ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN HỒNG HẢI
ĐẢNG BỘ HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN HỒNG HẢI
ĐẢNG BỘ HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2014
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:60 22 03 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Quang Hiển
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS.TS Vũ Quang Hiển.
Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách
quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2016
Tác giả
Trần Hồng Hải
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ, tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới PGS.TS
Vũ Quang Hiển – ngƣời Thầy đã tận tình dạy dỗ, hƣớng dẫn tác giả trong suốt quá
trình làm luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy cô trong khoa Lịch sử - trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội - nơi tác giả đã
học.
Cảm ơn gia đình, ngƣời thân đã luôn động viên, khuyến khích tác giả trong
suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Trần Hồng Hải
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................7
5. Cơ sơ lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu .........................................8
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................9
7. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................9
Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN PHỔ
YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỪ
NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000 ...................................................................................10
1.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chủ trƣơng
của Đảng bộ .............................................................................................................10
1.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..........................10
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ ...............................................................................26
1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ ...................................................................................29
1.2.1. Sự chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành .................................................29
1.2.2. Sự chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. ..................................................32
1.2.3. Sự chỉ đạo chuyển dịch thành phần kinh tế. ...................................................32
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................43
Chƣơng 2 ĐẢNG BỘ HUYỆN PHỔ YÊN LÃNH ĐẠO TĂNG CƢỜNG
HUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014....... Error!
Bookmark not defined.
2.1. Yêu cầu mới đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chủ trƣơng mới của
Đảng bộ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Yêu cầu mới đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phổ Yên Error!
Bookmark not defined.
2.1.2 Chủ trương mới của Đảng bộ .......................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ ................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Sự chỉ đạo chuyển dịch CCKT nghành. .......... Error! Bookmark not defined.
4
2.2.2. Chủ trương phát triển các thành phần kinh tế Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Chủ trương quy hoạch các vùng kinh tế. ........ Error! Bookmark not defined.
2.2.4 Những kết quả đạt được ................................... Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ... Error! Bookmark not defined.
3.1. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ ............ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Ưu điểm ........................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Một số hạn chế ................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Bài học kinh nghiệm......................................... Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................44
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 119
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Cơ cấu kinh tế huyện Phổ Yên giai đoạn 1997 - 2000 ..............................33
Bảng 1.2. Cơ cấu GTSX ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản huyện Phổ Yên giai
đoạn 1997– 2000 .......................................................................................................34
Bảng 1.3: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên theo giá hiện
hành giai đoạn 1996 – 2000 ......................................................................................36
Bảng 1. 4: Số lƣợng đàn gia súc trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 1997 – 2000
...................................................................................................................................36
Bảng 1.5: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên theo giá hiện
hành phân theo ngành công nghiệp giai đoạn 1997 – 2000 ......................................39
Bảng1.6: Sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện Phổ Yên ...................39
Bảng 1.7: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn huyện Phổ
Yên giai đoạn 1997 – 2000 .......................................................................................40
Bảng 2.1 : Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện phân theo thành phần kinh tế
theo giá hiện hành từ năm 2001 – 2014. ................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2: GTSX nông, lâm, thuỷ sản huyện Phổ Yên giai đoạn 2001 – 2014 . Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện từ năm 2001 đến
năm 2014 ................................................................... Error! Bookmark not defined.
-Bảng 2.4: Cơ cấu ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Phổ Yên giai đoạn 2001 đến
2014 ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.5: Tăng trƣởng công nghiệp, TTCN và xây dựng huyện Phổ Yên giai đoạn
2001 - 2014 ............................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất và tỷ trọng ngành thƣơng mại, dịch vụ huyện Phổ Yên
giai đoạn từ 2001 đến 2014. ...................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.7: GDP phân theo thành phần kinh tế theo giá hiện hành huyện Phổ Yên giai
đoạn 2001 – 2014 ...................................................... Error! Bookmark not defined.
6
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCKT
: Cơ cấu kinh tế
CNXH
: Chủ nghĩa xã hội
CN
: Công nghiệp
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
HTX
: Hợp tác xã
TTCN
: Tiểu thủ công nghiệp
THCS
: Trung học cơ sở
GTSX
: Giá trị sản xuất
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yêu cầu cần thiết và khách quan của mỗi
nƣớc trong thời kỳ CNH –HĐH, nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, cân đối
giữa các nghành, các lĩnh vực và các vùng miền. Tạo điều kiện để khai thác có hiệu
quả các lợi thế của đất nƣớc, thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh và bền
vững. Việt Nam tiến hành CNH – HĐH trong điều kiện một nền nông nghiệp sản
xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu, cơ cấu kinh tế còn chƣa hợp lý đã và đang ảnh hƣởng
không nhỏ đến mục tiểu đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020. Vì
vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một việc cấp bách, là con đƣờng tất yếu để Việt
Nam thoát khỏi tình trạng của một nƣớc lạc hậu, chậm phát triển. Nhận thức đƣợc
tầm quan trọng đó, từ những năm 1986 Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng,
chính sách đổi mới tƣ duy. Nhờ đó kinh tế đất nƣớc đã có sự chuyển dịch rõ rệt,
bƣớc đầu đạt đƣợc những thành tựu trên nhiều mặt, cơ cấu kinh tế có bƣớc chuyển
dịch theo hƣớng tích cực.
