ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
--------***--------
VŨ THỊ QUYÊN
ĐẢNG BỘ HUYỆN QUỲNH PHỤ (TỈNH THÁI BÌNH)
LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ
Hà Nội – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
--------***--------
VŨ THỊ QUYÊN
ĐẢNG BỘ HUYỆN QUỲNH PHỤ (TỈNH THÁI BÌNH)
LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ:
60 22 56
Người hướng dẫn khoa học : TS. Lê Thanh Hà
Hà Nội – 2012
1
MỤC LỤC
Chƣơng 1 QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN
QUỲNH PHỤ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 DƢỚI SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN……………….11
1.1. Vài nét về mảnh đất, con ngƣời huyện Quỳnh Phụ và tình hình kinh tế xã hội của huyện trƣớc năm 2001…………..11
1.1.1. Vài nét về mảnh đất, con ngƣời huyện Quỳnh Phụ ……..11
1.2. ĐảNG Bộ HUYệN QUỳNH PHụ LÃNH ĐạO CHUYểN DịCH CƠ CấU KINH Tế Từ NĂM
2001 ĐếN NĂM 2005 ...................................................................................... 25
1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế cuả huyện từ năm 2001 đến năm 2005 ...................................................... 25
1.2.2. Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh
tế từ năm 2001 đến năm 2005....................................................................... 31
1.2.3 Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và những vấn đề đặt ra 37
TIểU KếT CHƢƠNG1 .................................................................................. 51
CHƢƠNG 2: ................................................................................................ 53
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN QUỲNH
PHỤ VỀ TIẾP TỤC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ......................... 53
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 ................................................................. 53
2.1. CHủ TRƢƠNG CủA ĐảNG Bộ HUYệN QUỳNH PHụ Về TIếP TụC CHUYểN DịCH CƠ
CấU KINH Tế Từ NĂM 2006 ĐếN NĂM 2010 ....................................................... 53
2.2 ĐảNG Bộ HUYệN QUỳNH PHụ CHỉ ĐạO THựC HIệN CHUYểN DịCH CƠ CấU KINH Tế
Từ NĂM 2006 ĐếN NĂM 2010. ......................................................................... 63
2.3. NHữNG KếT QUả ĐạT ĐƢợC Về CDCCKT CủA HUYệN QUỳNH PHụ TRONG GIAI
ĐOạN 2006 – 2010 ......................................................................................... 74
2
2.3.1. Kết quả chung..................................................................................... 74
2.3.2. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp có bƣớc phát triển toàn diện, có bƣớc
chuyển dịch tích cực theo hƣớng sản xuất hàng hoá. .................................... 76
2.3.3. Cơ cấu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản 81
2.3.5. Các thành phần kinh tế đƣợc tạo điều kiện phát triển, từng bƣớc thích
ứng với cơ chế thị trƣờng ............................................................................. 89
2.3.6. Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những vấn đề thực
tiễn đặt ra ..................................................................................................... 89
TIểU KếT CHƢƠNG 2 ................................................................................. 93
CHƢƠNG 3: ................................................................................................ 95
MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KINH NGHIỆM RÚT RA................ 95
3.1. MộT Số NHậN XÉT .................................................................................... 95
3.1.1 Quán triệt sâu sắc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng- Nhà nƣớc, nội
dung Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về CDCCKT và vận dụng sáng
tạo vào điều kiện cụ thể của huyện. .............................................................. 95
3.1.2 Sự CDCCKT đã có tác động đến đời sống, xã hội của huyện ............ 101
3.1.3 Những vấn đề nảy sinh trong quá trình CDCCKT của huyện ............ 103
3.2. MộT Số BÀI HọC KINH NGHIệM RÚT RA Từ QUÁ TRÌNH LÃNH ĐạO CHUYểN DịCH
CƠ CấU KINH Tế CủA ĐảNG Bộ HUYệN QUỳNH PHụ TRONG 10 NĂM (2001- 2010)
................................................................................................................... 106
TIểU KếT CHƢƠNG 3 ............................................................................... 116
KẾT LUẬN ................................................................................................ 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 119
PHỤ LỤC .................................................................................................. 126
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCH
Ban chấp hành
CDCCKT
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
CCKT
Cơ cấu kinh tế
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đảng CSVN
Đảng Cộng sản Việt Nam
GS
Giáo sư
HĐND
Hội đồng nhân dân
HTD
Hàng tiêu dùng
HXK
Hàng xuất khẩu
HTX
Hợp tác xã
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
LTTP
Lương thực, thực phẩm
NQ
Nghị quyết
PGS.TS
Phó giáo sư, tiến sĩ
Phòng NN- PTNT
Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
QĐ
Quyết định
TS
Tiến sĩ
TW
Trung ương
THPT
Trung học phổ thông
THCS
Trung học cơ sở
XHCN, TBCN
Xã hội chủ nghĩa, Tư bản chủ nghĩa
XDCB
Xây dựng cơ bản
UBND
Uỷ ban nhân dân
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một chủ trương lớn của Đảng, nội dung
cốt lõi trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảng đề ra trong
thời kỳ đổi mới nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược là đưa Việt Nam từ một
nước nông nghiệp kém phát triển trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Vì vậy, từ năm 1986 đến nay Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, chính
sách cụ thể để lãnh đạo thực hiện chủ trương này. Nhờ đó, đất nước đã ra khỏi
khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện, đặc biệt cơ
cấu kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ.
