Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Đảng bộ thành phố cần thơ lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 2004 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 156 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

LÝ THỊ HỒNG AN

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ CẦN THƠ LÃNH
ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỪ
NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2012

0


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

LÝ THỊ HỒNG AN

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ CẦN THƠ LÃNH
ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỪ
NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam
Mã số: 60 22 56

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Kim Đỉnh

HÀ NỘI - 2012



1


BẢNG QUY ƢỚC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNTT

: Công nghệ thông tin

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

GDCN

: Giáo dục chuyên nghiệp

GD - ĐT

: Giáo dục – đào tạo

GDTH

: Giáo dục tiểu học

GDNN


: Giáo dục nghề nghiệp

GDTX

: Giáo dục thƣờng xuyên

GDMN

: Giáo dục Mầm non

MN

: Mầm non

PCGD

: Phổ cập giáo dục

TCCN-DN : Trung cấp chuyên nghiệp – dạy nghề
THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

UBND


: Ủy Ban nhân dân

2


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
BẢNG QUY ƢỚC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .......................... 4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5
Chƣơng 1: ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH .......................................................... 13
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ ........................ 13
1.2. Tổng quan giáo dục - đào tạo tỉnh Cần Thơ trƣớc năm 2004 .............. 16
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ CẦN THƠ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010 ........................ 35
2.1. Đặc điểm tình hình ............................................................................. 35
2.2. Chủ trƣơng Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục - đào tạo
những năm 2001 - 2010 ............................................................................ 40
2.3. Quan điểm của Đảng bộ thành phố Cần Thơ về phát triển giáo dục đào tạo từ năm 2004 - 2010 ....................................................................... 43
2.4. Quá trình tổ chức thực hiện ................................................................ 47
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .............................................. 96
3.1. Thành tựu và hạn chế ......................................................................... 96
3.2. Kinh nghiệm .................................................................................... 108
KẾT LUẬN ................................................................................................ 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 123
PHỤ LỤC

3



BẢNG QUY ƢỚC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNTT

: Công nghệ thông tin

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

GDCN

: Giáo dục chuyên nghiệp

GD - ĐT

: Giáo dục - đào tạo

GDTH

: Giáo dục tiểu học

GDNN

: Giáo dục nghề nghiệp


GDTX

: Giáo dục thƣờng xuyên

GDMN

: Giáo dục Mầm non

MN

: Mầm non

PCGD

: Phổ cập giáo dục

TCCN-DN

: Trung cấp chuyên nghiệp - dạy nghề

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

UBND


: Ủy Ban nhân dân

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại phát triển nhanh, đã
bƣớc sang một giai đoạn mới.Tri thức và thông tin đã trở thành yếu tố hàng
đầu, là nguồn tài nguyên có giá trị nhất.Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở
thành nhân tố quyết định, là nguồn tài nguyên không gì thay thế đƣợc đối với
sự phát triển kinh tế xã hội. Các nƣớc trên thế giới kể cả các nƣớc đang phát
triển đều coi giáo dục là nhân tố quyết định đối với sự phát triển nhanh và bền
vững của mỗi quốc gia. Trong trật tự kinh tế mới đất nƣớc nào đầu tƣ nhiều
nhất cho giáo dục, nƣớc đó có cạnh tranh mạnh nhất. Năm 1994 UNESCO
cũng đã chỉ rõ: Không có một sự tiến bộ và thành đạt nào có thể tách khỏi sự
tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó và những quốc
gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm
giáo dục một cách hiệu quả thì số phận của quốc gia đó xem nhƣ đã an bài và
điều đó còn tệ hơn cả sự phá sản.
Đặc biệt ở nƣớc ta, thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải đồng
thời thực hiện hai nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là chuyển biến từ nền kinh tế
nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và tận dụng cơ hội “đi tắt đón đầu”
để đi thẳng vào những ngành sử dụng công nghệ cao của nền kinh tế tri thức,
cùng với sự phát triển nhanh nhƣ vũ bão của khoa học, công nghệ và xu
hƣớng hội nhập, cạnh tranh gay gắt của thế giới ngày nay, hai nhiệm vụ đó
đặt ra những đòi hỏi mới và những thách thức to lớn đối sự phát triển giáo dục
và đào tạo cả nƣớc.
Với tình hình ấy, ở nƣớc ta hiện nay phát triển sự nghiệp GD - ĐT là
rất cần thiết. Ngày 19/2/1996 đồng chí Tổng Bí Thƣ Đỗ Mƣời phát biểu tại

