Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống thực đân pháp 1945 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.17 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

——————————————

DƢƠNG THỊ KIM HUỆ

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO
XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƢƠNG
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2011

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1

Chƣơng 1. ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
LỰC LƢỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƢƠNG GIAI ĐOẠN 1945-1950 ................. 8

1.1. Những điều kiện tác động đến sự chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ
trang địa phương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên....................................... 8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội tỉnh Thái Nguyên ............................................ 8
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam
về lực lượng vũ trang địa phương ............................................................. 12
1.2. Lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương ở Thái Nguyên
giai đoạn 1945 - 1950................................................................................ 16


1.2.1. Lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong giai
đoạn xây dựng chính quyền cách mạng, chuẩn bị kháng chiến
(1945-1946) ............................................................................................... 16
1.2.2. Lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong giai
đoạn đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (1946 - 1950)......................... 24
Chƣơng 2. LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG ĐỊA
PHƢƠNG TRONG THẾ TIẾN CÔNG CHIẾN LƢỢC CỦA CUỘC
KHÁNG CHIẾN (1951-1954)........................................................................ 51

2.1. Âm mưu, thủ đoạn mới của kẻ thù và chủ trương mới của Đảng ................ 51
2.2. Chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương ở Thái Nguyên .............. 56
2.2.1. Xây dựng lực lượng bộ đội địa phương vững mạnh, lực lượng
dân quân rộng khắp ................................................................................... 56
2.2.2. Công tác Đảng - Công tác chính trị........................................................... 67
2.2.3. Công tác hậu cần ....................................................................................... 68
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM .......................................... 72
3.1. Nhận xét ....................................................................................................... 72
3.1.1. Ưu điểm ..................................................................................................... 72
3.1.2. Hạn chế ...................................................................................................... 78
3.2. Một số kinh nghiệm ..................................................................................... 79

2


3.2.1. Xác định rõ đặc điểm, vai trò, vị trí của tỉnh trong chiến lược
cách mạng chung của cả nước, thấy được thuận lợi và khó khăn,
từ đó đề ra chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang địa phương
phù hợp...................................................................................................... 80
3.2.2. Dựa vào quần chúng nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân
để xây dựng lực lượng vũ trang địa phương rộng khắp ............................ 83

3.2.3. Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang
địa phương với các cuộc đấu tranh khác của nhân dân trong cuộc
kháng chiến toàn diện ............................................................................... 86
3.2.4. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, coi trọng công tác Đảng công tác chính trị trong lực lượng vũ trang địa phương ........................... 87
3.2.5. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp uỷ trong quá trình
thực hiện đường lối cách mạng và đường lối quân sự của Đảng .............. 91
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh giải phóng dân tộc là vấn đề trung tâm, xuyên suốt lịch sử
dân tộc Việt Nam trong gần trọn chiều dài thế kỷ XX. Vấn đề này đã tác động
mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống của người dân Việt Nam. Cuộc sống gắn liền
với cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Và trong cuộc đấu tranh đó, mỗi người
dân đều có thể trở thành người chiến sĩ, cầm súng chiến đấu bảo vệ quê
hương, đất nước với tinh thần yêu nước và chí căm thù giặc sâu sắc.
Vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ
thể của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cả nước tiến hành
cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại bằng đường lối chiến tranh nhân dân độc
đáo. Đó là cuộc chiến mà sức mạnh của mỗi người dân được phát huy, tổng
hợp thành sức mạnh của cả dân tộc. Ở đó xây dựng lực lượng vũ trang địa
phương trở thành một vấn đề quan trọng được đặc biệt quan tâm. Với phương
châm động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, đánh giặc trên mọi mặt trận,
Đảng ta đã lãnh đạo xây dựng được lực lượng vũ trang địa phương rộng khắp
và to lớn, phát huy được ưu thế của mình, hình thành nên thế trận mỗi người
dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài ngăn bước tiến quân địch.

Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước đã khẳng định vai trò chiến lược của các lực lượng vũ trang địa phương.
Nằm ở trung tâm vùng trung du miền núi Đông Bắc, Thái Nguyên là
địa bàn có ý nghĩa chiến lược quan trọng cho việc xây dựng căn cứ địa trong
đấu tranh cách mạng. Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Thái Nguyên trở thành
trung tâm căn cứ địa, nơi đứng chân của lãnh tụ, các cơ quan trọng yếu của
Trung ương Đảng, Chính phủ, nơi khởi nguồn của nhiều quyết sách quan
trọng liên quan đến vận mệnh dân tộc. Kể từ đó cùng với nhiệm vụ tổ chức
kháng chiến chống quân xâm lược, việc bảo vệ an toàn tuyệt đối cho Trung

4


ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng bậc
nhất của quân và dân Thái Nguyên. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần có một
―thế trận lòng dân vững chắc‖. Yêu cầu lịch sử đó đòi hỏi việc xây dựng và
phát triển lực lượng vũ trang địa phương phải ngày càng được đẩy mạnh. Do
đó tìm hiểu về ―Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ
trang địa phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954‖ sẽ góp
phần làm rõ sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Thái Nguyên đối với hoạt động xây dựng
lực lượng vũ trang địa phương trong 9 năm kháng chiến, để thấy được vai trò
của lực lượng vũ trang này ở một giai đoạn đặc biệt của lịch sử dân tộc, từ đó
rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho công tác xây dựng lực lượng vũ
trang địa phương trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu lien quan đến đề tài
Xuất phát từ quan điểm chiến tranh nhân dân là nội dung nổi bật và
xuyên suốt trong đường lối quân sự, Đảng ta đã xây dựng lực lượng vũ trang
cách mạng bằng cách tổ chức ba thứ quân, trong đó lực lượng vũ trang địa
phương là một bộ phận quan trọng tạo nên lực lượng vũ trang nhân dân của
cách mạng. Với vị trí chiến lược của mình, lực lượng vũ trang địa phương trở

thành một vấn đề lịch sử, được bàn đến rất nhiều trong các bài nói, bài viết và
các công trình nghiên cứu của các nhà lãnh đạo, nhà quân sự và các học giả,
trong đó phải kể đến những tác phẩm tiêu biểu như:
Hồ Chí Minh: Bàn về chiến tranh nhân dân và các lực lượng vũ trang
nhân dân, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1966.
Võ Nguyên Giáp: Vị trí chiến lược của chiến tranh nhân dân ở địa
phương và của các lực lượng vũ trang địa phương, Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội, 1972.
Võ Nguyên Giáp: Những kinh nghiệm lớn của Đảng ta về lãnh đạo đấu
tranh vũ trang và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, Nxb Sự thật, Hà
Nội, 1961.