Thực hiện đường lối của Đảng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình,
cùng với nhân dân cả nước trong nhiều năm qua đã ra sức phát huy tiềm năng,
thế mạnh, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, từng bước chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt được nhiều thành
tựu to lớn. Những thành tựu đó đã khẳng định chủ trương chuyển dịch cơ cấu
kinh tế mà Đảng đề ra là đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của thời
đại, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phù hợp
với lòng dân.
Quỳnh Phụ là một huyện đồng bằng có lịch sử hình thành và phát
triển sớm nhất ở tỉnh Thái Bình. Đây là mảnh đất có thế mạnh về điều kiện tự
nhiên, con người, giàu truyền thống văn hóa, truyền thống lao động sản xuất
và truyền thống cách mạng. Đó là những điều kiện thuận lợi để Đảng bộ
huyện Quỳnh Phụ lãnh đạo nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cải thiện đời sống
nhân dân, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu đẹp, văn
minh.
3
Trong 10 năm đầu của thế kỉ XXI, cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ
và nhân dân Quỳnh Phụ đã phát huy truyền thống tốt đẹp, tích cực thực hiện
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và lần thứ X của Đảng;
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI, XVII và Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ lần thứ XII, XIII, tập trung phát triển kinh
tế, giải quyết các vấn đề xã hội, đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là cơ
cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại. Đạt được kết
quả trên là do Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ luôn quan tâm chỉ đạo các ngành,
các cấp tập trung khai thác và huy động mọi nguồn lực để phát triển toàn
diện, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, do xuất phát từ điều kiện kinh tế kém phát triển, lao động còn
tập trung quá nhiều trong nông nghiệp nên quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế
của huyện diễn ra chậm, các vùng chuyên môn hóa sản xuất chưa phù hợp với
các điều kiện tự nhiên, công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ thương mại phát
triển không đồng đều, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện.
Vì vậy, việc đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học quá trình lãnh đạo
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ là một
vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của huyện
trong những năm tới và góp phần vào việc tổng kết thực tiễn lãnh đạo kinh tế
của Đảng bộ huyện.
Việc nghiên cứu sự lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ
huyện Quỳnh Phụ và rút ra những bài học kinh nghiệm là điều cần thiết và có
tầm quan trọng đặc biệt không chỉ đối với địa phương mà còn có ý nghĩa với
một số Đảng bộ địa phương khác có đặc điểm, vị trí, điều kiện tương tự trong
cả nước.
4
Để góp phần đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tôi chọn đề tài “Đảng bộ
huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
năm 2001 đến năm 2010” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được
nhiều cơ quan, nhà khoa học, nghiên cứu sinh và học viên cao học nghiên cứu. Tiêu
biểu là các công trình sau đây:
- Nhóm các công trình khoa học của các cơ quan, các nhà khoa học
nghiên cứu về CDCCKT như: Bộ khoa học, công nghệ và môi trường (nay là
Bộ Khoa hoc công nghệ) nghiên cứu Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng
bằng sông Hồng giai đoạn 1995 – 2000; Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học
nghiên cứu Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn và đồng bằng sông
Hồng theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thực trạng và giải pháp;
GS Đỗ Đình Giao nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân; PGS,TS Đỗ Hoài Nam nghiên cứu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển mũi nhọn; TS Đặng Văn Thắng, TS
Phạm Ngọc Dũng nghiên cứu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp
ở đồng bằng sông Hồng; PGS, TS Phan Thanh Phố nghiên cứu Những vấn đề
cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở Việt Nam; PGS, TS Nguyễn Văn Khanh
nghiên cứu Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ
sông Hồng trong thời kỳ đổi mới.
Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp phát triển nông
thôn nghiên cứu Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn Việt Nam.
Những công trình nêu trên chủ yếu nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế quốc dân hoặc cơ cấu kinh tế vùng (đồng bằng sông Hồng) trong một
5
giai đoạn nhất định, có công trình đề cập đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành nhưng chỉ giới hạn trong lĩnh vực nông nghiệp mà chưa thấy được sự
biến đổi trong ngành công nghiệp và dịch vụ, cũng như chưa đề cập đến đến
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương cụ thể.
- Một số học viên cao học, nghiên cứu sinh nghiên cứu về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế như: Phạm Văn Quế nghiên cứu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh
Bình Dương theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hoá; Phạm Nguyên Nhu
nghiên cứu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta theo hướng
công nghiệp hóa - hiện đại hóa; Đỗ Xuân Tài nghiên cứu Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hoá ở tỉnh Cần Thơ; Đào Thị
Vân nghiên cứu về Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa giai đoạn 1997- 2003; Chu Thị
Thanh Tâm nghiên cứu về Đảng bộ Từ Sơn chỉ đạo quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong những năm 1999 - 2005.
