ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN KHẮC HẠNH
ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH PHƢỚC
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TÔN GIÁO
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN KHẮC HẠNH
ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH PHƢỚC
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TÔN GIÁO
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN MINH ĐỨC
Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn này là công trình nghiên cứu
khoa học độc lập, trung thực của bản thân, chưa được công bố ở bất kỳ một
công trình nào khác. Nếu có gì không đúng, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Khắc Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn sâu sắc thầy hướng dẫn khoa
học PGS.TS. Nguyễn Minh Đức, quý thầy cô trong Đại học Quốc gia Hà Nội,
các thầy cô đã tham gia giảng dạy các chuyên đề cao học, cán bộ thư viện Đại
học Quốc gia Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bình Phước và các cơ quan,
ban ngành tỉnh Bình Phước, cùng với bạn bè, đồng nghiệp, người thân và gia
đình đã hết lòng chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành công trình này.
Tác giả
Nguyễn Khắc Hạnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1.ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH PHƢỚC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
TÔN GIÁO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 ............................................. 11
1.1 Bối cảnh lịch sử thực hiện công tác tôn giáo của Đảng bộ Bình Phƣớc 11
1.1.1. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tác động đến công tác
tôn giáo ..................................................................................................... 11
1.1.2 Thực trạng công tác tôn giáo ở Bình Phước trước năm 2001 ........ 15
1.1.3 Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác tôn giáo..... 19
1.2 Chủ trƣơng, giải pháp của Đảng bộ và quá trình chỉ đạo thực hiện. ..... 22
1.2.1 Chủ trương ....................................................................................... 22
1.2.2 Giải pháp ......................................................................................... 25
1.2.3 Quá trình chỉ đạo thực hiện ............................................................. 29
CHƢƠNG 2. ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH PHƢỚC TĂNG CƢỜNG LÃNH
ĐẠO CÔNG TÁC TÔN GIÁO TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2010 ....................... 42
2.1 Những yêu cầu mới đối với công tác tôn giáo.................................... 42
2.2 Chủ trƣơng, giải pháp mới của Đảng bộ và quá trình chỉ đạo thực hiện47
2.2.1 Chủ trương ....................................................................................... 47
2.2.2 Giải pháp ......................................................................................... 52
2.2.3 Quá trình chỉ đạo thực hiện ............................................................. 57
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ ..... 72
3.1 Nhận xét chung ..................................................................................... 72
3.1.1 Thành tựu và nguyên nhân............................................................... 72
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân .................................................................. 85
3.2 Một số kinh nghiệm trong lãnh đạo công tác tôn giáo của Đảng bộ
Bình Phƣớc ................................................................................................. 89
3.2.1 Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước kịp thời và
đề ra chủ trương, biện pháp công tác tôn giáo đúng đắn, phù hợp với điều
kiện thực tế địa phương. ........................................................................... 89
3.2.2 Phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác tôn giáo với thực hiện các
chính sách phát triển kinh tế, xã hội. ........................................................ 91
3.2.3 Cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong
việc thực hiện công tác tôn giáo ............................................................... 93
3.2.4 Phải thường xuyên tăng cường củng cố tổ chức, đội ngũ cán bộ làm
công tác tôn giáo, chú trọng xây dựng lực lượng nòng cốt trong vùng
đồng bào có đạo. ....................................................................................... 96
KẾT LUẬN .................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANTT: An ninh trật tự
ANQP: An ninh quốc phòng
DTTS: Dân tộc thiểu số
HĐND: Hội đồng nhân dân
MTTQ: Mặt trận Tổ quốc
QLNN: Quản lý Nhà nước
UBND: Ủy ban nhân dân
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây tình hình thế giới, khu vực có nhiều vấn đề phức
tạp, nổi cộm, như mâu thuẫn sắc tộc, xung đột tôn giáo, âm mưu bạo loạn lật
đổ, các nhóm khủng bố quốc tế, v.v… ít nhiều liên quan đến dân tộc, tôn giáo.
Trong những nguy cơ nói trên, vấn đề tôn giáo có thể được xem là một trong
những nhân tố tạo nên mâu thuẫn, xung đột về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội và làm xáo trộn lớn cho một số quốc gia ở trên thế giới. Vì vậy, không
một quốc gia nào không đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ phải tăng cường nâng cao
hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo công tác tôn giáo, nhằm vừa giữ vững ổn định
chính trị, phát triểAn kinh tế, văn hóa, xã hội, vừa bảo đảm nhu cầu hoạt động
tín ngưỡng tôn giáo chính đáng, hợp pháp của nhân dân.
Đối với Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, số lượng
người dân theo đạo chiếm ¼ dân số cả nước, có những tôn giáo ngoại nhập và
tôn giáo nội sinh, đồng bào tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn
kết dân tộc. Vì vậy, từ rất sớm Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm nhận thức và
có phương hướng xử lý khéo léo mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc, nhất
là trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bước vào thời kỳ đổi mới, cùng
với quá trình đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội, Đảng luôn chủ trương thực
hiện nhất quán chính sách tôn giáo, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng của nhân dân; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống
tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng quê
hương, đất nước.
Quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về
công tác tôn giáo vào tình hình cụ thể của địa phương - một tỉnh miền núi,
biên giới, đa dân tộc, đa tôn giáo, thuộc khu vực Đông Nam bộ, Đảng bộ tỉnh
Bình Phước luôn quan tâm đến việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách
tôn giáo, coi đây là một trong những mục tiêu cơ bản bảo đảm ổn định chính
trị và phát triển bền vững. Nhờ vậy, trong những năm qua, tình hình chính trị,
1
kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh giữ vững ổn định và có bước phát triển đáng
kể, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là của đồng bào dân
tộc, tôn giáo không ngừng được nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tôn giáo ở Bình
Phước cũng gặp không ít khó khăn, còn nhiều hạn chế, nhất là nhận thức về
tôn giáo và công tác tôn giáo của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong một số
trường hợp còn có sự khác biệt; có lúc các cơ quan chức năng chưa thực hiện
đúng chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước; chưa thấy rõ vai
trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác tôn giáo trong tình hình mới; trong khi
đó các thế lực xấu tiếp tục gia tăng các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Do
vậy, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Phước đối với công tác
tôn giáo, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào sự nghiệp
xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay là rất cần thiết. Đồng thời, nghiên cứu đề tài này còn góp phần
vào việc đánh giá, tổng kết lý luận và thực tiễn lãnh đạo công tác tôn giáo của
Đảng bộ Bình Phước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Bình
Phước lãnh đạo công tác tôn giáo từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận văn thạc
sĩ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời kỳ đổi mới, cùng với việc nghiên cứu quá trình đổi mới kinh
tế, văn hóa, xã hội, thì vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, cũng như ở Bình Phước
đã được quan tâm nghiên cứu, đề cập ở nhiều công trình, bài viết dưới các góc
độ khác nhau:
2.1 Các công trình chuyên luận, chuyên khảo
Trong công trình Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay của Đặng
Nghiêm Vạn (Nxb Khoa học Xã hội, 1996), kết qủa tổng hợp từ nghiên cứu
2
Đề tài khoa học (mã số KX 04) cấp nhà nước, nhằm phục vụ cho việc đổi mới
chính sách và cơ chế quản lý thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà
nước, tác giả đã phân tích khá sâu sắc về đặc điểm tình hình tín ngưỡng, tôn
giáo và vai trò của tôn giáo đối với đời sống xã hội ở Việt Nam. Tiếp đó,
trong cuốn Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam (Nxb. Chính
trị Quốc gia, 2012) Đặng Nghiêm Vạn tiếp tục mổ xẻ, làm rõ đặc điểm và vai
trò của tôn giáo Việt Nam trong đời sống hiện nay, đặc biệt là đời sống văn
hóa khi đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, chủ động hội nhập quốc tế toàn cầu. Từ đó, tác giả đã giành hẳn phần thứ
sáu để giới thiệu về “Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước", trong đó
tác giả nhấn mạnh quá trình đổi mới và hoàn thiện chính sách tự do tôn giáo ở
Việt Nam từ sau cách mạng Tháng Tám (1945) đến Đại hội lần thứ XI của
Đảng (tháng 1- 2011).
Cũng bàn về vai trò của tôn giáo với đời sống xã hội, công trình Ảnh hưởng
của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với đời sống con người Việt Nam hiện nay của
Nguyễn Tài Thư (Nxb. Chính trị quốc gia, 1997) đã trình bày một cách có hệ
thống về giáo lý, giáo luật, hệ tư tưởng tôn giáo, các giá trị đạo đức văn hóa tốt
đẹp của tôn giáo phù hợp với đạo đức xã hội. Từ đó cho thấy vai trò và ảnh hưởng
của tôn giáo đối với đời sống xã hội. Tuy nhiên, công trình này chưa đề cập đến
vấn đề công tác tôn giáo.
Bàn về đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước những năm gần
đây có công trình Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam bộ (Nxb Khoa học xã
hội, 2001), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam – Lý luận và thực
tiễn” (Nxb Chính trị Quốc gia, 2007) của Đỗ Quang Hưng, là công trình
nghiên cứu một cách hệ thống về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước, từ quá trình phát sinh, phát triển tư duy lý luận của Đảng Cộng sản
Việt Nam về tôn giáo và vấn đề tôn giáo; quá trình xây dựng và hoàn
thiện đường lối chính sách tôn giáo ngày càng đúng đắn, hiệu quả qua
các giai đoạn lịch sử từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 2007.
3
Bên cạnh đó còn phải kể đến các công trình khác như Quản lý
hoạt động tôn giáo – cơ sở lý luận và thực tiễn do Bùi Đức Thuận chủ
biên (Nxb Tôn giáo, 2005), Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của
Đảng 1986 – 2005 của Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Viện,
Lê Ngô Tùng (đồng chủ biên) (Nxb Lý luận Chính trị, 2005). Các công
trình này cũng đã trình bày một cách hệ thống về chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo từ sau đổi mới; đánh giá những kết
quả đạt được của 20 năm thực hiện đổi mới về chính sách tôn giáo.