Phổ Yên là một huyện trung du miền núi có lịch sử hình thành và phát triển
sớm của tỉnh Thái Nguyên. Đây là mảnh đất có thế mạnh về điều kiện tự nhiên, con
ngƣời, giàu truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng, con ngƣời Phổ Yên luôn
lao động cần cù, sáng tạo. Đó là những điều kiện thuận lợi để Đảng bộ huyện Phổ
Yên lãnh đạo nhân dây xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xây
dựng quê hƣơng đất nƣớc ngày một giàu đẹp, văn minh. Với sự quan tâm tạo mọi
điều kiện giúp đỡ của Trung ƣơng, Tỉnh ủy Thái Nguyên, sự cố gắng của nhân dân
trong huyện. Trong những năm qua huyện Phổ Yên đã đạt đƣợc nhiều thành tựu
trong phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hƣớng cân đối,
hợp lý giữa các nghành, các vùng và thành phần kinh tế, đời sống của ngƣời dân
ngày càng đƣợc nâng cao, cơ sở hạ tầng ngày càng đƣợc nâng cấp, văn hóa xã hội
ngày càng khởi sắc
Tuy nhiên, do xuất phát từ điều kiện một huyện miền núi, kinh tế kém phát
triển, lao động còn tập trung quá nhiều trong nông nghiệp nên quá trình chuyển đổi
2
cơ cấu kinh tế của huyện diễn ra chậm, các vùng chuyên môn hóa sản xuất chƣa
nhiều và cũng chƣa thực sự phù hợp với các điều kiện tự nhiên, công nghiệp - nông
nghiệp - dịch vụ phát triển không đồng đều, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế
mạnh của huyện.
Vì vậy đánh giá đầy đủ, khách qua, khoa học quá trình lãnh đạo thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ huyện Phổ Yên là một vấn đề có ý nghĩa
quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới và
góp phần vào việc tổng kết thực tiễn lãnh đạo kinh tế của Đảng bộ huyện.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó nên tôi chọn đề tài “ Đảng bộ
huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm
1997 đến năm 2014” làm đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên nghành Lịch sử
Đảng Cộng Sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Khái quát các công trình nghiên cứu
2.1.1 Nhóm các sách chuyên khảo
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.Các công trình đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể, là
cơ sở cho hƣớng nghiên cứu của luận văn
GS. Đỗ Đình Giao, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân (NxB Chính trị Quốc gia, H.1994). Trong công
trình nghiên cứu chuyên sâu này tác giả đã tập trung luận giải về các vấn đề chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân nƣớc ta bao
gồm chuyển dịch cơ cấu nghành, cơ cấu vùng và thành phần kinh tế, những thành
tựu và bài học kinh nghiệm cũng đƣợc tác giả đánh giá tƣơng đối đầy đủ.
PGS. Đỗ Hoài Nam, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nghành và phát triển mũi
nhọn, NxB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996. Tác phẩm này tác giả đã đi sâu vào nội
dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nghành chi tiết, bao gồm kinh tế nghành nông – lâm
– thủy sản, công nghiệp – xây dựng cơ bản, thƣơng mại – dịch vụ, song song với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nghành thì cũng cần tập trung quy hoạch, lựa chọn, đầu tƣ
những nghành kinh tế mũi nhọn phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng vùng.
3
TS. Đặng Văn Thắng, TS. Phạm Ngọc Dũng, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
công - nông nghiệp ở đồng bằng Sông Hồng, thực trạng và triển vọng, NxB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. Tác phẩm đã tập trung nghiên cứu và làm rõ quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp của vùng trọng điểm kinh tế của cả
nƣớc là đồng bằng Sông Hồng, những thực trạng kinh tế hiện tại và triển vọng phát
triển trong tƣơng lai.
