Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Đảng bộ thanh hóa lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế thời kỳ 1965 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HOÀNG THỊ LAN

ĐẢNG BỘ THANH HOÁ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG,
PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỜI KỲ 1965 - 1975

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HOÀNG THỊ LAN

ĐẢNG BỘ THANH HOÁ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG,
PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỜI KỲ 1965 - 1975

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:
5.03.16

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ ĐĂNG TRI

HÀ NỘI – 2005



MỤC LỤC
Mở đầu
Chương 1.

2

Tình hình kinh tế Thanh Hoá thời kỳ 1954 - 1965 và sự
lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế của Đảng bộ Thanh
Hoá giai đoạn 1965 - 1968

1.1. Tình hình kinh tế Thanh Hoá thời kỳ 1954 - 1965

6
6

1.2. Đảng bộ Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế
giai đoạn 1965 - 1968
Chương 2.

20

Đảng bộ Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh
tế giai đoạn 1969 - 1975

38

2.1. Đảng bộ Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế
trong những năm 1969 - 1972


38

2.2. Đảng bộ Thanh Hoá lãnh đạo khôi phục và phát triển kinh
Chương 3.

tế trong những năm 1973 - 1975

50

Đánh giá chung và một số kinh nghiệm chủ yếu

62

3.1. Đánh giá chung

62

3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu

71

Kết luận

82

Danh mục tài liệu tham khảo

85

Phụ lục


90

1


MỤC LỤC
Mở đầu
Chương 1.

2

Tình hình kinh tế Thanh Hoá thời kỳ 1954 - 1965 và sự
lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế của Đảng bộ Thanh
Hoá giai đoạn 1965 - 1968

1.1. Tình hình kinh tế Thanh Hoá thời kỳ 1954 - 1965

6
6

1.2. Đảng bộ Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế
giai đoạn 1965 - 1968
Chương 2.

20

Đảng bộ Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh
tế giai đoạn 1969 - 1975


38

2.1. Đảng bộ Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế
trong những năm 1969 - 1972

38

2.2. Đảng bộ Thanh Hoá lãnh đạo khôi phục và phát triển kinh
Chương 3.

tế trong những năm 1973 - 1975

50

Đánh giá chung và một số kinh nghiệm chủ yếu

62

3.1. Đánh giá chung

62

3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu

71

Kết luận

82


Danh mục tài liệu tham khảo

85

Phụ lục

90

1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi là một bản thiên anh
hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam. “Năm tháng sẽ đi qua nhưng thắng lợi
của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được
ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu
tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí
tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ
XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”
[22, tr.5-6]. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là kết quả
tổng hợp của nhiều nhân tố mà trước hết là do có sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có việc lãnh đạo xây dựng hậu phương
lớn miền Bắc XHCN.
Trong hậu phương miền Bắc nói chung, Thanh Hoá là một tỉnh lớn, đất
rộng người đông, có ba vùng kinh tế giàu tiềm năng (trung du, đồng bằng, ven
biển), có vị trí chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội và đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Nhân dân Thanh Hoá giàu lòng yêu
nước, dũng cảm, cần cù, thông minh sáng tạo. Đảng bộ Thanh Hoá ra đời
sớm, số lượng đảng viên đông có những thành công lớn trong lãnh đạo, tổ

chức bảo vệ và xây dựng kinh tế trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm
lược.
Hiện nay trong bối cảnh thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp, công
cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc đã và đang đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề
phải quan tâm nghiên cứu, nhất là việc phải đúc rút những kinh nghiệm lịch
sử về vấn đề xây dựng, bảo vệ hậu phương thời kỳ chống Mỹ cứu nước để
vận dụng vào thực tế.

2


Từ những nhận thức như vậy, lại vốn là một người con lớn lên từ mảnh
đất quê hương Thanh Hoá anh hùng, tôi quyết định chọn vấn đề “Đảng bộ
Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế thời kỳ 1965 - 1975” làm
đề tài luận văn Thạc sỹ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng, với hy vọng
bằng việc làm cụ thể này mà góp phần nhỏ bé vào việc tổng kết kinh nghiệm
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung phục vụ công cuộc xây dựng
và bảo vệ chủ nghĩa xã hội trên địa bàn Thanh Hoá hiện nay nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề xây dựng phát triển kinh tế ở Thanh Hoá thời kỳ 1965 - 1975
chưa có những công trình chuyên sâu, song rải rác trong một số tác phẩm đã
có các tác giả trong và ngoài tỉnh Thanh Hoá đề cập tới, như cuốn: “Những sự
kiện lịch sử Đảng bộ Thanh Hoá 1954 -1975”, “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh
Hoá, tập hai 1954 - 1975”, “Thanh Hoá lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước 1954 - 1975”, “Đơn vị cá nhân anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
tỉnh Thanh Hoá”, “50 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành của ngành
giao thông vận tải Thanh Hoá”…
Những công trình nói trên đã có những tổng kết đánh giá khái quát và
cung cấp những tư liệu quan trọng liên quan đến đề tài. Do vậy nhiệm vụ đặt
ra cho chúng tôi là phải kế thừa những kết quả đó và quan trọng hơn là phải

sưu tầm thêm nhiều tư liệu mới, và rút ra những bài học về lãnh đạo xây
dựng, phát triển kinh tế của thời kỳ này để vận dụng, phục vụ hiện tại.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Bằng thực tế lịch sử của một Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân địa
phương vừa sản xuất vừa chiến đấu trong thời kỳ 1965 - 1975, luận văn muốn
làm rõ thêm lịch sử lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hoá và những đóng góp to

