Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1997 đến năm 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

==============================

DƯƠNG THỊ HUYỀN

ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CƠ SỞ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2006

Luận văn thạc sĩ Lịch sử

HÀ NỘI - 2012

0


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

==============================

DƯƠNG THỊ HUYỀN

ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CƠ SỞ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2006

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56



Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Hồ Khang

1
HÀ NỘI - 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 4
Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC .... 11
GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ............. 11
CƠ SỞ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001 ................................................... 11
1.1. Tỉnh Hưng Yên và công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán
bộ cơ sở tỉnh Hưng Yên trước năm 1997 .................................................... 11
1.1.1. Vài nét khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử
tỉnh Hưng Yên ......................................................................................... 11
1.1.2. Công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở tỉnh
Hưng Yên trước năm 1997...................................................................... 17
1.2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với công tác giáo dục
lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1997 đến năm 2001 .... 23
1.2.1. Đặc điểm tình hình và yêu cầu đặt ra đối với công tác giáo dục lý
luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở tỉnh Hưng Yên ......................... 23
1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên ...................................... 27
1.2.3. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo công tác giáo dục lý luận chính trị
cho đội ngũ cán bộ cơ sở của tỉnh ........................................................... 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG I .............................................................................. 43
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO
......................................................................................................................... 44
CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ CƠ SỞ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2006 ............................................. 44

2.1. Yêu cầu tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ
cán bộ cơ sở của tỉnh và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên ............. 44
2.1.1. Yêu cầu tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội
ngũ cán bộ cơ sở ...................................................................................... 44
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên ...................................... 47
2.2. Đảng bộ tỉnh Hưng chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục lý luận chính
trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở ........................................................................ 52

1


2.2.1. Chỉ đạo xây dựng chương trình hành động, kế hoạch và đề án về
công tác giáo dục lý luận chính trị .......................................................... 52
2.2.2. Chỉ đạo hoạt động của Trường chính trị Nguyễn Văn Linh và các
Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các huyện, thị xã ................................. 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 70
Chương 3: NHẬN XÉT TỔNG QUÁT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
CHỦ YẾU....................................................................................................... 72
3.1. Nhận xét tổng quát ............................................................................... 72
3.1.1. Một số thành tựu trong sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác
giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở ............................... 72
3.1.2. Một số hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác
giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở ............................... 80
3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu ................................................................ 84
3.2.1. Hoạch định chủ trương giáo dục lý luận chính trị cần bám sát vào
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh và
đặc điểm của đội ngũ cán bộ cơ sở ......................................................... 84
3.2.2. Phải có sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể để tiến hành
công tác giáo dục lý luận chính trị một cách thực chất, tránh hình thức 86
3.2.3. Phải có sự chỉ đạo sát sao, nhạy bén để tạo lập đồng bộ các yếu tố

cho việc nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị......................... 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 94
KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 99
PHỤ LỤC…………………………………………………………..……...105

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTB

:

Chủ nghĩa tư bản

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

GDLLCT


:

Giáo dục lý luận chính trị

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

KT,VH,XH

:

Kinh tế, văn hóa, xã hội

LLCT

:

Lý luận chính trị

TBCN

:

Tư bản chủ nghĩa

TTBDCT


:

Trung tâm bồi dưỡng chính trị

UBND

:

Ủy ban nhân dân

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

3


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Công tác GDLLCT cho cán bộ, đảng viên là một bộ phận của công tác tư
tưởng, lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lãnh đạo thực hiện công tác
GDLLCT là một khâu quan trọng trong lãnh đạo công tác xây dựng Đảng về
tư tưởng. Công tác tư tưởng muốn làm tốt trước hết phải làm tốt công tác
GDLLCT. V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Không có lý luận cách mạng thì không có
phong trào cách mạng” [28, tr.32] và “chỉ Đảng nào có lý luận tiên phong
hướng dẫn, thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong” [28,
tr.32] .
Trải qua gần 80 năm hoạt động và trưởng thành, trong các thời điểm, hoàn

cảnh khác nhau, Đảng luôn chăm lo đến công tác GDLLCT cho cán bộ, đảng
viên. Công tác GDLLCT đã góp phần quan trọng làm cho chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng và nền
tảng tinh thần của xã hội; nâng cao tính tự giác chính trị của cán bộ, đảng viên
và các tầng lớp nhân dân trong việc kiên định và quyết tâm thực hiện thắng
lợi mọi chủ trương, đường lối, cương lĩnh chính trị của Đảng.
Ngày nay, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giành
được những thành tựu quan trọng. Đất nước đang chuyển sang thời kỳ phát
triển mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng cơ sở vật chất
cho CNXH. Thực tiễn đó đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt
của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt
nam. Đó là thắng lợi của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
cơ sở lý luận khoa học của cách mạng, nền tảng tư tưởng của Đảng và của
cách mạng Việt Nam. Đó cũng là kết quả và thắng lợi của quá trình tổ chức
giáo dục truyền bá hệ tư tưởng, cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng,
trong đó GDLLCT giữ vai trò quan trọng nhằm nâng cao nhận thức chính trị,
4


ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia vào công cuộc đấu
tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là dưới những biến động lớn
về kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới và khu vực, nhất là sau sự sụp đổ của
Liên Xô và các nước Đông Âu, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bên
cạnh mặt tích cực còn có những mặt tiêu cực tác động mạnh mẽ đến đội ngũ
cán bộ, đảng viên và nhân dân; dẫn đến hậu quả là, một số bộ phận không nhỏ
cán bộ chạy theo lợi ích kinh tế, ít quan tâm đến chính trị, một số thoái hóa
về phong cách, lối sống, phai nhạt lý tưởng, thậm chí có người phản bội sự
nghiệp cách mạng làm mất niềm tin trong nhân dân; một bộ phận cán bộ đảng
viên vẫn còn mắc bệnh độc đoán chuyên quyền, phong cách làm việc thiếu
khoa học, thiếu dân chủ... Sự nghiệp đổi mới của nước ta đang đứng trước

những thời cơ và thách thức mới. Để có thể giữ vững ổn định chính trị và tiếp
tục phát triển đất nước, nhất thiết chúng ta phải tỉnh táo phán đoán, xử lý kịp
thời. Điều đó đòi hỏi người cán bộ từ Trung ương đến cơ sở phải có trình độ
LLCT để đáp ứng và giải quyết những yêu cầu nhiệm vụ được giao; bởi trình
độ LLCT đối với người cán bộ là yếu tố “then chốt” cho mọi hoạt động nhận
thức và hành động thực tiễn của họ, là khâu quyết định trực tiếp sự thành bại
của cách mạng, gắn với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ.
Trong tác phẩm Sửa đổi lề lối làm việc (viết năm 1947) Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công
tác thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”; “lý luận
phải liên hệ với thực tế”. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, GDLLCT phải được
đặt lên hàng đầu và trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong
giáo dục về mọi mặt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là đội ngũ cán
bộ lãnh đạo cơ sở. Vì chính họ là những người trực tiếp tổ chức thực hiện
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở cơ sở. Vấn đề này
5


còn đặc biệt có ý nghĩa đối với đội ngũ cán bộ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên – một
tỉnh mới tái lập, đang có những bước phát triển quan trọng trong mọi mặt đời
sống xã hội, song vẫn còn nhiều vấn đề cấp bách đang đặt ra.
Thực tế cho thấy bên cạnh những mặt đã làm được đội ngũ cán bộ ở Hưng
Yên, nhất là cán bộ cơ sở vẫn còn nhiều bất cập về trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là trình độ LLCT. Bởi đội ngũ
cán bộ cở sở hiện nay ở Hưng Yên được hình thành từ nhiều nguồn, thường
trưởng thành từ thực tế, họ ít được đào tạo LLCT một cách có hệ thống, nên
trình độ tư duy lý luận hạn chế, trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn họ
thường mắc phải bệnh kinh viện, giáo điều, điều hành công tác lãnh đạo, quản
lý cũng như xử lý công việc một cách máy móc, kém hiệu quả, ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động tổ chức thực tiễn ở địa phương.

Trước tình hình ấy, việc nghiên cứu về quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
lãnh đạo công tác nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở, đúc rút
kinh nghiệm từ quá trình đó, đang trở thành một yêu cầu cấp thiết. Đó là
những lý do chủ yếu để tôi chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo
công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1997
đến năm 2006” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Công tác GDLLCT được Đảng ta xác định đây là một trong những công
tác trọng tâm, đặc biệt công tác này ở các địa phương càng có vị trí, vai trò
quan trọng. Do đó Đảng ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách và những
yêu cầu, quy định về trình độ LLCT đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp,
các ngành. Đây là những định hướng quan trọng góp phần nâng cao trình độ
LLCT cho đội ngũ cán bộ.

6


Trong những năm vừa qua, lĩnh vực này đã có nhiều tác giả, nhiều
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, cụ thể:
- Các công trình tham khảo, chuyên khảo
“Thế giới quan khoa học và những vấn đề lý luận của việc xây dựng
thế giới quan khoa học trong xã hội xã hội chủ nghĩa" (1975), V.I.Vaxilenco,
Nxb Matxcova.
“Một số vấn đề về công tác tư tưởng trong tình hình mới” của tác giả
Hữu Thọ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
“Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin" (2010),
GS,TS. Hoàng Chí Bảo chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
“Đổi mới và phát triển - những vấn đề lý luận và thực tiễn” (2006),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội …

- Bài tạp chí
“Xây dựng Đảng về tư tưởng chính trị” của GS Nguyễn Đức Bình,
Tạp chí Cộng sản.
“Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của công tác GDLLCT
trong tình hình mới” của Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Thông tin công tác tư
tưởng lý luận, số 1/ 2004.
“Tạo bước chuyển biến mới trong việc học tập lý luận chính trị của
cán bộ, đảng viên” của Nguyễn Phú Trọng, Tạp chí Cộng sản, tháng 11/
1999.
- Luận án, luận văn tiến sĩ, thạc sĩ
“Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ các bộ lãnh đạo chủ
chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thị
Hồng Lê, Luận văn thạc sĩ triết học.

