt ra” của Trần Quang Minh,“Vai trò ODA của Nhật Bản
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam” của Nguyễn Quang Thuấn,
Phạm Thị Hiếu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á;

“Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản dành cho Việt Nam từ
sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO đến nay (2010)” của
Bùi Thị Kim Thu trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ…Tuy nhiên, không có
nhiều công trình quy mô tập trung đi sâu vào nghiên cứu về vai trò và những
đóng góp của tổ chức JICA đối với mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản. Chính
vì vậy, dựa trên những tài liệu được công bố của chính Cơ quan Hợp tác quốc
tế Nhật Bản (JICA), kết hợp với các bài viết đăng tải trên các tạp chí, website,
người viết xin được đưa ra những phân tích, tổng hợp và đánh giá ban đầu về
những hoạt động và ảnh hưởng, tác động của tổ chức JICA đối với quan hệ
Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1992 đến nay.
5.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Vai trò của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
(JICA) đối với mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản.
- Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Năm 1992 đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ Việt

Nam – Nhật Bản, Nhật Bản chính thức nối lại ODA cho Việt Nam, mở đầu

9


một giai đoạn mới (từ năm 1992 đến nay) trong đó quan hệ hai nước được
thúc đẩy một cách tích cực nhất và phát triển nhanh nhất trong lịch sử bang
giao hai nước.
Không gian: Tất cả các hoạt động, dự án của JICA thực hiện trên phạm vi
cả nước.
6.


Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, thông qua việc tìm hiểu, phân tích số liệu của các dự

án, hiệu quả thực hiện cũng như vai trò của nguồn vốn ODA Nhật Bản được
thực hiện thông qua JICA, tác giả đã thực hiện đánh giá tình hình, bối cảnh
khu vực, nội dung chính sách xung quanh vấn đề hợp tác giữa hai quốc gia.
Đồng thời, tác giả đã sử dụng một số biện pháp nghiên cứu mà chủ yếu là
phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp và phương
pháp thực địa để tìm hiểu lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức và hoạt động
chính của JICA đang thực hiện tại Việt Nam, qua đó đánh giá được vai trò
của JICA trong quan hệ Việt – Nhật. Cuối cùng, dựa trên những kết quả thu
được, tác giả xin phép đưa ra một số phân tích về thành tựu, hạn chế của Việt
Nam khi tiếp nhận nguồn vốn ODA từ JICA cũng như đưa ra một số nhận
định về triển vọng quan hệ hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới thông qua
các hoạt động của JICA.
7.

Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm có 3 chương chính.

10


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN
CHÍNH THỨC (ODA) VÀ CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT
BẢN (JICA)
1.1. Một số lý luận chung về ODA
1.1.1. Khái niệm
ODA là tên gọi tắt của ba chữ tiếng Anh: Official Development
Assistance, có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ

phát triển chính thức.
Năm 1972, OECD, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển đã đưa ra
khái niệm ODA là “một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích
chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước đang phát triển.
Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ
không hoàn lại chiếm ít nhất 25%”.
Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức ban hành kèm theo Nghị định 131/2006/NĐ–CP ngày 09/11/2006 của
Chính phủ Việt Nam thì ODA được định nghĩa như sau: “Hỗ trợ phát triển
chính thức (gọi tắt là ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa
Nhà nước hoặc Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với
Nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các
tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ.
1.1.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA
Vốn ODA là nguồn vốn có tính ưu đãi của các nước phát triển, các tổ
chức quốc tế đối với các nước đang và chậm phát triển. Các nhà tài trợ nói
chung khi cấp ODA đều nhằm những lợi ích nhất định (thường là lợi ích kinh
tế và lợi ích chính trị). ODA được các nhà tài trợ sử dụng như một công cụ