5


Nguyễn Chí Thanh: Đảng ta lãnh đạo tài tình chiến tranh nhân dân và
xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1970. v.v…
Các công trình nghiên cứu đó đã tập trung làm rõ những nội dung cơ
bản về lực lượng vũ trang địa phương như:
Các bộ phận của lực lượng vũ trang địa phương.
Vai trò, vị trí chiến lược của lực lượng vũ trang địa phương.
Mối quan hệ giữa lực lượng vũ trang địa phương với các bộ phận khác
trong lực lượng vũ trang ba thứ quân.
Sự chỉ đạo của Đảng trong xây dựng lực lượng vũ trang địa phương.
Các tác giả đều đã khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của lực lượng
vũ trang địa phương trong thế trận chiến tranh nhân dân. Những luận điểm đó
sẽ là cơ sở lý luận cho việc tìm hiểu, nghiên cứu của đề tài này.
Trên cơ sở những lý luận chung về lực lượng vũ trang địa phương, đã
có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết nói về lực lượng vũ trang địa phương

Thái Nguyên thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp ở những mức độ khác
nhau, có thể kể đến như:
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên”, tập 1 (1936-1965), 2003. Cuốn sách đã dựng lại một cách hệ thống,
sinh động quá trình ra đời, xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ tỉnh và quá
trình Đảng bộ lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện các nhiệm vụ cách
mạng, trong đó có khái quát sự chỉ đạo xây dựng các lực lượng vũ trang nhân
dân nói chung và lực lượng vũ trang địa phương nói riêng. Đồng thời tổng
kết, rút ra những bài học kinh nghiệm liên quan đến công tác lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh.
Cũng nhằm tái hiện lại cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của nhân
dân Thái Nguyên và Bắc Cạn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Thái đã biên soạn
cuốn sách: ―Bắc Thái- Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954‖

6


(Bắc Thái, 1990). Tác phẩm là sự tổng kết các chặng đường lịch sử kháng
chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Bắc Thái, trong đó có đề cập đến
những đóng góp, hoạt động nổi bật của lực lượng vũ trang địa phương trong
thời gian này. Một trong những bài học quan trọng được rút ra là ―phải hết
sức chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương đáp ứng yêu cầu chiến
đấu bảo vệ hậu phương, chi viện cho chiến trường, làm nòng cốt cho phong
trào toàn dân đánh giặc‖ [12, tr.216]. Tác phẩm cũng cho thấy Thái Nguyên
có những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng lực lượng vũ trang địa
phương, trong đó đặc biệt phải kể đến yếu tố địa hình phần lớn là rừng núi
hiểm trở, cư dân phân tán… phù hợp với tác chiến tại chỗ của bộ đội địa
phương và dân quân, du kích. Trên thực tế, những yếu tố thuận lợi đó đã được
phát huy hiệu quả.
Tại Hội thảo khoa học: ―50 năm Thái Nguyên trong chiến thắng Việt

Bắc - Thu Đông 1947‖ (năm 1997), tác giả Đặng Môn đã có bài: ―Các lực
lượng vũ trang nhân dân địa phương Thái Nguyên từ sau chiến thắng Việt
Bắc - Thu đông 1947 đến thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay‖.
Với độ dài 10 trang, tác giả đã khái quát một ngắn gọn về lực lượng vũ trang
địa phương của tỉnh kể từ sau 1947, nêu ra một số sự kiện và con số liên quan
đến hoạt động xây dựng lực lượng này ở Thái Nguyên trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng Việt Bắc Thu
Đông 1947, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên đã xuất bản cuốn kỷ yếu
hội thảo khoa học: ―Thái Nguyên trong chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông
1947” (Thái Nguyên, 1997). Tác phẩm là tập hợp những bài viết của các
tướng lĩnh, các cán bộ lão thành cách mạng, các nhà nghiên cứu khoa học lịch
sử trong và ngoài quân đội ở Trung ương và địa phương về chiến thắng quân
sự này. Tập trung vào một mốc lịch sử năm 1947, một số bài viết trong cuốn
sách nhắc đến lực lượng vũ trang địa phương với vai trò là lực lượng quan

7


trọng trong việc chiến đấu bảo vệ an toàn cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, các
đồng chí lãnh đạo và các cơ quan trọng yếu của Đảng đóng trên địa bàn tỉnh,
đồng thời có những bước phát triển mạnh trong xây dựng lực lượng, chuẩn bị
cho chiến dịch Việt Bắc Thu Đông và những đóng góp nổi bật của lực lượng
vũ trang này trong chiến thắng năm 1947.
Cùng với đó còn có nhiều tác phẩm khác như: ―Tổng kết chiến tranh du
kích Thái Nguyên‖ - Lưu LSĐ tỉnh Thái Nguyên; Sở VHTT Bắc Thái: ―Bắc
Thái 40 năm đấu tranh và xây dựng (1945-1985)‖, 1985; Echinard: ―Lịch sử
chính trị và quân sự tỉnh Thái Nguyên‖- Lưu LSĐ tỉnh Thái Nguyên…
Như vậy có thể thấy:
Dù ở những mức độ khác nhau song các công trình trên đều đã quan

tâm đến vấn đề lực lượng vũ trang địa phương Thái Nguyên trong kháng
chiến chống thực dân Pháp. Điều đó đã thể hiện tầm quan trọng của công tác
chỉ đạo xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang địa phương trong quá trình
đấu tranh cách mạng ở Thái Nguyên - trung tâm căn cứ Việt Bắc, Thủ đô
kháng chiến trong suốt 9 năm kháng Pháp. Qua đó đã khái quát được những
nét chủ đạo về lực lượng vũ trang địa phương Thái Nguyên ở giai đoạn lịch
sử này: quá trình hình thành, phát triển và những đóng góp nổi bật.
Tuy nhiên, vì chưa phải là các công trình chuyên khảo về lực lượng vũ
trang địa phương Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp nên ở các cuốn
sách đó, lực lượng vũ trang địa phương mới được đề cập đến dưới góc độ là một
bộ phận của cuộc kháng chiến, nhằm minh họa cho vai trò lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh đối với toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Thái Nguyên chứ
chưa phải là vấn đề được đi sâu trình bày, phân tích. Do đó, tập trung vào tìm
hiểu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với việc xây dựng lực lượng vũ trang địa
phương trong kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Thái Nguyên sẽ là cái nhìn
tổng hợp, cụ thể về những chủ trương, nghị quyết của Tỉnh uỷ nhằm xây dựng,
phát triển lực lượng vũ trang này giai đoạn 1945-1954.