3


lớn của nhân dân Thanh Hoá trên lĩnh vực xây dựng, phát triển kinh tế trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trên cơ sở đó, luận văn rút ra những kinh nghiệm lịch sử để góp phần
thiết thực vào việc thực hiện những nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói
chung, địa bàn Thanh Hoá nói riêng hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là Đảng bộ Thanh Hoá nói chung và sự lãnh
đạo của Đảng bộ Thanh Hoá về xây dựng, phát triển kinh tế ở địa phương thời
kỳ 1965 - 1975 nói riêng.
Tuy nhiên để thực hiện được vấn đề đó luận văn cũng đề cập tới tình
hình kinh tế và sự lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hoá thời kỳ 1954 - 1965,
cũng như có sự liên hệ đến hiện tại khi rút ra những bài học lịch sử.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu là thời kỳ 1965 - 1975, thời kỳ Đảng bộ
Thanh Hóa lãnh đạo, xây dựng phát triển kinh tế trong hoàn cảnh vừa sản
xuất vừa chiến đấu và làm nhiệm vụ hậu phương chống Mỹ cứu nước.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận để giải quyết đề tài là những quan điểm cơ bản của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh về xây dựng,
phát triển kinh tế xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và

một số phương pháp khác của khoa học lịch sử.
6. Đóng góp của luận văn
- Về khoa học: Bổ sung thêm tư liệu và góp phần làm rõ sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng bộ Thanh Hoá nói riêng và của Đảng nói chung trong việc
xây dựng, phát triển kinh tế ở Thanh Hoá thời kỳ 1965 - 1975, nêu lên những

4


đóng góp của nhân dân Thanh Hoá đối với sự nghiệp xây dựng miền Bắc xã
hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- Về mặt thực tiễn: Rút ra những bài học lịch sử về lãnh đạo xây dựng,
phát triển kinh tế của Đảng bộ Thanh Hoá trong thời kỳ 1965 - 1975 nhằm
vận dụng vào thực tiễn xây dựng, phát triển kinh tế ở Thanh Hoá hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương, với 6 tiết.
Chương 1: Tình hình kinh tế Thanh hóa thời kỳ 1954 - 1965 và sự lãnh
đạo xây dựng, phát triển kinh tế của Đảng bộ Thanh Hóa giai đoạn 1965 1968.
Chương 2: Đảng bộ Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế
giai đoạn 1969 - 1975 .
Chương 3: Đánh giá chung và một số kinh nghiệm chủ yếu.

5


Chương 1
TÌNH HÌNH KINH TẾ THANH HÓA THỜI KỲ 1954 - 1965
VÀ SỰ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ
CỦA ĐẢNG BỘ THANH HÓA GIAI ĐOẠN 1965 - 1968


1.1. Tình hình kinh tế Thanh Hóa thời kỳ 1954 - 1965
1.1.1. Vài nét về tự nhiên - xã hội của tỉnh Thanh Hoá
Thanh Hóa là một trong những tỉnh lớn và hình thành lâu đời trên dải
đất Việt Nam. Thanh Hóa nằm ở vĩ độ 19,25 - 20,30o Bắc, kinh độ 140,25 106,30o Đông. Chiều dài theo hướng Bắc - Nam là 95km, chiều ngang chỗ
rộng nhất từ Mường Xia đến Sầm Sơn là 189km. Diện tích toàn tỉnh là
11.168km2. Theo sự phân chia khu vực hành chính trước Cách mạng Tháng
Tám 1945 thì Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở phía Bắc Trung Kỳ. Phía Bắc
giáp với tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình; phía Nam giáp với Nghệ An;
phía Tây giáp với tỉnh Sầm Nưa của Lào; phía Đông là bờ biển trải dài.
Là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam, Thanh Hóa có đủ các vùng
rừng núi, trung du, đồng bằng và thềm lục địa, có nhiều khả năng hỗ trợ nhau
về kinh tế và quốc phòng. Thanh Hoá còn là vùng đất mà người xưa coi là
một trong những miền địa linh nhân kiệt của đất nước.
Miền núi Thanh Hoá phần lớn là rừng rậm, bao bọc ba mặt Bắc - Tây Nam, chiếm khoảng 80 vạn ha. Rừng Thanh Hoá có nhiều gỗ qúy như: Lim,
lát, gụ, sến, trắc, táu và nhiều lâm đặc sản qúy như cánh kiến, sa nhân, mật
ong, mây, luồng, nứa, quế và nhiều động vật lớn như voi, hổ, báo, gấu, sơn
dương, và các cây làm thuốc như: Quế Thịnh Vạn (Thường Xuân), nhân sâm
Biện Thương long cốt (Vĩnh Lộc). Núi rừng Thanh Hoá không chỉ có lâm thổ
sản, động vật qúi mà trong lòng đất còn chứa nhiều khoáng sản có giá trị cao
như: Than, sắt, đồng, chì, kẽm, phốt phát, vàng… thuận lợi cho phát triển

6


công nghiệp và thủ công nghiệp. Riêng đá vôi là nguồn nguyên liệu dồi dào
có ở khắp nơi, có khả năng phục vụ cho công cuộc kiến thiết cơ bản và cải tạo
đồng ruộng. Miền trung du có diện tích trên 300.000 ha, thích hợp với việc
trồng cây công nghiệp như chè, cà phê, mía, dứa, chuối, cam và cũng là nơi
thuận lợi đối với ngành chăn nuôi gia súc lớn. Miền đồng bằng có diện tích

