Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (1996 2006)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.71 KB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

PHẠM XUÂN THU

Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc (1996 - 2006)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI, 2009


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BHC:

Ban chấp hành

CNH-HĐH: Công nghiệp hoá - hiện đại hóa.
ĐCS:

Đảng Cộng Sản

ĐCSVN:

Đảng Cộng Sản Việt Nam

ĐĐKDT:

Đại đoàn kết dân tộc



H:

Huyện

Nxb:

Nhà xuất bản

UB:

Uỷ ban

TT:

Tư tưởng

TX:

Thị xã

TW:

Trung ương

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

3



MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................... 3
3, Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. ....................................................... 8
5, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. ............................................. 9
6, Đóng góp của luận văn ......................................................................... 10
7, Kết cấu của luận văn ............................................................................. 10
PHẦN II: NỘI DUNG .................................................................................. 11
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG KHỐI
ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA (1986 - 1995).... 11

1.1. Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
ĐCS Việt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. ............. 11
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.............................. 11
1.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh và của ĐCS Việt Nam......... 13
1.2. Sơ lược về việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Sơn La
(1986-1995) ...................................................................................... 17
1.2.1. Sơn La miền đất và con người .......................................... 17
1.2.2. Thực trạng của khối đại đoàn kết dân tộc ở Sơn La (1986 1995) .......................................................................................... 27
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC (1996 - 2006)... 42

2.1. Công cuộc đổi mới toàn diện của tỉnh và bước đột phát mới trong
xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ( 1996 - 2000) ........................... 42
2.1.1. Chủ trương xây dựng khố đại đoàn kết dân tộc theo tinh
thần Đại hội lần thứ X của Đảng bộ tỉnh và đại hội lần thứ VIII

của Đảng Cộng sản Việt Nam. .................................................... 42
2.1.2. Quá trình thực hiện và kết quả đạt được ............................ 49
2.2. Phát huy hơn nữa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân đưa
Sơn La thoát khỏi tình trạng tỉnh đặc biệt khó khăn (2001 - 2006).... 61

4


2.2.1.Khối đại đoàn kết dân tộc với những nhiệm vụ mới. .......... 61
2.2.2 Vận dụng cụ thể hóa những chủ trương của Đảng cho phù
hợp với tình hình địa phương. ..................................................... 80
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ ............................... 91

3.1. Một số nhận xét ......................................................................... 91
3.2. Kinh nghiệm qua quá trình xây dựng khối đoàn kết dân tộc của
Đảng bộ tỉnh Sơn La ....................................................................... 102
KẾT LUẬN ................................................................................................ 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 112

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đoàn kết là một truyền thống quý báu trong lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc và cũng là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam dưới
sự lónh đạo của Đảng. Truyền thống đoàn kết ấy được hun đúc từ tinh thần
tương thân, tương ái, gắn bó mật thiết với nhau trong lao động sản xuất, trong
đấu tranh chống lại thiên nhiên khắc nghiệt và trong cuộc kháng chiến chống
giặc ngoại xâm của dân tộc. Trường tồn cùng với thời gian và lịch sử, tinh

thần đoàn kết đó được định hình ổn định và lưu truyền từ đời này sang đời
khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm nên một truyền thống Việt Nammột sức mạnh Việt Nam.
Kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc, trong suốt cuộc
đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tư tưởng đại
đoàn kết toàn dân vì đại nghĩa của dân tộc. Người đã kết hợp nhuần nhuyễn,
sáng tạo những luận điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin “cách mạng là sự
nghiệp của đông đảo quần chúng” với tư tưởng truyền thống của tổ tiên “lấy
dân làm gốc” hay với triết lý nhân sinh của người xưa “ một cây làm chẳng
nên non; Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để từ đó đúc kết thành khẩu hiệu
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”
trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam, giải phóng dân tộc và xây dung chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Vì vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng,
Đảng cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên chăm lo và mở rộng
khối đại đoàn kết dân tộc. Căn cứ vào nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng,
Đảng đã linh hoạt kịp thời đề ra những chủ trương chính sách và các hình
thức tổ chức Mặt trận luôn thích ứng với yêu cầu và nhiệm vụ của Cách
mạng. Vì thế, khối đại đoàn kết dân tộc không ngừng lớn mạnh và phát triển.

1


Sơn La một địa bàn chiến lược ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, nơi có
nhiều dân tộc thiểu số cùng chung sống, luôn là điểm nảy sinh những vấn đề
“nhạy cảm” về dân tộc, tôn giáo… nên việc xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc càng quan trọng, thường xuyên trong sự nghiệp lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Sơn La. Thực tế đã chứng minh rằng, nhân tố để Sơn La giành được thắng lợi
bước đầu trong việc xây dựng và phát triển kinh tế- văn hóa- xã hộicủa tỉnh là
do Đảng bộ Sơn La đã biết vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách của
Đảng vào địa phương mình và đem lại những thành quả bước đầu có tác dụng
bổ sung thêm yếu tố bền vững cho khối đoàn kết dân tộc của tỉnh .