8


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích nghiên cứu:
Tập trung vào tìm hiểu, phân tích và trình bày cụ thể, có hệ thống về
vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với việc xây dựng lực
lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống Pháp (1945- 1954).
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập hợp các nguồn tài liệu liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh
Thái Nguyên trong việc xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong kháng
chiến chống thực dân Pháp.

Trình bày có hệ thống, kết hợp với phân tích, đánh giá những quan
điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong lãnh đạo
xây dựng lực lượng vũ trang địa phương giai đoạn kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945-1954).
Khái quát quá trình chỉ đạo tổ chức của Tỉnh uỷ. Kết quả và những đóng
góp nổi bật của lực lượng vũ trang địa phương tỉnh trong 9 năm kháng chiến.
Nhận xét, đánh giá về công tác lãnh đạo và sự phát triển trong chủ
trương chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương của Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp, những kinh nghiệm rút ra.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Vai trò của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong việc lãnh đạo xây dựng
lực lượng vũ trang địa phương thời kỳ kháng chiến chống Pháp xâm lược
(1945-1954).
* Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Không gian: Tỉnh Thái Nguyên thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nội dung: Vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ Thái Nguyên trong xây dựng
lực lượng vũ trang địa phương, tập trung vào ba vấn đề chủ yếu: công tác tổ

9


chức, công tác Đảng - công tác chính trị, công tác hậu cần trong lực lượng vũ
trang địa phương.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu:
* Nguồn tài liệu:
Những lý luận chung, quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Đảng
Cộng sản Việt Nam về lực lượng vũ trang địa phương.
Hệ thống chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về xây

dựng lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954), hiện lưu tại Văn phòng Uỷ ban tỉnh.
Các công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Kết hợp
phương pháp lịch sử, phương pháp logic với các phương pháp khác: phân
tích, tổng hợp, so sánh...
6. Đóng góp của luận văn
Khái quát được một số vấn đề lý luận về xây dựng lực lượng vũ trang
địa phương nói chung và lực lượng vũ trang địa phương Thái Nguyên nói
riêng giai đoạn 1945-1954.
Luận văn là tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy, tìm hiểu về
lịch sử địa phương ở Thái Nguyên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được triển khai
thành 3 chương:
Chƣơng 1: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ
trang địa phương giai đoạn 1945-1950.
Chƣơng 2: Lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong thế
tiến công chiến lược của cuộc kháng chiến (1951-1954).
Chƣơng 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm.

10


Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO
XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƢƠNG
GIAI ĐOẠN 1945-1950

1.1. Những điều kiện tác động đến sự chỉ đạo xây dựng lực lƣợng
vũ trang địa phƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc,
nằm ở vị trí trung tâm của vùng chiến lược phía bắc sông Hồng, ở tọa độ từ
21,20 đến 22,03 độ vĩ Bắc, 105,28 đến 106,16 độ kinh Đông. Phía Bắc tỉnh
giáp Bắc Cạn, phía Đông Nam giáp Bắc Giang, phía Đông Bắc giáp Lạng Sơn,
phía Nam giáp Hà Nội, phía Tây Nam giáp Vĩnh Phúc và phía Tây giáp Tuyên
Quang. Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.541,5km². Với vị trí như vậy, Thái
Nguyên trở thành điểm tiếp giáp, là cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông
Hồng với các tỉnh vùng núi phía Bắc (Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lạng Sơn).
Địa hình Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du,
miền núi khác. Thái Nguyên mang đặc trưng ba vùng rõ rệt: phía Tây và Tây
Bắc là vùng rừng núi trập trùng, hiểm trở, đồng thời tạo thành các khu ruộng
nhỏ, sâu kín và phì nhiêu nằm rải rác khắp vùng. Phía Đông địa hình phức tạp
với những khối đá vôi to lớn, nhiều thung lũng hẹp và sâu. Trong lòng núi đá
vôi ở đây có nhiều hang ngầm rộng, trong chiến tranh được dùng làm kho
chứa hàng hoá vũ khí hoặc làm nơi trú quân rất thuận lợi. Đặc biệt là huyện
Định Hoá, nơi có địa thế hiểm trở, núi rừng bạt ngàn, lại có dãy núi Hồng án
ngữ, tạo nên bức tường thành kiên cố. Xen giữa các thôn, bản ở đây là những
đồi cây rậm rạp, che kín đường đi lối lại và nhà cửa bên trong. Vị trí hiểm yếu
cùng với cơ sở quần chúng vững chắc là nhân tố đặc biệt quan trọng đảm bảo
cho sự an toàn tuyệt đối của cơ quan đầu não hoạt động trong suốt thời kỳ

11


kháng chiến. Vùng trung du gồm thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công
và các huyện Phổ Yên, Phú Bình. Sự xen kẽ giữa các dạng địa hình tạo nên
tính chất đa dạng cho cảnh quan thiên nhiên của tỉnh. Bên cạnh những dãy núi

đá vôi cao là những đồi núi đất thoai thoải, nhấp nhô. Xen kẽ giữa núi, đồi là
những thung lũng nhỏ hẹp khác nhau, lại có những vùng đất đai địa hình
tương đối bằng phẳng. Nhìn tổng thể, Thái Nguyên có độ dốc Bắc Nam theo
chiều dài của tỉnh.
Thái Nguyên có nhiều sông, suối phân bố tương đối đều trên địa bàn
tỉnh, trong đó lớn nhất là sông Cầu và sông Công. Các sông, suối hàng năm
cung cấp cho đồng ruộng ven sông một khối lượng phù sa lớn, làm cho đất
đai thêm phì nhiêu, giữ được độ ẩm quanh năm, thuận lợi cho việc gieo trồng
các loại cây lương thực và hoa màu. Bên cạnh đó, do điều kiện đất đai, khí
hậu, Thái Nguyên trở thành tỉnh trồng và sản xuất chè ngon nổi tiếng cả nước.
Nhờ có nguồn nước dồi dào nên việc canh tác trên các cánh đồng ruộng phân
tán được thuận lợi, đồng thời đảm bảo cho đời sống sinh hoạt để xây dựng các
khu căn cứ địa an toàn, bí mật trong thời kỳ chiến tranh.Với vị trí và địa hình
như vậy, trong thời kỳ kháng chiến, Thái Nguyên có lợi thế để phát huy thế
mạnh của ba vùng hỗ trợ lẫn nhau, kết hợp được cả tiến công và phòng ngự,
trong khi đó về phía kẻ thù, khi kéo quân lên đây chúng khó có thể kiểm soát
được diện rộng mà chủ yếu phải bám dọc các tuyến đường, trục giao thông,
nên thuận lợi cho quá trình tác chiến của các lực lượng vũ trang của ta. Trong
thời bình cũng thuận lợi để phát huy tiềm lực kinh tế, quốc phòng của tỉnh.
Nằm ở vị trí trung tâm của khu vực, Thái Nguyên có hệ thống giao
thông đường bộ, đường sông và đường sắt với nhiều tuyến đường quan trọng,
đặc biệt là quốc lộ 3 và đường 13A. Từ trước cách mạng tháng Tám cũng như
trong suốt thời kỳ kháng chiến, hệ thống giao thông của tỉnh đã góp phần
quan trọng đảm bảo giao thông vận tải thông suốt, kịp thời.

