Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang thời kỳ 1940 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.3 KB, 81 trang )

1

Lời cảm ơn

Bản khoá luận tốt nghiệp này là bước đầu em làm quen với việc nghiên
cứu khoa học. Trước sự bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn do chưa có nhiều kinh
nghiệm trong việc tiến hành nghiên cứu khoa học, em đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của thầy giáo TS. Bùi Ngọc Thạch, cùng các thầy cô trong tổ
lịch sử khoa Giáo dục chính trị, trường ĐHSP Hà Nội 2 để em hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa, đặc biệt là
thầy giáo TS. Bùi Ngọc Thạch đã hướng dẫn em trong việc hoàn thành khoá
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Thị Hà


2

Lời cam đoan

Em xin cam đoan bản khoá luận này được hoàn thành do sự cố gắng nỗ
lực tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo
TS.Bùi Ngọc Thạch.
Bản khoá luận này không trùng với các kết quả nghiên cứu của các tác
giả khác.
Sinh viên



Nguyễn Thị Hà


3

Mục lục
Trang
Mở đầu ...................................................................................................... 6
Chương 1: Cơ sở thành lập các khu căn cứ vũ
trang ở Hoà Bình trong Cao trào kháng Nhật
cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ... 11
1.1. Điều kiện tự nhiên và truyền thống đấu tranh yêu nước của
nhân dân tỉnh Hoà Bình ..................................................................... 11
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội..................................................... 11
1.1.2. Truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân tỉnh Hoà Bình........ 16
1.2. Chủ trương của Đảng ta về xây dựng lực lượng cách mạng ở
tỉnh Hoà Bình ...................................................................................... 18
1.2.1. Xây dựng địa bàn cách mạng tỉnh Hoà Bình nằm trong chiến
khu

Hoà - Ninh - Thanh ................................................................... 18

1.2.2. Xây dựng địa bàn cách mạng tỉnh Hoà Bình nằm trong chiến
khu Quang Trung ............................................................................... 22
Chương 2: Các khu căn cứ vũ trang ở tỉnh Hoà Bình
ra đời, hoạt động trong Cao trào kháng Nhật
cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ... 26
2.1. Xây dựng lực lượng chính trị tạo cơ sở xây dựng lực lượng vũ
trang ..................................................................................................... 26

2.1.1. Thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh........................................................ 26
2.1.2. Tổ chức các hình thức đấu tranh tập hợp quần chúng trong các
tổ chức cứu quốc ............................................................................... 30
2.2. Thuyết phục tầng lớp thổ lang ngả theo cách mạng xây dựng
các khu căn cứ vũ trang...................................................................... 36


4

2.2.1. Tại vùng Tu Lý - Hiền Lương (Mai Đà) ........................................... 38
2.2.2. Tại vùng Diềm (Mai Đà) ................................................................... 40
2.2.3. Tại vùng Cao Phong - Thạch Yên (Kỳ Sơn)...................................... 42
2.2.4. Tại vùng Mường Khói (Lạc Sơn) ...................................................... 44
2.3. Hoạt động của các khu căn cứ vũ trang ở tỉnh Hoà Bình .............. 46
2.3.1. Xây dựng lực lượng vũ trang, mua sắm vũ khí, huấn luyện quân
sự ......................................................................................................... 46
2.3.2. Tổ chức khởi nghĩa giành chính quyền ............................................. 52
Chương 3: Đặc điểm và vai trò của các khu căn cứ
vũ trang ở tỉnh hoà bình trong cao trào kháng
nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945 .................................................................................................. 58
3.1. Đặc điểm của các khu căn cứ vũ trang ở tỉnh Hòa Bình ................ 58
3.1.1. Các khu căn cứ vũ trang đều là các địa bàn có vị trí chiến lược
quan trọng.......................................................................................... 58
3.1.2. Trong quá trình xây dựng các khu căn cứ vũ trang, việc vận
động, thuyết phục thổ lang ngả theo cách mạng có ý nghĩa quyết
định thắng lợi .................................................................................... 62
3.1.3. Các khu căn cứ tạo thành thế liên hoàn với các khu căn cứ của
ba tỉnh Hoà - Ninh - Thanh ............................................................... 65
3.2. Vai trò của các khu căn cứ vũ trang ở tỉnh Hòa Bình .................... 68

3.2.1. Các khu căn cứ vũ trang là chỗ đứng chân cho các lực lượng vũ
trang ra đời, hoạt động ...................................................................... 68
3.2.2. Tạo ra sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị với lực lượng
vũ trang, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển ......................... 70
3.2.3. Các khu căn cứ vũ trang đều là bàn đạp cho cuộc khởi nghĩa
giành chính quyền ở tỉnh Hoà Bình................................................... 71


5

KÕt luËn ................................................................................................ 75
tµi liÖu tham kh¶o ........................................................................ 79
Phô lôc


6

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước, Hòa Bình là một tỉnh miền núi,
nằm trong địa bàn chiến khu Hòa Ninh Thanh sau đó là chiến khu Quang
Trung.
Ban cán sự Đảng Hòa Bình đã lãnh đạo nhân dân thực hiện mọi nhiệm
vụ của Xứ ủy Bắc Kỳ và Ban chỉ đạo chiến khu Quang Trung đề ra, đẩy mạnh
công tác vận động quần chúng, xây dựng các khu căn cứ cách mạng ở các vị
trí chiến lược khác nhau như: Tu Lý Hiền Lương (Mai Đà ), Diềm (Mai Đà),
Cao Phong Thạch Yên (Kỳ Sơn), Mường Khói (Lạc Sơn).
Sự ra đời, hoạt động của các khu căn cứ nói trên có vai trò to lớn trong
việc xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, nhất là lực lượng vũ
trang tập trung, huấn luyện quân sự, mua sắm vũ khí, chuẩn bị về quân sự cho

cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
Khi thời cơ đến, các khu căn cứ đó đã trở thành bàn đạp cho cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền ở Hòa Bình, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của
chiến khu Quang Trung và của cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Thành công của các khu căn cứ cách mạng ở Hòa Bình đã để lại nhiều
bài học kinh nghiệm quý báu, được Đảng bộ và nhân dân ở đây kế thừa, phát
triển trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhất là việc xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
hiện nay.
Việc nghiên cứu về các khu căn cứ cách mạng ở Hòa Bình trong thời kỳ
vận động cách mạng tháng Tám năm 1945, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc, làm sáng tỏ nghệ thuật chỉ đạo cách mạng của Đảng ta về vấn đề Mặt trận
dân tộc thống nhất, bạo lực cách mạng, khởi nghĩa vũ trang