trên 200.000 ha. Phần lớn là đất thịt nhẹ, thuận lợi cho việc trồng cây lương
thực cho cả 3 vụ. Miền ven biển, có diện tích trên 55.000 ha, phần lớn là đất
cát pha, thuận lợi cho việc trồng cây hoa màu, lương thực, thực phẩm: Ngô,
khoai, lạc, đậu, vừng.
Bờ biển Thanh Hoá dài 120km, có nhiều làng muối, cửa biển thuận lợi
cho phát triển giao thông, ngư nghiệp cũng như quốc phòng, như vùng biển
Lạch Sung (Hậu Lộc), Lạch Trường (Hậu Lộc - Hoằng Hóa), Lạch Trào
(Hoằng Hoá - Quảng Xương), Lạch Ghép (Quảng Xương - Tĩnh Gia). Biển
Thanh Hóa có trữ lượng cá tương đối lớn, có nhiều tiềm năng và đặc sản qúy
như hải sâm, ngọc trai (vùng biển Biện Sơn - Tĩnh Gia). Bãi biển Sầm Sơn
đẹp và phẳng lặng, là một điểm du lịch nổi tiếng của Thanh Hóa, đồng thời
cũng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của cả nước. Đảo Nẹ ở phía
Bắc thuộc vùng biển Hậu Lộc, Hòn Mê ở phía Nam thuộc vùng biển Tĩnh Gia
cùng với các bán đảo Hà Sơn (Hoằng Hoá), Trường Lệ (Sầm Sơn), Nghi Sơn
(Tĩnh Gia) là những vị trí tiền tiêu, có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng an ninh mặt biển.
Không chỉ có nhiều thắng cảnh đẹp, Thanh Hóa còn có nhiều di tích
lịch sử nổi tiếng như động Hồ Công, động Bích Đào… Chính nơi đây đã có
những công trình kiến trúc nổi tiếng như thành Tây Đô (hay còn gọi là thành
nhà Hồ) ở Vĩnh Lộc, khu di tích Lam Kinh ở Thọ Xuân, nơi có Vĩnh Lăng,
đền Mục Sơn (nơi thờ Lê Thái Tổ), hồ Tiên Cổ (Đa Bút). Tất cả những cái đó
đã tạo nên một quần thể di tích lịch sử và thắng cảnh nổi tiếng rất đáng tự hào.
Thanh Hoá có hai con sông lớn đó là sông Mã và sông Chu. Cùng với một hệ

7


thống sông nhánh của chúng tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy,
đồng thời là nguồn thủy lợi cho nông nghiệp. Sông ngòi tạo cho việc giao
thông đường thủy được dễ dàng và hàng năm hệ thống sông ngòi này đã cung
cấp nước tưới, bồi đắp phù sa cho đồng bằng khá lớn.

Là một tỉnh nối liền hai miền Bắc và Nam, Thanh Hóa có một hệ thống
đường giao thông quan trọng đối với kinh tế và quốc phòng. Đó là đường
quốc lộ số 1 chạy qua với chiều dài 94km, qua các khu kinh tế, văn hóa lớn
của tỉnh. Đường 15 nối Thanh Hóa với Hoà Bình, Nghệ An là tuyến đường
chiến lược quan trọng trong suốt hai cuộc kháng chiến. Ngoài ra còn có con
đường Thanh Hoá - Vạn Mai nối liền với đường Thanh Hóa - Lâm La (Nghệ
An). Thông qua con đường này, dân công Thanh Hoá, Nghệ An đã từng phục
vụ tốt cho chiến trường Bắc Bộ. Đường Hồi Xuân đi Mường Phùn, đường
Vạn Mai đi Sầm Nưa nối liền Thanh Hoá với nước bạn Lào.
Cùng với hệ thống giao thông đường bộ Thanh Hoá còn có đường sắt
Hà Nội - Sài Gòn chạy qua dài 111km. Cả hệ thống giao thông đường thủy,
bộ và đường sắt nói trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế,
văn hóa giữa các vùng trong tỉnh, giữa Thanh Hoá với toàn quốc và với Lào.
Tuy có những thuận lợi về giao thông nói trên, song do vị trí địa lý nằm
trong khu vực chuyển tiếp của hai hệ thống gió mùa nhiệt đới và tiếp giáp
giữa hai miền Bắc và Trung, Thanh Hoá phải chịu đựng chế độ khí hậu phức
tạp. Thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, lụt bão thường xuyên xảy ra đã gây khó
khăn không ít cho sản xuất và đời sống con người. Vì vậy, nhân dân Thanh
Hoá luôn phải đối chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên và điều đó đã một
phần tạo nên cho con người Thanh Hoá bản chất kiên cường và truyền thống
đoàn kết tương thân, tương ái.
Cũng như nhân dân cả nước, nhân dân Thanh Hoá chủ yếu sống bằng
nghề nông (95% dân số làm nông nghiệp). Bên cạnh nghề nông, nhân dân

8


Thanh Hoá còn có một số nghề truyền thống như làm đồ gốm, gạch ngói,
khắc đá, đan lát, thảm chiếu. Dân số Thanh Hoá năm 1944 là 1.127.000
người, năm 1954 là 1.412.000 người, năm 1989 là 2.991.000 người, bao gồm

nhiều dân tộc trong đó đông nhất là người Kinh và người Mường.
Với bản chất anh hùng và tinh thần dũng cảm kiên cường, bền bỉ và
sáng tạo nhân dân Thanh Hoá đã cùng nhân dân cả nước lập nên những chiến
công vang dội trong quá trình dựng nước và giữ nước. Lòng yêu nước và tinh
thần dũng cảm của người dân xứ Thanh đã đi vào lịch sử. Những lời nói của
Triệu Thị Trinh từ ngày chống giặc Ngô ở thế kỷ thứ III vẫn như đang còn âm
vang “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển
khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu
khom lưng làm tỳ thiếp người” [26, tr.43]. Người con gái ấy đã anh dũng
cùng toàn dân đứng lên đánh đuổi quân xâm lược và đã trở thành một vị nữ
anh hùng dân tộc.
Thế kỷ X, nhà Tống (Trung Quốc) tiến hành xâm lược nước ta. Năm
981 Thập đạo tướng quân Lê Hoàn quê ở Thọ Xuân - Thanh Hoá với trí thông
minh và lòng quả cảm, đã tổ chức lãnh đạo nhân dân kháng chiến, giữ vững
được bờ cõi của đất nước lập nên nhà Tiền Lê. Trong lúc nhân dân cả nước
đang ra sức khắc phục những hậu quả về kinh tế, chính trị, xã hội cuối đời Lý,
đẩy mạnh công cuộc phục hưng đất nước đầu thời Trần thì quân Nguyên
Mông tràn sang xâm lược nước ta. Tổ quốc lâm nguy, nhân dân Thanh Hoá đã
kề vai sát cánh với nhân dân cả nước với tinh thần “Sát Thát” (giết giặc
Nguyên). Ngay từ đầu, hai tỉnh Thanh - Nghệ đã được chọn làm căn cứ địa:
“Cối kê cựu sự quân tu ký
Hoan Ái do tồn thập vạn binh” [5, tr.23]
Thanh Hoá là một trong những chỗ dựa, là niềm tin và lòng mong đợi
của vua tôi các triều đại vì đó là một nơi đóng góp nhiều sức người, sức của

