Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Đảng bộ huyện yên dũng (tỉnh bắc giang) lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từ năm 2001 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ

***********
LƢƠNG THỊ HÀ

ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN DŨNG
(TỈNH BẮC GIANG) LÃNH ĐẠO CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

MÃ SỐ: 60 22 56

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Kim Oanh
HÀ NỘI - 2012


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

NNNT

: Nông nghiệp nông thôn

NQ



: Nghị quyết



: Trung ương

CP

: Chính phủ

CT

: Chương trình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 4
2. Tình hình nghiên cứu.................................................................................. 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 8
3.1. Mục đích .............................................................................................. 8
3.2. Nhiệm vụ ............................................................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 8
4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 8
4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 8
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ............................. 9
5.1. Cơ sở lý luận: ....................................................................................... 9
5.2. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................... 9
5.3. Nguồn tư liệu: ...................................................................................... 9

6. Những đóng góp về khoa học của luận văn ................................................ 9
7. Bố cục luận văn .......................................................................................... 9
Chƣơng 1:LÃNH ĐẠO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG
NGHIỆP NÔNG THÔN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 ....................... 10
1.1. Những yếu tố tác động đến quá trình hoạch định chủ trương về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Đảng bộ huyện Yên
Dũng ......................................................................................................... 10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................ 10
1.1.2. Yếu tố văn hóa - xã hội ................................................................ 14
1.1.3. Thực trạng nông nghiệp nông thôn huyện Yên Dũng trước năm
2001 ...................................................................................................... 19
1.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện .................................... 27
1.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội Đảng bộ tỉnh

1


Bắc Giang về nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ................................................................................................... 27
1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Yên Dũng về công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ...................................................... 37
1.2.3. Sự chỉ đạo thực hiện .................................................................... 38
Chƣơng 2: LÃNH ĐẠO TOÀN DIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM
2010 ............................................................................................................. 57
2.1. Những yếu tố biến động tác động đến nông nghiệp nông thôn trong
những năm đầu thế kỷ XXI ....................................................................... 57
2.1.1. Yếu tố tự nhiên ............................................................................ 57
2.1.2. Yếu tố xã hội ............................................................................... 58
2.2. Chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 2006 đến năm 2010 ....................... 59
2.2.2. Chủ trương Đại hội X ( 2006) của Đảng và Đại hội XVI (2005)
của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn………………………………………………..63
2.2.2. Đảng bộ huyện vận dụng sáng tạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn những năm 2006 - 2010. ................................... 66
2.2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện .......................................................... 76
Chƣơng 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ
KINH NGHIỆM CHỦ YẾU .................................................................... 103
3.1. Nhận xét ........................................................................................... 103
3.1.1. Thành tựu đạt được .................................................................... 103
3.1.2. Một số hạn chế .......................................................................... 114
3.2. Một số kinh nghiệm ......................................................................... 117
3.2.1. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ huyện Yên Dũng quán triệt và
vận dụng sáng tạo đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

2


nông thôn vào tình hình thực tế của địa phương................................... 117
3.2.2. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn với phát
triển nông thôn mới; thúc đẩy việc ứng dụng các thành tựu khoa học công
nghệ vào sản xuất. ............................................................................... 119
3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đặc biệt người nông
dân để thấy rõ tầm quan trọng của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn. ................................................................. 120
3.2.4. Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các ban ngành đoàn thể và
hệ thống chính trị, chú trọng xây dựng củng cố và phát triển Hội nông
dân. ...................................................................................................... 121
3.2.5. Phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong nhân

dân, đẩy mạnh các phong trào thi đua sản xuất, phát triển kinh tế đem lại
hiệu quả thiết thực. .............................................................................. 122
KẾT LUẬN ............................................................................................... 125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 129
PHỤ LỤC.................................................................................................. 139

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nông nghiệp nông thôn là một vấn đề mà Đảng Cộng sản Việt
Nam hết sức quan tâm, vì thế Đảng đã có những chủ trương, chính sách đúng
đắn để đẩy nhanh sự phát triển của khu vực này. Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ra Nghị quyết về đẩy nhanh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ (2001-2010) trong đó
xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi
mới, nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu
khá toàn diện. Nông nghiệp phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất
hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo vững chắc an
ninh lương thực quốc gia, một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí cao trên thị
trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp,
dịch vụ, ngành nghề, các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới, bộ mặt
nông thôn ngày nay nhiều vùng đã “thay da đổi thịt”. Đời sống vật chất, tinh
thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện.
Yên Dũng là một huyện nông nghiệp, từng là vựa lúa lớn của tỉnh Bắc
Giang. Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt thời kỳ CNH, HĐH Yên Dũng vẫn có
vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh của tỉnh

Bắc Giang. Trong kinh tế của huyện, nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng.
Vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng, Đảng bộ
huyện Yên Dũng đã tích cực triển khai, cụ thể hóa chương trình, mục tiêu cụ
thể phù hợp với thực tế địa phương, trong đó chú trọng phát triển kinh tế nông
nghiệp nông thôn. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, nhân dân Yên Dũng
từng bước tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế và bước đầu kinh tế Yên Dũng

4


có những bước phát triển rõ rệt. Đặc biệt trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã
chuyển sang sản xuất hàng hóa. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển
dịch theo hướng phát huy lợi thế của vùng, hình thành những vùng chuyên
canh. Thu nhập và đời sống của người nông dân từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề về kinh tế nông nghiệp nảy sinh
trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, đòi hỏi Đảng bộ Yên
Dũng phải có những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, đáp
ứng nhu cầu thực tiễn. Phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH,
HĐH là vấn đề cấp bách đặt ra đối với huyện Yên Dũng trong giai đoạn mới.
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, tác giả chọn đề tài:
“Đảng bộ huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) lãnh đạo công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từ năm 2001 đến năm 2010” làm
Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có khá nhiều công trình nghiên cứu
dưới nhiều góc độ lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể như:
-Sách chuyên ngành về kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đáng chú ý là:
Nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Trung tâm tư vấn đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn VACVINA