Tiếp xúc nghiên cứu dưới góc độ đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo cần
phải kể đến công trình Cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù
địch, thực trạng và giải pháp của Hồng Vinh (Nxb Hà Nội, 2005). Tác giả đã
phân tích và phê phán những quan điểm sai trái, các hoạt động lợi dụng tôn
giáo vào mục đích phi tôn giáo, từ đó nêu ra các giải pháp đấu tranh chống
quan điểm sai trái, thù địch và các hoạt động lợi dụng tôn giáo.
Đặc biệt, bàn về tôn giáo và chính sách tôn giáo cần phải kể đến
công trình Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam của Ban Tôn giáo
Chính phủ (Nxb Tôn giáo, 2006). Đây là tác phẩm trình bày khá toàn diện về
đặc điểm tình hình đời sống tín ngưỡng, các tôn giáo ở Việt Nam và những
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo.
Công trình này cũng có những đánh giá về hoạt động tôn giáo, mối quan hệ
quốc tế của các tổ chức tôn giáo; kết quả việc thực hiện chính sách và pháp
luật Nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, cuốn sách
mới chỉ dừng lại ở góc độ quản lý Nhà nước về tôn giáo, chưa tiếp cận đến
các góc độ khác của công tác tôn giáo như công tác vận động quần chúng, các
hoạt động đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo.
Từ năm 2009 trở lại đây, có một số công trình tiêu biểu như Một
số quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo do Nguyễn
Đức Lữ và Nguyễn Thị Kim Thanh tuyển chọn và biên soạn (Nxb Chính
trị Quốc gia, 2009). Nội dung công trình này đã trình bày một cách có hệ
4
thống các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo trong từng giai đoạn cách mạng từ
năm 1930 đến năm 2009. Trong tác phẩm Quan điểm đường lối của Đảng
về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn
Hồng Dương (Nxb Chính trị Quốc gia, 2012) đã trình bày những vấn đề lý
luận chung về tín ngưỡng tôn giáo; tình hình đặc điểm tôn giáo Việt Nam hiện
nay và những vấn đề cần giải quyết; đặc biệt tác giả đã phân tích, làm rõ nội
hàm chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và công tác
tôn giáo, đồng thời giới thiệu một số kinh nghiệm, giải pháp giải quyết vấn đề
tôn giáo ở các nước Trung Quốc, Thái Lan, Singapo.
Ngoài các công trình trên, nghiên cứu về tôn giáo và chính sách tôn
giáo của Đảng, Nhà nước ta còn được đề cập đến ở một số công trình khác
như: “Xã hội học tôn giáo” của Acquaviva Sabino; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về
tôn giáo và công tác tôn giáo" Nguyễn Đức Lữ và Lê Hữu Nghĩa; “Một số
tôn giáo ở Việt Nam” của Nguyễn Thanh Xuân …
2.2 Các đề tài khoa học, luận văn, luận án
Những công trình đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh nghiên cứu về
Tôn giáo và công tác Tôn giáo đã được nghiệm thu, gồm có: Đạo Tin lành ở
Việt Nam - Thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra cho công
tác lãnh đạo, quản lý, Đề tài cấp nhà nước (2005) của TS. Hoàng Minh Đô;
Đạo Tin lành ở Tây Nguyên - Đặc điểm và các giải pháp thực hiện chính
sách, Đề tài cấp bộ (2003) của TS. Nguyễn Văn Nam. Ở hai công trình khoa
học nêu trên, các tác giả tập trung nghiên cứu về đạo Tin lành, những vấn đề
đang đặt ra trong công tác quản lý, cũng như giải pháp đối với tôn giáo này,
nhất là sau các vụ bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên (2001, 2004).
Đề tài Sự phát triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc S’tiêng ở
Sông Bé - thực trạng và giải pháp của Công an tỉnh Sông Bé. Đây là Đề tài
cấp tỉnh do phòng PA 38 – Công an tỉnh làm chủ nhiệm, công trình đã làm rõ
quá trình du nhập đạo Tin Lành vào tỉnh Bình Phước (tỉnh Sông Bé cũ),
5
những tác động đến đời sống của đồng bào dân tộc S’Tiêng. Từ đó nêu lên
một số giải pháp đối với công tác đạo Tin Lành trong tình hình mới.
Các công trình luận án, luận văn nghiên cứu về tôn giáo và chính sách
của Đảng, Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo trong các giai đoạn cách mạng
khác nhau, gồm có: Hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch ở
Tây Nguyên hiện nay - Thực trạng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, Luận
án Tiến sĩ Triết học (2002) của Trần Xuân Dung. Công trình này đề cập đến
việc các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, nhất là lợi dung Tin lành ở Tây
Nguyên để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Qua đó, tác giải đã phân
tích đưa ra một số giải pháp đấu tranh, phòng ngừa.