7

Để đánh giá đúng đắn, khách quan những giá trị lịch sử của các khu căn
cứ vũ trang ở Hòa Bình nói trên, Tôi quyết định lựa chọn vấn đề "Các khu căn
cứ vũ trang ở tỉnh Hoà Bình trong Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng
khởi nghĩa tháng Tám năm 1945" làm đề tài khoá luận của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề "Các khu căn cứ vũ trang ở tỉnh Hoà Bình trong Cao trào kháng
Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945" đã được các cơ
quan, cá nhân đề cập đến ở những mức độ, mục đích, theo các hướng tiếp cận
khác nhau. Cụ thể:
- Năm 1970, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hòa Bình, xuất bản cuốn
sách Sơ thảo lịch sử cách mạng tháng Tám Hoà Bình 1940 - 1945. Cuốn sách
đã đề cập tới công cuộc xây dựng, chuẩn bị lực lượng tiến lên đấu tranh vũ
trang, khởi nghĩa giành chính quyền trong thời kỳ 1940 1945 ở tỉnh Hoà

Bình.
- Năm 1988, Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Hoà Bình xuất bản cuốn
sách Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị xã Hoà Bình, Tập I,
(1939 - 1945). Cuốn sách trình bày lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ
và nhân dân thị xã Hoà Bình trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939
1945.
- Năm 1996, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình xuất
bản cuốn sách Lịch sử Đảng bộ huyện Lạc Sơn, Tập I, 1929 - 1954. Cuốn sách
trình bày lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Lạc
Sơn trong những năm từ 1929 đến 1954, trong đó có đề cập đến sự ra đời, hoạt
động của khu căn cứ Mường Khói.
- Năm 2001, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình xuất
bản cuốn sách Lịch sử Đảng bộ huyện Kỳ Sơn 1930 - 2000, NXB QĐND, Hà
Nội. Cuốn sách trình bày lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân


8

dân huyện Kỳ Sơn từ năm 1930 đến năm 2000, trong đó có đề cập đến sự ra
đời, hoạt động của khu căn cứ Cao Phong Thạch Yên.
Đó là những nguồn tài liệu quý, có thể tham khảo, học tập, kế thừa, trên
cơ sở đó hoàn thành bài khoá luận của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích:
Thông qua những nghiên cứu, tìm hiểu, khoá luận cố gắng phục dựng
lại bức tranh toàn cảnh về các khu căn cứ vũ trang ở tỉnh Hoà Bình trong Cao
trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Từ đó,
rút ra đặc điểm và vai trò của các khu căn cứ vũ trang ở Hoà Bình trong hai
thời kỳ trên.
3.2. Nhiệm vụ: Khoá luận trình bày một cách khách quan, đầy đủ, cụ thể về

"Các khu căn cứ vũ trang ở tỉnh Hoà Bình trong Cao trào kháng Nhật cứu nước
và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945". Trong đó, nhấn mạnh:
- Vị trí chiến lược của tỉnh Hoà Bình.
- Sự ra đời, hoạt động của các khu căn cứ vũ trang ở tỉnh Hoà Bình
trong Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945.
- Nêu lên đặc điểm và vai trò của các khu căn cứ.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu:
- Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm cơ sở tư tưởng và lý luận để nghiên cứu đề tài.
- Sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc, trong đó
phương pháp lịch sử là chủ yếu.
- Tiến hành các phương pháp đối chiếu, so sánh để xác minh các nội
dung, sự kiện để làm sáng tỏ các vấn đề quan trọng của khoá luận.


9

- Ngoài ra, còn thực hiện phương pháp điền dã ở một số nơi trên địa bàn
tỉnh Hoà Bình.
4.2. Nguồn tài liệu:
- Nguồn tài liệu thứ nhất: Là các tác phẩm của Mác - Ăngghen, Lênin
nói về bạo lực cách mạng, về nhà nước và cách mạng.
- Nguồn tài liệu thứ hai: Là các văn kiện của Đảng ta nói về tư tưởng
của Đảng về vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng chuẩn bị cho Tổng khởi
nghĩa từ năm 1939 đến năm 1945.
- Nguồn tài liệu thứ ba: Là các cuốn sách lịch sử do các cơ quan Trung
ương và địa phương xuất bản phản ánh về thời kỳ cách mạng 1930 1945,
trong đó có Hoà Bình.

- Nguồn tài liệu thứ tư: Là các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu của các
cơ quan, cá nhân viết về thời kỳ cách mạng 1939 1945 ở Hoà Bình.
- Nguồn tài liệu thứ năm: Là các tài liệu địa lịch sử, địa nhân văn do các
tác giả trong và ngoài nước xuất bản bằng tiếng Việt, phản ánh về vùng đất
Hoà Bình.
- Nguồn tài liệu thứ sáu: Là các tài liệu khai thác tại Bảo tàng Hoà Bình,
các di tích lịch sử cách mạng ở Hoà Bình.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian là tỉnh Hoà Bình, trong đó tập trung chủ yếu vào
địa bàn các khu căn cứ vũ trang ở Tu Lý - Hiền Lương (Mai Đà), Diềm (Mai
Đà), Cao Phong - Thạch Yên (Kỳ Sơn), Mường Khói (Lạc Sơn).
- Phạm vi về thời gian là từ tháng 3/1945 đến tháng 8/1945.
6. Đóng góp của khoá luận
Khoá luận góp phần dựng lại bức tranh lịch sử về "Các khu căn cứ vũ
trang ở tỉnh Hoà Bình trong Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945" một cách toàn diện, đầy đủ hơn.


