Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo công tác dân vận từ năm 1997 đến năm 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 107 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

--------------***--------------

Nguyễn Văn Nhang

Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo công tác dân vận
từ năm 1997 đến năm 2003
Luận văn thạc sĩ Lịch sử

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:

60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Xuân Lý

Hà nội - 2007


Đại học quốc gia hà nội
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

--------------***--------------

Nguyễn Văn Nhang

Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo công tác dân vận
từ năm 1997 đến năm 2003


Luận văn thạc sĩ lịch sử

Hà nội - 2007


MỤC LỤC
Mở đầu ..........................................................................................................................................3
Chương 1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và yêu cầu tăng cường công tác dân vận ở tỉnh Hải Dương ...8
1.1. Khái quát đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương ...................................................8
1.1.1. Đặc điểm địa lý-tự nhiên ...............................................................................................8
1.1.2. Tình hình kinh tế ...........................................................................................................9
1.2. Yêu cầu đặt ra đối với công tác dân vận ở tỉnh Hải Dương ................................................. 20
1.2.1. Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận ................................................... 20
1.2.2. Khái quát công tác dân vận giai đoạn trước năm 1997 ............................................... 22
1.2.3. Những vấn đề đặt ra về công tác dân vận tỉnh Hải Dương .......................................... 30
Chương 2. Đảng bộ tỉnh hải dương vận dụng quan điểm của Đảng về công tác dân vận và quá trình
tổ chức thực hiện (1997-2003)..................................................................................................... 34
2.1. Quan điểm chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác dân vận.......................... 34
2.2. Đảng bộ tỉnh Hải Dương vận dụng quan điểm về công tác dân vận của Đảng vào thực tiễn39
2.2.1. Các chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh về công tác Dân vận ......................... 39
2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Hải Dương ....................... 49
2.3.1. Chỉ đạo công tác Dân vận của các cấp uỷ Đảng............................................................... 49
2.3.2. Chỉ đạo công tác Dân vận của hệ thống chính quyền ................................................... 52
2.3.3. Chỉ đạo công tác Dân vận của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ...................... 55
2.3.4. Chỉ đạo đẩy mạnh các phong trào quần chúng: Xây dựng kinh tế, xóa đói giảm nghèo;
phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh Tổ quốc ................................................................. 57
2.3.5. Chỉ đạo công tác giải quyết đơn thư khiếu nại của quần chúng nhân dân .................... 62
2.3.6. Chỉ đạo công tác xây dựng Đảng................................................................................. 65
2.3.7. Chỉ đạo công tác Dân vận trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đây là nội
dung, giải pháp trọng yếu của công tác dân vận có liên quan đến tất cả hệ thống chính trị:

Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân. ......................................................................... 68
Chương 3. Kết quả và một số kinh nghiệm ................................................................................... 72
3.1. Kết quả và hạn chế ............................................................................................................ 72
3.1.1. Kết quả ....................................................................................................................... 72
3.1.2. Hạn chế ...................................................................................................................... 89
3.2. Một số kinh nghiệm........................................................................................................... 91
Kết luận ....................................................................................................................................... 95

1


Danh mục tài liệu tham khảo.......................................................................................................... 99

2


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Công tác Dân vận là một trong những công tác cơ bản của Đảng cộng
sản Việt Nam. Công tác dân vận có vai trò quan trọng trong mọi thời kỳ cách
mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong bài "Dân vận" đăng trên Báo Sự
Thật ngày 15/10/1949 như sau: "Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận
khéo thì việc gì cũng thành công" [33, tr.700].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), từ việc tổng kết
từ thực tiễn cách mạng nước ta đã rút ra bốn bài học kinh nghiệm. Trong đó
bài học kinh nghiệm số một là "Lấy dân làm gốc". Đồng thời Đảng ta phê
phán nghiêm khắc tệ quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, đi ngược lại lợi
ích của nhân dân, làm suy yếu sức mạnh của Đảng, dẫn đến hậu quả làm giảm
sút nhiệt tình cách mạng và hạn chế việc phát huy khả năng to lớn của nhân
dân trong công cuộc xây dựng đất nước.

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công
tác Dân vận góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, kết hợp với
sức mạnh thời đại nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
Đảng ta nhấn mạnh công tác Dân vận trong thời kỳ này nhằm tăng cường
hơn nữa mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, phát huy tính tích cực
sáng tạo của nhân dân để xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, xây
dựng hệ thống chính trị của nước ta đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng.
Xuất phát từ quan điểm đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư
tưởng Hồ Chí Minh, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã xác định công tác dân vận

3


trong hệ thống chính trị là một công tác hết sức quan trọng trong toàn bộ hoạt
động của mình. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ
XII nhiệm kỳ 1997 - 2000 chỉ rõ "Phát huy quyền và trách nhiệm làm chủ của
nhân dân ở mọi lĩnh vực, mọi ngành, mọi cấp, theo phương châm: "Dân biết,
dân bàn, dân làm và dân kiểm tra" [55, tr.53].
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2000 2005 chủ trương: "Nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và
cán bộ đảng viên đối với công tác dân vận. Coi trọng củng cố liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong thời kỳ công
nghiệp hoá - hiện đại hoá" [56, tr.76].
Thực hiện chủ trương của Đảng, thời gian qua công tác Dân vận ở
tỉnh Hải Dương đã có bước chuyển biến mới về nội dung và phương thức
hoạt động góp phần làm nên những thành tựu to lớn của Đảng bộ và nhân
dân tỉnh Hải Dương trong những năm đổi mới.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các Nghị quyết của Trung ương
Đảng, công tác Dân vận ở tỉnh Hải Dương còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế.
Nhất là vào những năm đầu của thế kỷ XXI có nhiều vấn đề mới đặt ra đối

với công tác Dân vận đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc, thấu
đáo, toàn diện hơn. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: Đảng bộ tỉnh Hải Dương
lãnh đạo thực hiện công tác Dân vận từ năm 1997 đến năm 2003 có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn thiết thực.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề công tác Dân vận đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập từ
những góc độ khác nhau.
Cuốn sách: Một số văn kiện của Đảng về công tác dân vận (19762000), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội -2000; nội dung cuốn sách
gồm: những vấn đề chung về công tác dân vận; về Mặt trận Tổ quốc và các