(CECARDE), do PTS Đặng Thọ Xương (Chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1997; Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm
đổi mới: Quá khứ và hiện tại, của PGS, TS Nguyễn Văn Bích, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
và nông thôn ở Việt Nam - Con đường và bước đi, của GS,TS Nguyễn Kế
Tuấn (Chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Nông
nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới 1986-2002, của PGS, TS Nguyễn Sinh Cúc,

5


Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2003; Nông nghiệp nông thôn Việt Nam - 20
năm đổi mới và phát triển, TS Đặng Kim Sơn, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2006...
Nội dung những cuốn sách trên chủ yếu nêu rõ thực trạng kinh tế nông
nghiệp, nông thôn, các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, những thành tựu,
khó khăn, tồn tại; những định hướng và kiến nghị, giải pháp nhằm đưa nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại.
-Các sách, công trình nghiên cứu về chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tiêu biểu là: Đổi mới cơ
chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, của Trương Thị Tiến, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp và nông thôn nước ta, thông tin chuyên đề của Văn
phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, số 23 tháng 7-2000; Đổi mới tư
duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, của TS Lê Quang
Phi, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008; Một số luận án luận văn
nghiên cứu về CNH HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Những công trình này cùng với việc tạo dựng bức tranh nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam chủ yếu là đi sâu nghiên cứu phân tích, đánh giá về sự
đổi mới tư duy của Đảng, sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng trong phát triển nông

nghiệp, nông thôn.
Ngoài ra còn nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về quá trình phát
triển của nền nông nghiệp; sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn hoặc một số vấn đề có liên quan đến công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn, được đăng tải trên các tạp chí, webside, bản tin
và các phương tiện thông tin đại chúng.
-Đối với nông nghiệp, nông thôn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang có nhiều
tác giả nghiên cứu. Tiêu biểu là công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp,

6


nông thôn Tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Dũng, đáng chú ý là các Luận án Tiến sĩ,
Luận văn thạc sĩ, các bài báo, bài tạp chí cụ thể là: “Kinh tế nông nghiệp ở tỉnh
Bắc Giang năm 1884 đến năm 1945”, Luận văn Tiến sĩ Lịch sử, Đại học sư phạm
Hà Nội của Nguyễn Văn Tiến, năm 2005. “Tình hình ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp huyện Yên Dũng (1997 - 2007)”, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học sư
phạm Hà Nội của Trần Văn Tuấn năm 2008. “Kinh tế Yên Dũng trong thời kỳ đổi
mới (1996 - 2003)”. Luận văn Thạc sĩ khoa học Địa lý, Đại học sư phạm Hà Nội
của Nguyễn Văn Lượng năm 2003.
Ngoài ra còn nhiều công trình, sách viết nông nghiệp, nông dân và nông
thôn Yên Dũng. Đáng chú ý là: Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang”, tập 1
(1926 - 1975) xuất bản năm 2003. Cuốn “Lịch sử phong trào nông dân và Hội
nông dân tỉnh Bắc Giang (1930 - 2000)”, của Ban thường vụ Hội nông dân Bắc
Giang, xuất bản năm 2003. Cuốn “Địa chí Bắc Giang, tập 1 - Địa lý và kinh tế
Bắc Giang” do Sở văn hoá thông tin Bắc Giang và Trung tâm Unesco thông tin tư
liệu Lịch sử và văn hoá Việt Nam xuất bản (2003). Sách của Cục thuế Bắc Giang
xuất bản năm 2003: Nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Giang thời kỳ 1997 - 2002;
Sách: Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Dũng (1975 - 2005), xuất bản năm 2005.
Các bài báo, bài tạp chí về nông nghiệp nông thôn Bắc Giang, Yên Dũng

đáng chú ý là: Bài “ Sản xuất hàng hoá và xây dựng nông thôn mới ở huyện Lạng
Giang - Bắc Giang sau 1 năm nhìn lại” của Vân Anh - Trang thông tin điện tử tỉnh
uỷ Bắc Giang ngày 14-1-2010; Bài “Những điển hình nông dân sáng tạo, sản
xuất, kinh doanh giỏi” của Sơn Hải - Chuyên san Nông thôn - Miền núi Bắc
Giang, tháng 2-2010; Bài “Triệu phú về nuôi baba ở Yên Dũng - Bắc Giang” của
Minh Hoa - báo Khoa học với phát triển kinh tế, ngày 16-03-2010; Bài “Vai trò
quyết định của tổ chức cơ sở Đảng trong xây dựng nông thôn mới ở Lão Hộ Yên Dũng” của Xuân Sơn - Chuyên san Nông thôn - Miền núi, tháng 4-2010…

7


Những công trình trên nghiên cứu kinh tế nông nghiệp nói chung và
nông nghiệp, nông dân nông thôn Yên Dũng dưới nhiều góc độ qua các thời
kỳ góp phần tạo dựng bức tranh toàn cảnh về nông nghiệp, nông thôn thời kỳ
đổi mới, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng bộ. Tuy nhiên cho đến
nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc có hệ thống
vai trò Đảng bộ Yên Dũng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn theo hướng CNH, HĐH những năm từ năm 2001 đến năm 2010.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Làm rõ lý luận và yêu cầu khách quan để Đảng bộ huyện Yên Dũng lãnh
đạo, chỉ đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm
trong lãnh đạo của Đảng bộ có thể vận dụng vào sự nghiệp CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn trong những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Yên Dũng,
thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (2001 - 2010).
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Yên
Dũng trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn những năm 2001- 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Làm rõ vai trò của Đảng bộ huyện Yên Dũng trong quá trình
lãnh đạo, chỉ đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2010.
- Về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Yên Dũng.

