Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đảng bộ huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang từ 1986 đến 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.33 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Thu Hương

Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An lãnh đạo
xây dựng lực lượng vũ trang từ 1986 đến 2004

Luận văn ThS. Lịch sử: 60.22.56
Nghd. : PGS.TS. Nguyễn Đình Lê

1


MỤC LỤC

Tran
g
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1. Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Quỳnh Lƣu
về xây dựng lực lƣợng vũ trang.

6

1.1. Yêu cầu khách quan xây dựng lực lượng vũ trang trên
địa bàn huyện Quỳnh Lưu.

6



1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu về xây dựng
lực lượng vũ trang từ năm 1986 đến 2004.

17

Chƣơng 2. Đảng bộ huyện Quỳnh Lƣu chỉ đạo xây dựng
lực lƣợng vũ trang từ năm 1986 đến 2004.

33

2.1. Xây dựng chính trị, tư tưởng cho lực lượng vũ trang
huyện.

33

2.2. Xây dựng lực lượng bộ đội địa phương

37

2.3. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

52

2.4. Xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên

61

Chƣơng 3. Kết quả và một số kinh nghiệm trong xây
dựng lực lƣợng vũ trang huyện Quỳnh Lƣu.


69

3.1. Những kết quả chủ yếu và khuyết điểm, yếu kém.

69

3.2. Một số kinh nghiệm trong xây dựng lực lượng vũ trang

76

huyện Quỳnh Lưu thời kỳ 1986 - 2004.
KẾT LUẬN

88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

90

2


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, tình hình thế giới đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp chứa
đựng nhiều yếu tố khó lường. Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
cũng đang tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định. Những nhân tố đó
tác động trực tiếp đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ

quốc của nhân dân ta.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Tăng
cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm
vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó
Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt…” [14, tr117].
Trong nhiệm vụ chung đó, Đảng ta hết sức quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng
lực lượng vũ trang đặc biệt là xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương một trong những nhân tố quyết định thắng lợi trong các cuộc kháng chiến vừa
qua và còn có một vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Quỳnh Lưu là một trong những địa bàn quan trọng có vị trí chiến lược
của Quân khu IV và tỉnh Nghệ An, nằm ở thế “nam Thanh - bắc Nghệ” với
địa hình phong phú đa dạng, có các đường giao thông chiến lược chạy qua, có
địa thế thông ra biển đông và là bàn đạp ra bắc, vào nam, lên miền tây, có
vùng rừng núi khá rộng và liên hoàn; từng nằm trong những điểm hoạt động
chống phá cách mạng của các thế lực thù địch. Trong những năm qua, dưới sự
lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện, lực lượng vũ trang Quỳnh Lưu
luôn luôn kiên định vững vàng, có trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức chiến

3


đấu ngày càng cao, thường xuyên cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm mưu của
các thế lực thù địch, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc địa
phương.
Tìm hiểu một cách đầy đủ quá trình trưởng thành của lực lượng vũ trang
Quỳnh Lưu dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện từ 1986 đến 2004, rút ra
những bài học kinh nghiệm thiết thực để vận dụng vào quá trình thực hiện
nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hiện nay có ý nghĩa khoa học,
thiết thực.
Vì vậy, tôi đã chọn “Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An lãnh đạo
xây dựng lực lượng vũ trang từ 1986 đến 2004” làm đề tài luận văn thạc sĩ

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng đã được nhiều cơ quan
của Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới các góc độ,
phạm vi khác nhau.
Nhiều nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã có những bài viết quan
trọng đã được in thành sách như: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ
Nguyên Giáp (1966), Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang
nhân dân ( Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội); Văn Tiến Dũng (1965), Bàn về
những kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng ta (
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội); Võ Nguyên Giáp (1967), Những kinh
nghiệm lớn của Đảng ta về lãnh đạo đấu tranh vũ trang và xây dựng lực
lượng vũ trang cách mạng ( Nxb sự thật, Hà Nội). Những công trình đó có
tính chất chỉ đạo.

4


Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống, trực tiếp vấn đề: “Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An lãnh đạo
xây dựng lực lượng vũ trang từ 1986 đến 2004” dưới góc độ khoa học Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng các công trình đã nghiên cứu trên là
những tài liệu quý, phong phú có thể kế thừa, vận dụng trong quá trình thực
hiện luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Thông qua trình bày có hệ thống quan điểm, đường lối, kết quả của quá
trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu về xây dựng lực lượng vũ trang
từ 1986 đến 2004, rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho công cuộc xây dựng
và bảo vệ quê hương, đất nước hiện tại và qua đó làm nổi bật vai trò lãnh đạo

của Đảng bộ, góp phần củng cố lòng tin trong lực lượng vũ trang và nhân dân
ta vào sự lãnh đạo của Đảng.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, đề tài phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Trình bày những yêu cầu khách quan xây dựng lực lượng lực lượng vũ
trang trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.
- Làm rõ những chủ trương và kết quả quá trình Đảng bộ huyện Quỳnh
Lưu lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang từ năm 1986 đến 2004.
- Nêu lên những kết quả, hạn chế và rút ra một số bài học kinh nghiệm
về xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

5


- Nghiên cứu yếu tố chủ quan, khách quan cần phải tăng cường xây dựng
lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.
- Nghiên cứu quá trình lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ Huyện Quỳnh
Lưu về xây dựng lực lượng vũ trang từ năm 1986 đến 2004.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ giới hạn trình bày về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Quỳnh Lưu về xây dựng lực lượng vũ trang địa phương từ 1986 đến 2004.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng lực lượng vũ trang, nhất
là trong thời kỳ đổi mới.
5.2. Nguồn tài liệu
+ Một số tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí

Minh.
+ Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương Đảng, Bộ chính trị, Nghị quyết của Đảng uỷ Quân khu IV,
Đảng uỷ huyện Quỳnh Lưu và Đảng uỷ Quân sự huyện Quỳnh Lưu.
+ Các công trình khoa học của các cơ quan, các nhà khoa học trong và
ngoài nước có liên quan đến đề tài luận văn.
+ Kết quả khảo sát thực tế của tác giả tại địa phương.
5.3. Phương pháp nghiên cứu

6


Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch
sử và phương pháp logíc, đồng thời còn sử dụng một số phương pháp khác
như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê…
6. Đóng góp của luận văn
- Bước đầu trình bày một cách có hệ thống sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Quỳnh Lưu về xây dựng lực lượng vũ trang từ 1986 đến 2004, rút ra
một số bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng vũ trang trong thời kỳ này,
qua đó góp phần làm sáng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam nói chung và Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu nói riêng trong quá
trình lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang - lực lượng nòng cốt trong hai
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và đang là một lực lượng chính trị, lực
lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng.
- Thành công của luận văn góp phần tổng kết thực tiễn, cung cấp cơ sở lý
luận, cứ liệu, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Đảng bộ ở các
địa phương trong việc xây dựng lực lượng vũ trang.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương, 8 tiết.

Chƣơng 1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu về xây dựng
lực lượng vũ trang.
Chƣơng 2. Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ
trang từ năm 1986 đến 2004.
Chƣơng 3. Kết quả và một số kinh nghiệm trong xây dựng lực lượng
vũ trang huyện Quỳnh Lưu.

7


Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN QUỲNH LƢU VỀ XÂY
DỰNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG

1.1. Yêu cầu khách quan xây dựng lực lƣợng vũ trang trên địa bàn
huyện Quỳnh Lƣu
1.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
huyện Quỳnh Lưu
* Vị trí địa lý
Quỳnh Lưu là một huyện thuộc phía bắc của tỉnh Nghệ An, cách thành
phố Vinh khoảng 60 km về phía bắc. Phía bắc huyện Quỳnh Lưu giáp huyện
Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Phía nam và tây nam Quỳnh Lưu giáp huyện Diễn
Châu và huyện Yên Thành với ranh giới khoảng 31 km. Phía tây, giáp huyện
Nghĩa Đàn với ranh giới khoảng 33 km. Phía đông, huyện Quỳnh Lưu giáp
biển đông với đường bờ biển dài 34 km.
Diện tích tự nhiên của huyện Quỳnh lưu là 586,4 km2 chiếm 3,58% diện
tích toàn tỉnh, đứng hàng thứ nhất các huyện đồng bằng, thành thị và đứng
hàng thứ 11 so với các huyện thị của tỉnh Nghệ An. Chiều dài huyện từ bắc
xuống nam là khoảng 26 km (tính theo chiều dài quốc lộ 1A chạy qua), chiều
rộng từ bờ biển đông đến điểm cực tây khoảng 22 km.

Địa hình Quỳnh Lưu thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Đó
là địa hình rất đa dạng, đất đai tự nhiên được cấu tạo khác nhau. Có thể chia
địa hình của huyện ra làm 3 vùng tiêu biểu: vùng ven biển, vùng đồng bằng
và vùng đồi núi.

8


Sông ngòi, kênh đào, cửa biển Quỳnh Lưu đóng một vai trò khá quan
trọng trong cấu tạo hệ thống địa hình cũng như ảnh hưởng tới bộ mặt kinh tế xã hội của huyện, như Sông Giát, Sông Hoàng Mai, đặc biệt, có một con kênh
khá dài và rộng (dài hơn 20km) được gọi nhiều tên khác nhau tuỳ từng giai
đoạn nhưng phổ biến nhất và thành một tên chung là kênh nhà Lê. Theo Đại
Việt sử ký toàn thư thì kênh này được đào từ thời Bắc thuộc và được đào
thêm với quy mô lớn vào thời Tiền Lê năm thứ ba của Lê Đại Hành (982).
Qua nhiều thế kỷ, kênh đào này được gia cố, trở thành tuyến vận chuyển khá
quan trọng đáp ứng cho nhu cầu kinh tế và quốc phòng trong vùng.
Hệ thống giao thông ở Quỳnh Lưu phong phú và thuận tiện. Tuyến
đường sắt bắc - nam chạy qua huyện từ xã Quỳnh Thiện phía bắc đến xã
Quỳnh Giang phía nam dài hơn 30 km, có hai ga: Hoàng Mai và Cầu Giát.
Đây là hai ga được coi là trọng yếu trung chuyển hàng trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, ngày nay trở thành ga phụ trong tuyến vận chuyển
đuờng sắt bắc nam. Quỳnh Lưu còn một tuyến đường sắt nữa theo hướng tây
bắc, xuất phát từ ga Cầu Giát lên huyện Nghĩa Đàn dài 15 km. Tuyến đường
sắt này chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá, nông, lâm sản.
Trong các tuyến đường bộ, lớn nhất là quốc lộ 1A chạy qua địa bàn
huyện Quỳnh Lưu dài 26 km. Sau quốc lộ 1A là quốc lộ 48 chạy từ Yên Lý
lên Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, đoạn chạy qua Quỳnh Lưu
chỉ dài hơn 10 km, nhưng cũng là tuyến giao lưu rất quan trọng nối Quỳnh
Lưu với vùng núi của tỉnh Nghệ An.
Tỉnh lộ là đường 37 A dài 25 km từ Lạch Quèn qua Ngò, thị trấn Cầu

Giát lên ngã ba Tuần nối với quốc lộ 48. Huyện lộ có rất nhiều con đường có
ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng.

