Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Cảm nhận về chuyến tham quan BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 11 trang )

Đề tài: “CẢM

NHẬN SAU CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG
CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

Học phần: Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Lớp học phần: D03
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Ngô Thị Kim Liên

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Kim Hằng
Mã số sinh viên: 030730140099

Trước khi học môn này, đầu tôi chuẩn bị một tâm lý sẵn sàng đối mặt với sự khô khan,
nhàm chán và những lý thuyết suông. Nhưng tôi đã hoàn toàn bị thuyết phục theo hướng


ngược lại, thay vì ngồi trên giảng đường tính toán với những học phần kinh tế căng não,
tôi lại mãn nguyện với những tiết học môn Đường Lối. Nó không chỉ đơn giản là môn
học bắt buộc mà nó vẽ nên cả một bức tranh chân thực về thời lịch sử oanh liệt của con
người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Dám chắc một điều nếu không được học môn
này, thì tôi không nghĩ có một ngày mình đặt chân vào viện Bảo Tàng Chứng Tích Chiến
Tranh (tọa lạc tại số 28, Võ Văn Tần, Q3)– nơi lưu giữ lại những mất mát đau đớn của
chiến tranh, những hậu quả, những tội ác không thể rửa trôi của cuộc chiến tranh xâm
lược, bảo tàng chứng tích trường kì kháng chiến oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Nhắc
nhở và giáo giục các thế hệ bây giờ và mai sau tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do
của Tổ Quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn
kết giữa các dân tộc trên thế giới.

Ngày 4/9/1975 Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được Ủy ban nhân dân TP.HCM quyết
định thành lập. Sau đó, đổi tên thành Nhà Trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược (ngày
10/11/1990) trước khi trở thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (ngày 4/7/1995). Logo


bảo tàng mang biểu tượng chim bồ câu trắng trên nền xanh tượng trưng cho một đất
nước yêu tự do và hòa bình, hứng chịu biết bao bom đạn chiến tranh dội xuống…
Đây là lần đầu tiên chúng tôi tiếp xúc với lịch sử không phải bằng nhưng con số vô tri vô
giác trong sách, lần đầu tiên tôi thấy được chiến tranh tàn khốc đến vậy, lần đầu tiên tôi
thấy mình ở gần cuộc chiến đến vậy, và cũng là lần đầu tiên tôi biết cảm giác phẫn uất,
căm ghét chiến tranh – điều mà tôi không tài nào tìm được ở những trang sách kia. Đặt
chân đến “Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh” đã làm sống dậy trong tôi những cảm xúc
chân thật nhất về nỗi đau của chiến tranh. Khi tham quan nơi đây tôi có cảm giác như
2


thời gian trôi ngược trở lại để đưa tôi vào thời kỳ đấu tranh hào hùng, gan góc của người
Việt Nam với bao nhiêu năm nằm gai nếm mật mong giành lại độc lập tự do cho quê
hương đất nước. Chúng tôi tham quan từ tầng trên cùng xuống theo chị hướng dẫn viên.
Bước vào mỗi căn phòng trong bảo tàng tôi lại có một cảm xúc khác nhau. Đầu tiên là sự
căm hờn, phẫn nộ, ghê tởm với những con người đến từ đất nước tiến bộ giàu có nhưng
thú tính, tàn sát, giết người man rợ chỉ vì những huân chương hay chiến tích. Đến xót
thương chạnh lòng với những anh hùng đã đổ máu, với sự hy sinh thầm lặng, những con
người vô tội cho đến trẻ nhỏ chết như rạ, người mẹ ôm đứa con nhỏ bị chất độc màu da
cam vào lòng, những đứa trẻ quái thai chưa kịp sinh ra,… năm tháng dù đã nhạt màu
nhưng những nỗi đau ấy vĩnh viễn không thể xóa nhòa.
Bọn đế quốc văn minh, hiện đại, tiên tiến. Chúng đem những máy bay chiến đấu dội bom
rải chất độc dioxin xuống đất nước ta, chúng mang những vụ khí tối tân đủ loại bom đạn
súng ống, xe tăng, xe bọc thép nhằm vào một đất nước mà “con trâu đi trước, cái cày đi
sau”, thứ vũ khí duy nhất họ có chỉ là lòng yêu nước cùng với những giáo, mác, gậy guộc
thô sơ !

