Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đảng lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ thanh hóa đến vĩnh long ( 1965 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.99 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƢƠNG CÔNG HỮU

ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẢM BẢO GIAO THÔNG
VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỪ THANH HÓA ĐẾN
VĨNH LINH (1965 - 1975)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƢƠNG CÔNG HỮU

ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẢM BẢO GIAO THÔNG
VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỪ THANH HÓA ĐẾN
VĨNH LINH (1965 - 1975)

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số: 62 22 56 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS Vũ Quang Hiển

HÀ NỘI - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận
án đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của Phó giáo sƣ, Tiến sỹ sử học Vũ
Quang Hiển.
Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận án là chính xác, trung thực, bảo
đảm khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáng tin cậy.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án

Trƣơng Công Hữu


MỤC LỤC
Trang bìa phụ

Trang

Lời cam đoan
Mở đầu

1

Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

7

Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO ĐẢM BẢO GIAO
THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỪ THANH HÓA ĐẾN VĨNH

LINH GIAI ĐOẠN 1965 - 1968
1.1. Tình hình giao thông vận tải từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh
trƣớc năm 1965
1.1.1. Các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh - một địa bàn
trọng yếu trên mặt trận giao thông vận tải
1.1.2. Thực trạng và chủ trƣơng khôi phục hệ thống giao thông vận tải
từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh trong thời gian 1954 - 1964
1.2. Đảng lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải từ Thanh Hóa đến Vĩnh
Linh (1965 - 1968)

22

22
22
26
41

1.2.1. Âm mƣu, thủ đoạn của địch và chủ trƣơng của Đảng

41

1.2.2. Chỉ đạo tiến hành công tác đảm bảo giao thông vận tải

53

* Tiểu kết chƣơng 1

66

Chƣơng 2 LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH ĐẢM BẢO GIAO THÔNG

VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỪ THANH HÓA ĐẾN VĨNH LINH
TRONG THỜI GIAN 1969 - 1975
2.1. Lãnh đạo khôi phục hệ thống giao thông vận tải, tích cực chi
viện cho tiền tuyến (1969 - 1971)
2.1.1. Chủ trƣơng khôi phục hệ thống giao thông vận tải sau chiến
tranh phá hoại
2.1.2. Chỉ đạo khôi phục hệ thống giao thông vận tải sau chiến tranh
phá hoại lần thứ nhất
2.2. Đảm bảo giao thông vận tải trong chiến tranh phá hoại lần thứ
hai (1972)

69

69
69
74
83

2.2.1. Chủ trƣơng đẩy mạnh đảm bảo giao thông vận tải

83

2.2.2. Chỉ đạo đảm bảo giao thông vận tải

97


2.3. Đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến
Vĩnh Linh trong giai đoạn 1973-1975
2.3.1. Chủ trƣơng hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, khôi phục mạng

lƣới giao thông vận tải

108
108

2.3.2. Chỉ đạo khôi phục hệ thống giao thông vận tải, chi viện tiền tuyến

110

* Tiểu kết chƣơng 2

113

Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

116

3.1. Một số nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng

116

3.1.1. Ƣu điểm

116

3.1.2. Hạn chế, nguyên nhân

131

3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử


133

3.2.1. Lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải trong điều kiện có chiến
tranh phá hoại phải linh hoạt, sáng tạo, kết hợp khéo léo các loại hình
vận tải.
3.2.2. Đảm bảo giao thông vận tải trong chiến tranh phá hoại phải chú
trọng xây dựng cả lực lƣợng vận tải, lực lƣợng phòng không và lực lƣợng
an ninh để đảm bảo an toàn cho hành lang giao thông và hàng hóa.
3.2.3. Tổ chức đảm bảo giao thông vận tải trong điều kiện có chiến
tranh phá hoại, bên cạnh yếu tố kỹ thuật còn cần phải coi trọng yếu tố
con ngƣời.
3.2.4. Quá trình chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống giao
thông vận tải trong thời bình cần phải kết hợp nhu cầu phát triển kinh