4


đoàn thể nhân dân; về các hội quần chúng; về vị trí, chức năng, tổ chức bộ
máy của Ban dân vận các cấp.
Cuốn sách: Nghiệp vụ công tác của cán bộ dân vận, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội -2001; nội dung cuốn sách tập trung diễn giải, hệ
thống hoá những thao tác cơ bản có tính nhập môn về nghiệp vụ công tác dân
vận; đề xuất một bài tập giả định tình huống về dân vận; hướng dẫn tổ chức
bộ máy, biên chế cán bộ của Ban Dân vận địa phương.
Cuốn sách: Công tác dân vận của Đảng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội-2003;
nội dung cuốn sách tập trung phân tích một số vấn đề sau: khái quát những
vấn đề chung về công tác dân vận; trình bày thực trạng tình hình các giai cấp,
tầng lớp nhân dân và công tác dân vận của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ đổi mới; đề xuất một số định
hướng và giải pháp tăng cường công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước...
Đã có một số tác giả đề cập đến nội dung, nhiệm vụ, công tác chỉ
đạo của Ban dân vận các cấp, phương pháp công tác của cán bộ Dân vận,

kinh nghiệm công tác thực tiễn để vận động các đối tượng quần chúng cụ
thể; v.v… trong các tạp chí, sách nghiệp vụ công tác Dân vận trong các
bài giảng, giáo trình của Ban dân vận Trung ương. Nội dung của những
vấn đề đó còn mang tính lý luận và phần nhiều đề cập trên diện rộng để
các địa phương nghiên cứu vận dụng, chưa có công trình nào nghiên cứu
về sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, trong đó có Hải Dương trên góc
độ lịch sử Đảng.
3 - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục đích:

5


Góp phần làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đối với
công tác Dân vận. Trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham
khảo cho thời gian tới.
* Nhiệm vụ:
- Trình bầy đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương,
làm rõ yêu cầu về công tác dân vận.
- Phân tích những quan điểm cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam
về công tác Dân vận.
- Trình bầy quá trình Đảng bộ Hải Dương lãnh đạo, chỉ đạo công
tác Dân vận giai đoạn 1997 - 2003.
- Rút ra một số kinh nghiệm nhằm tiếp tục tăng cường, đổi mới
công tác Dân vận của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể nhân dân tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng:
Nghiên cứu của luận văn là hệ thống chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương về công tác dân vận quá trình chỉ đạo, thực hiện.

* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh
đạo công tác Dân vận từ năm 1997 đến năm 2003.
Địa bàn nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi tỉnh Hải Dương.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác Dân vận và đường lối quan điểm
của Đảng cộng sản Việt Nam

6


- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp lịch sử và lôgic là
chủ yếu, ngoài ra còn có sự kết hợp với phương pháp khác như: điều tra khảo
sát, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh.
- Nguồn tài liệu: Văn kiện Đảng, Hồ Chí Minh toàn tập, các nghị quyết, chỉ thị
của Đảng bộ Hải Dương và các bài viết chuyên khảo khác.
6. Đóng góp của luận văn:
- Góp phần làm rõ hệ thống chủ trương, chính sách về công tác Dân vận
của Đảng bộ tỉnh Hải Dương và quá trình tổ chức, thực hiện.
- Góp phần bổ sung tư liệu về công tác Dân vận cấp tỉnh trước việc biên
soạn lịch sử Đảng bộ Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm kinh tế-xã hội và yêu cầu về công tác dân vận ở tỉnh
Hải Dương.
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Hải Dương vận dụng quan điểm của Đảng về
công tác dân vận và quá trình tổ chức, thực hiện.
Chương 3: Kết quả và một số kinh nghiệm.


7


Chương 1. Đặc điểm kinh tế - xã hội
và yêu cầu tăng cường công tác dân vận ở tỉnh Hải Dương

1.1. Khái quát đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương
1.1.1. Đặc điểm địa lý-tự nhiên
Hải Dương là một tỉnh lớn nằm ở trung tâm châu thổ Sông Hồng, gồm
có 11 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh; Diện tích đất tự nhiên 1.660,9km2,
trong đó đất nông nghiệp là 105.534 ha, đất trồng rừng là 12.145 ha thuộc hai
huyện Chí Linh và Kinh Môn. Dân số 1.696.230 người (mật độ bình quân 995
người/km2, khoảng 99,6% là người Kinh, còn khoảng 0,4% thuộc dân tộc thiểu
số), số dân trong độ tuổi lao động là 885.200 người.
Hải Dương có vị trí địa lý nằm giữa hai thành phố trực thuộc Trung ương
là Hà Nội và Hải Phòng. Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ thuận lợi,
gần cảng hàng không, cảng biển, có điều kiện để phát triển công nghiệp. Theo
các nhà kiến trúc và quy hoạch đô thị, Hải Dương có vị trí khá lý tưởng để phát
triển thành một thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội trong tương lai.
Do kết cấu địa chất của vùng châu thổ, nên đất đai phần lớn của tỉnh Hải
Dương thuộc loại sa bồi và thịt pha cát, nhất là các huyện nằm ven sông Luộc
và các triều hạ lưu sông Thái Bình; Hải Dương có trên 100.000ha đất canh tác
mầu mỡ, rất thích hợp cho nghề trồng lúa, các loại hoa màu, cây công nghiệp,
cây ăn quả như vải, chuối, mía, đay, cói... Hải Dương cũng là quê hương của
tập đoàn cây vụ đông có giá trị kinh tế cao như bắp cải, su hào, cà chua, hành,
tỏi...
Bên cạnh nghề trồng trọt, Hải Dương còn là tỉnh có nghề chăn nuôi
khá phổ biến: đàn gia súc khá phong phú như trâu, bò, dê, lợn... đàn gia cầm
khá nổi tiếng như gà, vịt, ngan, ngỗng... Do có nhiều ao hồ, sông, ngòi nên