Các luận văn, luận án của các tác giả nói trên đã làm rõ sự biến đổi cơ
cấu kinh tế ở một số tỉnh, thành trong cả nước, tổng kết những thành tựu, hạn
chế và đúc rút một số kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đối với các địa phương cụ thể nhưng chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách toàn diện, có hệ thống cơ cấu kinh tế ở Quỳnh Phụ trong giai
đoạn 2001- 2010.
- Một số công trình khoa học nghiên cứu về lịch sử đảng bộ các xã, thị
trấn ở huyện Quỳnh Phụ và một số tài liệu có liên quan đến lãnh đạo phát
triển kinh tế - xã hội ở Quỳnh Phụ như: Quỳnh Phụ xưa và nay; Đất và người
An Phú; Quỳnh Phụ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội 2010;
Quỳnh Phụ tập trung phát triển kinh tế; Quỳnh Sơn, anh hùng trong kháng
chiến, điển hình trong phát triển kinh tế; Mang truyền thống anh hùng vào
thời kì đổi mới... Đây là những tài liệu rất quan trọng cung cấp những số liệu,
6
nhận định, đánh giá về thực trạng và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội
của huyện.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu quá trình Đảng bộ
huyện Quỳnh Phụ lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ năm
2001 đến năm 2010 dưới giác độ khoa học lịch sử Đảng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là:
Làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ vận dụng chủ trương,
đường lối của Đảng, Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh Thái Bình vào việc hoạch
định chủ trương và lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
trong những năm 2001 – 2010;
Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Quỳnh Phụ từ
năm 2001 đến năm 2010.
Rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ
trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn là:
Trình bày một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ
vận dụng chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và của Đảng bộ
Thái Bình vào việc xây dựng chủ trương và lãnh đạo thực hiện chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của của từ năm 2001 đến năm 2010.
Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của huyện và làm rõ nguyên nhân của những kết quả đó.
Rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo CDCCKT
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là: sự chỉ đạo của Đảng bộ
huyện Quỳnh Phụ trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế; những thành
7
tựu, hạn chế, kết quả của sự lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
Quỳnh Phụ từ năm 2001 đến năm 2010.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn là:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một số nội dung chính là chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu thành
phần kinh tế. Nhưng luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế (công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, thương mại).
Về thời gian: Đề tài luận văn nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
của huyện từ năm 2001 đến năm 2010.
Về không gian: Đề tài luận văn nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn
huyện Quỳnh Phụ.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam qua
các kỳ Đại hội, quan điểm của Đảng được thể hiện trong các Hội nghị Ban
Chấp hành trung ương Đảng, các kết luận được tổng kết trong các văn kiện
Đảng.
- Nguồn tư liệu: Đề tài luận văn nghiên cứu các tư liệu chủ yếu như: Các tác
phẩm của Hồ Chí Minh về lãnh đạo và quản lý kinh tế; Các văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VI; VII; VIII; IX; X của Đảng; các nghị quyết của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Ban bí thư Trung ương Đảng các khóa
VI, VII, VIII, IX, X về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Các
văn kiện, báo cáo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình và của Đảng bộ huyện Quỳnh
Phụ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân huyện, các báo cáo hàng năm của
Sở kế hoạch đầu tư, Sở nông nghiệp tỉnh Thái Bình, Phòng nông nghiệp
huyện Quỳnh Phụ.
- Phƣơng pháp nghiên cứu:
8
Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu để nghiên cứu, trình
bày như: phương pháp lịch sử; phương pháp lôgic; kết hợp giữa phương pháp
lịch sử với phương pháp lôgic; phương pháp hồi cứu tư liệu. Ngoài ra, luận
văn còn sử dụng một số phương pháp khác như tổng hợp, thống kê, so sánh
lịch sử, phân tích, hệ thống hóa, để đánh giá thực tiễn chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở huyện Quỳnh Phụ….
6. Những đóng góp về khoa học của Luận văn
- Hệ thống hóa các chủ trương, biện pháp chỉ đạo của Đảng bộ huyện Quỳnh
Phụ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ năm 2001 đến năm 2010.
- Đánh giá, luận giải sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ năm 2001
đến năm 2010.
- Rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong giảng dạy
và nghiên cứu lịch sử Đảng bộ Quỳnh Phụ trong thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận
văn gồm 3 chương, 9 tiết.
Chương 1:Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Quỳnh Phụ từ năm
2001 đến năm 2005 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Chương 2: Chủ trương và sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ về tiếp
tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2006 đến năm 2010
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm
9
Chƣơng 1
QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN
QUỲNH PHỤ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 DƢỚI SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN
1.1. Vài nét về mảnh đất, con ngƣời huyện Quỳnh Phụ và tình hình kinh
tế - xã hội của huyện trƣớc năm 2001
1.1.1. Vài nét về mảnh đất, con người huyện Quỳnh Phụ
10
Quỳnh Phụ là huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Thái Bình, cách
thành phố Thái Bình 25 km; phía tây bắc giáp tỉnh Hải Dương; phía đông bắc
giáp Hải Phòng; phía tây giáp tỉnh Hưng Yên; phía nam giáp huyện Đông
Hưng và huyện Thái Thuỵ của tỉnh Thái Bình.