Đại học Sƣ phạm Hà Nội “Muốn thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện
5


đại hóa phải gấp rút nâng cao trình độ cho mọi ngƣời.Trong hoàn cảnh đất
nƣớc còn nghèo, một mặt phải sử dụng tốt các nguồn vốn, ngân sách và vốn
trong Ban đầu tƣ cho giáo dục đào tạo, mặt khác phải phát động một cao trào
toàn dân tự giác học tập đi đôi với tổ chức, chỉ đạo tốt, cần gì học nấy, ngƣời
biết dạy ngƣời chƣa biết với tinh thần cách mạng tiến công, quyết tâm xoá
dốt, xóa “mù” để xoá đói giảm nghèo, để làm nên giàu có” [41, tr. 10-11]
Hòa vào xu hƣớng chung của cả nƣớc với phƣơng châm “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn
Đảng của Nhà nƣớc và của toàn dân” đã đƣợc xác định ở Hội nghị Trung
ƣơng 2 khoá VIII. Thành phố Cần Thơ - thành phố trực thuộc Trung ƣơng
(1/1/2004) nơi đầu tàu về giáo dục của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) đã khẳng định mình không chỉ đối với thành phố nói riêng, đối với
13 tỉnh Đồng bằng nói chung mà còn đối với cả nƣớc bởi tiềm lực tài nguyên
trí tuệ phát huy một cách mạnh mẽ thông qua sự nghiệp GD - ĐT. Đến với
thành phố Cần Thơ là chúng ta đến với môi trƣờng của học tập: với Trƣờng
Đại học Cần Thơ, Trƣờng Đại học Tây Đô, Trƣờng Đại Học Y Dƣợc, Trƣờng
Cao Đẳng Cần Thơ, Trƣờng Cao Đẳng Nghề, Trƣờng Cao Đẳng Y Tế, các
trƣờng dạy nghề, trƣờng Phổ Thông Trung Học Chuyên Lý Tự Trọng là cái
nôi học sinh giỏi cấp quốc gia…nhìn chung mạng lƣới các loại hình đào tạo
mở rộng hầu hết ở thành phố, chất lƣợng giáo dục toàn diện đứng đầu cả các
tỉnh Đồng bằng.
Để đạt đƣợc những thành tựu nói trên thì một trong những nguyên nhân
quyết định quan trọng đó chính là vai trò lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Cần
Thơ đối với sự nghiệp GD - ĐT.Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh những thành
tựu đã đạt đƣợc trong sự nghiệp GD - ĐT thì còn có một số mặt hạn chế, một
số vấn đề mới, những vƣớng mắc nảy sinh cần phải đƣợc tháo gỡ, giải quyết
nhƣ: Vấn đề chạy đua mở các trƣờng lớp không chú trọng đến chất lƣợng đào

6


tạo, nguồn nhân lực đầu ra, nguồn đào tạo chƣa đáp ứng nhu cầu của xã hội,
nhiều tiêu cực trong giáo dục , cơ sở vật chất chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu…
Để góp phần vào việc làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ
thành phố Cần Thơ trong sự nghiệp GD - ĐT đặc biệt trong giai đoạn mới là
thành phố trực thuộc Trung ƣơng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Đảng bộ
thành phố Cần Thơ lãnh đạo sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo từ năm 2004
đến năm 2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành Lịch sử - chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề giáo dục đào tạo là mối quan tâm chung của toàn xã hội, đã có
nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục chung của cả nƣớc cũng nhƣ ở từng
khu vực riêng biệt, trong đó có thành Phố Cần Thơ.
Nhóm nghiên cứu thứ nhất:
- Hai tác giả Đào Thanh Hải - Minh Tiến đã sƣu tầm, tuyển chọn những
quan điểm tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về giáo dục qua quyển: Tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về giáo dục (2005), Nxb Lao Động, Hà Nội.
- Nguyễn Quang Ân, Trƣơng Quang Quật, Lê Danh (1968), Một số
kinh nghiệm lãnh đạo giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam
hƣớng tới tƣơng lai vấn đề và giải pháp, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
- Trịnh Văn Chung, Nguyễn Quang Hƣng, Vũ Thị Hƣơng Giang
(2000), Toàn cảnh Giáo dục - Đào Tạo Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc Gia,
Hà Nội.
- Nguyễn Tiến Đạt (2004), Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo
dục và Đào tạo trên thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Những tác giả trên đã đề cập nhiều đến những nét chung về nền giáo
dục của Việt Nam qua mỗi thời kỳ với những bƣớc tiến của nó, đã hệ thống

