Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đảng bộ huyện nga sơn (tỉnh thanh hóa) lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MAI THỊ HÀ

ĐẢNG BỘ HUYỆN NGA SƠN (TỈNH THANH HÓA)
LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội, 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MAI THỊ HÀ

ĐẢNG BỘ HUYỆN NGA SƠN (TỈNH THANH HÓA)
LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CAO VĂN LIÊN

Hà Nội, 2012




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
Chƣơng 1: QUAN NIỆM VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO VÀ ĐẶC ĐIỂM
TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGA SƠN (TỈNH
THANH HÓA)............................................................................................ 13
1.1. Quan niệm về đói nghèo và chủ trƣơng của Đảng về xóa đói, giảm
nghèo ........................................................................................................ 13
1.1.1. Quan niệm về đói nghèo ............................................................. 13
1.1.2. Chủ trương của Đảng về xóa đói, giảm nghèo ........................... 18
1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh
Hóa) ......................................................................................................... 28
1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa)
trước năm 2000 ..................................................................................... 28
1.2.2. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nga Sơn
(tỉnh Thanh Hóa) từ năm 2000 đến năm 2010 ..................................... 34
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN NGA SƠN (TỈNH THANH HÓA) THỰC HIỆN XÓA ĐÓI,
GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010..................................... 40
2.1. Chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Nga Sơn (tỉnh
Thanh Hóa) thực hiện xóa đói, giảm nghèo giai đoạn (2000-2005) ...... 40
2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Nga Sơn về xóa đói, giảm nghèo
giai đoạn (2000-2005) ........................................................................... 40
2.1.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Nga Sơn thực hiện xóa
đói, giảm nghèo giai đoạn (2000-2005) ................................................ 42
2.2. Chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Nga Sơn (tỉnh
Thanh Hóa) thực hiện xóa đói, giảm nghèo giai đoạn (2006-2010) ...... 50

1



2.2.1. Chủ trương của tỉnh Thanh Hóa và Đảng bộ huyện Nga Sơn về
xóa đói, giảm nghèo giai đoạn (2006-2010) ......................................... 50
2.2.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Nga Sơn thực hiện xóa
đói, giảm nghèo giai đoạn (2006-2010) ................................................ 55
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN
NGA SƠN (TỈNH THANH HÓA) LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI,
GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010..................................... 70
3.1. Thành tựu và hạn chế ...................................................................... 70
3.1.1. Thành tựu ................................................................................... 70
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 78
3.2. Kinh nghiệm ..................................................................................... 81
KẾT LUẬN ................................................................................................. 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 92
PHỤ LỤC.................................................................................................. 102

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử của xã hội loài người, đặc biệt từ khi có giai cấp đến nay,
vấn đề phân biệt giàu - nghèo đã xuất hiện và đang tồn tại như một thách thức
lớn đối với sự phát triển và bền vững của từng quốc gia, từng khu vực và toàn
bộ nền văn minh hiện đại. Đói nghèo và chống đói nghèo luôn luôn là mối
quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, bởi vì giàu mạnh gắn liền
với sự hưng thịnh của một quốc gia. Đói nghèo thường gây ra xung đột chính
trị, xung đột giai cấp, dẫn đến bất ổn định về xã hội, chính trị. Mọi dân tộc tuy
có thể khác nhau về khuynh hướng chính trị, nhưng đều có một mục tiêu là

làm thế nào để quốc gia mình, dân tộc mình giàu có.
Có thể nói, đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu, nó đã diễn ra
trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc biệt là ở các nước
lạc hậu, chậm phát triển, nghèo đói đang là một vấn đề nhức nhối, một thách
thức đối với sự phát triển, hay tụt hậu của một quốc gia. Vào những năm cuối
của thế kỷ XX, trên thế giới vẫn còn hơn 1,3 tỉ người sống dưới mức nghèo
khổ, trong đó khoảng 800 triệu người sống ở các quốc gia thuộc khu vực châu
Á - Thái Bình Dương. Đây là một thách thức lớn đối với sự phát triển của các
nước trên thế giới.
Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới, với gần 80%
dân cư sống ở khu vực nông thôn và 70% lực lượng lao động làm trong lĩnh
vực nông nghiệp. Do sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về
kinh tế và trình độ phân công lao động xã hội kém, dẫn tới năng suất lao động
xã hội và mức tăng trưởng xã hội thấp. Với chủ trương phát triển một nền
kinh tế thị truờng theo định hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà Nước thì
đây vừa là một nhiệm vụ chiến lược của công cuộc phát triển kinh tế xã hội,
vừa là phương tiện để đạt được mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công

3


bằng, dân chủ, văn minh". Muốn đạt được mục tiêu này thì trước hết phải xoá
bỏ đói nghèo và lạc hậu. Đây là một trách nhiệm hết sức nặng nề của Đảng và
Nhà Nước ta, bởi Nhà Nước không chỉ bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho dân mà
còn xóa bỏ tận gốc các nguyên nhân gây ra đói nghèo trong dân cư. Nhà nước
ta đã và đang tập trung các nguồn lực triển khai đồng bộ, thống nhất và hiệu
quả các giải pháp, chính sách xoá đói giảm nghèo phải trở thành chương trình
mục tiêu quốc gia phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, nhằm hỗ trợ trực tiếp các xã nghèo, hộ nghèo các điều kiện cần thiết để
phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống, tự vươn lên thoát khỏi