nghề nuôi cá nước ngọt đang ngày càng phát triển. Ngành nghề truyền thống
ở Hải Dương phát triển phong phú, đa dạng và đặc sắc như nghề làm bánh

8


đậu xanh, bánh gai, làm tương đến nghề gốm sứ, chạm khắc gỗ, đá, rèn, đúc
đồng, tạc tượng...
Ngoài đất đai sản xuất ra lương thực, thực phẩm, Hải Dương còn có
những khoáng sản quý giá phục vụ sản xuất công nghiệp, đời sống dân sinh
và quốc phòng như trên 300 triệu tấn đá vôi dùng cho sản xuất xi măng và
ngành xây dựng, 8 triệu tấn đất sét chịu lửa, hơn 500.000 tấn đất cao lanh và
nhiều khoáng sản khác như quặng bô xít, than đá, mỏ nước khoáng, sắt, thuỷ
ngân...
Bên cạnh tiềm năng về nông nghiệp, công nghiệp, Hải Dương còn có
tiềm năng to lớn để phát triển ngành du lịch, dịch vụ; toàn tỉnh có 1.097 di
tích lịch sử trong đó có 97 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Tiêu biểu nhất
là khu di tích thắng cảnh Côn Sơn - Kiếp Bạc; Đền thờ thầy giáo Chu Văn An
ở núi Phượng Hoàng (huyện Chí Linh); khu đền thờ An Sinh Vương Trần
Liễu trên núi An Phụ, tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, động
Kính Chủ (huyện Kinh Môn); khu Văn Miếu Mao Điền (huyện Cẩm Giàng).

Hải Dương là nơi có truyền thống hiếu học, nhiều khoa bảng; Hải
Dương được gọi là “Lò tiến sĩ xứ Đông", riêng trấn Hải Dương xưa đã
có 372 tiến sĩ, trong đó có 11 trạng nguyên, 10 bảng nhãn, 20 thám hoa,
150 hàng giáp, đứng vào hàng thứ 2 của cả nước sau Kinh Bắc... Với
nhiều người đã để lại cho đời những áng văn bất hủ, nhiều công trình
khoa học tự nhiên, xã hội, y học có giá trị... như Đại danh y Tuệ Tĩnh,
Vũ Hữu có biệt tài về toán học, Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng về trí thông
minh, Phạm Sư Mệnh, Nguyễn Thị Duệ, Phạm Đình Hổ...đều là những

danh nhân tiêu biểu. Đó là thể hiện sự tiềm tàng và phong phú về bề dày
truyền thống văn hoá, lịch sử cao đẹp lâu đời của Hải Dương.
1.1.2. Tình hình kinh tế
Nền kinh tế tỉnh Hải Dương phát triển đi lên; kinh tế tăng trưởng với nhịp
độ khá, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, thu nhập dân cư tăng. Tổng sản

9


phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 8,6%/năm, thu nhập bỡnh quõn đầu người năm 2000
ước đạt 430 USD theo giá cố định năm 1989. Kinh tế nông, lâm, thuỷ sản - công
nghiệp - xõy dựng - dịch vụ là 35,3% - 37,3% - 27,4% (năm 2000).
Sản xuất nụng nghiệp tiếp tục phát triển, tăng bỡnh quõn 5%/năm năng
xuất lúa và sản lượng lương thực năm sau cao hơn năm trước và năm 2000 đạt
867.048 tấn, tăng bỡnh quõn 2,6%/năm. Quản lý đất đai từng bước được chấn
chỉnh, thực hiện theo pháp luật. Khai thác sử dụng tài nguyên đất đai ngày càng
có hiệu quả, tạo điều kiện cho cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn từng bước
chuyển dịch theo xu hướng sản xuất hàng hoá, đảm bảo an toàn lương thực và
nâng cao hiệu quả kinh tế. Diện tích cây ăn quả từ 9.509 ha (năm 1996) lên
13.081 ha năm 2000. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 27,5 triệu
đồng theo giá trị năm 2000. Phát triển cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Bước đầu đó xuất hiện sản xuất công nghiệp trong trồng trọt và chăn nuôi với
quy mô nhỏ và vừa đạt năng xuất và hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tăng đàn gia súc, gia cầm và diện tích nuôi trồng thuỷ sản; các chương
trỡnh sin hoỏ đàn bũ, nạc hoỏ đàn lợn, kiên cố hoá kênh mương, bê tông hoá
đường làng ngừ xúm đang được triển khai. Cơ bản hoàn thành phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, phát động phong trào toàn dân trồng cây. Cơ giới hoá làm
đất đạt 50%, vận tải 60%, xay sát 99%...
Sản xuất cụng nghiệp phát triển với tốc độ khá, giá trị sản xuất trên địa
bàn tăng bỡnh quõn 11,4%, trong đó công nghiệp Trung ương chiếm 65%,

tăng 8%/năm; công nghiệp địa phương chiếm 24%, tăng 10%/năm; khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 11% tăng 80%/năm. Nhiều dự án đầu tư
công nghệ mới đi vào sản xuất, giá trị công nghiệp chế biến nông sản thực
phẩm năm 2000 gấp 1,7 lần so với năm 1996. Công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng và hàng xuất khẩu tuy gặp khó khăn do chịu sự tác động mạnh của
cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, thị trường tiêu thụ co hẹp, nhất là cuối
năm 1998 đầu năm 1999, nhưng đó phục hồi sản xuất và cú tốc độ tăng khá