7


“Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy Mác – Lênin ở
các trường chính trị tỉnh” của Nguyễn Đình Trãi, luận án tiến sĩ triết học,
năm 2001.
“ Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT
cho đội ngũ cán bộ cơ sở ở miền núi từ năm 1996 đến năm 2006” của Lê Văn
Minh, luận văn thạc sĩ lịch sử Đảng CSVN, năm 2009.
“Quá trình đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ,
đảng viện ở cơ sở trong cuộc đấu tranh “chống diễn biến hòa bình” của Vũ
Ngọc Am, luận án tiến sĩ triết học, năm 2002.
Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu ở góc độ khác nhau, nhưng cho đến
nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với công tác GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở
như đề tài mà chúng tôi đã lựa chọn.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với công tác
GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1997 đến năm 2006, từ đó rút ra
một số kinh nghiệm, góp phần đẩy mạnh công tác GDLLCT cho đội ngũ cán
bộ cơ sở ở Hưng Yên thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích hệ thống quan điểm của Đảng và những chủ trương, giải pháp
của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với công tác GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ
sở.
- Làm rõ sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên quan điểm của Đảng về
công tác GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở vào thực tiễn địa phương.
- Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên công tác GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở ở địa phương.
8


- Đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh
đạo công tác GDLLCT từ năm 1997 đến năm 2006.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với công tác GDLLCT cho
đội ngũ cán bộ cơ sở của tỉnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Luận văn nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Hưng Yên, nhưng có
nghiên cứu ở mức độ nhất định các tỉnh lân cận để so sánh.
- Thời gian: Đề tài nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
đối với công tác GDLLCT từ năm 1997 đến năm 2006, có phần liên hệ với
thời gian trước để so sánh.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối của Đảng, nghị
quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác GDLLCT.
5.2. Nguồn tư liệu
Luận văn khai thác nguồn tư liệu chủ yếu là các văn kiện Đại hội Đảng,
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, Hội nghị Bộ Chính trị và các tác phẩm,
các bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như các
nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác GDLLCT từ năm 1997
đến năm 2006; những báo cáo tổng kết thực tiễn công tác GDLLCT của Ban
tư tưởng - văn hóa Trung ương và các cơ quan có liên quan.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của Luận văn là kết hợp phương pháp lịch sử và
phương pháp logic để làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo
9


công tác GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Ngoài ra, luận văn còn kết hợp
phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích, so sánh để dựng lại bức tranh lịch
sử về công tác GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên từ năm
1997 đến năm 2006 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Để luận giải và rút ra
những kinh nghiệm chủ yếu có giá trị lý luận và thực tiễn phục vụ hiện tại,
luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp logic - lịch sử, so sánh và hệ thống
hóa.
6. Đóng góp khoa học của luận văn
- Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo công tác
GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở (1997 – 2006) trên cơ sở đó nêu rõ những
thành tựu và hạn chế về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với công
tác GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở.
- Rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

đối với công tác GDLLCT, góp phần thực hiện tốt hơn nữa công tác
GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở thời gian tới.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu và tuyên truyền về
lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo công tác giáo dục lý luận
cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1997 đến năm 2001
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên tăng cường lãnh đạo công tác giáo
dục lý luận cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 2001 đến năm 2006
Chương 3: Nhận xét tổng quát và kinh nghiệm chủ yếu

10


Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CƠ SỞ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
1.1. Tỉnh Hưng Yên và công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội
ngũ cán bộ cơ sở tỉnh Hưng Yên trước năm 1997
1.1.1. Vài nét khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử
tỉnh Hưng Yên
Đặc điểm tự nhiên
Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc châu thổ Đồng Bằng Bắc
Bộ, có tọa độ địa lý từ 20°36′-21°01′ độ vĩ Bắc và 105°53′-106°17′ độ kinh
Đông. Cũng như các tỉnh khác thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên
chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều nắng và có
mùa đông lạnh. Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt.

Hưng Yên có vị trí địa lý khá quan trọng, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Phía
Đông, Hưng Yên giáp Hải Dương; phía Nam giáp Thái Bình; phía Tây giáp
Hà Tây; phía Tây Nam giáp Hà Nam, phía Tây bắc giáp Hà Nội và Bắc Ninh,
[2, tr.9] Nhìn chung, ranh giới tự nhiên của Hưng Yên được bao bọc bởi
những con sông (trừ khu vực phía Bắc không có địa giới tự nhiên do từ xưa
địa giới khu vực này hay biến đổi). Do vị trí nằm ở trung tâm đồng bằng sông
Hồng, lại là cửa ngõ phía Đông của thành phố Hà Nội nên hệ thống giao
thông thủy, bộ khá phát triển. Ở đây có quốc lộ 5A, 39A, 38; có tuyến đường
sắt Hà Nội – Hải Phòng và các tuyến đường sông Hồng, sông Luộc; gần các
sân bay Gia Lâm, Nội Bài, Cát Bi và các cảng biển lớn như Hải Phòng, Cái
Lân...