đói nghèo. Vì vậy mà Đại hội VIII của Đảng đã xác định xóa đói giảm nghèo
là một trong những chương trình phát triển kinh tế xã hội vừa cấp bách trước
mắt, vừa cơ bản lâu dài. Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà
Nước về phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo thì cho đến nay tất cả
các tỉnh, thành trong cả nước đã xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo
phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương,
từng khu vực nhằm XĐGN và lạc hậu góp phần tích cực vào công cuộc cải
cách nền kinh tế.
Quá trình thực hiện chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở
nước ta thời gian qua đã đạt được một số thành tựu nhất định như số hộ nghèo
theo chuẩn cũ giảm cả tuyệt đối và tương đối, số hộ nghèo vươn lên làm giàu
ngày một nhiều hơn. Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là nước có
thành tích vượt trội trong xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, kết quả xóa đói
giảm nghèo ở nước ta thời gian qua chưa vững chắc, số hộ nghèo theo chuẩn
mới còn cao. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt
Nam nhận định: Thành tựu xóa đói giảm nghèo chưa thật vững chắc. Số hộ
nghèo và tái nghèo ở một số vùng còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn
cao. Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai còn gặp

4


nhiều khó khăn, nhiều vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với
bình quân cả nước. Thực trạng đó đòi hỏi nước ta cần nỗ lực hơn nữa trong
tìm tòi giải pháp hiệu quả để tiếp tục tổ chức thực hiện chương trình xóa đói
giảm nghèo ở tầm cao hơn.
Nga Sơn là một huyện nằm ở phía Đông bắc tỉnh Thanh Hóa, cách
thành phố Thanh Hóa khoảng 42km, gồm 26 xã và một thị trấn với diện tích
tự nhiên là 150 km2, có dân số trên 15 vạn người (trong đó khoảng trên 3 vạn
người theo đạo Thiên Chúa Giáo). Hiện nay Nga Sơn vẫn là một huyện

nghèo, có diện tích rộng, người đông, dân cư phân bố không đều, trình độ dân
trí hạn chế, kết cấu hạ tầng thấp kém, kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa
các vùng. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo của
huyện còn cao.
Trong những năm qua huyện Nga Sơn đã tích cực thực hiện chương
trình xóa đói giảm nghèo và thu được một số kết quả đáng kể, tính bình quân
cả giai đoạn 2000 - 2005 thì mỗi năm giảm hơn 1% hộ nghèo. Tuy nhiên kết
quả giảm nghèo chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao. Còn những hạn chế
đó là do việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở các địa bàn không
đều, nhận thức ý nghĩa tầm quan trọng của chương trình xóa đói giảm nghèo
của các cấp lãnh đạo và người dân còn chưa đầy đủ. Thực tế đó đã đặt cho
huyện Nga Sơn nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thực hiện
chương trình xóa đói, giảm nghèo trong thời gian tới.
Mặt khác, tác giả chọn đề tài nhằm rút ra những kinh nghiệm, ưu, hạn
chế để áp dụng cho xóa đói giảm nghèo ở các huyện và các địa bàn khác trong
toàn quốc. Góp phần nghiên cứu lịch sử địa phương, nghiên cứu Lịch sử
Đảng của huyện Nga Sơn lãnh đao nhân dân trong huyện thực hiện chủ
trương của Đảng, trong công tác xã hội, xây dựng cuộc sống mới. Đồng thời,
đề tài còn làm sáng tỏ truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của nông dân

5


Việt Nam nói chung và huyện Nga Sơn nói riêng trong công cuộc xây dựng
cuộc sống mới. Qua đó giáo dục đức tính giúp đỡ nhau cho các thế hệ hiện
tại, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay. Ngoài ra, nghiên cứu đề tài còn cho thêm
bài học về bảo vệ phát triển nông nghiệp, sử dung đất đai có hiệu quả và bài
học về cách mạng xanh trong nông nghiệp.
Vì những lý do đó, để góp phần nâng cao nhận thức về xóa đói giảm
nghèo với hành động “lá lành đùm lá rách”, tác giả đã chọn đề tài "Đảng bộ

huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ
năm 2000 đến năm 2010" làm đề tài luận văn nghiên cứu chuyên ngành Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về xoá đói giảm nghèo ở cả trong
nước và ngoài nước, cả về góc độ xã hội và kinh tế. Tác phẩm của Dương Phú
Hiệp, Vũ Văn Hoà (2004): Phân hoá giàu nghèo ở một số quốc gia Châu Á Thái Bình Dương, Nxb. Khoa học Xã Hội, Hà Nội. Ở Việt Nam, thứ nhất là
các công trình của các tổ chức xóa đói giảm nghèo. Báo cáo phát triển của
Việt Nam (2000): Tấn công nghèo đói, Báo cáo chung của nhóm công tác
chuyên gia Chính phủ - Nhà tài trợ - Tổ chức phi Chính phủ, Hội nghị nhóm
tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, 14-15/12-1999. Báo cáo đã tổng kết kinh
nghiệm xoá đói giảm nghèo của các tổ chức phi Chính Phủ - Nhà tài trợ ở
Việt Nam. Công trình của Liên hiệp Hội khoa học Kỹ thuật ở Việt Nam
(2001): Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số, phương pháp tiếp cận,
nói lên những phương pháp công tác, đặc biệt là công tác xóa đói giảm nghèo
ở vùng dân tộc ít người miền núi. Ngân hàng thế giới cũng có công trình: Đói
nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam. Tác phẩm đã phân tích thực trạng nghèo
đói ở Việt Nam và đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới bất bình đẳng
nhiều mặt của người nghèo.