Luận văn Thạc sĩ Triết học Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Trương Tuyết Nhung, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001); Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Chính
sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986 - 2010) của Lương Phương
Mai, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội (2010). Các
tác giả đã nghiên cứu, tập trung làm rõ quá trình đổi mới về nhận thức, nhất là
những nội dung bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng
và Nhà nước Việt Nam.
Đối với vấn đề tôn giáo ở Bình Phước, ngoài một số chuyên luận,
chuyên khảo đề cập đến, cho đến nay đã có 2 luận văn thạc sĩ nghiên cứu về
vấn đề này. Một là, Luận văn Triết học Ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đời
sống đồng bào dân tộc S’Tiêng ở Bình Phước của Đoàn Văn Thanh, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2009). Công trình này tập trung nghiên cứu
về những ảnh hưởng của đạo Tin lành trên các lĩnh vực đời sống của đồng
bào dân tộc S’Tiêng, từ đó tác giả luận văn đưa ra nhóm giải pháp để phát huy
những mặt tích cực và khắc phục hạn chế, tiêu cực của đạo Tin Lành đối với
đời sống xã hội. Hai là, Luận văn Thạc sĩ Triết học Quản lý Nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước của
Trần Thương Huyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2009) tập
6
trung nghiên cứu lĩnh vực quản lý Nhà nước về tôn giáo. Luận văn đã làm rõ
quá trình, tổ chức thực hiện và kết quả đạt được của công tác quản lý Nhà
nước về tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước. Như
vậy, các công trình này mới chỉ nghiên cứu ở một vài khía cạnh riêng lẻ liên
quan đến tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng bộ Bình Phước.
2.3 Các bài báo khoa học đăng trên tạp chí
Bên cạnh các công trình kể trên, còn có các bài viết được đăng tải trên
các tạp chí như: “Thiên Chúa giáo và đạo Tin lành ở vùng các dân tộc thiểu số
Tây Nguyên” của Nguyễn Xuân Nghĩa (Tạp chí Dân tộc học số 4/1989); “Hồ
Chí Minh về mối quan hệ giữa tôn giáo với một số lĩnh vực của đời sống xã
hội” của Nguyễn Đức Lữ (Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 6/2002); “Quan
hệ Nhà nước và tôn giáo những năm gần đây” của Nguyễn Hồng Dương
(Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 3/2007); “Mấy suy nghĩ về tự do tôn
giáo và tự do không tôn giáo ở Việt Nam” của Đỗ Quang Hưng (Tạp chí
nghiên cứu tôn giáo, số 5/2007); “Mối quan hệ giữa chính trị với tôn giáo –
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Ngô Hữu Thảo (tạp chí Nghiên cứu
Tôn giáo, số 9/2009); “Tái cấu hình đời sống tôn giáo ở Việt Nam” của
Đỗ Quang Hưng (Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 6 – 7/2012). Các bài
viết này đã phản ánh, đề cập một số khía cạnh liên quan đến tình hình
đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam, đồng thời đi sâu nghiên cứu nội dung
chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, mối quan hệ giữa Nhà nước
với giáo hội, giữa chính trị với tôn giáo.
Như vậy, có thể thấy mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu hoặc
bài viết đề cập đến, nhưng nội dung chủ yếu nói về những vấn đề lý luận
chung, hay một vài khía cạnh về tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo ở một
số địa phương, trong đó có tỉnh Bình Phước. Cho đến nay, vẫn chưa có một
công trình chuyên khảo nào nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình
Phước đối với công tác tôn giáo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành
7
quả khoa học của các công trình đó, tác giả luận văn sẽ tập trung nghiên cứu
một cách toàn diện và hệ thống về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình
Phước đối với công tác tôn giáo từ năm 2001 đến năm 2010.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Luận văn góp phần làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình
Phước đối với công tác tôn giáo từ năm 2001 đến năm 2010; qua đó, rút ra
kinh nghiệm để vận dụng thực hiện trong các giai đoạn tiếp theo.
3.2 Nhiệm vụ
- Phân tích bối cảnh lịch sử thực hiện công tác tôn giáo của Đảng bộ
tỉnh Bình Phước trong những năm 2001 – 2010.
- Trình bày có hệ thống chủ trương, biện pháp về công tác tôn giáo của
Đảng bộ tỉnh Bình Phước từ năm 2001 đến năm 2010.
- Giới thiệu quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tôn giáo của
Đảng bộ tỉnh Bình Phước từ năm 2001 đến năm 2010.
- Nêu lên được những thành công và hạn chế trong lãnh đạo thực hiện
công tác tôn giáo của Đảng bộ tỉnh Bình Phước từ năm 2001 đến 2010.
- Rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình
Phước đối với công tác tôn giáo trong những năm 2001 – 2010.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Phước, cụ thể
là chủ trương, biện pháp và quá trình tổ chức thực hiện công tác tôn giáo trên
địa bàn tỉnh trong những năm 2001 - 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Lãnh đạo công tác tôn giáo theo quan điểm, chủ trương của Đảng có
nội dung rất phong phú, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Song luận văn không đi sâu nghiên cứu tất cả các hoạt động đó, mà chỉ tập
trung nghiên cứu về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Phước đối
8
với công tác tôn giáo ở các nội dung chủ yếu là: quản lý nhà nước về tôn
giáo; công tác vận động quần chúng; công tác đấu tranh chống lợi dụng tôn
giáo trên địa bàn tỉnh trong những năm 2001 - 2010.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về tôn giáo và công tác tôn giáo, về công tác vận động quần chúng trong
đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
5.2. Nguồn tư liệu
Thực hiện đề tài này, tác giả đã khai thác và sử dụng nguồn tư liệu chủ
yếu gồm: Những Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội
Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI; các nghị quyết, chỉ thị, quyết định,
thông báo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác tôn giáo từ năm
2001 đến năm 2010.
Đặc biệt luận văn còn sử dụng nhiều nguồn tư liệu địa phương, như
Văn kiện của Đảng bộ tỉnh Bình Phước qua các kỳ Đại hội Đảng bộ lần thứ
VII, VIII, IX; các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, kế hoạch,
quyết định, thông báo kết luận,… của Ban chấp hành Đảng bộ, Thường trực
và Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tôn giáo từ năm 2001 đến 2010.
Ngoài ra, tác giả còn tham khảo những công trình nghiên cứu, gồm các
chuyên luận, chuyên khảo, đề tài khoa học, luận án, luận văn và các bài báo
khoa học đăng trên các tạp chí, các báo có liên quan đến đề tài.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp lô gíc,
đồng thời trong những nội dung nhất định còn sử dụng phương pháp thống kê,
so sánh để làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu.
9
6. Đóng góp của Luận văn
- Giới thiệu một cách có hệ thống chủ trương, biện pháp và quá trình
chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác tôn giáo của Đảng bộ tỉnh Bình
Phước từ năm 2001 đến năm 2010.
- Đúc kết một số kinh nghiệm có tính gợi mở để các cấp ủy Đảng,
chính quyền Bình Phước có thể tham khảo, vận dụng trong lãnh đạo công tác
tôn giáo ở địa phương những năm tiếp theo.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
7.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả của Luận văn góp phần khẳng định những quan điểm, chủ
trương, chính sách đúng đắn của Đảng về công tác tôn giáo và sự vận dụng
sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Bình Phước vào thực tiễn địa phương trong những
năm 2001 - 2010.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và
nghiên cứu ở trường chính trị, cao đẳng, đại học và làm tài liệu tuyên truyền,
giáo dục lý luận chính trị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ công tác tôn giáo
cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Bình Phước.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Đảng bộ tỉnh Bình Phước lãnh đạo công tác tôn giáo từ
năm 2001 đến năm 2005.
Chương 2. Đảng bộ tỉnh Bình Phước tăng cường lãnh đạo công tác tôn
giáo từ năm 2006 đến năm 2010.
Chương 3. Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử
10
CHƢƠNG 1
ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH PHƢỚC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TÔN
GIÁO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1 Bối cảnh lịch sử thực hiện công tác tôn giáo của Đảng bộ Bình
Phƣớc
1.1.1. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tác động đến công
tác tôn giáo
Về điều kiện tự nhiên
Bình Phước là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây Bắc khu vực
Đông Nam bộ, có vị trí địa lý từ 11o22’ đến 12o16’ vĩ độ Bắc, 102o8’ đến
107o28’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, phía Nam
giáp tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, phía Tây
giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia với chiều dài đường biên giới
260,4 km. Tổng diện tích tự nhiên là 6.857,35 km2.
Đất đai Bình Phước có nhiều loại, nhưng chủ yếu là đất đỏ bazan chiếm
1/2 tổng diện tích của tỉnh. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm chia làm 2
mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2.045 đến
2.325 mm, được rải đều trong nhiều tháng nên ít khi gây ra lũ lụt; đặc biệt ở
Bình Phước hầu như không bị ảnh hưởng trực tiếp của bão. Nhiệt độ bình
quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 - 260 C, nhiệt độ bình quân thấp
nhất từ 21,5 – 220 C, cao nhất từ 31,7 - 32,20 C. Độ ẩm không khí trung bình
hàng năm từ 80,8 - 81,4%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 16%, tháng có độ ẩm
cao nhất lên tới 88,2%.
Điều kiện đất đai và khí hậu Bình Phước nói trên rất thuận lợi cho việc
phát triển sản xuất, nhưng do là tỉnh có đường biên giới dài, địa hình chia cắt,
giao thông khó khăn, nhất là vùng biên giới, nên ảnh hưởng nhiều đến công
tác quản lý địa bàn, quản lý tôn giáo ở vùng đồng bào DTTS khu vực biên
giới.