133

136

140

142

tế - xã hội với nhiệm vụ quốc phòng.
Kết luận

146

Danh mục các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án


149

Danh mục tài liệu tham khảo

150

Phụ lục

164


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh
Linh là địa bàn có vị trí vô cùng quan trọng. Từ xa xƣa, đây đã từng đƣợc coi là
“phên, dậu” của đất nƣớc; là căn cứ địa quan trọng, là nơi phát khởi của biết bao
cuộc khởi nghĩa anh hùng. Trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
nơi đây đã luôn hoàn thành nhiệm vụ của một hậu phƣơng trung thành, hết lòng
vì tiền tuyến. Bƣớc vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, khu vực từ Thanh Hóa đến
Vĩnh Linh trở thành địa bàn trọng yếu, có vai trò chi phối cả cục diện chung,
quyết định công tác hậu cần trên chiến trƣờng miền Nam. Có thể khẳng định rằng
từ sau năm 1954 địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh lại trở về với vai trò là
“thành lũy, phên dậu” che chắn cho miền Bắc. Đây là khu vực tiếp giáp với địch,
thƣờng xuyên chịu sự tấn công, phá hoại. Đối với miền Nam, đây là hậu phƣơng
gần nhất và chi viện trực tiếp nhất cho cuộc chiến tranh cách mạng; các địa
phƣơng nơi đây đã chi viện cho cách mạng miền Nam hàng chục vạn cán bộ,
chiến sĩ, hàng triệu tấn hàng hóa, vũ khí, quân nhu. Đối với bạn bè quốc tế, nơi
đây vừa là cửa ngõ quan trọng, vừa là nơi chi viện, tiếp tế cho cách mạng Lào và
Campuchia
Nhƣ vậy, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, Địa bàn từ

Thanh Hóa đến Vĩnh Linh có vai trò hết sức quan trọng. Vai trò quan trọng đó
bắt nguồn từ vị trí địa lý trung tâm của địa bàn này. Đây là vùng đất nằm giữa
hậu phƣơng lớn miền Bắc, tiền tuyến lớn miền Nam và chiến trƣờng Lào,
Campuchia. Tất cả công tác chi viện cho chiến trƣờng đều phải đi qua khu vực
này. Vì vậy nên trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc mặt trận


giao thông vận tải ở ở khu vực này luôn có vị trí trọng yếu; đó là con đƣờng
huyết mạch nối liền hậu phƣơng lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam.
Từ năm 1965, khi đế quốc Mỹ bắt đầu leo thang bắn phá miền Bắc thì mặt
trận giao thông vận tải ở Địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh trở nên vô cùng
nóng bỏng, khốc liệt. Để ngăn chặn sự chi viện từ hậu phƣơng miền Bắc vào tiền
tuyến miền Nam, cũng nhƣ để khủng bố tinh thần kháng chiến của nhân dân, đế
quốc Mỹ đã dội xuống đất nƣớc ta một lƣợng bom đạn khổng lồ mà trọng tâm là
khu vực này. Trong cuộc chiến đó, đế quốc Mỹ đã sử dụng những loại vũ khí tối
tân nhất nhƣ máy bay B52, các thiết bị điện tử hiện đại, các loại bom lade, bom từ
trƣờng, súng đạn công nghệ cao. Nếu nhƣ toàn miền Bắc, tính trung bình mỗi mét
vuông đất phải chịu 6 tấn bom, mỗi ngƣời dân phải chịu 45,5kg bom đạn, thì tại
vùng trọng điểm Quảng Bình, Vĩnh Linh còn số này là 86,5 tấn/m2 , và
1.435kg/một ngƣời [45, tr.12]
Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và đặc khu Vĩnh Linh trở
thành trọng điểm đánh phá vô cùng dữ dội, ác liệt của không quân, hải quân Mỹ; nơi
đây trở thành tuyến lửa thử thách ý chí, nghị lực, thành nơi đọ sức, đọ lực giữa quân
và dân miền Bắc với đế quốc Mỹ xâm lƣợc. Trong cuộc chiến đấu này, dƣới sự lãnh
đạo của Đảng, quân và dân các địa phƣơng nơi đây đã nêu cao tinh thần anh hùng
cách mạng, vƣợt qua muôn vàn gian khổ, thử thách, hi sinh để đánh thắng cuộc chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Với quyết tâm “đánh địch mà đi, mở đƣờng mà tiến”,
“sống bám trụ cầu đƣờng, chết kiên cƣờng dũng cảm”, “xe chƣa qua, nhà không
tiếc”… quân và dân nơi đây đã bám trụ kiên cƣờng nơi tuyến lửa, quyết giữ vững
mạch máu giao thông, đảm bảo sự chi viện toàn diện, liên tục cho chiến trƣờng miền

Nam.