10

Qua đó, rút ra những đặc điểm và vai trò của các khu căn cứ trong hai
thời kỳ trên.
7. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận
được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở thành lập các khu căn cứ vũ trang ở Hoà Bình trong
Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Chương 2: Các khu căn cứ vũ trang ở tỉnh Hoà Bình ra đời, hoạt động
trong Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945.

- Chương 3: Đặc điểm và vai trò của các khu căn cứ vũ trang ở tỉnh Hoà
Bình trong Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945.


11

Chương 1
Cơ sở thành lập các khu căn cứ vũ trang
ở Hoà Bình trong Cao trào kháng Nhật cứu nước
và tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

1.1. Điều kiện tự nhiên và truyền thống đấu tranh yêu nước của
nhân dân tỉnh Hoà Bình

1.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội
Theo số liệu của chính quyền Pháp năm 1940 thì Hoà Bình có diện tích
tự nhiên là 3.788 km2, với dân số là 64.317 người.
Địa bàn Hoà Bình từ xa xưa là nơi cư trú của người Việt cổ, là quê
hương của nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng thế giới, góp phần xây dựng nền
văn minh châu thổ sông Hồng, nền văn minh của đất Thăng Long ngàn năm
văn vật. Đây cũng là nơi sinh tụ của nhiều dân tộc: Kinh, Mường, Dao, Thái,
Tày, Mông, người Hoa. Trong đó, người Mường chiếm đa số, theo số liệu
quản lý hành chính hàng năm của chính quyền Pháp năm 1940 thì người
Mường có tới 60.000 người, chiếm 93,2%. Còn các dân tộc Thái, Tày, Dao,
Mông, người Hoa sống chủ yếu ở châu Mai Đà.
Hoà Bình là một tỉnh miền núi, rất gần thủ đô Hà Nội và tiếp giáp với
vùng đồng bằng phì nhiêu của Bắc Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ, tây bắc
giáp tỉnh Sơn La, đông giáp tỉnh Hà Đông, đông nam giáp tỉnh Hà Nam, phía
nam giáp tỉnh Ninh Bình, tây nam giáp tỉnh Thanh Hoá.

Địa thế Hoà Bình không những hiểm trở mà còn ở vào một vị trí rất cơ
động. Phía tây dựa lưng vào dãy núi Trường Sơn trùng điệp. Phía bắc là dãy
Ba Vì che chắn. Phía đông trông xuống đồng bằng Bắc Bộ. Phía nam có dãy
núi Tam Điệp chắn giữ. Hoà Bình trở thành một cửa ngõ quan trọng giữa đồng
bằng Bắc Bộ với núi rừng Tây Bắc. Từ phía đông bắc Hoà Bình là một cầu


12

hành lang lên xuống giữa Việt Bắc với các tỉnh phía nam và có thể nhanh
chóng cơ động toả đi nhiều ngả. Đó là một địa bàn "có vị trí rất quan trọng
trong chiến tranh cũng như trong chiến lược phát triển kinh tế" [7, tr.12].
Về phương diện địa chất, Hoà Bình chia làm hai phần riêng biệt theo
đường lượn của con sông Đà. Bên trong đường lượn là vùng cao thuộc châu
Mai Đà, nhiều rừng núi, dân cư thưa thớt, đông nhất là dân tộc Thái, rồi đến
các dân tộc Thổ, Mường, Mán, người Hoa, đặc biệt có hai xã người Mèo ở
riêng biệt. Bên ngoài đường lượn là vùng thấp hơn thuộc các châu Kỳ Sơn,
Lương Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, có nhiều cánh đồng phì nhiêu, dân cư tương
đối tập trung, phần lớn là người Mường.
Nhân dân các dân tộc chủ yếu là nông dân làm nông nghiệp. Đời sống
dựa vào ruộng đất, nương rẫy, chăn nuôi, trồng trọt và khai thác lâm sản.
Riêng số người Kinh và người Hoa sống tập trung ở thị xã, thị trấn sống chủ
yếu bằng nghề buôn bán và làm thuê.
Rừng núi Hoà Bình chiếm tới 75% diện tích tự nhiên của tỉnh. Với 80
km trải dài từ bắc xuống nam, 100 km từ đông sang tây, xứ Mường là nơi tập
trung nhiều dãy núi cao, được bao phủ bởi những cánh rừng rậm. Tiêu biểu
như dãy núi Long Môn (Mai Đà), núi Thạch Bi, núi Ngọc Lâu (Lạc Sơn)...
Nguồn nước của Hoà Bình được bắt nguồn từ lưu vực sông Đà, các sông
lớn nhỏ và hàng trăm con suối trong tỉnh. Các sông, suối này được phân bổ
tương đối dày và đều khắp ở tất cả các huyện.

Sông Đà bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam từ
Lai Châu xuống Sơn La, đi qua địa phận Hoà Bình tạo thành một vòng lượn
dài 80 km. Khi đến thị xã Hoà Bình, con sông này chuyển hướng ngược lên
Sơn Tây, bắt vào sông Hồng ở Việt Trì. Đây là tuyến giao thông đường thuỷ
quan trọng, nối liền miền Tây Bắc với các vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ
"Rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá về xuôi" [2, tr.6].


