Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đảng lãnh đạo công tác đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn quân khu 4 thời kỳ 1965 1968

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TRƯƠNG CÔNG HỮU

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐẢM BẢO GIAO
THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 4
THỜI KỲ 1965-1968

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Người hướng dẫn: TS. Hồ Khang

Hà nội - 2005


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
Chương 1 ............................................................................................................6
QUÂN KHU IV VÀ CÔNG TÁC GIAO THÔNG VẬN TẢI ...........................................6
TRƯỚC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT ...............................................6
1.1. Quân khu IV - một địa bàn chiến lược.......................................................6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và con người Quân khu IV ....................................6
1.1.2. Tính chiến lược của địa bàn Quân khu IV ...........................................9
1.2. Tình hình giao thông, vận tải trên địa bàn Quân khu 4 trước chiến tranh
phá hoại (1954- 1964) ................................................................................... 12
1.2.1. Những chủ trương của Đảng về công tác giao thông, vận tải trước
chiến tranh phá hoại................................................................................... 12
1.2.2. Công tác giao thông, vận tải trên địa bàn Quân khu 4 thời kỳ 1954 1964 ........................................................................................................... 20
Chương 2 .......................................................................................................... 31
CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG TRÊN MẶT TRẬN GIAO THÔNG VẬN TẢI


Ở QUÂN KHU 4 THỜI KỲ 1965 - 1968 ................................................................ 31
2.1. Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ .................................................... 31
2.2. Sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận giao thông vận tải ở Quân khu IV
(1965 - 1968) ................................................................................................. 34
2.2.1. Nhận thức và những chủ trương chỉ đạo của Đảng trên mặt trận giao
thông vận tải nói chung và ở Quân khu IV nói riêng .................................. 34
2.2.2. Chỉ đạo tiến hành những biện pháp cụ thể để đảm bảo giao thông, vận
tải trong điều kiện có chiến tranh ............................................................... 45

105


2.3. Công tác đảm bảo giao thông, vận tải trên địa bàn Quân khu 4 thời kỳ
1965-1968 ..................................................................................................... 54
2.3.1. Quân và dân Khu IV trên mặt trận giao thông, vận tải ..................... 54
2.3.2. Hoạt động của Đoàn 559 trên mặt trận giao thông, vận tải ở Quân
khu 4 trong thời kỳ 1965-1968 .................................................................... 60
Chương 3 Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ................................. 65
3.1. Ý nghĩa lịch sử ......................................................................................... 65
3.1.1. Thắng lợi của quân và dân Quân khu 4 trên mặt trận giao thông, vận
tải giai đoạn 1965-1968 đã đảm bảo được sự chi viện liên tục, ngày càng
tăng cho chiến trường miền Nam ................................................................ 65
3.1.2. Thắng lợi của quân và dân Quân khu 4 trên mặt trận giao thông, vận
tải giai đoạn 1965-1968 đã chứng minh sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng .... 66
3.1.3. Thắng lợi của quân và dân Quân khu 4 trên mặt trận giao thông, vận
tải giai đoạn 1965 - 1968 một lần nữa chứng ta đã chứng minh sức mạnh
của khối đại đoàn kết toàn dân ................................................................... 68
3.1.4. Thắng lợi trên mặt trận giao thông, vận tải giai đoạn 1965-1968 minh
chứng cho truyền thống anh hùng, bất khuất của quân và dân Quân khu 4 69
3.1.5. Thắng lợi của quân và dân Quân khu 4 trên mặt trận giao thông, vận

tải giai đoạn 1965-1968 chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa, sự ưu
việt của chế độ chính trị ở miền Bắc ........................................................... 70
3.2. Một số kinh nghiệm ................................................................................ 71
3.2.1. Kinh nghiệm về quán triệt đường lối của Đảng tới từng chiến sỹ,
người dân; tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng ................... 71
3.2.2. Kinh nghiệm về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động trí tuệ và
công sức của nhân dân ............................................................................... 73
3.2.3. Kinh nghiệm tổ chức vận tải một cách linh hoạt, kết hợp các phương
thức vận chuyển, binh chủng một cách hợp lý ............................................ 75

106


3.2.4. Kinh nghiệm về chủ động xây dựng lực lượng, phương tiện vận tải,
phán đoán đúng âm mưu của địch .............................................................. 80
3.2.5. Kinh nghiệm về chỉ đạo xây dựng lực lượng phòng không đủ mạnh, vũ
trang toàn dân để chiến đấu, bảo vệ hệ thống giao thông vận tải ............... 81
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 88
Phụ lục .............................................................................................................. 93

107


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc ta,
giao thông vận tải chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng; đó là mạch máu nối
liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Từ năm 1965, khi
đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc nước ta mặt trận giao thông vận tải lại

càng trở nên nóng bỏng, khốc liệt hơn. Để ngăn chặn sự chi viện từ hậu phương
miền Bắc vào tiền tuyến miền Nam cũng như để khủng bố tinh thần kháng chiến
của nhân dân ta đế quốc Mỹ đã dội xuống đất nước ta một lượng bom đạn khổng
lồ mà trọng tâm là địa bàn Quân khu IV.
Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và đặc khu Vĩnh
Linh trở thành trọng điểm đánh phá vô cùng dữ dội, ác liệt của không quân, hải
quân Mỹ; nơi đây trở thành tuyến lửa thử thách ý chí, nghị lực, thành nơi đọ sức,
đọ lực giữa quân và dân ta với đế quốc Mỹ xâm lược. Trong cuộc chiến đấu này,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Quân khu 4 đã mưu trí, dũng cảm
đương đầu và đánh tan cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân
Mỹ, giữ vững mạch máu giao thông, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo sự
chi viện liên tục, mạnh mẽ và toàn diện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền
tuyến miền Nam.
Như chúng ta đã biết, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố có ý nghĩa quyết
định để chúng ta chiến thắng đế quốc Mỹ trên mặt trận ác liệt này. Nghiên cứu
sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trên mặt trận giao thông vận tải ở địa bàn Quân
khu 4 những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965- 1968) chúng ta
sẽ thấy rõ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng, hiểu rõ hơn những sáng tạo của các địa
phương, qua đó góp phần tái hiện đầy đủ, sinh động hơn những trang sử hào
hùng của dân tộc. Cũng qua việc nghiên cứu chúng ta sẽ thấy rõ quá trình hình

1


thành, hoàn thiện những chủ trương chiến lược, các giải pháp của Bộ Chính trị,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của các cấp bộ Đảng, các địa phương… trên
mặt trận gay go, ác liệt này; quan trọng hơn nữa qua nghiên cứu chúng ta rút ra
được những bài học kinh nghiệm phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay. Rõ ràng, đây là một vấn đề vừa có tính khoa
học, vừa có tính thực tiễn.