Nhìn lại những năm tháng oanh liệt, có thể khẳng định rằng mặt trận giao
thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh đã đi vào lịch sử nhƣ một
bản anh hùng ca, nhƣ một biểu tƣợng tinh thần dũng cảm của ngƣời Việt Nam
trong kháng chiến chống Mỹ.
Cùng với tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của quân và dân các địa
phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh thì sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố có ý
nghĩa quyết định để chiến thắng đế quốc Mỹ trên mặt trận ác liệt này. Nghiên cứu
sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận giao thông vận tải ở địa bàn này trong những
năm chống chiến tranh phá hoại chúng ta sẽ thấy rõ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng,
hiểu rõ hơn những sáng tạo của từng địa phƣơng, qua đó góp phần tái hiện đầy đủ,
sinh động hơn những trang sử hào hùng của dân tộc. Cũng qua việc nghiên cứu
chúng ta sẽ thấy rõ quá trình hình thành, hoàn thiện những chủ trƣơng chiến lƣợc,
các giải pháp của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, của các cấp bộ
Đảng, các địa phƣơng… trên mặt trận gay go, ác liệt này; quan trọng hơn nữa, qua
nghiên cứu chúng ta có thể rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm quý báu phục vụ cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay. Nhƣ vậy, có thể
nói đây là một vấn đề vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn.
Với những lý do trên nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Đảng lãnh
đạo đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh (19651975)” làm luận án tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu


- Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trong việc đảm bảo giao thông vận tải trên
chi viện tiền tuyến địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh từ năm 1965 đến năm
1975; từ đó rút ra một số kinh nghiệm.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các nhân tố tác động đến công tác đảm bảo giao thông vận tải trên
địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh
- Trình bày một cách có hệ thống các chủ trƣơng, đƣờng lối của Trung ƣơng
Đảng, các đảng bộ địa phƣơng về đảm bảo giao thông vận tải.
- Trình bày quá trình quân và dân các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh
Linh thực hiện các chủ trƣơng, sự chỉ đạo của Đảng trên mặt trận giao thông vận
tải.
- Phân tích những ƣu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng lãnh đạo đảm bảo
giao thông vận tải và nguyên nhân những hạn chế đó.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những chủ trƣơng, biện pháp của Đảng trên mặt trận giao thông vận tải
ở địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh trong thời gian 1965 - 1975.
- Những hoạt động của quân và dân các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh
Linh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Từ năm 1965 đến năm 1975, tức là từ khi Mỹ tiến hành chiến
tranh phá hoại miền Băc đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên
để làm rõ tình hình giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh
luận án cũng đề cập đến quá trình khôi phục hệ thống giao thông vận tải trƣớc năm
1965.


- Về không gian: Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
và đặc khu Vĩnh Linh.
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu những chủ trƣơng, biện pháp của Trung
ƣơng Đảng và các đảng bộ địa phƣơng nhằm đảm bảo giao thông vận tải chi viện
tiền tuyến trên mặt trận giao thông vận tải đƣờng bộ và đƣờng sông.
Những điều kiện khó khăn và thuận lợi đối với đảm bảo giao thông vận tải,

gồm đặc điểm địa lý tự nhiên, cƣ dân, truyền thống; những âm mƣu, thủ đoạn đánh
phá của Mỹ trên các tuyến giao thông.
Những hoạt động của các lực lƣợng tham gia đảm bảo giao thông vận tải.

4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tư liệu
- Một số tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo của Đảng, Nhà
nƣớc về giao thông vận tải.
- Các văn kiện của Trung ƣơng Đảng, các Đảng bộ địa phƣơng, Đảng bộ
ngành Giao thông vận tải và các đơn vị vũ trang về công tác giao thông vận tải.
- Các công trình nghiên cứu, sách đã xuất bản của các nhà khoa học các viện
nghiên cứu, và các cơ quan Đảng, Chính phủ…
- Một số tài liệu lƣu trữ của các cơ quan Nhà nƣớc và các đơn vị quân đội.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án đƣợc tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giao
thông vận tải.
- Luận án kết hợp sử dụng phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic là chủ


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Lê Tố Anh (2012), Bảo đảm hậu cần của mặt trận Tây Nguyên trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1964 - 1975, Luận án tiến sĩ Lịch
sử, Viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

2.