10


vào năm 2000. Tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống được
khuyến khích mở rộng; sản xuất nhiều máy móc, công cụ sản xuất, dụng cụ
gia đỡnh phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất và đời sống.
Giao thông, xây dựng và bưu điện: Giao thông vận tải được cải thiện,
đảm bảo vận chuyển hành khách, hàng hoá thông suốt. Khối lượng hàng hoá
luôn chuyển tăng 8,8%/năm, khối lượng hành khách luân chuyển tăng
2,5%/năm. Công tác quản lý quy hoạch và xõy dựng cú tiến bộ. Giỏ trị sản
xuất ngành xõy dựng tăng 6,2%/năm. Thông tin liên lạc phát triển nhanh;
100% xó, phường, thị trấn và 85% thôn, khu dân cư có điện thoại, bỡnh quõn
2,02 điện thoại/100 dân.
Thương mại và dịch vụ tiếp tục chuyển biến tớch cực. Tổng mức lưu
chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ xó hội tăng 18,7%/năm; hàng hoá phong
phú mua bán thuận tiện. Mạng lưới thương mại - dịch vụ đa dạng, mở rộng
đến các vùng sâu, vùng xa. Công tác quản lý thị trường được tăng cường, góp
phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng. Hoạt
động xuất nhập khẩu có tiến bộ; tạo thêm mặt hàng xuất khẩu qua chế biến,
giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 158
triệu USD, tăng 7,8%/năm. Giá cả thị trường không có biến động lớn, chỉ số
giá tiêu dùng bỡnh quõn tăng 0,5% (riêng năm 2000 giảm 2,8%).

Hoạt động tài chính, tiền tệ, tín dụng tiếp tục được củng cố và đổi mới.
Thu ngân sách nhà nước hàng năm hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Trung ương
giao. Chi ngân sách địa phương đảm bảo các nhu cầu thiết yếu; thực hiện
kiểm soát chi ngân sách theo quy định của Nhà nước. Đa dạng hoá các hỡnh
thức, tổ chức tớn dụng; tổng mức huy động vốn tăng trên 9%/năm, dư nợ tăng
7%/năm; khuyến khích cho vay trung và dài hạn, các dự án giải quyết việc
làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

11


Đời sống nhân dân được cải thiện, kể cả ở những vùng sâu, vùng xa.
Chương trỡnh xúa đói, giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo, tăng số hộ giàu;
giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn cũ) từ 8% năm 1997 xuống cũn 4% năm
2000. Số hộ gia đỡnh cú nhà kiờn cố, bỏn kiờn cố từ 88% năm 1997 lên 98%
năm 2000; số hộ có điện sinh hoạt trên 99%, dùng nước vệ sinh từ 50% năm
1997 lên 63% năm 2000.
Phong trào đền ơn đáp nghĩa, hoạt động nhân đạo, từ thiện phát triển
sâu rộng trong nhân dân. Thay nhà tranh tre bằng nhà kiên cố, bán kiên cố cho
các gia đỡnh thương binh liệt sỹ, gia đỡnh cú hoàn cảnh khú khăn. Các tầng
lớp nhân dân, cơ quan, đơn vị đó gúp vào quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ từ thiện
hàng chục tỷ đồng để ủng hộ các đối tượng chính sách gặp nhiều khó khăn,
các nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, người già cô đơn, trẻ em tàn
tật không nơi lương tựa, đồng bào gặp thiên tai trong và ngoài tỉnh.
Bằng các nguồn vốn ưu đói, quỹ giải quyết việc làm, quỹ xoỏ đói giảm
nghèo kết hợp với vốn đầu tư của các doanh nghiệp, hàng năm đó tạo việc
làm cho từ 1,2 đến 1,5 vạn lao động. Trong 04 năm hoàn thành kế hoạch đưa
1.674 hộ với 7.532 nhân khẩu đi xây dựng vùng kinh tế mới.
1.1.3. Tình hình xã hội
- Về giai cấp công nhân

Số công nhân lao động Hải Dương thuộc các thành phần kinh tế nói
chung tăng, trong đó công nhân lao động làm việc trong các doanh nghiệp tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tăng nhiều trên 22.000
người; công nhân lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước trên 30.000
người và đang có xu hướng giảm dần; công nhân lao động làm việc trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên 7.000 người.
Cơ cấu tuổi công nhân lao động hiện nay là: Tuổi 18 - 30 chiếm 22,8%;
tuổi 31 - 40 chiếm 23,8%; tuổi 41 - 55 chiếm 44%; tuổi 57 - 60 chiếm 9,4%;

12


trong đó công nhân lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước có độ
tuổi bình quân cao hơn; phần lớn công nhân lao động có độ tuổi văn hoá phổ
thông trung học (75%), cơ bản công nhân đã được đào tạo nghề. Tuy nhiên
còn 0,4% chưa qua đào tạo; công nhân bậc thợ 5/7 còn ít (11,9%). Trình độ lý
luận chính trị của công nhân lao động nói chung là thấp, có 0,16% trình độ
cao cấp; 11% trung cấp; 5,2% sơ cấp. Bên cạnh đại bộ phận công nhân lao
động rèn luyện tốt, vẫn còn một số ít công nhân lao động mắc vào tệ nạn xã
hội, bộ phận chủ yếu là công nhân còn ít tuổi, chưa qua đào tạo nghề, việc
làm không ổn định, thu nhập thấp.
Trong những năm qua, công nhân viên chức, lao động Hải Dương, tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới của đất nước; đoàn
kết tương thân tương ái, có ý chí tự lực tự cường, năng động, sáng tạo, vươn lên
trong khó khăn thử thách, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã
hội. Là lực lượng đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng ở địa
phương, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên bên
cạnh đó, vẫn còn một bộ phận công nhân viên chức, lao động trình độ học vấn,
tay nghề còn thấp; thể lực chưa đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp
phát triển, ý thức chính trị, hiểu biết pháp luật còn hạn chế.