13

Ngoài ra, còn có các con sông khác như: Sông Bôi (Kim Bôi) dài 125
km, sông Bưởi (Tân Lạc) dài 55 km, sông Lạng (Yên Thuỷ) dài 30 km, sông
Bùi (Lương Sơn) dài 32 km... [7, tr.13].
Hệ thống các con sông này có vai trò to lớn, vừa là nguồn cung cấp
nước tưới tiêu, vừa là mạng lưới giao thông quan trọng, có ý nghĩa chiến lược
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng của nhân dân ta.
Do tiếp giáp với nhiều tỉnh đồng bằng, trung du, Hoà Bình là nơi tập
trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng. Đường số 6, do thực dân Pháp mở
vào đầu thế kỷ XX, từ Hà Nội đi Tây Bắc thông tới biên giới Việt - Lào, đoạn
chạy qua Hoà Bình từ châu Lương Sơn tới địa đầu xã Phúc Sạn, châu Mai Đà.
Từ km 80, có thể vượt dốc Cun 6 km gặp đường 12A, 12B, nối Hoà Bình với
các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá. Thông qua đường số 6,
tỉnh lỵ Hoà Bình chỉ cách Hà Nội 75 km, nếu tính từ châu Lương Sơn nơi gần
nhất chỉ cách Hà Nội có 35 km. Đây là một con đường chiến lược quan trọng
nên cả thực dân Pháp và phát xít Nhật đều rất quan tâm kiểm soát con đường
này.
Đường 12A, nối với đường số 6 ở ngã ba Chăm (thị xã Hoà Bình), qua
dốc Cun, qua Mãn Đức, Vụ Bản (Lạc Sơn), xuống Nho Quan, qua huyện Gia
Viễn, bắt vào đường số 1 ở ngã ba Gián Khẩu (Ninh Bình). Đây là con đường
nối Hoà Bình với các tỉnh phía nam đồng bằng Bắc Bộ, nối với các khu căn cứ

của Ninh Bình, Thanh Hoá.
Đường 12B từ dốc Cun, qua Cao Phong đi qua Ba Hàng Đồi, Chợ Bến
(Lương Sơn), đến Chi Nê (Lạc Thuỷ). Từ đây có thể tiến ra Phủ Lý (Hà Nam),
Nam Định, hoặc lên Hà Đông, Sơn Tây...
Đường 15, từ ngã ba Phúc Sạn ở châu Mai Đà (nối với đường số 6), tiến
xuống phía nam, qua các châu huyện Thanh Hoá vào các tỉnh Trung Kỳ.
Đường 21, từ Sơn Tây đi qua Lương Sơn (Hoà Bình) xuống Chi Nê (Lạc
Thuỷ), bắt vào đường 59 xuống Ninh Bình.


14

Ngoài ra, còn có nhiều hệ thống đường mòn khác có thể thông tới Việt
Bắc và nhiều tỉnh phía nam.
Những hệ thống đường giao thông chiến lược đó không chỉ có vai trò,
tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nói chung,
mà nó còn có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc.
Địa thế hiểm trở của núi rừng Hoà Bình đã được các cuộc khởi nghĩa
của dân tộc do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo chống triều đình nhà Nguyễn và
chống đế quốc Pháp vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX dùng làm nơi giấu
quân, náu quân và xuất quân thắng lợi.
Khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, chúng đã rất quan tâm tới địa
bàn Hoà Bình, một vị trí quan trọng trong cuộc chiến tranh xâm lược.
Cuối năm 1883, thực dân Pháp đánh chiếm Hưng Hoá (Hoà Bình lúc
này thuộc tỉnh Hưng Hoá). Sau khi đánh chiếm Hưng Hoá, thực dân Pháp đã
triệt để lợi dụng yếu tố dân tộc ở khu vực miền núi, thực hiện chính sách "chia
để trị". Ngày 27/7/1886, viên toàn quyền lưỡng kỳ Bắc, Trung Kỳ Paul Bert đã
ký quyết định số 158 thành lập tỉnh Mường, bao gồm những vùng đất đai có
người Mường sinh sống thuộc các tỉnh Hưng Hoá, Sơn Tây, Ninh Bình và Hà

Nội. Tỉnh Mường lúc này gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn, Chợ Bờ.
Tỉnh lỵ tỉnh Mường đặt tại Chợ Bờ, sau đó chuyển về Phương Lâm. Nhưng do
ở đây thường bị ngập lụt, nên năm 1889, tỉnh lỵ lại chuyển về Chợ Bờ. Sau
cuộc tấn công của Đốc Ngữ (31/1/1891) vào Chợ Bờ, thực dân Pháp hoảng sợ
lại chuyển tỉnh lỵ về xã Hoà Bình. Từ tháng 3/1891, tỉnh Mường chính thức
gọi là tỉnh Hoà Bình, gồm 5 châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Mai, Đà Bắc,
một thời gian sau châu Mai và châu Đà Bắc gộp lại thành châu Mai Đà.
Là một tỉnh nhiều dân tộc, song Hoà Bình là địa bàn cư trú tập trung lâu
đời của đồng bào Mường. Vì vậy, nói đến xã hội Hoà Bình dưới thời thực dân
phong kiến là nói đến chế độ lang đạo, một hình thức tổ chức xã hội mang


15

tính chất lãnh địa cát cứ của riêng dân tộc Mường. Cho đến trước khi thực dân
Pháp xâm lược tình hình xã hội ở Hoà Bình đã phân thành hai đẳng cấp rõ rệt.
Đẳng cấp thống trị là: lang, tạo, chánh quản, thống lý và đẳng cấp bị trị là
đông đảo nhân dân các dân tộc Hoà Bình.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, để đặt ách thống trị, chúng triệt để
khai thác đặc điểm của tỉnh Mường, thực hiện chính sách "dùng thổ lang trị
thổ dân", đồng thời dựa vào tầng lớp lang đạo phản động, tổ chức bộ máy
chính quyền tay sai. Do vậy, bộ máy cai trị của chúng ở Hoà Bình từ tỉnh
xuống xã là những tên lang đạo, phìa tạo, chánh quản khét tiếng trong việc áp
bức và bóc lột nhân dân. Ngày 23/6/1892, Toàn quyền Đông Dương ra nghị
định thành lập Hội đồng quan lang. Đứng đầu là một Chánh quan lang, giúp
việc cho Chánh quan lang là Phó quan lang và Đề đốc. Hội đồng quan lang do
Pháp tuyển chọn là những lang cun có thế lực lớn trong tỉnh, thuộc các dòng
họ Đinh, Quách.
Tuy nhiên, thực dân Pháp ngày càng thấy sự bất cập trong việc dựa hẳn
vào tầng lớp lang đạo, phìa tạo. Vì vây, thực dân Pháp tìm cách thay đổi cách