Với những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Đảng lãnh đạo công tác
đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu IV thời kỳ 1965 - 1968”
làm luận văn thạc sỹ khoa học lịch sử của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay đã có nhiều công trình khoa học của các nhà sử học, các
địa phương, các đơn vị quân đội... nghiên cứu vấn đề này; có thể kể tên một số
công trình tiêu biểu như:
- Quân khu IV - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1945 - 1975),
NXB. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.
- Lịch sử Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh, NXB. Quân
đội nhân dân, Hà Nội, 1999.
- Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), tập 4, NXB.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
- Vận tải quân sự chiến lược Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ,
Tổng cục Hậu cần xuất bản, Hà Nội 1988.
- Kỷ yếu hội nghị khoa học: Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn Quân
khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, NXB. Quân đội nhân dân, Hà Nội
2001.
Ngoài ra các bài viết trong các hội thảo khoa học, tạp chí, lịch sử các
Đảng bộ địa phương trên địa bàn Quân khu IV... cũng đã đề cập nhiều đến vấn

2


đề này; tuy vậy chưa có một công trình nào chuyên khảo về vấn đề giao thông
vận tải trên địa bàn Quân khu IV thời kỳ 1965 - 1968 một cách có hệ thống.
Với lịch sử vấn đề như vậy, tác giả có điều kiện thuận lợi là được kế thừa
kết quả những công trình đã nghiên cứu trước, nhưng mặt khác, tác giả cũng đối
diện với một số khó khăn vì phải nghiên sâu vấn đề trên một địa bàn hẹp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích
- Làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác đảm bảo giao
thông vận tải trên địa bàn Quân khu IV trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.
- Làm rõ tính khốc liệt của cuộc chiến đấu trên mặt trận giao thông vận tải
thời kỳ 1965 - 1968, qua đó làm nổi bật tinh thần anh dũng, kiên cường và sự
sáng tạo của quân và dân Quân khu IV trên lĩnh vực quan trọng này.
- Nêu lên một số kết quả, ý nghĩa lịch sử và rút ra một số kinh nghiệm
về quá trình lãnh đạo và tổ chức của Đảng trên mặt trận giao thông vận tải ở
địa bàn Quân khu IV giai đoạn 1965-1968.
* Nhiệm vụ
- Trình bày một cách có hệ thống chủ trương, đường lối của Trung ương
Đảng, các đảng bộ địa phương trên địa bàn Quân khu 4, các đảng bộ ngành… về
công tác đảm bảo giao thông vận tải trong thời kỳ 1965 - 1968.
- Trình bày quá trình quân và dân Quân khu 4 thực hiện các chủ trương,
sự chỉ đạo của Đảng trên mặt trận giao thông vận tải.
- Tổng kết kinh nghiệm quá trình lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải
trên địa bàn Quân khu 4.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những chủ trương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trên mặt
trận giao thông vận tải ở Quân khu 4 thời kỳ 1965-1968.
3


- Nghiên cứu quá trình quân và dân Quân khu 4 thực hiện những chủ
trương, đường lối của Đảng trong công tác đảm bảo giao thông vận tải thời kỳ
1965-1968.
* Phạm vi nghiên cứu
- Công tác đảm bảo giao thông vận tải trong kháng chiến chống Mỹ là
một vấn đề rộng lớn, tuy vậy trong khuôn khổ của một đề tài luận văn thạc sĩ,

tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận giao
thông vận tải trên bộ ở địa bàn Quân khu IV giai đoạn 1965 - 1968.
- Địa bàn Quân khu IV ở từng thời kỳ khác nhau được hiểu không đồng
nhất với nhau; tuy vậy trong công trình này Quân khu IV được hiểu gồm các
tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và đặc khu Vĩnh Linh.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tƣ liệu
* Cơ sở lý luận
Luận văn được tiến hành trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về
công tác giao thông vận tải .
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, trong
chừng mực nhất định, luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh để giải quyết các vấn đề đã đặt ra.
* Nguồn tư liệu
- Một số tác phẩm của Hồ Chí Minh về công tác đảm bảo giao thông vận
tải.

4


- Các văn kiện, nghị quyết của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam,
Tổng quân ủy Trung ương… về công tác đảm bảo giao thông vận tải trong thời
kỳ 1965-1968
- Các văn kiện, nghị quyết của các Đảng bộ địa phương trên địa bàn Quân
khu 4, Đảng bộ ngành Giao thông vận tải, các văn bản của Đoàn 559 và một số
đơn vị vũ trang…
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác đảm bảo
giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu 4 thời kỳ 1965- 1968.

- Làm rõ quá trình quân và dân Quân khu 4 thực hiện công tác đảm bảo
giao thông vận tải, làm nổi bật tinh thần anh hùng, bất khuất của nhân dân Quân
khu 4.
- Làm rõ ý nghĩa của việc đảm bảo giao thông vận tải ở Quân khu 4 thời
kỳ 1965- 1968. Rút ra được một số kinh nghiệm về công tác đảm bảo giao
thông, vận tải trong điều kiện có chiến tranh.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể tham khảo trong giảng dạy và
nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục…
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Quân khu IV và công tác giao thông vận tải trước chiến tranh
phá hoại lần thứ nhất.
Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong việc đảm bảo giao
thông vận tải trên địa bàn Quân khu IV thời kỳ 1965-1968.
Chương 3: Ý nghĩa lịch sử và một số kinh nghiệm.