Hiện nay, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp đã tác động
đến việc xây dung, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và đã đặt nước ta nói
chung và tỉnh Sơn La nói riêng trước những thời cơ và thách thức mới.
Đường lối đối mới toàn diện của Đảng đã thu được những thành tựu bước đầu
rất quan trọng, làm tăng thêm niềm tin sự phấn khởi trong nhân dân, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch ngày càng xảo quyệt và tỏ ra tinh vi hơn đang
công kích, ráo riết đẩy mạnh việc thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”
nhằm chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam mà tình hình ở
Tây Nguyên là một điển hình.
Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc càng trở nên bức thiết hơn trong bối
cảnh như trên. Đặc biệt, với Sơn La, một địa bàn xung yếu, dân cư ở đây phần
lớn là dân tộc thiểu số, trình độ phat triển kinh tế, văn hoá, xã hội còn thấp và
không đồng đều, kẻ địch dễ lợi dụng và kích động để chia rẽ khối đoàn kết
dân tộc, tăng cường cài cắm móc nối với các phần tử phản động, chuẩn bị lực
lượng để gây bạo loạn khi có thời cơ.

2


Là một học viên chuyên ngành Lịch sử Đảng, với mong muốn khẳng
định rõ hơn về sự vận dụng đường lối chính sách đại đoàn kết dân tộc của
Đảng cộng sản Việt Nam do Đảng bộ Sơn La tiến hành, từ đó rút ra những
thành công, hạn chế từ quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Sơn La,
góp phần vào việc xây dựng quê hương trong thời kỳ mới. Với tầm quan
trọng như vậy, nên tôi quyết định chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh
đạo, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc(1996- 2006)”, làm Luận văn Thạc
sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Do ý nghĩa quan trọng của vấn đề nên đã có nhiều cơ quan, các nhà khoa

học đã nghiên cứu về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, đó là
những công trình khoa học ở tầm quốc gia còn các công trình nghiên cứu về
xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở từng tỉnh cụ thể, về số lượng còn rất
khiêm tốn và nhất là đối với một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Sơn
La.
Trong các nguồn tài liệu như:
* Sách, bài nghiên cứu, tư liệu về Sơn La
1. BCH Đảng bộ tỉnh Sơn La: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La, Tập III
(1976-2000) Nxb chính trị quốc gia, HN,2005.
2. ĐCS Việt Nam - Tỉnh ủy Sơn La: Văn kiên Đại hội đại biểu tỉnh Sơn
La, Lần thứ XI, in tại: Xí nghiệp in Sơn La,2005.
3. ĐCS Việt Nam - Tỉnh ủy Sơn La: Văn kiên Đại hội đại biểu tỉnh Sơn
La, Lần thứ XII, in tại Công ty cổ phần in và bao bì Sơn La, 2006.
4. ĐCS Việt Nam - Tỉnh ủy Sơn La: Nhà máy thủy điện Sơn La và công
cuộc di dân tái định cư , in xí nghiệp in thương mại 2006.

3


5. Vi Trọng Liên: Vài nét về người Thái ở Sơ La, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội 2001.
6. Cầm Chí Kiên, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La làm theo lời
Bác “xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc””, Nhân dân các
dân tộc Sơn La làm theo lời Bác, Nxb chính trị quốc gia, 2005.
7. Đoàn Lưu Phương, “ Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống, góp phần xây dựng quê hương”, Nhân dân các dân tộc Sơn La làm
theo lời Bác, Nxb chính trị quốc gia, 2005.
8. UB Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La: Các báo cáo tổng kết hoạt động
công tác Mặt trận và chương trình thống nhất hành động từ (1996 - 2006).
Lưu: Văn phòng UB Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La.

Với các công trình nghiên cứu ở trên, nhìn chung vấn đề lãnh đạo và xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc đã được đề cập tới nhưng còn rất tản mạn,
chưa mang tính hệ thống, tổng quát. Do vậy rất khó có được một tầm nhìn
tổng thể về công tác xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở Sơn La.
* Các công trình khoa học công bố trên các sách, Tạp chí và đề tài khoa
học.
1. ThS Nguyễn Bình Ban, ThS Vũ Thế Kỳ, “Đường lối của Đảng về
tăng cường khối ĐĐKDT phát huy sức mạnh nhân dân trong thời kỳ mới”
ĐCSVN những tìm tòi và đổi mới trên con đường lên CNXH (1986 - 2006), Tr
333-370, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội, 2006.
2. PGS.TS Phan Hữu Dật, “Tìm hiểu TT đoàn kết trong di sản TT Hồ
Chí Minh”, TT Hồ Chí Minh về dân tộc Tôn giáo và ĐĐKDT và Cách mạng
Việt Nam, Tr497 - 501, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 2003.