Ngoài ra, một số tác giả cũng đề cập đến vấn đề tƣơng tự nhƣ: Phạm Khiêm
Ích - Nguyễn Đình Phan: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam và các nước
trong khu vực (NxB Thống kê, H.1995); Trần Ngọc Hiên: Mối quan hệ giữa công nông nghiệp - dịch vụ trong sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta (Học
viện CTQG Hồ Chí Minh, 1997… Ở tầm vĩ mô, các công trình trên đã đề cập đến
những vấn đề lý luận và thực tiễn trong cơ chế chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo
cách nghiên cứu trên, chuyển dịch là vấn đề cấp bách trên phạm vi cả nƣớc nhằm tái
cấu trúc nền kinh tế theo hƣớng lành mạnh, phát triển và hội nhập.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, còn có
các công trình khoa học đề cập đến các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội: Nguyễn
Xuân Oánh, Đổi mới – Vài nét lớn của một chính sách kinh tế Việt Nam, NxB
Thành phố Hồ Chí Minh, TS. Vũ Hồng Tiến, Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NxB Đại học sƣ phạm Hà Nội, Hà
Nội, 2005... Các công trình với nhiều các tiếp cận khác nhau đã đề cập tập trung,
trực tiếp đến các vấn đề kinh tế - xã hội trong quá trình thực hiện chiến lƣợc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, những thành
tựu đã đạt đƣợc khẳng định trong thực tế chủ trƣơng đổi mới của Đảng là đúng đắn,
sáng tạo và phù hợp với xu hƣớng phát triển.
- Tác giả Nguyễn Văn Bằng với “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Bắc Trung Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội, 2002.
- Tác giả Phạm Hùng với: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn miền
Đông Nam Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, NxB Nông nghiệp, Hà
Nội, 2002.
4
- Tác giả Nguyễn Xuân Long với “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn tỉnh Khánh Hòa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, NxB Nông
nghiệp, Hà Nội, 2003.
- Tác giả Nguyễn Trung Quế với “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
vùng đồng bằng sông Hồng”, NxB Nông nghiệp, Hà Nội, 1995.
Các tác giả đánh giá thực trạng về chuyển dịch CCKT ở nông thôn mỗi vùng,
miền cụ thể đồng thời nêu lên những định hƣớng chủ yếu trong phát triển kinh tế,
chuyển dịch CCKT ở nông thôn trên cơ sở chỉ ra đƣợc tiềm năng, thế mạnh của
từng vùng.
2.1.2. Nhóm sách là luận văn, luận án liên quan đến đề tài nghiên cứu:
Đào Thu Huyền: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo thực hiện chuyển dịch
cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2006 ( Luận văn thạc sĩ chuyên nghành lịch sử
Đảng, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012). Trong công trình, tác giả đã tập trung
nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên kể từ khi có Nghị quyết của Trung ƣơng về phân
chia lại địa giới hành chính năm 1997 đến năm 2006, những thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó, phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng đúng đắn, tích cực.
Đào Thị Vân: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997-2003 (Luận văn thạc sĩ
chuyên ngành lịch sử Đảng, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004).
Nguyễn Ngọc Thanh: Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế (1991-2000) (Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, Học
viện CTQG Hồ Chí Minh, H.2004).
Đặng Kim Oanh: Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh
tế từ năm 1997 đến năm 2003 (Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2005).
Trần Thị Thu Hằng: Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ 1996 đến 2005 (Luận văn thạc
sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh)…
5
Các nhóm công trình nghiên cứu trên đã làm rõ quá trình vận dụng đƣờng
lối, quan điểm của Trung ƣơng, của Đảng trong thực tiễn lãnh đạo chuyển dịch
CCKT ở từng địa phƣơng, phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế, nêu lên
một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT của Đảng bộ.
2.1.3. Các công trình nghiên cứu những vấn đề về phát triển kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phổ Yên.
Cho đến nay có rất ít các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Phổ Yên về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đáng chú ý nhất
là một số công trình nghiên cứu:
Nguyễn Thị Thu Phƣơng: Đảng bộ huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên lãnh
đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 ( Luận văn thạc sĩ
chuyên nghành lịch sử Đảng, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012. Đề tài tác giả đã tập
trung nghiên cứu và làm sáng tỏ những chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Phổ Yên
trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nghành nông nghiệp trong 10 năm từ 2001 đến
2010, những kết quả tích cực, hạn chế và hệ thống các giải pháp của Đảng bộ huyện
Phổ Yên trong phát triển nông nghiệp trong giai đoạn mới.
Đỗ Xuân Luận: Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên
tỉnh Thái Nguyên ( Luận văn thạc sĩ chuyên nghành kinh tế nông nghiệp, Đại học
Kinh tế Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, 2009). Đề tài, tác giả đã tập trung
nghiên cứu quá trình phát triển của nghành tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên
trong thời gian từ năm 2001 đến 2008, bên cạnh đánh giá tổng quát bƣớc phát triển
của nghành tiểu thủ công nghiệp, tác giả cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém cần
khắc phục để phát triển nghành những năm tiếp theo.