5


Chƣơng 1
QUÂN KHU IV VÀ CÔNG TÁC GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƢỚC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT
1.1. Quân khu IV - một địa bàn chiến lƣợc
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và con người Quân khu IV
* Điều kiện tự nhiên của Quân khu 4
Quân khu 4 là một dải đất dài và hẹp, một bên chạy dọc ven biển miền
Trung một bên chạy dọc dãy Trường Sơn hùng vĩ. Dải đất này kéo dài suốt từ
Thanh Hoá vào đến tận Quảng Trị. Vị trí địa lý của Quân khu 4 nằm vào khoảng
16,2 đến 20,3 độ vĩ Bắc, 103,5 đến 108,10 độ kinh Đông; phía Bắc giáp các tỉnh

Hoà Bình, Ninh Bình, Sơn La; phía Tây giáp các tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Quảng,
Bulikhămxay, Khăm Muộn và một phần tỉnh Xavanakhẹt của nước Cộng hoà
dân chủ nhân dân Lào.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Quân khu 4 là
địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng. Đây là nơi tiếp xúc với tiền tuyến miền
Nam, nơi tập kết lực lượng để chi viện cho chiến trường, nơi kết thúc tuyến vận
tải hậu phương và là điểm bắt đầu tuyến vận tải của Đoàn 559.
Đứng trên phương diện vận tải thì Quân khu 4 lúc bấy giờ (các tỉnh Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và đặc khu Vĩnh Linh) gặp rất nhiều khó
khăn, cụ thể là:
Về địa thế: nhiều dãy núi cao và dốc ở phía Tây cùng với biển ở phía
Đông đã làm cho Quân khu 4 trở thành thế “độc đạo”. Với chiều ngang nơi rộng
nhất là Nghệ An, khoảng 207km, nơi hẹp nhất là Lệ Thuỷ (Quảng Bình) chỉ có
46,5km, rõ ràng đây là địa hình dễ bị kẻ thù thực hiện âm mưu chia cắt, phong

6


toả. Trên thực tế, trong những năm chống chiến tranh phá hoại, trước sự đánh
phá dữ dội của không quân, hải quân Mỹ, Quân khu 4 không ít lần đã bị ách tắc,
thiệt hại.
Bên cạnh sự khó khăn về địa thế như trên thì những khó khăn về địa hình
cũng không nhỏ. Do địa hình dốc về phía Tây và thấp dần về phía Đông nên
Quân khu 4 có nhiều sông ngòi chảy cắt ngang với những con sông nổi tiếng
như: sông Mã, sông Lam, sông La, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố... Những con
sông này đã làm cho địa hình bị chia cắt, gây khó khăn trong việc đi lại và vận
chuyển. Nếu tính trung bình trên tuyến quốc lộ 1A thì khoảng 800m đến 1200m
có một cầu nhỏ (dài dưới 15m), 2000m đến 3000m có một cầu lớn (dài trên
15m). Trong những nă chiến tranh, nhiều khu vực cầu, phà ở Quân khu 4 trở
thành nơi đấu sức, đấu trí giữa ta và đế quốc Mỹ; tiêu biểu như khu vực cầu

Hàm Rồng, cầu Bùng, cầu Tào, phà Ghép, phà Bến Thuỷ, phà Quán Hàu, phà
Linh Cảm...
Một khó khăn nữa trong việc đảm bảo giao thông, vận tải ở Quân khu 4 là
vùng này không những bị chia cắt bởi sông mà còn bị chia cắt bởi núi. Có nhiều
dãy núi chạy dài từ miền Tây vươn ra biển, tạo thành các đèo dốc rất hiểm trở,
gây khó khăn trong việc vận tải, đi lại, đặc biệt là gây khó khăn cho các phương
tiện cơ giới, các dãy núi nổi tiếng như núi Nưa, Cao Sơn, Đại Huệ, Mồng Gà,
Hoành Sơn, Bạch Mã...
Về khí hậu, Quân khu 4 là địa hình có điều kiện khí hậu tự nhiên hết sức
khắc nghiệt có những vùng lượng mưa lên tới 300ml mỗi năm nhưng cũng có
vùng thường xuyên xảy ra hạn hán. Nắng nóng có thể lên tới 40 độ nhưng mùa
đông vẫn rất lạnh. Bão lũ xẩy ra thường xuyên làm cho công tác giao thông, vận
tải ở Quân khu 4 vốn đã khó khăn lại càng gian khổ hơn.

7


Bên cạnh những khó khăn trên, công tác đảm giao thông vận tải ở Quân
khu 4 trong điều kiện có chiến tranh phá hoại cũng có một số thuận lợi nhất
định. Thuận lợi đáng kể nhất là sau 10 năm hòa bình, quân và dân Quân khu 4
đã xây dựng được một mạng lưới giao thông tương đối tốt, cơ bản đáp ứng nhu
được nhu cầu vận tải hàng hóa vào miền Nam. Địa hình nơi đây tuy hiểm trở
nhưng có dải đồng bằng chạy dọc ven biển tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho
các phương tiện cơ giới hoạt động.
Như vậy, cùng với những khó khăn, Quân khu 4 cũng có một số thuận lợi
trong quá trình đảm bảo giao thông vận tải trong điều kiện có chiến tranh p há
hoại. Tuy vậy chúng ta đều thấy rằng những điều kiện thuận lợi trên rất nhỏ bé
so với khó khăn mà quân và dân Quân khu 4 phải đối mặt trong công tác đảm
bảo giao thông vận tải.
* Truyền thống anh hùng của quân và dân Quân khu 4.