11


buộc các nước tiếp nhận thay đổi chính sách kinh tế, xã hội và đối ngoại cho
phù hợp với lợi ích chính trị. Viện trợ ODA để phát triển cơ sở hạ tầng chính
là biện pháp gián tiếp để chuẩn bị cho đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường
tiêu thụ hàng hóa và giành được sự cung cấp những vật tư chiến lược chủ yếu
của các nước tài trợ. Đây cũng là công cụ ngoại giao để góp phần tăng cường,
mở rộng vai trò, vị thế của các nước viện trợ ở khu vực và trên thế giới.
Với mục tiêu trợ giúp các nước đang và chậm phát triển, vốn ODA
mang tính ưu đãi hơn bất cứ nguồn tài trợ nào khác. ODA giúp bổ sung cho

nguồn vốn trong nước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, môi
trường... tạo nền tảng lâu dài cho phát triển kinh tế. Đồng thời, ODA giúp các
nước đang phát triển tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ
hiện đại và phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác kỹ thuật. Ngoài ra,
ODA cũng là động lực để hoàn thiện cơ cấu kinh tế cũng như tăng khả năng
thu hút FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước của các
nước đang phát triển.
ODA đúng như tên gọi của nó là nguồn vốn từ các cơ quan chính thức
bên ngoài cung cầp (hỗ trợ) cho các nước đang và kém phát triển, hoặc các
nước đang gặp khó khăn về tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công
cuộc phát triển kinh tế – xã hội của các nước này. Măc dù có nhiều ý kiến
khác nhau nhưng ODA có các đặc điểm chính đó là: Do chính phủ của một
nước hoặc các tổ chức quốc tế cấp cho các cơ quan chính thức của một nước;
không cấp cho những chương trình dự án mang tính chất thương mại, mà chỉ
nhằm mục đích nhân đạo, giúp phát triển kinh tế, khắc phục khó khăn về tài
chính hoặc nâng cao lợi ích kinh tế – xã hội của nước nhận viện trợ; tính ưu
đãi chiếm trên 25% giá trị của khoản vốn vay. Quá trình cung cấp ODA đem
lại lợi ích cho cả hai phía: bên các nước đang và kém phát triển có thêm khối
lượng lớn vốn đầu tư từ bên ngoài để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong

12


quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé của mình. Phía còn lại cũng đạt được những
lợi ích trong các điều kiện bắt buộc kèm theo các khoản viện trợ cho vay,
đồng thời gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho họat động của các công ty của
mình khi thực hiện đầu tư tại các nước nhận viện trợ. Mặt khác viện trợ ODA
mang tính nhân đạo, thể hiện nghĩa vụ đồng thời là sự quan tâm giúp đỡ của
các nước giàu đối với các nước nghèo, tăng cường thúc đẩy mối quan hệ đối
ngoại tốt đẹp giữa các quốc gia với nhau, giữa các tổ chức quốc tế với các

quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, nguồn vốn ODA cũng
có những tác động tiêu cực tới các nước tiếp nhận. Nếu không quản lý hợp lý,
việc sử dụng lãng phí, đầu tư tràn lan thì ODA sẽ trở thành gánh nặng nợ nần
trong tương lai. Với những điều kiện tiếp nhận từ các nước phát triển cùng với
những khoản nợ khổng lồ, hệ quả khó tránh khỏi là tình trạng lệ thuộc phát
triển, đánh mất quyền độc lập, tự chủ về kinh tế, chính trị.
1.1.3. Các hình thức của ODA
Phân loại theo phƣơng thức hoàn trả thì có:
Viện trợ không hoàn lại là bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên
nhận không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo
sự thoả thuận giữa các bên;
Viện trợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi): nhà tài trợ cho nước
cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi
suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp;
ODA cho vay hỗn hợp là các khoản ODA kết hợp một phần ODA
không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của Tổ
chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, thậm chí có loại ODA vốn vay kết hợp tới
3 loại hình gồm một phần ODA không hoàn lại, một phần ưu đãi và một phần
tín dụng thương mại.
Phân loại theo nguồn cung cấp thì có:

