“Tại sao công tác y tế dự phòng ở Việt Nam vừa yếu lại vừa thiếu”
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong công tác y tế việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân
dân gồm ba măt chủ yếu: Dự phòng, điều trị và phục hồi chức năng.
Công tác y tế dự phòng là công tác bảo vệ tăng cường sức khỏe, chăm
sóc quản lý sức khỏe của nhân dân lúc khỏe mạnh và cả khi ốm đau.
Hệ thống y học dự phòng ở Việt Nam những năm gần đây được
đầu tư khá hoàn chỉnh bao gồm 4 tuyến: tuyến Trung ương có cục
YTDP, cục ATVSTP, cục phòng chống HIV/AIDS, cục quản lý môi
trường y tế và 14 viện nghiên cứu đầu ngành; tuyến Tỉnh có các trung
tâm YTDP, trung tâm phòng chống HIV/AIDS, trung tâm phòng
chống sốt rét, chi cục ATVSTP…; tuyến Huyện là các trung tâm y tế
huyện, trung tâm y tế dự phòng huyện; tuyến xã là các trạm y tế xã,
dưới xã là hệ thống cộng tác viên thôn bản, cộng tác viên dân số.Vì
vậy, nếu được quan tâm đúng mức, hệ thống YTDP hoàn toàn có thể
thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng.
Tuy nhiên, công tác YTDP hiện nay ở Việt Nam đang gặp phải
những khó khăn, thử thách cả về nhân lực, vật lực và tài lực, đó là
những nguồn lực quyết định đến chất lượng công tác YTDP.
Nguồn nhân lực hiện có thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao,
hầu hết bác sĩ của hệ dự phòng đều từ hệ điều trị chuyển sang, thiếu
những người được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành về y tế dự
phòng. Tuyển dụng cán bộ của các đơn vị hiện nay chưa đáp ứng được
nhu cầu cơ cấu cán bộ theo vị trí việc làm và khó tuyển dụng được cán
bộ đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Phân bổ chỉ
tiêu biên chế chưa phù hợp và chưa thật đầy đủ để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ được giao.
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác
YTDP còn thiếu và lạc hậu. Tình trạng các phòng làm việc xuống cấp
-1-
“Tại sao công tác y tế dự phòng ở Việt Nam vừa yếu lại vừa thiếu”
hoặc chưa được trang bị tốt là rất phổ biến, ảnh hưởng rất nhiều đến
chất lượng trong công tác phòng chống bệnh và chăm sóc cộng đồng.
Ngoài ra, chính sách đãi ngộ đối với nhân lực trong hoạt động
YTDP chưa đủ sức thu hút do vậy một số địa phương không thể tuyển
được bác sĩ y khoa, bác sĩ YTDP, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng
sâu, vùng xa và hải đảo.
Đứng trước thực trạng đó của y tế dự phòng Việt Nam, nhóm
chúng tôi thực hiện đề tài “Tại sao công tác y tế dự phòng Việt Nam
vừa yếu lại vừa thiếu” với các mục tiêu:
1. Tìm hiểu thực trạng của y tế dự phòng Việt Nam hiện nay.
2. Đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng vừa yếu
lại vừa thiếu của YTDP nước ta.
-2-
“Tại sao công tác y tế dự phòng ở Việt Nam vừa yếu lại vừa thiếu”
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
2.1. Những vấn đề về y tế dự phòng:
2.1.1. Khái niệm:
Y tế dự phòng là cầu nối giữa y học và y tế công cộng. Trong
khi y học quan tâm đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho một bệnh nhân
thì y tế công cộng quan tâm nhiều hơn đến phòng bệnh và nâng cao
sức khỏe cho cộng đồng. Vì vậy mục tiêu hàng đầu của Y học dự
phòng là nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng.
2.1.2. Hệ thống tổ chức y tế dự phòng:
Hệ thống YTDP Việt Nam hiện nay gồm 4 tuyến:
- Tuyến Trung ương gồm có cục YTDP, cục phòng chống
HIV/AIDS, cục ATVSTP, cục quản lý môi trường y tế và 14 Viện đầu
ngành.
