Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đảng bộ tỉnh yên bái lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của đảng từ 1991 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TRẦN THỊ HỮU HỒNG PHƯƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG TỪ 1991-2006

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TRẦN THỊ HỮU HỒNG PHƯƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG TỪ 1991-2006

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:

60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. LÊ THẾ LẠNG

HÀ NỘI - 2012




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG TỪ 1991-1996 ................................. 6
1.1. Đặc điểm tự nhiên , xã hội và việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở Yên
Bái trước 1991 ................................................................................................... 6
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên v à xã hội ................................................................................ 6
1.1.2. Đảng bô ̣ Yên Bái lãnh đạo , chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng trước năm 1991....................................................................................... 11
1.2. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Yên
Bái từ 1991- 1996 ............................................................................................ 21
1.2.1. Chính sách dân tộc của Đảng từ năm 1991- 1996 ............................................... 21
1.2.2. Sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Yên
Bái từ 1991- 1996 ............................................................................................ 26
Chương 2. ĐẢNG BỘ YÊN BÁI LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG TỪ 1996 - 2006 ........................................... 35
2.1. Chính sách dân tộc của Đảng và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của Đảng
bộ tỉnh Yên Bái từ 1991-2001 .......................................................................... 35
2.1.1. Chính sách dân tộc của Đảng từ năm 1996 – 2001 ............................................. 35
2.1.2. Sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Yên Bái từ 19962001........................................................................................................ 39
2.2. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2001- 2006 của
Đảng bộ tỉnh Yên Bái ...................................................................................... 52
2.2.1. Chính sách dân tộc của Đảng từ năm 2001- 2006 ............................................... 52
2.2.2. Sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Yên
Bái từ năm 2001-2006...................................................................................... 60
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM ...................................................................... 72
3.1. Kết quả 72
3.1.1. Thành tựu .......................................................................................................... 72

3.1.2. Hạn chế ............................................................................................................. 75
3.2. Một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ở Yên
Bái ................................................................................................................... 79
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 87
PHỤ LỤC

........................................................................................................................ 94


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề dân tộc và quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia dân
tộc luôn mang tính thời sự của bất cứ thời đại nào, đặc biệt trong thời đại hiện
nay vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức tạp, vừa có tính đặc thù riêng
của từng quốc gia, vừa mang tính toàn cầu. Đây là vấn đề nhạy cảm mà các thế
lực thù địch luôn tìm mọi cách lợi dụng để chống phá sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta bằ ng cách chia rẽ khối đại
đoàn kết toàn dân, với nhiều thủ đoạn khác nhau, nhằm gây mất ổn định cả về
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và đố i ngoa ̣i.
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc cùng chung
sống với quan hệ đa dạng được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau vì vậy
vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài,
đồng thời là vấn đề cấp bách của cách mạng Việt Nam.
Đảng ta ngay từ khi thành lập đến nay luôn vận dụng chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đề ra đường lối đoàn kết, bình đẳng, tương trợ
lẫn nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc. Đảng ta đã xây dựng và phát huy sức
mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc nhờ đó đã làm nên thắng lợi của cách
mạng tháng Tám năm 1945, đánh bại hai cuộc chiến tranh xâm lược của Thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và giành

nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã giành được, chính sách dân tộc
trong thời kỳ mới vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra và sự mong đợi của
đồng bào các dân tộc trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng.
Yên Bái là một tỉnh miền núi nhiều dân tộc với trên 70 vạn dân vì vậy

1


việc thực hiện tốt chính sách dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng. Trong những
năm qua Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã làm tốt công tác vận động các dân tộc,
đoàn kết tập hợp họ hăng hái tham gia lao động sản xuất, xây dựng quê hương
làng bản. Nhưng cũng như nhiều địa phương trong cả nước, việc thực hiện
chính sách dân tộc ở Yên Bái còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhất định.
Để góp phần nhỏ bé trách nhiệm của mình vào việc tháo gỡ những khó
khăn, tìm ra những kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc của
Đảng, góp phần xây dựng địa phương Yên Bái ngày một thêm giàu mạnh, đồng
bào các dân tộc trong tỉnh có cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng phong phú,
tôi lựa chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng từ 1991- 2006” làm luận văn thạc sỹ khoa học Lịch sử - chuyên
ngành Lịch sử Đảng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta trong
những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu và được tiếp cận dưới
các góc độ của các môn khoa học: Xã hội học, Dân tộc học, Sử học, Chủ
nghĩa xã hội khoa học… tiêu biểu có một số công trình sau:
1. Vụ Tuyên giáo, Ủy ban Dân tộc: Các dân tộc thiểu số trưởng thành
dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội 1997.
2. Ban Dân tộc Trung ương và Ủy ban Dân tộc Chính phủ : 40 năm

chiến đấu xây dựng và trưởng thành của các dân tộc thiểu số Việt
Nam (1945- 1985), Hà Nội 1985.
3. Trần Cao: Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những
nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam, tạp chí lý luận, số
10, 1986.
4. Về việc thực hiện chính sách đối với các dân tộc ít người trong giai
đoạn cách mạng hiện nay. Góp phần nghiên cứu chính sách xã hội, Nxb.
Khoa học Xã hội, 12/1988.