9


Như vậy là quanh trục quốc lộ 1A, đường Quỳnh Lưu đã tạo ra hệ thống
đường “xương cá”, từ hệ thống đường “xương cá” này lại tạo ra đường “bàn
cờ”, tức là đường liên xã, liên thôn.
Đường biển góp phần không nhỏ cho cư dân Quỳnh Lưu giao lưu với
các tỉnh phía bắc và phía nam.
Nhìn chung, Quỳnh Lưu có vị trí địa lý quan trọng đối với quốc phòng,
bởi vì nó nằm vào thế “nam Thanh bắc Nghệ” có các đường giao thông chiến
lược chạy qua, có địa thế thông ra biển đông và là bàn đạp ra bắc, vào nam,
lên miền tây. Có thể nói, Quỳnh lưu nhiều lần đã trở thành nơi chiến địa, do
vậy, được đánh giá rằng: “Quỳnh Lưu chiến địa, Mai giang huyết thống”.
[2,tr23]
* Kinh tế, xã hội và văn hoá
Hiện nay, Quỳnh Lưu có 42 đơn vị hành chính cơ sở (41 xã và một thị
trấn). Dân số Quỳnh Lưu 340.988 người, trong đó có 35.000 người theo đạo
thiên chúa nằm ở 21 xã (chiếm 12% dân số so với toàn huyện) và có gần 2000
người là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu dân tộc Thái thuộc nhóm Mãn
Thanh theo cách gọi của chính họ. Số hộ người Thái hiện nay chủ yếu sống ở
xã Quỳnh Thắng phía tây của huyện. Theo số liệu thống kê thì dân số Quỳnh
Lưu đông nhất so với các huyện, thị của tỉnh Nghệ An.
Kinh tế Quỳnh Lưu đa dạng, nhưng nét chung nhất nông nghiệp là chủ
yếu. Nông nghiệp nổi bất nhất là trồng lúa và màu.
Kinh tế biển cũng là một trong những lợi thế của Quỳnh Lưu do có hàng
chục km bờ biển và 3 cửa lạch. Hải sản không những cung cấp cho nhu cầu
của cư dân trong vùng mà còn cho cả những vùng lân cận. Ngoài ra, nhân dân

Quỳnh Lưu còn có thêm nghề làm muối với tổng diện tích đất có thể làm

10


đồng muối lên tới khoảng 1000 ha. Ngoài nghề làm muối còn có các nghề:
làm gạch ngói, nung vôi, đục đá, mộc, nuôi tằm, dệt lụa, làm nón, đóng
thuyền…
Từ năm 1986 đến 2004, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng bộ
huyện Quỳnh Lưu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, địa
phương phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế,
phát triển kinh tế toàn diện. Đến năm 2004 kinh tế của Quỳnh Lưu tăng
trưởng 13,1%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2004 là 4.170.000
đồng/người một năm. Hộ nghèo đói giảm từ 28% năm 1990 xuống 10,07%
năm 2004. Sản xuất nông nghiệp có bước đi ổn định và khá vững chắc, sản
lượng lương thực năm 2004 đạt 105.551 tấn, tăng 45.551 tấn so với năm
1990.[48]
Nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản phát triển mạnh, phong phú, phát
huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh kinh tế vùng biển và ven biển.
Công nghiệp xây dựng đạt mức tăng trưởng cao và từng bước tăng tỉ
trọng trong cơ cấu kinh tế, nhiều ngành nghề phát triển nhanh, mạnh như: Vật
liệu xây dựng, cơ khí, điện, sửa chữa đóng mới tàu thuyền, vừa bảo đảm phát
triển kinh tế, vừa bảo đảm yêu cầu phục vụ quốc phòng khi cần thiết.
Về cơ sở hạ tầng, Huyện uỷ đã huy động sức dân và tranh thủ mọi nguồn
vốn đầu tư xây dựng điện, đường, trường, trạm, với tổng đầu tư trong hơn 15
năm gần 1.200 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 43%. Đến nay, 100% số
xã đã có điện lưới quốc gia. Hệ thống giao thông nông thôn (trong đó có 50%
đường nhựa), kênh mương, hồ đập được xây dựng.
Văn hoá huyện Quỳnh Lưu phát triển khá toàn diện. Hàng năm, huyện
đã tổ chức nhiều cuộc giao lưu văn hoá, văn nghệ. Đến năm 2004 toàn huyện

đã có 76% số gia đình đạt Gia đình văn hoá, có 203 xóm, cơ quan, trường học

11


được công nhận Làng văn hoá, đơn vị văn hoá, 8 đơn vị được tặng danh hiệu
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 123 bà mẹ được phong tặng danh hiệu
Mẹ Việt Nam anh hùng. [48]
Giáo dục - đào tạo có nhiều chuyển biến, tiến bộ rõ nét cả về số lượng và
chất lượng, là đơn vị nhiều năm đạt tiêu chuẩn tiên tiến xuất sắc của tỉnh. Tỷ
lệ huy động trẻ em đến trường đạt kế hoạch đề ra. Huyện đã chú trọng quan
tâm đầu tư cơ sở vật chất, đáp ứng ngày càng tốt hơn quá trình dạy và học.
Năm 2004, toàn huyện có 196 trường học (trong đó có 9 trường THPT) tăng
49 trường. Số học sinh các cấp học 112.613 em (trung bình 3 người dân có 1
người đi học) tăng 43.130 em so với năm 1989, chất lượng giáo dục ngày
càng được nâng cao, hàng năm học sinh giỏi các trường đều tăng, nhiều học
sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, tỉnh và huyện, năm 2004 có 5.638 học
sinh giỏi huyện, tăng 3.750 em, học sinh giỏi tỉnh 663 em, tăng 602 em so với
năm 1996. Đến năm 2004 đã có 28 xã hoàn thành phổ cập THCS và 17
trường đạt tiêu chuẩn quốc gia, mở 6 trung tâm học tập cộng đồng bảo đảm
nhu cầu học tập thường xuyên cho nhân dân lao động.[48]
Công tác y tế có nhiều chuyển biến, chất lượng khám chữa bệnh ngày
càng được nâng lên; thực hiện tốt công tác y tế dự phòng và chương trình 12
quân dân y kết hợp, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Thực hiện tốt công tác
tuyên truyền dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ chăm sóc bà mẹ trẻ em.
Đến năm 2004 đã có 51,2% trạm trưởng y tế là bác sỹ, có 158 xóm không có
người sinh con thứ 3, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 32,12%. Tỷ lệ tăng dân
số 1,04%.[48]
Việc thực hiện chính sách xã hội, chính sách hậu phương quân đội có
nhiều cố gắng. Đã cơ bản hoàn thành việc giải quyết những tồn đọng và khen