11
Về điều kiện kinh tế
Bình Phước được thành lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, hiện nay về
mặt hành chính gồm có 10 huyện, thị, trong đó 3 thị xã và 7 huyện. Nằm
trong vùng trọng điểm kinh tế phía nam và khu tam giác kinh tế Việt Nam –
Lào – Camphuchia, có cửa khẩu quốc tế Hoa Lư và là cửa ngõ nối liền giữa
khu vực Tây Nguyên với miền Đông Nam bộ… nên Bình Phước rất thuận lợi
trong việc phát triển thương mại, du lịch giữa các vùng miền và khu vực.
Với nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và khí hậu, nhất là có vùng
đất đỏ ba zan rộng lớn, nên Bình Phước cũng là địa bàn có nhiều tiềm năng để
phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp (cao su, cà phê, điều, tiêu). Bên
cạnh đó, Bình Phước còn khá dồi dào về các nguồn tài nguyên thiên nhiên
khác, như rừng, khoáng sản, hệ thống sông hồ, v.v…. thuận lợi cho việc khai
thác phát triển ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp khai khoáng và phát
triển thủy điện. Tuy nhiên, do tình trạng dân di cư tự do lấn chiếm đất rừng,
khai thác tự phát kéo dài, ảnh hưởng đến môi trường, đến việc giữ ổn định,
tăng cường đoàn kết trong các khu vực dân cư.
Về điều kiện dân cư, văn hóa, xã hội
Dân số tỉnh Bình Phước năm 1997 có 581.802 người [31, tr. 256], đến
năm 2013 có khoảng 916.000 người. Trên địa bàn tỉnh có 41 dân tộc, trong đó
phần lớn là người Kinh, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 20% dân số,
cư trú chủ yếu ở vùng núi và khu vực biên giới.
Đặc biệt, Bình Phước là địa bàn có nhiều tôn giáo và các cơ sở tôn
giáo. Trước năm 1975, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 6 tôn giáo: Công giáo,
Phật giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài, Phật giáo Hoà Hảo. Mỗi tôn giáo có
lịch sử hình thành và hình thức hoạt động chủ yếu như:
Đạo Công giáo có mặt ở Bình Phước vào đầu năm 1933. Đến những
năm cuối của thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60/XX, đạo Công giáo xuất hiện nhiều
trên địa bàn huyện Bình Long, Phước Long (cũ). Tín đồ ở đây chủ yếu là cư
dân các tỉnh phía bắc di cư vào năm 1954, do Ngô Đình Diệm đưa đến nhằm
12
mở rộng địa bàn tôn giáo, làm lá chắn phía Tây Bắc chiến trường Đông Nam
bộ. Năm 2013, toàn tỉnh có 90.225 tín đồ; 48 giáo xứ, 16 giáo họ; 46
chức sắc thuộc Giáo hạt Bình Long và Giáo hạt Phước Long. Đạo Công
giáo ở Bình Phước trực thuộc quản lý của hai giáo phận là Tòa Giám
mục Phú Cường (Bình Dương) và Tòa Giám mục Buôn Mê Thuột (Đắk
Lắk), hoạt động của hai Tòa Giám mục này có mối quan hệ thường
xuyên với chính quyền, hợp tác với các ngành chức năng của tỉnh trong
việc phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo
trên địa bàn Bình Phước.
Phật giáo có khoảng 46.348 tín đồ; 162 chức sắc, 145 nhà tu hành, 232
chức việc đã được Nhà nước công nhận, sinh hoạt ở 114 cơ sở thờ tự; ngoài ra
còn khoảng 30 tu sĩ, 80 chức việc thuộc các Ban hộ tự của 16 chùa chưa được
Nhà nước công nhận. Phật giáo ở Bình Phước có hai dòng phái là Bắc Tông
và Nam Tông, ngoài ra còn có sự hoạt động của “Giáo hội phật giáo Việt
Nam thống nhất”.
Đạo Tin lành truyền bá đến vùng dân tộc S’Tiêng ở huyện Bù Đốp vào
năm 1953 rồi phát triển khá nhanh và lan dần ra nhiều nơi. Hoạt động truyền
giáo của đạo Tin lành ở vùng S’tiêng gồm các tổ chức văn hoá, xã hội, từ
thiện…trong liên phái Cơ Đốc giáo thế giới hỗ trợ cho hội thánh Tin lành
Việt Nam tiến hành. Những năm qần đây, tình hình hoạt động của đạo Tin
lành nảy sinh nhiều vấn đề đòi hỏi công tác tôn giáo cần quan tâm giải quyết,
nhất là sau các vụ bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên (2001, 2004). Năm 2013,
đạo Tin lành ở Bình Phước có 31 hệ phái (trong đó 9 hệ phái đã được công
nhận tư cách pháp nhân), có 22 chức sắc, 332 chức việc, 57.519 tín đồ, 5 chi
hội thuộc Hội thánh Tin lành miền Nam Việt Nam và 01 chi hội thuộc Hội
thánh Tin lành Báp tít Việt Nam, 427 điểm nhóm đã đăng ký sinh hoạt theo
Chỉ thị 01/2005/CT – TTg ngày 4/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, ở Bình Phước còn có các tôn giáo khác như: Cao đài, Phật
giáo Hoà Hảo, Hồi giáo, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam, Đạo Baha’I. Số
13
lượng tín đồ của các tôn giáo này ít, hoạt động tương đối ổn định, chấp hành
tốt các quy định của Đảng, Nhà nước và có những đóng góp tích cực đối với
sự phát triển văn hóa, xã hội.