Trái với những khó khăn của điều kiện tự nhiên, con người nơi đây là
nhân tố quyết định hàng đầu trong công tác đảm bảo giao thông vận tải. Với
tổng số khoảng 8 triệu người (trong kháng chiến chống Mỹ), nhân dân Quân
Khu 4 có truyền thống yêu nước từ lâu đời, truyền thống đó được cha truyền con
nối, được dìn giữ và phát huy. Mỗi khi tổ quốc lâm nguy thì nhân dân Quân khu
4 là lực lượng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ tổ quốc. Người Quân Khu 4 tuy
“ăn sóng nói gió” nhưng tính tình ngay thẳng, nghĩa hiệp, trung thành, yêu quê
hương đất nước, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc. Sau cuộc kháng chiến chống
Pháp, tranh thủ thời gian hoà bình, nhân dân Quân khu 4 đã khẩn trương bắt tay
vào việc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Qua 10 năm hoà bình (từ 1954
đến 1964) nhân dân Quân khu 4 đã xây dựng được một nền kinh tế ổn định,
quốc phòng an ninh được củng cố và tăng cường, mạng lưới giao thông vận tải

8


được chú trọng và có nhiều thành tựu đáng khích lệ. Trên địa bàn Quân khu 4 có
khoảng 775 km đường sắt, hàng vạn km đường ôtô, mười bến phà lớn, 4 sân bay
và 11 bến cảng. Bên cạnh đó mạng lưới giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã,
liên thôn... cũng được củng cố, mở rộng và xây mới thêm. Sau 10 năm phấn đấu,
đời sống nhân dân được cải thiện nhiều, y tế giáo dục cũng có bước phát triể n
đáng kể.
Nói tóm lại, nhân dân Quân khu 4 vốn có truyền thống anh hùng, yêu
nước, nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống anh hùng đó được nhân lên
gấp bội và đó cũng là một nhân tố quan trọng để chúng ta dành chiến thắng trên
mặt trận giao thông vận tải sau này.
1.1.2. Tính chiến lược của địa bàn Quân khu IV
Như đã nói trên, địa bàn Quân khu 4 giữ một vị trí có tầm quan trọng
chiến lược trong tất cả các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Đã
nhiều lần địa bàn này trở thành hậu phương, thành nơi phòng thủ chiến lược để

đánh tan các cuộc xâm lăng của kẻ thù. Trong thư gửi quân và dân Quân khu 4
năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Quân khu 4 có truyền thống là căn cứ
địa của cả nước. Trong đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An khoá 6, đồng chí Lê Duẩn
cũng nói: Ở Nghệ An và Khu 4 nói chung, mỗi khi miền Bắc mất, người ta lại
vào đây xây dựng lại lực lượng, tiến lên lấy lại cả nước.
Thật vậy, từ những năm đầu của thời kỳ phong kiến Việt Nam, Ngô
Quyền, một tướng giỏi được cử trông coi vùng Châu Ái (Thanh Hoá và một
phần Nghệ An ngày nay) đã dựa vào địa thế và truyền thống yêu nước của vùng
đất này để xây dựng lực lượng rồi sau đó kéo quân ra Bắc đánh tan quân Nam
Hán. Thời Lý, vùng Hoan, Ái (Thanh - Nghệ - Tĩnh ngày nay) là hậu phương
chiến lược quan trọng để nhân dân ta đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tống.

9


Đến thời Trần, trước sự tấn công ồ ạt của quân Nguyên Mông, nhà Trần đã đưa
lực lượng về vùng Thanh - Nghệ ngày nay để phòng thủ và dựa vào địa thế, kinh
tế của vùng này để tích lũy thêm lực lượng, thành chỗ đứng chân, thành bàn đạp
đánh lui quân Nguyên - Mông. Thanh Hoá, Nghệ An cũng là nơi Lê Lợi,
Nguyễn Trãi xây dựng cờ khởi nghĩa, xây dựng lực lượng để đánh đuổi giặc
Minh.
Đến cuối thế kỷ XIX, trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân
vùng đất này đã lợi dụng địa thế đặc biệt hiểm trở của địa phương, nhiều lần tổ
chức kháng chiến, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Phạm
Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân... hay các phong trào Đông Du, Duy
Tân chống thuế ở Trung Kỳ...
Từ năm 1930, dưới sự Đảng Cộng sản Việt Nam, phong trào đấu tranh
cách mạng của nhân dân nơi đây lại càng mạnh mẽ hơn. Phong trào Xô Viết
Nghệ Tĩnh nổ ra đã làm thực dân Pháp khiếp sợ. Sau thời kỳ 1930-1931, tuy bị
đàn áp dã man nhưng người dân Nghệ - Tĩnh vẫn một lòng trung thành với

Đảng, ra sức xây dựng lực lượng để rồi đến năm 1945 đã cùng cả nước vùng lên
đập tan ách đô hộ gần 100 năm của thực dân Pháp. Trong 9 năm chống Pháp,
Liên khu 4 là vùng tự do, là hậu phương của chiến trường chính Bắc bộ. Đặc
biệt năm 1954, Liên khu 4 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một hậu phương
chiến lược; nơi đây đã cung cấp cho chiến trường hàng trăm tấn lương thực,
thực phẩm, hàng chục vạn chiến sĩ, hàng triệu lượt dân công, góp phần quan
trọng vào chiến dịch Điện Biên Phủ vĩ đại.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tính chiến lược của địa bàn
này lại càng rõ hơn.

10


Quân khu 4 là thành luỹ để che chắn cho miền Bắc. Trong cuộc chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại, mỗi lần kẻ thù đưa không quân ra đánh phá miền
Bắc đều bị Quân khu 4 chặn đánh. Kẻ thù đã nhiều lần đưa biệt kích, bọn phản
động ra Bắc hoạt động đều bị nhân dân Quân khu 4 kịp thời phát hiện, bắt gọn,
giữ vững an ninh. Nói tóm lại, Quân khu 4 là bức tường phía Nam trong cuộc
đấu tranh chống Mỹ - Ngụy.
Quân khu 4 là cầu nối để chúng ta chi viện cho cách mạng miền Nam. Kẻ
thù coi Quân khu 4 là cái “cuống nhau”, “cuống phễu”... và chúng đã điên cuồng
đánh phá hòng cắt đứt con đường huyết mạch này.
Quân khu 4 là cửa ngõ quan trọng của chiến trường Lào và chiến trường
Campuchia, nhiều lần chúng ta đã phối hợp với bộ đội nước bạn đập tan nhiều
cuộc tấn công của kẻ thù, làm tròn nghĩa vụ quốc tế.
Đối với sự nghiệp cách mạng chung của cả nước, Quân khu 4 là nơi đấu
trí, đấu sức giữa ta và địch; đây vừa là hậu phương nhưng cũng vừa là tiền
tuyến. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Quân khu 4 trở thành tuyến lửa của
cả nước, các tỉnh từ Thanh Hoá đến đặc khu Vĩnh Linh trở thành “túi bom”, trở
thành nơi kẻ thù triển khai các âm mưu thâm độc, các loại vũ khí tối tân và cũng