thưởng sau các cuộc chiến tranh, thực hiện chi trả chế độ cho các đối tượng

12


đầy đủ, kịp thời. Phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” đã
được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng bằng nhiều hình thức như:
phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, xây nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm,
vườn tình nghĩa… đã góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần
cho các đối tượng chính sách. Hàng năm đã tạo được việc làm cho khoảng
1.500 đến 2000 người lao động. Cuộc vận động “ngày vì người nghèo” đã
được các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ. Đến nay
đã thu được 1 tỷ 158 triệu đồng, làm được 170 nhà đại đoàn kết, sửa chữa 50
nhà, làm 5 nhà văn hoá cho 5 bản dân tộc.[48]
Những kết quả đó phản ánh trách nhiệm và năng lực lãnh đạo của Đảng
bộ huyện trong thời kỳ 1986 đến 2004 trên tất cả mọi phương diện về kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân huyện Quỳnh Lưu.
1.1.2. Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Quỳnh Lưu.
Tổ chức đầu tiên của Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu ra đời ngày 20/4/1930.
Dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, trải qua 15 năm đấu tranh gian khổ Quỳnh
Lưu đã cùng với nhân dân cả nước giành được chính quyền về tay nhân dân,
mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên độc lập, tự do
gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, do hình thái của
cuộc kháng chiến, các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh trở thành một
trong những vùng tự do liên hoàn (thường được gọi là vùng tự do Thanh Nghệ - Tĩnh). Đây là vùng không có quân Pháp chiếm đóng, do vậy, đã trở
thành một trong những hậu phương, căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược.


13


Do vị trí địa lý của mình, vùng tự do liên hoàn Thanh - Nghệ - Tĩnh có
vai trò quan trọng đối với cuộc kháng chiến toàn quốc. Đây là vùng đất tương
đối rộng (khoảng hơn 34.000 km2), với dân số khoảng gần 5 triệu người, lại
có địa hình đa dạng, do đó, vùng này là nơi cung cấp sức người, sức của khá
quan trọng cho tiền tuyến (đóng góp lương thực, đi bộ đội, đi dân công).
Vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh là nơi đứng chân của lực lượng vũ trang
trong nhiều chiến dịch, có thể phát triển các chiến dịch đấu tranh vũ trang ra
các tỉnh phía bắc và cũng có thể phát triển tiến xuống phía nam (từ Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên trở vào). Đồng thời, vùng này còn là căn cứ cho
lực lượng vũ trang của ta phối hợp chiến đấu trên các chiến trường Lào và
Cămpuchia. Đây là vùng có thể xây dựng các căn cứ cho kháng chiến, các cơ
sở hậu cần như các xưởng sản xuất vũ khí, kho tàng… Đây cũng là vùng tiếp
tục xây dựng chế độ mới trong điều kiện tương đối hoà bình. Nhiều cơ sở của
ngành giáo dục - đào tạo, ngành văn hoá của nước nhà được đặt ở vùng này.
Với vị trí và vai trò như vậy, cho nên vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh luôn
luôn là mục tiêu để thực dân Pháp phá hoại về nhiều mặt: chính trị, quân sự,
kinh tế, tư tưởng, văn hoá… Chúng dùng mọi thủ đoạn, cả quân sự và chiến
tranh tâm lý phá hoại hậu phương của cuộc kháng chiến, tiêu hao sức mạnh
kháng chiến, thậm chí khi có điều kiện chúng còn tìm cách đổ quân vào chiếm
đóng lâu dài. Do vậy, việc tăng cường lực lượng về mọi mặt để chiến đấu bảo
vệ hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh là nhiệm vụ chính trị quan trọng của
Đảng và nhân dân ta trong thời kỳ này.
Trong những điểm chung của vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh, huyện
Quỳnh Lưu có những đặc điểm riêng về vị trí địa lý. Quỳnh Lưu có nhiều cửa
biển, đồng thời nhiều đồi núi nhô ra biển, vì vậy địch có thể lợi dụng nhiều
địa hình để dễ dàng đóng quân, xâm nhập vào đất liền, theo các sông có thể