2


5. Lênin về vấn đề dân tộc và đổi mới việc thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng hiện nay, 3/1990.
6. Chính sách dân tộc - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Sự thật,
Hà Nội 1990.
7. Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Dân tộc: Chủ tịch Hồ Chí
Minh và những vấn đề dân tộc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1990.
8. Viện thông tin Khoa học Xã hội: Quan hệ dân tộc và chính sách dân
tộc trong chủ nghĩa xã hội, Hà Nội1990.
9. PGS.PTS Trần Quang Nhiếp: Phát triển quan hệ dân tộc ở Việt
Nam hiện nay, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1997.
10. PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm - GS.TS Trịnh Quốc Tuấn: Mấy vấn
đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội 1999.
Ngoài ra còn rất nhiều công trình, bài nghiên cứu của các nhà khoa học,
nhà quản lý về chính sách dân tộc. Tuy nhiên về thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng ở Yên Bái từ 1991- 2006 thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề
cập một cách trực tiếp, đầy đủ và cụ thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:
- Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đối với việc thực
hiện chính sách dân tộc của Đảng trong những năm 1991-2006.
- Tổng kết, đánh giá những thành công, hạn chế và những kinh nghiệm
của việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Yên Bái.
* Nhiệm vụ:
- Phân tích hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách dân tộc của
Đảng giai đoạn 1991-2006.
- Hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện chính sách dân tộc

3


của Đảng từ 1991-2006
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc và tổ chức thực hiện của
Đảng bộ tỉnh Yên Bái.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: luận văn chỉ nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ
1991- 2006.
- Về không gian: Tỉnh Yên Bái
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
* Nguồn tư liệu:
Luận văn sử dụng nguồn tư liệu chủ yếu là: lý luận về vấn đề dân tộc ,
các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, các Nghị quyết của TW Đảng, các Văn
kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái , các chương trình thực hiện, báo cáo về
chính sách dân tộc của tỉnh Yên Bái,... Ngoài ra còn các nguồn tài liệu sách
báo, tạp chí về vấn đề chính sách dân tộc...
* Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn được thực hiện theo phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgíc, các phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, hệ thống.v.v…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong nghiên cứu, giảng dạy những nội dung có liên quan đến vấn đề dân tộc
và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các cấp
lãnh đạo, các ngành của Tỉnh Yên Bái nhằm phục vụ công tác nghiên cứu phát
triển chính sách dân tộc theo đường lối của Đảng ở tỉnh Yên Bái.

4


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết :
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Yên bái lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng từ 1991-1996.
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng từ 1996-2006.
Chương 3: Kết quả và kinh nghiệm.

5


Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG TỪ 1991-1996

1.1. Đặc điểm tự nhiên , xã hội và việc thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng ở Yên Bái trước 1991

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Về địa hình:
Yên Bái nằm ở vị trí địa lý 21º18’- 22º17’vĩ bắc, 103º56’- 105º06’ kinh
đông, trải dọc theo bờ sông Hồng, là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực chuyển
tiếp giữa miền Tây Bắc và Trung du Bắc Bộ, phía Đông Bắc giáp hai tỉnh
Tuyên Quang và Hà Giang, phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp
tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai. Từ xa xưa Yên Bái có một vị trí
trọng yếu về quân sự và kinh tế của nước ta. Ngày nay tỉnh Yên Bái có diện
tích tự nhiên là 6.882,922km², dân số 720.000 người (số liệu điều tra
1/4/1999), có một thành phố (thành phố Yên Bái), một thị xã (thị xã Nghĩa
Lộ), hai huyện vùng cao (Trạm Tấu, Mù Căng Chải), ba huyện có nhiều xã
vùng cao (Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên) hai huyện vùng thấp (Trấn Yên,
Yên Bình) có 159 xã, mười thị trấn và 11 phường.
Yên Bái có địa hình cấu tạo khá đa dạng và phức tạp có thể chia ra làm
hai vùng:
- Vùng thấp: Nằm ở tả ngạn và lưu vực sông Hồng và lưu vực sông
Chảy mang nhiều đặc điểm của vùng trung du do các đỉnh núi phẳng, nằm sàn
sàn như bát úp chạy dài liên tiếp tạo ra các thung lũng bằng phẳng và cánh
đồng chạy dọc theo triền sông.
- Vùng cao: Gồm địa hình nằm ở hữu ngạn sông Hồng và cao nguyên
nằm giữa sông Hồng và sông Đà, có nhiều dãy núi cao chạy liên tục theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam, nhìn xa như bức tường thành che kín cả bầu trời

6


phía Tây, tạo nên khung cảnh khá hùng vĩ, đồ sộ.
Khí hậu, thời tiết
Lãnh thổ Yên Bái với đặc điểm của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nhiệt độ trung bình 22 - 23ºC, tổng nhiệt độ cả năm 7.500 - 8.000ºC, lượng

mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm, độ ẩm trung bình 83 - 87% rất thuận
lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp. Nhưng bên cạnh đó yếu tố địa hình
cũng làm thay đổi và biến tính một phần nào đấy sự khác biệt với những vùng
lân cận. Điều này thể hiện rõ nét khi mà Yên Bái nằm trên ranh giới của hai
khu vực khí hậu khác nhau (Đông Bắc và Tây Bắc).
Về tài nguyên thiên nhiên
Yên Bái có một tiềm năng tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú.
Khoáng sản gồm các mỏ nội sinh và ngoại sinh với trữ lượng không lớn
nhưng lại đa dạng về thành phần. Hiện nay, toàn tỉnh có 257 mỏ, điểm mỏ
khoáng sản đã và đang được đưa vào khai thác tập trung với nhiều loại
khoáng sản quý hiếm như: than đá, than nâu, vàng, bạc, đồng, chì, kẽm, sắt,
cao lanh, sa khoáng… Ngoài ra còn có tài nguyên đất đa dạng, tài nguyên
nước và các tiềm năng văn hóa - du lịch… Trong tổng số diện tích tự nhiên
trên 6888 km2, tỉnh Yên Bái có 549.104,31 ha đất nông nghiệp, 47.906,46 ha đất
phi nông nghiệp và còn 92.938,28 ha đất chưa sử dụng. Đất đai của Yên Bái rất
thích hợp trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu và
cây lương thực. Hệ thống sông suối dày đặc được hình thành chủ yếu từ ba lưu
vực chính: lưu vực sông Hồng, sông Chảy, ngòi Thia và vùng hồ Thác Bà.
Ngoài hệ thống sống suối còn có 20.193 ha mặt nước hồ ao, trong đó Thác Bà
19.050 ha. Nhiều năm qua nguồn tài nguyên này đã được khai thác sử dụng
để xây dựng thuỷ điện, sản xuất nông lâm nghiệp, vận chuyển lâm sản, hàng
hoá, đi lại giao lưu giữa các vùng trong tỉnh với nhau và với đồng bằng Sông
Hồng… Yên Bái còn là một điểm sinh tụ của người Việt cổ, có nền văn hoá
nhân bản, thể hiện ở những di vật, di chỉ phát hiện ở hang Hùm (huyện Lục