11


Hưng Yên, với đặc trưng của một tỉnh đồng bằng, đất đai trù phú,
không có đồi, núi và biển; địa hình tương đối bằng phẳng, tập đoàn cây trồng
và vật nuôi đa dạng, với diện tích tự nhiên 923,09 km². Đất nông nghiệp
61.037 ha, diện tích cây hàng năm là 55.645 ha (chiếm 91%), còn lại là đất
trồng cây lâu năm, mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất chuyên dùng và đất sử
dụng cho các mục đích khác. Đất chưa sử dụng khoảng 7.471 ha, toàn bộ
diện tích trên đều có khả năng khai thác và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Thiên nhiên, đất đai sông nước đã ban tặng cho người Hưng Yên những sản
vật quý giá.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Ngay từ buổi đầu lịch sử, thời các vua Hùng dựng nước, vùng đất Hưng
Yên đã có sự cư trú của con người. Về hành chính, vùng đất này vốn thuộc bộ
Dương Tuyền thời Hùng Vương; huyện Chu Diên thời Bắc thuộc. Sau nhiều
lần thay đổi, đến năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành

lập gồm tám huyện [35, tr.10]. Sau khi nhập các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ,
Mỹ Hào, Văn Giang về thì Hưng Yên có mười huyện như ngày nay [35,
tr.16].
Ngày 26 tháng 01 năm 1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị
quyết số 504 – NQ/TVQH phê chuẩn việc hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và
Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng, đặt tỉnh lỵ tại thị xã Hải Dương [2, tr.12].
Sau gần 30 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dương, ngày 06 tháng 11 năm
1996, Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 10 đã phê chuẩn việc chia tỉnh Hải Hưng
thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh
Hưng Yên được tái lập, gồm sáu đơn vị hành chính cấp huyện, với 160 xã
phường, thị trấn. Ngày 24 tháng 7 năm 1997, Chính phủ ra Nghị định số
17/CP chia huyện Phủ Tiên thành huyện Phủ Cừ và Tiên Lữ. Ngày 24 tháng
7 năm 1999, Chính phủ duyệt cho hai huyện Châu Giang và Mỹ Văn chia tách
12


thành năm huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Mỹ hào, Văn Lâm, Yên Mỹ. Ngày
nay Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính bao gồm
thành phố Hưng Yên và 9 huyện; Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Hưng Yên;
toàn tỉnh có 163 xã, phường, thị trấn (gồm 148 xã, 7 phường, 9 thị trấn).
Hưng Yên là tỉnh khá đông dân, tính đến cuối năm 2004 dân số có
1.089.156 người; lực lượng lao động chiếm hơn 50%; mật độ dân số là 1200
người/km2 [2, tr.13].
Hưng Yên có phố Hiến, xưa là chốn phồn hoa đô thị chỉ đứng sau thủ
đô Hà Nội, vốn là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài.
Thuyền bè ngược Sông Hồng lên Thăng Long “Kẻ chợ” đều phải dừng ở phố
Hiến đợi giấy phép, tấp nập tầu thuyền của ngoại quốc ra vào buôn bán. Các
nước Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp... Đã dựng nhiều thương điếm làm cho phố
xã càng tấp lập đông vui, đúng như câu ca: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố
Hiến”.

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước theo đường lối
đổi mới của Đảng hiện nay, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên tiếp tục phát huy
truyền thống văn hiến cách mạng, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh quyết tâm phấn đấu xây dựng Hưng Yên thành một tỉnh giàu đẹp văn
minh. Từ chỗ ngân sách của tỉnh chỉ thu được có hơn 82 tỷ đồng (năm 1997),
trang trải chưa đủ tiền lương cho cán bộ viên chức và các đối tượng chính
sách được hưởng lương, nhưng chỉ sau năm năm (trong nhiệm kỳ Đại hội XV
Đảng bộ tỉnh), với chính sách thông thoáng “trải thảm đỏ mời gọi đầu tư”,
Hưng Yên đã có sự chuyển đổi rõ rệt về cơ cấu kinh tế công nông nghiệp.
Vốn là tỉnh thuần nông, hiện nay trên địa bàn Hưng Yên đã hình thành nhiều
khu công nghiệp tập trung như: Khu công nghiệp Phố Nối A; Phố Nối B; khu
công nghiệp Minh Đức; khu công nghiệp Như Quỳnh...Công nghiệp, dịch vụ
về Hưng Yên kéo theo sự tiến triển của tiểu thủ công nghiệp, một số làng
13


nghề thủ công nghiệp truyền thống được khội phục và phát triển ổn định. Một
số thị trấn, thị tứ mới được hình thành, tỷ trọng GDP công nghiệp, dịch vụ so
với nông nghiệp đã dần chiếm ưu thế, tạo điều kiện cho nền kinh tế của tỉnh
phát triển toàn diện và vững chắc, GDP năm sau cao hơn năm trước, bình
quân 12,28% năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đến năm 2005: nông
nghiệp chỉ chiếm 30 %; công nghiệp, xây dựng 38 %; dịch vụ 31,5%. Thu
nhập bình quân đầu người đạt 7,3 triệu đồng tương đương 550 USD [36,
tr.12].
Bên cạnh việc phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục
được phát triển, đảm bảo cân đối về quy mô, loại hình và nâng cao chất
lượng, từng bước được thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Năm
2004, Hưng Yên là một trong bảy tỉnh được tặng cờ dẫn đầu về giáo dục, đào
tạo. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm, lĩnh vực y tế
dự phòng, tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe trẻ em, khám chữa bệnh có nhiều