là nơi để chúng ta chứng minh sức mạnh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Trên thực tế, chúng ta thấy rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền
Nam được quyết định bởi sự chi viện từ miền Bắc, sự chi viện Bắc- Nam lại phụ
thuộc rất lớn vào công tác đảm bảo giao thông vận tải ở Quân khu 4; do đó,
công tác giao thông vận tải ở Quân khu 4 có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây vừa
là nơi vận chuyển, vừa là nơi cung cấp và cũng là nơi tập kết hàng hoá (thành
chân hàng) để chúng ta chi viện cho miền Nam.

11


Như vậy Quân khu 4 là một địa bàn có tầm quan trọng đặc biệt, có ý
nghĩa chiến lược, trọng yếu trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đặc biệt là trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đây là địa bàn mang tính sống còn của cách mạng
Việt Nam, là cầu nối giữa hai miền Nam - Bắc, là cửa ngõ của chiến trường
Đông Dương. Quân khu 4 là điểm chốt quan trọng trong hệ thống mạch máu
giao thông vận tải của nước ta, là địa bàn mang tính chiến lược trong công cuộc
kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước.
1.2. Tình hình giao thông, vận tải trên địa bàn Quân khu 4 trƣớc
chiến tranh phá hoại (1954- 1964)
1.2.1. Những chủ trương của Đảng về công tác giao thông, vận tải
trước chiến tranh phá hoại
Được coi là địa bàn chiến lược, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với
công tác giao thông vận tải giữa hai miền Nam - Bắc nên ngay từ những ngày
đầu khi hoà bình lập lại, trên cơ sở nhận thức đúng vai trò của Quân khu 4, Đảng
ta đã có những chủ trương chỉ đạo quân và dân Quân khu 4 nhanh chóng hàn
gắn vết thương chiến tranh, phục hồi sức sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, chuẩn bị và sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới chống kẻ thù xâm
lược.
Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ Đảng ta đã rất
quan tâm đến công tác giao thông vận tải. Hội nghị Trung ương lần thứ 12 khóa

II (3/1957) chỉ rõ: “Dù hậu phương của nước nhà có đầy đủ vật chất, nhưng nếu
không có một tổ chức hậu cần, không có công tác hậu cần mạnh mẽ về vận
chuyển, phân phối và cung cấp đầy đủ cho tiền tuyến thì không bảo đảm được
thắng lợi” [13, tr.226].

12


Tiếp đó, Hội nghị đánh giá về tình hình giao thông vận tải của miền Bắc
tính đến năm 1957: “phần lớn đều tập trung ở đồng bằng, đường thì nhỏ, cầu thì
yếu, không phù hợp với yêu cầu của chiến tranh hiện đại và của một bộ đội có
trang bị tương đối nặng” [13, tr.235].
Đây là một nhận định thẳng thắn và rất khách quan về tình hình giao
thông, vận tải của nước ta sau kháng chiến chống Pháp. Tuy chúng ta đảm bảo
được vấn đề vận tải, chi viện trong 9 năm kháng chiến nói chung và chiến dịch
Điện Biên Phủ nói riêng nhưng điều đó không có nghĩa là giao thông vận tải của
chúng ta đã phát triển. Trên thực tế, trong kháng chiến chống thực dân Pháp,
phương thức vận tải của chúng ta rất thô sơ, phương tiện là xe thồ và sức người
là chính. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, hệ thống giao thông vận tải cũ
kỹ đó không còn đáp ứng đủ nhu cầu chiến tranh nữa. Chúng ta đều biết, đế
quốc Mỹ là kẻ hiếu chiến và có phương tiện chiến tranh vào loại bậc nhất, để
vượt qua sự phong toả của Mỹ thì việc nâng cấp hệ thống giao thông vận tải là
điều hết sức cần thiết.
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của hệ thống giao thông vận tải, để
giải quyết khó khăn, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn
mới, Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ 12 (1957) chỉ đạo: “Chú trọng phát
triển các đường giao thông, đặc biệt là những đường giao thông chiến lược ở
hậu phương, và có kế hoạch xây dựng từng bước các kiến trúc quốc phòng...”
[13, tr.199]. Tuy vậy trong quá trình phát triển chúng ta không xây dựng một
cách ồ ạt mà: “Cần kết hợp nhu cầu kinh tế với nhu cầu quốc phòng mà sửa

chữa những con đường chiến lược đi thông với nước bạn và đi qua nội địa các
quân khu, những con đường chiến dịch cần thiết cho mỗi quân khu và một số
con đường vận chuyển thường, đường sắt thì cần phát triển. Một số đường sông
cũng cần sửa lòng sông” [13, tr.235].
13