12


Với dân số khoảng 1,2 triệu người, Thái Nguyên là tỉnh có nhiều tộc
người sinh sống, trong đó có 8 tộc người chủ yếu là Kinh, Tày, Nùng, Dao,

HMông, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa. Người dân bản địa ở Thái Nguyên so với các
tỉnh khác không nhiều, song qua các thời kỳ lịch sử, thành phần tộc người và
dân số Thái Nguyên đã gia tăng. Người Kinh chiếm khoảng 75,5% dân số
toàn tỉnh. Người Tày là tộc người ở Thái Nguyên từ rất lâu đời và có số lượng
đông nhất trong các dân tộc thiểu số. Địa bàn cư trú của người Tày rộng khắp
trong phạm vi toàn tỉnh, song chủ yếu là những huyện miền núi, vùng cao…
Nhiều tộc người ở Thái Nguyên lại phân thành nhiều chi tộc rất phong phú
như người Nùng chia thành Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh; người
Dao có 4 nhóm chính là Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Lô gang, Dao quần chẹt…
Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên vốn có truyền thống văn hoá lâu đời.
Do tập trung nhiều dân tộc sinh sống nên Thái Nguyên có văn hoá các tộc
người hết sức đa dạng. Văn hoá của mỗi dân tộc đều có những nét riêng độc
đáo từ sinh hoạt, phong tục tập quán đến trang phục, lễ hội, ngôn ngữ. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, những tinh hoa văn hoá cùng truyền thống tốt đẹp của
mỗi dân tộc đang ngày càng được phát huy, góp phần quan trọng tạo nên hình
ảnh Thái Nguyên đổi mới và phát triển.
Với những yếu tố thuận lợi về tự nhiên, xã hội, Thái Nguyên giữ vị trí
chiến lược quan trọng trong chiến tranh. Cả một vùng rừng núi trùng điệp, đi
dần từ những ngọn đồi ở Phú Thọ, Vĩnh Yên, Bắc Giang, đi qua các dãy Tam
Đảo chất ngất hay Yên Thế, Nhã Nam hùng vĩ; rồi tiến về phía Bắc là Đình
Cả, Bắc Sơn, Cai Kinh, là Kim Hỷ, là tiền Phia Boóc… đứng về địa thế, đây
là nơi hết sức thuận lợi cho hoạt động quân sự, cả tiến công và phòng thủ.
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, từ xưa ông cha ta đã coi vùng
Bắc Cạn - Thái Nguyên ―là nơi phên dậu thứ hai về phương Bắc‖ của nước
Việt. Đảng ta coi đây là địa bàn có ý nghĩa chiến lược quan trọng cho việc
xây dựng căn cứ địa trong đấu tranh cách mạng, trong các cuộc chiến tranh

13



giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại
xâm của nhân dân Thái Nguyên đã được hình thành từ trong lịch sử.
Trong cuộc kháng chiến chống Tống ở thế kỷ X, người dân Thái
Nguyên đã sát cánh cùng người Việt dưới xuôi bắt chém được Hầu Nhân Bảo,
làm cho quân Tống bị thua phải rút về nước. Cuộc chiến chống quân Tống
bảo vệ biên giới phía Bắc có công lao to lớn của Dương Tự Minh.
Thế kỷ XV, nhân dân châu Thái Nguyên nổi dậy tham gia nghĩa binh
áo đỏ chống lại giặc Minh xâm lược. Thái Nguyên đã đóng góp cho bộ tham
mưu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hai nhân vật tiêu biểu là hai cha con danh
tướng Lưu Nhân Chú.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Tháng 3 năm 1884
giặc Pháp đem quân đánh chiếm Thái Nguyên và đã vấp phải sự kháng cự
mãnh liệt của nhân dân ở đây, chịu tổn thất khá nặng nề. Sau khi bị Pháp chiếm
đóng, nhân dân trong tỉnh tiếp tục đứng lên chống Pháp dưới các ngọn cờ
xướng nghĩa của Hoàng Hoa Thám (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX), của
Chung Á Dệt… Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra bất ngờ tại tỉnh lỵ
Thái Nguyên đêm 30 rạng ngày 31/8/1917 do Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) và
Lương Ngọc Quyến lãnh đạo. Tuy chỉ kéo dài trong 4 tháng 11 ngày nhưng
đây là lần đầu tiên trong lịch sử cận đại Việt Nam, một cuộc khởi nghĩa diễn ra
tại một tỉnh, có tuyên bố nền độc lập, đặt ra quốc kỳ, thành lập quân đội riêng.
Cuộc khởi nghĩa của Thái Nguyên là cuộc khởi nghĩa lớn nhất nổ ra ở Việt
Nam trong thời kỳ thế giới đại chiến lần thứ nhất. Tuy bị dập tắt nhưng cuộc
khởi nghĩa đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh, hun đúc truyền thống chống
quân xâm lược của nhân dân Thái Nguyên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, truyền thống ấy đã được phát huy và nhân lên gấp bội. Giữa
năm 1945, ―khu giải phóng Việt Bắc được hình thành, một phần Bắc bộ trên
thực tế đặt dưới chính quyền cách mạng‖ [19, tr.38], trong đó có Thái Nguyên.
Sang đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc được Trung ương