tổ chức bộ máy chính quyền tay sai ở Hoà Bình. Từ năm 1927, chúng thực
hiện chính sách lưu quan, cử quan lại người Kinh lên làm tuần phủ. Năm
1930, chúng bãi bỏ Hội đồng quan lang, tổ chức bộ máy chính quyền như các
tỉnh miền xuôi. Riêng cấp tổng, xã, làng, chế độ nhà lang vẫn tồn tại, vẫn có
thế lực lớn, chi phối đời sống xã hội các vùng nông thôn.
Tóm lại, với những đặc điểm về địa dư và vị trí nói trên, Hoà Bình trở
thành một địa bàn chiến lược của miền núi phía tây bắc Bắc Bộ, có thể tích trữ
xây dựng lực lượng cách mạng, nhất là lực lượng vũ trang, tiến có thể đánh,
lui có thể giữ. Đây là cơ sở để Đảng ta chủ trương xây dựng nơi đây thành
khu căn cứ quân sự để chuẩn bị lực lượng cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền.


16

1.1.2. Truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân tỉnh Hoà Bình
Mang trong mình dòng máu của dân tộc Việt Nam anh hùng, sinh tụ
trên một địa bàn chiến lược của miền núi phía tây bắc Bắc Bộ, nhân dân các
dân tộc Hoà Bình có truyền thống yêu nước, chiến đấu bất khuất chống giặc
ngoại xâm rất vẻ vang trong quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài của dân
tộc.
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm phương Bắc, ngay từ đầu công
nguyên, núi Vua Bà thuộc địa phận huyện Lương Sơn từng là một trong những
căn cứ của hai nữ anh hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị chống quân Nam Hán
trong những năm 40 đầu công nguyên. Nhiều thủ lĩnh địa phương và nhân dân
trong vùng đã hăng hái tham gia chiến đấu, cung cấp lương ăn cho nghĩa
quân.
Dưới triều đại phong kiến nhà Trần, giặc Lão Qua nổi lên ở vùng Tây
Bắc, triều đình đã cử tướng Phạm Ngũ Lão lên dẹp loạn. Ông đã được sự ủng
hộ, giúp đỡ hết lòng của các tù trưởng và dân Thái Mường - Mai (Mai Châu

ngày nay) với những tên tuổi như Tư Mã, Hà Công Đáng, Hà Bổng...
Thế kỷ XV, quân Minh sang xâm lược và thống trị nước ta. Khi Lê Lợi
dựng cờ khởi nghĩa, đồng bào Thái, Mường ở Hoà Bình không chỉ tham gia
chiến đấu mà còn ủng hộ lương thực thực phẩm cho nghĩa quân khi bị vây
hãm ở núi Chí Linh.
Không chỉ có truyền thống chống giặc ngoại xâm phương Bắc mà nhân
dân các dân tộc Hoà Bình còn có tinh thần đấu tranh bất khuất chống sự áp
bức bóc lột. Tiêu biểu là cuộc nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyễn vào
năm 1883 do Lê Duy Lương lãnh đạo. Nghĩa quân phần đông là nhân dân các
dân tộc Hoà Bình do các thủ lĩnh địa phương như: Quách Tất Công, Đinh Thế
Đức, Đinh Công Trịnh chỉ huy. Các ông lấy Mường Bi (Tân Lạc), Mường Âm
làng Yên Lương (Yên Thuỷ) làm căn cứ rồi liên lạc với các lang vùng Lạc


17

Sơn. Mặc dù cuộc khởi nghĩa thất bại, nhưng nhân dân trong vùng vẫn theo họ
như trước đây.
Sau khi giặc Pháp xâm nhập vùng rừng núi Hoà Bình, nhân dân các dân
tộc đã liên tiếp nổi dậy phản kháng mạnh mẽ. Trong những năm 1886 - 1892,
nhân dân Hoà Bình cùng với nhân dân nhiều tỉnh bạn hưởng ứng phong trào
kháng Pháp do ông Đốc Ngữ lãnh đạo. Nghĩa quân Đốc Ngữ đã hoạt động
đánh địch nhiều năm ở suốt dọc sông Đà, đánh chiếm tỉnh lỵ Chợ Bờ và còn
gây cho giặc Pháp nhiều thiệt hại nặng nề. Năm 1890, một bộ phận của nghĩa
quân Đốc Ngữ, đại đa số là nhân dân vùng Mông Hoá do ông Đinh Công Uy
chỉ huy đánh Pháp nhiều trận ở vùng Phương Lâm, Quỳnh Lâm, Hoà Bình.
Cũng trong thời gian này, một bộ phận khác là nhân dân phía nam Hoà Bình
do ông Đốc Đập lãnh đạo, đã đánh thắng giặc Pháp nhiều trận oanh liệt, có lần
giết chết hàng trăm giặc Pháp tại vùng Quyèn Mu (Lạc Thuỷ).
Một trong những cuộc khởi nghĩa có tính tiêu biểu cho đồng bào các

dân tộc miền núi trong tỉnh là cuộc nổi dậy do Tổng Kiêm và Đốc Bang (Kỳ
Sơn) lãnh đạo. Đêm ngày mùng 2/8/1909, nghĩa quân đã tập kích tỉnh lỵ Hoà
Bình giết chết tên giám binh Sennhô, phá trại giam giải thoát nhiều người, thu
nhiều vũ khí, gây nỗi kinh hoàng cho bọn thực dân đầu sỏ ở Bắc Kỳ. Địa bàn
hoạt động của nghĩa quân bao gồm cả miền Sơn Tây, Hoà Bình, nhưng căn cứ
chính vẫn là vùng Mông Hoá (Kỳ Sơn) [10, tr.15 - 16].
Tiếng súng kháng chiến Cần Vương vừa dứt, phong trào yêu nước của
nhân dân các dân tộc trong tỉnh lại hoà nhịp cùng phong trào yêu nước có tính
dân tộc dân chủ vào những năm đầu thế kỷ XX do các nhà nho yêu nước khởi
xướng.
Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm lâu đời rất vẻ vang nói trên là
một di sản tinh thần vô giá được nhân dân các dân tộc trong tỉnh gìn giữ, phát
huy từ thế hệ này qua thế hệ khác. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời,
dưới ánh sáng của Đảng soi đường, truyền thống yêu nước quý báu đó được