Đây là sự chỉ đạo mang tính vĩ mô, chiến lược nhưng cũng hết sức cụ thể;
là định hướng quan trọng để nhân dân cả nước nói chung cũng như nhân dân
Quân khu 4 nói riêng bắt tay vào việc khôi phục và xây dựng, nâng cấp hệ thống
giao thông. Việc kết hợp giữa giao thông vận tải phục vụ nhiệm vụ khôi phục và
phát triển kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng là một chủ trương hết sức đúng đắn.
Chủ trương đó vừa đáp ứng yêu cầu khôi phục kinh tế, nhu cầu đi lại của nhân
dân ta sau chiến tranh, vừa đáp ứng được đòi hỏi của việc củng cố và tăng
cường an ninh, quốc phòng. Thời kỳ này, mỗi khi xây mới một công trình giao
thông, Đảng ta đều tính toán rất kỹ, sao cho ngoài việc phục vụ nhu cầu phát
triển kinh tế công trình đó còn phải đảm bảo tính chiến lược, hợp lý khi có chiến
tranh nổ ra. Năm 1959, để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, phục vụ công
tác phát triển kinh tế, xã hội và quan trọng hơn là để chuẩn bị đối phó với âm
mưu xâm lược của kể thù Đảng ta đã quyết định tiến hành khảo sát và xây dựng
tuyến đường 15A từ Hòa Bình đến đặc khu Vĩnh Linh. Đây là một minh chứng
về việc Đảng ta kết hợp nhiệm vụ kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng. Trong
những năm chống chiến tranh phá hoại, khi quốc lộ 1A bị ách tắc thì đường 15A
đã trở thành tuyến giao thông hết sức quan trọng để chúng ta chi viện cho miền
Nam.
Đặc biệt, để đảm bảo cho công tác chi viện vào chiến trường miền Nam,
tháng 5 năm 1959, Tổng Quân uỷ đã quyết định thành lập một đơn vị chuyên
trách công tác giao thông vận tải, đó là Đoàn 559. Đoàn 559 lúc bấy giờ có tên
là “Đoàn công tác quân sự đặc biệt”, có nhiệm vụ mở đường, vận chuyển hàng
hoá quân sự vào miền Nam và đưa đón cán bộ, liên lạc giữa hai miền Nam –

Bắc. Ngay khi mới thành lập, Đoàn 559 hoạt động rất hiệu quả và địa bàn chính
của đơn vị này chính là Quân khu 4.

14


Như vậy, ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi
mà chiến tranh phá hoại chưa xẩy ra, Trung ương Đảng đã có những chỉ đạo về
công tác giao thông vận tải . Nội dung bao trùm nhất của sự chỉ đạo thời kỳ này
là phục hồi và xây dựng thêm những tuyến giao thông mới, trong quá trình xây
dựng các công trình giao thông vận tải phải kết hợp nhiệm vụ khôi phục, phát
triển kinh tế với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng. Sự chỉ đạo đó là định
hướng lớn, và là nội dung cơ bản để các Đảng bộ điạ phương tiếp tục cụ thể hoá,
chi tiết hoá sao cho phù hợp với đ ịa phương mình. Việc chỉ đạo sát sao kịp thời
về công tác đảm bảo giao thông vận tải và thành lập Đoàn 559 để chi viện cho
miền Nam còn thể hiện được khả năng dự báo chính xác của Đảng ta. Vào thời
điểm này, tuy chiến tranh phá hoại vẫn chưa nổ ra nhưng Trung ương Đảng đã
tích cực chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng đối phó với âm mưu của kẻ thù. Trên sơ sở
nắm vững chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ các tỉnh trên địa bàn
Quân khu 4 đã nhanh chóng cụ thể hoá đường lối, lãnh đạo nhân dân khẩn
trương khôi phục và nâng cấp hệ thống giao thông vận tải ở địa phương để đảm
bảo cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội cũng như nhu cầu an ninh, quốc
phòng.
Ngay từ khi hoà bình được lập lại, quân và dân tỉnh Thanh Hoá- tỉnh “cực
bắc” của Quân khu 4 đã tích cực khôi phục kinh tế, việc khôi phục hệ thống giao
thông, vận tải là một nội dung quan trọng trong công tác khôi phục kinh tế của
Tỉnh. Vào thời điểm đó, hạ tầng cơ sở và phương tiện giao thông, vận tải của
tỉnh Thanh Hoá rất thấp kém. Sau nhiều năm chiến tranh hệ thống đường sá bị
như hỏng nặng. Các tuyến giao thông chủ yếu là đường đất phát triển tự phát, vì
vậy việc đi lại rất khó khăn (chủ yếu vẫn là đi bộ) toàn tỉnh chỉ có vài ôtô chở

khách cũ kỹ chạy bằng khí than của một số tư nhân. Trước thực trạng đó, thực
hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ Thanh Hoá đã coi nhiệm vụ
15


khôi phục giao thông vận tải là một công tác trọng điểm, cần được ưu tiên làm
trước. Đảng bộ Thanh Hoá chủ trương: “Nhanh chóng khôi phục lại hệ thống
Giao thông, vận tải. Tích cực xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật mới phục vụ cho
sự nghiệp phát triển kinh tế xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện
cho miền Nam” [47, tr.68].
Để thực hiện tốt chủ trương trên, Ty giao thông vận tải của tỉnh Thanh
Hoá đã đề ra 5 nhiệm vụ của công tác giao thông, vận tải là: “Vận tải phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cho thương mại, cho KTCB (kinh tế cơ
bản - TG) và quốc phòng an ninh” [47, tr.79]. Trên cơ sở nắm vững chủ trương
của Đảng, quân và dân Thanh Hóa đã thực hiện nhiều biện pháp quan trọng để
khôi phục và phát triển hệ thống giao thông của tỉnh. Nhiệm vụ khôi phục và
xây dựng đường sá được giao cụ thể tới từng cơ quan, ban, ngành trong tỉnh,
ngoài ra Thanh Hóa còn rất chú trọng tới việc phát triển các phương tiện vận tải
thô sơ để phục vụ nhu cầu trước mắt.
Việc đề ra nhiệm vụ cụ thể cho công tác khôi phục giao thông vận tải có
tác dụng rất tích cực, đó chính là sự cụ thể hoá quá trình chỉ đạo của Trung ương
Đảng và Đảng bộ tỉnh trong điều kiện cụ thể của địa phương. Nhờ vậy, chỉ trong
một thời gian ngắn, hệ thống giao thông, vận tải của Thanh Hoá về cơ bản đã
được khôi phục xong, bắt đầu có những bước phát triển mới.
Nghệ An là địa phương có truyền thống anh hùng cách mạng, nơi đã sinh
ra nhiều anh hùng cho dân tộc. Sau 1954, thực trạng kinh tế của tỉnh nói chung
và thực trạng hạ tầng cơ sở giao thông vận tải nói riêng, gặp rất nhiều khó khăn.
Trong Hội nghị tổng kết năm 1956, Tỉnh uỷ Nghệ An nêu rõ: “Giao thông, vận
tải gặp khó khăn, đường sá hỏng nhiều, xe ôtô đầu năm có 65 chiếc nay còn 9
chiếc, các xe hỏng không có phụ tùng thay thế... các xe thô sơ cũng hư hỏng