6


Những công trình về kinh tế xã hội và tác động của những lĩnh vực này
đối với công việc xóa đói giảm nghèo. Nguyễn Văn Thường (2004): Một số
vấn đề kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, nêu lên sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam gắn liền với xoá đói giảm nghèo.
Cùng một chủ đề như vậy còn có tác phẩm của Ngô Quang Minh (1999): Tác
động của kinh tế Nhà nước góp phần xóa đói giảm nghèo trong quá trình
công nghiệp hoá hiện đại hoá, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Trần Thị

Hằng (2001): Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
Những công trình nghiên cứu nguyên nhân đói nghèo ở nước ta và đưa
ra những giải pháp xóa đói giảm nghèo. Nguyễn Đình Huấn (8-1999): Suy
giảm năng lực nội sinh ở nông thôn nước ta, nguyên nhân và giải pháp, Tạp
chí Nghiên cứu kinh tế; Nguyễn Thị Hằng (1997): Vấn đề xóa đói giảm nghèo
ở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Thị
Hằng, Trần Đình Hoan, Bùi Trọng Thanh (1997): Vấn đề xóa đói giảm nghèo
ở nông thôn nước ta hiện nay, NXb. Lao Động - Xã Hội, Hà Nội; Lê Xuân
Bá, Chu Tiến Quang, Lê Xuân Đỉnh: Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt
Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội; Hà Quế Lâm (2002): Xóa đói giảm nghèo ở
vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp, NXb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Xóa đói giảm nghèo cũng là những đề tài học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ. Trần
Đình Đàn (2002): Những giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm xóa đói
giảm nghèo ở Hà Tĩnh, Luận án TS kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội; Trần Thị Hằng (2000): Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án TS Kinh tế, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Hoàng Thị Hiền (2005): Xóa đói giảm nghèo
với đồng bào dân tộc ít nguời tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp, Luận

7


văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội;
Nguyễn Hoàng Lý (2005): Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai - Thực trạng
và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học Viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
Nguyễn Thị Hải (2000): Những giải pháp chủ yếu về quản lý nhằm xóa đói
giảm nghèo ở nông thôn Phú Thọ hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Thái Văn Hoạt (2007): Giải pháp

xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay,
Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội; Đỗ Thế Hạnh (2000): Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm
xóa đói giảm nghèo ở vùng định canh định cư Thanh Hoá, Luận văn thạc sĩ
kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Xóa đói giảm nghèo cũng là những đề tài khoa học các cấp độ Nhà
nước, cấp Bộ và cấp cơ sở. Đề tài “Phát triển bền vững nông thôn vùng Bắc Trung bộ (bao gồm các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế) xóa đói giảm
nghèo và giải quyết việc làm, bảo vệ nguồn tài nguyên đất” do TS Trần Ngọc
Ngoạn làm chủ nhiệm. Đề tài đã xem xét đánh giá thực trạng tình hình nông
thôn Bắc - Trung bộ Việt Nam dưới góc độ thực hiện các mục tiêu bền vững và
các mục tiêu thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết trên các lĩnh vực như xóa
đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo vệ nguồn tài nguyên và đa dạng sinh
học. Đề tài phát triển kinh tế với vịêc xóa đói giảm nghèo ở huyện Như Thanh,
Thanh Hoá của Phạm Thế Dũng. Công trình đã đề cập đến xóa đói giảm nghèo
kết hợp với phát triển kinh tế trên phạm vi huyện Như Thanh, Thanh Hoá.
Có những công trình đề cập đến chính sách của Đảng và Nhà nước
nhưng liên quan đến xóa đói giảm nghèo. Nguyễn Thị Hằng (2001): Bàn về
mục tiêu, nhiệm vụ và những biện pháp lớn của công tác di dân xây dựng kinh
tế mới đến năm 2000, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội; Lê Huy Ngọ (2001): Phát
triển nông nghiệp, nông thôn miền núi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện

8


đại hoá, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội; Ngôn Nghiệp (2004): Công tác tuyên
truyền ở vùng dân tộc và miền núi trong tình hình mới, Nxb. Văn hoá Dân
tộc, Hà Nội; Lê Hải Đường (2004): Đổi mới phương thức chuyển giao khoa
học và công nghệ vào vùng dân tộc và miền núi, Nxb. Văn hoá Dân tộc, Hà
Nội; Hoàng xuân Thuận (2004): Quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ ở
vùng dân tộc miền núi, Nxb. Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh
của vấn đề xóa đói, giảm nghèo. Thực trạng nghèo đói trên thế giới và Việt
Nam cũng như nguyên nhân của nghèo đói, sự nghiệp xóa đói giảm nghèo
trên toàn quốc, ở cấp tỉnh và một số huyện, kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo
thành công cũng như chưa thành công. Đây là những tư liệu khoa học quý sẽ
được tiếp thu có chọn lọc trong quá trình viết luận văn của tác giả.
Song về xóa đói giảm nghèo ở huyện Nga Sơn thì chưa có một công
trình nào nghiên cứu. Vì vậy đề tài của tác giả là hoàn toàn mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu làm rõ những chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng
bộ huyện Nga Sơn; trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và những kinh nghiệm
cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của huyện trong giai
đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Thứ nhất, trình bày một số những quan niệm về nghèo đói một cách có
hệ thống và phân tích sự cần thiết khách quan phải thực hiện việc xóa đói
giảm nghèo, đồng thời nêu ra một số kinh nghiệm của một số nước trong khu
vực về giải quyết vấn đề đói nghèo.