Năm 2013 Bình Phước có 08 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận tư
cách pháp nhân, đó là: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao Đài, Hồi giáo,
Phật giáo Hoà Hảo, Ba ha’I, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam. Tổng số tín đồ
các tôn giáo là 197.447 người, chiếm 22,68 % dân số toàn tỉnh; đặc biệt trong
đó có 44,6% số người dân tộc thiểu số theo các tôn giáo [78]. Điều này đã gây
tác động không nhỏ đến an ninh trật tự, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của
Bình Phước.
Nhìn chung, các yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội nêu trên tuy có
nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, nhưng cũng có
những ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện công tác tôn giáo. Đó là:
Bình Phước còn là tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, hậu quả chiến tranh
nặng nề, lại xa các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của đất nước, nên
việc nâng cao đời sống nhân dân gắn với việc tuyên truyền đường lối, chính
sách còn hạn chế.
Trên địa bàn Bình Phước còn có nhiều cơ sở tôn giáo hoạt động tự do,
chưa đủ cơ sở để được thừa nhận pháp nhân tôn giáo theo quy định, nên tác
động nhất định đến ổn định xã hội, hiệu quả của công tác tôn giáo.
Do Bình Phước có số dân di cư tự do đông, lại ở phân tán, nhất là đồng
bào thiểu số, như người S’tiêng ở khu vực biên giới theo đạo,…nên việc
tuyên truyền, vận động xây dựng khối đoàn kết dân tộc cũng như thực hiện
công tác tôn giáo gặp rất nhiều khó khăn.
Tình hình trên đặt ra yêu cầu cho Đảng bộ tỉnh Bình Phước cần phải
quan tâm đến công tác tôn giáo, đặc biệt phải có chủ trương, biện pháp đúng
đắn để phát huy hiệu quả công tác tôn giáo, nhất là công tác vận động quần
chúng, tuyên truyền vận động đồng bào có đạo chấp hành chính sách pháp
luật, tham gia xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
14
1.1.2 Thực trạng công tác tôn giáo ở Bình Phước trước năm 2001
Tính đến cuối năm 2000, ở Bình Phước có 6 tôn giáo (Phật giáo, Công
giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo) đã được công nhận tư
cách pháp nhân. Tổng số tín đồ các tôn giáo là 181.243 chiếm 27,7 % dân số
toàn tỉnh[1].
Hoạt động của các tôn giáo cơ bản diễn ra bình thường, chấp hành đúng
quy định của pháp luật. Đồng bào các tôn giáo vui mừng, phấn khởi trước
những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội đất nước và ngày càng tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.
Nổi bật là, đồng bào có đạo đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu
nước và hành động cách mạng; hưởng ứng công tác xã hội từ thiện nhân đạo,
giúp đỡ người nghèo và trẻ em khó khăn. Các tổ chức tôn giáo tiếp tục tăng
cường củng cố tổ chức và truyền bá đức tin.
Tuy nhiên, trong bối cảnh các thế lực thù địch trong và ngoài nước tăng
cường hoạt động chống phá cách mạng, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân
chủ, nhân quyền, hoạt động của một số tổ chức, cá nhân tôn giáo ở Bình
Phước còn nhiều sai phạm và diễn biến phức tạp. Nhiều cơ sở thờ tự của các
tôn giáo hoạt động trái phép, chưa được nhà nước công nhận, cấp giấy quyền
sử dụng đất…
Riêng đạo Tin lành ở Bình Phước có trên 80 nhà nguyện xây dựng trái
phép (tính đến 2000). Hoạt động của đạo Tin lành ở vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới có chiều hướng lan rộng, khó kiểm soát.
Một số hệ phái Tin lành mới được công nhận tư cách pháp nhân như: Hội
thánh Báp tít Nam phương; Cơ đốc Phục Lâm; Phúc âm Ngũ tuần; Tin lành
Trưởng lão; Hội thánh Mennonite; Liên hữu Cơ đốc... tăng cường củng cố
ban chấp sự, phong chức, phong phẩm. Đồng thời, còn có không ít phần tử
cực đoan của một số hệ phái Tin lành chưa được nhà nước công nhận, như
Liên đoàn truyền giáo Phúc âm, Hội thánh đấng Chrits sắc tộc S’tiêng Việt
Nam, không đăng ký sinh hoạt với chính quyền. Một số linh mục, mục sư ở
15
TP Hồ Chí Minh, nhiều lần đến làm mục vụ tại các điểm nhóm Tin Lành
thuộc hệ phái Liên đoàn truyền giáo Phúc âm chưa được được nhà nước công
nhận pháp nhân trên địa bàn Bình Phước.