Diện tích tự nhiên của huyện là 200,97 km2.Huyện được hợp nhất từ hai
huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực vào năm 1969. Hiện nay huyện có thị trấn
Quỳnh Côi và 37 xã. Thị trấn Quỳnh Côi - trung tâm của huyện là nơi giao
nhau của 3 trục tỉnh lộ 216, 217 và 224. Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống
đường bộ, đường thuỷ phát triển tương đối toàn diện đã tạo điều kiện cho việc
giao lưu, thông thương, trao đổi hàng hoá, thông tin, kĩ thuật; thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của huyện và là cơ sở để Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ chỉ
đạo thực hiện thành công việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) ở địa
phương.
Huyện Quỳnh Phụ có địa hình tương đối bằng phẳng. Độ cao trung
bình toàn huyện đạt 1,5m so với mặt nước biển, khu vực cao nhất thuộc xã
Quỳnh Ngọc, khu vực thấp nhất thuộc xã An Cầu, An Vinh.
Về địa chất, địa tầng, huyện Quỳnh Phụ hình thành chủ yếu qua quá
trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa sông Hồng. Ở độ sâu bề mặt 50m có 2
loại trầm tích chính: Halogen (phù sa trung mới) và Pleistoxen (phù sa cổ).
Với những đặc điểm về địa hình, địa chất đó cho phép huyện có thể triển khai
mô hình trồng trọt đa dạng và thuận lợi cho việc sinh sống và sản xuất của cư
dân nơi đây.
Huyện Quỳnh Phụ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ
trung bình năm khoảng 230C – 240C. Lượng mưa trung bình năm khoảng vào
khoảng 1650mm, phân bố không đều trong năm. Độ ẩm không khí trung bình
hàng năm là 85%, cao nhất vào tháng 6, 7, 8, 9 từ 87 – 89%, thấp nhất là vào
tháng 01 và tháng 12 (82 – 84%).
11
Trên địa bàn huyện có mạng lưới các con sông nhỏ nhận nước từ sông
Luộc và sông Chiêm Hóa đổ vào sông Diêm Hộ. Mạng lưới sông, mương
phân bố khá dày, thích hợp với việc tưới tiêu nước, với tổng chiều dài 83km,
tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp cũng như việc giao thông
đường thuỷ.
Năm 2010, dân số của huyện là 253.709 người, tỉ lệ tăng dân số trung
bình là 0,81%/ năm, mật độ dân số trung bình là 1170 người/km2. Dân cư
huyện Quỳnh Phụ hầu hết là người Kinh, số đông theo đạo Phật, thờ cúng tổ
tiên, một số ít người theo đạo Thiên chúa nhưng phân bố rải rác, không tập
trung. Cư dân sống tập trung chủ yếu ở các xóm, làng. Trước kia, bên cạnh
nghề trồng lúa truyền thống, người dân ở một số nơi trong huyện còn có nghề
trồng bông, dệt vải, tạo dựng cho người dân nơi đây có truyền thống cần cù,
sáng tạo trong lao động sản xuất. Ngày nay, ngoài trồng trọt là nghề chính,
nhân dân Quỳnh Phụ còn chăn nuôi gia cầm, gia súc, nuôi trồng thuỷ sản,
trồng cây ăn quả, cây thuốc, làm nghề thủ công và lao động trong các doanh
nghiệp.
Huyện Quỳnh Phụ có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, trong đó có 11 di
tích cấp quốc gia, 80 di tích cấp tỉnh. Tiêu biêu là đền La Vân, đền Đồng
Bằng xã An Lễ, đền A Sào, đền Mẫu Đợi làng Dụ Đại xã Đông Hải, đền Đình
Miên xã Quỳnh Hồng…Hệ thống đình chùa, đền miếu và các lễ hội là minh
chứng sinh động về một vùng đất Quỳnh Phụ trong quá khứ và hiện tại, với
những nét đặc trưng về giá trị văn hoá tinh thần, tín ngưỡng của dân tộc.
Những di sản văn hoá này có vai trò quan trọng trong việc khẳng định sức
sống của người dân nơi đây, góp phần không nhỏ vào việc hình thành tư
tưởng, đạo đức, giáo dục nhân cách cho các thế hệ trẻ.
12
Quỳnh Phụ trong những năm chiến tranh là mảnh đất giàu truyền thống
đấu tranh, nơi đây đã sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc và góp phần không
nhỏ vào sự nghiệp giữ nước của cả dân tộc Việt Nam.
Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng trong đấu tranh
dựng nước và giữ nước, truyền thống cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao
động sản xuất của dân tộc Việt Nam, ngày nay nhân dân Quỳnh Phụ được sự
lãnh đạo của Đảng, quyết không lùi bước trước khó khăn gian khổ, dám nghĩ,
dám làm, nỗ lực vươn lên góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng
giàu đẹp.