Ngô Thị Mỹ: Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội của
huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên ( Luận văn thạc sĩ chuyên nghành kinh tế nông
nghiệp, Đại học Kinh tế Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, 2012). Đề tài, tác giả đã
tập trung nghiên cứu và đánh giá tổng hợp tác động của quá trình đô thị hóa đối với
phát triển kinh tế, xã hội của huyện từ năm 2009 đến 2012, bên cạnh đó tác giả
cũng trình bày những thành tựu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
6
huyện Phổ Yên, đề xuất những giải pháp để quy hoạch, phát triển kinh tế của huyện
trong những năm tiếp theo.
Ngoài một số công trình đƣợc nêu ra ở trên, còn nhiều bài viết về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Các công trình khoa học
này đã khẳng định tầm quan trọng của xây dựng và phát triển của kinh tế nói chung,
chuyển dich cơ cấu nói riêng, nêu bật đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng,
đƣợc thể hiện bằng các đƣờng lối, chính sách phát triển và sự vận dụng đƣờng lối
đó vào các địa phƣơng cụ thể. Đây là những tài liệu rất quan trọng cung cấp số liệu,
nhận định đánh giá về thực trạng và phƣơng hƣớng phát triển của huyện. Tuy nhiên
, chƣa có công trình nào nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Phổ Yên lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ năm 1997 đến năm 2014 dƣới giác độ khoa
học lịch sử Đảng.
2.2. Những vấn đề mà các công trình nghiên cứu chưa làm sáng tỏ.
Có thể thấy rằng, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ở Việt Nam với những mức độ và cách tiếp cận khác nhau. Những công trình nêu
trên chủ yếu nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân hoặc cơ cấu kinh tế
vùng trong một giai đoạn nhất định, có công trình đề cập đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nghành nhƣng chỉ giới hạn trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc công nghiệp mà
chƣa thấy sự biến đổi tổng thể trong cả ba nghành kinh tế mũi nhọn là công nghiệp,
nông nghiệp và dịch vụ, các luận văn, luận án của các tác giả nói trên đã làm rõ
đƣợc sự biên đổi cơ cấu kinh tế ở một số tỉnh, thành trong cả nƣớc, tổng kết những
thành tựu, hạn chế và đúc rút một số kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đối với từng địa phƣơng cụ thể. Còn đối với huyện Phổ Yên,
cho đến nay chỉ có một công trình nghiên cứu vế sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Phổ Yên đó là; Đảng bộ huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh
tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 của Nguyễn Thị Thu Phƣơng, nhƣng tác
giả mới chỉ dừng lại trong nghành nông nghiệp mà chƣa đánh giá đƣợc tổng thể cơ
cấu nền kinh tế của huyện. Các công trình luận văn thạc sỹ kinh tế của Đỗ Xuân
Luận, Ngô Thị Mỹ cũng mới chỉ nghiên cứu, đánh giá trong khoảng thời gian ngắn,
trên phƣơng diện kinh tế. Hơn hết chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy
7
đủ, toàn diện, có hệ thống về quá trình Đảng bộ huyện Phổ Yên lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh từ năm 1997 đến năm 2014.
Vì vậy, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính khái quát và chuyên
môn về quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ huyện Phổ Yên
từ năm 1997 đến năm 2014.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Phổ Yên vận dụng đƣờng lối, chủ trƣơng
của Đảng, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vào việc hoạch định chủ
trƣơng và lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phƣơng từ năm 1997
đến năm 2014. Từ những thực tiễn và những đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng bộ,
luận văn bƣớc đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ
trong những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày một cách hệ thống quá trình Đảng bộ huyện Phổ Yên vận dụng
chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
vào việc xây dựng chủ trƣơng và lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
huyện từ năm 1997 đến năm 2014.
- Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của huyện và làm rõ nguyên nhân của những kết quả đó.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những chủ trƣơng, biện pháp của Đảng bộ huyện Phổ Yên trong lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2014.
- Quá trình thực hiện những chủ trƣơng và biện pháp thông qua hoạt động cụ
thể của các cấp đảng, chính quyền, đoàn thể và quần chúng nhân dân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Phổ Yên thuộc tỉnh Thái
Nguyên.
8
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ năm 1997 đến năm 2014. Năm 1997
là năm thực hiện quyết định số 131/QĐNS/TW về việc kết thúc hoạt động của Đảng
bộ và Tỉnh ủy Bắc Thái đồng thời thời thành lập Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Năm
2014 là thời điểm huyện Phổ Yên hoàn thành các tiêu chí và đƣợc nâng cấp thành
thị xã công nghiệp trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, luận văn cũng đề cập
đến một số nét chủ yếu về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trƣớc năm 1997, xem đó là một yếu tố ảnh hƣởng đến thời gian sau.