4


3. Phạm Thế Duyệt, “Tuyên truyền tốt hơn nữa chiến lược ĐĐKDT”,
Tạp chí Cộng sản - số 22, Tr 5-7 và 34, 2000.
4. Phạm Thế Duyệt, “ĐĐKDT và công tác mặt trận trong giai đoạn hiện
nay”, Tạp chí Cộng Sản - số 17, Tr 23-27, 2001.
5. Phạm Thế Duyệt, “ĐĐKDT - Động lực chủ yếu đẩy mạnh CNH HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN”, Tạp chí Cộng Sản số 23, Tr 27-29, 2001.
6. Huỳnh Đảm, “Mặt trận tổ quốc Việt Nam với sự nghiệp ĐĐKDT”;
Tạp chí Cộng sản - Số 12, Tr 13-16, 2003.
7. ThS Nguyễn Thị Giang, “Dưới ngọn cờ ĐĐK Hồ Chí Minh phát huy
sức mạnh toàn dân tộc trong giai đoạn phát triển mới của Đất nước:, Tạp chí
Lịch sử Đảng - Số 6, Tr 26-29 và 19, 2003.
8. TS Nguyễn Ngọc Hà, “Đảng lãnh đạo xây dựng khối ĐĐK các dân
tộc”, Một số chuyên đề Lịch sử ĐCSVN - Tập I, Tr 331-361, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2007.

9. TS. Trần Văn Hải, “Dưới ánh sáng tư tưởng ĐĐK Hồ Chí Minh tăng
cườgn củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới”, Tạp chí Lịch
sử Đảng - Số 5, Tr 20 - 24, 2003.
10. TS Trần Hậu, “Quán triệt TTĐĐKDT của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong sự nghiệp xây dựng đất nước quá độ lên CNXH”, TT Hồ Chí Minh về
dân tộc tôn giáo và đại đoàn kết trong Cách mạng Việt Nam, Tr 572 - 577,
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003.
11. PGS.TS Trần Hậu, “Xây dựng khối ĐĐKDT” Việt Nam 20 năm đổi
mới, Tr 511 - 522, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

5


12. Nông Đức Mạnh, “Thực hiện ĐĐKDT là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị và toàn xã hội”, Tạp chí Cộng Sản - Số 24, Tr6-9, 2001.
13. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
14. PGS. TS Trịnh Nhu, “TT Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và mối
quan hệ giữa các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam”, TT Hồ Chí Minh về
dân tộc, Tôn giáo và ĐĐK trong Cách mạng Việt Nam, Tr 263 - 278, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003.
15. Tráng A Pao, “Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng - Cơ sở phát
huy khối ĐĐK toà dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Đại hội ĐCSVN lần thứ
X, Tr 465-469, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội, 2006.
16. GS.TS Nguyễn Phú Trọng, “Sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh
ĐĐK toàn dân”, ĐCSVN trong tiến trình đổi mới đất nước, Tr 449 - 462, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
- Đề tài khoa học:
17. HVCTQGHCM, Kế thừa và phát huy truyền thống ĐĐK của dân
tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay, lưu: Thư viện
HVCTQGHCM, 2004.

18. HVCTQGHCM, Một số đặc điểm tâm lý chủ yếu của dân tộc người
H’Mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và sự ảnh hưởng của chúng đến
việc xây dựng khối ĐKDT hiện nay - những kiến nghị và giải pháp, lưu: Thư
viện HVCTQGHCM, 2005.
Các công trình được công bố ở trên, làm sáng tỏ hơn lý luận về xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân ở Việt Nam, khẳng định tầm quan trọng và vai trò
của khối đại đoàn kết dân tộc đối với cách mạng Việt Nam ở những thời kỳ
lịch sử khác nhau.

6


* Các Luận văn Thạc sĩ và Luận án Tiến sĩ
1. Hoàng Trang: chiến lược đại đoàn kết của ĐCSVN trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) LATS lịch sử, 1995.
2. Khuất Thị Hoa: chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh được thực hiện
trong kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954), LATS lịch sử,
2000.
3. Nguyễn Xuân Thông: tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và sự thể hiện trong cách mạng Việt Nam thời kỳ 1930-1954, LAPTS
lịch sử, 1995.
4. Hoàng Thị Điều: quá trình thực hiện đại đoàn kết dân tộc trong những
năm 1976-1994, LAPTS lịch sử, 1999.
5. Lê Thanh Hà: tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong
cách mạng Việt Nam, LVThs lịch sử, 1993.
6. Ngô Vương Anh: Đảng lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết dân tộc,
LVThs lịch sử, 1999.
7. Bùi Ngọc Trung: Đảng bộ Đắc Lăk lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết
dân tộc thời kỳ 1954-1975, LVThs lịch sử, 1999.
8. Phạm Văn Búa: Đảng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc từ 1986 đến

nay, LVThs lịch sử, 2004.
Với nguồn tư liệu này, cho người viết một cách nhìn tổng thể nhất về
công tác lãnh đạo, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng qua các thời
kỳ lịch sử; học hỏi được cách thức tiếp cận, xử lý các nguồn tư liệu để nghiên
cứu về khối đại đoàn kết dân tộc. Mặc dù là những công trình nghiên cứu ở
những vấn đề, những nơi khác nhau và ở những thời điểm khác nhau. Nhưng