14



Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ địa của Trung ương, hậu
phương chiến lược của cả nước. Thái Nguyên nằm trong vùng trung tâm của
An Toàn Khu (ATK), là nơi ở và nơi làm việc của cơ quan lãnh đạo tối cao
cuộc kháng chiến chống Pháp từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc thắng lợi.
Gần cơ quan lãnh đạo Trung ương nên Thái Nguyên thuận lợi trong việc tiếp
nhận những chủ trương, nhận định của Đảng cũng như nhận được sự phối hợp,
giúp đỡ của các đơn vị chủ lực đối với lực lượng vũ trang địa phương trong quá
trình xây dựng và tác chiến. Với truyền thống đấu tranh như vậy, con người
Thái Nguyên được hun đúc tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường, trở thành
cơ sở vững chắc cho sự phát triển của phong trào cách mạng.
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng Cộng sản Việt
Nam về lực lượng vũ trang địa phương
Vấn đề lực lượng vũ trang địa phương được các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác-Lênin đề cập đến thông qua việc bàn về chiến tranh nhân dân và
lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo Mác và Ăng-ghen, khi giai cấp công nhân cùng giai cấp nông dân
và nhân dân lao động đã giác ngộ và nổi dậy thì nhất định phải có vũ trang
mới giành được chính quyền. Trong điều kiện lịch sử khi đó, về mặt lý luận
quân sự, vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang mà chủ nghĩa Mác đề ra là vấn
đề vũ trang quần chúng chứ chưa phải vấn đề tổ chức quân đội. Trong nhiều
tác phẩm nghiên cứu về chiến tranh, Ăng-ghen đã nói rất nhiều đến vai trò và
tác dụng to lớn của quần chúng vũ trang trong chiến tranh chính nghĩa, chiến
tranh tự vệ. Ăng-ghen đã viết ―một dân tộc muốn giành độc lập cho mình thì
không được tự giới hạn trong những phương thức thông thường để tiến hành
chiến tranh. Khởi nghĩa quần chúng, chiến tranh cách mạng, các đội du kích ở
khắp mọi nơi - đó là phương thức duy nhất nhờ đó mà một dân tộc nhỏ có thể
chiến thắng được một dân tộc lớn, mà một quân đội ít mạnh hơn có thể đối
lập với một quân đội mạnh hơn và có tổ chức hơn‖ [1, tr.18]. Ăng-ghen còn


15


đưa ra luận điểm nổi tiếng về vũ trang cho giai cấp công nhân, lấy vũ trang
nhân dân thay thế cho quân đội thường trực.
Đến thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, trong
điều kiện lịch sử mới và trên cơ sở lý luận quân sự của Mác-Ăngghen, Lênin
đã bổ sung và phát triển vấn đề tổ chức quân sự. Lênin khẳng định sự cần
thiết phải xây dựng lực lượng quân đội thường trực chính quy của Nhà nước
song phải dựa trên cơ sở vũ trang nhân dân. Lịch sử cho thấy, ở Liên Xô,
ngay sau khi cách mạng tháng Mười thắng lợi, các lực lượng vũ trang của
quần chúng cách mạng, các đội cận vệ, các đội du kích công nhân và nông
dân nghèo đã từng giữ vai trò rất quan trọng trong các cuộc đấu tranh chống
các cuộc nổi loạn của bọn phản cách mạng. Khi Hồng quân mới được xây
dựng, chính các đội Cận vệ đỏ là bộ phận nòng cốt hợp thành lực lượng của
Hồng quân. Trước đó, ở nhiều vùng trên đất nước, các đội du kích là một
trong những lực lượng chủ yếu trong cuộc chiến đấu của nhân dân chống bọn
can thiệp nước ngoài và bọn bạch vệ. Thực tế đó cho thấy vũ trang quần
chúng nhân dân có sức mạnh to lớn trong đấu tranh cách mạng. Đó là vì lực
lượng này có những ưu thế nổi bật của mình như: ―có thể chiến đấu được trên
bất cứ địa hình nào, do đó chiến đấu được ngay trên những địa hình bất lợi
nhất đối với đội hình hàng ngang, có thể tập hợp được quân đội theo cách
thích hợp với yêu cầu… có thể ngăn cản được, kìm chân và làm cho đội hình
hàng ngang của địch phải mỏi mệt…‖ [1, tr.12]. Ví như với cuộc chiến của
nước Phổ năm 1866, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra
rằng cùng với việc là nước đầu tiên đã trang bị cho toàn thể bộ binh của mình
bằng những vũ khí hiện đại nhất thì chính việc chỉ có nước Phổ là đã tìm cách
dùng nhân dân làm lực lượng quân sự với một mức độ rộng rãi hơn là hai
nhân tố làm nên thắng lợi này của nước Phổ.

Như vậy có thể thấy chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định vai trò, sức
mạnh to lớn của lực lượng vũ trang quần chúng trong sự nghiệp cách mạng.

16


Trong quá trình làm cách mạng, khi vấn đề đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa vũ
trang được đặt ra thì giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp
bức nhất thiết phải có tổ chức quân sự của mình. Và thông thường tổ chức ấy
có hình thức ban đầu là quần chúng vũ trang, trên cơ sở đó sẽ tiến lên xây
dựng quân đội cách mạng. Do đó việc vũ trang quần chúng cách mạng rộng
khắp và mạnh mẽ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Vận dụng sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về lý luận quân
sự vào trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây
dựng đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo. Ngay trong thời kỳ Đảng ta
mới thành lập, những quan điểm quân sự đầu tiên đã hình thành, trong đó vấn
đề vũ trang quần chúng, coi cách mạng nói chung và đấu tranh vũ trang nói
riêng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân là quan điểm cơ bản. Ngay từ đầu
Đảng ta đã đề ra chủ trương: Vừa vũ trang quần chúng vừa thành lập quân đội
cách mạng. Những văn kiện đầu tiên của Đảng đã từng nêu rõ các vấn đề tổ
chức các đội tự vệ, huấn luyện quân sự cho quần chúng lao động và chuẩn bị
những điều kiện để tiến lên xây dựng các đội du kích, tiến hành chiến tranh du
kích và khởi nghĩa vũ trang, xây dựng quân đội cách mạng. Xuất phát từ quan
điểm chiến tranh nhân dân là quan điểm cơ bản nhất trong đường lối quân sự
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ta đã xây dựng lực lượng vũ trang cách
mạng bằng cách tổ chức ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân
quân tự vệ, trong đó bộ đội địa phương và dân quân tự vệ hợp thành lực lượng
vũ trang địa phương rộng rãi.
Bộ đội địa phương là một trong ba thứ quân, là chủ lực của địa phương.
Đây là lực lượng nối liền giữa các lực lượng tiến hành chiến tranh nhân dân,

chiến tranh du kích ở cơ sở với các lực lượng chủ lực tác chiến tập trung. Bộ
đội địa phương cùng với lực lượng to lớn của dân quân tự vệ hình thành lực
lượng tác chiến tại chỗ, hình thành thế bố trí sẵn sàng trên các chiến trường,
có mặt ở mọi lúc, mọi nơi, là lực lượng đánh lại một cách kịp thời nhất mọi