18

phát huy cao độ, kết hợp với tinh thần cách mạng theo tư tưởng của giai cấp
công nhân đã thúc đẩy phong trào cách mạng ở Hoà Bình ngày càng phát
triển.
Trong những năm 1936 - 1939, phong trào cách mạng đấu tranh đòi các
quyền dân sinh, dân chủ trước mắt cũng diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức
phong phú. Tại thị xã Hoà Bình, do ảnh hưởng của phong trào cách mạng Hà
Đông, sách báo của Mặt trận dân chủ được phổ biến ở đây. Hội ái hữu được
thành lập "Đây là một tổ chức quần chúng có tính chất rộng rãi đầu tiên ở thị
xã Hoà Bình" [10, tr. 151]. Nhân dân ở Phương Lâm thị xã Hoà Bình phần
đông là quần chúng lao động nghèo khổ từ miền xuôi lên sinh sống, đã tham
gia Hội ái hữu, đó là điều kiện thuận lợi cho việc gây dựng cơ sở cách mạng ở
Hoà Bình.

Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều biểu hiện cụ thể, chứng tỏ nhân
dân Hoà Bình đã có một tinh thần yêu nước, một truyền thống lịch sử đấu
tranh rất anh dũng chống giặc ngoại xâm. Đó là cơ sở để Đảng ta chủ trương
xây dựng nơi đây thành căn cứ quân sự để chuẩn bị lực lượng cho cuộc Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền.
1.2. Chủ trương của Đảng ta về xây dựng lực lượng cách mạng
ở tỉnh Hoà Bình

1.2.1. Xây dựng địa bàn cách mạng tỉnh Hoà Bình nằm trong chiến khu
Hoà - Ninh - Thanh
Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, cuộc chiến tranh thế giới
thứ hai bùng nổ, nhanh chóng lan rộng ra các nước châu Âu.
Sang năm 1941, chiến tranh thế giới thứ hai ngày càng lan rộng với tính
chất ác liệt. Trước tình hình đó, với tư cách là đại diện của Quốc tế cộng sản,
đồng chí Nguyễn ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng
lần thứ 8, tại Pác Bó (Cao Bằng), từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941.


19

Hội nghị nhấn mạnh: "Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai
cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia dân tộc. Trong lúc này nếu
không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự
do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu
mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng
không đòi lại được" [17, tr.113].
Hội nghị khẳng định: "Cách mạng Đông Dương, kết liễu bằng một cuộc
khởi nghĩa võ trang" [17, tr.129]. Cho nên, nhiệm vụ đặt ra là phải xúc tiến
chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa vũ trang. Khi thời cơ đến "thì lúc đó với lực
lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa

phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi
nghĩa to lớn" [17, tr.131 - 132]. Chính vì vậy, "chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm
vụ trung tâm của Đảng ta và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại" [17, tr.298].
Những văn kiện của Trung ương Đảng và đồng chí Hồ Chí Minh ra đời
tiếp sau đó đều nhấn mạnh phải xây dựng lực lượng vũ trang, đặc biệt là xây
dựng các khu căn cứ, tổ chức huấn luyện chính trị, quân sự, mua sắm vũ khí.
Đầu tháng 4/1945, chiến tranh thế giới thứ hai có những chuyển biến to
lớn, phe Đồng Minh đang thắng thế. Trước tình hình đó, Đảng ta đã triệu tập
Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (15 - 20/4/1945), nhằm chuẩn bị về mặt
quân sự cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Hội nghị khẳng định: Nhiệm vụ cần kíp của chúng ta lúc này là phải
đưa nhiệm vụ quân sự lên hàng đầu: Thành lập các chiến khu ở những vị trí
chiến lược quan trọng; đánh thông các chiến khu Bắc Kỳ với Trung, Nam Kỳ;
gây dựng các căn cứ địa kháng Nhật; phát triển bộ đội giải phóng; thống nhất
chỉ huy quân sự... Trên cơ sở đó, Hội nghị quyết định thành lập 7 chiến khu
lớn trong cả nước chuẩn bị về mặt quân sự cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
Như vậy, trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945, Đảng
ta đã đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thành lập Mặt trận dân


20

tộc thống nhất, nhanh chóng chuẩn bị mọi điều kiện tiến tới Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền. Để thực hiện chủ trương đó, đòi hỏi Đảng ta phải xây
dựng căn cứ địa.
Hoà Bình là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng của miền núi phía
tây bắc Bắc Bộ. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, Đảng ta đã sớm chú ý tới địa
bàn của Hoà Bình và chủ trương xây dựng Hoà Bình thành khu căn cứ quân sự
để chuẩn bị lực lượng cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Thực hiện chủ trương của Đảng, việc xây dựng phong trào cách mạng ở