8


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp hai phương
pháp đó. Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác.
5.3. Nguồn tư liệu:
Luận văn chủ yếu dựa vào các văn kiện Đại hội và Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng từ năm 2001 đến năm 2010; văn kiện Đại hội của
Tỉnh Bắc Giang, văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Yên Dũng và các báo cáo
của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, báo cáo hàng năm của Phòng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn huyện Yên Dũng, các ban ngành đoàn thể và hệ thống
chính trị huyện những năm 2001- 2010. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang
các năm; một số tài liệu tham khảo có liên quan.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học thành tựu và hạn
chế nông nghiệp nông thôn.
- Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị lý luận và thực tiễn về lĩnh

vực nông nghiệp nông thôn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn từ năm 2001 đến năm 2005
Chƣơng 2: Lãnh đạo toàn diện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn từ năm 2006 đến năm 2010
Chƣơng 3: Nhận xét chung và một số kinh nghiệm chủ yếu

9


Chƣơng 1
LÃNH ĐẠO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Những yếu tố tác động đến quá trình hoạch định chủ trƣơng về
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Đảng bộ huyện
Yên Dũng
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Yên Dũng là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc
Giang, diện tích tự nhiên là 21.372 ha, (chiếm 5,58% diện tích toàn tỉnh), Yên
Dũng được chia làm ba khu vực tương đối rõ rệt là Đông Bắc, Tây Bắc, Ba
Tổng. Về mặt hành chính Yên Dũng có 19 xã và 2 thị trấn.
Yên Dũng là một huyện có vị trí giao thông thuận lợi, cách Hà Nội
50km, Hải Phòng 45km, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 115
km. Phía Đông Bắc giáp huyện Lục Nam, phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và
thành phố Bắc Giang, phía Tây giáp huyện Việt Yên, phía Nam giáp huyện
Quế Võ tỉnh Bắc Ninh với ranh giới là sông Cầu, phía Đông giáp huyện Chí

Linh tỉnh Hải Dương với ranh giới là sông Thương.
Yên Dũng có 9,75 km quốc lộ (quốc lộ 1A cũ chạy qua phần Tây Bắc
của huyện thuộc địa phận xã Tân Mỹ dài 4 km và quốc lộ 1A mới chạy qua
địa phận các xã Đồng Sơn, Song Khê, Nội Hoàng, với chiều dài 5,75 km)
chạy qua, cùng với đường sắt (Hà Nội - Lạng Sơn) và các tỉnh lộ 284, 299,
267 một vài tuyến đường sông như: sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương.
Lãnh thổ của huyện nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, một trong ba
vùng kinh tế năng động nhất của Việt Nam.
Địa hình
Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng núi và đồng bằng sông Hồng ở
phía Nam, là một huyện miền núi trải dài dọc đôi bờ sông Thương và giữa hạ
lưu hai sông Lục Nam và sông Cầu. Địa hình được chia thành 2 vùng rõ rệt:

10


- Vùng đồi núi gồm 7 xã là Nội Hoàng, Yên Lư, Tiền Phong, Nham
Sơn, Đồng Sơn, Tân Liễu và thị trấn Neo. Bên cạnh đó còn có các núi Cô
Tiên, núi Lão Hộ, núi Con Voi, chạy qua các xã Lão Hộ, Quỳnh Sơn, Lãng
Sơn, Trí Yên.
- Vùng đồng bằng, gồm 10 xã là Thắng Cương, Tư Mại, Đồng Phúc,
Đức Giang, Tân Mỹ, Tân Tiến, Hương Gián, Xuân Phú, Cảnh Thụy, Tiến
Dũng. Mặc dù là một huyện miền núi, nhưng phần lớn đất đai của huyện nằm ở
độ dốc dưới 30 (chiếm 86,86% diện tích đất tự nhiên). Trong tổng số 10.354,9
ha đất canh tác có tới trên 80% là địa hình thấp, thích hợp cho sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là trồng các loại cây lương thực như: lúa, ngô, khoai, cây công
nghiệp ngắn ngày, đậu tương, đỗ, lạc. Phần lớn địa hình còn lại thích hợp cho
việc trồng cây ăn quả như: vải thiều, nhãn, na, hồng và trồng rừng. Lãnh thổ
của huyện có nhiều ô trũng, thấp như: cống Tư Mại, cống Cổ Dũng thấp hơn
mặt nước biển 0,5m nên hàng năm gây ra úng mạnh vào mùa mưa.

Đất đai
Kết quả khảo sát 18.727,04 ha bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất chưa sử dụng nhưng có khả năng phát triển nông, lâm nghiệp (còn
2.644,96 ha đất sông ngòi, hồ ao, giao thông không khảo sát); đất đai được
chia làm 17 loại, trong đó tập trung 5 nhóm chính: Đất phù sa được bồi đắp
hàng năm là 1.665,18 ha, chiếm 8,89% tổng diện tích đất đã được điều tra;
Đất phù sa ít được bồi và không được bồi hàng năm là 9.588,24 ha (chiếm
51,20%); Đất feralit biến đổi do trồng lúa là 94,56 ha chiếm 0,5%; Đất feralit
nâu vàng, vàng nâu, vàng đỏ là 2.435,44 ha chiếm 13,0%; Đất feralit xói mòn
mạnh trơ sỏi đá là 492,24 ha chiếm 2,62%.
Đất đai của huyện Yên Dũng có hàm lượng dinh dưỡng từ trung bình
đến nghèo, thích hợp để trồng các loại cây ngắn ngày như: lúa, ngô, khoai
lang, các loại rau đậu đỗ, lạc và một số loại cây ăn quả như: nhãn, vải thiều,
na, hồng, táo, cam, quýt… Nhóm đất có ý nghĩa lớn cho sản xuất nông nghiệp
(bao gồm đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa ít được bồi hàng năm và