Phạm Văn Bạch, Nguyễn Thành Vinh (1975), Tội ác xâm lược thực dân mới
của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội.

3.

Ban Bí thƣ, Điện mật ngày 5 tháng 5 năm 1965 Về bảo đảm giao thông vận
tải gửi Tỉnh uỷ Hà Tĩnh, Lƣu tại Bộ Tƣ lệnh Quân khu 4.

4.

Ban Bí thƣ, Điện mật số 155, ngày 13 tháng 6 năm 1968 gửi Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Vĩnh Linh, Lƣu tại Bộ Tƣ lệnh Quân khu 4.

5.

Ban Bí thƣ, Điện số 464, ngày 12 tháng 10 năm 1972 Về công tác giao
thông vận tải, phòng không, bảo đảm chi viện cho tiền tuyến, Lƣu tại Bộ
Tƣ lệnh Quân khu 4.

6.

Ban Bí thƣ, Điện số 569, ngày 9 tháng 12 năm 1972 Về sẵn sàng đánh thắng
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ kính gửi: các tỉnh uỷ Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Thanh Hoá và khu uỷ Vĩnh Linh, Lƣu tại Bộ Tƣ lệnh Quân
khu 4.

7.

Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ An (1999),
Lịch sử Đảng bộ Nghệ An 1954 - 1975, T.2, NXB Nghệ An.


8.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (1999), Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị
1954 - 1975, T.2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


9.

Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh
(1996), Lịch sử phong trào Đoàn và Thanh niên Hà Tĩnh (1930 -1996),
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10.

Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân Trung ƣơng - Quân chủng Phòng không
Không quân- Cục Phòng không lục quân (2007), Công tác phòng không
nhân dân trong đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ trên miền
Bắc xã hội chủ nghĩa (1964 - 1972), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

11.

Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Thắng lợi và bài học, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.

12.

Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến
tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 thắng lợi và bài học, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

13.

Ban Chỉ đạo kỷ niệm 40 năm chiến thắng Truông bồn tỉnh Nghệ An (2008),
Truông Bồn chiến công và huyền thoại, NXB Nghệ An, Vinh.

14.

Ban Đại diện thanh niên xung phong tỉnh Thanh Hóa (1998), Thanh niên
xung phong Thanh Hóa những chặng đường lịch sử, NXBLao động, Hà
Nội.

15.

Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Tỉnh ủy Thanh Hóa (1980), Hàm Rồng chiến
thắng, NXB Thanh Hóa.

16.

Ban Tổng kết lịch sử Bộ Tổng tham mƣu (1997), Tổng kết Bộ Tổng tham
mưu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, NXB Quân
đội nhân dân, Hà Nội.

17.

Đặng Duy Bán - Đinh Xuân Lâm - Ngô Đăng Tri (1997), Lịch sử Đảng bộ
tỉnh Hà Tĩnh 1954-1975, T.2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.



18.

Võ Bẩm (2002), Những nẻo đường kháng chiến, NXB Quân đội nhân dân,
Hà Nội.

19.

Võ Bẩm, Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Việt Phƣơng (2005), Đường về thành
phố mang tên Bác, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

20.

Báo cáo của Đoàn cán bộ Trung ƣơng Đảng và Chính phủ vào thăm các tỉnh
Khu 4 trong tháng 11 và tháng 12 năm 1968, Hộp số 616, Hồ sơ 14785,
Phông Thủ tƣớng, Mục lục 3, Quyển 5, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III.

21.

Bộ Chính trị, Nghị quyết số 200-NQ/TW, ngày 2 tháng 7 năm 1970 Về việc
thành lập Hội đồng Chi viện tiền tuyến ở Trung ương, Lƣu tại Bộ Tƣ lệnh
Quân khu 4.

22.

Bộ Công an (1967), Báo cáo về tình hình địch và công tác công an trong 2
năm chiến tranh phá hoại hoạt động chiến tranh phá hoại, Hộp số 614, Hồ
sơ 14725, Phông Thủ tƣớng, Mục lục 3, Quyển 5, Trung tâm Lƣu trữ Quốc
gia III.

23.


Bộ Giáo dục (1968), Báo cáo tổng kết công tác phòng không nhân dân trong
3 năm (1965-1967) của ngành giáo dục, Hộp số 614, Hồ sơ 14731, Phông
Thủ tƣớng, Mục lục 3, Quyển 5, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III.