17


thủ đoạn cơ động của địch và bảo vệ có hiệu quả tài sản, tính mệnh của nhân
dân, bảo vệ và giữ vững tiềm lực của chiến tranh.
Dân quân và tự vệ là lực lượng có sức chiến đấu rất to lớn, là lực lượng
vũ trang kết hợp chặt chẽ nhất với quần chúng, trực tiếp giữ vững và phát huy
sức mạnh của quần chúng ở cơ sở. Vì vậy, muốn cho lực lượng dân quân tự
vệ thực sự có vai trò chiến lược, làm tròn nhiệm vụ chiến lược, nhất thiết phải
coi trọng nó, cả về số lượng và chất lượng.
Nói về vai trò của lực lượng vũ trang địa phương, đồng chí Võ Nguyên
Giáp đã nhấn mạnh: ―Vai trò của các lực lượng vũ trang địa phương rất lớn;
nó gắn chặt với vai trò chiến tranh nhân dân ở địa phương, với sức mạnh quần
chúng cách mạng của từng địa phương. Nó là lực lượng quân sự kết hợp chặt
chẽ nhất với lực lượng chính trị ở từng địa phương. Hoạt động của nó cũng
gắn chặt với nhiệm vụ kinh tế của nhân dân. Nó trực tiếp bảo vệ tài sản, tính
mệnh của nhân dân. Vì thế muốn tiến hành chiến tranh nhân dân, có lực lượng
làm nòng cốt cho nhân dân nổi dậy khởi nghĩa và tiến hành chiến tranh…thì
điều trước tiên và quan trọng hơn cả là phải chú trọng xây dựng lực lượng vũ
trang ở địa phương‖ [36, tr.18]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh ―dân
quân, tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch,
là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng
vào lực lượng đó, bức tường đó thì địch nào cũng phải tan rã‖ [47, tr.28].
Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ, khi
chúng ta trong tình trạng đối phó với kẻ thù trên chiến trường không tiền

phương, không hậu phương, phải tiến hành cuộc chiến tranh toàn diện, bộ đội
chúng ta lại đang trong quá trình xây dựng mọi mặt về tổ chức cũng như về
kỹ thuật thì lực lượng vũ trang địa phương là hình thức tổ chức thích hợp và
phát huy hiệu quả. Như vậy chỉ có dân quân du kích và bộ đội địa phương
mới là tổ chức thích hợp để đoàn kết toàn dân đánh địch trong những điều
kiện đó.

18


Khi chiến tranh càng phát triển thì các lực lượng vũ trang địa phương
càng phải được củng cố và phát triển vững chắc. Trong suốt chiều dài của
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Đảng ta đã lãnh đạo xây dựng được lực
lượng vũ trang địa phương mạnh mẽ và rộng khắp, là cơ sở vững chắc để thực
hiện chiến tranh nhân dân.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vai trò chiến
lược của lực lượng vũ trang địa phương vẫn được khẳng định. ―Có phải chỉ
cần thực hiện nghĩa vụ quân sự để chuẩn bị lực lượng dự bị cho quân chính
quy, còn tổ chức dân quân tự vệ không cần thiết nữa hay không? Hoàn toàn
không phải như thế. Chiến tranh tương lai nếu có xảy ra thì về bản chất vẫn là
chiến tranh nhân dân, cho nên những hình thức tổ chức của các thứ lực lượng
vũ trang từ thấp lên cao như chúng ta đã có kinh nghiệm vẫn hoàn toàn thích
hợp, cần thiết và có một tác dụng rất to lớn… đó là một trong những điều kiện
cơ bản không thể thiếu để tích cực bảo vệ đất nước trong thời bình, để đảm
bảo thắng lợi nếu chiến tranh xảy ra‖ [33, tr.40-41]. Do đó vũ trang quần
chúng cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương lớn mạnh vẫn
luôn là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quân sự của Đảng ta.
1.2. Lãnh đạo xây dựng lực lƣợng vũ trang địa phƣơng ở Thái
Nguyên giai đoạn 1945 - 1950
1.2.1. Lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong giai

đoạn xây dựng chính quyền cách mạng, chuẩn bị kháng chiến (1945-1946)
1.2.1.1. Những yêu cầu mới của công cuộc xây dựng chính quyền cách
mạng, chuẩn bị kháng chiến
Cách mạng tháng Tám ở Thái Nguyên là một bộ phận của cuộc tổng
khởi nghĩa do Đảng, Bác Hồ lãnh đạo. Thắng lợi của cuộc cách mạng đã mở
ra trang sử mới đối với nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, đồng thời tạo
ra những tiền đề quan trọng cho giai đoạn lịch sử tiếp theo - giai đoạn kháng
chiến chống Pháp xâm lược.

19


Sau ngày giành được chính quyền cách mạng, Thái Nguyên có những
thuận lợi cơ bản. Trước hết, nằm trong căn cứ địa và vùng giải phóng Việt
Bắc nên cán bộ và nhân dân trong tỉnh sớm được rèn luyện qua các cao trào
cách mạng, sớm được hưởng những quyền lợi do cách mạng mang lại. Đồng
bào ở đây hiểu rõ những giá trị cao quý ấy, hiểu được ―độc lập tự do là quý
báu, quý giá vô ngần. Ta đã khổ sở đau đớn trong bao nhiêu năm mới giành
được, cần phải cố gắng gìn giữ, bảo vệ ‖ [12, tr.63], do đó quyết tâm chiến
đấu chống lại các âm mưu và hành động phá hoại của kẻ thù để giữ vững
thành quả cách mạng.
Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng gian khổ, kiên cường, nhiều lớp
cán bộ ưu tú đã xuất hiện ở Thái Nguyên, trở thành nòng cốt trong phong trào
đấu tranh ở các địa phương, tăng cường sức mạnh cho Đảng bộ tỉnh. Tinh
thần, ý thức giác ngộ cách mạng của quần chúng nhân dân được nâng cao.
Với truyền thống đoàn kết bền vững và phong trào cách mạng phát triển mạnh
từ khi có Đảng lãnh đạo, Thái Nguyên có được những kinh nghiệm đấu tranh
về việc vận động nhân dân các dân tộc đoàn kết, kinh nghiệm xây dựng căn
cứ địa ở vùng rừng núi, về tiến hành chiến tranh du kích cục bộ… Những
kinh nghiệm về đấu tranh vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang của Thái

Nguyên lúc bấy giờ tuy mới chỉ là bước đầu nhưng vô cùng quý giá.
Tuy nhiên, sau cách mạng tháng Tám, cũng giống như tình hình chung
của cả nước, Thái Nguyên đứng trước những khó khăn lớn đe dọa đến sự tồn
tại của chính quyền cách mạng. Đó là chính quyền cách mạng vừa mới được
thành lập, chưa có kinh nghiệm quản lý. Lực lượng vũ trang cách mạng còn
nhỏ bé, trang bị thô sơ và còn nhiều thiếu thốn.
Lợi dụng sự chống phá của các lực lượng nước ngoài đối với nước ta,
các thế lực phản cách mạng trong nước cũng nổi dậy phá hoại. Theo như các
nguồn sử liệu ghi lại, một số tên đặc vụ của Tưởng ở thị xã Thái Nguyên nằm
vùng từ những năm 40 bắt đầu lộ diện. Những phần tử phản động lợi dụng
đạo Thiên chúa ở Nhã Lộng (Phú Bình) đã đứng ra tổ chức ―Liên đoàn thanh