11


không được bồi hàng năm) chiếm trên 60%. Tỷ trọng này lớn hơn nhiều so
với các huyện miền núi khác trong tỉnh và cho phép phát triển một nền nông
nghiệp tương đối đa dạng.
Trong cơ cấu sử dụng đất, đất ở và đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ thấp, đất
nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt là đất chưa sử dụng còn nhiều, chiếm
13,50% quỹ đất tự nhiên.
Trên địa bàn của huyện có nhiều cánh đồng có khả năng sản xuất lương
thực như: Cảnh Thụy, Tư Mại, Đức Giang, Đồng Phúc, Tiến Dũng, Hương
Gián, Xuân Phú…Vì thế Yên Dũng luôn có vị thế quan trọng trong sản xuất
lương thực, thực phẩm của tỉnh. Dọc các dãy núi Nham Biền, Cô Tiên, Lão
Hộ, trên các sườn đồi, nhân dân đã khai thác thế mạnh về đất, khí hậu để phát

triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại với các đồi vải thiều, nhãn, na,
hồng…Nhiều nhất là Đồng Sơn, Nham Sơn, Lão Hộ, thị trấn Neo, Tân Liễu,
Quỳnh Sơn. Những nơi có địa hình trũng, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản
là: Tân Tiến, Đồng Sơn, Hương Gián, Tiến Dũng, Đồng Phúc.
Khí hậu
Yên Dũng chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng Đông Bắc Bộ khô lạnh và
ít mưa về mùa đông, nóng ẩm và mưa nhiều về mùa hè. Yên Dũng chịu sự
ảnh hưởng của 2 loại gió khá rõ rệt.
Điều kiện nhiệt ẩm cùng với sự đa dạng của đất là tương đối thuận lợi
để phát triển nông nghiệp với nhiều sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Các sản
phẩm của khí hậu nhiệt đới mà từ lâu nổi tiếng như: mít, na, dứa, và gần đây
phát triển mạnh vải thiều, nhãn, hồng…
Khí hậu lạnh về mùa đông thuận lợi để trồng các loại rau quả cận nhiệt
và ôn đới có chất lượng cao như: cam, quýt, bưởi, na, xu hào, cải bắp và các
loại rau quả khác… Đặc biệt thời gian khô đúng vào thời kỳ các loại cây dài
ngày ra hoa, thụ phấn như vải thiều, nhãn, cùng với biên độ nhiệt giữa ngày
và đêm cao là yếu tố rất thuận lợi cho sự thụ phấn, đậu quả, cho các sản phẩm
ngon của các loại cây này. Với diện tích đất còn nhiều và khá đa dạng về

12


chủng loại, Yên Dũng có thể trồng tập trung với quy mô lớn các loại cây vải
thiều, dứa, na, cam, chè. Việc sản xuất lương thực và các loại hoa màu tập
trung ở nhiều cánh đồng ven sông, nơi diện tích đất có địa hình dốc dưới 3°
chiếm tới 86,86% diện tích đất tự nhiên.
Thủy văn
Mạng lưới sông ngòi của Yên Dũng thuộc hệ thống Lục Đầu Giang gồm
ba con sông. Sông Thương bắt nguồn từ dãy Napa Phước cao 600 m theo
hướng Đông Bắc - Tây Nam, qua các tỉnh Lạng Sơn, các huyện Lạng Giang,

Bố Hạ, Thành phố Bắc Giang cắt ngang lãnh thổ của huyện Yên Dũng theo
chiều Tây Bắc xuống Đông Nam có chiều dài 34 km. Sông Lục Nam bắt
nguồn từ cánh cung Đông Triều chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam vào
địa phận Yên Dũng với chiều dài 6,7 km và là ranh giới giữa huyện Yên
Dũng với huyện Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang. Sông Cầu bắt nguồn từ cánh
cung sông Gâm chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua địa phận Yên
Dũng với chiều dài 25 km, là ranh giới với huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh. Cả
ba sông này hợp lưu tại Phả Lại, phần ranh giới phía Đông của huyện.
Ngoài nguồn nước mặt của 3 con sông trên, huyện Yên Dũng còn có
1.403,94 ha hồ ao, đầm các loại, với trữ lượng nước khá lớn. Nguồn nước
ngầm có trữ lượng tương đối tốt phân bố ở độ sâu từ 15 đến 40 m.
Hệ thống sông ngòi của huyện cũng là nguy cơ lũ lụt hàng năm vào
mùa mưa. Hàng năm Yên Dũng phải đắp từ 15 đến 20 vạn m3 đất đê để củng
cố các tuyến đê; do địa hình đồi núi xen kẽ đồng bằng nên việc dẫn nước còn
gặp khó khăn (một số nơi phải tới 6 bậc thang mới đưa được nước tới ruộng).
Do vậy tình trạng thiếu nước cục bộ vẫn còn tồn tại ở một số xã miền núi .
Tài nguyên rừng
Là một huyện miền núi nhưng diện tích rừng của huyện không lớn. Đất
có khả năng trồng rừng là 2.305,05 ha chiếm 10,78% diện tích tự nhiên, trong
đó đất hiện có rừng là 1.521,3 ha. Tỷ lệ che phủ đạt thấp, mới đạt khoảng
30%. Toàn bộ 1.521,3 ha rừng hiện có là rừng trồng với mục đích phòng hộ

13


và bảo vệ đất, cải tạo môi trường là chính. Rừng trồng mới được thực hiện
trong vài năm gần đây theo Chương trình 327 và dự án 661 nên cây còn nhỏ, chưa
có khả năng khai thác. Các loại cây chủ yếu là thông lấy nhựa, keo lá tràm, bạch
đàn… Diện tích đất trống đồi núi trọc còn 783,75 ha và có thể được đưa vào
trồng rừng.