1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Quỳnh Phụ từ khi đổi mới đến
năm 2001
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra nhiều chủ
trương quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, trong đó
có một số Hội nghị bàn bạc về vấn đề CDCCKT như: Hội nghị Trung ương 3
khóa VI (8-1987) đã ra Nghị quyết “Về chuyển hoạt động của các đơn vị kinh
tế quốc doanh sang hạch toán kinh doanh XHCN, đổi mới quản lý Nhà nước
về kinh tế ”. Trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn, ngày 5 tháng 4 năm
1988 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 Về đổi mới quản lý kinh tế nông
nghiệp; Đến tháng 3 năm 1989, Hội nghị TW 6 khoá VI đã bổ sung, hoàn
thiện thêm cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, đặc biệt Hội nghị lần này còn
đưa hoạt động dịch vụ vào cơ cấu các ngành kinh tế quốc dân. Nghị quyết chỉ
rõ phát triển hoạt động dịch vụ cho sản xuất – kinh doanh và đời sống xã hội
thành một bộ phận quan trọng của cơ cấu kinh tế. Hội Nghị TW 5 khoá VII
(6-1993) ra nghị quyết về “tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông
thôn”. Hội Nghị TW 7 khoá VII (11-1994), đã kịp thời ra Nghị quyết về: phát
triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng CNH, HĐH đất nước
và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới, và đề ra 3 chủ trương
13
lớn phát triển công nghiệp và CDCCKT trong thời gian tới và CNH, HĐH
nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển toàn diện lâm, ngư nghiệp gắn
với công nghiệp chế biến. Phát triển mạnh công nghiệp sản xuất HTD, HXK.
Mở rộng hàng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn,
đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Hội Nghị TW 4 khoá VIII
(12-1997) đã ra Nghị quyết về “Tiếp tục đẩy mạnh về công cuộc đổi mới, phát
huy nỗ lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để CNH,HĐH, hoàn
thành các mục tiêu kinh tế- xã hội đến năm 2020”. Nghị quyết đã chỉ rõ
những việc cần tập trung thực hiện CNH, HĐH là: đẩy nhanh quá trình
CDCCKT gắn với phân công lao động ở nông thôn, giải quyết vấn đề thị
trường tiêu thụ nông sản; phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, đổi
mới hoạt động của các cơ sở quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn.
Nghị quyết của Hội nghị này đã tiến thêm một bước phát triển và cụ thể hoá
những nội dung yếu về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Ngày 10-111998 Bộ Chính trị ra Nghị quyết 06- NQ/TW “Về một số vấn đề phát triển
nông nghiệp và nông thôn” khẳng định 4 quan điểm phát triển nông nghiệp và
vai trò của CDCCKT ở nông thôn trong thời kỳ CNH, HĐH có tác động
mạnh mẽ đối với sự phát triển nông nghiệp nói riêng và CDCCKT nói chung
của các địa phương trong cả nước.
Toàn bộ những quan điểm chỉ đạo của Đảng như đã trình bày trên
nhanh chóng được triển khai quán triệt và vận dụng trên phạm vi cả nước,
trong đó có huyện Quỳnh Phụ.
Thực hiện chủ trương của Đảng và sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Đại hội VIII
Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ tổ chức vào tháng 9- 1986 đã đề ra phương hướng
nhiệm vụ và các mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1986 1990, tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng
nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu,
14
Nghị quyết Đại hội chỉ rõ: Phải xoá bỏ hình thức quản lý tập trung quan liêu
bao cấp ở cả hai khu vực sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thuộc
hai khối quốc doanh và tập thể; thực hiện hạch toán kinh doanh XHCN ; xoá
bỏ điều hành kinh tế bằng ý chí chủ quan và mệnh lệnh hành chính, chuyển
sang điều chỉnh bằng cách vận dụng các quy luật kinh tế, đòn bẩy kinh tế kết
hợp với tăng cường giáo dục chấp hành pháp luật, tiếp tục mở rộng quyền tự
chủ sản xuất kinh doanh cho đơn vị và cơ sở …
Để thực hiện mục tiêu tập trung sức phát triển sản xuất nông nghiệp,
Nghị quyết đề ra nhiều biện pháp cơ bản như: cải tạo, canh tác, đất đai, thuỷ
lợi, giải quyết căn bản khâu tưới nước, chọn giống, phòng chống sâu bệnh,
thâm canh gối vụ, phân vùng sản xuất, trồng cây lấy gỗ, đẩy mạnh chăn nuôi,
phát triển kinh tế gia đình, tăng cường khâu dịch vụ sản xuất… Tiếp đó, ngày
2-2-1987, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đề ra 4 chương trình kinh tế- xã hội
là chương trình LTTP, chương trình sản xuất HTD, chương trình HXK và
chương trình dân số, trong đó sản xuất nông nghiệp được coi là nhiệm vụ
hàng đầu.