- Về giai cấp nông dân
Nông dân Hải Dương lực lượng to lớn nhất trong tỉnh (1.422.131
người) chiếm 86,2% dân số, với 366.958 hộ sinh sống ở 12 huyện, thành phố.
Trình độ văn hoá của nông dân: Cấp I chiếm 5.6%, cấp II chiếm 68,8%,
cấp III chiếm 25,6%. Số nông dân được tập huấn khoa học kỹ thuật nông
nghiệp là 7,2%; số có trình độ sơ, trung cấp là 11%; số có trình độ cao đẳng,
đại học là 1,8%. Qua khảo sát có 79,2% nông nghiệp sinh hoạt trong tổ chức
Hội Nông dân Việt Nam; 58,6% tham gia trong các hợp tác xã; 20,2% nông
dân sinh hoạt trong tổ chức Đảng.

13


Bình quân ruộng đất canh tác trên đầu người thấp, ô thửa nhiều, phân
tán (bình quân 1,35 sào/khẩu; 10,3 ô thửa/ 1 hộ). nguồn thu nhập chủ yếu dựa
vào trồng trọt, chăn nuôi; bình quân thu nhập đầu người nông dân Hải Dương
còn thấp (từ 150.000 đến 200.000đ/tháng) còn một số bộ phận thu nhập dưới
100.000đ/tháng.
Nông dân Hải Dương có truyền thống cần cù sáng tạo trong lao
động sản xuất đã phát huy tính tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết hợp
tác giúp đỡ lẫn nhau.
Đời sống vất chất, tinh thần của nông dân tỉnh Hải Dương trong thời
gian qua được cải thiện, nâng cao. Số hộ nghèo giảm còn 7,5% (năm 2000).
Phần lớn nông dân có trình độ học vấn trung học cơ sở; nông dân ở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc có trình độ học vấn tiểu học. Sự hiểu biết về
chính sách, luật pháp của nông dân còn hạn chế; ở một số vùng nông thôn, các
tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu phục hồi và phát triển… Nông dân trong tỉnh tích
cực tham gia hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá", xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá; toàn tỉnh có 100% số xã và
trên 99% số hộ nông dân có điện sinh hoạt, 70% số hộ được dùng nước hợp vệ

sinh, 100% số xã có máy điện thoại. Tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội ổn
định.
Tuy nhiên trình độ dân trí của người nông dân Hải Dương nhìn chung còn
thấp so với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước chung và công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nói riêng.
- Phụ nữ tỉnh Hải Dương.
Phụ nữ tỉnh Hải Dương chiếm trên 50% dân số và lực lượng lao động xã
hội đặc biệt là trong nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, y tế, giáo dục, dịch vụ kinh
doanh buôn bán. ở nông thôn phụ nữ chiếm 70% lao dộng nông nghiệp, phụ nữ
công nhân viên chức chiếm 53% tổng số công nhân viên chức toàn tỉnh.

14


Sự nghiệp đổi mới đã tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia tích cực vào
đời sống xã hội. Vai trò vị thế của chị em đã được nâng lên trong gia đình - xã
hội, chị em đã được chăm lo về đời sống, văn hoá, tinh thần, có những chuyển
biến mới về trình độ năng lực và dân trí, biết gắn lợi ích cá nhân với lợi ích
cộng đồng, có thêm những kiến thức, kinh nghiệm để tạo việc làm, tăng thu
nhập, nâng cao cuộc sống gia đình và tự chăm sóc bản thân, nuôi dạy con cái
xây dựng gia đình hạnh phúc. trong từng lĩnh vực đã có những điển hình tiên
tiến khảng định vai trò phụ nữ trong xã hội.
Những năm qua, đời sống phụ nữ đã được cải thiện song phụ nữ vẫn là
đối tượng trịu ảnh hưởng nhiều của tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm;
nhiều phụ nữ đang phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại, lao động
giản đơn, thu nhập thấp. Phụ nữ còn thiệt thòi về cơ hội làm việc, chăm sóc
sức khoẻ, hưởng thụ văn hoá...
Bên cạnh ưu điểm, phụ nữ Hải Dương vẫn còn một bộ phận cán bộ nữ
do nhận thức hạn chế nên có tư tưởng mặc cảm, tự ti, thiếu tin tưởng vào khả
năng của mình; mặt khác, tàn dư của tư tưởng phong kiến, định kiến giới, dòng

họ... đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự tiến bộ trưởng thành của phụ nữ tỉnh Hải
Dương.
- Thanh niên tỉnh Hải Dương
Toàn tỉnh hiện nay có gần 57 vạn thanh niên trong độ tuổi (15 - 35),
chiếm 34,5% dân số trên 51% lực lượng lao động xã hội; trong đó thanh niên
nông thôn chiếm 39%, thanh niên công nhân viên chức và lực lượng vũ trang
chiếm 23%, thanh niên học sinh, sinh viên chiếm 29%; thanh niên đô thị
chiếm 8%, thanh niên dân tộc tôn giáo chiếm 1%.
Trong những năm đầu thế kỷ 21, cùng với sự phát triển toàn diện của
quê hương, diện mạo của lớp thanh niên Hải Dương trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá - hiện đại hoá dần được định hình và khảng định; tính tích