7


qua tìm hiểu người nghiên cứu thấy được đặc điểm chung, điểm riêng biệt về
xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định vai trò và
tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, và đề cập đến những thành
công, hạn chế của việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở nước ta trong
các thời kỳ cách mạng. Đây là nguồn tài liệu quan trọng để người viết tham
khảo, kế thừa khi nghiên cứu đề tài của mình.
3, Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
*Mục đích
Nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối
với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ 1996-2006, rút ra
những bài học kinh nghiệm phục vụ cho quá trình xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay.
* Nhiệm vụ
- Trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của ĐCSVN đối với việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc, Trình
bày một cách hệ thống, quá trình Đảng bộ Sơn La xây dựng khối đoàn kết dân
tộc (1996-2006) nhằm: nghiên cứu sự vận dụng những chủ trương đường lối
của Đảng về xây dựng khối đoàn kết dân tộc của Đảng bộ tỉnh. Từ đó sẽ làm
rõ thành công, hạn chế của quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở

tỉnh Sơn La.
4, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của ĐCS Việt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

8


-Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với việc xây dựng khối đoàn
kết dân tộc trên địa bàn.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ giới hạn trình bày “Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc (1996-2006). Để đảm bảo được tính hệ thống và
làm nổi bật những thành công của Đảng bộ Sơn La trong quá trình lãnh đao
xây dựng khối đoàn kết dân tộc, luận văn cũng trình bày khái quát quá trình
xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở tỉnh từ 1986 đến 1995 để làm rõ hơn sự
phát triển của khối đoàn kết dân tộc từ 1996 đến 2006.
Phạm vi thời gian: từ 1996 đến 2006, đây là 10 năm đầu đất nước ta tăng
cường khối đại đoàn kết dân tộc để đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước và ở tỉnh Sơn La.
Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn
La về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn của tỉnh Sơn La.
5, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
* Cơ sơ lý luận
Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của ĐCS Việt Nam về khối đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, kết hợp
với phương pháp lôgíc đồng thời vận dụng các phương pháp khác như: phân
tích, so sánh, tổng hợp, thống kê…để nghiên cứu đề tài.
* Nguồn tài liệu

9


Dựa trên các tác phẩm của Mác- Lênin, Hồ Chí Minh có liên quan đến
vấn đề đoàn kết; các Văn kiện Đại hội, Hội nghị Trung ương của Đảng cũng
như của Đảng bộ Sơn La, các Nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy Sơn La về việc
xây dựng khối đoàn kết dân tộc, các Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể; các công trình nghiên cứu khoa học của các nghành, các địa phương
đã được công bố có liên quan đến phạm vi của đề tài.
6, Đóng góp của luận văn
Luận văn làm sáng tỏ quá trình và góp phần bổ sung thêm các tư liệu về
sự lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết dân tộc của Đảng bộ Sơn La; luận văn sẽ
là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những công trình nghiên cứu tiếp sau
về vấn đề xây dựng khối đoàn kết dân tộc- một vấn đề rất nóng bỏng hiện
nay.
7, Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo. Luận văn
gồm 3 chương 6 tiết.
chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc của Đảng bộ tỉnh Sơn La (1986-1995)
chương2: Đảng bộ Sơn La vận dụng quan điểm của Đảng lãnh đạo xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc (1996-2006)
chương 3: Nhận xét và những kinh nghiệm về xây dựng khối đại đoàn
kết dân tộc ở Sơn La


10


PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA
(1986 - 1995)
1.1. Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
ĐCS Việt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
Nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội loài người, Mác và Ăngghen
khẳng định “những công việc và tư tưởng của lịch sử đều là tư tưởng và công
việc của quần chúng” [7,tr158]. Mác viết: “Tất cả những gì mà con người đấu
tranh để giành lấy, đều xứng đáng với lợi ích của họ [46,tr98]. Lợi ích của họ
chính là động lực chủ yếu để tập hợp quần chúng xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân “Chính lợi ích là cái liên kết các thành viên của xã hội thị dân lại với
nhau” [47,tr184]. Lịch sử cho thấy, động lực để thúc đẩy sự phát triển xã hội
từ chế độ xã hội này sang chế độ xã hội khác chính là lợi ích thiết thân của
mỗi con người. Do vậy, muốn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thì phải kết
hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc.
Phát triển tư tưởng của Mác và Ăngghen, Lênin viết “Những tư tưởng
cao cả nhất cũng không đáng một xu nhỏ, chừng nào người ta không biết kết
hợp chặt chẽ những lý tưởng đó với lợi ích của chính ngay những người lao
động tham gia cuộc đấu tranh kinh tế, chừng nào mà người ta không biết kết
hợp những lý tưởng đó với những vấn đề Chật hẹp và nhỏ nhất trong cuộc
sống hàng ngày của giai cấp ấy như vấn đề trả công lao động một cách công
bằng” [44,tr189]. Như vậy, phải lấy lợi ích, thiết thực của người lao động làm
cơ sở xây dựng kinh tế, gắn liền với đấu tranh. Lợi ích là cái gắn bó mọi