9


cho các cuộc kháng chiến. Đến đầu thế kỷ XV lợi dụng lúc nhà Trần suy yếu,
lấy cớ “diệt Hồ phù Trần” quân Minh kéo sang xâm lược nước ta. Trước sự

đô hộ tàn bạo của kẻ thù, mùa xuân 1418 tại căn cứ địa Lam Sơn (Thọ Xuân),
Lê Lợi đã cùng với Nguyễn Trãi và cùng với nhiều người yêu nước khác
đứng lên phất cao cờ nghĩa, tổ chức và lãnh đạo nhân dân cả nước đứng lên
chống xâm lược giành lại độc lập cho đất nước.
Vào thế kỷ XVIII nhà Lê suy tàn. Trong nước diễn ra cuộc tranh chấp
quyền lực quyết liệt giữa hai tập đoàn họ Nguyễn và Trịnh. Với cái cớ “phù
Lê”, 20 vạn quân Thanh lại tràn vào nước ta. Người anh hùng nông dân áo vải
Nguyễn Huệ đã nhiều lần mang quân ra Bắc tiêu diệt thù trong giặc ngoài bảo
vệ nền độc lập dân tộc và ông đã chọn Thanh Hoá làm một trong những nơi
tập kết lực lượng chiến đấu. Nhân dân Thanh Hoá đã tự nguyện đóng góp sức
người, sức của cho đội quân chiến đấu của người anh hùng áo vải, góp phần
làm nên những chiến công hiển hách.
Thế kỷ XIX vào năm 1858 nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. Triều
đình nhà Nguyễn thối nát phản động đã bán rẻ nước ta cho thực dân Pháp để
mong giữ lại được một chút quyền lợi ích kỷ của mình. Bất bình trước thái độ
của triều đình nhà Nguyễn, nhân dân Thanh Hoá dưới sự lãnh đạo của các sĩ
phu yêu nước đã hăng hái tham gia các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Hùng Lĩnh.
Mặc dù các cuộc khởi nghĩa ấy bị dìm trong biển máu, nhưng tinh thần bất
khuất, ý chí kiên cường và tên tuổi của các sĩ phu và nhân dân Thanh Hoá là
những tấm gương sáng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, với tinh
thần bất khuất và lòng yêu nước của mình.
Khi chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về đến
Thanh Hoá, con người xứ Thanh lại bắt đầu dấy lên những phong trào cách
mạng mới.

10


Ngày 03/02/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập và 6 tháng sau
đó, ngày 29/7/1930 Đảng bộ Thanh Hoá ra đời. Có Đảng dẫn đường, nhân

dân Thanh Hoá đã tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng, từng bước thực hiện
mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng. Qua nhiều năm tháng hoạt
động bí mật, gian khổ và kiên cường, nhiều lần bị địch khủng bố nhưng
phong trào cách mạng lại được khôi phục và tiếp tục lên cao với nhiều hình
thức đấu tranh phong phú. Chiến khu Ngọc Trạo chính là đỉnh cao của sự kết
hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Đó là sự kiện lịch sử đánh
dấu bước phát triển mới của cách mạng ở Thanh Hoá tiến tới thắng lợi của
cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám 1945. Khi thực dân Pháp
quay trở lại xâm lược nước ta, thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân Đảng
bộ và nhân dân Thanh Hoá đã quyết tâm bảo vệ và xây dựng địa phương mình
thành một vùng tự do, hậu phương vững mạnh về kinh tế và quốc phòng, đảm
bảo các yêu cầu về sức người, sức của cho các chiến trường Bình Trị Thiên,
Bắc Bộ và Thượng Lào.
Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và Điện Biên Phủ, Thanh
Hoá đã trở thành một hậu phương có tầm quan trọng xứng đáng với lời khen
của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện
Biên đến đó, tiếng Điện Biên Phủ đến đâu đồng bào Thanh Hoá cũng có một
phần vinh dự đến đó” [9, tr.81].
Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, Đảng
ta đã lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: đưa
miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh giải phóng miền Nam. Đảng
bộ và nhân dân Thanh Hoá đã tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội để trở thành một trong những hậu
phương vững chắc cho cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam, góp phần
cùng cả nước làm nên đại thắng Mùa Xuân 1975.

11


Qua những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ, dưới sự lãnh đạo của

Đảng bộ Thanh Hoá, nhân dân Thanh Hoá đã không tiếc sức người, sức của
chi viện cao nhất cho các chiến trường. Đó là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa
anh hùng cách mạng, chủ nghĩa yêu nước mà chúng ta cần nghiên cứu để xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đời đời bền vững.
1.1.2. Kinh tế Thanh Hoá thời kỳ 1954 - 1965
* Thời kỳ khôi phục kinh tế (1954 - 1957)
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Mỹ coi Việt Nam là ngọn cờ cổ vũ
mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên khắp các lục địa Á - Phi - Mỹ la
tinh. Ngày 3/8/1954 Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ coi Hiệp định Giơnevơ
năm 1954 là một thảm hoạ. Vì vậy, sau Hiệp định này từ vai trò can thiệp, Mỹ
đã hất cẳng Pháp, trực tiếp nhúng tay vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam. Với âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, Mỹ đã tập hợp các phần tử phản
động để chống phá việc thi hành Hiệp định đình chiến, xuyên tạc đường lối
chính sách của Đảng ta, nói xấu chế độ miền Bắc hòng gây tâm lý hoang
mang lo sợ trong quần chúng, để dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam,
gây căng thẳng làm mất ổn định an ninh, làm suy yếu lực lượng sản xuất của
miền Bắc.
Trước tình hình đó, tháng 9/1954 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra
Nghị quyết về “Tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng”.
Nghị quyết nhấn mạnh trong một thời gian nhất định nhiệm vụ chung của
Đảng ta là “Đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định
đình chiến để củng cố hoà bình, ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục
hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố
miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền
Nam, củng cố hoà bình thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ
trong toàn quốc” [19, tr.51].