Hoà Bình trở nên cấp thiết, được Trung ương, Xứ uỷ Bắc Kỳ rất quan tâm.
Tại Hoà Bình, cuối năm 1939, đồng chí Hoàng Văn Thụ, Bí thư Xứ uỷ
Bắc Kỳ nhận thấy địa thế núi rừng Hoà Bình có tầm quan trọng đặc biệt đối
với việc xây dựng nơi đây thành một vùng căn cứ vũ trang, tiến hành chiến
tranh du kích, nên đã chỉ thị cho Tỉnh uỷ Hà Đông phân công cán bộ lên xây
dựng cơ sở cách mạng ở Phương Lâm - thị xã Hoà Bình.
Thực hiện chủ trương của Đảng, việc xây dựng phong trào cách mạng ở
Hoà Bình trở nên cấp thiết, được Trung ương, Xứ uỷ Bắc Kỳ rất quan tâm, liên
tục cử cán bộ lên xây dựng phong trào cách mạng Hoà Bình.
Nhìn chung, phong trào hoạt động cách mạng của Hoà Bình, tính đến
cuối năm 1943 đầu năm 1944 đã có khởi sắc, nhưng chưa liên tục, công tác
tuyên truyền vận động xây dựng các tổ chức cứu quốc còn nhiều hạn chế.
Sang năm 1944, Trung ương Đảng rất quan tâm đến phong trào cách
mạng ở Hoà Bình, Đảng ta chủ trương xây dựng nơi đây thành căn cứ địa cách
mạng. Bởi rừng núi và địa thế Hoà Bình là một địa bàn "tiến có thể đánh, lui
có thể giữ", có điều kiện để xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng.
Vào khoảng tháng 5/1944, Trung ương Đảng điều động đồng chí Vũ
Thơ, Bí thư Ban cán sự Đảng tỉnh Ninh Bình, đến Hoà Bình để tăng cường lực
lượng lãnh đạo, đẩy mạnh phong trào cách mạng trong tỉnh và quyết định
thành lập Ban cán sự Đảng do đồng chí Vũ Thơ làm Bí thư.


21

Ngày 22/12/1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được
thành lập. Nhiệm vụ của đội là mở rộng tuyên truyền, vận động cách mạng,
gây dựng cơ sở chính trị và vũ trang ra khắp khu căn cứ và sang các địa
phương khác. Việt Nam giải phóng quân sẽ thực hiện Nam tiến vào các tỉnh
Trung, Nam Kỳ, mà hướng chính sẽ đi qua vùng rừng núi của ba tỉnh Hoà
Bình, Ninh Bình và Thanh Hoá.

Chính vì vậy, để xúc tiến công việc chuẩn bị khởi nghĩa, Đảng ta chủ
trương đẩy mạnh việc phát triển lực lượng vũ trang, mở đường cho giải phóng
quân thực hiện Nam tiến để mở rộng phong trào cách mạng toàn quốc. Trung
ương Đảng quyết định tổ chức một chiến khu cách mạng trên địa bàn Hoà Ninh - Thanh và chỉ thị cho hai đồng chí Vũ Thơ và Vũ Đình Bản, phải tích
cực chuẩn bị mọi điều kiện, đón một đơn vị Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân từ Phú Thọ đi qua địa bàn. Đồng thời, giao cho đồng chí Vũ Thơ chịu
trách nhiệm tổ chức Hội nghị thành lập chiến khu Hoà - Ninh - Thanh.
Ngày 3/2/1945, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, đồng chí
Vũ Thơ đã triệu tập Hội nghị thành lập chiến khu Hoà - Ninh - Thanh, gồm
đại biểu của ba tỉnh, được tổ chức tại nhà ông Lương Văn Đưởng, thôn Lũ
Phong (Nho Quan, Ninh Bình).
Hội nghị đã nhất trí, địa bàn rừng núi của ba tỉnh Hoà - Ninh - Thanh có
một vị trí chiến lược quan trọng, là nơi nối liền giữa Việt Bắc, Tây Bắc với
đồng bằng Bắc Bộ, nối Bắc Kỳ với Trung và Nam Kỳ. Việc thành lập chiến
khu Hoà - Ninh - Thanh, sẽ tạo ra con đường để Việt Nam giải phóng quân
thực hiện Nam tiến, qua địa bàn ba tỉnh rồi vào các tỉnh Trung và Nam Kỳ.
Hội nghị đã bầu ra một Ban chỉ đạo chiến khu, do đồng chí Vũ Thơ, Bí
thư Ban cán sự Đảng Hoà Bình làm Bí thư chiến khu; vạch ra phương hướng
phát triển cho các địa phương và quyết định xây dựng tỉnh Hoà Bình nối liền
với chiến khu Quỳnh Lưu (Ninh Bình) và vùng núi Thanh Hoá làm căn cứ địa
của chiến khu.


22

Theo như kế hoạch, Việt Nam giải phóng quân sẽ từ Phú Thọ tiến sang
Hoà Bình, đi qua các vùng Tu Lý, Hiền Lương, Diềm, Cao Phong, Thạch Yên,
Mường Khói rồi xuống Quỳnh Lưu, qua Thanh Hoá. Do đó, yêu cầu quan
trọng trước mắt đối với Hoà Bình là phải gấp rút tổ chức cơ sở, chuẩn bị những
điều kiện cần thiết tại các địa điểm nói trên để đón giải phóng quân của Trung

ương Nam tiến.
1.2.2. Xây dựng địa bàn cách mạng tỉnh Hoà Bình nằm trong chiến khu
Quang Trung
Sang tháng 4/1945, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai
đoạn cuối. Phe phát xít đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn. ở
trong nước Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ, phong
phú về nội dung và hình thức, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham
gia.
Giữa lúc Cao trào kháng Nhật đang cuồn cuộc dâng lên, Ban thường vụ
Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, diễn ra từ
ngày 15 đến ngày 20/4/1945, tại Hiệp Hoà (Bắc Giang), do đồng chí Trường
Chinh, Tổng bí thư Đảng chủ trì.
Hội nghị đã nhận định: "Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất
cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp lúc này. Chúng ta phải tích cực phát
triển chiến tranh du kích, gây dựng căn cứ địa kháng Nhật, để chuẩn bị cuộc
Tông khởi nghĩa cho kịp thời cơ" [17, tr.391].
Hội nghị đã quyết định thành lập 7 chiến khu lớn trong cả nước ở những
vị trí chiến lược quan trọng, để tạo bàn đạp cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền. Đó là các chiến khu: Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung,
Trần Hưng Đạo (Bắc Kỳ); Phan Đình Phùng, Trưng Trắc (Trung Kỳ); Nguyễn
Tri Phương (Nam Kỳ) [17, tr.391].
Hội nghị đã quyết định thành lập Uỷ ban quân sự cách mạng Bắc Kỳ,
Uỷ ban này đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Đảng.