13


ODA song phương là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến
nước kia (nước phát triển viện trợ cho nước đang và kém phát triển) thông
qua hiệp định được ký kết giữa hai chính phủ
ODA đa phương là viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức quốc
tế, hay tổ chức khu vực hoặc của chính một nước dành cho Chính phủ một
nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương

như UNDP (Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc)…có thể các khoản viện
trợ của các tổ chức tài chính quốc tế được chuyển trực tiếp cho bên nhận viện
trợ.
Phân loại theo mục tiêu sử dụng có: Hỗ trợ cán cân thanh toán; tín
dụng thương nghiệp; viện trợ chương trình; viện trợ dự án.
Hỗ trợ cán cân thanh toán là các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân
sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao
tiền tệ trực tiếp cho nước nhận ODA và Hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá).
Tín dụng thương nghiệp tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm
theo các điều kiện ràng buộc. Chẳng hạn nước cung cấp ODA yêu cầu nước
nhận phải dùng phần lớn hoặc hầu hết vốn viện trợ để mua hàng ở nước cung
cấp.
Viện trợ dự án chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA.
Điều kiện để được nhận viện trợ dự án là “phải có dự án cụ thể, chi tiết về các
hạng mục sẽ sử dụng ODA”.
Viện trợ chương trình là nước viện trợ và nước nhận viện trợ ký hiệp
định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định chính xác khoản
viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào.
1.1.4. Phương thức cung cấp
Hỗ trợ ngân sách: là phương thức cung cấp ODA theo đó các khoản hỗ
trợ ODA không gắn với một hay một số dự án cụ thể mà được chuyển trực

14


tiếp vào ngân sách của Nhà nước và được quản lý và sử dụng theo các quy
định và thủ tục ngân sách.
Hỗ trợ chương trình:Cho vay theo chương trình định hướng vào lĩnh
vực then chốt.
Hỗ trợ dự án: chủ yếu cho vay để đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị,

thuê vận hành, tư vấn kĩ thuật và các nhu cầu khác có liên quan.
Viện trợ phi dự án: Bao gồm cho vay nhập khẩu hàng hóa, cho vay để
tiến hành tái cơ cấu lại ngành, lĩnh vực.
1.2. Một số đặc điểm chủ yếu về ODA của Nhật Bản
Trong “Cương lĩnh ODA” soạn thảo năm 1992, Nhật Bản đã làm rõ
những khái niệm và nguyên tắc trong hỗ trợ ODA, theo đó: “Hỗ trợ ODA của
Nhật Bản là để đóng góp cho hòa bình và sự phát triển của cộng đồng quốc tế,
nhờ đó đảm bảo an ninh và sự phồn vinh cho đất nước Nhật Bản”. Vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản là một khoản tiền của ngân sách
Nhật Bản trích từ tiền thuế đóng góp của người dân Nhật Bản. Chính vì vậy,
Nhật Bản đã hình thành một cơ quan Hợp tác quốc tế trực thuộc Chính phủ
làm nhiệm vụ theo dõi, đánh giá hiệu quả nguồn vốn ODA. Do đó, để đảm
bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, Cơ quan này đã đưa ra quan điểm như
sau: “Để hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội cho các nước đang phát triển, Chính
phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các doanh
nghiệp tư nhân v.v.., đã và đang thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế.
Trong các hoạt động này, hỗ trợ về kinh phí và hợp tác kỹ thuật của Chính
phủ dành cho các nước đang phát triển được gọi là Viện trợ phát triển chính
thức (Official Development Assistance gọi tắt là ODA)”.
Như vậy, khác với nguồn vốn ODA của các nước khác, vốn ODA của
Nhật Bản có đặc điểm sau:
Thứ nhất, ODA của Nhật Bản thực hiện trên nguyên tắc tiếp nhận yêu

15


cầu từ các nước tiếp nhận ODA.
Thứ hai, ít mang tính điều kiện ngặt nghèo về áp lực chính trị so với
các nước khác, thường thiên về hỗ trợ theo công trình. Nhưng nguồn vốn đó
thường kèm theo những điều kiện nhất định liên quan đến hỗ trợ chính sách