- Tuyến Tỉnh gồm có các trung tâm YTDP Tỉnh, chi cục
ATVSTP, trung tâm phòng chống sốt rét, TT phòng chống bệnh xã
hội, TT phòng chống HIV/AIDS, TT sức khỏe lao động-vệ sinh môi
trường Tỉnh.
- Tuyến Huyện gồm có các Trung tâm y tế huyện và trung tâm
YTDP huyện.
- Tuyến Xã gồm các trạm y tế xã, phường, thị trấn.
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ chính của y tế dự phòng:
- Phòng chống bệnh truyền nhiễm
- Phòng chống HIV/AIDS
- Kiểm dịch y tế biên giới
- Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế; tiêm chủng mở rộng
- An toàn vệ sinh thực phẩm
- Phòng chống bệnh không lây nhiễm
- Dinh dưỡng cộng đồng
- Sức khỏe trường học
- Công tác quản lý môi trường y tế
-3-
“Tại sao công tác y tế dự phòng ở Việt Nam vừa yếu lại vừa thiếu”
- Công tác y tế lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp
- Phòng chống tai nạn thương tích.
2.2 Các nguồn lực hiện nay của YTDP:
2.2.1. Nhân lực:
Theo thống kê năm 2009 cả nước ta có khoảng 16.500 cán bộ y
tế đang công tác trong lĩnh vực YTDP tại các cơ sở tuyến trung ương,
tuyến tỉnh và tuyến huyện. Sang đến năm 2011 con số này đạt xấp xỉ
17.100 cán bộ, chỉ tăng lên khoảng 3,5% so với năm 2009, cho thấy sự
tăng trưởng về số lượng nhân lực YTDP nhìn chung còn rất khiếm
tốn. Còn nếu so sánh với quy định tại Thông tư Liên tịch số
08/2007/TTLT của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ ngày 05/6/2007 về định mức
biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước (được coi là định
mức nhu cầu của ngành) thì số lượng nhân lực trên đây mới chỉ đáp
ứng khoảng 42% nhu cầu cán bộ cho hệ thống YTDP trên cả nước.
Như vậy còn cần bổ sung khoảng 23.800 cán bộ, chiếm 58% tổng nhu
cầu nhân lực.
Phân tích nhu cầu nhân lực cần tăng lên theo tuyến cho thấy
đối với tuyến trung ương là 1.018 (chiếm khoảng 4,3%), tuyến tỉnh
5.340 (chiếm 22,4%) và tuyến huyện 17.508 (chiếm 73,5%).
2.2.2. Vật lực:
Bên cạnh đó cơ sở vật chất của các TTYTDP lại không được
đầu tư, nhiều trung tâm còn ghép với bệnh viện hoặc thuê mướn cơ sở
hoạt động trên một diện tích chật hẹp, chưa được độc lập, hầu hết các
khu vực chuyên môn và công cộng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuât.
Cơ sở vật chất đã khó nên việc đầu tư trang thiết bị phục vụ
công tác phòng chống dịch của các TTYTDP huyện cũng gặp nhiều
khó khăn. Phần lớn các TTYTDP đều thiếu thiết bị để làm xét nghiệm.
Có trung tâm được đầu tư trang thiết bị nhưng lại thiếu người điều
hành, sử dụng. Do không có trụ sở nên nhiều TT khó khăn trong việc
triển khai hoạt động.
-4-
“Tại sao công tác y tế dự phòng ở Việt Nam vừa yếu lại vừa thiếu”
Mặt khác, sau khi có quyết định chia tách về tổ chức, hệ thống
YTDP không hề có một dự án nào lớn để đầu tư về cơ sở vật chất và
trang thiết bị.