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một số nội dung chính: Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành, chuyển dịch cơ cấu nội ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng,
chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo
của Đảng bộ huyện Phổ Yên trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội ngành.
5. Cơ sơ lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu
5.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn đƣợc tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đƣờng lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về phát
triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các kỳ Đại hội, quan điểm của Đảng
đƣợc thể hiện trong các Hội nghị Ban Chấp hành trung ƣơng Đảng, các kết luận
đƣợc tổng kết trong các văn kiện Đảng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp chuyên ngành nhƣ: Phƣơng pháp
lịch sử và phƣơng pháp lôgic, ngoài ra còn kết hợp phƣơng pháp phân tích, tổng
hợp, thống kê, so sánh.
5.3. Nguồn tư liệu
- Những văn kiện Đảng, Nhà nƣớc, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
- Các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ huyện, các kế hoạch, đề án, báo cáo
tổng kết về tình hình phát triển kinh tế của Đảng bộ, chính quyền huyện.
- Những báo cáo khoa học, sách đã công bố có liên quan đến sự phát triển
kinh tế của huyện Phổ Yên.
9
6. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Phổ Yên trong
lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1997 đến 2014.
- Tổng kết, đánh giá ƣu điểm, hạn chế đúc rút một số kinh nghiệm từ quá
trình Đảng bộ huyện Phổ Yên về lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo; góp
phần nêu những vấn đề của thực tiễn trong thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng
trên một địa bàn cụ thể, trong một lĩnh vực cụ thể. Góp phần nghiên cứu lịch sử
Đảng bộ địa phƣơng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3
chƣơng:
Chương 1: Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Phổ Yên tỉnh Thái
Nguyên về chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2000.
Chương 2: Đảng bộ huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên tăng cƣờng lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 đến năm 2014.
Chương 3: Nhận xét và bài học kinh nghiệm
10
Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN PHỔ YÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000
1.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chủ
trƣơng của Đảng bộ
1.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên ,kinh tế, văn hóa, xã hội.
Phổ Yên là huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên có 18 đơn vị hành chính
gồm 15 xã và 3 thị trấn. Là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên với diện tích tự
nhiên là 25.667 km2, có vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 55
km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 20 km.
Phía Bắc giáp với thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ.
Phía Đông giáp huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang và huyện Phú Bình.
Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc
Với vị trí trên, huyện Phổ Yên có nhiều tiềm năng và cơ hội để thu hút các
dự án đầu tƣ, là cơ sở giúp quá trình CNH - HĐH diễn ra nhanh hơn.
Về địa hình
Huyện Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi
thấp và đồng bằng. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và
chia làm 2 vùng rõ rệt:
+ Vùng phía Đông (hữu ngạn sông Công) gồm 11 xã và 2 thị trấn, có độ cao
trung bình 8 – 15 m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng, có thể gọi là
vùng “đồng bằng” của huyện. Đây là vùng trọng điểm lúa và rau màu của huyện, có
kinh nghiệm trong việc trồng lúa nƣớc, sản xuất công nghiệp TTCN, kinh doanh
dịch vụ và làm nghề truyền thống.
+ Phía Tây (tả ngạn sông Công) gồm 4 xã, 1 thị trấn, là vùng núi của huyện,
địa hình đồi núi là chính, cao nhất là dãy Tạp Giàng 515 m. Độ cao trung bình ở
vùng này là 200 – 300 m. Đây là các xã vùng núi của huyện, có thế mạnh trồng cây
11
công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, khai thác chế biến lâm sản, vùng trồng
cây nguyên liệu cho nghề mây tre đan, chăn nuôi gia súc… Quỹ đất vùng này còn
khá dồi dào.
Về khí hậu
Phổ Yên nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2
mùa rõ rệt: mùa nóng, mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh, mƣa ít từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C, tháng 7 là tháng nóng
nhất (28,50C), tháng 1 là tháng lạnh nhất (15,60C). Số giờ nắng cả năm là 1.628 giờ,
năng lƣợng bức xạ đạt 115 kcal/cm2.
Chế độ mưa: Mƣa phân bố không đồng đều trong năm. Mùa mƣa từ tháng 5
đến tháng 10, chiếm 91,6% lƣợng mƣa cả năm. Mùa mƣa trùng với mùa lũ nên
thƣờng gây úng lụt cho vùng thấp của huyện.