14


tiến vào các xã bán sơn địa phía tây. Với bờ biển dài cộng với địa hình đa
dạng, kẻ địch vừa có thể dùng tàu biển lớn, lại có thể dùng tàu, thuyền nhỏ để
gây ra những cuộc đổ bộ, phá hoại, quấy rối tập kích. Vùng rừng núi Quỳnh
Lưu khá rộng và liên hoàn kéo dài ra miền tây Thanh Hoá, nối liền dải rừng
núi miền tây Nghệ An cho nên là nơi mà bọn thổ phỉ, biệt kích, phản động lợi
dụng ẩn náu phá hoại các cơ sở kháng chiến của ta, đồng thời sẵn sàng phối
hợp với lính pháp khi bọn chúng đi bộ từ ngoài biển vào đất liền.
Quỳnh Lưu là một huyện có tỷ lệ không nhỏ số đồng bào theo đạo thiên
chúa, nói chung đồng bào đều tin vào chủ trương của Đảng về đoàn kết lương
giáo. Song, có một bộ phận chức sắc theo đạo thiên chúa ở huyện mắc mưu
địch, kích động giáo dân, tìm cách phá vỡ khối đoàn kết lương giáo. Do đó,
việc đoàn kết lương giáo giữ vững trật tự trị an, bảo vệ chính quyền cách
mạng, góp phần tích cực vào sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược và bọn tay sai có ý nghĩa rất quan trọng.
Đầu thời kỳ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng bộ
Quỳnh Lưu đã lãnh đạo việc xây dựng lực lượng để sẵn sàng đánh địch.
Lực lượng quân dân du kích có từ hồi khởi nghĩa giành chính quyền đã
được huyện chú ý củng cố tổ chức. Đó là những đơn vị trước đây chuẩn bị bổ
sung vào đội quân nam tiến, vào các đội quân báo, cứu thương… Đầu năm
1947, Huyện uỷ chủ trương lựa chọn trong số dân quân du kích ở các xã,
những người có điều kiện sức khoẻ trình độ giác ngộ để thành lập một đơn vị
mạnh, tập trung của dân quân du kích huyện.[2, tr118]
Giữa năm1947, cơ quan huyện đội của Quỳnh Lưu chính thức được
thành lập. Từ đây, công tác quân sự địa phương càng được chú trọng hơn để
chuẩn bị đối phó với mọi âm mưu và hành động của thực dân Pháp xâm lược
và bọn tay sai.


15


Cuối năm 1947, huyện đã xây dựng được một đại đội bộ đội địa phương
trên cơ sở các đội dân quân du kích (Gọi là C-120 bộ đội địa phương huyện).
Đại đội này gồm 3 trung đội độc lập trực thuộc Ban chỉ huy đại đội: một trung
đội đóng quân ở khu vực Hoàng Mai, một trung đội đóng ở vùng Thanh Viên
và một trung đội đóng ở vùng Phú Hậu.[2, tr119]
Trong năm 1947, sự ra đời của lực lượng dân quân du kích tập trung của
huyện và sau đó là việc thành lập chính thức cơ quan huyện đội cùng với sự ra
mắt của đại đội bộ đội địa phương gồm 3 trung đội đã đẩy tới một bước phát
triển phong trào luyện tập dân quân tự vệ và xây dựng, bố phòng… bảo vệ các
làng xã.
Các tổ chức Đảng và chính quyền cơ sở đã tích cực lãnh đạo dân quân
luyện tập, rào làng kháng chiến. Các cơ quan trong huyện đều có đội du kích.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ Nghệ An, Quỳnh Lưu đã vận động những
người trong độ tuổi gia nhập dân quân. Lực lượng quân và dân ở Quỳnh Lưu
được nâng cao ý thức sẵn sàng chiến đấu, trang bị thêm nhiều vũ khí mới, tuy
vẫn chỉ là những vũ khí thô sơ. Đến tháng 10 năm 1949 quân và dân Quỳnh
Lưu đã giành được thắng lợi to lớn trong cuộc chiến đấu chống càn phá tan
âm mưu và hành động của thực dân Pháp nhằm phá hoại vùng tự do của ta.
Đây là một trận càn lớn nhất của địch vào vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh
trong suốt cả thời kỳ chống Pháp ở nước ta.
Trong suốt thời gian từ năm 1951 - 1953, thực dân Pháp luôn cho quân
biệt kích xâm nhập vào đất liền Quỳnh Lưu bằng hai đường hoặc từ biển vào
hoặc nhảy dù từ máy bay xuống móc nối với bọn phản động nội địa để phá
hoại cuộc sống của nhân dân. Dân quân du kích các xã đã chiến đấu gan dạ
buộc chúng phải nhanh chóng rút lui.

16



Như vậy, 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân
và lực lượng vũ trang Quỳnh Lưu đã giữ niềm tin sắt son với Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh kính yêu, đem hết sức người, sức của phục vụ bảo vệ thành
quả cách mạng Tháng Tám. Ngoài những thắng lợi to lớn trên quê hương
mình, Quỳnh Lưu còn là một trong những địa phương có phong trào mạnh về
phục vụ kháng chiến. Hàng ngàn người chủ yếu là lấy từ bộ đội địa phương
và dân quân du kích bổ sung cho quân chủ lực. Hàng ngàn con em trong
huyện đi dân công phục vụ các chiến trường. Có thể nói hầu hết các chiến
trường ở nước ta, nhất là ở Điện Biên Phủ, đồng bằng Bắc Bộ, Bình Trị
Thiên… đều có những con em ưu tú của Quỳnh Lưu tham gia góp phần quan
trọng vào thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được giải
phóng, miền Nam còn phải tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân. Do đó, xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh đảm đương hai
nhiệm vụ: bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đấu tranh giải phóng miền
Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai là nhiệm vụ vô cùng
quan trọng.
Trong thời kỳ (1954 - 1965) song song với nhiệm vụ khôi phục và phát
triển kinh tế thì công tác quân sự địa phương của huyện Quỳnh Lưu cũng đã
từng bước trưởng thành, lực lượng dân quân du kích phát triển nhanh về số
lượng và chất lượng.
Năm 1965, đế quốc Mỹ gây ra chiến tranh phá hoại bằng không quân và
hải quân đối với miền Bắc. Địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó có huyện Quỳnh
Lưu là địa bàn rất xung yếu trong toàn bộ cuộc chiến chống Mỹ, cứu nước. Cả
Quỳnh Lưu trở thành một “toạ độ lửa” khốc liệt và là một trong những “túi