chuyển biến tích cực. Cơ sở khám chữa bệnh được đầu tư và nâng cấp. Hoạt
động thể dục, thể thao, rèn luyện sức khỏe của nhân dân được chú ý phát
triển. Bộ máy chính quyền các cấp được kiện toàn theo hướng tinh giảm, nâng
cao hiệu quả, hiệu lực điều hành quản lý xã hội.
Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được cải
thiện, số hộ nghèo giảm từ 8,54% năm 2001 xuống còn 3% năm 2005 (tương
đương 13% theo tiêu chí mới), tháng 4 năm 2005 đã xóa xong nhà tranh tre
vách đất cho hộ nghèo. Phong trào đền ơn đáp nghĩa và giúp giúp đỡ các gia
đình chính sách khó khăn đạt kết quả cao, góp phần ổn định đời sống các đối
tượng bảo trợ xã hội [12, tr.23]. Diện mạo của Hưng Yên có sự thay đổi căn
bản, tiềm lực và vị thế của tỉnh trong khu vực và cả nước ngày càng được tăng
cường.
Truyền thống lịch sử
14


Người dân Hưng Yên có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động,
đoàn kết, anh dũng trong đấu tranh chống lại sự áp bức bất công của thế lực
phong kiến và kẻ thù xân lược.
Nơi đây là vùng đất địa linh nhân kiệt, sinh ra những con người tài
năng có học vấn uyên thâm được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng như
Phạm Ngũ Lão, Lê Như Hổ, Lê Hữu Trác, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng
Phụng, Dương Phúc Tư, Phạm Công Trứ… có nhiều đóng góp cho quê hương
đất nước. Đó chính là điểm tựa cho lòng tự hào và chiến lược con người của
Hưng Yên trong tương lai [2, tr.22 – 23].
Vùng đất Hưng Yên vốn có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp đánh giặc
giữ nước. Tuy chưa phải là một trung tâm kinh tế mạnh hoặc có lực hút của
một vùng đô hội nhưng với vị trí của mình, mảnh đất này đủ sức chặn đứng
các hướng tấn công của kẻ thù từ biển đông qua cửa Diêm Điền, Ba lạt vào
sông Luộc, Sông Hồng đến Thăng Long và vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ.

Suốt ngàn năm Bắc thuộc, nhân dân Hưng Yên đã nung nấu ý chí căm
thù quân xâm lược, nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước. Khi đất nước
giành lại quyền tự chủ, nhà Hán lại lăm le xâm lược nhân dân Hưng Yên đã
góp phần không nhỏ vào chiến thắng Bạch Đằng lịch sử. Trong cuộc kháng
chiến chống Tống, Nguyên – Mông, vùng đất Hưng Yên đã trở thành hậu cứ
quan trọng của các vương triều; dưới thời Nguyễn, nhân dân địa phương lại
hăng hái tham gia vào các phong trào của Phan Bá Vành, Cao Bá Quát,
Nguyễn Thiện Thuật... đã thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân
Hưng Yên, tô đậm trang sử hào hùng chống xâm lược của dân tộc.
Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lược, quân và dân Hưng Yên đã kiên cường chiến đấu và chiến
thắng, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Chính vì vậy, tỉnh Hưng
Yên đã được Đảng, Nhà Nước, Chính Phủ, các bộ, nghành tặng thưởng nhiều
15


phần thưởng cao quý; được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng lá cờ “Đoàn kết nhân
dân đánh giặc pháp” nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập nước (2- 9 1945 – 2- 9- 1995), cùng với Hải Dương, Hưng Yên được tuyên dương Đơn
vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nối tiếp truyền thống vẻ vang, năm 2005, Đảng bộ và nhân dân Hưng
Yên vui mùng đón nhận phần thưởng cao quý: Huân chương độc lập hạng
nhất do có nhiều thành tích xuất sắc trong công cuộc đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc từ năm 1997 đến năm 2005.
Nhìn lại chặng đường lịch sử mà Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã đi
qua, nhất là trong 9 năm tái lập tỉnh, thực hiện đường lối đổi mới toàn diện
của Đảng, có thể tự hào về những thành tựu to lớn mà Đảng bộ và nhân dân
đã đạt được.
Bên cạnh những thuận lợi, Hưng Yên cũng có nhiều khó khăn, xuất
phát điểm kinh tế còn thấp, cơ sở hạ tầng còn kém, tuy chưa chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đã khới sắc, nhưng nhìn chung vẫn là tỉnh thuần nông, sản xuất

mạnh mún, hàng hóa nông nghiệp ít, chất lượng chưa cao, công nghiệp nhỏ
bé, nguồn thu ngân sách ít. Đời sống nhân dân ở một số vùng còn gặp nhiều
khó khăn, hàng vạn người thiếu việc làm,bộ máy tổ chức chưa hoàn thiện, đội
ngũ cán bộ, viên chức còn thiếu chưa đồng bộ, trật tự kỷ cương còn lỏng lẻo,
năng lực lãnh đạo và quản lý, trình độ cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức
chưa đáp ứng được những đòi hỏi của giai đoạn mới, một bộ phận cán bộ,
đảng viên tính chiến đấu giảm sút, suy thoái đạo đức ...
Trụ sở và điều kiện làm việc của các cơ quan còn quá chật chội thiếu
thốn, ngân sách hạn hẹp, phần lớn cán bộ nhân viên thiếu chỗ ở; việc đi lại về
gia đình khó khăn.
Việc chia tỉnh, tái lập tỉnh mới, nhìn chung cán bộ, đảng viên và nhân
dân phấn khởi. Song đây là việc lớn, tác động đến tâm tư, tình cảm, công tác,
16