Lƣợng bốc hơi: Trung bình năm đạt 985,5 mm, trong năm có 5 – 6 tháng
lƣợng bốc hơi lớn hơn lƣợng mƣa.
Chế độ thủy văn
Chế độ thủy văn các sông qua địa phận Phổ Yên phụ thuộc chủ yếu vào chế
độ mƣa và khả năng điều tiết của lƣu vực sông Công và sông Cầu.
Mùa lũ trên 2 hệ thống sông Công và sông Cầu thƣờng trùng vào mùa mƣa
(từ tháng 5 đến tháng 10), xuất hiện nhiều nhất vào các tháng 6,7,8,9. Bình quân
mỗi năm có từ 1,5 – 2 trận lũ, năm nhiều nhất có 4 trận lũ xuất hiện.
Mùa cạn ở 2 hệ thống sông kéo dài khoảng 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3
năm sau). Lƣợng nƣớc trên các sông này bình quân chỉ đạt 1,5 – 2% tổng lƣợng
nƣớc cả năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện.
Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhƣỡng tỷ lệ 1/25.000,
huyện Phổ Yên có 10 loại đất chính. Trong đó có các loại đất phù sa, bạc màu, dốc
tụ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thƣờng có độ dốc thấp, tầng đất dày > 100
cm, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhƣng loại đất này chỉ chiếm 35% diện
tích tự nhiên toàn huyện. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát,
12
đất nâu vàng trên phù sa cổ có diện tích chiếm 61,6% diện tích toàn huyện, hầu hết
có độ dốc >250.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 25.667,63 ha. Diện tích đất nông
nghiệp toàn huyện là 18.435,68 ha (năm 2014), chiếm 71,82% tổng diện tích đất tự
nhiên và giảm dần do đất đai đƣợc chuyển sang xây dựng các công trình nhƣ trƣờng
học, đƣờng giao thông, khu công nghiệp. Tỷ trọng đất lâm nghiệp giảm từ 28,70%
năm 2008 xuống còn 25,32% năm 2014. Nguyên nhân là do một bộ phận đất lâm
nghiệp đã đƣợc chuyển sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đất phi nông
nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn trong diện tích đất tự nhiên toàn huyện (từ 20,13% năm
2008 lên 27,24% năm 2014).[30, tr.4]. Diện tích này tăng lên qua các năm do đất
giao thông, đất xây dựng cơ bản tăng mạnh, đấ t xây dƣ̣ng khu công nghiê ̣p . Nhìn
chung, diện tích đất nông nghiệp có xu hƣớng ngày càng giảm nên đã gây ra sức ép
phải tăng cƣờng thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, phát triển các ngành nghề
phụ trong đó có các nghề tiểu thủ công nghiệp, nhƣng nó cũng là một cơ hội cho
huyện phát triển kinh tế, văn hóa và dịch vụ.
Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê năm 2014, diện tích rừng của huyện là 7.367,75 ha
(chiếm 28,7% diện tích tự nhiên), trong đó rừng sản xuất là 5.222,62 ha, rừng phòng
hộ là 2.145,13 ha. Tập đoàn cây rừng chủ yếu là bạch đàn, mỡ, bồ đề, keo, tre,
mai... (tập đoàn cây nhóm 4 - 6). Lƣợng tăng trƣởng đạt 5,5 – 6,5 m3/ha/năm.
Phổ Yên là huyện chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng nên diện
tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung chủ yếu ở các xác phía Tây của huyện.
Những xã có thảm rừng lớn là Phúc Tân (2.260,53 ha), Phúc Thuận (2.836,30 ha),
Thành Công (1.109,32 ha).[30, tr.6]
Về dân số
Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số toàn huyện Phổ Yên là 146,243
nghìn ngƣời, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện khoảng trên dƣới 1% (tỷ lệ sinh
khoảng trên dƣới 1,3%); trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao nhất là 1,06% (năm
2005) và thấp nhất là 0,88% (năm 2004) số dân trong độ tuổi lao động của Phổ Yên
hiện nay là 84.298 ngƣời chiếm 59,69% tổng dân số toàn huyện, tốc độ tăng trƣởng
13
lao động bình quân hàng năm giai đoạn 2010- 2014 là 1,16%, nhanh hơn tốc độ
tăng dân số. Dân số tuổi lao động có khả năng lao động chiếm 95,69%. Cơ cấu lao
động theo ngành có xu hƣớng chuyển dịch theo hƣớng phù hợp với xu hƣớng phát
triển kinh tế, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp hiện nay còn 73,75%, cao hơn
mức chung của toàn tỉnh hiện nay đạt 65,67% năm 2005, tốc độ chuyển dịch còn
chậm, tỷ trọng cơ cấu lao động công nghiệp chiếm 7,8% thấp hơn mức chung của
tỉnh khá nhiều, thấp nhất trong cơ cấu lao động của 3 nhóm ngành của huyện, năm
2014 cơ cấu lao động công nghiệp của tỉnh chiếm 13,54% và có tốc độ chuyển dịch
khá nhanh, ngành dịch vụ hiện có tỷ trọng 12,97%. Trong đó, năm 2014, cơ cấu lao
động ngành dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên là 18,87%. [30, tr.5]. Tốc độ tăng trƣởng
lao động ngành dịch vụ thấp nhất so với các ngành khác và so với mức của toàn
tỉnh. Điều này giải thích trong cơ cấu thu nhập của huyện, tỷ trọng ngành dịch vụ
trên địa bàn huyện Phổ Yên hiện nay mới chiếm khoảng gần 20% trong cơ cấu kinh
tế huyện.