Với các yếu tố tự nhiên thuận lợi bao gồm: đất đai, khí hậu, thủy văn...
huyện Yên Dũng có điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa với
các loại cây trồng có giá trị là: cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại rau; phát
triển kinh tế trồng rừng; phát triển chăn nuôi, trong đó chăn nuôi bò với quy
mô lớn và vừa trên các triền đồi thấp.
Có thể nói rằng, với vị trí và các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, Yên Dũng có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển nông - lâm thực hiện
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
1.1.2. Yếu tố văn hóa - xã hội
Dân cư và nguồn lao động
Là một huyện có mật độ dân số cao hơn các huyện khác trong tỉnh đứng
thứ ba của tỉnh Bắc Giang. Năm 2008 dân số của huyện là 161.872 người, tỷ
lệ tăng dân số tự nhiên là 0,7%, tăng 0,04% so với năm trước.
Dân cư chủ yếu tập trung ở nông thôn, tỷ lệ dân thành thị còn quá thấp.
Năm 2009 tỷ lệ này mới chỉ chiếm 3,4%, còn dân nông thôn là 96,6%. Cơ cấu
lao động trong các ngành nghề chênh lệch, bất hợp lý. Năm 2009 lao động
trong nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 80% tổng số lao động. Ở khu vực nông
thôn, vùng trọng điểm nông nghiệp của huyện là các xã đồng bằng hạ lưu
sông Cầu và sông Thương, sông Lục Nam), mật độ dân cư cao do nông
nghiệp là hoạt động chủ yếu. Ở khu vực các xã miền núi, vùng chiêm trũng,
mật độ dân cư thưa.
Năm 1999 dân số trong độ tuổi lao động chiếm 45,4% của kết cấu dân
số theo tuổi; năm 2003 tăng lên 53,3%). Đây là một thuận lợi với một huyện
miền núi, nơi kinh tế nông nghiệp còn chiếm vị trí chủ yếu.

14


Về chất lượng lao động khá hơn so với một số huyện miền núi trong
tỉnh. Năm 2010, Yên Dũng có khoảng 6,1% số lao động có chuyên môn kỹ

thuật, chủ yếu tập trung trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Hầu hết lực
lượng lao động tập trung trong nông nghiệp là lao động giản đơn. Xác định
vai trò quan trọng hàng đầu của nhân tố con người, trong những năm 2001 2010 huyện Yên Dũng đã chú ý phát triển nguồn lao động tri thức, thực hiện
chuyển giao khoa học - công nghệ cho người lao động. Số học sinh sau khi tốt
nghiệp trung học phổ thông đi học các lớp đào tạo nghề, các trường chuyên
nghiệp ngày càng tăng. Năm 2003 có 554 học sinh đỗ vào các trường đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề với xu thế năm sau cao hơn
năm trước. Việc phát triển các mô hình kinh tế mới cũng theo hướng sử dụng
tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động, tiếp cận với nền kinh tế thị
trường; huyện đã tổ chức được 1.919 cuộc tập huấn nâng cao kiến thức
chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 186.551 lượt lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong
thời kỳ CNH, HĐH.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
Hệ thống điện Yên Dũng được đánh giá là khá phát triển so với các
huyện khác trong tỉnh. Riêng chiều dài đường dây 110 KV đi qua huyện Yên
Dũng là 15 km, chiếm tới 25% của tỉnh (tổng số đường dây của 110KV của
tỉnh là 60 km). Năm 2010 đã có 100% xã và 99,3% hộ dân được sử dụng điện
lưới quốc gia.
Mạng lưới giao thông phát triển khá nhanh. Các tuyến giao thông đã đi
đến khắp các làng, xã trong huyện.
Tuyến thứ nhất là quốc lộ 1A cũ chạy qua phần Tây Bắc của huyện
thuộc địa phận xã Tân Mỹ, có chiều dài 4 km, chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam.
Tuyến thứ hai là quốc lộ 1A mới chạy qua các xã: Nội Hoàng, Song
Khê, Đồng Sơn với tổng chiều dài 5,75 km theo hướng Đông Bắc - Tây Nam,

15


đi qua vùng kinh tế trọng điểm của huyện. Từ khi có tuyến đường 1A mới đến

nay, khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng được hình thành đã thu hút 32
nhà đầu tư với tổng số vốn đầu tư 271,5 tỷ đồng. Đường giao thông thuận tiện
này thúc đẩy giao lưu, buôn bán, phát triển thương mại. Những sản phẩm
nông nghiệp của địa phương như: vải thiều, nhãn, na, dứa…dễ dàng vận
chuyển đến các thị trường lớn ở phía Bắc và phía Nam góp phần thúc đẩy nền
kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Tuyến thứ ba là tỉnh lộ 284 từ Thành phố Bắc Giang đi thị trấn Neo,
qua bến phà Đồng Việt sang khu di tích lịch sử Côn Sơn, Kiếp Bạc.
Tuyến thứ tư là tỉnh lộ 299 từ thị trấn Neo qua bến phà bến Đám đi
huyện Lục Nam dài 10 km chạy theo hướng Bắc - Nam. Tuyến đường này tạo
điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa của Yên Dũng đến với thị trường tiêu
thụ (Thành phố Bắc Giang, Lạng Sơn).
Tuyến thứ năm là tỉnh lộ 267 nối với tỉnh lộ 299 từ Tân An đi chùa
Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên) dài 8 km - một di tích nổi tiếng được xếp hạng.
Ngoài ra, Yên Dũng còn có 60 tuyến đường liên xã với tổng chiều dài
180 km, và khoảng 45 km đường đê sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam
với nền đường rộng 4,5 m, mặt rộng 3,5 m. Ba tuyến đường trục huyện được
rải nhựa là Hương Gián - Dĩnh Kế, Cảnh Thụy - Tư Mại, Ninh Xuyên - Ổ Cá
với tổng chiều dài 14,7 km.
Huyện có ba tuyến đường giao thông đường thủy khá thuận lợi là sông
Cầu, sông Thương và sông Lục Nam thuộc hệ thống Lục Đầu Giang. Tổng
chiều dài của ba con sông trên phần lãnh thổ của huyện là 65,7 km. Trên ba
con sông này có một số cảng như cảng bến Đám, cảng Đồng Sơn. Với hệ
thống đường thủy như vậy, nông sản và các sản phẩm hàng hóa khác của
huyện có thể đến được các thị trường lớn như: Quảng Ninh, Hải Dương, Thái
Bình, Hà Nội, Hải Phòng…