đời sống của cán bộ, công nhân viên của các nghành, đoàn thể ở tỉnh. Do vậy,
tiếp tục làm tốt công tác tư tưởng nói chung, công tác GDLLCT nói riêng để
mọi người nhận thức đúng đắn việc chia tỉnh thấy hết sức khó khăn, hiểu rõ
thuận lợi, tăng cường đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn ở từng cơ quan, đơn
vị, phát huy những thuận lợi, để sớm ổn định mọi mặt, quyết tâm xây dựng
tỉnh phát triển nhanh hơn [32, tr.1-2].
1.1.2. Công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở
tỉnh Hưng Yên trước năm 1997
Đội ngũ cán bộ cơ sở của tỉnh Hưng Yên đa số được trưởng thành trong
kháng chiến, trong hoạt động sản xuất, trong thực tế lãnh đạo quản lý, có ý
chí tự lực, tự cường; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức
trong sáng, luôn kiên định lập trường mục tiêu lý tưởng XHCN, quyết tâm
thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
Trong những năm trước đổi mới, trước những biến động của tình hình
thế giới, bên cạnh mặt tích cực, một bộ phận cán bộ, đảng viên do thiếu rèn

luyện đã bị mặt trái của kinh tế thị trường tác động, đã có những biểu hiện dao
động về tư tưởng, thoái hóa về phẩm chất đạo đức, lối sống, quan liêu, hách
dịch, xa dân, chạy theo đồng tiên, cơ hội, thực dụng, lợi dụng chức quyền và
những sơ hở của cơ chế, chính sách để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất
chính dẫn đến vi phạm pháp luật. Một số cán bộ đã bộc lộ tư tưởng cá nhân,
kèn cựa địa vị, cục bộ địa phương gây mất đoàn kết [27, tr. 47-48].
Bước vào những năm đầu của thập kỷ 80 (XX), trước sự phát triển của
tình hình và yêu cầu của cách mạng, công tác GDLLCT đã tỏ ra bất cập, đòi
hỏi cần phải khắc phục. Vì vậy, năm 1983 Ban Bí thư Trung ương (khóa V)
đã ra Quyết định 15 – QĐ/TW, ngày 2/1/1983, “Về công tác trường Đảng”,
nhằm sắp xếp lại hệ thống trường Đảng cho phù hợp với yêu cầu của tình
hình mới, tiếp tục thực hiện chủ trương cải tiến công tác GDLLCT.
17


Quyết định nêu rõ: “Nhiệm vụ cách mạng hiện nay đòi hỏi phải tiến
hành cải cách giáo dục lý luận chính trị, trước hết là cải cách công tác đào tạo
cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý chủ chốt của Đảng và Nhà
nước làm cho đội ngũ đủ phẩm chất và năng lực, nhất là năng lực tổ chức
thực tiễn” [6, tr.395]. Đồng thời, Quyết định chỉ rõ yêu cầu cải tiến chương
trình, nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp học tập, đào tạo bồi dưỡng
đội ngũ giảng viên, để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
GDLLCT.
Tháng 12/1983, Ban Bí thư đã ra Quyết định số 30 – QĐ/TW “Về tăng
cường công tác GDLLCT tại chức cho cán bộ, đảng viên”, đáp ứng yêu cầu
bối dưỡng cho đông đảo cán bộ, đảng viên ở cơ sở về chủ nghĩa Mác – Lênin,
quan điểm, đường lối của Đảng, nâng cao nhận thức và năng lực hoạt động
thực tiễn.
BCH Trung ương còn quyết định chức năng của trường Đảng huyện,
quận, thị xã vừa mở lớp tập trung vừa mở lớp tại chức bối dưỡng các đảng ủy

viên và bí thư chi bộ cơ sở.
Nhằm tăng cường và thống nhất sự lãnh đạo, quản lý của tỉnh, Thành
ủy và UBND các tỉnh, thành phố đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
ngày 6 tháng 9 năm 1994, Ban Bí thư ra Quyết định số 88 – QĐ/TW về việc
“Thành lập Trường Chính trị cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”
(gọi tắt là Quyết định 88) trên cơ sở thống nhất Trường Đảng và Trường
Hành chính hoặc Trường Quản lý Nhà nước của tỉnh, thành phố, gọi là
Trường Chính trị tỉnh, thành phố, có chức năng nhiệm vụ:
- Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, chính quyền và
các đoàn thể nhân dân ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương
đương: trưởng, phó phòng huyện; trưởng, phó, phó trưởng các ban, ngành cấp
tỉnh và cán bộ dự nguồn các chức danh trên).
18