12



Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Đảng bộ Thanh Hoá đã lãnh
đạo quân dân trong tỉnh bắt tay vào việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới.
Tình hình Thanh Hoá sau tháng 7/1954 gặp vô vàn khó khăn. Trước khi rút
khỏi Hòn Mê (Tĩnh Gia), tháng 8/1954 thực dân Pháp đã cài cắm gián điệp
gây cơ sở phá hoại lâu dài. Một số phần tử phản động đã đội lốt thiên chúa
giáo để mê hoặc, kích động giáo dân. Chúng tung tin “ở miền Bắc cộng sản
phá đạo”, “Chúa đã vào miền Nam”. Chúng cưỡng ép giáo dân ở xã Điền Hộ
(Nga Sơn), Ba Làng (Tĩnh Gia) và nhiều xứ đạo khác di cư vào Nam gây mâu
thuẫn nội bộ giữa lương và giáo. Cùng thời gian này, tàu địch vẫn lởn vởn neo
đậu ngoài khơi vùng biển Sầm Sơn và Hòn Mê để chỉ đạo bọn phản động tay
sai kích động giáo dân nổi dậy và đón giáo dân vào Nam. Cuộc đấu tranh để
ổn định địa phương ở Thanh Hoá diễn ra vô cùng phức tạp, song Đảng bộ vẫn
kiên quyết lãnh đạo quân dân trong tỉnh hoà cùng quân dân miền Bắc bước
vào thời kỳ mới, thời kỳ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát
triển kinh tế, xây dựng lại quê hương, xây dựng nền quốc phòng - an ninh
trong giai đoạn mới.
Để hoàn thành nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và
phát triển kinh tế, văn hoá Đảng bộ Thanh Hoá đã đề ra những chủ trương,
biện pháp đúng đắn, kịp thời.
Trong công nghiệp, Đảng bộ cho rằng trước mắt phải phục hồi những
cơ sở công nghiệp của Nhà nước và tư nhân làm nòng cốt, khuyến khích tạo
điều kiện để khôi phục và phát triển những ngành nghề truyền thống, có đủ
nguyên liệu và có khả năng cung cấp nhiều hàng hóa tiêu dùng, khuyến khích
thợ thủ công chuyên nghiệp tập trung ở thị xã, thị trấn, nâng đỡ thợ ở nông
thôn,… Chủ trương đúng đắn của Đảng bộ đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp
và thủ công nghiệp Thanh Hoá phát triển nhanh trong những năm 1955 - 1957
nhờ đó mà nhiều cơ sở sản xuất đã được phục hồi và mở rộng về qui mô.

13



Về thương nghiệp, Đảng bộ chủ trương vẫn để cho thương nghịêp tư
nhân hoạt động nhưng phải tổ chức ngay hệ thống hợp tác xã mua bán, nâng
cấp và mở rộng mạng lưới mậu dịch quốc doanh làm cho quốc doanh và hợp
tác xã mua bán từng bước giữ vững vai trò chủ đạo trên thị trường, góp phần
ổn định giá cả, khắc phục tình trạng lộn xộn do thương nghiệp tư nhân gây ra.
Cùng với việc khôi phục và phát triển kinh tế, các mặt văn hóa, giáo
dục, y tế, giao thông vận tải cũng được Đảng bộ Thanh Hoá quan tâm và đã
đề ra nhiều chủ trương nhiệm vụ. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, nhân dân
Thanh Hoá đã nỗ lực phấn đấu cao độ và đã đạt được nhiều thành tựu trong
việc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá.
Ngay sau khi hoà bình lập lại, Đảng bộ đã chỉ đạo Ủy ban Hành chính
tỉnh lập kế hoạch sửa chữa đập Bái Thượng và hệ thống thủy nông Sông Chu.
Tỉnh ủy cũng chỉ đạo các huyện nâng cấp, tu bổ hệ thống đê điều, đẩy mạnh
công tác thủy lợi và tích cực khai hoang phục hóa mở rộng diện tích canh tác.
Chỉ trong hai năm (1955 - 1956) toàn tỉnh khai hoang 10.000 ha, nhờ đó nông
nghiệp phát triển thêm một bước, giảm khó khăn về lương thực.
Với việc phát động chiến dịch tu sửa và nâng cấp đường quốc lộ 1A dài
95km trên địa phận của mình, nhiều cầu cống, bến phà như Hàm Rồng, Đò
Lèn, Ghép đã được khôi phục và sửa chữa. Quốc lộ 1A đã được tu sửa, giao
lưu giữa Thanh Hoá với miền Bắc đã được mở rộng, tạo điều kiện cho việc
khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng.
Trong 3 năm khôi phục kinh tế, Đảng bộ Thanh Hoá đã chỉ đạo toàn
dân thực hiện đồng thời những nhiệm vụ chính trị nhằm hoàn thành triệt để
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Cuộc đấu tranh cải cách ruộng đất, triệt để
giảm tô, giảm tức được Đảng bộ lãnh đạo hoàn thành theo đúng sự chỉ đạo
của Trung ương, thu được những kết quả to lớn, xóa bỏ giai cấp địa chủ đưa
lại ruộng đất cho nhân dân lao động. Tuy nhiên bên cạnh thắng lợi, cải cách