23

Riêng chiến khu Quang Trung "đồng chí Văn Tiến Dũng, Uỷ viên
thường trực Uỷ ban quân sự cách mạng Bắc Kỳ được phân công chỉ đạo chiến
khu Quang Trung" [10, tr.321].

Vào đầu tháng 5/1945, thực hiện nghị quyết Hội nghị quân sự cách
mạng Bắc Kỳ, đồng chí Văn Tiến Dũng từ Yên Phong về làng Vạn Phúc (Hà
Đông), làm việc với thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ về công tác chuẩn bị cho cuộc
Tổng khởi nghĩa và triệu tập Hội nghị thành lập chiến khu Quang Trung trên
địa bàn Hoà - Ninh - Thanh.
Ngày 20/5/1945, đồng chí Văn Tiến Dũng, Thường trực Uỷ ban quân sự
cách mạng Bắc Kỳ, đã chủ trì Hội nghị thành lập chiến khu Quang Trung, tại
nhà ông Đinh Văn Ngoạn ở thôn Sầy, tổng Vân Trình, huyện Gia Viễn (Ninh
Bình). Tham gia Hội nghị có đại diện của Xứ uỷ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, đại diện
Đảng bộ các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Hoà Bình (đồng chí Phan Lang, Bí
thư Ban cán sự Đảng tỉnh và đồng chí Vũ Thơ, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng
tỉnh).
Hội nghị đã nhận định, thời cơ Tổng khởi nghĩa đang đến gần, cần phải
gấp rút chuẩn bị mọi điều kiện tiến lên Tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ. Qua
đó, đề ra nhiệm vụ của chiến khu trong tình hình mới.
Hội nghị thành lập Ban chỉ đạo chiến khu (gồm có 5 người): đồng chí
Văn Tiến Dũng, Uỷ viên thường trực Uỷ ban quân sự cách mạng Bắc Kỳ trực
tiếp chỉ đạo chiến khu; đồng chí Trần Tử Bình, Uỷ viên thường vụ Xứ uỷ Bắc
Kỳ được cử làm Bí thư chiến khu. Các đồng chí Nguyễn Văn Mộc, Bí thư Tỉnh
uỷ Ninh Bình; đồng chí Phan Lang, Bí thư Ban cán sự Đảng Hoà Bình; Lê
Chủ, Uỷ viên thường vụ Thanh Hoá, là Uỷ viên Ban chỉ đạo chiến khu.
Các đồng chí Uỷ viên Ban chỉ đạo chiến khu có trách nhiệm lãnh đạo
Ban cán sự Đảng (hoặc Ban thường vụ Tỉnh uỷ) ở mỗi tỉnh thực hiện mọi
nhiệm vụ chiến khu đề ra. Mỗi tỉnh sẽ thành lập một Uỷ ban quân sự cách
mạng cấp tỉnh đặt dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban quân sự cách mạng chiến khu.


24

Uỷ ban quân sự cách mạng các tỉnh phải nhanh chóng xây dựng các

khu căn cứ vũ trang, lực lượng vũ trang tập trung, bán vũ trang, tích cực mua
sắm vũ khí và huấn luyện chính trị, quân sự.
Từ đây, dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ huy chiến khu, Hoà Bình tích cực
thực hiện những nhiệm vụ mà Ban chỉ huy chiến khu đưa ra, chuẩn bị mọi mặt
đặc biệt là về mặt quân sự cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền khi có thời
cơ.
Tiểu kết chương 1:
Hoà Bình là một tỉnh miền núi, địa thế hiểm trở, địa hình lại phức tạp.
Đây là cửa ngõ của miền Tây Bắc, là đầu mối giao thông thuỷ bộ thông
thương với mọi nơi trong cả nước, là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng
trong chiến tranh cũng như trong chiến lược phát triển kinh tế.
Với vị trí có tầm chiến lược quan trọng như vậy, cho nên các thế lực
ngoại xâm luôn tìm cách đánh chiếm, các triều đại phong kiến Việt Nam, các
thủ lĩnh quân sự cũng tìm mọi cách để kiểm soát, khống chế, xây dựng các
căn cứ đánh giặc.
Cùng với lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, nhân dân
các dân tộc Hoà Bình sớm có truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh
anh dũng chống giặc ngoại xâm, chống áp bức bóc lột, bảo vệ quê hương đất
nước.
Trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945, Đảng ta đã đưa
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Để chuẩn bị lực lượng tiến lên khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền, Đảng ta đã chủ trương xây dựng Hoà Bình
thành khu căn cứ quân sự nằm trong chiến khu Hoà - Ninh - Thanh (sau là
chiến khu Quang Trung). Trên cơ sở đó, không những tạo điều kiện xây dựng
lực lượng cách mạng, mà còn tạo ra con đường cho Việt Nam giải phóng quân
thực hiện Nam tiến.


25


Điều đó chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc của Trung ương Đảng đối với
một địa bàn chiến lược của miền núi phía tây bắc Bắc Bộ. Đồng thời, nó cũng
chứng tỏ Đảng ta đã kế thừa truyền thống của tổ tiên đánh giặc, khai thác triệt
để yếu tố "địa lợi, nhân hoà", xây dựng Hoà Bình thành khu căn cứ quân sự
nằm trong địa bàn chiến khu Hoà - Ninh - Thanh.


×