17



bom” bị cày nát, nhất là các hệ thống giao thông huyết mạch của quốc gia
chạy qua địa bàn huyện.
Đứng trước tình hình đó, Huyện uỷ chú trọng tăng cường lãnh đạo việc
tổ chức và huấn luyện bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, phòng không nhân
dân, tổ chức lưới lửa chiến tranh nhân dân, hạ máy bay giặc, sẵn sàng về mọi
mặt để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Vì vậy, trong thời kỳ này dân quân tự
vệ, bộ đội địa phương của huyện đã phát triển, hăng say luyện tập, được trang
bị súng trường, trung liên, đại liên (3/4 số xã được trang bị đại liên), có nhiều
xã được trang bị súng cao xạ 12,7 ly, hình thành tổ dân quân trực chiến. Như
vậy là trên địa bàn huyện đã hình thành lưới lửa các tầm để bắn máy bay địch.
Dân quân tự vệ ở các xã còn đóng vai trò to lớn trong việc bắt giặc lái máy
bay Mỹ ta bắn rơi. Hàng nghìn thanh niên Quỳnh Lưu nô nức lên đường đi bộ
đội. Trung bình hàng năm Quỳnh Lưu có khoảng 3000 thanh niên vào bộ đội,
đi thanh niên xung phong. Từ năm 1965 - 1975 Quỳnh Lưu đã có 17.406
thanh niên lên đường nhập ngũ. Lực lượng vũ trang địa phương, dân quân tự
vệ tích cực tham gia trên cả hai mặt: vừa tích cực luyện tập theo các phương
án tác chiến, bồi dưỡng cho gần 100 cán bộ trung đội đến xã đội những kiến
thức về chính trị, quân sự, vừa tổ chức sản xuất tốt, nhất là đóng vai trò xung
kích trong các chiến dịch thuỷ lợi. [2, tr 260,261]
Ngoài ra, Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu đã tăng cường công tác lãnh đạo
nhân dân làm tốt công tác quốc phòng, an ninh, bảo đảm giao thông vận tải và
chi viện cho tiền tuyến. Trong không khí của cả nước sục sôi chống Mỹ, cứu
nước, Đảng bộ và nhân dân Quỳnh Lưu đã đóng góp sức mình, thể hiện bằng
các phong trào thi đua lao động, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ cho
nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam. Đảng bộ huyện đã chú trọng
lãnh đạo nhân dân phát huy tinh thần yêu nước, đề cao cảnh giác, sẵn sàng

18



chiến đấu, làm tròn nhiệm vụ chi viện cao nhất cho tiền tuyến. Huyện đã vượt
kế hoạch về huấn luyện quân sự cho dân quân tự vệ. Đảng bộ ở nhiều xã đã
lãnh đạo phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự, xây dựng xã
vững mạnh về chính trị, bảo đảm trật tự, trị an…
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, kết thúc 30 năm đấu
tranh giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Bước vào giai đoạn mới, quân
và dân huyện Quỳnh Lưu có những thuận lợi rất cơ bản đó là tinh thần phấn
khởi của toàn dân sau bao nhiêu năm dồn sức cho thắng lợi của sự nghiệp
chống Mỹ, cứu nước, đất nước được hoà bình và những thành quả và kinh
nghiệm sau 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn rất lớn như hậu quả khốc liệt của chiến
tranh. Đế quốc mỹ và các thế lực phản động liên tiếp chống phá cách mạng
nước ta, chúng thi hành chính sách bao vây, cấm vận. Chiến tranh biên giới
phía tây nam và biên giới phía bắc nổ ra.
Nối tiếp truyền thống đấu tranh cách mạng và phát huy chủ nghĩa anh
hùng cách mạng, hàng nghìn thanh niên Quỳnh Lưu tiếp tục lên đường làm
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ quốc tế.
Với niềm tự hào vào chiến thắng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng,
huyện Quỳnh Lưu ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế, xã
hội, văn hoá, ổn định đời sống, giữ gìn trật tự trị an, xây dựng quê hương theo
những mục tiêu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, những thắng lợi to lớn của quân và dân trên địa bàn huyện
Quỳnh Lưu trong cách mạng Tháng Tám, trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, chống đế quốc Mỹ trước đây và trong thời kỳ 10 năm đầu cả nước
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, càng làm sáng tỏ sức mạnh tổng hợp, sức mạnh ở
địa phương trong chiến tranh nhân bảo vệ Tổ quốc. Những thắng lợi đó khẳng

19



định vai trò chiến lược của lực lượng vũ trang địa phương trong đấu tranh
cách mạng, trong chiến tranh giải phóng trước đây và ngày nay, trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong nhiệm vụ chống lại mọi âm mưu
của các thế lực thù địch.
1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Quỳnh Lƣu về xây dựng lực
lƣợng vũ trang từ năm 1986 đến 2004
Từ nửa cuối những năm 80 của thế kỷ XX cho đến nay trên thế giới và
khu vực có nhiều nhân tố tác động sâu sắc đến công cuộc bảo vệ Tổ quốc ở
nước ta. Tiêu biểu là:
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tăng
nhanh lực lượng sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, cơ chế quản lý kinh
tế, chính sách, xã hội, tác động sâu sắc tới quốc phòng, an ninh. Các nước trên
thế giới đang ra sức tận dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại để cải
cách quân sự nhằm xây dựng một lực lượng vũ trang tinh nhuệ, số lượng hợp
lý, chất lượng cao, đủ đáp ứng nhu cầu.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã làm cho sức sản xuất
phát triển vượt bậc, vượt qua biên giới quốc gia, thúc đẩy quá trình quốc tế
hoá nền kinh tế thế giới phát triển lên một giai đoạn mới - giai đoạn toàn cầu
hoá. Đồng thời với xu thế toàn cầu hoá là xu thế khu vực hoá nổi lên. Khu
vực hoá vừa là một biểu hiện cụ thể của toàn cầu hoá trong một khu vực nhất
định, vừa là sự “phản ứng” đối với xu thế toàn cầu hoá, như một sự tập hợp
lực lượng để đối phó và tham gia vào sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ trên toàn
thế giới. Toàn cầu hoá và khu vực hoá về kinh tế là cơ sở của sự phân hoá và
tập hợp lực lượng trên thế giới ngày nay. Mỹ muốn nắm toàn cầu hoá để kiến
tạo một “trật tự thế giới” kiểu Mỹ.