14



ruộng đất ở Thanh Hoá cũng mắc phải nhiều sai lầm nghiêm trọng. Vì vậy
Đảng bộ Thanh Hoá đã chỉ đạo sửa chữa những sai lầm đã mắc phải. Đến
năm 1957 công tác sửa chữa sai lầm đã thu được những kết quả tốt. Tất cả
những người bị quy oan, xử lý sai đã được trả lại thành phần và được đền bù.
Hàng ngàn cán bộ, đảng viên đã được khôi phục danh dự và chức vụ công tác.
Những việc làm đó đã củng cố được khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết trong
nội bộ Đảng và hệ thống chính trị trong tỉnh, nâng cao năng lực hoạt động của
tổ chức Đảng. Nhân dân lại phấn khởi bước vào sản xuất và đạt được những
kết quả cụ thể.
Ngành giao thông vận tải, chỉ trong 3 năm 1955 - 1957 đã rải đá cấp
phối được 460km đường nội tỉnh, làm mới 189 cầu, tu sửa 142 cầu cũ, đại tu
43 phà. Giao lưu giữa các miền, các vùng trong tỉnh phát triển rộng rãi. Cuối
năm 1954 một đoạn Sông Chu bị vỡ gây lụt lớn, nạn đói diễn ra nghiêm
trọng. Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng (3/11/1954) về
chống đói và phục hồi sản xuất, Tỉnh ủy và Uỷ ban Hành chính tỉnh đã đề ra
nhiều biện pháp thích hợp để chống đói tức thời và lâu dài. Cùng với việc huy
động toàn dân thực hiện “nhường cơm sẻ áo” cộng với 5.000 tấn gạo của Nhà
nước trợ giúp, nạn đói đã được đẩy lùi. Các ngành kinh tế được khôi phục,
sản xuất được mở rộng về qui mô. Ngành thương nghiệp cũng phát triển
mạnh. Chỉ trong hai năm 1955, 1956 toàn tỉnh đã xây dựng được 5 cửa hàng
mậu dịch quốc doanh lớn, 6 tổ bán hàng lưu động, 105 hợp tác xã mua bán.
Ba năm khôi phục kinh tế cũng là 3 năm Đảng bộ Thanh Hoá chỉ đạo
toàn dân thực hiện những nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng, phát triển
sự nghiệp văn hoá, giáo dục, đập tan các âm mưu phá hoại của kẻ thù.
* Thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958 - 1960).
Đầu năm 1958, tình hình nhiệm vụ cách mạng của cả nước có những
chuyển biến mới. Ở miền Nam, chế độ Ngô Đình Diệm được Mỹ nuôi dưỡng


15


đã điên cuồng chống phá cách mạng, thực hiện âm mưu biến miền Nam thành
thuộc địa và căn cứ quân sự của Mỹ.
Trước tình hình đó, cuối tháng 11/1958, Ban Bí thư Trung ương Đảng
đã ra Chỉ thị 119 về công tác quân sự địa phương chỉ đạo các cấp bộ Đảng,
chính quyền và các đoàn thể đẩy nhanh việc giáo dục ý thức quốc phòng cho
nhân dân, củng cố và phát triển lực lượng dân quân tự vệ. Chỉ thị nhấn mạnh
trong quá trình phát triển kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa, từng bước phải
tiến tới quân sự hoá toàn dân và vũ trang hoá toàn dân.
Sau 3 năm hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh
tế - xã hội, quan hệ sản xuất mới ở Thanh Hoá đã bước đầu được xây dựng.
Tháng 11/1958, Hội nghị Trung ương lần thứ XIV đã thông qua kế
hoạch 3 năm (1958 - 1960) phát triển kinh tế - văn hoá và cải tạo xã hội chủ
nghĩa đối với kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ
và kinh tế tư bản tư doanh. Căn cứ vào đặc điểm kinh tế của Thanh Hoá chủ
yếu là nông nghiệp, có đông đảo thợ thủ công và người buôn bán nhỏ, nông
nghiệp chưa phát triển, kinh tế tư bản chủ nghĩa không đáng kể. Căn cứ vào
tình hình phát triển kinh tế, xã hội sau 3 năm hàn gắn vết thương chiến tranh
và khôi phục kinh tế, Đảng bộ Thanh Hoá đã chủ trương tiến hành cải tạo xã
hội chủ nghĩa một cách tích cực, thận trọng, vững chắc, chu đáo.
Trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất
mới, Đảng bộ chủ trương lấy phát triển sản xuất làm mục đích, cải tạo nông
nghiệp được xem là trọng điểm. Vì vậy, trong quá trình tiến hành cải tạo
XHCN Đảng bộ Thanh Hoá đã chỉ đạo thực hiện từng bước, từ thấp lên cao
bảo đảm đúng nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi. Lúc khởi đầu thì
thu nạp bần cố nông và trung nông lớp dưới. Khi hợp tác xã đã tương đối ổn
định, phát triển tương đối khá sẽ thu nạp trung nông lớp trên. Ở miền núi thì
tiến hành cải cách dân chủ kết hợp với xây dựng hợp tác xã. Ở vùng biển xây


16


dựng các tập đoàn đánh cá hoặc hợp tác xã nghề cá tùy theo khả năng và trình
độ của từng nơi. Những nơi nhiều ngành nghề đan xen nhau vẫn có thể xây
dựng hợp tác xã nông - ngư, nông - diêm - ngư kết hợp. Để thúc đẩy công
cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển, Nghị quyết của hội nghị
Đảng bộ, ở miền xuôi cho đến cuối năm 1959 đã có 60,2% hộ nông dân vào
làm ăn tập thể. Ở miền núi bằng những phương pháp mềm dẻo, thận trọng,
ngày 27/3/1960 ở các huyện miền núi đồng loạt tiến hành cải cách dân chủ,
xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất, rừng núi của địa chủ lang đạo, xác lập quyền
sở hữu ruộng đất của nông dân. Cùng với cải cách dân chủ, đồng bào miền
núi phấn khởi tự nguyện gia nhập hợp tác xã. Đến cuối năm 1960, phong trào
xây dựng hợp tác xã nông nghiệp của Thanh Hoá đã hoàn thành căn bản với
4.930 hợp tác xã. Hợp tác hóa phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh tiến
hành thủy lợi hóa và ứng dụng khoa học kỹ thuật trên một số mặt, một số
khâu trong sản xuất nông nghiệp.
Hợp tác xã mua bán được xây dựng từ 1955, bước đầu hình thức và quy
mô còn hạn hẹp, nhưng đến những năm 1959 - 1960 hầu hết các xã viên nông
nghịêp đều đóng góp cổ phần ra nhập hợp tác xã mua bán. Hệ thống hợp tác
xã mua bán được xây dựng từ tỉnh xuống huyện, xã đã kết hợp chặt chẽ với
mậu dịch quốc doanh góp phần thúc đẩy phong trào hợp tác hoá nông nghịêp
phát triển nhanh, mạnh.
Phong trào thi đua “3 ngọn cờ hồng” đã xuất hiện với nhiều điển hình
tốt góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Thanh Hoá.
Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao ở nhiều địa phương
được đầu tư kinh phí, được tổ chức chỉ đạo chặt chẽ nên đã phát triển mạnh.
Đặc biệt ở huyện Ngọc Lặc đã xây dựng được 24 nhà văn hoá xã, 238 đội văn
nghệ nghiệp dư, 12 đội bóng chuyền. Học sinh phổ thông thời kỳ này đã