9


Thứ hai, làm rõ những chủ trương, chính sách và việc thực hiện xóa
đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Nga Sơn.
Thứ ba, rút ra những kinh nghiệm cơ bản để giải quyết vấn đề xóa đói
giảm nghèo của huyện trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng, giới hạn phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Nga Sơn lãnh đạo thực hiện công
tác xóa đói giảm nghèo, tập trung vào chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng bộ huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) từ năm 2000 đến năm 2010.
4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ
huyện Nga Sơn thực hiện xóa đói giảm nghèo.
- Về không gian: Huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa)
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện
Nga Sơn lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến
năm 2010.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Cơ sở lý luận của luận văn:
Hệ thống những quan điểm, tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
XĐGN.
Các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII, VIII, IX,
X, XI; những tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt
Nam có liên quan đến luận văn có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và
phương pháp luận đối với những vấn đề được đề cập trong luận văn.

10


Khi viết luận văn, tác giả chú ý sử dụng, tham khảo một số công trình
nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học ở trong nước; số liệu thống kê, điều
tra xã hội học của các cơ quan nghiên cứu, tổng hợp, lưu trữ. Những vấn đề
có liên quan đến luận văn mà các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các công
trình khoa học đi trước đã nêu ra được xem như là những chỉ dẫn, gợi ý khoa
học có ý nghĩa phương pháp luận cho tác giả luận văn.

- Cơ sở thực tiễn của luận văn:
Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, tác giả luận văn trực tiếp khảo sát, điều tra xã hội học,
nghiên cứu thực tiễn những chính sách xóa đói giảm nghèo của huyện Nga
Sơn hiện nay. Tác giả luận văn chú ý nghiên cứu thực tiễn xóa đói giảm
nghèo qua một số tài liệu tổng hợp của các cơ quan nghiên cứu. Trên cơ sở
đó, người viết luận văn cố gắng phân tích, khái quát nhằm rút ra những kết
luận khoa học, phát hiện những vấn đề có tính quy luật, những nhân tố khách
quan và chủ quan chủ yếu tác động đến chính sách xóa đói giảm nghèo của
huyện Nga Sơn từ năm 2000 đến năm 2010.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ kinh tế từ đó ảnh hưởng đến
tình hình chính trị, xã hội. Những phương pháp nghiên cứu của triết học, kinh
tế chính trị Mác - Lênin, khoa học lịch sử và xã hội học, được vận dụng tổng
hợp để tìm ra con đường, phương pháp tiếp cận, giải quyết các vấn đề đặt ra
trong luận văn. Tác giả luận văn đặc biệt chú ý vận dụng các phương pháp:
kết hợp lôgic và lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, nguyên tắc thống nhất
giữa kinh tế và chính trị - xã hội, cái riêng và cái chung, trong đó phương
pháp lịch sử - lôgic là phương pháp chủ yếu.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn

11


Một là, góp phần làm rõ những chủ trương, chính sách của Đảng bộ
huyện Nga Sơn về xóa đói giảm nghèo.
Hai là, đưa ra một số giải pháp và những kinh nghiệm cơ bản để giải
quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo của huyện trong giai đoạn hiện nay.
Ba là, góp phần cung cấp thêm nguồn tài liệu về quá trình Đảng bộ
huyện Nga Sơn lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo nói riêng, tư

liệu lịch sử về huyện Nga Sơn nói chung và làm cơ sở giáo dục truyền thống
cho thế hệ trẻ trong quá trình xây dựng huyện Nga Sơn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết:
Chƣơng 1: Quan niệm về xóa đói, giảm nghèo và đặc điểm địa lý, kinh
tế xã hội của huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa)
Chƣơng 2: Chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ huyện Nga Sơn (tỉnh
Thanh Hóa) thực hiện xóa đói, giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2010
Chƣơng 3: Kết quả và kinh nghiệm của Đảng bộ huyện Nga Sơn (tỉnh
Thanh Hóa) lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2010.