20



Cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã đưa đến sự
ra đời của chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô Viết và đặc biệt, sau chiến tranh
thế giới thứ II chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống. Trong nhiều thập
kỷ tồn tại và phát triển các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được thành tựu rực
rỡ nhiều mặt, chinh phục niềm tin của hàng triệu người trên thế giới, khẳng
định sức sống mạnh mẽ của chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, trở thành
yếu tố tích cực không thể thiếu được của tiến trình phát triển thế giới hiện đại.
Đó là điều không thể bác bỏ.
Song quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước không đơn
giản. Bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được đã nẩy sinh những khó khăn,
mâu thuẫn tích tụ dần dần thành yếu tố ngăn cản sự phát triển, lấn át những
thành tựu. Đồng thời các nước xã hội chủ nghĩa lại phải đương đầu với sự tác
động của các cuộc khủng hoảng từ bên ngoài, sự chống phá quyết liệt, liên tục
của các thế lực thù địch. Trong tư duy lý luận của các đảng cộng sản cầm
quyền có sự lạc hậu, không có chính sách thích hợp ứng dụng thành tựu khoa
học kỹ thuật hiện đại trong xây dựng xã hội chủ nghĩa, duy trì quá lâu cơ chế
tập trung quan liêu… dẫn đến sự khủng hoảng diễn ra ở các nước xã hội chủ
nghĩa từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX và ngày càng thêm trầm trọng, thực
sự trở thành thách thức to lớn của tất cả các nước xã hội chủ nghĩa trên thế
giới.
Tình hình trên thế giới đặt ra yêu cầu khách quan các nước xã hội chủ
nghĩa phải tiến hành cải cách, cải tổ, đổi mới, nhằm thoát ra khỏi khủng
hoảng kinh tế, xã hội, ổn định và phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình cải tổ
một số đảng cầm quyền phạm phải sai lầm trong xác định đường lối, phương
pháp, vi phạm nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội cho nên càng lún sâu vào
khủng hoảng trì trệ. Những nước xã hội chủ nghĩa có đường lối và phương

21



pháp lãnh đạo đúng đắn của Đảng thì dần dần tháo gỡ được khó khăn, trụ
vững và phát triển đi lên.
Lợi dụng những khó khăn của các nước xã hội chủ nghĩa và những sai
lầm, khuyết điểm của các đảng cộng sản cầm quyền, chủ nghĩa đế quốc thực
hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ” và răn đe quân sự hòng
làm sụp đổ các nước xã hội chủ nghĩa.
Bước sang thập kỷ 90, một biến cố lịch sử đánh dấu bước ngoặt quan
trọng trong cục diện thế giới là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu và Liên Xô. Đây là tổn thất chưa từng có trong lịch sử của chủ nghĩa xã
hội và phong trào cách mạng thế giới. Phạm vi chủ nghĩa xã hội thế giới bị
thu hẹp, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại phải đương đầu với những thử
thách to lớn. Lực lượng so sánh thay đổi nghiêng về chủ nghĩa đế quốc, chúng
đẩy mạnh các hoạt động chống phá nhằm xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa
còn lại, trong đó Việt Nam là một trọng điểm. Chính điều này đã tác động đến
tư tưởng quân và dân ta.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các lực lượng cách mạng và hoà
bình tiếp tục lớn mạnh, các nước có chế độ chính trị khác nhau ở trong xu thế
chung là đấu tranh trong hình thái cùng tồn tại hoà bình. Tuy nhiên, khu vực
này diễn ra sự giao tranh lợi ích chiến lược của nhiều nước lớn, tiềm ẩn sự
bùng phát vấn đề dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ. Cho nên,
cùng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các nước đều quan tâm tới
chiến lược quốc phòng - an ninh, cố gắng hiện đại hoá quân đội và quốc
phòng.
Trước tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, thách thức lớn,
đất nước đứng trước tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội gay gắt, Đảng
Cộng sản Việt Nam tập trung cao trí tuệ, tư duy mới chuẩn bị Đại hội đại biểu