15


cực chính trị xã hội của thanh niên được nâng lên, thanh niên ngày càng xác
định rõ trách nhiệm đối với quê hương đất nước và cộng đồng. Cùng với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp, dịch vụ thương
mại; sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp và tốc độ thu hút đầu tư nước
ngoài, đã tác động tích cực đến việc hình thành nên những phẩm chất mới về
thanh niên Hải Dương; học vấn, chuyên môn, tay nghề, ý thức tôn trọng pháp
luật, tác phong làm việc công nghiệp, tinh thần vượt khó vươn lên học tập,
không cam chịu đói nghèo lạc hậu, quyết trí lập thân, lập nghiệp từng bước
được nâng cao; thanh niên ngày càng được chủ động tự tin hơn, sáng tạo hơn,
nhậy bén trong việc tiếp cận công nghệ mới, nhạy cảm về tình hình trong
nước và quốc tế.
Tuy nhiên thanh niên Hải Dương hiện nay đang phải đối mặt với nhiều
khó khăn trên bước trưởng thành. Khó khăn lớn nhất của thanh niên Hải
Dương hiện nay là vấn đề nghề nghiệp, việc làm và thu nhập; nhiều thanh
niên đi làm ăn thu nhập không ổn định và dễ mắc các tệ nạn xã hội. Số lao

động trẻ làm việc trong các doanh nghiệp có tay nghề cao chưa nhiều, chủ yếu
vẫn là lao động cơ bắp, thu hút thấp, điều kiện làm việc và chính sách cho
người lao động còn hạn chế. Tình trạng thể lực, tầm vóc cơ thể của thanh niên
Hải Dương còn thấp so với thanh niên các nước trong khu vực, chưa đáp ứng
yêu cầu của sản xuất công nghiệp, số lượng và tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong
thanh niên có chiều hướng gia tăng. Điều kiện vui chơi giải trí lành mạnh và
phát triển thể lực cho các thanh niên còn thiếu thốn.
Dự báo trong những năm tới tình hình thanh niên Hải Dương sẽ có
những biến đổi sâu sắc. Thanh niên tiếp tục chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao
động xã hội, cơ cấu thanh niên trong khu vực ngành nghề có sự biến đổi theo
hướng tăng nhanh ở các ngành công nghiệp và xây dựng, giảm nhanh ở các
ngành nông nghiệp, ngày càng có nhiều thanh niên đến làm việc ở các khu
công nghiệp và doanh nghiệp tạo nên một đội ngũ thanh niên công nhân đông
đảo, cơ cấu dân số là thanh niên ở đô thị và các khu trung cư tăng nhanh, bên

16


cạnh đó thanh niên đi làm ăn xa, thanh niên đi du học và lao động ở nước
ngoài có xu hướng tăng, cùng với sự mở rộng quy mô giáo dục, đào tạo, số
lượng học sinh, sinh viên trong các trường dạy nghề và cao đẳng sẽ tăng cao.
Tiếp tục có sự phân hoá về học vấn, thu nhập, điều kiện hưởng thụ, văn hoá
và mức sống của thanh niên.
- Cựu chiến binh tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương có 76.847 hội viên Hội Cựu chiến binh, sinh hoạt ở
1.952 chi hội, 315 cơ sở hội, trong đó hội viên là Đảng viên có 31.049 người
chiếm trên 40% tổng số hội viên. Phần lớn hội viên Hội cựu chiến binh là
những người từng trải, được tôi luyện trong khói lửa chiến tranh, có kiến
thức, kinh nghiệm trong cuộc sống, có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên
định; thẳng thắn, trung thực; có trình độ hiểu biết, có uy tín trong nhân dân,

biết cách vận động quần chúng nhân dân chấp hành đường lối, chính sách,
pháp luật của đảng và Nhà nước, của địa phương.
Nhìn chung, Hội cựu chiến binh là nòng cốt trong các phong trào ở địa
phương, cơ sở, có vai trò và đóng góp rất quan trọng trong việc giữ vững ổn
định chính trị ở cơ sở, trong công tác giáo dục truyền thống cho thanh thiếu
nhi.
Tuy nhiên trình độ hội viên cựu chiến binh nhận thức không đồng đều,
điều kiện cập nhập thông tin thời sự, chính sách, chính trị kinh tế - xã hội bị
hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa. Một số hội viên cựu chiến binh còn biểu
hiện bảo thủ, trì trệ công thần, tiêu cực. Một số cựu chiến binh thiếu tu dưỡng,
rèn luyện, không giữ vững và phát huy truyền thống bản chất "Bộ đội cụ Hồ"
trong cuộc sống mới, chưa hăng hái tham gia nhiệm vụ chính trị, xã hội. Đã
xuất hiện tư tưởng bè phái, cục bộ địa phương, dòng họ… ở một số Đại hội
Cựu chiến binh cấp cơ sở… và mâu thuẫn trong nội bộ hội viên.
- Đội ngũ trí thức tỉnh Hải Dương