đối ngoại của Nhật Bản; hoặc nhằm phục vụ cho lợi ích của các doanh nghiệp
Nhật Bản, kích thích xuất khẩu hàng hóa Nhật Bản.
Thứ ba, trong cơ cấu ODA với tỷ lệ cao là ODA vốn vay (tín dụng
đồng Yên) và một mức thấp dành cho ODA không hoàn lại, trong đó, chú
trọng tới hỗ trợ theo dạng trợ giúp kỹ thuật. Sử dụng ODA vốn vay trong
nguồn vốn ODA của Nhật Bản là để hỗ trợ phần nào những trì trệ của nền
kinh tế Nhật Bản, duy trì thế cân bằng và phát triển kinh tế, góp phần nhất
định làm chậm lại quá trình giảm sút sức tăng trưởng.
1.3. Khái quát về JICA
JICA là chữ viết tắt của Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (The
Japan International Cooperation Agency). JICA là cơ quan triển khai viện trợ
phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản cho các dự án hợp tác mang tính
kỹ thuật. Được thành lập từ năm 1974, mục tiêu của JICA là đóng góp một
phần vào việc tái thiết các nước đang phát triển. Từ tháng 10 năm 2003, JICA
chuyển thành một Cơ quan hành chính độc lập. Với mục đích giúp cho các
nước đang phát triển có thể phát triển kinh tế xã hội một cách tự lực và bền
vững, JICA đã thực hiện các hoạt động hợp tác chủ yếu là đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước.
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và bộ phận Hoạt động hợp
tác kinh tế hải ngoại Nhật Bản (OECOs) của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật
Bản (JBIC) kể từ ngày 1/10/2008 đã hợp nhất thành tổ chức “JICA mới”.

16


JICA mới có nguồn tài chính khoảng 10 tỷ USD, với 1.600 nhân viên cùng
hàng ngàn chuyên gia, tư vấn và tình nguyện viên, sẽ trở thành một cơ quan
phát triển song phương lớn nhất thế giới. JICA hiện đang hoạt động tại trên
152 quốc gia và khu vực với khoảng 100 văn phòng tại nước ngoài. JICA mới
thực hiện cả 3 hình thức viện trợ ODA: Hợp tác kỹ thuật, Hợp tác vốn vay và

Viện trợ không hoàn lại, vì vậy, các hoạt động viện trợ sẽ được tiến hành hiệu
quả hơn, từ xây dựng cơ sở hạ tầng với quy mô lớn tới hợp tác kỹ thuật cấp cơ
sở tại cộng đồng phù hớp với nhu cầu đa dạng của các nước đang phát triển.
Mục tiêu và trọng tâm viện trợ của JICA là chia sẻ các kinh nghiệm và
kiến thức của Nhật Bản đối với các nước đang phát triển, nhằm cải cách hoạt
động và thực hiện hợp tác quốc tế một cách toàn diện với chất lượng cao ở
những nước nhận viện trợ, nhằm giúp họ có thể dần dần độc lập giải quyết
những vấn đề kinh tế – xã hội của riêng mỗi nước. Từ mục tiêu đó, phương
thức viện trợ của JICA dựa trên các nguyên tắc 3S: Speed – up (đẩy nhanh
hợp tác viện trợ từ khâu chuẩn bị đến khi thực hiện); Scale – up (mở rộng quy
mô viện trợ); Spread – out (nhân rộng các kết quả viện trợ).
Hoạt động hợp tác của JICA được thực hiện dưới các hình thức sau:
Hợp tác vốn vay là chương trình hỗ trợ cho các nước đang phát triển
những khoản vay dài hạn với lãi suất thấp. Lĩnh vực ưu tiên thường tập trung
hỗ trợ trang bị kết cấu hạ tầng (điện, giao thông), cải thiện môi trường cho các
đô thị, phát triển nông thôn, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, giáo dục (đại
học và sau đại học)...
Điề u kiê ̣n vay vố n (năm tài khóa 2011):
- Điề u kiê ̣n chuẩ n: Lãi suất 1,4%/năm, thời hạn trả nơ ̣ 30 năm (trong đó
thời gian ân ha ̣n 10 năm), điề u kiê ̣n không ràng buô ̣c.