2.2.3.Tài lực:
Theo báo cáo năm 2015 của Bộ y tế, khảo sát tại 15 tỉnh thành
mức chi bình quân cho YTDP xấp xỉ 16% tổng chi cho y tế thậm chí
có tỉnh chỉ chi 10%. Trong khi đó nghị quyết số 18/2008/QH12 của
Quốc hội khóa XII yêu cầu mức chi này phải ở mức 30%. Với mức
chi thực tế như vậy thì không thể đáp ứng được cho chế độ lương
bổng, chuyên môn và nghiệp vụ. Và theo cục YTDP khảo sát tại 30
tỉnh thành cho thấy nếu không có ngân sách từ các chương trình mục
tiêu quốc gia, hầu như các đơn vị y tế dự phòng không thể thực hiện
được các nhiệm vụ chuyên môn và phòng chống dịch sẽ không hiệu
quả, bởi phần ngân sách cấp đã phải dành tới 70-90%là chi lương và
duy trì hoạt độngthường xuyên.
Mấy năm nay dịch bệnh xuất hiện liên miên, chất lượng và
ATTP lúc nào cũng là vấn đề thời sự. Nếu làm dự phòng tốt thì điều
trị sẽ bớt qua tải, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ sẽ được gia tăng.
2.3. Các chính sách và giải pháp:
Để đẩy mạnh phát triển công tác y tế dự phòng, chính phủ đã
triển khai những định hướng chiến lược như:
Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 09/11/2006 đã định hướng chiến lược quốc gia y tế dự phòng
Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với các giải
pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức; nâng cao năng lực quản lý
nhà nước và chuyên môn kỹ thuật của hệ thống y tế dự phòng từ trung
ương đến địa phương. Thiết lập, hoàn chỉnh hệ thống giám sát và cảnh
báo sớm dịch bệnh, ứng dụng có hiệu quả công nghệ tin học trong
quản lý, giám sát dịch, bệnh.
-5-
“Tại sao công tác y tế dự phòng ở Việt Nam vừa yếu lại vừa thiếu”
Chiến lược quốc gia về YTDP của Bộ Y tế được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt và ban hành Quyết định số 1402/QĐ-TTg ngày
15/10/2007 phê duyệt đề án Hỗ trợ phát triển Trung tâm YTDP huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Theo đó đến nay cả nước có trên
5.500 cán bộ YTDP tốt nghiệp đại học, trên 1000 cán bộ sau ĐH,
4.200 kỹ thuật viên và y sĩ YTDP. Ngoài ra Bộ Y tế tiến hành thực
hiện Đề án ưu tiên đầu tư đồng bộ cho các trung tâm YTDP tuyến
huyện thuộc vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; Đồng thời thành
lập Viện Đào tạo YHDP và Y tế công cộng nhằm bổ sung thêm nhân
lực chất lượng cao để YTDP có đủ khả năng loại trừ dịch bệnh, chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Bên cạnh đó, hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức "Hội thảo
Chính sách Y tế dự phòng" vào ngày 26/06/2014 tại Viện Vệ sinh dịch
tễ Trung ương, với sự có mặt của đại diện lãnh đạo một số Cục, Vụ,
Viện thuộc Bộ Y tế; Lãnh đạo Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng
của một số tỉnh, thành phố; Hội viên danh dự và Hội viên liên kết Hội
YHDP Việt Nam, lãnh đạo Tổng Hội Y học Việt Nam; Lãnh đạo Hội
và các ban thuộc Hội YHDP Việt Nam. Mục tiêu Hội thảo là lấy ý
kiến tư vấn, phản biện cho chính sách YTDP hiện đang còn một số bất
cập làm hạn chế hiệu quả công tác của ngành Y tế.
-6-
“Tại sao công tác y tế dự phòng ở Việt Nam vừa yếu lại vừa thiếu”
3. NHẬN XÉT
Mặc dù Nhà nước và Bộ Y tế đã có những nỗ lực rất cao trong
đầu tư nhân lực và trang thiết bị cho các cơ sở YTDP trên cả nước,
nhưng do yêu cầu tăng lên không ngừng có tính bùng nổ về số lượng
và chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân trước những
nguy cơ của bệnh dịch, biến đổi khí hậu, môi trường xã hội… đã dẫn
đến nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành Y tế nói chung, YTDP
nói riêng. Có thể điểm qua những điểm sau đây:
3.1. Về nhân lực:
Nguồn nhân lực hiện có thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao,
hầu hết bác sĩ của hệ dự phòng đều từ hệ điều trị chuyển sang, thiếu
những người được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành về y tế dự
phòng. Tuyển dụng cán bộ của các đơn vị hiện nay chưa đáp ứng được
nhu cầu cơ cấu cán bộ theo vị trí việc làm và khó tuyển dụng được cán
bộ đảm bảo chất lượng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Phân bổ chỉ
tiêu biên chế chưa phù hợp và chưa thật đầy đủ để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ được giao.