12


Chƣơng 1
QUAN NIỆM VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN,
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGA SƠN (TỈNH THANH HÓA)

1.1. Quan niệm về đói nghèo và chủ trƣơng của Đảng về xóa đói,
giảm nghèo
1.1.1. Quan niệm về đói nghèo
Đói nghèo là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Cho đến nay, đói nghèo
vẫn là nỗi ám ảnh đối với các quốc gia trên thế giới. Loài người chúng ta đã
chứng kiến những thảm họa của các cuộc chiến tranh tàn sát, thiên tai, dịch
bệnh và những hậu quả do nạn đói gây ra vô cùng khủng khiếp. Nó cướp đi
nhiều sinh mạng, làm cho hàng triệu người không được hưởng thụ những
thành quả của nền văn minh tiến bộ mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng về
kinh tế xã hội đối với sự phát triển, tàn phá môi trường sinh thái.
Vấn đề đói nghèo nếu không được giải quyết thì không một mục tiêu

nào của thế giới cũng như quốc gia đặt ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện
đời sống, ổn định hòa bình, công bằng, bình đẳng, bảo đảm các quyền con
người được thực hiện. Rõ ràng, vấn đề xóa đói, giảm nghèo trở thành vấn đề
toàn cầu phải được quan tâm, chú ý và giải quyết.
Khái niệm đói nghèo có thể tách ra, phân tích và nhận dạng giữa đói
và nghèo:
Đói là một khái niệm thường được nhận diện ở 2 dạng: thiếu đói và đói
gay gắt. Thiếu đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới tối
thiểu, chỉ đủ khả năng đảm bảo mức lương thực bữa đói, bữa no và có những
khi phải đứt bữa từ một, hai hoặc ba tháng. Đói gay gắt là tình trạng của một
bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu, đói ăn, đứt bữa, đang phải sống trong
một tình trạng hết sức khó khăn. Chúng ta thấy khái niệm này vẫn thuần túy

13


là đói ăn thuộc phạm trù kinh tế - xã hội. Nó khác với đói thông tin, đói
hưởng thụ văn hóa.
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thỏa
mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức thu
nhập thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện: ăn, mặc, ở,
vệ sinh, giáo dục, y tế và nhiều nhu cầu khác. Theo cách hiểu khác: Nghèo là
một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng
ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng
thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội cụ thể của từng địa phương
hay từng quốc gia.
Nghèo chia thành nhiều mức khác nhau: nghèo tuyệt đối, nghèo tương
đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu. Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân
cư thuộc diện nghèo không có khả năng thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc
sống như ăn, mặc, ở, đi lại… Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân

cư thuộc diện nghèo có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng
và địa phương đang xét. Nghèo có nhu cầu tối thiểu là tình trạng một bộ phận
dân cư có những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc,
đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.
Trên đây là những khái niệm chung nhất, phương pháp đánh giá, nhận
diện nét chủ yếu, phổ biến về nghèo đói. Trọng tâm của vấn đề là nhu cầu của
con người. Tuy vậy, trong khái niệm chưa thể hiện rõ chuẩn mực đánh giá về
mặt định lượng, chưa tính đến sự khác biệt, chênh lệch giữa các vùng lãnh
thổ, quốc gia, các điều kiện cụ thể. Sự phát triển của sản xuất, tăng trưởng
kinh tế làm tăng thêm nhu cầu của đời sống con người, tạo ra những biến đổi
của xã hội. Do đó, khái niệm về “nghèo” và “đói nghèo” cũng biến động theo
nó. Thực tế cho thấy các chỉ số xác định đói nghèo thường được gắn liền với

14


điều kiện kinh tế - xã hội. Hiện tượng đói nghèo có tính lịch sử và đang có sự
biến động trong sự vận động chung của đất nước.
Ở nước ta, việc xác định chuẩn nghèo luôn thay đổi theo từng thời kỳ. Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm
nghiên cứu và xem xét chuẩn mực nghèo đói của cả nước qua từng thời kỳ.
Chuẩn mực nghèo đói là một khái niệm động phụ thuộc vào phương pháp tiếp
cận, điều kiện kinh tế và thời gian. Từ đó xác lập được chuẩn mực đói nghèo.
Năm 1996 chuẩn mực đói được đánh giá như sau:
Bảng 1: Chuẩn mực đói nghèo năm 1996
Thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng
Loại hộ

Địa bàn


Hiện vật kg
gạo/ngƣời

Giá trị đồng

Dưới 15 kg

Nông thôn, miền

< 60.000

núi, hải đảo
Nông thôn, đồng
Nghèo

Đói

Dưới 20 kg

bằng, trung du

< 80.000

Thành thị

Dưới 25 kg

< 100.000

Cả nước


Dưới 13 kg

< 52.000

(Nguồn: Bộ lao động – thương binh xã hội năm 1996)

Chuẩn mực đói nghèo năm 1997 được đánh giá tại quy định số
1751/LĐTBXH ngày 20/5/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
như sau:
Hộ đói: là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một tháng
quy ra gạo dưới 13 kg, tương đương với 45.000 đồng/người/tháng (tính cho
mọi vùng)
Hộ nghèo: là những hộ có mức thu nhập bình quân quy ra gạo: vùng
nông thôn, miền núi, hải đảo dưới 15kg/người/tháng (tương đương với

15


700.000 đồng); vùng nông thôn đồng bằng, trung du dưới 20kg/người/tháng;
vùng thành thị dưới 25kg/người/tháng (tương đương với 90.000 đồng). Chuẩn
mực này áp dụng đến hết năm 2000.
Từ ngày 1/1/2001 nước ta áp dụng chuẩn nghèo mới theo quyết định số
1143/2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định:
Vùng nông thôn miền núi và hải đảo: Hộ nghèo là những hộ có thu
nhập bình quân dưới 80.000 đồng/người/tháng; 960.000 đồng/người/năm.
Vùng nông thôn đồng bằng: hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập
dưới 100.000 đồng/người/ tháng; 1.200.000 đồng/người/năm.
Vùng thành thị: hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân dưới
150.000 đồng/người/tháng; 1.800.000 đồng/người/năm.