Máy bay tàng hình B52 rải thả bom

Máy bay C.123 đang phun rải chất da cam


3


Pháo (từ pháo tầm trung đến pháo
tầm xa, đặc biệt pháo 175 ly được mệnh danh là “Vua chiến trường” với tầm bắn và
công suất phá cực lớn), Bom (các loại bom, đặc biệt là bom địa chấn với sức hủy diệt
cực lớn)

Một số loại bom, thuốc sung, đạn và vũ khí tối tân khác
Khối lượng bom đạn và thuốc nổ Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam gấp 3 lần khối
lượng sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ II. Đứng trước những hiện vật lịch sử tại báo
tàng tôi cảm nhận được sự công phá tàn khốc trong quá khứ. Nó hủy diệt mọi thứ, gia
đình, làng mạc, nhà cửa tiêu điều trong khói lửa bom đạn, chết chóc. Những cuộc thảm
sát dã man không chừa một ai kể cả phụ nữ mang thai, trẻ em hay trẻ sơ sinh, tiêu biểu là
4


cuộc thảm sát Mỹ Lai – Quãng Ngãi. Thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ
khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các
nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ
thể. Chúng hành xử không bằng cầm thú! Thế nhưng sau những tội ác chiến tranh man rợ
chúng lại không hề bị kết án, người duy nhất bị kết án là thiếu úy William Calley vì phạm
tội ác chiến tranh. Số người thiệt mạng dưới họng súng của Calley là khoảng 22 người.
Ông ta chỉ phải ngồi tù 3 năm rưỡi với hình thức quản thúc tại gia.. Nhìn những bức ảnh,
nhìn sâu trong ánh mắt, sâu trong những dòng thuyết minh, tôi như cảm thấy sự giận dữ,
đau đớn và ức cho cả khoảng thời gian khốc liệt ấy.

“Khi hai bé trai này bị trúng đạn thì
đứa lớn nằm đè lên đứa nhỏ như muốn

che chở cho em. Sau đó lính Mỹ đã bắn
chết chúng”

“Người đàn ông này và hai bé trai
chợt xuất hiện không rõ từ đâu”.
Haeberle nói: “Người lính Mỹ đi cùng
với tôi khai hỏa và bắn cho tới khi kết
liễu đời họ

Em thơ vô tội, những đứa bé chạy trốn và đến khi bị bắn thì cố nằm đè mình lên cơ thể
em trai, trong suy nghĩ non nớt của chúng, chúng nghĩ rằng làm như thế em mình sẽ
được tiếp tục sự sống chăng? Tôi thấy tim mình như thắt lại, đau. Con người chứ phải
đâu sắt đá, chỉ cần một phạt đạn là đủ để ngã gục, nhưng chúng nhẫn tâm xả súng bắn
hàng loạt, bắn đến khi chắc chắn rằng không còn một ai sống sót. Chúng xuống tay như
thể chúng không phải là con người, như loài thú đang say máu. Sau cuộc chiến tranh
chống Mỹ hơn 3 triệu người Việt Nam đã chết ( trong đó có 2 triệu người dân thường) ,
2 triệu người bị thương, 300.000 người mất tích vẫn chưa tìm thấy hài cốt…. Tôi hiểu,
cảm nhận được sự sợ hãi sự đau đớn nhìn người thân chết dưới nòng súng của giặc Mỹ,
5


sự hoảng loạn trước cánh cửa tử thần, cho dù may mắn thoát nạn thì những cảnh tượng
ấy ám ảnh đến suốt đời. Tôi tự hỏi rằng liệu họ có còn trái tim hay không? Khi tàn sát
một đất nước nhỏ bé họ có thấy nhục nhã? Khi chĩa súng vào những bà mẹ, những em
thơ, những phụ nữ yếu đuối có khi nào họ nghĩ đến mẹ mình, vợ con mình không ?

Một người lính Mỹ đang ném cái nong
phơi ngũ cốc vào lửa.