11



người lại với nhau, là động lực của đấu tranh. Vì vậy, muốn đoàn kết toàn dân
phải quan tâm đến lợi ích thiết thân của mỗi thành viên trong từng cộng đồng.
Sức mạnh quần chúng chỉ có được khi mà quần chúng được tổ chức, tập
hợp họ lại, đoàn kết họ lại dưới sự lãnh đạo của một chính đảng. Muốn tập
hợp được quần chúng phải giáo dục tuyên truyền làm cho quần chúng giác
ngộ làm theo, “Phải biết cách làm công tác tuyên truyền, tổ chức, cổ động sao
cho dễ tiếp thu nhất, dễ hiểu nhất, rõ ràng nhất, sinh động nhất cả đối với các
phố thợ thuyền, nhà máy lẫn với các vùng nông thôn” [43,tr42]. Lênin nhấn
mạnh về vai trò, tầm quan trọng của tổ chức đồng thời Người đã phát triển,
mở rộng quan điểm của Mác - Ăngghen từ “Vô sản tất cả các nước đoàn kết
lại” thành “Vô sản tất cả các nước các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Với
quan điểm này, đã trở thành chân lý của thời đại. Ngày nay chân lý đó đang
rực sáng: Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. Đoàn kết trở thành lực lượng vật
chất, thành sức mạnh vô địch của mọi cuộc cách mạng.
Phát triển tư tưởng của Mác - Ăngghen, Lênin đã viết: “Việc giáo dục
rèn luyện quần chúng lao động là nhiệm vụ cơ bản công tác giáo dục của
Đảng cộng sản và của mọi cuộc cách mạng XHCN” [42,tr210]. Nguồn gốc
của sức mạnh là ở quần chúng, nhưng phải là quần chúng được giác ngộ, khi
đã được giáo dục có hiểu biết và sự hiểu biết càng sâu rộng thì họ càng nâng
cao tính chủ động, sáng tạo, tích cực từ đó làm việc gì cũng dễ dàng hơn.
Lênin còn khẳng định: “Một nước mạnh là nhờ sự tự giác của quần
chúng, nước mạnh là khi nào quần chúng hiểu rõ tất cả mọi cái: quần chúng
có thể phán đoán được về mọi cái và đi vào hoạt động một cách có ý thức”
[41,tr23].
Khi nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin ta nhìn thấy rõ
hơn về những nguyên lý, những phương pháp tổ chức tập hợp quần chúng để

12



xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đối với cách mạng Việt Nam, có
những thời điểm lịch sử ta gặp phải những khó khăn, thử thách tưởng chừng
không thể vượt qua. Đảng đã vận dụng đúng đắn những nguyên lý về tập hợp
quần chúng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Mác- Lênin nên đã
chèo lái đưa con thuyền cách mạng vượt qua những khó khăn đó.
1.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh và của ĐCS Việt Nam.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Hồ Chí Minh luôn
chăm lo vun đắp, xây dựng cho khối đoàn kết dân tộc. Tư tưởng lớn của
Người với khẩu hiệu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành
công, đại thành công” đã trở thành nguồn cổ vũ động viên tập hợp mọi tầng
lớp, mọi cá nhân vào khối đại đoàn kết toàn dân làm nên sức mạnh vô địch
của cả dân tộc.
Ngay từ những ngày đầu làm cách mạng, Hồ Chí Minh đã nhận thức
được vị trí vai trò của vấn đề đoàn kết dân tộc trong cách mạng. Người nêu ra
quan điểm: muốn làm cách mạng phải có lực lượng cách mạng, muốn có lực
lượng cách mạng phải thực hiện đoàn kết “Làm việc gì cũng có quần chúng,
không có quần chúng thì không làm được” [51,tr149]. Hồ Chí Minh coi đoàn
kết là một vấn đề mang tính chiến lược lâu dài, quyết định đến yếu tố thành
công của mọi cuộc cách mạng. Người chỉ rõ: sự nghiệp cách mạng lớn lắm.
Những người cách mạng phải đoàn kết với nhau để thực hiện sự nghiệp đó
“Cách mạng là việc chung của cả dân chúng, chứ không phải việc một, hai
người” [51,tr149]. Người mình đã làm cách mạng nhiều rồi mà chưa thành
công trước hết bởi vì thiếu đoàn kết với nhau. Vì vậy, chỉ có đoàn kết mới
đánh bại được âm mưu chia rẽ của kẻ thù. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách
mạng của mình, không lúc nào Người ngừng nghỉ việc xây dựng và củng cố
phát triển mở khối đại đoàn kết dân tộc.