16



Đường liên thôn, xóm theo thống kê có tổng chiều dài 521 km, trong đó
có 55 cầu các loại với tổng chiều dài 475 m, 292 cống với tổng chiều dài 920 m.
Còn một phần đường liên thôn là đường đất nhỏ, hầu hết đã được đổ bê tông
nối các thôn xóm lại với nhau, giúp cho việc đi lại dễ dàng hơn. Tính đến cuối
năm 2008 toàn huyện có 117/199 thôn, tiểu khu của 22 xã, thị trấn, đã làm
đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 290 km, diện tích mặt đường
74.500 m2, có khối lượng 98.500 m3 bê tông và 1300 m3 kè. Kinh phí cho
chương trình này do nhân dân đóng góp 80%, Nhà nước hỗ trợ 20%.
Công tác thủy lợi được chú trọng nên đã tận dụng được các nguồn mặt
nước để cung cấp nước tưới cho cây trồng. Nhiều công trình thủy lợi hoạt
động và phát huy tác dụng phục vụ sản xuất và dân sinh. Hồ đập tự chảy trung
thủy nông: 11 hồ, đập với tổng diện tích tưới thiết kế là 864 ha, diện tích tưới
thực tế là 303 ha, đạt 35,1% tổng số diện tích thiết kế, trong đó diện tích tưới
chủ động là 160 ha. Huyện có 70 trạm bơm loại vừa và nhỏ với 339 máy, tổng
công suất 364.400 m3/h. Các trạm bơm của các thôn, xã gồm 52 trạm bơm với
80 máy, có tổng công suất 63.600 m3/h, diện tích thiết kế tưới tiêu 3.149 ha,
tưới thực tế 2.508 ha, đạt 79,6% diện tích thiết kế, tiêu thực tế đạt 690 ha.
Hệ thống tưới tiêu của huyện Yên Dũng có 343 tuyến kênh với tổng số
chiều dài 268,1 km, trong đó kênh mương đầu mối 8 km, kênh cấp một 3 km,
kênh cấp hai 101,8 km, kênh cấp ba 156 km.
Do đặc điểm địa hình nên Yên Dũng có tới gần 150 km đê các loại với
68 chiếc cống qua đê. Trong số các cống qua đê có hai cống không còn tác
dụng là cống Yên Tập thuộc xã Yên Lư và cống Chùa Sòi thuộc xã Đồng
Sơn. Bốn cống chất lượng rất kém bị nứt lớn, gẫy tầm, cánh cống bị mục nát
cần được sửa chữa, thay thế sớm để dẫn nước vào các trạm bơm và đặc biệt là
phòng chống lụt bão.
Hoạt động dịch vụ nông nghiệp phát triển khá mạnh, tại các điểm dân
cư, các trung tâm, cụm kinh tế - xã hội các chợ đều có các đại lý, điểm bán

17



các loại phân đạm, lân, kali, thuốc trừ sâu. Ngành dịch vụ nông nghiệp cũng
đã tiếp nhận từ tỉnh và các trại giống tỉnh Thái Bình để cung cấp giống lúa
mới cho bà con nông dân.
Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp trên địa bàn huyện có 01 vườn ươm cây
giống Nham Sơn phục vụ công tác trồng rừng và cây ăn quả, hiện có khoảng
2 triệu cây, gồm các loại cây chính như: keo, bạch đàn, thông. Hàng năm
cung ứng trồng khoảng 150 ha rừng và ươm xen các cây ăn quả như: xoài,
vải, nhãn, hồng, na…phục vụ nhu cầu phát triển cây ăn quả. Tổng số cây ăn
quả của vườn ươm trên có thể cung ứng cho 100 ha cây ăn quả và 340 ha
vườn tạp.
Trong ngư nghiệp huyện đã chú ý các giống cá, tôm theo mùa vụ
cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện địa phương. Đặc biệt là phong trào
nuôi con đặc sản như baba để bán giống và baba thịt.
Như vậy, Yên Dũng có khá đầy đủ các điều kiện cần thiết về cơ
sở vật chất kỹ thuật để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt là thực
hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật
này còn mỏng so với yêu cầu phát triển, nhiều công trình đang xuống cấp và
hoạt động chưa hiệu quả. Năm 2010 vẫn còn khoảng trên 2000 ha đất một vụ
lúa và đất trồng cây dài ngày trên đồi chưa có công trình thủy lợi.
Là một huyện miền núi, Yên Dũng cũng nằm trong diện được Chính phủ
ưu tiên hỗ trợ với các chủ trương, chính sách tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội miền núi như: Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 22 của
HĐBT, Chỉ thị 525 của Thủ tướng Chính phủ… và nhiều chương trình đầu tư
hỗ trợ khác như: Chương trình 327/CT, Dự án 661 về trồng rừng, Chương
trình 135 TTg hỗ trợ cho các xã nghèo...Các chương trình của tỉnh hỗ trợ cho
Yên Dũng như chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, dự án
nuôi trồng thủy sản, dự án lai tạo bò lai Sind… Các chương trình dự án này có
ảnh hưởng tích cực với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.