17


- Vố n vay điề u khoản đă ̣c biê ̣t dành cho các đối tác kinh tế STEP : Lãi
suấ t 0,2%/năm, thời hạn trả nơ ̣ 40 năm (trong đó thời gian ân ha ̣n 10 năm),
điề u kiê ̣n ràng buô ̣c là phải có sự tham gia của Nhâ ̣t Bản.
Viện trợ không hoàn lại là chương trình cung cấp vốn không phải
hoàn trả nhằm hỗ trợ cho các nước đang phát triển. Các dự án viện trợ không
hoàn lại được thực hiện để cải thiện những nhu cầu cơ bản của con người như

dịch vụ y tế, phát triển nông thôn, cung cấp nước sinh hoạt...
Hợp tác kỹ thuật thông qua việc cử chuyên gia Nhật Bản đến làm việc
với các cơ quan đối tác ở các nước đang phát triển, JICA tiến hành thực hiện
các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao
kỹ thuật. Đối với những chương trình đào tạo tại Nhật Bản, JICA căn cứ nhu
cầu của từng nước và nội dung theo chủ đề, nhằm đào tạo kỹ năng và chuyên
môn kỹ thuật, đồng thời kết hợp thực hiện chương trình đối tác phát triển,
phát huy kinh nghiệm và công nghệ của các trường đại học, các tổ chức phi
chính phủ... của Nhật Bản.
Ngoài ra, JICA còn triển khai một số chương trình hợp tác khác như:
Cứu trợ thiên tai khẩn cấp
Trong trường hợp xảy ra thiên tai quy mô lớn ở nước ngoài, JICA sẽ
phái cử các nhóm Cứu trợ thiên tai Nhật Bản theo đề nghị từ Chính phủ các
nước bị ảnh hưởng hoặc các tổ chức quốc tế dựa trên quyết định của Chính
phủ Nhật Bản. Các nhóm này sẽ tìm kiếm những người bị mất tích, tham gia
vào các hoạt động cứu hộ, tiến hành cấp cứu và điều trị cho các nạn nhân bị
thương hay bị bệnh cũng như hướng dẫn cách thức hồi phục tốt nhất. JICA
cũng cung cấp hàng cứu trợ khẩn cấp như màn, lều và thuốc...
Hợp tác Nghiên cứu

18


Viện Nghiên cứu JICA tiến hành các nghiên cứu nhằm mục đích giải quyết
những vấn đề phát triển mà các nước đang phát triển đang đối mặt và đóng
góp cho các chiến lược hỗ trợ của JICA để giải quyết các vấn đề này.
Những nghiên cứu theo định hướng chính sách dựa trên cơ sở khoa học
cũng như những đóng góp đáng kể cho lĩnh vực phát triển quốc tế
Những phân tích về vấn đề của các nước đang phát triển và những đóng
góp cho các chiến lược hỗ trợ của JICA

Tăng cường sự chia sẻ thông tin tại Nhật Bản, tại nước ngoài và tăng
cường hình ảnh của Nhật Bản.
Hợp tác công tƣ
Những nỗ lực của JICA trong việc thúc đẩy hợp tác công tư (PPP) chủ
yếu tập trung vào cải thiện môi trường kinh doanh tại các nước đang phát
triển và hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như tăng cường các dịch vụ công
thông qua PPP mà theo đó, Chính phủ và khu vực tư nhân cùng tham gia và
chia sẻ trách nhiệm. Khi nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
ngày càng được nâng cao thì số doanh nghiệp Nhật Bản tham gia thực hiện
các chương trình đóng góp xã hội ngày càng tăng tại các nước đang phát triển.
Điều này đòi hỏi sự tham gia của các đối tác mới cho các dự án của JICA
trong sự kết nối với hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân.
Hợp tác theo đề xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản
Chương trình được thiết kế để hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát triển
mà các nước đang phát triển phải đối mặt bằng cách tận dụng các sản phẩm
và công nghệ của doanh nghiệp Nhật Bản. Chương trình nhằm đem lại lợi ích
cho nước tiếp nhận thông qua sự hỗ trợ trực tiếp từ các doanh nghiệp Nhật