7


Yên), công cụ bằng đá ở Thẩm Thoóng (huyện Văn Chấn), thạp đồng Đào
Thịnh, Hợp Minh (huyện Trấn Yên), trống đồng Minh Xuân (huyện Lục

Yên). Nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện, như đền, tháp, khu di tích lịch sử
như: chiến khu Vần, Bến phà Âu Lâu… các đền chùa nổi tiếng là chùa Ngọc
Am, các đền: Tuần Quán, Đông Cuông, Nhược Sơn, Đại Kại, Nam Cường…
và thắng cảnh nổi tiếng hồ Thác Bà.
Sự đa dạng về dân tộc và dân cư:
Ở vị trí cửa ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc, Yên Bái là điểm dừng
chân của các dòng người thiên di từ đồng bằng Bắc Bộ lên, từ phương Bắc
xuống sinh cư lập nghiệp. Họ gồm các dân tộc có công khai thiên lập địa ở
mảnh đất này như người Kinh, Mường, Tày, Thái, Dao, Mông hoặc mới định
cư một vài trăm năm nay, thậm chí chỉ vài chục năm như Nùng, Giáy, Sán
Chay. Hiện nay vùng đất Yên Bái là nơi quần cư của 30 dân tộc anh em với
dân số hơn 70 vạn người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 54%, dân tộc Tày
chiếm 17%, dân tộc Dao chiếm 9,1%, dân tộc Mông chiếm 8,1%, dân tộc
Thái chiếm 6,1% (số liệu điều tra 1-4-1999).
Các dân tộc ở Yên Bái không có lãnh thổ tộc người rõ rệt, họ sống xen
kẽ với nhau. Tuy vậy mỗi dân tộc đều có những vùng quần tụ đông đảo của
mình. Tiêu biểu có người Mông cư trú tập trung ở Trạm Tấu và Mù Căng
Chải; người Thái, Mường ở Văn Chấn; người Dao ở Văn Yên, Văn Chấn;
người Sán Chay ở Yên Bình; người Kinh ở thành phố Yên Bái và thị xã
Nghĩa Lộ; người Tày, người Nùng ở Lục Yên; người Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn
(Văn Chấn); người Phù Lá ở xã Châu Quế Thượng(Văn Yên)…
Yên Bái là nơi sinh sống của nhiều dân tộc, cư dân ở đây mang những đặc
điểm của cư dân vùng cao, có thể phân chia thành các nhóm dân tộc sau:
+ Các dân tộc thuộc nhóm Việt Mường gồm: người Kinh, người Mường.
+ Các dân tộc thuộc nhóm Môn - Khơme có: người Khơ Mú.
+ Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái gồm: người Tày, người

8



Thái, người Nùng, người Sán Chay, người Giáy.
+ Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao gồm: Người Dao,
người Mông.
+ Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến có người Phù Lá.
+ Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Hoa có người Hoa
Trừ người Kinh là dân bản địa có mặt sớm nhất trên địa bàn Yên Bái
thì người Tày là cư dân đứng thứ hai cũng có quá trình cư trú và lịch sử lâu
đời. Người Giao, người Mông thì coi Mù Căng Chải như quê cha đất tổ của
họ. Người Thái gắn bó với Mường Lò - vùng đất ghi dấu ấn của một thời mở
mang đầu tiên. Người Nùng; người Giáy; Sán Chay và một số dân tộc khác
tuy có mặt ở mảnh đất này muộn hơn nhưng cũng có những tình cảm đằm
thắm với quê hương, làng bản.
Đặc điểm kinh tế:
Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông quan trọng
giữ Đông bắc và Tây bắc và từ cửa khẩu Lào cai về Thủ đô Hà Nội, đặc biệt
các tuyến giao thông quan trọng gồm cả đường sắt, đường bộ và đường sông,
có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên Yên Bái là tỉnh
miền núi có địa bàn rộng, bị chia cắt mạnh, cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ
dân trí còn thấp và không đồng đều, sức hấp dẫn thu hút đầu tư từ bên ngoài
và môi trường thương mại bị hạn chế, nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp. Tốc
độ tăng trưởng của sản xuất nông - lâm nghiệp tuy có tăng nhưng còn nhiều
hạn chế, việc phát triển kinh tế nông lâm nghiệp ở vùng đồng bào dân tộc
thiểu số vẫn còn nhiều yếu kém so với mặt bằng chung. Tập quán sản xuất
của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao còn lạc hậu, chủ yếu dựa vào lao động
thủ công với kinh nghiệm truyền thống, tập quán sản xuất vẫn là quảng canh,
kinh tế vùng cao mang nặng tính tự cấp, tự túc, có nơi phụ thuộc hoàn toàn
vào tự nhiên.Vì vậy khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có rất nhiều hạn
chế như: sản xuất chưa thích nghi với kinh tế thị trường, đa số lao động ở