18


Trong những năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Yên
Dũng tăng ngày càng cao, trong những năm 1996 - 2000 là 5%/năm; những
năm 2001 - 2005 là 8%/năm. Kinh tế phát triển, khả năng mở rộng quy mô
trao đổi hàng hóa với các huyện trong tỉnh và các tỉnh bạn tạo cho Yên Dũng
có điều kiện thu ngân sách, giải quyết việc làm, sản xuất nông nghiệp phát
triển theo hướng CNH, HĐH tạo ra các khả năng để chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ở nông thôn, đa dạng hóa các sản phẩm, khai thác ngày càng nhiều các tiềm
năng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, đặc biệt là nền nông nghiệp với sản
phẩm đặc thù.
1.1.3. Thực trạng nông nghiệp nông thôn huyện Yên Dũng trước năm
2001
Năm 1996 nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Hòa chung không khí cả nước bước vào giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp đổi
mới, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIV được tiến hành
vào những năm cuối của thế kỷ XX chuẩn bị những tiền đề, đặt nền móng để
tiến bước vào thế kỷ XXI, tiếp tục lãnh đạo công cuộc đổi mới trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Quán triệt quan điểm của Đại hội Đảng và Đại hội Đảng bộ tỉnh, Đại
hội Đảng bộ Yên Dũng lần thứ XVII (2000) đề ra những mục tiêu kinh tế - xã
hội chủ yếu: “Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tập trung cao cho phát
triển nông nghiệp trên cơ sở đổi mới cơ cấu kinh tế, xây dựng mô hình kinh tế
nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo hướng hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn, đảm bảo nhu cầu lương thực cho tiêu dùng và tăng
nhanh hàng hoá nông sản thực phẩm” [5, tr. 153].
Trong những năm 1996 - 2000, huyện uỷ, chính quyền, các đoàn thể và
nhân dân đã xác định cần tập trung trí tuệ, dồn tâm sức cho sự phát triển đi lên
của huyện. Trong nhiệm vụ phát triển kinh tế Đảng bộ huyện chỉ rõ: “Tiếp tục

chủ trương tập trung sức cho phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt

19


trận hàng đầu, gắn sản xuất nông lâm nghiệp với công nghiệp chế biến, nâng
cao giá trị sản phẩm hàng hoá; xây dựng các vùng chuyên canh đi đôi với việc
phát triển kinh doanh tổng hợp” [5, tr. 155].
Căn cứ vào thực tế địa phương với tinh thần trách nhiệm cao, dám
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, phát huy cao độ tính chủ động, năng động
sáng tạo, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII đã đề ra những mục tiêu kinh tế xã hội cụ thể: “Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tập trung cao cho phát triển
nông nghiệp trên cơ sở đổi mới kinh tế nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ hợp lý theo hướng hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, bảo đảm nhu
cầu lương thực cho tiêu dùng và tăng nhanh lượng hàng hóa nông sản thực
phẩm. Phấn đấu đến năm 2000, nhịp độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,5%/ năm; giá
trị nông - lâm nghiệp tăng 11,11%/ năm; giá trị tiểu thủ công nghiệp tăng
20,44%/ năm; giá trị xây dựng tăng 24,88%/ năm; dịch vụ tăng 19,38%/ năm.
Thực hiện cơ cấu ngành nông - lâm nghiệp là 62,19%, tiểu thủ công nghiệp
3,10%, xây dựng 12,45%, dịch vụ 22,56%” [5, tr. 154].
Trong những năm 1996 - 2000, Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Dũng
quán triệt và đẩy mạnh thực hiện nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, nghị
quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và nghị quyết của Đảng bộ huyện lần thứ
XVII trong hoàn cảnh quốc tế, trong nước và địa phương có nhiều thuận lợi
nhưng cũng không ít khó khăn đó là: nền kinh tế của huyện ở điểm xuất phát
thấp, chủ yếu vẫn thuần nông; cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - vật
chất kỹ thuật và hạ tầng cơ sở chậm phát triển chưa theo kịp với yêu cầu của
sự đổi mới, nguồn thu ngân sách thấp. Song 5 năm 1996 - 2000 với tinh thần
nỗ lực phấn đấu vươn lên vì sự nghiệp đổi mới của Đảng vì cuộc sống của
nhân dân, Đảng bộ và nhân dân Yên Dũng đã đoàn kết, khắc phục mọi khó
khăn thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ lần thứ

XVII đề ra. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng trong đó đổi mới