Chuẩn mực nghèo đói năm 2003 được đánh giá như sau:
Hộ đói: ở nông thôn là những hộ có thu nhập bình quân dưới 8kg
gạo/người/tháng; ở thành thị là những hộ có thu nhập bình quân dưới 13kg
gạo/người/tháng.
Hộ nghèo: ở nông thôn là những hộ có mức thu nhập bình quân dưới
13kg gạo/người/tháng; ở thành thị là những hộ có mức thu nhập dưới 18kg
gạo/người/tháng.
Theo quyết định số 170/2005/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, thì
chuẩn nghèo mới được áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 được xác định như sau:
Khu vực thành thị: 260.000 đồng/người/tháng.
Khu vực nông thôn (cho cả miền núi và đồng bằng): 200.000
đồng/người/tháng.
Chuẩn nghèo đói Việt Nam do Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra ở các giai đoạn khác nhau, đây là những chuẩn
nghèo quốc gia. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên nhiều yếu tố nhưng

16


trong đó thu nhập theo đầu người trên tháng (được tính bằng VNĐ hoặc tương
đương kg gạo) là chỉ tiêu hàng đầu.
Bảng 2: Chuẩn nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn
Thu nhập theo đầu ngƣời/tháng
Giai đoạn

Nông thôn, miền núi,
hải đảo
< 55.000đ ~ < 15kg gạo

1996 - 2000
2000 - 2005


Nông thôn đồng bằng

Thành phố

< 70.000đ ~ 200kg gạo

< 90.000đ ~ 25kg gạo

< 80.000đ ~ < 20.000 kg gạo < 100.000đ ~ < 20 kg gạo < 15.000đ ~ < 35kg gạo
< 200.000đ

2006 - 2010

< 260.000đ

(Nguồn: Tạp chí khoa học, số 2, năm 2007)

Như vậy, chuẩn nghèo đói luôn thay đổi biến động, phụ thuộc vào
phương pháp, cách tiếp cận, điều kiện kinh tế - xã hội và thời gian.
Đói nghèo là hậu quả của nhiều nguyên nhân, nhưng những nguyên
nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo 3 nhóm:
Nhóm nguyên nhân do điều kiện kinh tế - xã hội: khí hậu khắc nghiệt,
thiên tai, bão lụt, hạn hán, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó
khăn, kinh tế chậm phát triển, hậu quả chiến tranh để lại.
Nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu
vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xã hội hay
lười lao động.
Nhóm nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: thiếu hoặc không đồng
bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn;

chính sách khuyến khích sản xuất; vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn,
khuyến nông - lâm - ngư nghiệp, chính sách trong giáo dục, đào tạo, y tế…
Đói nghèo là hiện tượng kinh tế xã hội, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống của cả cộng đồng xã hội, phổ biến ở mọi quốc gia nhưng không thể giải
quyết triệt để vấn đề này trong một thời gian ngắn và trên quy mô toàn xã hội.
Vì vậy, vấn đề xóa đói giảm nghèo chỉ có thể giải quyết dần từng bước và là
cả một quá trình lâu dài.

17


1.1.2. Chủ trương của Đảng về xóa đói, giảm nghèo
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một lãnh tụ tối cao của
Đảng và của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, nhà hoạt
động lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế, người bạn của các dân tộc bị áp bức và nhân loại của thế kỷ
XX. Lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại sẽ mãi mãi ghi nhớ tên tuổi chói lọi
Hồ Chí Minh - “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa” thế giới.
Những di sản của Người sẽ sống mãi với thời gian, với cuộc đấu tranh cho
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, cho quyền được sống và
được hưởng tự do, hạnh phúc của các dân tộc, của mỗi con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin
vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Do đó, tư tưởng nhân văn Hồ
Chí Minh đối với con người, đặc biệt là những người nghèo khổ xuất phát từ
quan điểm Mác xít về con người và giải phóng con người. Chủ tịch Hồ Chí
Minh khi còn là thiếu niên đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống
khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, Người đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải
phóng dân tộc. Với tình yêu thương đồng bào phải chịu cảnh nước mất, nhà
tan, Người đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Trong hành trang

ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh, yêu nước và thương dân là hai yếu
tố quan trọng nhất. Người đã từng khẳng định rằng: Lòng yêu nước của tôi với
nhân dân và nhân loại không bao giờ thay đổi. Đó chính là sự đồng cảm của
những con người cùng cảnh ngộ, những người dân mất nước, nô lệ lầm than.
Chăm lo đời sống của nhân dân chính là chăm lo đến lợi ích của họ. Hồ
Chí Minh trong tư tưởng cũng như trong hành động, luôn xuất phát từ nhu
cầu, lợi ích của người lao động. Khi cách mạng mới thành công, tại phiên họp
ngày 3/9/1945 của Hội đồng Chính phủ, Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ

18


cấp bách, trong đó có nhiệm vụ chống nạn đói. Điều này thể hiện bản chất của
Chính quyền cách mạng và tình yêu thương của Bác đối với những người
nghèo khổ. Người đã kêu gọi đồng bào cả nước “Sẻ cơm nhường áo”: “Hỡi
đồng bào yêu quý. Từ tháng giêng đến tháng bảy năm nay, ở Bắc bộ nước ta
đã có 2 triệu người chết đói. Kế đó lại bị nước lũ, nạn đói càng tăng lên, nhân
dân càng khốn khổ. Lúc chúng ta nâng bát cơm lên mà ăn, nghĩ đến kẻ đói
khổ, chúng ta không khỏi động lòng” [67, tr. 31]. Trong bài phát biểu tại cuộc
họp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc (thành lập ngày
31/12/1945), Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “…Chúng ta giành được tự do, độc
lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân
chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ.
Chúng ta phải thực hiện ngay:
1. Làm cho dân đủ ăn
2. Làm cho dân đủ mặc
3. Làm cho dân có chỗ ở.
4. Làm cho dân được học hành.
Cái mục đích chúng ta đi đến là bốn điều đó. Đi đến để dân nước ta
xứng đáng với tự do, độc lập và giúp sức cho tự do độc lập” [67, tr. 152]. Bác

còn ra lời kêu gọi mọi người giúp đỡ người nghèo:“Tôi xin đề nghị với đồng
bào cả nước và tôi xin thực hiện trước: Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi
tháng nhịn ăn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo” [67,
tr. 31]. Bằng tình yêu thương đối với những người nghèo khổ, Người đã
gương mẫu thực hành tiết kiệm để cứu đói. Nhờ vậy mà phong trào “sẻ cơm
nhường áo” đã thu hút đông đảo nhân dân cả nước tham gia.
Chính sách độc ác của phát xít Nhật và thực dân Pháp như: ép thu thóc,
bắt nhổ lúa trồng đay đã làm cho hơn 2 triệu đồng bào Bắc bộ bị chết đói vào
cuối năm 1944 đầu năm 1945, kế đó lại bị lụt, bị hạn, lại bị bọn thực dân Pháp

19


gây chiến tranh ở Nam Bộ làm cho việc đem gạo từ Nam ra Bắc gặp rất nhiều
khó khăn. Nạn đói cũng hết sức nguy hiểm. Muốn chống giặc đói cũng phải
huy động và tổ chức tất cả lực lượng của đồng bào toàn quốc: “ Nạn đói đã
đến rồi. Nếu chúng ta không lập tức tìm hết mọi cách để chống nó, thì trong
vài tháng nữa, nạn đói sẽ đè lên đầu dân ta” [67, tr. 93]. Người đã đề ra một
số cách chống đói như: cấm nấu rượu, vùng này san sẻ thức ăn cho vùng
khác, ra sức tăng gia trồng trọt các loại cây ngắn ngày. Nói tóm lại, bất cứ
cách gì, hễ làm gì cho dân ta đỡ đói lúc này và ngăn ngừa nạn đói mùa sau
chúng ta đều phải làm cả. Theo Người: “Công việc chống đói cũng như công
việc to lớn khác, phải kiên quyết, phải phấn đấu, phải sẵn sàng hi sinh, phải
đoàn kết nhất trí. Ví dụ: cấm nấu rượu gạo, cấm bánh ngọt trong mấy tháng thì
những người có nghề đó chắc phải thiệt thòi. Nhưng các đồng bào đó cũng sẵn
lòng hy sinh lợi ích của mình để cứu cho đồng bào khỏi nạn đói. Chắc không ai
thấy đồng bào chết đói mà nỡ lòng no ấm một mình”[67, tr. 94].
Người cho rằng: “Chống nạn đói cũng như chống một cuộc ngoại xâm,
ta nhất định thành công vì đồng bào ta ai cũng sẵn lòng hăng hái. Nhưng các
bạn phụ trách các địa phương phải biết cách tuyên truyền, biết cách giải

thích cho ai nấy đều hiểu rõ, đều thực hành. Các bạn phải có sáng kiến để tìm
ra cách làm được việc mà không mất lòng dân. Nhất là đối với chữ Cần, chữ
Kiệm, chữ Hy sinh, chữ Công bằng thì các bạn phải thực hành trước; phải
làm gương cho dân chúng noi theo”[67, tr. 94].
Trong “Lời kêu gọi nhân dịp phát động phong trào sản xuất và tiết
kiệm” (3/1952), Hồ Chủ tịch đã nói: “Lâu nay, chúng ta đòi hỏi nhân dân
đóng góp. Từ đây, chúng ta phải ra sức hướng dẫn và giúp đỡ nhân dân hơn
nữa trong việc sản xuất và tiết kiệm, cải thiện đời sống nhân dân, để làm cho
dân giàu, nước mạnh. Có như thế nhân dân mới càng thấy Chính phủ hết lòng,
hết sức phục vụ nhân dân” [69, tr. 441]. Như vậy, xuất phát từ bản chất của chế