9



vùng cao chưa qua đào tạo nghề trong khi đó thực hiện các giải pháp, các dịch
vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cần chuyển giao kỹ thuật mới để
đẩy mạnh sản xuất phát triển…Vì thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chất
lượng, hiệu quả của nền kinh tế chưa cao, sức cạnh tranh thấp, chất lượng sản
phẩm hàng hoá chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường, các hoạt động nghiên
cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển sản phẩm mới
chưa được đẩy mạnh. Kết cấu hạ tầng cơ sở ở vùng sâu, vùng xa vẫn đang còn
trong tình trạng hết sức khó khăn, nhất là ở địa bàn thôn bản. Nhìn chung đời
sống kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn thấp kém so với
trình độ phát triển chung của cả nước.
Đặc điểm văn hóa các dân tộc Yên Bái:
Mảnh đất Yên Bái là địa bàn sinh tụ của người Việt cổ, có nền văn hóa
phát triển liên tục khá rực rỡ, quá trình hình thành và phát triển trong lịch sử
lâu dài đó đã tạo cho cư dân Yên Bái những sắc thái riêng trong nếp sống và
phương thức lao động sản xuất. Bên cạnh sự phong phú đa dạng về sắc tộc, sự
phân bố các điểm quần cư còn dẫn đến sự khác biệt về trình độ phát triển
trong các dân tộc. Do việc tách biệt lãnh thổ hai vùng cao thấp khác nhau nên
việc giao lưu trong lịch sử có nhiều hạn chế, từ đó hình thành những phong
cách địa phương riêng biệt còn lưu tồn đến tận ngày nay.
Người Kinh ở Yên Bái vẫn giữ những nét tương đồng như ở vùng
xuôi, họ sinh sống và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội. Ngoài dân
tộc Kinh các dân tộc khác sinh sống trên địa bàn tỉnh với những nếp sinh
hoạt và tập quán riêng. Chính điều này đã tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo
của địa phương.
Điều dễ nhận thấy ở các dân tộc Yên Bái đó là lòng tự hào dân tộc, nó
được thể hiện ngay trong sự tôn trọng dòng họ, gia đình, thân tộc, thông gia
liên đới. Đồng bào vùng cao ít nhiều vẫn giữ được tinh thần cộng đồng dân
chủ, bình đẳng trong sinh hoạt của thời kỳ công xã xưa. Đồng bào Mông, Dao


10


có quan hệ trong dòng họ và trong làng khá chặt chẽ, những mối quan hệ này
có điểm tích cực là giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, trong những công việc lớn
của đời người như làm nhà, ma chay, cưới xin hoặc tương trợ lẫn nhau khi
hoạn nạn, ý thức tương trợ, hợp tác phát triển thành tinh thần đề cao vai trò tập
thể, mọi công việc chung của làng do cả làng bàn bạc và quyết định. Phát huy
tư tưởng tốt đẹp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng lẽ sống “mọi
người vì mỗi người, mỗi người vì mọi người”.
Nhân dân Yên Bái giàu truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng bất
khuất kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Dù trải qua nhiều
gian nan, vất vả song nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái vẫn không ngừng
phát huy cao độ tinh thần yêu nước và yêu quê hương, đoàn kết chặt chẽ, lập
nên những thành tựu lớn lao góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc và sự
nghiệp xây dựng quê hương giàu đẹp.
Những đặc điểm về địa bàn cư trú, tập quán sản xuất và bản sắc văn
hoá của các dân tộc trên địa bàn tỉnh là cơ sở quan trọng giúp Đảng bộ tỉnh
Yên Bái cụ thể hoá chính sách dân tộc của Đảng phù hợp với điều kiện của
địa phương nhằm đem lại cuộc sống ấm no, đoàn kết trong từng thôn bản,
giúp đồng bào nhân dân vùng cao Yên Bái tiến kịp miền xuôi.
1.1.2. Đảng bộ Yên Bái lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng trước năm 1991
Các dân tộc Yên Bái trước cách mạng, trong chiế n tranh giải phóng dân
tộc và xây dựng chủ nghi
a ̃ xã hội ở miề n Bắ ctừ 1930-1975
Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Yên Bái có vị trí chiến lược hết sức
quan trọng trong các thời kỳ dựng nước và giữ nước. Trải qua đấu tranh gian
khổ, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã hun đúc truyền thống yêu nước, đoàn

kết, anh dũng kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm.
Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ảnh hưởng và uy tín
của Đảng đã tác động nhanh đến Yên Bái, thức tỉnh tinh thần yêu nước, định

11


hướng con đường đấu tranh vì độc lập, tự do của đồng bào các dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang cách mạng và toàn thể
đồng bào các dân tộc trong tỉnh tích cực chuẩn bị và vùng lên lần lượt giải
phóng các châu Văn Chấn, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình, ngày 19/8/1945
giành chính quyền ở Thị xã Yên Bái.
Cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu, thực dân Pháp đã
quay lại xâm lược nước ta lần nữa. Thực hiện âm mưu phá vỡ khối đại đoàn
kết dân tộc, thực dân Pháp đã ra sức xuyên tạc, nói xấu cách mạng, nói xấu
Việt Minh. Tại Tây Bắc thực dân Pháp đã cho thành lập “Xứ Thái tự trị” để
phân hoá, chia rẽ phong trào kháng chiến lôi kéo một số đồng bào dân tộc
thiểu số nhẹ dạ cả tin theo chúng chống lại kháng chiến, khoét sâu mâu thuẫn
giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số… Để phá tan âm mưu của địch
Đảng bộ tỉnh đã đề ra nhiều biện pháp thực hiện. Đội xung phong “Quyết
tiến” gồm có nhiều cán bộ chiến sỹ người dân tộc đã được thành lập để xây
dựng cơ sở cách mạng từ Nghĩa Lộ đến Than Uyên. Từ giữa năm 1948 phong
trào du kích ở vùng tạm chiếm phát triển mạnh, nhiều cơ sở mới ở chiến khu
Vần - Hiền Lương, Văn Chấn, Phù Nham, Hạnh Sơn, Thạch Lương, Nghĩa
Lộ. Đồng bào Mông ở Văn Chấn, Than Uyên đã nổi dậy chống bắt phu, bắt
lính, chống cướp lương thực, thực phẩm của nhân dân.
Kháng chiến chống Thực dân Pháp thắng lợi, nhân dân các dân tộc Yên
Bái đã đoàn kết xung quanh Đảng bộ nhanh chóng khôi phục nền kinh tế bị
tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh nhằm từng bước cải thiện đời sống nhân
dân. Tuy nhiên sau hoà bình vùng biên giới phía Bắc chưa ổn định, có nơi còn