19


Bản cũng như trợ giúp các doanh nghiệp Nhật Bản trong việc mở rộng hoạt
động kinh doanh tại thị trường các nước đang phát triển.
Hợp tác thông qua sự tham gia của ngƣời dân
Đáp lại yêu cầu từ các nước đang phát triển, JICA thúc đẩy các chương
trình mà trong đó, các tổ chức và cá nhân tại Nhật Bản tham gia các hoạt động
hợp tác quốc tế hỗ trợ người dân địa phương nước sở tại.
+ JICA phái cử tình nguyện viên như các Tình nguyện viên Hợp tác
Hải ngoại Nhật Bản (JOCV) và Tình nguyện viên cao cấp (SV), quản lý các
dự án từ thiện thông qua Quỹ JICA và thúc đẩy giáo dục phát triển (giáo dục

cho sự hiểu biết quốc tế) nhằm hỗ trợ nâng cao nhận thức về những vấn đề mà
hiện nay các nước đang phát triển gặp phải. JICA hợp tác bằng nhiều cách
thức khác nhau với các tổ chức phi Chính phủ, chính quyền địa phương, các
trường đại học và các tổ chức khác có tham gia vào các hoạt động hợp tác
quốc tế.
+ Chương trình Đối tác Phát triển của JICA (JPP) là chương trình hợp
tác kỹ thuật cấp cơ sở do JICA thực hiện nhằm đóng góp cho sự phát triển
kinh tế xã hội ở cấp địa phương của các nước đang phát triển thông qua sự
phối hợp với các “Đối tác tại Nhật Bản” như các tổ chức phi Chính phủ,
Chính quyền địa phương, trường đại học và tổ chức pháp nhân công tại Nhật
Bản. Chương trình nhằm phát huy những kiến thức và kinh nghiệm đã tích
lũy của các tổ chức này trong các hoạt động hợp tác nhằm mục đích đem lại
các lợi ích trực tiếp cho những người dân địa phương tại các nước đang phát
triển.

20


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA JICA Ở VIỆT
NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY
2.1. Khái quát về quan hệ hợp tác Nhật Bản – Việt Nam
Chiến tranh Lạnh kết thúc, thế giới có những biến động sâu sắc, tất cả
các quốc gia, dân tộc, nhất là các cường quốc lớn, trong đó có Nhật Bản đã
điều chỉnh đường lối, chính sách đối ngoại của mình phù hợp với tình hình
mới của quốc tế và khu vực, đáp ứng lợi ích cao nhất của mỗi nước. Dựa vào
nền tảng kinh tế mạnh của mình, sau Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản đã từng
bước điều chỉnh chính sách đối ngoại hết sức khôn khéo, mềm dẻo, nhằm xây
dựng một vị thế vững mạnh, độc lập và toàn diện hơn trên trường quốc tế.
Nhật Bản thực hiện chính sách đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại, giảm
bớt phụ thuộc vào chính sách đối ngoại của Mỹ, tăng cường quan hệ với các

nước từ trước đến nay chưa có tiền sử quan hệ, đặc biệt là Châu Á. Đồng thời
thực hiện chính sách ngoại giao dựa trên đối thoại, hợp tác, cạnh trạnh, hai
bên cùng có lợi, làm cho thế giới biết đến Nhật Bản như một quốc gia chuộng
hoà bình, không mưu cầu chiến tranh. Mặt khác, từ những năm 1990, Nhật
Bản cũng tích cực viện trợ ODA và đưa ODA lên thành quốc sách. Hiến
chương “ODA của Nhật Bản đã trở thành một trụ cột quan trọng trong nhiệm
vụ đóng góp quốc tế và là một phương sách có ý nghĩa trong chính sách ngoại
giao”. Chính sách đối ngoại trên với mục tiêu khẳng định mạnh mẽ hơn vị trí,
vai trò của Nhật Bản trong quan hệ quốc tế sao cho tương xứng với tiềm năng
và tiềm lực của mình, đồng thời bảo đảm một môi trường khu vực ổn định,
hướng tới khẳng định vị trí tiên phong, lãnh đạo trong khu vực.
Cùng nằm ở châu Á – Thái Bình Dương, lại có sự tương đồng về
văn hóa và những liên hệ lịch sử lâu đời, trong hành trình phát triển của mình,
hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản gắn kết với nhau một cách tự nhiên. Đây là