24.

Bộ Giao thông vận tải, Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển Giao
thông vận tải 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), Hồ sơ số 231, Trung tâm
lƣu trữ Trung ƣơng III.

25.

Bộ Giao thông vận tải (1995), 50 năm mươi năm giao thông vận tải Việt
Nam - những chặng đường, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

26.

Bộ Giao thông vận tải (2010), Tư tưởng của Hồ Chí Minh về giao thông vận
tải, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.


27.

Bộ Nội vụ (1968), Tình hình đời sống của đồng bào Vĩnh Linh sơ tán theo
kế hoạch K10, Hộp số 628, Hồ sơ 15111, Phông Thủ tƣớng, Mục lục 3,
Quyển 5, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III.

28.


Bộ Quốc phòng, Bộ Tƣ lệnh công binh (2006), Lịch sử công binh Việt Nam
1945 - 2005, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

29.

Bộ Quốc phòng Mỹ (1973), Thương vong của quân đội Mỹ trong cuộc chiến
tranh Việt Nam (tính đến tháng 1/1973), Tài liệu lƣu tại Viện Lịch sử quân
sự Việt Nam.

30.

Bộ Quốc phòng Mỹ (1982), Tóm tắt tổng kết chiến tranh Việt Nam, Tài liệu
lƣu trữ Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số VL. 1266/83.

31.

Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hậu cần (2001), Công tác hậu cần trong chống
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ trên miền Bắc 2/1965 - 1/1973, NXB
Quân đội nhân dân, Hà Nội.

32.

Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hậu cần (2001), Tổng kết hậu cần trong kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước 1954 - 1975, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

33.

Bộ Quốc phòng, Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự (2005), Từ điển bách
khoa quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.


34.

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1982), Chiến tranh nhân
dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, T. 1, NXB Quân đội
nhân dân, Hà Nội.

35.

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1988), Cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước 1945-1975 - Những sự kiện quân sự, NXB Quân đội
nhân dân, Hà Nội.

36.

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1988), Lịch sử Quân đội
nhân dân Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.


37.

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1991), Cuộc chiến tranh
xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, NXB Quân đội nhân
dân, Hà Nội.

38.

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử Quân đội
nhân dân Việt Nam, T.2, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

39.


Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1995), Đại thắng mùa
xuân 1975, nguyên nhân và bài học, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

40.

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1996), Lịch sử kháng chiến
chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975, T.2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

41.

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến
tranh nhân dân Việt Nam (1945 - 1975), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

42.

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1999), Mấy vấn đề chỉ
đạo chiến lược trong 30 năm chiến tranh giải phóng 1945-1975 NXB
Quân đội nhân dân, Hà Nội.

43.

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1999), Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, T.4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44.

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2000), Bộ Quốc phòng
1945 -2000, Biên niên sự kiện, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.


45.

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2001), Mặt trận giao
thông vận tải trên địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

46.

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2001), Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, T.5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


47.

Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2005), 60 năm quân đội
nhân dân Việt Nam - Biên niên sự kiện, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội

48.

Bộ Tƣ lệnh Binh chủng Pháo binh (1991), Lịch sử Pháo binh Quân đội nhân
dân, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

49.

Bộ Tƣ lệnh Binh đoàn 12, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1999), Đường
Hồ Chí Minh, một sáng tạo chiến lược của Đảng, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học. NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

50.


Bộ Tƣ lệnh công binh (1999), Lịch sử công binh 559 Đường Trường Sơn,
NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

51.

Bộ Tƣ lệnh Hóa học - Cục kỹ thuật (1999), Sử dụng màn khói ngụy trang
nghi binh bảo vệ các trận địa, mục tiêu chống chiến tranh phá hoại miền
Bắc của đế quốc Mĩ, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

52.

Bộ Tƣ lệnh Quân khu 4 (1973), Tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương
đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc
Mĩ trên địa bàn Quân khu 4 (5/8/1964- 01/1973), Lƣu trữ tại Phòng Khoa
học công nghệ, môi trƣờng, Bộ Tƣ lệnh Quân khu 4.

53.

Bộ Tƣ lệnh Quân khu 4 (2006), Tổng kết 43 năm lực lượng vũ trang Quân
khu 4 làm nhiệm vụ quốc tế giúp Lào (1945-1988) NXB Quân đội nhân
dân, Hà Nội.

54.