- Bồi dưỡng ngắn hạn các đối tượng trên về LLCT, đường lối chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, về
quản lý hành chính Nhà nước và công tác vận động quần chúng.
- Tham gia nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn ở địa phương
[29, tr.230].
Trên cơ sở Quyết định số 88 – QĐ/TW, ngày 6/9/1994 của Ban Bí thư,
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã cụ thể hóa ở địa phương. Ngày 1/1/1995, Trường
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính thức được đổi tên là Trường Chính trị tỉnh
Hải Hưng. Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được thành lập trên cơ sở hợp
nhất Trường Đảng tỉnh Hải Hưng và Trường Hành Chính, theo Quyết định số
11 – QĐ/TU, ngày 01/01/1991 của UBND tỉnh Hải Hưng về việc thành lập
Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Hải Hưng.
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên, những năm
1991 – 1996, Trường Chính trị tỉnh Hải Hưng đã mở được 01 lớp đại học

chính trị với 130 học viên, 20 lớp đào tạo cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn
thể với 1.404 học viên. Lớp đào tạo trung cấp LLCT, hệ chính quy. Chương
trình học gồm có 11 phần, thời gian học là 14 tháng, tương đương với 2.874
tiết học. Đối với loại hình này, học viên phải đảm bảo các tiêu chuẩn: có trình
độ học vấn tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc bổ túc, là đảng viên Đảng
CSVN, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, được địa phương chọn lựa gửi đi
đào tạo và phải thông qua hội đồng duyệt sinh.
Ngoài lớp đào tạo chương trình Trung học chính trị hệ chính quy 14
tháng, Trường Chính trị tỉnh Hải Hưng còn mở lớp đào tạo chương trình trung
học chính trị hệ tại chức tại trường và các huyện trong tỉnh cho cán bộ chủ
chốt ở các tổ chức cơ sở Đảng và các đơn vị tương đương với hình thức tập
trung và theo từng đợt trong tháng hoặc theo tháng trong từng quý của năm
19


học, mỗi đợt tập trung từ 10 đến 15 ngày. Học viên tham gia học lớp này đảm
bảo các tiêu chuẩn như hệ chính quy. Hầu hết cán bộ được đào tạo qua lớp
này đều đã giữ những cương vị chủ chốt ở xã, phường, thị trấn, thực hiện tốt
chức năng, nhiệm vụ của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, an ninh,
quốc phòng ở địa phương phát triển theo đúng định hướng của Đảng.
Trước nhu cầu về học tập LLCT của cán bộ, đảng viên ngày càng tăng,
bên cạnh Quyết định số 88 – QĐ/TW về việc “Thành lập Trường Chính trị
cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, ngày 3/6/1995, Ban Bí thư
Trung ương Đảng ra Quyết định số 100- QĐ/T “Về việc tổ chức TTBDCT ở
cấp huyện”. Quyết định nêu rõ mục tiêu thành lập các TTBDCT cấp huyện:
Nhằm tăng cường công tác chính trị, tư tưởng thường xuyên bồi dưỡng đường
lối chính sách của Đảng cho cán bộ, đảng viên, bảo đảm tổ chức thực hiện các
chương trình GDLLCT, nâng cao trình độ kiến thức và nghiệp vụ cho cán bộ
đảng, chính quyền và đoàn thể trên địa bàn huyện [7, tr.323].
Theo Quyết định số 100 - QĐ/T, TTBDCT huyện (quận, thị xã , thành

phố) có nhiệm vụ và tổ chức như sau:
Về nhiệm vụ:
- Tổ chức bồi dưỡng về LLCT, nội dung các nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ trên địa bàn huyện( quân, thị xã,
thành phố) không thuộc đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của trường tỉnh, trước
hết là bí thư chi bộ, trưởng thô, trưởng bản, các đối tượng phát triển đảng
viên, đảng viên mới...
- Tổ chức thông tin khoa học, thời sự, chính sách cho đội ngũ báo cáo
viên ở cơ sở để thông qua đó thông tin cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn
huyện.
- Thực hiện một số nhiệm vụ bồi dưỡng khác xuất phát từ nhu cầu thực
tế của địa phương, do cấp ủy quy định.
20


Về mặt tổ chức:
- Bộ máy TTBDCT có giám đốc (có thể bố trí trưởng Ban Tuyên giáo
kiêm giám đốc trung tâm), giáo vụ, hành chính với biên chế gọn nhẹ không
quá 5 người, điều chỉnh trong số cán bộ hiện có trong biên chế của cơ quan
Đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị (không tăng thêm tổng số biên chế). Các
Trung tâm có đội ngũ giảng viên kiêm chức và có chế độ mới cộng tác viên.
- TTBDCT là đơn vị sự nghiệp trực thuộc huyện, thị ủy có vị trí tương
đương các phòng, ban của huyện thị, có tài khoản và con dấu riêng. Kinh phí
hoạt động của Trung tâm thuộc ngân sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hằng
năm và dài hạn của Nhà nước [13, tr.1]
Căn cứ vào Quyết định số 100 – QĐ/TW, ngày 3/6/1995, của Ban Bí
thư Trung ương Đảng (khóa VII), Hướng dẫn Liên ban số 08 – HDLB/TCTW
–TTVHTW, ngày 26/8/1995, của Ban Tổ chức – Ban Tư tưởng văn hóa
Trung ương “Về việc tổ chức trung tâm bối dưỡng chính trị cấp huyện”, Ban
thường vụ Tỉnh ủy ra Quyết định số 28 – QĐ/TU, ngày 11/01/1996, “Về việc