21


nền tảng vững bền cho sự phát triển của quan hệ giữa hai nước. Bên cạnh đó,
Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam
nằm trên các tuyến giao thông biển ở khu vực Tây Thái Bình Dương có nhiều
cửa ngõ thông thương ra biển, những hải cảng lớn như Hải Phòng, Cam Ranh,
Đà Nẵng, Vũng Tàu… đều rất có ý nghĩa lớn về mặt quân sự, có thể được
xem như một yếu tố tác động đến chiến lược an ninh của Nhật Bản và các
nước ASEAN. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách thực tiễn trong
việc cải thiện môi trường đầu tư và thiết lập chính sách ưu đãi với Nhật Bản
trên nhiều lĩnh vực. Trong con mắt của các nhà đầu tư Nhật Bản , Việt Nam là
thị trường có triển vọng đứng thứ tư toàn cầu , chỉ sau Trung Quốc, Thái Lan
và Ấn Độ. Là một nền kinh tế đang trên đà phát triển và hứa hẹn gặt hái nhiều
thành công mới trong tương lai, Việt Nam chính là điểm đến giàu tiềm năng

trong mắt giới doanh nhân Nhật Bản. Lực lượng lao động trẻ tuổi, siêng năng
và có trình độ cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sức hút cho môi trường kinh
doanh. Ngoài ra, một đất nước Việt Nam hòa bình và ổn định chính là môi
trường đầu tư an toàn mà các nhà đầu tư đang hướng đến trong khu vực châu
Á – Thái Bình Dương. Hơn nữa, từ lâu, Nhật Bản đã nhận thức rõ tầm quan
trọng của Việt Nam trong chiến lược Đông Nam Á của mình. Sự ổn định
chính trị và hợp tác quốc gia trong khu vực có ý nghĩa tích cực đối với mục
tiêu và lợi ích chiến lược của Nhật Bản đồng thời vị trí và tầm quan trọng của
Việt Nam trong ASEAN sẽ là nhân tố quan trọng cho sự phát triển nhiều mặt
của Nhật Bản. Trong cuộc chạy đua tìm kiếm đồng minh, viện trợ ODA là
một trong những biện pháp tỏ ra rất hiệu quả. Hơn thế nữa, sự ảnh hưởng của
Trung Quốc cũng khiến Nhật Bản phải vùng lên tạo thế cân bằng. Điều này
cho thấy tham vọng và mục đích của Nhật Bản là thiết lập một trật tự thế giới
mới trên cơ sở tạo lập được niềm tin và sự đồng tình ủng hộ của các nước
mang tính cách mạng theo ý muốn của họ. Mặt khác, Việt Nam và Nhật Bản

22


có nhiều tiếng nói chung và điểm tương đồng. Con người, đất nước Việt Nam
và Nhật Bản đều cần cù, chịu khó, tiết kiệm và tinh thần phấn đấu vươn lên,
có lối sống cộng đồng chặt chẽ, có nhiều đặc điểm văn hoá hàng nghìn năm
cùng tồn tại trong điều kiện văn minh nông nghiệp lúa nước, cùng tiếp thu
ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, và tâm lý tương tự. ODA bản
chất là tiền đóng thuế của nhân dân nước tài trợ thông qua cơ quan Chính phủ
Nhật Bản và người dân Việt Nam ở các vùng quê đang được hưởng lợi trong
việc sử dụng các công trình công cộng xây dựng bằng ODA.
Và thực tế trong suốt 40 năm qua, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ
ngoại giao song phương, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản không
ngừng đổi mới và phát triển toàn diện. Kể từ chuyến thăm Nhật Bản của Thủ

tướng Võ Văn Kiệt (tháng 04/1993), hầu hết các lãnh đạo Đảng và Nhà nước
Việt Nam qua các thời kỳ đều đến thăm Nhật Bản. Chuyến thăm Nhật Bản
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10/2006 đã đánh dấu bước tiến
mới trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, với việc hai bên ký kết Tuyên bố
chung “Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu
Á”. Tiếp đó, với quyết tâm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác
toàn diện, năm 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nhật
Bản Yasuo Fukuda đã thông qua “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ
đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản”. Tháng 04/2009, Chính phủ
hai nước nhất trí nâng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên tầm “Đối tác chiến
lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”, nhân chuyến thăm Nhật Bản của
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Đây được coi là cột mốc quan trọng đánh dấu
giai đoạn phát triển mới toàn diện và sâu sắc hơn giữa hai nước. Sau các
chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan (tháng 10/2010)
và chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 10/2011),
quan hệ song phương lại được mở ra một trang mới với việc lãnh đạo cấp cao

23


×