22



toàn quốc lần thứ VI, tìm con đường đi để trụ vững và phát triển. Đảng khẳng
định những nhân tố tích cực được phát triển từ Hội nghị Trung ương 6
(8/1979) và trong quá trình sắp xếp lại nền kinh tế theo nội dung Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3/1982) cùng những diễn biến tình hình
xu thế chung, định ra đường lối đổi mới, thể hiện đúng vai trò tiên phong
trước vận mệnh của dân tộc, của chế độ, tạo ra bước ngoặt hết sức quan trọng
trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986, Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã họp. Đại hội đã nêu lên đường lối
đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… đặc biệt đổi mới về
kinh tế. Đại hội VI của Đảng đã đặt nền tảng cho công cuộc đổi mới đất nước,
mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Đại hội VI của Đảng xác định: đối với Đông Dương các thế lực thù địch
“chưa từ bỏ âm mưu lâu dài làm suy yếu hòng khuất phục ba nước. Các thế
lực ấy có thể tiếp tục kéo dài chính sách đối đầu, dùng uy hiếp quân sự và bao
vây, cô lập, hòng làm cho chúng ta chảy máu, không tập trung sức xây dựng
kinh tế cải thiện đời sống nhân dân”[9, tr37].
Chính vì vậy, Đại hội VI của Đảng đã nhấn mạnh nhiệm vụ củng cố
quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang trong giai đoạn cách mạng mới là:
“… xây dựng Quân đội nhân dân chính quy, ngày càng hiện đại, có chất
lượng tổng hợp ngày càng cao, có tổ chức hợp lý, cân đối, gọn và mạnh, có kỷ
luật chặt chẽ, có trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức chiến đấu cao. Tổ chức tốt
việc bảo vệ chủ quyền và giữ vững an ninh các tuyến biên giới, vùng trời,
vùng biển và hải đảo, xây dựng và củng cố bộ đội biên phòng vững mạnh.
Tiếp tục phát triển dân quân tự vệ với số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu
của nhiệm vụ mới. Tăng cường xây dựng lực lượng dự bị… [9, tr 38,39]

23



Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh tới yêu cầu xây dựng quân đội
nhân dân bảo đảm về chất lượng, trình độ, vừa xác định cơ cấu tổ chức và các
thứ quân phải cân đối. Xây dựng quân đội gọn và mạnh nhưng khi có nguy cơ
chiến tranh nổ ra phải có đủ lực lượng dự bị động viên để mở rộng các đơn vị
quân đội. Không chỉ tập trung xây dựng bộ đội chủ lực mà còn chú trọng xây
dựng bộ đội địa phương, lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên, xây
dựng cân đối và đảm bảo chất lượng ba thứ quân.
Trên cơ sở đó, ngày 10 tháng 1 năm 1987, Đảng uỷ Quân khu IV ra Nghị
quyết xác định rõ nhiệm vụ tập trung của Đảng bộ vào lực lượng vũ trang,
công tác quốc phòng địa phương, đề ra ba nhiệm vụ để tiếp tục thực hiện tốt
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân khu 4 lần thứ IV, chuyển hướng sự lãnh
đạo, chỉ đạo của thường vụ Đảng uỷ, Bộ tư lệnh Quân khu, cơ quan Quân
khu, cả tỉnh đối với công tác quân sự địa phương.[20]
Quán triệt Nghị quyết của Đại hội VI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Quân khu 4 lần thứ IV, Nghị quyết số 01 về tăng cường lãnh đạo nhiệm vụ
quốc phòng - an ninh trong tình hình mới của Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu năm
1987 đã triển khai thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng đồng bộ, toàn diện
và đổi mới trên các mặt: “Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, hiệp đồng chặt chẽ
giữa lực lượng chủ lực, địa phương với bộ đội biên phòng, công an nhân dân,
dân quân tự vệ đánh bại chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch. Tăng cường
giáo dục ý thức quốc phòng toàn dân, nâng cao chất lượng lực lượng vũ trang
địa phương. Thực hiện tốt gọi thanh niên nhập ngũ và công tác động
viên…”[43]
Dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, lực lượng vũ trang huyện Quỳnh Lưu
bước vào công cuộc đổi mới với một khí thế sôi nổi, đẩy mạnh nhiệm vụ xây
dựng và phát triển lực lượng theo hướng nâng cao chất lượng tổng hợp, kết

24



hợp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân rộng
khắp, để đáp ứng với yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới.
Ngày 30/7/1987, Bộ chính trị ra Nghị quyết 02 về nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh trong tình hình mới. Điểm nổi bật của Nghị quyết 02 Bộ chính trị là
căn cứ phân tích tình hình một cách toàn diện, đề ra các chủ trương, biện pháp
thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng, xây dựng thế trận, tăng cường khả
năng quốc phòng của đất nước, tạo sự chuyển hướng chiến lược phòng thủ đất
nước.
Nghị quyết xác định: “Các Tỉnh uỷ (Thành uỷ) được giao nhiệm vụ xây
dựng các tỉnh (thành) thành khu vực phòng thủ vững chắc của Tổ quốc theo
kế hoạch thống nhất của quân khu và của cả nước”. “Để xây dựng tỉnh thành
khu vực phòng thủ vững chắc phải ra sức xây dựng, củng cố hệ thống xã,
phường chiến đấu…”.[10]
Các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố lấy các cụm chiến đấu của bộ đội
địa phương làm nòng cốt, lấy hệ thống làng xã, khu phố chiến đấu làm diện
rộng, tạo thành thế trận liên hoàn, phải thực sự có khả năng động viên toàn
dân, điều hành chiến tranh nhân dân tại địa phương, không trông chờ chủ lực
của Bộ, của quân khu tới bảo vệ địa phương mình. Đảng cũng đã quy định cơ
chế lãnh đạo, điều hành xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố, lãnh
đạo chỉ huy cuộc chiến đấu tại địa phương khi xảy ra chiến sự.
Các nhiệm vụ xây dựng tiềm lực quốc phòng, chuẩn bị đất nước sẵn sàng
chống xâm lược, chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến “phân cấp” cho
các tỉnh, thành phố trực tiếp đảm nhiệm toàn bộ sự nghiệp xây dựng quốc
phòng tại địa phương mình theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, chính quyền điều
hành, các cơ quan, ban ngành làm tham mưu, cơ quan quân sự, công an, biên
phòng làm nòng cốt…[10]

25



×