Về lao động
Theo số liệu thống kê năm 2014, toàn huyện có 91.230 lao động trong độ
tuổi (chiếm 66% tổng dân số của huyện ), trong đó lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế là 86.000 ngƣời, trong đó lao đô ̣ng ngành nông lâm nghiê ̣p chiế m
86%. Còn lại là trong công nghiệp và thƣơng mại – dịch vụ.[ 30, tr.4]
Về giao thông
Mạng lƣới đƣờng bộ trên địa bàn huyện Phổ Yên gần trục Quốc lộ 3 dài 13
km chạy qua trung tâm huyện theo hƣớng Bắc Nam. Từ trục Quốc lộ 3 này là các
đƣờng xƣơng cá đi đến trung tâm các xã, thị trấn và khu vực dân cƣ.
Tổng chiều dài đƣờng liên huyện là 27 km, bao gồm các tuyến Ba Hàng Tiên Phong, đƣờng 261 (Ba Hàng – Phúc Thuận). Từ Quốc lộ 3 đi Chã và từ đƣờng
261 đi Thành Công, các tuyến này hiện nay đều là đƣờng cấp phối.
Đƣờng liên xã có khoảng 19 km, liên thôn 30 km. Trong phong trào xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hiện nay, nhiều tuyến đã đƣợc bê tông hóa theo
phƣơng châm nhà nƣớc và nhân dân cùng làm.
14
Tuyến đƣờng sắt Hà Nội – Thái Nguyên qua địa bàn huyện Phổ Yên chủ
yếu vận chuyển than và quặng sắt, đoạn qua huyện dài khoảng 19 km, huyện đã bê
tông hóa đƣợc 250 km kênh mƣơng nội đồng, xây dựng thêm đƣợc một số trạm
bơm dầu, bơm điện. Từ kết quả của công tác thủy lợi đã đƣa diện tích 2 vụ lên gần
4.000 ha.
Hệ thống điện, thông tin, liên lạc
Tính đến 2014, 100% số xã, thị trấn trong huyện đã đƣợc sử dụng điện lƣới
quốc gia, số hộ dùng điện đạt 100%. Mạng lƣới điện hiện còn bộc lộ nhiều bất cập,
chƣa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và sinh hoạt.
Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông của huyện khá hoàn chỉnh. Đến
nay, mạng điện thoại cố định đã phủ 18/18 xã, thị trấn, sóng điện thoại di động phủ
13/15 xã, thị trấn.
Hệ thống giáo dục, y tế
Sự nghiệp giáo dục – đào tạo của huyện Phổ Yên trong những năm qua đã
đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS
vào tháng 12/2003, sớm 1 năm so với kế hoạch.
Phổ Yên luôn là đơn vị dẫn đầu của tỉnh trong công tác xây dựng trƣờng
chuẩn quốc gia. Số trƣờng đạt chuẩn quốc gia là 40, đạt 60% trên tổng số. Số lớp
học đƣợc tầng hóa là 306 đạt 35%. Chất lƣợng giáo dục ở các cấp học đƣợc nâng
lên rõ rệt. Trƣờng Cao đẳng Công nghệ và kinh tế công nghiệp đẩy mạnh công tác
đào tạo cho trên 5.200 học viên/năm. Trung tâm dạy nghề huyện đào tạo nghề cho
4.700 lao động, đƣa tổng số lao động qua đào tạo toàn huyện chiếm 20% nguồn lao
động của địa phƣơng.
Phổ Yên là huyện có hệ thống y tế tƣơng đối hoàn chỉnh. Toàn huyện có 1
bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa, 17 trạm y tế với tổng số 160 giƣờng bệnh, 1.671
cán bộ y tế. Hiện nay có 2 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, ngành y tế huyện đang xây
dựng chuẩn quốc gia về y tế xã để nâng cao hơn nữa chất lƣợng khám chữa bệnh
cho nhân dân. Trong ba năm qua, y tế huyện đã thực hiện khám chữa bệnh cho
140.000 lƣợt ngƣời, giảm tỷ lệ sinh thô xuống còn 0,2‰/năm.