16


nhiều, lại thiếu các vật liệu, phụ tùng thay thế... vận tải bị ách tắc” [46, tr.51].
Trước tình hình ấy, việc nhanh chóng khôi phục hệ thống giao thông vận tải để
phát triển kinh tế xã hội trở thành một nhiệm vụ cấp bách. Nhận thức rõ vấn đề,
Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng có sự chỉ đạo kịp thời, sát sao để quân và
dân Nghệ An gấp rút phục hồi, củng cố tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh.
Quá trình phục hồi và xây dựng các công trình phục vụ giao thông, vận tải của
tỉnh Nghệ An thời kỳ này về cơ bản cũng giống như các địa phương khác trên
phạm vi cả nước. Đó là sự kết hợp giữa việc xây dựng các công trình phục vụ
phát triển kinh tế xã hội với việc xây dựng các công trình đảm bảo an ninh quốc
phòng. Nói cách khác, mỗi công trình giao thông vận tải phải đảm bảo được cả
hai yêu cầu phục vụ kinh tế và quốc phòng. Tinh thần đó được thể hiện rõ trong
Nghị quyết Đảng bộ Nghệ An lần thứ 10 (vòng 2), tháng 3 năm 1961: “Ra sức
đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế khác ... chú
trọng củng cố, phát triển tài chính, ngân hàng, giao thông, vận tải... làm cơ sở
cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà” [1, tr.81].
Cũng như Nghệ An, Hà Tĩnh là địa phương có truyền thống anh hùng, là
cái nôi của cách mạng và sau 1954, kinh tế xã hội của tỉnh cũng hết sức khó
khăn. Sau khi hoà bình lập lại, bên cạnh những khó khăn về kinh tế Hà Tĩnh
đồng thời đứng trước thực trạng hạ tầng cơ sở, phương tiện vân tải lạc hậu,
nghèo nàn. Toàn tỉnh chỉ có vài xe ôtô, phương tiện đi lại chủ yếu là xe thô sơ
và đi bộ; các tuyến đường do lâu ngày không được nâng cấp, sửa chữa nên cũng
bị hư hỏng nặng, các bến cảng hầu như không hoạt động. Với truyền thống anh
hùng cách mạng của mình, Đảng bộ Hà Tĩnh đã nhanh chóng đã nhanh chóng
lãnh đạo quần chúng nhân dân khôi phục đường sá, cầu, cảng... nhằm phát triển
kinh tế, làm cơ sở cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Quán triệt các nghị quyết,
chỉ thị của Trung ương cũng như nắm rõ tình hình và thực trạng giao thông vận

17


tải trên địa bàn, Đảng bộ Hà Tĩnh đã chủ trương sửa chữa một số tuyến đường
chính, lấy đó làm nền tảng để khôi phục kinh tế, phục vụ đời sống dân sinh; sau
đó, khi các tuyến đường chính đã được sửa chữa xong, các đơn vị xây dựng tiếp
tục thi công sửa chữa các tuyến đường còn lại, có thể nói Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
đã chia ra từng bước với các nhiệm vụ cụ thể để phục hồi hệ thống giao thông,
vận tải. Thực hiện tốt sự chỉ đạo của Trung ương, công tác phục hồi và xây dựng
các công trình giao thông vận tải của Hà Tĩnh thời kỳ này được quy hoạch và
triển khai thực hiện bằng những biện pháp hiệu quả, kết hợp chặt chẽ giữa yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh, quốc phòng. Như vậy, cũng giống như
các địa phương khác trong cả nước, việc lãnh đạo công tác khôi phục giao
thông, vận tải của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ 1954-1964 chủ yếu là
phục vụ nhu cầu kinh tế nhưng bên cạnh đó các công trình cũng được quy hoạch
để luôn đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Địa bàn cuối cùng của Quân khu 4 là tỉnh Quảng Bình và khu vực Vĩnh
Linh của tỉnh Quảng Trị. Như chúng ta đã biết, cùng với hiệp định Giơnevơ đất
nước ta bị tạm chia cắt hai miền Nam - Bắc và giới tuyến phân chia là vĩ tuyến
17. Do có sự phân chia đó, huyện Vĩnh Linh của tỉnh Quảng Trị được giải
phóng, các huyện còn lại của tỉnh Quảng Trị phải chịu sự quản lý của chế độ
Nguỵ quyền Sài Gòn. Nắm vững đặc điểm cũng như vai trò, vị trí quan trọng
của huyện Vĩnh Linh, ngày 28/5/1955, Trung ương Đảng ra nghị quyết
16/NQTW, quyết định thành lập Đảng ủy khu vực Vĩnh Linh. Tiếp đó ngày
16/6/1955, Thủ tướng Chính phủ ra nghị định số 551/TTg thành lập đặc khu
Vĩnh Linh, nghị định có đoạn: “khu vực Vĩnh linh của tỉnh Quảng Trị từ đây
được tổ chức thành một đơn vị hành chính riêng ngang với một tỉnh, dưới sự chỉ
đạo của chính phủ Trung ương” [2, tr.81].