Bốn chương trình kinh tế- xã hội của huyện được triển khai thực hiện
trong toàn huyện. Đến tháng 3 - 1989, toàn huyện đã đạt được một số kết quả
trên các lĩnh vực, nhất là trong sản xuất lương thực. Đại hội IX Đảng bộ
huyện Quỳnh Phụ thông qua phương hướng, nhiệm vụ 2 năm 1989- 1990,
trong đó nhấn mạnh “tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, nhất là
đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện tốt 4 chương trình kinh tế- xã
hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo
chiều sâu để có nhiều sản phẩm, nhất là sản phẩm xuất khẩu, tạo ra chuyển
biến mới, từng bước đưa nền kinh tế tự túc, tự cấp sang nền kinh tế sản xuất
hàng hoá; ổn định và cải thiện một bước đời sống nhân dân”. Đại hội đã thống
nhất 4 giải pháp để thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế- xã hội của huyện
15
là:Tập trung phát triển toàn diện nền kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp,
xuất khẩu, tháo gỡ những vướng mắc làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế;
Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ưu tiên cho các công trình thuỷ lợi,
giao thông, cải tạo đất, làm giống, bảo vệ thực vật, tiếp thu và ứng dụng tốt
các tiến bộ khoa học kỹ thuật; Thực hiện hạch toán kinh doanh XHCN trong
toàn bộ ngành kinh tế, mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các đơn
vị kinh tế; Tiếp tục phát triển văn hoá xã hội nâng cao đời sống tinh thần cho
nhân dân, xây dựng nếp sống văn minh.
Như vậy, Nghị quyết Đại hội VIII và IX của Đảng bộ huyện Quỳnh
Phụ đều khẳng định: phải tập trung sức phát triển nông nghiệp toàn diện theo
chiều sâu, khai thác tiềm năng đất đai, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
có, đẩy mạnh sản xuất, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu lương thực, thực phẩm,
nông sản đề ra trong chương trình kinh tế- xã hội.
Bên cạnh quan điểm tập trung sức phát triển nông nghiệp, Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ huyện cũng đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển
tiểu thủ công nghiệp là: phải đạt được mục đích thúc đẩy nông nghiệp phát
triển, giải quyết nhu cầu hàng tiêu dùng, thông qua trao đổi giữa tiền và hàng
tạo ra nguồn hàng xuất khẩu; xác định chế biến nông sản, thực phẩm giữ vai
trò trọng tâm, trước mắt sản xuất những sản phẩm chủ yếu có lãi và ổn định,
phấn đấu đạt tỷ trọng từ 18 đến 20% tổng giá trị sản phẩm nông- công nghiệp.
Nghị quyết 04-NQ ngày 4-3-1987 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện cũng
nhấn mạnh: phải đẩy mạnh phát triển thủ công nghiệp, thực hiện chương trình
sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu của huyện.
Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế- xã hội đất nước
nói chung và huyện Quỳnh Phụ nói riêng có sự chuyển biến theo chiều hướng
tiến bộ. Quán triệt Nghị quyết Đại hội VII của Đảng và Nghị quyết Đại hội
XIV Đảng bộ tỉnh, Đại hội X Đảng bộ huyện tổ chức vào cuối tháng 9 – 1991
16
đã tổng kết những thành tựu và hạn chế sau 5 năm thực hiện đường lối đổi
mới của Đảng, Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ chung trong 5 năm
1991- 1995: ổn định kinh tế xã hội, tập trung sức phát triển nhanh sản xuất
hàng hoá, trọng tâm là phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống
nhân dân, đảm bảo ổn định về lương thực, phấn đấu tăng tỷ trọng giá trị sản
lượng thủ công nghiệp. Đại hội cũng đề ra một số giải pháp để thực hiện mục
tiêu kinh tế- xã hội, trong đó giải pháp lớn nhất là tập trung phát triển kinh tế
hàng hoá thị trường nhiều thành phần, xây dựng cơ cấu kinh tế huyện theo
hướng nông nghiệp- công nghiệp- thương mại. Tháng 4 -1994, Hội nghị Đảng
bộ huyện đã thảo luận và bổ sung mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ đề ra tại
Đại hội X, trong đó xác định năm 1994 là năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn, phấn đấu đến năm 1995 nông nghiệp chiếm tỷ trọng giá trị 70%,
thủ công nghiệp xây dựng cơ bản chiếm 20%, thương mại dịch vụ 10% trong
tổng giá trị GDP của huyện, trong nông nghiệp thì giá trị chăn nuôi chiếm tỷ
trọng từ 33 đến 35%, GDP tăng trưởng bình quân 11%/ năm, đẩy mạnh 4
chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm. Để thực hiện
được mục tiêu đó phải tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển
dịch cây trồng, vật nuôi, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hộ, tập trung phát
triển kinh tế hộ. Sau Hội nghị, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã bổ sung
thêm 2 chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng là thông tin liên lạc và nước
sạch, đề ra mục tiêu hiện đại hoá nông nghiệp. Đảng bộ huyện cũng chủ
trương tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện là xây dựng nông
thôn mới, có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, có các cơ sở sản xuất công
nghiệp, thủ công nghiệp sản xuất theo công nghệ hiện đại, mỗi xã phải có từ 2
đến 3 nghề thủ công ổn định. Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng bộ huyện, Uỷ
ban nhân dân huyện đã xây dựng 5 chương trình thực hiện CNH, HĐH để sản
phẩm hàng hoá có năng suất, chất lượng và giá trị cao: chương trình sản xuất
17
lúa gạo; chương trình chuyển đổi cây trồng vụ đông; chương trình chăn nuôi
lợn hướng nạc, bò lai sin, cá trê lai, gà công nghiệp; chương trình sản xuất
nấm mỡ và chương trình cải tạo vườn tạp, trồng cây có giá trị kinh tế cao.