tàn dư thổ phỉ, lợi dụng nhân dân ta khó khăn, cơ sở còn yếu chúng đã cấu kết
với nhau phá hoại thành quả của cách mạng như các khu vưc Than Uyên, Văn
Bàn. Bọn phản động ở Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình…đã gây thiệt hại về người
và của cho ta. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã chủ trương tạo điều kiện
cho vùng đồng bào dân tộc tự nỗ lực vươn lên. Tháng 5/1955 Ban bí thư Trung

12


ương Đảng đã ra chỉ thị về phát động quần chúng củng cố biên giới, tháng
2/1959 có chỉ thị số 128 về đẩy mạnh hơn nữa việc thi hành chủ trương, tăng
cường công tác vùng cao; Tháng 2/1963 Bộ chính trị ra Nghị quyết 71/NQ-TW
về vấn đề phát triển nông nghiệp ở miền núi, Chính phủ đã có Nghị quyết số
38/CP ngày 12/3/1968 về công tác vận động định canh định cư kết hợp hoàn
thành hợp tác hóa…
Với những chủ trương của Đảng và sự lãnh đạo kịp thời của Đảng bộ
Tỉnh, cùng sự hỗ trợ của bộ đội chủ lực, công tác diệt phỉ và bọn phản động
đã thu được những thắng lợi hết sức cơ bản. Tình hình an ninh tương đối ổn
định là điều kiện quan trọng để đồng bào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng
thôn bản ấm no.
Cùng với toàn thể nhân dân miền Bắc, đồng bào các dân tộc tỉnh Yên
Bái vừa thực hiện nhiệm vụ vừa xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa chi viện sức
người, sức của cho miền Nam. Đảng bộ đã lãnh đạo tổ chức thực hiện tốt các
phong trào “tay cày, tay súng”, “tay búa, tay súng”, “mỗi người làm việc bằng
hai vì miền Nam ruột thịt”… động viên được tinh thần, khí thế và sức mạnh
của mọi tầng lớp nhân dân tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Hàng
vạn thanh niên các dân tộc tỉnh Yên Bái xung phong đi hoả tuyến phục vụ
chiến trường và những trọng điểm khó khăn, ác liệt tại tỉnh góp phần làm nên
đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất
đất nước.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và sự nỗ lực của đồng bào các dân
tộc Yên Bái đã tích cực, hăng say lao động sản xuất xây dựng cuộc sống mới
theo con đường xã hội chủ nghĩa. Truyền thống yêu nước lại được tiếp tục
phát huy trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hàng vạn đồng bào các
dân tộc tỉnh Yên Bái đã tham gia khai hoang, phục hoá khắc phục nạn đói
những năm đầu hoà bình mới lập lại. Đồng bào tự nguyện dời bỏ bản làng,
mồ mả cha ông nhường chỗ cho xây dựng công trình thuỷ điện Thác Bà - đứa

13


con đầu lòng của ngành thuỷ điện Việt Nam. Những năm đầu sau ngày thống
nhất đất nước nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân
tộc đã có sự chuyển biến tích cực.
Các dân tộc Yên Bái cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội1975
từ đến 1991

Bước sang giai đoạn mới cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các dân
tộc Yên Bái đứng trước những khó khăn, thử thách lớn. Đặc biệt sau hoà bình
tình hình biên giới phía Bắc chưa ổn định. Đảng bộ tỉnh đã nỗ lực, bám sát
những chính sách dân tộc của Đảng, từng bước vươn lên tạo ra những thay
đổi đáng kể về kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng…
Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ III(1981-1985) bên cạnh
những thuận lợi, Hoàng Liên Sơn (Gồm Yên Bái và Lào Cai hiện nay) còn
nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nổi cộm, bức xúc cần phải giải quyết cấp bách.
Sau cuộc chiến tranh biên giới (2/1979) thất bại, các thế lực phản động thù
địch chuyển sang “kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt” gây cho ta không ít
những khó khăn. Ở khu vực biên giới, chúng liên tiếp gây ra tình hình căng
thẳng, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Trước những diễn biến phức
tạp, Đảng bộ, chính quyền và quân dân Hoàng Liên Sơn vừa đẩy mạnh sản

xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa tiếp tục chiến đấu, củng cố và bảo vệ
biên giới. Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982)
ngày 6/11/1982 Đảng bộ Hoàng Liên Sơn tiến hành Đại hội lần thứ III, Đại hội
đã phân tích đánh giá tình hình và đề ra những mục tiêu cụ thể cho sự phát triển
trong thời gian từ 1981-1985. Đại hội tiếp tục nhấn mạnh những quan điểm về
đoàn kết và bình đẳng giữa các dân tộc của Đảng ta, nêu lên nhiệm vụ giải quyết
những khó khăn trước mắt, xây dựng cuộc sống mới ở các thôn, bản vùng sâu,
vùng xa.
Từ năm 1976-1985 Đảng bộ, đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái đã
từng bước tháo gỡ những khó khăn, phát triển sản xuất theo hướng kết hợp
nông - công nghiệp và đầu tư xây dựng cơ bản. Sự nghiệp văn hóa - xã hội có