20


niên chống cộng‖. Chúng bí mật liên hệ với Pháp xin vũ khí chống cách
mạng. Bọn ―Đại Việt quốc gia liên minh‖ tích cực hoạt động lôi kéo quần
chúng nhằm tranh giành ảnh hưởng với Việt Minh. Ở những vùng rừng núi
hẻo lánh, một vài toán thổ phỉ nổi lên cùng với bọn lưu manh giả danh Việt
Minh quấy phá. Bọn phản động được các thế lực ngoại bang khuyến khích đã
có những hành động chống phá cách mạng như: tuyên truyền, chia rẽ nhân
dân, khiêu khích lực lượng vũ trang, ám sát, bắt cóc cán bộ, cướp phá của cải
của nhân dân. Một số nơi chúng ngấm ngầm cất giấu vũ khí, tổ chức lực
lượng quân sự nhằm chờ thời cơ lật đổ chính quyền cách mạng. Cùng với đó
là những khó khăn về kinh tế, văn hoá. Lúc này phần lớn ruộng đất vẫn nằm
trong tay địa chủ. Hậu quả do chính sách thống trị của đế quốc, phát xít để lại
cộng với gánh nặng của lũ lụt, hạn hán càng làm cho đời sống nhân gặp nhiều
khó khăn. sản xuất đình trệ, tài chính cạn kiệt, ngân khố tỉnh chỉ có 20.000
đồng Đông Dương, phần lớn dân không biết chữ, tệ nạn xã hội còn phổ biến.
Với vị trí nằm ở trung tâm của căn cứ địa Việt Bắc - căn cứ địa của Trung

ương, hậu phương chiến lược của cả nước, là nơi đứng chân của bộ máy lãnh
đạo kháng chiến nên Thái Nguyên trở thành mục tiêu đánh phá quyết liệt của
thực dân Pháp và các lực lượng phản động.
Như vậy tình hình Thái Nguyên sau cách mạng tháng Tám có những
thuận lợi cơ bản và cả những khó khăn lớn. Nhìn chung trên địa bàn tỉnh, từ
ngày toàn quốc bùng nổ đến đầu tháng 10/1947 chiến sự vẫn chưa lan tới. Do
đó Đảng bộ tỉnh đã tập trung lãnh đạo nhân dân trong tỉnh tranh thủ khoảng
thời gian hoà bình quý giá để chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng bước vào cuộc
kháng chiến.
1.2.1.2. Chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang địa phương và kết quả
thực hiện
Nhận thức rõ khó khăn của tình hình sau cách mạng tháng Tám, Đảng
bộ tỉnh Thái Nguyên đã tập trung lãnh đạo nhân dân trong tỉnh thực hiện các
nhiệm vụ nhằm bảo vệ chính quyền và chuẩn bị cho kháng chiến. Trước tiên

21


là phải tăng cường công tác xây dựng Đảng. Ngay giữa tháng 9 năm 1945,
Hội nghị cán bộ toàn tỉnh đã được tổ chức tại xóm Trường Xô (xã Phấn Mễ,
huyện Phú Lương). ―Hội nghị đã công bố nghị quyết của xứ uỷ Bắc Kỳ (do
đồng chí Trần Quốc Hoàn - thường vụ xứ uỷ - ký) chỉ định Ban chấp hành
lâm thời Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên gồm 8 đồng chí:
1- Ngô Nhị Quý - Bí thư
2- Lê Trung Đình - Uỷ viên Ban thường vụ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
lâm thời tỉnh.
3- Hoàng Bá Sơn - Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Tổng bộ Việt
Minh.
4- Hoàng Thế Thiện - Uỷ viên, phụ trách công tác tuyên truyền và
thanh niên.

5- Đào An Thái – Uỷ viên, phụ trách huyện Võ Nhai.
6- Vũ Thị Bảo Ngọc – Uỷ viên, phụ trách công tác phụ nữ.
7- Vũ Hưng - Uỷ viên, phụ trách huyện Định Hoá.
8- Nguyễn Bá Cương - Uỷ viên, phụ trách nông hội [6, tr.177]
Cũng tại đây nhiều chủ trương, biện pháp nhằm xây dựng và bảo vệ
chính quyền cách mạng đã được thông qua. Một trong những nhiệm vụ quan
trọng bậc nhất trong công tác chuẩn bị kháng chiến được Đảng bộ Tỉnh chú
trọng là thực hiện đường lối quân sự của Trung ương, tiếp tục củng cố và phát
triển lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn tỉnh.
Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, Thái Nguyên đã xây dựng
được lực lượng tự vệ khá hùng hậu hoạt động bên cạnh Quân Giải phóng.
―Các huyện trong tỉnh đều thành lập được các đơn vị tự vệ tập trung‖ [5,
tr.143]. Phong trào luyện tập quân sự và xây dựng lực lượng dân quân tự vệ,
một trong những phong trào cách mạng khởi đầu, thực sự trở thành phong
trào quần chúng sâu rộng.

22


Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, cuộc
kháng chiến chống Pháp xâm lược bùng nổ ở Nam bộ. Trước tình hình đó,
Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước ―phải trút toàn
lực vào đó. Hy sinh hết thảy vì kháng chiến. Hy sinh hết thảy vì mặt trận miền
Nam‖ [49, tr.29]. Đối với Việt Bắc, trong đó có Thái Nguyên, ngay từ sau
tháng 8/1945, Trung ương Đảng đã giao cho nhiệm vụ xây dựng các chi đội
Nam tiến, Tây tiến, xây dựng dân quân tự vệ, tiễu phỉ trừ gian. Thực hiện chủ
trương đó, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, ―hàng ngàn con em các dân tộc
trong toàn tỉnh đã nô nức đến các ―phòng Nam bộ‖ ghi tên xung phong tòng
quân lên đường vào Nam đánh giặc. Các đội quân Nam tiến gấp rút được xây
dựng. Những vũ khí, trang bị tốt nhất, những cán bộ, chiến sĩ ưu tú nhất được