18



Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, tỉnh Quảng Bình và khu vực Vĩnh
Linh gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về kinh tế. Tuy vậy, với tinh
thần yêu nước Đảng bộ các cấp của Quảng Bình, Vĩnh Linh đã nhanh chóng đề
ra những chủ trương và giải pháp cụ thể để khôi phục và phát triển hệ thống giao
thông, vận tải. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ V (8/1963) của Đảng bộ
Quảng Bình ghi rõ: “Phải tăng thêm phương tiện vận tải đường bộ và đường
thuỷ, kết hợp chặt chẽ giữa thô sơ và cơ giới, tăng cường việc bảo quản và sửa
chữa tốt các đường giao thông, vận tải trong tỉnh, mở thêm một số đường mới ở
một số khu vực kinh tế mới và miền núi, nạo vét các lạch và xúc tiến việc xây
dựng cảng sông Gianh để phục vụ kinh tế và quốc phòng. Phát triển mạnh việc
vận tải đường thuỷ, hướng dẫn các hợp tác xã cải tiến các phương tiện vận
chuyển, xây dựng đường giao thông nông thôn... ” [48, tr.123].
Quán triệt đường lối của Đảng, nhiều cơ quan, ban ngành của Tỉnh đã ra
sức khôi phục, xây dựng hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn. Nhiều tuyến
đường mới được xây dựng, nhiều đoạn sông, kênh được nạo vét, tạo sự đi lại
thuận lợi cho thuyền bè. Các tuyến đường liên huyện, liên xã... được tu sửa và
mở rộng. Nhờ những giải pháp đồng bộ, huy động được công sức, lòng nhiệt
tình và sự sáng tạo của đông đảo nhân dân, trong thời kỳ 1954-1964 Quảng Bình
và Vĩnh Linh đã xây dựng được một hệ thống giao thông, vận tải khá cơ bản.
Đặt trong điều kiện là vùng đất “cực nam” của địa bàn Quân khu 4 thì những kết
quả khôi phục, phát triển giao thông vận tải trong giai đoạn này ở Quảng Bình
và Vĩnh Linh đã tạo điều kiện nền tảng cho công tác chi viện sau này.
Năm 1960, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm Quảng Bình, Vĩnh Linh;
sau khi kiểm tra thực địa, nghe cán bộ cơ sở báo cáo về tiến độ việc xây dựng
đường 15 đoạn qua Quảng Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phân tích nguy
cơ địch phong toả đường 15 và chỉ đạo rõ: “Ta phải có đường vượt Trường Sơn
19



đi xuống đường 9, như vậy kẻ địch có nham hiểm đến mấy đi nữa cũng không
thể ngăn cản sự chi viện ngày càng tăng của miền Bắc kéo vào miền Nam” [48,
tr.118]. Như vậy trong quá trình khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
cũng như phục hồi và xây dựng hệ thống giao thông vận tải, Quảng Bình và
Vĩnh Linh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng.
Qua phần trình bày trên, chúng ta có thể khẳng định rằng ngay từ những
ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Trung ương Đảng cũng như các
Đảng bộ địa phương ở Quân khu 4 đã rất quan tâm đến công tác giao thông, vận
tải. Đường lối chỉ đạo chung nhất của công tác giao thông, vận tải thời kỳ này là
kết hợp nhu cầu phát triển kinh tế với nhu cầu quốc phòng. Đây là một chủ
trương hết sức đúng đắn, cùng lúc giải quyết được cả vấn đề trước mắt và vấn đề
lâu dài. Nhờ có chính sách này nên quân và dân Quân khu 4 đã từng bước khôi
phục lại được hệ thống giao thông vận tải, vấn đề đi lại được đảm bảo. Bên cạnh
đó, bước đầu Quân khu 4 đã xây dựng được một số tuyến đường mang tính
chiến lược để chuẩn bị cho công tác chống chiến tranh phá hoại sau này. Ở các
địa phương phía bắc Quân khu 4 như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trong quá
trình xây dựng các tuyến giao thông, vận tải tuy đã quan tâm đến công tác quốc
phòng nhưng vẫn lấy việc phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội làm trọng.
Trong khi đó, các địa phương phía nam Quân khu 4 như Quảng Bình, Vĩnh
Linh, do tiếp giáp với khu phi quân sự (vĩ tuyến 17) nên đã sớm mở các tuyến
giao thông vận tải chiến lược, chi viện cho miền Nam.
1.2.2. Công tác giao thông, vận tải trên địa bàn Quân khu 4 thời kỳ
1954 - 1964
1.2.2.1. Quá trình thực hiện nhiệm vụ khôi phục, xây dựng hệ thống giao
thông vận tải của quân và dân Quân khu 4

20



Chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, dưới sự lãnh đạo của Đảng
bộ các cấp, quân và dân các địa phương trên địa bàn Quân khu 4 đã khắc phục
gian khổ, khó khăn, ổn định đời sống, phục hồi sức sản xuất, phục hồi và từng
bước xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông vận tải.
Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, sau cuộc kháng chiến
chống Pháp, hệ thống giao thông, vận tải ở Quân khu 4 bị hư hỏng nặng nề,
không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Nắm rõ tình
hình địa phương, hiểu được vai trò quan trọng của công tác giao thông, vận tải
đối với quá trình phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng, thực hiện
triệt để, nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng, các đơn vị phụ trách vấn đề giao
thông trên địa bàn Quân khu 4 đã gấp rút bắt tay vào việc khôi phục hệ thống
giao thông, vận tải.
Quá trình khôi phục hệ thống giao thông, vận tải được bắt đầu bằng việc
sửa chữa lại các tuyến đường. Ngay từ những ngày đầu từ khi hoà bình lập lại,
ngành giao thông, vận tải và nhân dân Quân khu 4 đã mở các chiến dịch san lấp
mặt đường. Thanh Hoá là một trong những địa phương làm rất tốt công tác này.
Sau khi họp bàn cụ thể, Đảng bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã huy
động hàng vạn ngày công của nhân dân bên đường Quốc lộ 1A tham gia vào
công tác khôi phục mặt đường và chỉ sau 10 ngày 100 km tuyến Quốc lộ 1A
đoạn qua địa bàn của tỉnh Thanh Hoá đã được san lấp xong, chất lượng mặt
đường được cải thiện rõ rệt, góp phần quan trọng vào quá trình phục hồi kinh tế
sau chiến tranh. Tuy vậy, vẫn còn những đoạn đường quá xấu, công tác khôi
phục cải tạo gặp rất nhiều khó khăn, điển hình là 30 km đường chạy qua huyện
Tĩnh Gia. 30 km đường này bị lún nặng, mặt đường đầy các “ổ gà”, tốc độ ôtô
trung bình chỉ đạt 5 km/h. Trước tình hình đó, Ty Giao thông, vận tải Thanh
Hoá đã có sáng kiến dùng cuốc và cào răng ở xe ủi xới tung mặt đường, trộn
21



×