Phan Huy Chúc (1996), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá 1954-1975, T.2,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55.

Cục chính trị Quân khu 4 (1974), Chiến tranh nhân dân đánh thắng hai thời

kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ trên địa bàn Quân khu 4 – Những
bài học kinh nghiệm chủ yếu về công tác chính trị, Lƣu trữ tại Thƣ viện
Trung ƣơng Quân đội.


56.

Gabrien Côncô (1991), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, T.2, NXB Quân đội
nhân dân, Hà Nội.

57.

Cục Thống kê (1959), Ba năm khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá 19551957, Hà Nội.

58.

Cục Kỹ thuật Quân khu 4 (2000), Tổng kết công tác hoạt động hậu cần-kỹ
thuật trên địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954-1975), Tài liệu lƣu trữ tại Cục Kỹ thuật Quân khu 4.

59.

Nguyễn Văn Ca (1965), Kinh nghiệm Nghệ An chiến thắng máy bay Mĩ,
NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

60.

Philíp B. Davitson (1995), Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


61.

Lê Duẩn (1993), Về Chiến tranh nhân dân Việt Nam, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

62.

Nguyễn Anh Dũng (1990), Về chiến lược quân sự toàn cầu của đế quốc Mỹ,
NXB Sự thật, Hà Nội.

63.

Hoàng Dũng (1995), Về vai trò của miền Bắc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu
nước, Đại thắng mùa xuân năm 1975, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

64.

Nguyễn Quốc Dũng, Dƣơng Đình Lập, Trần Minh Cao, Phùng Thị Hoan
(1995), Năm mươi năm quân đội nhân dân Việt Nam-Biên niên sự kiện,
NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

65.

Văn Tiến Dũng (1978), Chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, NXB
Quân đội nhân dân, Hà Nội

66.

Văn Tiến Dũng (1996), Về cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, NXB
Chính trị Quốc gia.



67.

Phan Hữu Đại, Nguyễn Quốc Dũng (1999), Lịch sử Đoàn 559 bộ đội
Trường sơn đường Hồ Chí Minh, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

68.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, T.18 (1957),
NXB, Chính trị quốc gia, Hà Nội.

69.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, T.25 (1964),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

70.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, T.26 (1965),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

71.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, T.27 (1966),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

72.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, T.28 (1967),

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

73.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, T.29 (1968),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

74.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, T.30, (1969),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

75.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, T.31, (1970),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

76.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, T.32, (1971),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

77.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, T.33, (1972),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

78.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, T.34, (1973),

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


79.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, T.35, (1974),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

80.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, T.36, (1975),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

81.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, T.37, (1976),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

82.

Nguyễn Văn Đệ (1990), Thanh niên xung phong phục vụ giao thông vận tải
thời chống Mĩ, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

83.

Nguyễn Văn Đệ (1997), Một thời oanh liệt của nữ thanh niên xung phong,
NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

84.


Nguyễn Văn Đệ (2002), Lịch sử truyền thống của thanh niên xung phong
chống Mĩ, cứu nước, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

85.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh (2002), Ngã ba Đồng
Lộc - Ngã ba anh hùng, NXB Hà Tĩnh.

86.

Dƣơng Quốc Đông (2005), “Nhìn lại việc sử dụng chất độc hoá học của
quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (Số
12), tr.48-59.

87.

Phạm Văn Đồng (1986), Vì sao Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội.

88.

V. Gaiduk (1998), Liên bang Xôviêt và cuộc chiến tranh Việt Nam, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội.

89.

Võ Nguyên Giáp (1970), Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng ta, NXB
Sự thật, Hà Nội.



90.

Võ Nguyên Giáp (1972), Thắng lợi của chiến tranh nhân dân chống chiến
tranh phá hoại ở các thành phố và khu công nghiệp của miền Bắc xã hội
chủ nghĩa, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

91.

Võ Nguyên Giáp (1973), Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận
trăm thắng của chiến tranh nhân dân ở nước ta, NXB Quân đội nhân dân,
Hà Nội.

92.

Võ Nguyên Giáp (1973), Vị trí chiến lược của chiến tranh nhân dân địa
phương, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

93.

Võ Nguyên Giáp (1975), Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước,
T.2, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

94.

Võ Nguyên Giáp (1975), Những chặng đường lịch sử, NXB Văn học, Hà
Nội.

95.

Võ Nguyên Giáp (1979), Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo

vệ Tổ quốc, NXB Sự thật, Hà Nội.