13



Tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh vừa mang tính giai cấp vừa mang
tính dân tộc và thời đại. Với Hồ Chí Minh, đoàn kết không phải là một vấn đề
sách lược trước mắt mà là một vấn đề chiến lược lâu dài, nó không phải là
biện pháp đơn thuần để tập hợp lực lượng trong đấu tranh cách mạng mà đã
được nâng lên thành một vấn đề có tính chất đường lối; nó cũng không phải là
một thủ đoạn để tranh thủ quần chúng mà là tâm huyết vì thắng lợi của cuộc
cách mạng. Như vậy, vấn đề đoàn kết của Người đã được nâng lên tầm tư
tưởng. Không phải ngẫu nhiên mà tư tưởng đoàn kết Hồ Chí Minh trở thành
một trong ba nguyên tắc cơ bản về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
Việt Nam: đoàn kết- bình đẳng- tương trợ.
Theo tư tưởng của Người, đại đoàn kết không phải là một chủ trương,
một chiến lược xuất phát từ sự cần thiết, ý muốn chủ quan của lực lượng lãnh
đạo cách mạng mà đại đoàn kết là một nhu cầu, một đòi hỏi khách quan của
bản thân quần chúng trong cuộc đấu tranh tự giải phóng. Do vậy, nó cũng sẽ
là sự nghiệp của quần chúng, vì quần chúng. Khi ấy, lực lượng lãnh đạo cách
mạng chỉ có sứ mạng thức tỉnh, hướng dẫn quần chúng chuyển những nhu cầu
tự nhiên, tự phát của họ thành một nhu cầu tự giác, thành hiện thực, có tổ
chức và sức mạnh. “Cách mạng trước hết là do dân giác ngộ, muốn làm cho
nhân dân giác ngộ trước hết phải có Đảng cách mạng để vận động và tổ chức
quần chúng” [49,tr267].
Như vậy, những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về vai trò
của quần chúng nhân dân, của khối đoàn kết rộng rãi quần chúng nhân dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nguồn gốc quan trọng hình thành nội
dung tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Đồng thời, Hồ Chí Minh đã kế
thừa, phát triển truyền thống đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam, những giá trị
văn hoá phương Đông, kinh nghiệm của một số phong trào cách mạng, một số
lãnh tụ trên thế giới, vận dụng sáng tạo và bổ sung một số nội dung, phương


14


pháp, phong cách đại đoàn kết vào kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin.
Hồ Chí Minh không chỉ nói nhiều đến vấn đề đoàn kết mà còn là thực hiện
được và đạt được nhiều thành công trong thực tiễn xây dựng khối đoàn kết
dân tộc ở Việt Nam trong thời đại mới. Vì sao tư tưởng đại đoàn kết của Hồ
Chí Minh đạt được một tầm cao như vậy, đó chính là sự hội tụ hài hòa của ba
yếu tố: Truyền thống dân tộc, tính thời đại và nhân cách Hồ Chí Minh.
Đối với ĐCS Việt Nam, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng đã dẫn dắt
nhân dân ta giành được những thắng lợi to lớn, vượt qua mọi khó khăn, thử
thách, chiến thắng mọi kẻ thù. Nguyên nhân sâu xa của những thắng lợi ấy,
chính là ở chỗ: ĐCS Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức đầy đủ,
dựa vào sức mạnh của đoàn kết toàn dân để giải quyết mọi khó khăn thử
thách, đã đưa truyền thống đoàn kết dân tộc ta lên một tầm cao mới, những
thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam chính là thể hiện sự đúng đắn, sáng
tạo chiến lược đại đoàn kết mà chủ tịch Hồ Chí Minh và ĐCS Việt Nam đã
dày công vun đắp.
Bước vào thời kỳ đổi mới - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
(12/1986) của Đảng đã tổng kết thực tiễn cách mạng nước ta và rút ra 4 bài
học kinh nghiệm từ đó khởi xướng công cuộc đổi mới. Bài học kinh nghiệm
số 1 là: Trong toàn bộ hoạt động của mình, “Đảng phải quán triệt tư tưởng
“lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao
động” [14, tr29].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) với Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã xác định những bài học
lớn từ thực tiễn cách mạng trong đó có bài học “Sự nghiệp cách mạng là của
nhân dân do nhân dân và vì nhân dân”, “sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó
mật thiết với nhân dân”[16, tr3] và bài học không ngừng củng cố tăng cường


15


đoàn kết: Đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế. Cương
lĩnh đã xác định một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện mục
tiêu: Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh là phải thực hiện
chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố mở rộng Mặt trận dân tộc thống
nhất.
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (1/1994) chủ trương mở rộng
khối đại đoàn kết toàn dân, hoàn thiện các chính sách bảo đảm lợi ích và phát
huy vai trò của công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ, dân tộc, tôn
giáo, các nhà công thương, cộng động người Việt ở nước ngoài.
Tổng kết 10 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
(9/1996) rút ra 6 bài học trong đó có bài học “mở rộng và tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cả dân tộc”. Một lần nữa đại hội
khẳng định: “cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân
dân”. Từ thực tiễn của công cuộc đổi mới Đại hội đã đề ra phương hướng cho
thời gian tới: “để tiếp tục sự nghiệp đổi mới tiến lên giành những thành tựu
lớn hơn, cần thực hiện tốt hơn nữa việc mở rộng, tăng cường khối đại đoàn
kết toàn dân, cả ở trong nước và ngoài nước, phát huy dân chủ, động viên tối
đa sức mạnh của toàn thể dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh” [19, tr73].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) với chủ đề
“phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” , tự nó đã nói lên vai trò, tầm quan
trọng của công tác đoàn kết, phát huy sức mạnh quần chúng trong tình hình
mới. Đại hội xác định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết
toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng

16



lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi
tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội” [20, tr86].
Thực hiện chiến lược đoàn kết dân tộc, ở mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể của
cách mạng, do yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của cách mạng, Đảng ta đã có những
biện pháp phù hợp để tập hợp quần chúng, phát huy tối đa sức mạnh của quần
chúng thông qua các hình thức Mặt trận, nhờ đó cách mạng Việt Nam đã làm
được những điều “kỳ diệu” đã tạo nên diện mạo mới cho Việt Nam như ngày
hôm nay.
Đại đoàn kết dân tộc, từ chỗ là tư tưởng của lãnh tụ đã trở thành sợi chỉ
đỏ xuyên suốt đường lối chiến lược của Đảng cộng sản Việt Nam trong cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Tư tưởng đó đã thấm sâu vào tình cảm, ý thức của tất cả những người Việt
Nam yêu nước và biến thành hành động cách mạng của hàng triệu, triệu con
người, tạo thành sức mạnh vô địch trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử Việt Nam, trong gần một thế kỷ qua đã cho
thấy: lúc nào, nơi nào tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được
quán trịêt và thực hiện đúng thì nơi đó, lúc đó cách mạng phát triển mạnh mẽ
và giành được thắng lợi; lúc nào, nơi nào xa rời tư tưởng đó thì nơi đó, lúc đó
cách mạng bị trở ngại và tổn thất.
1.2. Sơ lược về việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Sơn La
(1986-1995)
1.2.1. Sơn La miền đất và con người
*Điều kiện tự nhiên
Sơn La là tỉnh miền núi - vùng biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của nước
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Do bị phân chia bởi những nét đứt gãy

17



của kiến tạo địa chất nên nơi đây có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với những
sông suối, thung lũng hữu tình đã đi vào thơ ca khiến say đắm lòng người.
Sơn La có diện tích tự nhiên 14.055 km2 với 73% diện tích là đồi núi và
rừng, giao thông đi lại rất khó khăn. Phía Bắc của tỉnh giáp Yên Bái và Lào
Cai; Phía Đông giáp với Phú Thọ và Hòa Bình; phía Nam giáp với Tỉnh
Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng của nước Cộng hòa Nhân dân
Lào, Phía Tây giáp với tỉnh Lai Châu. Với một vị trí như vậy, nên Sơn La có
tầm vai trò hết sức quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
Quốc lộ 6 chạy xuyên dọc theo chiều dài của tỉnh (Hà Nội - Sơn La - Lai
Châu) không chỉ đóng vai trò huyết mạch mà còn là trục giao thông chiến
lược cho toàn vùng.
Tỉnh Sơn La có ba cao nguyên lớn: Cao nguyên Sơn La, Cao nguyên Nà
Sản và Cao nguyên Mộc Châu tạo ra một tiềm năng lớn về ngành nông
nghiệp, trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi đại gia súc. Các
loại cây con có giá trị kinh tế cao như trồng dâu nuôi tằm, cà phê, chè, rau
xanh, hoa cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mỗi năm Sơn La sản xuất từ
18 đến 20 vạn tấn ngô, đậu tương hàng hóa. Đây là nguồn nguyên liệu chủ
yếu cho Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc. Rõ ràng, Sơn La có đầy đủ
điều kiện để có thể phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm sản
tham gia vào thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nằm ở vị trí đầu nguồn hai con sông lớn là Sông Đà và Sông Mã, Sơn La
không chỉ giữ vững vai trò của địa bàn phòng hộ xung yếu cho vùng Đồng
Bằng Bắc Bộ và hai công trình thủy điện lớn nhất của cả nước. Thủy điện
Hòa Bình, thủy điện Sơn La; Công trình thủy điện Sơn La được thi công và
khánh thành trong nay mai sẽ tạo tiềm năng mới để Sơn La hội nhập kinh tế
thị trường của cả nước, hình thành, mở rộng và phát triển thêm hệ thống các

18



dịch vụ phục vụ quá trình thi công xây dựng thủy điện và thị trường cho các
địa bàn tái định cư.
Về khí hậu Sơn La thuộc kiểu khí hậu cận trí tuyến gió mùa nhưng do
chịu ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên bị phân chia thành những vùng tiểu
khí hậu khác nhau. Phía Tây- Tây Nam chịu ảnh hưởng gió tây khô nóng,
mưa ít, sương muối xuất hiện nhiều; Phía Bắc mưa nhiều ít bị sương muối đe
dọa; Phía Đông - Đông Nam: thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, gió mùa
đông bắc, vừa mang tính chất nhiệt đới của một vùng núi vừa và cao, mùa
lạnh ở đây nhiệt độ hạ xuống rất thấp do ảnh hưởng của độ cao địa lý và sự
xâm nhập của không khí cực đới biến tính gây ra rét đậm, rét hại.
Về đơn vị hành chính: tính đến thời điểm đầu năm 2006, Sơn La có một
thị xã (thị xã Sơn La), 10 huyện, 8 thị trấn, 4 phường và 189 xã.
Bảng đơn vị hành chính của Sơn La (đầu năm 2006)
STT

Huyện, thị

Trụ sở Đảng ủy, chính quyền

Số thị

Số

Số

trấn

phường




1

TX. Sơn La

Phưòng Chiềng Lề

-

4

8

2

H. Bắc Yên

T. Tr Bắc Yên

1

-

13

3

H. Mai Sơn


T. Tr. Hát Lót

1

-

20

4

H. Mộc Châu

T. Tr. Mộc Châu

2

-

25

5

H. Mường La

Xã Ít Ong

-

-


16

6

H. Phù Yên

T.Tr. Phù Yên

1

-

26

7

H.