15
Tóm lại, với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn tƣơng
đối phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng đã và
đang hoàn thiện... Đó là những điều kiện thuận lợi để Phổ Yên phát triển một nền
kinh tế hiện đại, cơ cấu kinh tế cân đối, mở rộng thị trƣờng sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, dễ dàng hội nhập với thị trƣờng trong vùng và cả nƣớc. Nhiệm vụ của Đảng bộ
huyện là làm thế nào để lãnh đạo phát triển kinh tế địa phƣơng cho tƣơng xứng với
tiềm năng hiện có, góp phần vào sự phát triển của Thái Nguyên và sự phát triển
chung của cả nƣớc.
1.1.1.2. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ
tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng đã đề ra đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển
kinh tế, chuyển dịch CCKT theo hƣớng CNH, HĐH. Trong quá trình lãnh đạo công
cuộc đổi mới, quan điểm, chủ trƣơng về chuyển dịch CCKT của Đảng là nhất quán,
xuyên suốt và ngày càng hoàn thiện qua các kỳ Đại hội, các Hội nghị Trung ƣơng
và Bộ Chính trị từ khóa VI đến nay.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật và
quyết tâm đổi mới toàn diện, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI ( 12/1986) của
Đảng chỉ rõ “ muốn đƣa nền kinh tế sớm thoát khỏi tình trạng rối ren, mất cân đối
phải dứt khoát sắp sếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trong đó các
nghành, các vùng, các thành phần kinh tế , các loại sản xuất có quy mô và trình độ
kỹ thuật khác nhau phải đƣợc bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều
kiện thực tế, bảo đảm nền kinh tế phát triển ổn định” [41, tr.47].
Tháng 6 – 1991, tại Đại hội VII, sau khi tổng kết thành tựu 5 năm đổi mới,
trong đó có những thành tựu bƣớc đầu rất quan trọng trên lĩnh vực kinh tế, đặc biệt
là 3 chƣơng trình kinh tế lớn ( lƣơng thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu). Trên cơ sở đó, quan điểm về chuyển dịch CCKT đƣợc Đảng ta chỉ rõ “ Phát
triển nông – lâm – ngƣ nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn
mới là nhiệm vụ hàng đầu nhằm ổn định kinh tế - xã hội” [ 43, tr.63].
16
Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
thông qua tại Đại hội VII cũng chỉ rõ: “ Khi kêt thúc thời kỳ quá độ, hình thành về
cơ bản nền kinh tế công nghiệp với CCKT công – nông nghiệp – dịch vụ gắn với
phân công lao động và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng” [45, tr.63].
Xuất phát từ kết quả đạt đƣợc sau 10 năm đổi mới, con đƣờng đi lên CNXH
của Việt Nam ngày càng đƣợc xác định rõ hơn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII của Đảng ( 6/1996). Đại hội khẳng định “ Mục tiêu của CNH, HĐH là xây
dựng nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại,
CCKT hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của lực lƣợng sản
xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu,
nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ nay đến năn 2020, ra sức
phấn đấu đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp” [47, tr.96].
Tại Đại hội, Đảng nhấn mạnh “ Đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp
và nông thôn, chỉ rõ nội dung cơ bản của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát
triển toàn diện nông, lâm, ngƣ nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy
sản, phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Hình thành
dần một số nghành mũi nhọn nhƣ chế biến nông, lâm, thủy sản....[ 48, tr.88]. Bên
cạnh đó Đảng cũng tập trung lãnh đạo phát triển công nghiệp theo hƣớng sản xuất
hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và lƣơng thực, thực phẩm: “ Phát triển công nghiệp,
ƣu tiên các nghành chế biến lƣơng thực – thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng
xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, phát triển nhanh du lịch, các
dịch vụ hàng không, hàng hải...từng bƣớc đƣa nƣớc ta trở thành một trung tâm
thƣơng mại dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực” [48, tr.89].
Tổng kết 15 năm đổi mới, Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng ( 4-2001) đã
xác định đƣờng lối phát triển kinh tế là: “ Đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,
nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020
nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại” [51, tr.89].
Vể chuyển dịch CCKT, Đảng chỉ rõ “ chuyển dịch CCKT, cơ cấu đầu tƣ dựa
trên cơ sở phát huy các thế mạnh và lợi thế so sánh của đất nƣớc, tăng sức cạnh
tranh, gắn với nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, nhu cầu đời sống nhân dân