Đếm xác. Một phương thức báo cáo

thành tích của quân đội Mỹ: “Hễ có xác
chết thì đó là Việt Cộng”
6

Sau khi rời ngôi làng, Haeberle chứng
kiến cảnh nhiều xác người dân vô tội
nằm trên đường làng. “Một đứa bé chạy
tới nơi có nhiều thi thể và quỳ xuống đất
để tìm mẹ. Nhưng sau đó, một lính Mỹ
đã xả súng bắn em”, Haeberle hồi
tưởng. Trong khi đó, binh nhất Robert
Maples cho biết: “Khi rời làng, tôi
không thấy một ai sống sót”.

Lính Mỹ cột người bị bắt sau xe tăng
và kéo lê cho đến chết


Ngày 25-2-1969, một toán biệt kích hải quân SEAL tiến vào huyện Thanh Phú, Bến
Tre. Họ đã cắt cổ ông Bùi Văn Vát và bà Lưu Thị Cảng, rồi kéo 3 em bé là chấu nội của
ông bà đang ẩn nấp trong một ống cống (hiện ống cống đã được hiến tặng làm hiện vật tại
bảo tàng ) và đâm chết hai cháu gái một bé 10 tuổi, một bé 8 tuổi, mổ bụng bé trai
khoảng 6 tuổi. Thật là bọn cầm thú chúng to lớn khỏe khắn lại nhằm vào những người
nông dân yếu ớt, những đứa trẻ non dại trong sáng nhưng lại hứng chịu quá nhiều tội ác
chiến tranh. Không chỉ những người nông dân vô tội, mà còn vô vàn những chiến sĩ đã hy
sinh oanh liệt, thịt nát xương tan trước họng súng kẻ thù, họ ra đi để lại mẹ già, vợ trẻ và
các con thơ. Càng đi sâu vào những căn phòng trong bảo tàng, càng tận mắt chứng kiến
những bức hình tôi càng hoảng sợ điếng người đến nghẹn lòng. Chúng tàn sát đồng bào
ta, chúng xách mảnh xác tả tơi của một chiến sĩ cộng sản lên chụp hình, bức ảnh khác 5
tên linh Mỹ chặt đầu các chiến sĩ của ta để chụp ảnh lưu niệm… Đều là con người, sao

bọn chúng lại có thể nghĩ ra những hành động tàn ác đến kinh hoàng không có một chút
phần người nào như thế ?

Bước qua nỗi nghẹn ngào trước các tội ác chiến tranh tôi đến phòng trưng bày những bức
ảnh về nạn nhân chất độc màu da cam dioxin. Cho dù giờ đây chiến tranh đã đi qua
nhưng những hệ quả mà chúng để lại còn đau đớn xót xa hơn. Nỗi đau chất độc màu da
cam, sinh ra trong thời bình nhưng nhiều số phận phải hứng chịu hậu quả của thời chiến.
Có ai được lựa chọn hoàn cảnh và cơ thể của mình khi được sinh ra? Đó thực sự là nỗi
bất hạnh quá lớn. Tội ác của kẻ xâm lược không ngôn từ nào có thể diễn tả được. Theo
các nhà nghiên cứu thì số lượng chất độc hóa học Mỹ rải xuống Việt Nam là 100 triệu lít
và lượng chất dioxin, có đến khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp
chất độc này. Những đứa bé bị nhiễm chất da cam chưa chào đời đã thành quái thai, sinh
ra thì hở hàm ếch hoặc tật nguyền, khờ khạo, vô cùng xót xa! Cha mẹ những đứa trẻ ấy
7


đau đớn biết bao, mang nặng đẻ đau chỉ mong con mình lành lặng và mạnh khỏe như bao
đứa trẻ khác nhưng chiến tranh đã hủy hoại tất cả, hủy hoại các thế hệ tương lai.
Những đứa trẻ vô tội- chúng không được sống trọn vẹn một kiếp người…
Sau khi được tham quan
những bức ảnh bên trong bảo
tàng, chúng tôi bước đến “địa
ngục trần gian” được phục chế
lại ở đây đó là “Chuồng cọp”,
đây là mô hình nhà tù ở Côn
Đảo. Đây là một hòn đảo
tuyệt đẹp nhưng giặc Mỹ và
Pháp đã biến nơi đây thành
nỗi kinh hoàng của từng tù
nhân chính trị, chỉ nghe đến