14


chuyển biến tích cực, an ninh quốc phòng vùng biên giới được củng cố và giữ
vững. Hệ thống trị chính trị được củng cố.
Tuy nhiên từ những năm 1976 - 1985 đất nước đang trong giai đoạn
khủng hoảng sâu sắc về kinh tế - xã hội, Yên Bái cũng gặp phải những khó
khăn trong lãnh đạo công tác dân tộc. Tình hình kinh tế vùng đồng bào dân
tộc kém phát triển, thiếu đói vẫn xảy ra thường xuyên ở các huyện vùng cao,
du canh du cư diễn ra phổ biến. Các dân tộc vẫn giữ thói quen, tập quán sinh
hoạt lạc hậu, y tế chưa tới được thôn bản, còn nhiều trẻ em trong độ tuổi
không đến trường hoặc bỏ học… Hơn nữa, thời kỳ này tỉnh chưa có cơ quan
dân tộc hoạt động độc lập nên việc giải quyết vấn đề dân tộc còn chậm và
chưa kịp thời, đời sống của đại bộ phận đồng bào vẫn nghèo nàn, lạc hậu.
Những khó khăn này đòi hỏi Đảng bộ Yên Bái cần nâng cao bản lĩnh và chủ
động giải quyết các vấn đề dân tộc địa phương trong thời gian sắp tới.
Sự nghiệp đổi mới toàn diện trong đó có đổi mới chính sách dân tộc do
Đảng ta khởi xướng từ Đại hội VI (tháng 12 năm 1986). Văn kiện Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã khẳng định rõ: “Sự phát triển mọi mặt
của từng dân tộc đi liền với sự củng cố, phát triển của cộng đồng các dân tộc trên
đất nước ta. Sự tăng cường tính cộng đồng, tính thống nhất là một quá trình hợp
quy luật, nhưng tính cộng đồng, tính thống nhất không mâu thuẫn, không bài trừ
tính đa dạng, tính độc đáo trong bản sắc của mỗi dân tộc” [12, tr.98].
Đặc biệt vấn đề đổi mới chính sách dân tộc đã được cụ thể hoá thông
qua Nghị quyết 22 (ngày 27 tháng 11 năm1989) của Bộ Chính trị “Về một số
chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội miền núi”.
Nghị quyết 22 đã nêu những quan điểm chỉ đạo quan trọng:
Coi phát triển kinh tế - xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của
chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân. Các địa phương miền núi vừa có
trách nhiệm góp phần thực hiện chủ trương chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội chung của cả nước vừa phải cụ thể hoá và tổ chức thực hiện chủ trương,

15


chính sách chung ở miền núi. Trong quá trình thực hiện phải tính đến những
đặc điểm về tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán
của miền núi nói chung và của từng vùng, từng dân tộc, thể hiện vai trò năng
động, sáng tạo của địa phương và cơ sở.
Nghị quyết nhấn mạnh, trong việc phát triển kinh tế - xã hội miền núi,
phải quán triệt phương châm “Trung ương và địa phương cùng làm, Nhà
nước và nhân dân cùng làm”, một mặt, phải khắc phục những tư tưởng chờ
đợi, ỷ lại vào ngân sách Trung ương, xem nhẹ nỗ lực của địa phương; mặt
khác, Nhà nước cần cố gắng bố trí vốn đầu tư thích đáng hơn cho miền núi,
trước mắt tập trung đầu tư cho phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc,
điện và nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Đồng thời, cần xây
dựng những chính sách phù hợp, tạo điều kiện động viên mạnh mẽ nhân dân
miền núi khai thác tiềm năng và thế mạnh của mình, phát triển kinh tế hàng

hoá, kinh doanh có hiệu quả, từng bước tích luỹ để đầu tư xây dựng và phát
triển miền núi.
Nắm vững chủ trương phát triển có kế hoạch nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội; điều chỉnh quan hệ sản xuất ở miền
núi cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, thật sự tôn
trọng quyền tự quyết định của nhân dân trong việc lựa chọn các hình thức
kinh tế và cơ chế quản lý thích hợp, lấy hiệu quả làm tiêu chuẩn hàng đầu,
nhất thiết không máy móc, rập khuôn, áp đặt.
Xây dựng các tổ chức kinh tế quốc doanh theo hướng bảo đảm hiệu
quả, trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi;
áp dụng rộng rãi các hình thức kinh tế hợp tác quá độ thích hợp từ thấp đến
cao; đặc biệt coi trọng kinh tế hộ gia đình; khuyến khích rộng rãi mọi người
đầu tư kinh doanh đất rừng, các ngành công nghiệp, vận tải và dịch vụ; thực
hiện tự do lưu thông, trao đổi, mua bán, thoả thuận; tranh thủ nguồn vốn và sự
hợp tác của nước ngoài trong việc phát triển kinh tế - văn hóa miền núi. Phải

16


phát triển miền núi toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc
phòng, an ninh, trong đó coi trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội gắn với
thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng. Quan tâm đúng mức đến việc giải
quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
Để thực hiện trên thực tế quyền bình đẳng giữa các dân tộc, một mặt, pháp
luật phải bảo đảm quyền bình đẳng đó; mặt khác, phải có chính sách và tạo
điều kiện để nhân dân các dân tộc miền núi vươn lên mạnh mẽ, phát triển kinh
tế, văn hoá, từng bước nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân, coi trọng đào tạo cán bộ người dân tộc; tôn
trọng phát huy những phong tục, tập quán và truyền thống văn hoá tốt đẹp của
các dân tộc. Nền văn minh ở miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân

tộc phát huy bản sắc văn hoá của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá của các
dân tộc khác và góp phần phát triển nền văn hóa chung của cả nước, tạo ra sự
phong phú, đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Về quốc phòng, an ninh Nghị quyết cũng khẳng định rõ tầm quan trọng
của việc giữ gìn biên cương của Tổ quốc, bảo vệ miền núi đó là việc chung
của cả nước, trước hết là việc thiết thân của nhân dân miền núi. Đội ngũ cán
bộ, chiến sỹ quân đội, an ninh bảo vệ miền núi (kể cả bộ đội biên phòng) chủ
yếu phải tuyển chọn từ thanh niên miền núi để đào tạo.
Mặt khác để đảm bảo phát triển miền núi toàn diện vững chắc, vấn đề
có ý nghĩa quyết định là phải coi trọng công tác xây dựng Đảng, làm cho đảng
bộ các địa phương miền núi thật sự thể hiện trí tuệ của nhân dân các dân tộc
miền núi, đại diện cho lợi ích và nguyện vọng chính đáng của đồng bào các
dân tộc, gắn bó với nhân dân, xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền núi và góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội trên
cả nước [13, tr.5-8].
Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế - xã hội
trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc là nhu cầu bức thiết, là một

17


nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân tộc. Từ những quan điểm đúng đắn trên,
hàng loạt chương trình, dự án đã được thực hiện ở các vùng nông thôn miền
núi, vùng dân tộc thiểu số như: Chương trình trồng rừng 327, các chương
trình xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, chương trình xóa
mù chữ phổ cập giáo dục tiểu học, chương trình trợ giá trợ cước… đã tạo ra
bước chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho đồng bào.
Ngày 18 tháng 03 năm 1990, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính
phủ) đã ra Quyết định số 72 “Về chủ trương chính sách cụ thể nhằm phát triển

kinh tế - xã hội miền núi”, nâng cao mức đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đà
phát triển mới cho các vùng đồng bào bằng các chương trình, dự án cụ thể, phù
hợp với từng vùng và từng địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới chính sách
dân tộc Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã quan tâm giải quyết các vấn đề liên quan
đến dân tộc, miền núi. Bên cạnh việc triển khai các Nghị quyết, Quyết định
của Đảng và Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc, đảng bộ và các cấp
chính quyền trong tỉnh đã căn cứ vào tình hình cụ thể của từng vùng, từng dân
tộc để đề ra các chủ trương và biện pháp thích hợp giải quyết tốt chính sách
dân tộc ở địa phương. Vấn đề dân tộc được đề cập trong các Nghị quyết của
Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, trong các báo cáo định kỳ (6 tháng, 1 năm), các
báo cáo chuyên đề (xoá đói giảm nghèo, giáo dục - đào tạo, văn hoá…). Tỉnh
uỷ, Uỷ ban Nhân dân, Ban dân tộc thường xuyên tổng kết các mặt công tác
vùng dân tộc thiểu số kịp thời khắc phục những khó khăn trong quá trình thực
hiện các chủ trương, chính sách miền núi.
Trong những năm đầu đổi mới, sau Nghị quyết 22 với sự nỗ lực của
toàn Đảng, quân và dân tỉnh Yên Bái, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn tỉnh đã có những đổi thay rõ rệt trên tất cả các mặ. Về kinh tế
đã cố gắng tiếp cận với cơ chế mới, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 3

18


chương trình kinh tế lớn: Sản xuất lương thực, thực phẩm; Hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, khắc phục dần
những khuyết tật của cơ chế cũ, nền kinh tế phát triển có hiệu quả hơn. Chú
trọng đầu tư cơ sở vật chất, tạo thêm năng lực mới cho kinh tế - xã hội. Đời
sống một bộ phận dân tộc cơ bản ổn định và được cải thiện. Các mặt hàng
lương thực, vật tư và hàng hoá tiêu dùng thiết yếu được cung ứng tốt hơn
những năm trước, không có nhiều đột biến lớn về giá cả và có phần dự trữ.

Giáo dục tập trung vào nhiệm vụ củng cố, duy trì và phát triển các ngành học,
cấp học, ngăn chặn bớt tình trạng giảm sút về chất lượng và số lượng. Các
trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề được đào tạo bằng nhiều
hình thức đáp ứng nhu cầu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý và công
nhân. Năm 1990, công tác giáo dục đào tạo đã hạn chế được tình trạng giảm
sút số học sinh đến trường, đã có 3000 con em các dân tộc ít người được nuôi
dạy tại các trường nội trú. Công tác y tế đã tiến hành mở rộng tới cơ sở đang
chuyển hướng hoạt động theo mô hình y tế cộng đồng, mạng lưới y tế phát
triển rộng khắp, chương trình kế hoạch hoá gia đình, tiêm chủng mở rộng và
phòng chống sốt rét, bướu cổ được tiến hành thường xuyên, góp phần tích cực
vào công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, hạ thấp tỷ lệ tăng dân số và người
mắc bệnh, ngăn chặn các bệnh lây lan, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ
ban đầu cho nhân dân và thực hiện các chương trình quốc gia. Đời sống văn
hóa tinh thần của đồng bào dân tộc được cải thiện và phát triển một bước, hệ
thống thông tin liên lạc, đặc biệt là thông tin liên lạc vùng cao, vùng sâu đã
được quan tâm đầu tư mở rộng. Công tác quốc phòng an ninh có bước chuyển
hướng quan trọng, thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ vững
chắc, bổ sung các phương án chống kẻ địch gây rối và phát triển phong trào
“bảo vệ an ninh Tổ quốc”, mở các đợt tấn công truy quét bọn tội phạm. Một
số tổ chức do bọn phản động và kẻ xấu lập ra như “Hội dòng ba”; “Hội đức
mẹ” hoặc vụ “cúng đón vua của người Mông” xảy ra trên địa bàn 55 xã thuộc