chiếm 11,8% dân số, năm 1960 gấp 2 lần năm 1957. Các huyện Hà Trung,

17


Thọ Xuân xây dựng trường cấp III. Trường Sư phạm 7 + 2 đào tạo giáo viên
cấp II khai giảng khoá đầu tiên vào năm 1959.
Cùng với cải tạo, xây dựng, phát triển kinh tế và văn hoá, Đảng bộ
Thanh Hoá đã tích cực chỉ đạo xây dựng lực lượng quân sự, phát triển tiềm
lực quốc phòng. Ngày 2/2/1959 Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh mở đợt tuyển
quân mới. Hàng ngàn thanh niên trong tỉnh đã phấn khởi thực hiện Luật nghĩa
vụ quân sự. Ngày mồng 2/10/1960 Tỉnh ủy ra nghị quyết về tăng cường lực
lượng, củng cố quốc phòng. Lực lượng vũ trang địa phương, đặc biệt là dân
quân tự vệ được phân loại, phiên chế đội ngũ, trang bị vũ khí, tổ chức huấn
luyện. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, ngày 12/3/1960 hai tỉnh
Thanh Hoá và Quảng Nam đã tổ chức lễ kết nghĩa. Đây là sự kiện chính trị
quan trọng thể hiện quyết tâm xây dựng bảo vệ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc,
giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân hai tỉnh.
Sau lễ kết nghĩa, hàng loạt phong trào thi đua vì tỉnh Quảng Nam kết nghĩa đã
diễn ra liên tục, sôi động và đều khắp tạo ra lực lượng vật chất to lớn thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lược mà Trung ương Đảng đã đề ra.
* Thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần I (1961 - 1965)
Sau hai lần thực hiện kế hoạch 3 năm (1954 - 1957; 1958 - 1960) hàn
gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế, văn hoá và cải tạo xã hội chủ
nghĩa, miền Bắc chuyển sang thời kỳ mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
III của Đảng (tại Hà Nội 9/1960) đã đề ra đường lối cách mạng Việt Nam
trong thời kỳ mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đại hội lần này là đại hội xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất đất nước”
[25, tr.234]. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ:
“Nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết

định nhất đối với sự phát triển toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp
thống nhất nước nhà” [2, tr.34-35]. Đại hội đại biểu Đảng bộ Thanh Hoá lần
thứ V đã đánh giá tình hình thực hiện 2 kế hoạch 3 năm và đề ra chủ trương,

18


biện pháp thực hiện kế hoạch 5 năm lần I (1961 - 1965). Các phong trào thi
đua được phát động sôi nổi như phong trào: “Đuổi kịp và vượt Đại Phong”;
phong trào “Ba tốt”; phong trào “Ba nhất”; phong trào “Sóng Duyên Hải”.
Các phong trào đã phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, tạo ra nhiều chuyển
biến mới trong tỉnh.
Sau một năm phấn đấu thực hiện kế hoạch 5 năm lần I, do đạt được
nhiều thành tựu Thanh Hoá đã vinh dự được Bác Hồ về thăm. Bác đã khen
ngợi hợp tác xã Thành Công, ngọn cờ đầu của ngành tiểu thủ công nghiệp
toàn miền Bắc và nhắc tỉnh ủy phải nhân rộng điển hình “Thành Công” ra
toàn tỉnh. Bác khen ngợi thành tích thâm canh lúa, trồng bông, chăn nuôi gia
cầm, gia súc, công tác thủy lợi, trồng cây gây rừng, công tác bổ túc văn hoá…
Sau hơn 4 năm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ I, dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ, nhân dân Thanh Hoá đã tích cực thi đua phát triển kinh tế, văn
hoá tạo nên những thành tựu mới làm tiền đề cho những chặng đường tiếp
theo. Nông nghiệp đã tăng được diện tích gieo trồng bằng tăng vụ khai hoang,
nhất là tăng vụ. Năm 1962 đã tăng 37.140 ha so với năm 1960. Diện tích hoa
màu và cây công nghiệp tăng hơn trước, công tác thủy lợi có nhiều cố gắng đã
mở rộng diện tích tưới tiêu hợp lý cho khoảng 1 vạn ha. Từ năm 1962 đã
chống được lụt lớn. Công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp bước đầu
xây dựng được một số mặt hàng mới. Khai thác lâm sản tăng hơn trước. Nghề
biển có cải tiến và du nhập một số nghề mới, phát triển được một số nghề phụ
thích hợp, do đó sản lượng, giá trị công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm
1962 tăng 7,3% so với năm 1960. Thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao

thông vận tải, bưu điện đều có những cố gắng tiến bộ trong phục vụ sản xuất
và đời sống. Công tác văn hoá, giáo dục, y tế tiếp tục phát triển nhất là giáo
dục và y tế. Công tác xây dựng lực lượng, củng cố quốc phòng, bảo vệ trật tự
trị an được tăng cường, đã hạn chế được nhiều hoạt động phá hoại của kẻ
địch. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế, văn hoá