17


Trí thức tỉnh Hải Dương có gần 15.000, có trình độ cao đẳng, đại học
chiếm 0,8% dân số; ở trình độ sau đại học là 150 người (là thạc sĩ, tiến sĩ). Cơ
cấu ngành nghề của đội ngũ trí thức như sau:
+ Khoa học tự nhiên 11%.
+ Khoa học xã hội 53%.
+ Khoa học chuyên ngành 36% (trong đó có ngành y, dược chiếm 28%;
ngành nông nghiệp chiếm 6%; ngành xây dựng chiếm 19%; ngành giao thông
vận tải chiếm 21%; các ngành khác chiếm 25%). Trình độ lý luận chính trị
của trí thức chủ yếu là sơ cấp 97%, trung cấp 2%, cao cấp 0,9%; trình độ
ngoại ngữ, tin học nói chung là thấp.
Tỷ lệ trí thức tự xác định là thiếu việc làm và thất nghiệp là 58,2%;

nguồn thu nhập chủ yếu là lương và phụ cấp 88,8%.
Nhìn chung đội ngũ trí thức Hải Dương đã có bước phát triển mới,
năng lực tiếp thu, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đạt được
nhiều tiến bộ, một bộ phận chuyển sang làm việc ở khu vực ngoài quốc
doanh, liên doanh các văn phòng đại diện nước ngoài có thu nhập khá hơn.
Một bộ phận trí thức tuổi cao, đời sống còn khó khăn đã chuyển sang các
nghề lao động giản đơn hoặc trái ngành nghề. Hàng năm , có hàng nghìn sinh
viên tốt nghiệp ra trường song chưa được bố trí, sử dụng hợp lý, thiếu môi
trường làm việc, nghiên cứu và cống hiến. Một số sinh viên giỏi được các cơ
quan TW, các doanh nghiệp lớn sử dụng, không muốn về địa phương công
tác.
- Đồng bào các tôn giáo ở tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương có trên 83.000 tín đồ thuộc 3 tôn giáo được nhà nước
công nhận (Phật giáo, Công giáo, Tin lành), có trên 250 chức sắc tôn giáo.
Trong thời gian qua, đồng bào có đạo tham gia các phong trào thi đua yêu
nước, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà

18


nước; Các chức sắc, tín đồ tôn giáo tích cực tham gia vào các hoạt động nhân
đạo từ thiện, khuyến học, khuyến tài. Mối quan hệ giữa chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân với các tôn giáo, chức sắc, tín đồ ngày càng
được củng cố, cởi mở hơn. Tuy nhiên, tình hình tôn giáo những năm qua vẫn
tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, các giáo hội không ngừng tăng cường việc
xây dựng cơ sở thờ tự với tiền đầu tư khá lớn, tăng cường tổ chức đào tạo
nâng cao trình độ cho chức sắc và nhận người nhập tu dưới nhiều hình thức.
Tình trạng hoạt động tôn giáo trái phép diễn ra nhiều như: Sự giao lưu giữa
các chức sắc tôn giáo gia tăng, địa bàn rộng, việc xây sửa nơi thờ tự, hành lễ
giảng đạo không đảm bảo các quy định của Nhà nước, chưa được sự đồng ý

của chính quyền địa phương cấp có thẩm quyền.
- Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hải Dương
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương bao gồm có 3.662 nhân khẩu là
người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 0,22% dân số trong tỉnh; 11 dân tộc
thiểu số: người Hoa, Sán Dìu, Tày, Thái, Khơ Me, Mường, Nùng, H.Mông,
Dao, Thổ, Cao Lan, sinh sống ở 82 xã, phường, thị trấn bằng 31,2% tổng số
xã, phường thuộc 10 huyện, thành phố trong tỉnh. Trong tổng số 1.077 hộ
đồng bào thiểu số, số hộ giàu là 121 hộ, chiếm 3,3 % số hộ dân tộc thiểu số;
số hộ nghèo là 27 hộ, chiếm 2,5 %, (dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là
H.Mông bằng 50% số hộ). Số đảng viên trong đồng bào các dân tộc là 56
người, chiếm 1,5%; có 165 đoàn viên bằng, chiếm 4,5 %; có 387 hội viên
Hội Nông dân chiếm 10,6%; có 22 hội viên Hội Cựu Chiến binh chiếm
0,6%; có 237 hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ chiếm 6,5%. Số người dân tộc
tham gia cấp ủy Đảng, chính quyền và lãnh đạo các đoàn thể gồm: cán bộ
chính quyền 4 người, cấp uỷ viên 6 người, đoàn thể xã 3 người và trưởng
phó thôn, bí thư chi bộ 3 người.
Nhìn chung các dân tộc sống đoàn kết, hoà nhập cộng đồng tin tưởng,
chấp hành tốt chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực tham

19


gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đời sống vật chất, tinh thần của
họ nhìn chung ổn định; Một số đồng bào dân tộc, người Hoa ở huyện Chí
Linh có kinh tế phát triển, thu nhập cao. Các chính sách ưu tiên với người dân
tộc, vùng núi được thực hiện khá tốt, con em dân tộc, người Hoa được bình
đẳng trong việc học tập, thực hiện nghĩa vụ quân sự và các nghĩa vụ khác.
1.2. Yêu cầu đặt ra đối với công tác dân vận ở tỉnh Hải Dương
1.2.1. Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận
- Khái niệm về công tác dân vận.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Dân vận là vận động tất cả lực lượng
của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng
toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và
Đoàn thể đã giao cho" [34, tr. 698].
- Về vai trò của công tác dân vận, xuất phát từ việc xác định.
"Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai
người" [33, tr.261-262]; cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân; vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề đoàn kết, tập
hợp được đông đảo nhân dân. Đảng dù vĩ đại đến mấy cũng chỉ là một bộ
phận của nhân dân, Hồ Chí Minh nêu lên luận đề "Dân vận kém thì việc gì
cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công" [34, tr.700].
Đồng thời Người cũng chỉ rõ hạn chế của một số địa phương và cán bộ về
công tác dân vận: "khuyết điểm to ở nhiều nơi là xem khinh việc dân vận. Cử ra một
ban hoặc vài người, mà thường cử những cán bộ kém rồi bỏ mặc họ. Vận được thì
tốt, vận không được cũng mặc. Những cán bộ khác không trông nom giúp đỡ, tự cho
mình không có trách nhiệm dân vận. Đó là sai lầm rất to, rất có hại" [34, tr.699].
Điều đặc biệt trong tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh là luôn xác định; dân
là quý nhất, là quan trọng hơn hết. Dân là gốc thì dân phải là chủ. Dân chủ phải
được hiểu là quyền con người, quyền được mưu cầu hạnh phúc như nhau. Mất
cái lõi "dân là gốc" thì dân chủ sẽ thành vô nghĩa. Người nhấn mạnh: Lãnh đạo