20


kinh tế làm trọng tâm. Huyện ủy và các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể
nhân dân trong huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát huy nội lực, khai
thác tiềm năng của địa phương tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp,
chuyển dịch mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH,
HĐH và đã đạt được những thành tựu nổi bật. Thành tựu nông nghiệp nông
thôn theo hướng CNH, HĐH những năm trước năm 2001. Cụ thể :
Về sản xuất nông - lâm nghiệp
- Về nông nghiệp
Ngành trồng trọt:Tổng diện tích gieo trồng năm 2000 đạt 22.155,34
ha, so với năm 1995 tăng 2,2%; cây lúa năm 2000 đạt 17.137 ha so với năm
1995 tăng 6,1%. Cây ngô trong 5 năm bình quân trồng được 871 ha, đỉnh cao
năm 1997 trồng được 1.478 ha; tổng sản lượng lương thực quy ra thóc năm
1995 đạt 61.312 tấn, năm 1999 đạt 71.919,5 tấn, năm 2000 là 80.845 tấn vượt
chỉ tiêu Đại hội đề ra năm 2000 là 10.845 tấn. Trong đó sản lượng thóc tăng
nhanh từ 53.656,5 tấn năm 1995 lên 76.199,1 tấn năm 2000. Lương thực bình
quân đầu người cũng tăng khá từ 377 kg năm 1995 lên 495 kg năm 2000, so
với chỉ tiêu Đại hội đề ra vượt 100 kg/người/năm. Năng suất lúa tăng từ 33,23
tạ/ha năm 1995 lên 39,32 tạ/ha năm 1999 và năm 2000 là 44,4 tạ/ha, vượt chỉ
tiêu Đại hội đề ra là 4,4 tạ/ha. Một số cây công nghiệp ngắn ngày phát triển
khá như cây lạc tăng so với năm 1995 là 8,9 %. Hệ số sử dụng đất năm 2000
đạt 2,14 lần tăng so với năm 1995 0,2 lần [7, tr. 15].
Ngành chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc gia cầm, thuỷ sản trong 5 năm
1996 - 2000 tuy có gặp khó khăn do dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm nhưng
cũng có bước phát triển khá, đàn bò đàn lợn đều tăng. Đàn bò đạt 11.000 con
tăng 19,2% so với năm 1995, trong đó 1.764 bò lai Sind; đàn lợn đạt 66.000

con tăng so với năm 1995 là 20,4%; đàn gia súc gia cầm tăng mạnh đạt
850.000 con tăng gấp 2 lần so với năm 1995. Diện tích mặt nước có khả năng

21


nuôi trồng thuỷ sản đã được khai thác, sản lượng hàng năm đạt 1.000 tấn.
Nhiều hộ nông dân đã đầu tư cao cho nghề chăn nuôi, mô hình VAC phát
triển khá, cho thu nhập có hiệu quả kinh tế [7, tr. 16].
- Về lâm nghiệp
Thực hiện chương trình 327 và chương trình 661 về phủ xanh đất trống
đồi núi trọc được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo, nhân dân đồng tình ủng hộ và cùng với các chính sách đầu tư của nhà
nước việc thực hiện các dự án theo mô hình nông - lâm kết hợp đã đạt kết quả
tốt. Đến năm 2000 đã giao được 2.305/2.512 ha đồi núi cho 1.341 hộ trồng
cây; các hộ đã trồng được 1.338,6 ha rừng và 2.460.000 cây phân tán, phong
trào trồng rừng được phát triển mạnh, nhiều hộ đã trồng được hàng chục ha
cây lấy gỗ, màu xanh của dãy núi Nham Biền dần dần trở lại, môi trường sinh
thái được cải thiện [7, tr. 17].
Huyện ủy và nhiều cấp ủy cơ sở đã tập trung chỉ đạo khai thác có hiệu
quả tiềm năng đất đai, cải tạo vườn tạp, phát triển nhanh. Năm 2000 toàn
huyện có 786,5 ha cây ăn quả, trong đó 576 ha vải thiều, có 394,6 ha cho thu
hoạch. Mô hình về xây dựng vườn rừng, đồi rừng kết hợp giữa trồng rừng và
chăn nuôi gia súc được khẳng định và có hiệu quả. Có 349 hộ có diện tích
trồng cây ăn quả tập trung từ 3.600 m2 trở lên. Từ kinh tế đồi rừng vườn cây
ăn quả đã góp phần đáng kể tăng thu nhập cho các hộ nông dân, tạo ra sản
phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, giải quyết việc làm cho người lao động
[7, tr. 18].
Về kinh tế nông thôn
Chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.

Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, quá trình phát triển nông
nghiệp đã gắn bó với quá trình xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống
người nông dân. Một số ngành nghề truyền thống như: mây, tre đan, nghề

22


mộc…được phục hồi và có bước phát triển, mạng lưới dịch vụ nông nghiệp
được củng cố và mở rộng.
Công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ
mới có bước phát triển. Việc ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, giống cây
trồng, vật nuôi mới có tính ưu việt làm cho năng suất, sản lượng một số cây
trồng, vật nuôi tăng khá, đã cơ giới hóa 60 -70% khâu làm đất. Nhờ những kết
quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đã tác động đến việc cơ cấu
lại sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, làm tăng hiệu quả sản xuất và chế
biến. Trên 90% cây hàng năm sử dụng giống mới; giống cây lâu năm được
sản xuất phổ biến bằng phương pháp vô tính. Hoàn thành chương trình nạc
hóa đàn heo, Sind hóa đàn bò để phục vụ chương trình bò sữa. Ngành cơ khí
đáp ứng được đa dạng các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Công nghiệp chế biến phát triển nhanh gắn với vùng nguyên liệu. Giá
trị sản lượng công nghiệp chế biến giai đoạn 1996 - 2000 tăng bình quân
14,5%/năm. Năm 2000 sản lượng ngành chế biến nông sản chiếm 28% tổng
giá trị sản lượng ngành công nghiệp [7, tr. 18]. Một số doanh nghiệp bắt đầu
phát triển cơ sở chế biến, đưa trạm thu mua nông sản về nông thôn.
Xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm.
Đảng bộ đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: làm đường
giao thông, xây dựng trường học, trạm xá xã, đường điện, các công trình thuỷ
lợi. Từ các nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách, vốn từ các
chương trình mục tiêu huy động trong dân.
Về xây dựng cơ bản trong 5 năm 1996 - 2000 tổng giá trị xây dựng cơ

bản đạt 80 tỷ 512 triệu đồng, so với nhiệm kì 1991 - 1995 tăng 56 tỷ đồng.
Trong đó làm đường giao thông 47 tỷ 208 triệu, xây dựng trường học 10 tỷ,
các công trình khác 10 tỷ 164 triệu, xây dựng trung tâm y tế huyện và trạm xá
3 tỷ, xây dựng đường điện 10 tỷ, các công trình khác 10 tỷ 164 triệu. Các

23


×