19


của Thanh Hoá vẫn còn nhiều mặt mất cân đối và trước mắt vẫn còn những
khó khăn và tồn tại lớn.
Tóm lại, trong thời kỳ 1954 - 1965 quán triệt những chủ trương nhiệm
vụ của Trung ương Đảng vào địa phương mình, Đảng bộ Thanh Hoá đã lãnh
đạo quân và dân đi qua chặng đường lịch sử và đã đạt được nhiều thành tựu
lớn. Thành tựu của giai đoạn trước là cơ sở, điều kiện cho những thành tựu ở
giai đoạn sau. Từ những thành tựu ở những thời kỳ khôi phục kinh tế, Đảng
bộ Thanh Hoá đã cùng với quân dân địa phương bước vào thời kỳ cải tạo xã
hội chủ nghĩa, rồi tiến tới thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Những kết
quả đạt được trong các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng sau 10 năm
xây dựng đã tạo điều kiện chuẩn bị tốt về lực lượng, vật chất và tinh thần để
Thanh Hoá bảo vệ địa phương mình trong thời kỳ có chiến tranh phá hoại và
bước đầu có điều kiện để chi viện cho cuộc đấu tranh của đồng bào miền
Nam. Kết quả đạt được còn nhiều hạn chế nhưng những thành tựu đó là cơ
sở, điều kiện để Đảng bộ Thanh Hoá lãnh đạo quân dân trong tỉnh bước vào
thời kỳ xây dựng và bảo vệ địa phương, đánh thắng chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ, thực hiện nhiệm vụ hậu phương chi viện tiền tuyến thời kỳ 1965
- 1975.
1.2. Đảng bộ Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế giai
đoạn 1965 - 1968
1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ về xây dựng, phát triển kinh tế giai

đoạn 1965 - 1968
Từ 1960 trở đi, cách mạng nước ta ở cả hai miền ngày càng thu được
nhiều thắng lợi. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Aixenhao bị phá
sản, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Kennơdy cũng đang trên đà sụp đổ.
Để cứu vãn tình hình, cứu vãn nguy cơ bị thất bại hoàn toàn, đầu 1965 đế
quốc Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không

20


quân đối với miền Bắc đồng thời gấp rút đưa nhiều đơn vị chiến đấu vào miền
Nam, tung ra luận điệu lừa bịp về “Hoà bình thương lượng” hòng mau chóng
giải quyết cuộc chiến tranh một cách có lợi cho chúng.
Trước tình hình mới, để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách
mạng mà Đại hội toàn quốc lần thứ III (9/1960) đề ra, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 11 (Hội nghị đặc biệt) từ ngày 15/3 đến
27/3/1965 ra nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt, đề ra
những nhiệm vụ cụ thể cho mỗi miền. Hội nghị xác định trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu
phương lớn. “Tích cực kiềm chế và đánh thắng địch trong cuộc “Chiến tranh
đặc biệt” ở mức độ cao nhất ở miền Nam, ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung
lực lượng của cả nước giành thắng lợi cao nhất ở miền Nam trong thời gian
tương đối ngắn đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đối phó và quyết thắng cuộc
“chiến tranh cục bộ” ở miền Nam nếu địch gây ra, tiếp tục xây dựng miền
Bắc, đánh thắng cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của địch.
Nhiệm vụ cấp bách của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là phải
kịp thời chuyển hướng về tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh
tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới để cho
miền Bắc có đủ sức mạnh nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ miền Bắc
chống lại các cuộc ném bom bắn phá và phong toả của địch, sẵn sàng đối phó

với khả năng mở rộng chiến tranh của địch ở bất cứ mức độ nào ở miền Nam,
miềm Bắc và Lào, nhằm đáp ứng yêu cầu chi viện to lớn cho cách mạng miền
Nam trong tình hình mới đồng thời cần đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội …" [26, tr.217-218].
Nội dung chuyển hướng nền kinh tế là: Tích cực đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp, đặc biệt là phát triển nhanh chóng nông nghiệp ở trung du và
miền núi. Chú trọng phát triển mạnh hơn công nghiệp địa phương và thủ công
nghiệp nhằm bảo đảm những nhu cầu thiết yếu của nhân dân trong thời chiến

21


và hậu cần tại chỗ phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của địch.
Phải chú trọng xây dựng những xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ. Điều chỉnh
lại những chỉ tiêu xây dựng cơ bản về nông nghiệp và danh mục công trình
công nghiệp đang xây dựng hoặc trước đây định xây dựng cho phù hợp với
tình hình có chiến tranh phá hoại. Đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu
khoa học, đào tạo cán bộ, điều tra cơ bản, thăm dò tài nguyên…
Từ giữa 1965 khi chiến lược “chiến tranh đặc biệt” với sự phát triển
cao nhất đã căn bản bị thất bại, đế quốc Mỹ đã liều lĩnh chuyển sang chiến
lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và đẩy mạnh cuộc chiến tranh phá
hoại ở miền Bắc với mức độ ngày càng ác liệt. Âm mưu đánh phá miền Bắc
của đế quốc Mỹ là nhằm bẻ gãy tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, phá hoại
tiềm lực về mọi mặt để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam,
nâng đỡ tinh thần ngụy quân nguỵ quyền sau những thất bại nặng nề.
Trước sự đẩy mạnh cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ, để hạn chế thiệt
hại, đảm bảo yêu cầu vừa sản xuất vừa chiến đấu ngày 26/6/1965 Ban Bí thư
đã có ý kiến với Tỉnh ủy và Uỷ ban Hành chính tỉnh là trong thời gian tới
Thanh Hoá phải ra sức xây dựng thành một tỉnh có nền kinh tế tương đối toàn
diện để tăng nhanh tiềm lực kinh tế và quốc phòng của địa phương, nhằm tiến

tới giải quyết được các nhu cầu thiết yếu của địa phương về sản xuất, đời sống
và chiến đấu trong tình hình mới, đồng thời cung cấp ngày càng nhiều nhu
cầu lương thực, thực phẩm và một số sản phẩm cần thiết cho yêu cầu chung.
Trong nền kinh tế tương đối toàn diện, nông nghiệp vẫn được xem là trọng
tâm, nông nghiệp phải bảo đảm ăn no đánh thắng tại chỗ, bảo đảm nhu cầu
chi viện ngày càng khẩn trương về lương thực, thực phẩm về nhân lực cho
tiền tuyến, vừa phải phòng tránh, hạn chế những tổn thất, khó khăn do kẻ địch
phá hoại gây ra.
Ngày 10/9/1965, Tỉnh ủy Thanh Hoá ra Nghị quyết 15 khẳng định: Là
một tỉnh lớn nhất ở miền Bắc, có vị trí cơ động về kinh tế và quốc phòng, có

22


×