Những chủ trương này đã mở ra hướng phát triển mới cho nhân dân toàn
huyện trong quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm có
giá trị cạnh tranh cao, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp toàn huyện phát triển
theo hướng sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ.
Toàn bộ những chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp lớn được Đại hội
Đảng bộ huyện thông qua đã cụ thể hoá đường lối đổi mới của Đảng trong
giai đoạn 1991-1995 trên địa bàn toàn huyện, là cơ sở để các cấp, các ngành,
cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn đấu thực hiện.
Từ năm 1986 đến năm 1995, dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Đảng
bộ tỉnh Thái Bình, Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ đã lãnh đạo nhân dân thực hiện
đường lối đổi mới toàn diện đất nước, tiến hành xoá bỏ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp, giao quyền sử dụng đất nông nghiệp lâu dài cho hộ nông dân,
chuyển đổi mô hình sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp
XHCN theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá thị trường định hướng XHCN,
có sự quản lý của Nhà nước. Mọi người dân được quyền tự chủ sản xuất,
buôn bán theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Chính những chủ
trương đó đã mở ra cơ hội mới cho nhân dân trong huyện, mọi người dân
phấn khởi, hăng hái thi đua sản xuất, kinh doanh và đã đạt được nhiều thành
tựu lớn, toàn diện: sản xuất lương thực trong 10 năm đạt 1.090.128 tấn, sản
lượng lúa tăng 49,55%, năng suất lúa bình quân tăng 1,41 lần; tổng sản lượng
lợn thịt xuất chuồng tăng 2,33 lần; Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sau
khi xoá bỏ bao cấp và chuyển đổi mô hình sản xuất, bị giảm sút, đến năm
1993 bắt đầu phát triển trở lại, giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp
18
đạt bình quân 12,3%/ năm, trong đó tổng giá trị sản xuất nông- công nghiệp
giảm 0,6% so với 10 năm trước.
Những kết quả đạt được tuy rất quan trọng song còn chưa tương xứng với
tiềm năng, thế mạnh của huyện. Nhìn chung cơ cấu kinh tế của huyện chưa có
sự chuyển biến rõ rệt, vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa,
sản xuất thủ công nghiệp chiểm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP của huyện,
sản xuất chưa thực sự gắn với thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, những kết quả
đó cũng góp phần củng cố niềm tin và sự quyết tâm để Đảng bộ và nhân dân
trong huyện vững tin bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, bộ mặt kinh tế - xã
hội cả nước nói chung, huyện Quỳnh Phụ nói riêng có nhiều khởi sắc. Quán
triệt Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XV của Đảng
bộ tỉnh, Đại hội XVI Đảng bộ huyện (3-1996) đã đề ra phương hướng, nhiệm
vụ: tập trung cao độ mọi nguồn lực phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, đẩy mạnh CDCCKT theo hướng CNH, HĐH, tạo việc làm và thu
nhập cho người lao động, tăng tích luỹ nội bộ để xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật. Đại hội cũng đề ra các chỉ tiêu kinh tế- xã hộ cụ thể trong 5 năm 19962000 và 7 giải pháp thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trong đó
giải pháp số 1 là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, chuyển mạnh
sang sản xuất hàng hoá, lấy công nghiệp hoá nông nghiệp là nhiệm vụ trung
tâm then chốt trong chiến lược phát triển kinh tê- xã hội của huyện. Đại hội
chỉ rõ: CNH, HĐH nông nghiệp phải tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa
học công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ sinh học nhân tạo giống vật nuôi
cây trồng có năng suất cao, quy trình công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản
hiện đại…
19
Từ năm 1996, Đảng bộ huyện lãnh đạo nhân dân tiếp tục đổi mới toàn
diện, tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, toàn huyện đã đạt được
nhiều kết quả to lớn.
Trong nông nghiệp: tổng sản lượng lương thực trong 5 năm đạt 765.616
tấn, tăng 140.092 tấn so với 5 năm trước, riêng thóc đạt 694.230 tấn, bình
quân mỗi năm tăng 24.398,6 tấn, năng suất lúa bình quân trong 5 năm đạt
113,81 tạ/ ha, tăng hơn mức bình quân 5 năm trước 18,98 tạ / ha.
Ngành chăn nuôi đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, tốc độ
tăng trưởng khá. Năm 1996, giá trị chăn nuôi đạt 158,734 tỷ đồng bằng
26,33% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp, đến năm 2000 tăng lên 205,942 tỷ
đồng, chiếm 29,84% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp.