20


một nước mà để cho nước mình lạc hậu, bị thiệt thòi trong hưởng hạnh phúc
con người cũng là mất dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao về dân
chủ: "Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân" [35, tr.279]. "Thực hành dân
chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn" [37, tr.249].
Muốn vận động dân thì điều cơ bản đầu tiên là phải dân chủ; vì vậy, mở
đầu bài báo Dân vận, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước ta là nước dân

chủ".
Nội dung cơ bản của công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh là "vận
động tất cả lực lượng của mỗi một người dân" để thi hành những công việc nên
làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể giao cho. Người nhấn mạnh: "Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công" [36, tr.607].
Phương thức cơ bản của công tác dân vận là:
"Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu,
truyền đơn, chỉ thị mà đủ.
Trước hết là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ
rằng: việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ
được.
Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và
kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh
địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành.
Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân.
Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh
nghiệm, phê bình, khen thưởng" [34, tr.698-699].
Lực lượng làm dân vận là lực lượng của cả hệ thống chính trị trước hết
là của chính quyền. Trong bài báo Dân vận (15/10/1949), Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ rõ: "Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội

21


viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh, v.v...) đều phải phụ trách
dân vận".
Ngoài trách nhiệm làm dân vận của cán bộ chính quyền, Hồ Chí Minh
còn chỉ rõ trách nhiệm làm công tác dân vận của cán bộ đoàn thể (tức cán bộ
Đảng), hội viên các tổ chức nhân dân. Mỗi loại cán bộ đều có cách làm dân
vận theo chức năng của mình, song phải phối hợp chặt chẽ với nhau.

Phong cách làm việc của cán bộ dân vận được Chủ tịch Hồ Chí Minh
nêu ra trong 12 chữ: "óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay
làm". Đồng thời Người đề ra yêu cầu: Cán bộ, đảng viên phải tự mình làm
gương cho quần chúng. Phải gần gũi quần chúng, kiên trì giải thích cho
quần chúng hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách. Người còn chỉ rõ:
"Muốn thực sự gần gũi quần chúng thì phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm mới
biết sinh hoạt của quần chúng thế nào, mới biết nguyện vọng của quần
chúng thế nào" [38, tr.104]. Cách tổ chức, cách làm việc cũng phải phù hợp
với quần chúng: "Cách làm việc, cách tổ chức, nói chuyện, tuyên truyền,
khẩu hiệu, viết báo, v.v… của chúng ta đều phải lấy câu này làm khuôn
phép: Từ quần chúng mà ra, về sâu trong quần chúng" [38, tr.39].
1.2.2. Khái quát công tác dân vận giai đoạn trước năm 1997
Nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác vận động quần chúng trong tình
hình mới theo quan điểm của Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW ngày 27/3/1990
của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI): Về đổi
mới công tác quần chúng của Đảng tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và
nhân dân", đầu tháng 4 năm 1990, Tỉnh uỷ Hải Dương đã tổ chức hội nghị cán
bộ chủ chốt để học tập, quán triệt các quan điểm, nội dung của Nghị quyết
Trung ương 8B và xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết
trong toàn Đảng bộ; tiếp theo Tỉnh uỷ ra Nghị quyết số 14 -NQ/TU
(25/4/1990), nêu lên những nhiệm vụ cấp bách, thiết thực đối với công tác quần

22


chúng, yêu cầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cơ quan nhà nước, Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể trong tỉnh quán triệt, thực hiện...
Với những nội dung cơ bản như:
Một là: Đẩy mạnh phong trào quần chúng tiếp tục sự nghiệp đổi mới,
thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng

- Phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu và chương trình kinh tế lớn đã
đề ra. Chuyển mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, giải quyết những
yêu cầu của nông thôn về tiêu thụ nông sản, về hoạt động dịch vụ cho sản xuất,
tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý trong nông nghiệp.
- Tích cực giải quyết việc làm cho người lao động theo hướng tại chỗ,
bằng việc khuyến khích các thành phần kinh tế tổ chức mở rộng sản xuất kinh
doanh, các hình thức dịch vụ sản xuất, dịch vụ văn hoá và đời sống. Các đoàn
thể quần chúng phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các trung tâm
dậy nghề và trung tâm phục vụ lao động xã hội.
- Tiếp tục thực hiện chính sách xã hội theo hướng tập trung phát triển
giao thông, sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, chương trình Dân số KHHGĐ, thông tin về đời sống của nhân dân.
- Vận động toàn dân chăm lo công tác quốc phòng, an ninh. Tuyên
truyền giáo dục nhân dân về tinh thần cảnh giác cách mạng, về pháp luật, xây
dựng các quy ước và tổ chức lực lượng tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã
hội, lập lại kỷ cương ở từng đơn vị cơ sở.
Hai là: Chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch đội ngũ đảng viên và đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng.
- Nêu cao ý thức trách nhiệm xây dựng Đảng, phát huy tinh thần phê
bình, tự phê bình trong nội bộ Đảng, đồng thời vận động quần chúng tham gia
xây dựng Đảng và tăng cường sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp uỷ cấp trên để tập

23


×