thành lập trung tâm bối dưỡng chính trị cấp huyện, thị xã” [42, tr.1], theo đó,
từ ngày 01/02/1996, các huyện, thị xã đều thành lập TTBDCT trên cơ sở nâng
cấp Trung tâm giáo dục chính trị (còn gọi là trường Đảng) huyện, thị ủy trước
đây.
Thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh, thời gian này các TTBDCT tập
trung quán triệt các Nghị quyết của Đảng và Tỉnh ủy, cụ thể:
- Tham mưu cho cấp ủy tổ chức sinh hoạt chính trị sâu rộng, tham gia ý
kiến vào các dự thảo Văn Kiện Đại hội VII.
- Tổ chức Hội Nghị tập huấn 6 chuyên đề về nội dung các văn kiện Đại
hội VII: Khẳng định con đường đi lên CNXH; những định hướng lớn trong
chính sách kinh tế - xã hội; đổi mới hệ thống chính trị và vấn đề dân chủ

21


XHCN; những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng; những vấn đề chủ yếu về
Điếu lệ Đảng (sửa đổi); đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới (1991 – 1995).
- Tổ chức quán triệt Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII về đổi mới,
chỉnh đốn Đảng, công tác quốc phòng và an ninh.
- Tổ chức quán triệt Nghị quyết Trung ương 09 – NQ/BCH, ngày
18/02/1995, “Về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay”.
- Đồng thời, phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở các lớp trung cấp
LLCT tại các huyện.
Như vậy, so với Quyết định số 15- QĐ/TW, ngày 02/01/1983, về “công
tác các trường Đảng” thì Quyết định số 88 và Quyết định số 100 của Ban bí
thư quy định chức năng, nhiệm vụ của Trường Chính trị và TTBDCT các
huyện cụ thể hơn. Đồng thời, các Trung tâm cũng có những quyền hạn nhất
định (con dấu, kinh phí hoạt động...) so với Trường Chính trị. Điều này tạo
điều kiện cho các trung tâm hoạt động độc lập hơn (nhưng vẫn phải phối hợp
với Trường Chính trị mở các lớp trung học chính trị tại huyện), có hiệu quả

hơn, tránh tình trạng “lấn sân” giữa Trường và Trung tâm [9, tr.29].
Nếu như trước đây cả Trường Chính trị và các Trung tâm đều triển khai
nghị quyết của Đảng sau mỗi kỳ Đại hội, mở lớp đối tượng Đảng thì nhiệm vụ
này bây giời chỉ giao cho các TTBDCT huyện, thị xã..
Có thể nói Quyết định 88 và Quyết định số 100 của Ban bí thư đã tạo
một bước ngoặt trong công tác GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở, phân
công, phân nhiệm rõ ràng hơn, tạo điều kiện cho mỗi đơn vị hoạt động có hiệu
quả hơn. Sự ra đời của các TTBDCT cấp huyện theo Quyết định 100 –QĐ/TW
và Quyết định 28 – QĐ/TU đã đáp ứng yêu cầu về thông tin và học tập LLCT
của cán bộ, đảng viên cơ sở ngày càng tăng lên, được các địa phương hoan
nghênh đón nhận và nhanh chóng triển khai.

22


Như vậy, nhờ sự định hướng tích cực của Tỉnh ủy, sự chủ động sáng
tạo của các cấp ủy, Ban giám đốc Trường Chính trị tỉnh và Ban giám đốc
Trung tâm các huyện, thị, công tác GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở tỉnh
Hưng Yên trước năm 1997 đã thu được những kết quả nhất định. Những kết
quả đó, mặc dù còn nhiều hạn chế do những nguyên nhân chủ quan và khách
quan khác nhau, song đã góp phần quan trọng thực hiện những mục tiêu và
nhiệm vụ chính trị mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
1.2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với công tác giáo
dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1997 đến năm 2001
1.2.1. Đặc điểm tình hình và yêu cầu đặt ra đối với công tác giáo dục
lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở tỉnh Hưng Yên
Cuối thập kỷ 90 (XX), tình hình thế giới và trong nước tiếp tục có
những biến động với cả thuận lợi và khó khăn. Liên Xô và các nước XHCN
Đông Âu sụp đổ khiến CNXH tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều đó
không làm thay đổi tính chất của thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Các

mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn,
nội dung và hình thức biểu hiện có những nét mới, đấu tranh dân tộc và đấu
tranh giai cấp tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức.
Nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ
trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, chạy đua
vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi.
Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày
càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Các
nước đều đứng trước những cơ hội để phát triển, nhưng do ưu thế về vốn,
công nghệ, thị trường... thuộc về các nước TBCN phát triển và các công ty đa
quốc gia, cho nên các nước chậm phát triển và đang phát triển đứng trước
23


×