ưu tiên cho các đơn vị Nam tiến‖ [6, tr.196]. Các đơn vị Nam tiến được tổ
chức biên chế chặt chẽ. Hầu hết đội viên được huấn luyện quân sự. Cán bộ
của các đơn vị Nam tiến là những người từng trải qua thử thách chiến đấu
trong những ngày tổng khởi nghĩa. Những đóng góp đó của nhân dân tỉnh
Thái Nguyên góp phần làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc chiến đấu của nhân
dân Nam bộ.
Do tập trung lực lượng cho các đơn vị Nam tiến nên ở địa phương lúc
này chỉ còn lại một số cán bộ khung và những vũ khí thô sơ. Vì vậy Đảng bộ
tỉnh đã chủ trương động viên sức người, sức của trong nhân dân để củng cố,
phát triển lực lượng vũ trang tại chỗ. Thực hiện chủ trương mỗi tỉnh xây dựng
một chi đội và xây dựng thêm một số chi đội để Nam tiến, Thái Nguyên đẩy
mạnh công tác xây dựng lực lượng vũ trang địa phương.
Tháng 10-1945, Chính phủ quyết định thành lập các chiến khu. Thái
Nguyên thuộc Chiến khu I. Ban lãnh đạo Chiến khu I, các đơn vị Vệ quốc
đoàn đã giúp đỡ tỉnh những kinh nghiệm về tổ chức biên chế, quản lý bộ đội
và huấn luyện quân sự. Có được sự giúp đỡ đó, cùng với sự tập trung chỉ đạo
của Tỉnh uỷ và sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân nên ―chỉ sau

23


một thời gian ngắn hầu hết các xã, huyện trong tỉnh đều xây dựng, phát triển
lực lượng tự vệ rộng rãi, tự vệ chiến đấu và du kích tập trung. Các đội du kích
tập trung, tự vệ chiến đấu được biên chế thành các tiểu đội, trung đội có bộ
phận quân báo, liên lạc, cứu thương…‖ [5, tr.144]. Mặt trận Việt Minh, các
uỷ viên quân sự trong các Uỷ ban nhân dân được phân công chỉ đạo các đội
du kích tập trung và tự vệ chiến đấu. Đặc biệt từ giữa năm 1946, cùng với
việc thành lập Uỷ ban bảo vệ cách mạng các cấp, truyền thống xây dựng lực
lượng vũ trang tại chỗ được phát huy, phong trào dân quân tự vệ được hồi
phục và phát triển mạnh. ―Tính đến tháng 5-1946, các huyện phía Nam Thái

Nguyên có 300 du kích. Các đội du kích Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Đại
Từ được trang bị tương đối tốt, có tổ chức chỉ huy chặt chẽ. Nhân dân các địa
phương đều tình nguyện đóng góp sức người, sức của để xây dựng lực lượng,
mua sắm vũ khí, trang bị. Nhờ đó lực lượng vũ trang địa phương tiếp tục phát
triển nhanh chóng‖ [5, tr.145]. Thái Nguyên thành lập Uỷ ban bảo vệ các cấp
có đại diện lực lượng vũ trang tham gia. Bộ đội cảnh vệ được xây dựng ở
huyện, tỉnh trên cơ sở các đội du kích tập trung.
Từ nửa sau năm 1946, thực dân Pháp càng bộc lộ rõ dã tâm xâm lược
nước ta. Trong khi chúng ta tỏ rõ thiện chí thì chúng liên tiếp gây ra các vụ
xung đột địa phương kích động quần chúng nhân dân ở nhiều nơi, phá hoại
những điều khoản đã ký kết. Tình hình giữa ta và Pháp ngày càng căng thẳng.
Trước diễn biến đó, ngày 19/10/1946, Hội nghị Quân sự toàn quốc của Đảng
được triệu tập dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Trường Chinh. Đây là Hội nghị
quân sự lớn nhất của Trung ương từ sau khi giành được chính quyền. Hội
nghị nhận định ―không sớm thì muộn thì Pháp sẽ đánh mình và mình cũng
nhất định phải đánh Pháp‖ [61, tr.19]. Hội nghị quyết định đẩy mạnh hơn nữa
công tác xây dựng lực lượng vũ trang, chú trọng nhất là chất lượng để sẵn
sàng chiến đấu với quân thù. Do đó vấn đề phát triển dân quân, du kích của
Thái Nguyên cũng được đẩy mạnh.

24


Về công tác hậu cần, vì nằm trong vùng tự do nên Thái Nguyên luôn là
một trong những mục tiêu tấn công của thực dân Pháp. Không chỉ tìm cách
tiêu diệt phong trào cách mạng, chúng còn tìm mọi cách để phá hoại kinh tế,
phá hoại sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, cùng với việc phát triển lực lượng vũ
trang địa phương về mặt biên chế, vấn đề đảm bảo hậu cần cho lực lượng vũ
trang địa phương cũng được Đảng bộ tỉnh hết sức chú ý. Trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ hậu cần, Thái Nguyên luôn nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của

Trung ương và của Liên khu Việt Bắc.
Ngay sau khi giành được chính quyền cách mạng, theo sự chỉ đạo của
Trung ương, các tổ chức cung cấp, tiếp tế phục vụ cho lực lượng vũ trang địa
phương đã từng bước được hình thành. Lúc này mặc dù Bộ chỉ huy chiến khu
I đã được thành lập nhưng các chi đội (từ năm 1946 là các trung đoàn) vẫn do
các tỉnh xây dựng, lãnh đạo, chỉ huy và cung cấp, tiếp tế. Việc cung cấp, tiếp
tế phục vụ các đơn vị do quản lý đơn vị trực tiếp quan hệ với chính quyền và
đoàn thể địa phương nơi đóng quân để lo liệu, chủ yếu là đảm bảo ăn uống
cho bộ đội.
Để đảm bảo ăn cho bộ đội, các đơn vị lực lượng vũ trang lúc này chủ
yếu vẫn dựa vào chính quyền và đoàn thể địa phương để có tiền mua lương
thực thực phẩm, và một phần dựa vào sự ủng hộ trực tiếp của nhân dân nơi
đóng quân. Việc tổ chức nấu ăn cho bộ đội cũng chủ yếu do các đoàn thể phụ
nữ đảm nhiệm. Đến tháng 3 năm 1946, Bộ Tổng tham mưu tăng cường cán bộ
cho Chiến khu I, trong đó có một số cán bộ để xây dựng phòng Quân nhu
chiến khu, lúc này phòng quân nhu mới nắm tình hình ăn mặc của bộ đội các
đơn vị. Các đơn vị bắt đầu có tổ chức bộ phận cấp dưỡng chuyên nấu ăn phục
vụ đơn vị.
Về quân y: Tháng 6 năm 1946, Quân y cục tổ chức Hội nghị quân y lần
thứ nhất, đề ra tổ chức quân y vụ ở các chiến khu. Tuy nhiên lúc này công tác
quân y trong các đơn vị vũ trang chủ yếu vẫn là liên hệ với các bệnh viện dân

25


×