19


6 huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà, SaPa, Mường Khương, Văn Yên đã bị
dập tắt. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở biên giới và nội
địa vẫn được giữ vững. Phong trào xây dựng các “cụm an toàn” có “cây gậy
an ninh và tiếng kẻng, tiếng mõ dân phòng” theo sáng kiến của đồng bào dân
tộc Trấn Yên. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động phong trào quần chúng bảo vệ

an ninh Tổ quốc, đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu, xây dựng các kế hoạch
chống gây rối, bạo loạn, truy quét tội phạm đã thu được kết quả bước đầu.
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng thực hiện ở
Hoàng Liên Sơn đã đạt được những thành tựu bước đầu, tạo tiền đề vật chất
và những kinh nghiệm để Đảng bộ, các cấp chính quyền và quân dân các dân
tộc tiếp tục vươn lên. Tuy nhiên, bên cạnh những thắng lợi còn bộc lộ một số
khuyết điểm, yếu kém:
Mặc dù kinh tế - xã hội đã có bước phát triển hơn trước song vẫn chưa
thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật ít và lạc
hậu khi chuyển sang cơ chế thị trường không phát huy được tác dụng, do đó
ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Cơ cấu kinh tế không
hợp lý, mất cân đối nhất là trong các thành phần kinh tế, quốc doanh, tập thể
và tư nhân.
Chính sách dân tộc thực hiện còn nhiều thiếu sót và chưa đồng bộ. Đời
sống thực tế của người sống bằng tiền lương và hưởng chính sách xã hội bị
giảm sút, tỷ lệ phát triển dân số quá cao, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên bình
quân trên 3,5% (vùng cao 3,7 - 4%) . Còn hàng vạn người chưa có việc làm
hoặc thiếu việc làm, phân bố lao động ở nhiều nơi còn thiếu hợp lý. Trình độ
dân trí thấp, nhất là vùng cao, vùng sâu, toàn tỉnh còn trên 20 vạn người
không biết chữ, tỷ lệ mù chữ trong đồng bào vùng cao lên đến trên 82%, phần
lớn học sinh ở vùng cao chỉ học hết lớp 3, lớp 4., . Bệnh sốt rét, bướu cổ và
suy dinh dưỡng ở trẻ em tuy có giảm sút hơn trước, nhưng vẫn tồn tại trong
đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu (tỷ lệ người mắc bệnh sốt rét 2,8%,

20


bướu cổ 47%, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 48%). Còn nhiều xã trắng
về y tế và giáo dục...
Vấn đề hưởng thụ văn hoá, tinh thần còn thấp. Nạn trồng và nghiện

thuốc phiện có chiều hướng tăng lên trong đồng bào dân tộc ít người vùng
cao, vùng sâu và lan cả xuống vùng thấp. Tình hình trật tự trị an ngày càng
biểu hiện phức tạp như nghiện hút, trộm cắp, cờ bạc, giết người cướp của,
buôn lậu… Công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và các đoàn thể
còn yếu, chưa phát huy được hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị và sức
mạnh tổng hợp của toàn tỉnh.
Những thuận lợi và khó khăn trên đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Yên Bái cần nỗ
lực, sáng tạo tiếp tục đề ra chủ trương, biện pháp thực hiện tốt chính sách dân
tộc của Đảng trong thời gian sắp tới để đảm bảo ổn định, nâng cao cuộc sống
cho dân cư các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
1.2. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng bộ tỉnh Yên Bái từ 1991- 1996
1.2.1. Chính sách dân tộc của Đảng từ năm 1991- 1996
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI việc thực hiện đường lối đổi mới đất nước
toàn diện, trong đó có đổi mới chính sách dân tộc đất nước ta đã đạt được
những kết quả bước đầu khả quan. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế
Đời sống nông dân ở một số vùng nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng cao, vùng sâu, vùng trước đây là căn cứ cách mạng còn quá nghèo, gặp
nhiều khó khăn cả về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ, học hành, văn
hoá. Một bộ phận không nhỏ, trong đó có nhiều gia đình thuộc diện chính
sách còn nghèo khổ, một số thiếu đói triền miên. Dân chủ và công bằng xã hội
trong nông thôn còn bị vi phạm. Bước sang thời kỳ mới với nhiều thời cơ và
thách thức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng họp tại Hà Nội từ
ngày 24 đến ngày 27-6-1991. Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội” lần đầu tiên Đảng ta đã đưa ra 6 đặc trưng cơ

21


bản của mô hình chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng. Một trong

các đặc trưng đó Đảng ta chỉ rõ: “Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết
và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” [15, tr.9]. Cương lĩnh chỉ rõ: “Thực hiện chính
sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc , tạo mọi điều kiện để
các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với
sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tôn trọng lợi ích,
truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc. Chống
tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc” [15, tr.16].
Báo cáo chính trị tại Đại hội VII của Đảng xác định: “Thực hiện chính sách
bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc phát triển đi lên con đường
văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân
tộc Việt Nam” [14, tr.16].
Cụ thể hoá những chủ trương trên trong phương hướng, nhiệm vụ chủ
yếu trong 5 năm 1991-1995 Đảng ta chỉ rõ: Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn
nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời
phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc và chính sách nhất quán của Đảng
và Nhà nước ta. Đồng thời có chính sách phát triển kinh tế hàng hoá ở các
vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng vùng, từng
dân tộc, đảm bảo cho đồng bào dân tộc khai thác được thế mạnh của địa
phương để làm giàu cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
đất nước. Tôn trọng tiếng nói và có chính sách đúng đắn về chữ viết đối với
các dân tộc. Đặc biệt khắc phục tình trạng suy giảm dân số đối với một số dân
tộc ít người.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá VII tiếp tục quan tâm tới sự phát triển của các dân tộc. Nghị quyết đã
nêu lên những tồn tại trong vấn đề thực hiện chính sách dân tộc: Đời sống
nông dân ở một số vùng nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao,
vùng sâu, vùng trước đây là căn cứ địa cách mạng còn quá nghèo, gặp nhiều

22



×