96.

Võ Nguyên Giáp (2005), “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc thắng lợi
vĩ đại, bài học lịch sử”, Tạp chí Xưa và nay (234), tr.7-13.

97.

Giônxơn (1972), Hồi ký về cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam và cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, Việt Nam Thông tấn xã phát
hành.

98.

Lê Mậu Hãn - Trần Bá Đệ - Nguyễn Văn Thƣ (1999), Đại cương lịch sử Việt
Nam 1945 - 1975, T.2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

99.

George C. Heering (1988), Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

100. Hồ Chí Minh (1975), Với các lực lượng vũ trang nhân dân, NXB Quân đội
nhân dân, Hà Nội.


101. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, T.5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
102. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh (2000), Lịch sử phong trào
phụ nữ Hà Tĩnh 1930 - 2000, NXB Hà Tĩnh.

103. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (1980), Phụ nữ Thanh
Hóa “Ba đảm đang” chống Mĩ, cứu nước, Xí nghiệp in Ba Đình Thanh
Hóa.
104. Stein Jeff (1993), Sổ tay sự kiện chiến tranh Việt Nam, Trung tâm Báo chí
nƣớc ngoài, Bộ Ngoại giao xuất bản.
105. V.I Lênin (1979), Toàn tập, T.41, NXB Tiến Bộ, Matxcơva
106. V.I Lênin (1980), Bàn về chiến tranh và quân đội, khoa học quân sự và nghệ
thuật quân sự, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
107. Phan Văn Liên (1994), Giao thông vận tải Việt Nam 1955 - 1965, NXB Giao
thông vận tải, Hà Nội.
108. Phan Ngọc Liên (2000), Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn trong kháng chiến
chống Mĩ (1954 - 1975), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
109. Hoàng Linh, Đỗ Mậu (1991), Việt Nam máu lửa quê hương tôi, NXB Công
an nhân dân, Hà Nội.
110. Lƣu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ (1990), Tiếp xúc bí mật Việt Nam - Hoa Kỳ
trước Hội nghị Pari, Viện Quan hệ quốc tế ấn hành, Hà Nội.
111. Các Mác, Ănghen (1963), Bàn về giao thông vận tải, NXB Sự thật,
Hà Nội.
112. Maicơn Mắclia (1990), Cuộc chiến tranh mười ngàn ngày, NXB Sự thật, Hà
Nội.


113. Mắc Namara (1995), Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học về
Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
114. Nguyễn Quang Ngọc (2002), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
115. Đồng Sĩ Nguyên (1999), Đường xuyên Trường Sơn, NXB Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
116. Nhóm nghiên cứu phòng không - không quân, Cục Tình báo, Bộ Tổng tham
mƣu (1967), Chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc

trong năm 1966, Tập san Tin quân quân sự địch (mật), tháng 3 năm 1967,
Lƣu trữ tại Thƣ viện Trung ƣơng Quân đội.
117. Phùng Hữu Phú (2003), Vai trò của miền Bắc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu
nước. Đảng Cộng sản Việt Nam những trang sử vẻ vang, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
118. Pitơ A. Pulơ (1986), Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơven đến Níchxơn,
NXB Thông tin lý luận, Hà Nội.
119. Đồng Xuân Quách (1996), Đảng bộ Vĩnh Linh lãnh đạo quân dân địa
phương đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ lần thứ nhất
(1965-1968), Luận án tiến sĩ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
120. Nguyễn Văn Quang (2006), Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ hậu phương
trên địa bàn Quân khu 4 từ 1964 đến 1973, Luận văn thạc sĩ lịch sử tại
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
121. Quân đội nhân dân Việt Nam (1988), Vận tải quân sự chiến lược trên đường
mòn Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ, Tổng cục Hậu cần xuất
bản.


122. Schandler (1999), Sự nghiệp của một tổng thống bị đổ vỡ, NXB TP Hồ
Chí Minh,
123. Trƣờng Sơn (1992), Cuộc hành trình năm ngàn ngày đêm, NXB Văn nghệ
thành phố Hồ Chí Minh.
124. Sở Giao thông vận tải Nghệ An (1996), Lịch sử giao thông, vận tải Nghệ An
1945- 1995, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
125. Sở Giao thông vận tải Quảng Bình (1999), Lịch sử giao thông vận tải tỉnh
Quảng Bình 1885-1999, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
126. Sở Giao thông vận tải Thanh Hoá (1995), 50 năm xây dựng - chiến đấutrưởng thành giao thông vận tải Thanh Hoá, NXB Giao thông vận tải, Hà
Nội.
127. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh (2008), 40 năm chiến thắng
Ngã ba Đồng Lộc (1968-2008), NXB Hà Tĩnh.