hai từ Côn Đảo người ta đã có cảm giác lạnh xương sống và rùng mình. Những đòn tra
tấn của Mỹ đã áp dụng với những người mà chúng xem là Việt Cộng, chúng rắc vôi sống
lên cơ thể người tù, tạt nước bẩn lên họ. Chân họ bị cột vào còng sắt, ăn uống, tắm rửa,
tiểu tiện đều trên một phạm vi hết sức nhỏ bé. Chỉ cần có một tiếng thở dài, ho hoặc đập
muỗi là đủ để bọn địch trút vôi xuống để người tù ngạt thở, lở da. Ngoài ra còn có vô
vàng những thủ đoạn tra tấn người tù mà bọn tay sai đã nghĩ ra, chúng nghĩ ra như một
8


trò tiêu khiển trên thân xác đồng loại, tra tấn nhốt các chiến sĩ vào “chuồng cọp”. Chuồng
được tạo ra bằng cách đan chằng chịt dây kẽm gai xung quanh và trên nóc. Chuồng được
đặt ngoài trời với nhiều kích thước khác nhau, có loại nhốt 1 người, có loại nhốt 3-5
người. Tùy theo từng loại “chuồng cọp” người tù phải nằm dưới đất cát, có loại người tù
phải nằm trên dây kẽm gai đâm thủng da thịt, có loại người tù chỉ có thể ngồi hoặc đứng
khom. Không thể không kể đến đến hàng loạt hình thức tra tấn dã man sau đó như bắt tù
nhân lộn vỉ sắt, đánh tù nhân bằng chày vồ, bằng gậy, bằng roi cá đuối, đục rang người
tù, rút móng tay móng chân người tù nhân, chiếu đèn cho mù mắt…Tất cả những gì
chúng ta đang tưởng tượng sự thật nó còn khiếp sợ hơn thế, những người chiến sĩ vì Tổ
Quốc ghi công, các anh xứng đáng Đáng được đời đời con cháu nghiêng mình và nhớ ơn!

Anh Lê Văn Trí, 27 tuổi sau mười năm bị
giam cầm nghiệt ngã tại Côn Đảo, khi trở
về chỉ còn da bọc xương

Đi sâu vào phía trong là
nới cất giữ chiếc máy
chém cao 4.5m với lưỡi
dao 50kg, bên cạnh là
cái sọt dùng để đựng

đầu. Cỗ máy chém mà
chính quyền tay sai Ngô
Đình Diệm đã dùng để
đàn áp nhân dân ta. Biết

Do ăn uống, thuốc men thiếu
thốn, không được vận động, lại
còn bị hành hạ tinh thần lẫn thể
xác nên các chiến sĩ yêu nước
khi thoát khỏi ngục tù đã không
còn đi được nữa

bao nhiêu con người
đã bị chém ở nơi này và biết bao nhiêu linh hồn vẫn còn
đó… Chiếc máy chém này từng gây kinh hoàng cho
không biết bao người dân miền Nam dưới ách thống trị
với chiến sách tàn ác “Lê máy chém đi khắp miền Nam”

9


10


Sau chuyến tham quan bảo toàn mỗi người đều có một suy nghĩ riêng nhưng nếu dùng
các từ để diễn tả thì đó là: Đau xót, Phẩn nộ, Tự hào. Lần đầu tiên tôi thấy mình chạm
gần tới những sự thật lịch sử như vậy. Hãy đến Bảo tàng chứng tích chiến tranh, một lần,
để cảm nhận nổi đau của dân tộc một thời đã qua. Dân tộc Việt Nam rất kiên cường, bất
khuất trong cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ bảo vệ Tổ quốc, nhưng cũng rất nhân hậu,
vị tha. Ngày nay nhìn lại cuộc chiến tranh không phải khơi dậy nỗi đau, để bài xích hay

gây thù hằn dân tộc. Mà chỉ nhìn lại với một cái nhìn của một sự thật đối với cuộc chiến
tranh, để hiểu được những đau thương mất mát của đồng bào mình. Để mà tự hào mà
thấy được giá trị của sống hôm nay để phấn đấu cho mục đích tương lai, quyết tâm giữ
gìn hòa bình độc lập tự do cho tổ quốc, đấu tranh vì hòa bình trên thế giới, sống theo lý
tưởng của chủ tịch Hồ chí minh và luôn trung thành một lòng với Đảng Cộng Sản Việt
Nam.



×