-

-

13

1

-

18


Quỳnh Xã Mường Chiên

Nhai
8

H. Sông Mã

T. Tr. Sông Mã

19


9

H. Sông Cộp

10

H.

X. Sốp Cốp

-

-

8

1


-

28

T. Tr. Yên Châu

1

-

14

T. X. Sơn La

8

4

189

Thuận T.Tr. Thuận Châu

Châu
11

H. Yên Châu
Tỉnh Sơn La

Sơn La tuy không mấy thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhưng lại có vị trí
hết sức quan trọng về an ninh quốc phòng. Từ xa xưa đến nay nhân dân Sơn

La đã vượt qua muôn ngàn khó khăn thử thách chống chọi với thiên nhiên
khắc nghiệt đấu tranh quyết liệt với các thế lực ngoại xâm để tồn tại và phát
triển, xây dựng nên truyền thống đoàn kết dân tộc của mình.
* Con người và đời sống văn hóa xã hội
Dân số toàn tỉnh hiện nay có hơn 1 triệu người gồm 12 dân tộc cùng
chung sống: Dân tộc Thái: 54.76%; Dân tộc Kinh: 18,42%, H Mông: 13%;
Mường: 8,15%; Dao: 1,82%; Khơ Mú: 1,13%; Xinh Mun: 1,9%; La Ha:
0,55%; Kháng: 0,74%; Lào: 0,33%; Tày: 0,09%; Hoa: 0,02%.
Các dân tộc ở Sơn La thuộc 6 nhóm ngôn ngữ:
+ Nhóm Ngôn ngữ Việt - Mường có Kinh, Mường.
+ Nhóm Ngôn ngữ Tày - Thái: Tày, Thái, Lào
+ Nhóm Ngôn ngữ Môn - KhơMe: Kháng, Xinh mun, Khơ Mú
+ Nhóm Ngôn ngữ Mông - Dao: Mông, Dao.
+ Nhóm Ngôn ngữ Hán - Tạng: Hoa
+ Nhóm Ngôn ngữ Ka Đai: La Ha.

20


Trong 12 dân tộc, mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ, trang phục, phong tục
tập quán riêng tạo nên những bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo (có 5 dân tộc
có chữ viết riêng: Lào, Hoa, Thái, Dao, Mông)
-Người Thái: sinh sống chủ yếu ở các thung lũng ven các con sông,
con suối. Họ có nghề nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển, có nhiều
kinh nghiệm trong việc đắp phai đào mương, bắc ống dẫn nước vào ruộng và
đặc biệt họ đã phát minh ra “cọn nước”, một thứ máy móc thô sơ để lấy nước
lên các ruộng cao rất hiệu quả. Bên cạnh đó, họ còn canh tác nương rẫy.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm để cải thiện đời sống và phục vụ mục đích tín
ngưỡng.
Nhà ở của người Thái là nhà sàn làm bằng tranh, tre, gỗ, rất đẹp và chắc

chắn, mái nhà của họ có hình mai Rùa, trên nóc cùng có khau cút ở hai đầu
hồi, trong nhà ít vách ngăn rất rộng rãi và thoáng mát. Người Thái định cư
thành các bản, mỗi bản có ranh giới cụ thể, có tên gọi, có khu rừng, ruộng đất,
có bãi tha ma, nguồn nước riêng. Các bản thường cấu trúc theo hình mật tập,
mỗi bản thường có vài chục đến hàng trăm nóc nhà.
Người Thái ở Sơn La có hai ngành: Thái Đen và Thái Trắng, người ta
dựa vào một phần đặc điểm của trang phục nữ giới và ngôn ngữ để phân biệt
hai ngành Thái. Ngoài nông nghiệp, người Thái còn có một số nghề thủ công
truyền thống rất đặc sắc như nghề dệt vải, nghề rèn, nghề đan lát mây tre,
nghề kim hoàn và đặc biệt là nghề làm gốm.
Người Thái có phong tục, tập quán, tín ngưỡng, có tiếng nói và chữ viết
riêng. Họ còn lưu truyền đến ngày nay nhiều nghi lễ nông nghiệp quan trọng
như: Xên Bản, Xên Mường, Lễ hội cầu mưa…. nhiều hình thức sinh hoạt văn
hóa, văn nghệ dân gian phong phú. Đặc biệt họ còn có một kho tàng sách Thái
cổ rất phong phú với những tác phẩm viết về lịch sử, văn học rất nổi tiếng

21


×