Tuyến Tỉnh thành lập thêm một số trung tâm, chi cục và sự tách
nhập trung tâm y tế ở tuyến huyện tạo nên sự xáo trộn trong tổ chức
hệ thống y tế dự phòng ở Việt Nam. Sự xáo trộn về tổ chức củng là
một yếu tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực của hệ thống YTDP. Bởi vì
việc chia tách về tổ chức sẻ dẫn tới sự chia rẽ về nhân lực, trang thiết
bị, cơ sở vật chất.
Công tác đào tạo về nhân lực tại tuyến tỉnh, huyện, xã ít được
chú trọng đào tạo bác sĩ dự phòng và cử nhân y tế công cộng. Bác sĩ y
học dự phòng, cử nhân y tế công cộng sau khi tốt nghiệp ít được tuyển
dụng vì đã tuyển những chức danh khác như cử nhân sinh, cử nhân
hóa, nữ hộ sinh, điều dưỡng... làm việc trong các trung tâm YTDP.
3.2. Về vật lực:
-7-
“Tại sao công tác y tế dự phòng ở Việt Nam vừa yếu lại vừa thiếu”
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác
YTDP còn thiếu và lạc hậu. Trang thiết bị phục vụ công tác phòng,
chống dịch thiếu, cũ và lạc hậu đặc biệt là ở tuyến xã, phường.
Việc thành lập thêm một số trung tâm, chi cục và sự tách nhập ở
tuyến huyện tạo nên sự thiếu hụt trụ sở làm việc, có những đơn vị phải
làm việc trong cơ sở chật chội, không đủ phòng để bố trí làm việc.
3.3. Về tài lực:
Chính sách đãi ngộ đối với nhân lực hoạt động trong lĩnh vực
YTDP chưa đủ sức thu hút do vậy một số địa phương không thể tuyển
được bác sĩ y khoa, bác sĩ y tế dự phòng, đặc biệt là các tỉnh miền núi,
vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Đầu tư ngân sách cho hệ thống y tế dự phòng còn hạn chế,
không đủ cho công tác phòng chống dịch.
4. ĐỀ XUẤTCÁC GIẢI PHÁP
4.1. Về nhân lực:
- Các đơn vị làm công tác y tế dự phòng từ tuyến Tỉnh đến tuyến
huyện phải chú trọng đào tạo bác sĩ y học dự phòng và cử nhân y tế
công cộng.
- Nhận bác sĩ y học dự phòng và cử nhân y tế công cộng vào làm việc
sau khi tốt nghiệp.
- Bổ sung ngạch y tế công cộng vào trạm y tế xã, phường, thị trấn.
4.2. Về vật lực:
- Xây dựng trụ sở làm việc đầy đủ các khoa, phòng tại các trung tâm,
chi cục và trung tâm y tế dự phòng huyện.
- Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch. Chú trọng
bổ sung cho trạm y tế xã, phường các trang thiết bị trong công tác
tiêm chủng, bảo quản vacxin.
4.3. Về tài lực:
-8-
“Tại sao công tác y tế dự phòng ở Việt Nam vừa yếu lại vừa thiếu”
- Tăng cường đầu tư ngân sách cho công tác y tế dự phòng, đặc biệt là
công tác phòng, chống dịch.
- Xây dựng chính sách ưu tiên, khuyến khích người có trình độ chuyên
môn làm việc trong lĩnh vực YTDP. Nâng cao mức lương cơ bản và
phụ cấp đặc thù cho cán bộ YHDP.
-9-