Ngoài ra, còn xuất hiện một số “đạo lạ”, “tà đạo” trên địa bàn tỉnh Bình
Phước. Đó là tà đạo Thiên Nhơn xuất hiện ở xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú
(năm1991); đạo Thanh Hải vô thượng sư xuất hiện từ năm 1995, tại xã Thanh
Phú, huyện Bình Long, sau đó đạo này lan tới thị xã Đồng Xoài. Đạo Thanh Hải
vô thượng sư có những hoạt động lén lút ở nhiều địa phương trong tỉnh. Hình thức
hoạt động của đạo này núp dưới nhiều danh nghĩa, như: thành lập câu lạc bộ thiền
dưỡng sinh, mở các quán cơm chay để lôi kéo người qua đường ghé ăn cơm, lắp
đặt chảo Ăng ten Parapol để thu chương trình truyền hình của Thanh Hải, tổ chức
các chuyến du lịch (kể cả trong và ngoài nước), tổ chức các buổi làm rẫy chung,
thời gian, địa điểm sinh hoạt thường không cố định.
Trước tình hình trên, các cấp ủy đảng ở Bình Phước đã đề ra nhiều chủ
trương, biện pháp đẩy mạnh công tác tôn giáo. Tỉnh ủy đã xây dựng Đề án
công tác cán bộ, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo;
đồng thời, sắp xếp, bố trí nhân sự, đội ngũ cán bộ cho các cơ quan chuyên
môn về công tác tôn giáo, kiện toàn bộ máy cơ quan Ban Dân tộc và Tôn giáo
tỉnh, UBMTTQVN tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy; phòng PA 38 Công an tỉnh.
Đây là các cơ quan tham mưu giúp việc thường xuyên cho Ban chỉ đạo Công
tác tôn giáo tỉnh. Hàng năm Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh tham mưu cho
UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ tổ
chức 8 lớp bồi dưỡng, nghiệp vụ công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ làm
công tác dân vận, công tác dân tộc - tôn giáo.
Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, Đảng bộ tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống
chính trị trong toàn tỉnh tiếp tục thực hiện nghị quyết 24 của Bộ Chính trị,
Nghị định 69 của Hội đồng Bộ trưởng, Thông báo 255 – TB/TW năm 1999
của Bộ Chính trị về một số công tác đối với đạo Tin lành, Quyết định
11/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác tôn giáo.
16
Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, Tỉnh uỷ Bình Phước ra
Chỉ thị số 18 – CT/TU ngày 10/7/1999 về việc “Triển khai thực hiện Thông
báo 184 - TB/TW năm 1998 của Bộ Chính trị đối với đạo Tin lành” và thành
lập Ban chỉ đạo 184, do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm trưởng
ban. Đồng thời, Tỉnh ủy chỉ đạo tập trung đẩy mạnh công tác quản lý nhà
nước về tôn giáo, nhất là vấn đề quản lý nơi thờ tự của các tôn giáo theo đúng
quy định của pháp luật.
Để giải quyết các cơ sở thờ tự trái phép, Tỉnh ủy Bình Phước đã có
công văn 39 – CV/TU ngày 22/3/1999 về công tác tôn giáo. Trong đó, tập
trung về việc công nhận và hợp thức hóa nơi thờ tự của các tôn giáo, được
giải quyết từng bước chia theo 4 giai đoạn đó là: thứ nhất, những nơi thờ tự
trước năm 1975 nhưng hiện vẫn còn tín đồ, có người quản lý thì được công
nhận; thứ hai, những nơi thờ tự được xây dựng từ 1975 đến năm 1991 nếu có
đủ các yếu tố như những cơ sở thờ tự được xây dựng trước năm 1975 thì được
hợp thức hóa công nhận; thứ ba, những cơ sở xây dựng từ năm 1976 đến năm
1995 sẽ xem xét sau; thứ tư, những nơi thờ tự có từ 1/1/996 trở lại đây thì
không xem xét.
Trên cơ sở chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bình Phước đã có công
văn 1608 – CV/UBND ngày 7/10/1998 về hợp thức hóa nơi thờ tự của tôn
giáo, để chỉ đạo UBND các huyện, thị rà soát, tổng hợp tình hình các cơ sở
thờ tự trái pháp luật. Ban hành quyết định số 22/2000/QĐ – UB ngày
22/2/2000 triển khai kế hoạch thực hiện Thông báo 225 – TB/TW của Bộ
Chính trị và Quyết định số 11/2000/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, để
thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Kết quả, công tác tôn giáo của hệ thống chính trị trong giai đoạn này đã
đạt được một số kết quả quan trọng. Nhận thức của cán bộ, đảng viên về công
tác tôn giáo bước đầu được nâng lên, các chủ trương, chính sách tôn giáo
được quán triệt, triển khai thực hiện. MTTQ, các đoàn thể đã tổ chức được
360 đợt tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật cho hơn 37.000 đoàn
17