Năm 1996, giá trị sản xuất thủ công nghiệp đạt 60,2 tỷ đồng, đến năm
2000 đạt 70,45 tỷ bằng 117,1% năm 1996, trong đó thủ công cá thể chiếm
99,5%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 0,32%, doanh nghiệp tập thể chiếm
0,14%. Lúc này, trong huyện chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung;
thủ công nghiệp có 2 cơ sở tư nhân và thêu ren Kim Xuân và cơ khí Việt
Thắng; có 3 làng nghề dệt chiếu cói; 3 làng nghề làm bún, bánh, đậu phụ; 3
làng đa nghề và 1 làng chuyên sản xuất vật liệu sản xuất; ở các xã và thị trấn
đều có các hộ thủ công riêng lẻ sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nội địa.
Xây dựng cơ bản trong 5 năm 1996- 2000, tổng số vốn của các xã và
huyện đạt 448,8 tỷ đồng.
Hoạt động thương mại đa dạng cung cấp các mặt hàng phục vụ sản xuât
xây dựng và tiêu dùng. Các hộ thương mại cuối năm 1995 có 3.040 hộ, năm
2000 có 1246 hộ. Hàng trăm hộ buôn bán nhỏ lẻ không đủ sức cạnh tranh trên
thị trường buộc phải ngừng hoạt động. Bên cạnh đó các đại lý thương mại ra
đời có nguồn vốn lớn tập trung nhiều loại hàng hoá. Tổng mức bán lẻ hàng
hoá đạt từ 82,99 tỷ đồng đến 88,87 tỷ đồng.
20
Hoạt động dịch vụ chủ yếu là vận tải, vận chuyển và nhà hàng. Doanh thu từ
dịch vụ các năm đạt giá trị từ 15,82 tỷ đến 22,1 tỷ đồng.
Tổng giá trị thương mại dịch vụ năm 1996 đạt 145,1 triệu đồng, năm 2000
đạt 187 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế trước đó là nông nghiệp - công nghiệp, thủ công nghiệp,
trong đó nông nghiệp là chính, nay chuyển sang cơ cấu nông nghiệp - công
nghiệp - xây dựng cơ bản - thương mại dịch vụ, sản xuất hàng hoá theo cơ chế
thị trường định hướng XHCN, tăng nhanh tỷ trọng giá trị thương mại dịch vụ,
công nghiệp, xây dựng cơ bản.
Bảng 1: Cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 1996- 2000
1996
1997
1998
1999
2000
779,3
768,6
794,2
883,9
876,5
66,6
68,7
63,8
65,7
63,5
21,6
18,5
15,2
15,3
15,2
Riêng công nghiệp(%)
7,7
8,2
7,7
7,5
8,0
Thương mại dịch vụ(%)
11,8
12,8
21,0
19
21,3
Tổng giá trị sản xuất (tỷ
đồng)
Nông nghiệp (%)
Công nghiệp xây dựng cơ
bản (%)
Trong 5 năm (1996-2000) tốc độ phát triển kinh tế đạt bình quân
3,6%/năm; nông nghiệp tăng 2,19%/năm; công nghiệp, thủ công nghiệp giảm
3,78%/năm; thương mại dịch vụ đạt 30,32%/năm. Nhìn chung, tốc độ tăng
trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Những kết quả đó cho
thấy Đảng bộ và nhân dân trong huyện luôn nỗ lực, vận dụng sáng tạo các chủ
trương của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Tuy nhiên, huyện còn
gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại do sự mất ổn định về chính trị trong vài năm
cuối thập kỷ 90, lại chịu tác động tiêu cực của cơ chế thị trường nên làm cho
21
tốc độ phát triển kinh tế của huyện và việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và
chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm, số hộ thuần nông trong nông thôn còn
chiếm tỷ lệ lớn. Ngoài lúa gạo, lợn sữa xuất khẩu, huyện còn thiếu các sản
phẩm hàng hoá có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường. Sản xuất thủ công
nghiệp chủ yếu do các hộ phân tán, quy mô sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp là
chủ yếu, thiết bị công nghệ lạc hậu, thiếu vốn sản xuất, chưa gắn với thị
trường tiêu thụ.Thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP
toàn huyện. Điều đó đòi hỏi Đảng bộ và nhân trong huyện phải tiếp tục phấn
đấu chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong những năm tiếp theo.
1.2. Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
năm 2001 đến năm 2005
1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế cuả huyện từ năm 2001 đến năm 2005
Bước vào thế kỷ XXI, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề đặt ra
đối với nước ta là tập trung mọi mặt cho phát triển nền kinh tế, đi đôi với giải
quyết tốt các vấn đề xã hội, xây dựng Việt Nam trở thành một nước XHCN
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đứng trước những biến đổi to lớn của thực tiễn và bối cảnh phức tạp
của tình hình quốc tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4- 2001)
đã xác định Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001- 2010 và phương
hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001- 2005, phấn
đấu đến năm 2020 xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, trong đó nông nghiệp phải tập trung đẩy mạnh CNH,HĐH
nông nghiệp nông thôn. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001- 2010
nêu rõ định hướng phát triển cho các ngành và các vùng là: “Phát triển và
CDCCKT theo hướng CNH,HĐH. Nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển
kinh tế, tăng sức cạnh tranh CDCCKT, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy
22