128. Bùi Ngọc Tam - Phan Đại Doãn (1998), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
129. Bùi Ngọc Tam (2001), Lịch sử Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và
phong trào thanh niên Nghệ An (1925-2000), NXB Thanh niên, Hà Nội
130. Văn Tập (1973), Chiến tranh Việt Nam và kinh tế Mỹ, NXB Khoa học
xã hội.
131. Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử quân sự
Việt Nam (1998), Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, kỷ yếu
Hội thảo khoa học, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
132. Nguyễn Công Thuận (2011), Chiến đấu đảm bảo giao thông vận tải ở Hà
Tĩnh trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965-1973, Luận văn thạc sỹ
lịch sử tại Đại học Sƣ phạm Huế.


133. Tổng cục Hậu cần (1979), Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam,
Tập 2 (1954-1975), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
134. Tổng cục Hậu cần (1984), Công tác vận tải quân sự trong cuộc chiến tranh
chống Mĩ cứu nước trên đường Hồ Chí Minh 1959 - 1975, NXB Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
135. Tổng cục Hậu cần (1992), Lịch sử vận tải Quân đội nhân dân Việt Nam
(1945-1975) NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
136. Tổng cục Hậu cần (1999), Biên niên sự kiện vận tải quân sự, NXB Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
137. Tổng cục Thống kê (1978), 30 năm phát triển kinh tế, văn hoá của nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà, NXB Sự thật, Hà Nội.
138. Thƣờng vụ Đảng ủy - Bộ Tƣ lệnh Quân chủng Phòng không (1991), Lịch sử
quân chủng phòng không, T.1, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
139. Thƣờng vụ Đảng ủy, Bộ Tƣ lệnh Quân chủng Phòng không (1993), Lịch sử
quân chủng phòng không, T.2, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
140. Thƣờng vụ Đảng ủy, Bộ Tƣ lệnh Quân khu 4 (1994), Quân khu IV - Lịch sử

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, NXB Quân đội nhân dân, Hà
Nội.
141. Kim Ngọc Thu Trang (2007), Giao thông vận tải đường bộ miền Bắc Việt
Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975, Luận văn thạc sĩ
lịch sử tại Đại học Thái Nguyên.
142. Ngô Đăng Tri (2001), Vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến
chống Pháp (1946 - 1954), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


143. Nguyễn Duy Trinh (1970), Miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lược, NXB Sự thật, Hà Nội.
144. Bùi Công Trừng (1961), Miền Bắc trên con đường tiên lên chủ nghĩa xã hội,
NXB Sự thật, Hà Nội.
145. Trƣờng Đại học Giao thông vận tải (1995), Nghiên cứu - Vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về giao thông vận tải, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
146. Văn Tùng, Nguyễn Hồng Thanh (2002), Lịch sử Thanh niên xung phong
Việt Nam (1950 - 2001), NXB Thanh niên, Hà Nội.
147. Ty Giao thông vận tải Hà Tĩnh, Báo cáo về tình hình chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ trên mặt trận giao thông, vận tải (3/1965-10/1968), Hồ sơ
số 892 VPTU, Văn phòng Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
148. Ủy ban Hành chính tỉnh Nghệ An (1968), Báo cáo tình hình chung năm
1968 tại Hội nghị hành chính toàn tỉnh từ ngày 28 đến ngày 31 tháng
12/1968, Hộp sô 17, Hồ sơ 399, Phông Thủ tƣớng, Mục lục 3, Quyển 1,
Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III.
149. Viện Sử học (1985), Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Tiếng Anh
150.

Arechimedes L.A. Patti (1990), Why Viet Nam?, Prelude to Americas

Albutross, Berkely, University of California.

151.

H. Bruce Franklin (2000), The Antiwar Movement We Are Supposed to
Forget, The Chronicle Review, Washington.D.C.

152.

Jack Anderson, The Mac Namara, Westmoreland clash (1967),
“Washington Merry - Go - Round” column, The Washington Post.

153.

Maurice Isserman, John S. Bowman (2003), Vietnam War, New York.


×