20


độ ta và nhạy cảm trước nhu cầu cấp thiết của nhân dân, Người đã đưa ra nhiều
chính sách và giúp đỡ nhân dân hơn nữa trong sản xuất và tiết kiệm.
Bài nói chuyện tại Hội nghị sản xuất cứu đói (13/6/1955), Người đã
nói: “Tục ngữ có câu: “Dân dĩ thực vi thiên” nghĩa là dân lấy ăn làm trời,
nếu không có ăn là không có trời. Lại có câu: “Có thực mới vực được đạo”.
nghĩa là không có ăn thì chẳng làm được việc gì cả. Vì vậy, chính sách của
Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân.
Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ
có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và
Chính phủ có lỗi”[70, tr. 572]. Bác luôn là người quan tâm, chăm lo cho dân
từ “miếng cơm manh áo”. Người hiểu rõ những nhu cầu thiết yếu của họ. Từ
đó đã thu phục lòng dân và tập hợp sức mạnh của quần chúng nhân dân đoàn
kết đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. “Vì vậy cán bộ Đảng và Chính
quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân
dân. Phải lãnh đạo tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm.
Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ

dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay
mấy cũng không thực hiện được” [70, tr. 572]. Cho nên: “Phải biết giáo dục,
lãnh đạo, giúp đỡ nhân dân tham gia sản xuất và tiết kiệm. Phải tiết kiệm là
vì nếu được bữa nào xào bữa ấy thì sẽ thiếu vốn. Nếu cán bộ khéo léo lãnh
đạo và thiết thực giúp đỡ đồng bào và đồng bào cố gắng tăng gia sản xuất và
tiết kiệm thì dân sẽ no ấm, mọi việc trôi chảy, thuế khóa dễ thu, tài chính dồi
dào, dân no thì nước giàu” [70, tr. 572]. Người đã chỉ ra cách làm cụ thể để
tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm nhằm chăm lo đến đời sống của nhân
dân: “Vì nước ta là một nước nông nghiệp, mọi việc đều dựa vào nông
nghiệp…cho nên chính sách tăng gia sản xuất và tiết kiệm là chính sách căn
bản của chúng ta. Tăng gia sản xuất và tiết kiệm để nâng cao đời sống của

21


nhân dân, khôi phục kinh tế, mở mang văn hóa và đề phòng đói, chống đói”
[70, tr. 572-573]
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh
là nhà lãnh đạo kiệt xuất, nhà tư tưởng vĩ đại, một tấm gương trong sáng về
đạo đức, lối sống. Tấm gương tiêu biểu về tính nhất quán quyết tâm thực hiện
xóa đói giảm nghèo, không những chỉ riêng trong nước mà mong muốn của
Người là xóa đói khổ cho tất cả mọi người trên thế gian. Trước lúc đi xa
Người vẫn không thôi canh cánh bên lòng mối quan tâm đến con người và
căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn
hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [71, tr. 498].
“Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam
hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng
vào sự nghiệp cách mạng thế giới” [71, tr. 500].
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về chống đói nghèo đã được Đảng ta phát
triển thành đường lối chiến lược toàn diện về tăng trưởng kinh tế và xóa đói

giảm nghèo với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xóa đói giảm nghèo
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đảng ta đã quyết tâm, kiên định theo con đường chủ nghĩa xã hội, xây dựng
một chế độ xã hội mới vì con người. Phấn đấu vì mục tiêu cao cả dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Không chỉ chú trọng đúng
mức đến vấn đề xóa đói giảm nghèo trong xã hội, với nhãn quan chính trị
nhạy bén và với trách nhiệm cao cả trước nhân dân, Đảng đã đưa ra chương
trình mục tiêu quốc gia “xóa đói giảm nghèo”. Trên cơ sở đó, Nhà nước đã có
14 chương trình cấp quốc gia và dự án đang được thực thi có nội dung gắn
với xóa đói giảm nghèo.

22


Xóa đói giảm nghèo vừa là nhiệm vụ lâu dài, vừa là nhiệm vụ trọng
tâm trước mắt. Trước đổi mới, với cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao
cấp, mặc dù thu nhập và đời sống của các tầng lớp dân cư phần nào được cải
thiện, nhưng vẫn có hơn 70% dân số nghèo. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI của Đảng (12/1986), chúng ta đổi mới cơ chế quản lý kinh tế,
chuyển từ bao cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta bắt đầu có bước phát triển, đem lại sự phát
triển năng động trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ và lĩnh vực khác của đời
sống xã hội. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nảy sinh những mặt tiêu
cực cần chú ý giải quyết như sự phân hóa giàu nghèo gây nên bất bình đẳng
trong xã hội, cho nên xóa đói giảm nghèo là nội dung và nhiệm vụ cần thực
hiện để đảm bảo công bằng xã hội. Thực tiễn cho thấy có nhiều nguyên nhân
nảy sinh nghèo đói, do đó việc xóa đói giảm nghèo được Đảng và Nhà nước

ta đặc biệt quan tâm, coi đó là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ trọng
tâm trước mắt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng Cộng sản Việt Nam lần đầu
tiên được đề cập trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của
Đảng (9/1991). Nghị quyết chỉ rõ: Cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng
kinh tế phải tiến hành công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã
hội, tránh sự phân hóa giàu nghèo quá giới hạn cho phép.
Cương lĩnh xây dựng đất nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội được Đại hội VII thông qua đã khẳng định: “Phương hướng lớn của
chính sách xã hội là: phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công
bằng, bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ của công dân; kết hợp tốt tăng trưởng
kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống
tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài;

23


×