7


khái quát hóa đƣợc toàn cảnh giáo dục Việt Nam với những chặng đƣờng
khác nhau, mang những nét riêng biệt trong cái chung của tổng thể nền giáo
dục Việt Nam, cho chúng ta thấy đƣợc những quan điểm, chủ trƣơng, chính
sách, nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm về phát triển GD - ĐT ở nƣớc ta. Tác
giả Nguyễn Tiến Đạt có cách nhìn và phân tích kinh nghiệm GD - ĐT mở
rộng phạm vi trên thế giới.
- Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trƣớc ngƣỡng cửa thế kỷ XXI,
2002, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
- Phạm Minh Hạc (1991), Góp phần đổi mới tƣ duy giáo dục, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
- Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục phát triển con ngƣời phục
vụ phát triển xã hội - kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Phạm Minh Hạc (2003), Về giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Phạm Minh Hạc (1995), Về phổ cập giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Phạm Minh Hạc (1997), Xã hội hoá công tác giáo dục, Nxb giáo dục,
Hà Nội.
Các bài viết của tác giả Phạm Minh Hạc đã nghiên cứu tƣơng đối khá
đầy đủ và toàn diện trên tất cả các mặt của nền giáo dục Việt Nam nhƣ nói về
giáo dục Việt Nam trƣớc thế kỷ XXI, công tác Xã hội hoá giáo dục, các cuộc
cải cách của giáo dục Việt Nam, những giải pháp để góp phần đổi mới nền
giáo dục Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của GD - ĐT trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Khẳng định đƣờng lối chủ trƣơng của
Đảng đối với giáo dục đào tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
Xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết, các sách báo bàn về giáo dục của Việt
Nam, tổng kết quá trình phát triển và đề ra đƣờng lối, chiến lƣợc phát triển
giáo dục đào tạo nhƣ:

8


- Bộ giáo dục - Đào tạo (1995), 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục
và đào tạo (1945 - 1995), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Chiến lƣợc phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI kinh nghiệm của các
quốc gia (2002), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
- Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010 (2002), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Lê Văn Lạng (2003), Lịch sử giản lƣợc hơn 1000 năm nền giáo dục
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
Nhóm nghiên cứu thứ hai: các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ.
-Trần Xuân Hải (2001), Giải pháp tạo nguồn vốn đầu tƣ phát triển sự
nghiệp giáo dục đào tạo hiện nay ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học
Quốc Gia, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Lâm Sính (1999), Đảng bộ Lâm Đồng lãnh đạo xây dựng
phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 1986 -1996, Luận văn thạc sỹ,
ĐHQG Hà Nội.
- Trần Hữu Phƣớc (2000), Vai trò của giáo dục - đào tạo đối với việc
phát triển nguồn lực con ngƣời trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh
Quảng Ninh, ĐHQG Hà Nội, luận văn thạc sỹ.
Đa số các tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học luận văn thạc sỹ
hay luận án tiến sỹ đều nhấn mạnh tầm quan trọng vai trò của GD - ĐT để
phát triển nguồn lực con ngƣời phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội, về
những vấn đề xoay quanh sự nghiệp GD - ĐT nhất là trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở từng địa phƣơng.
Nhóm nghiên cứu thứ ba:
Các bài viết, báo cáo, nghiên cứu xoay quanh vấn đề giáo dục ở thành
phố Cần Thơ nhƣ:
- Tác giả Minh Nguyệt có bài viết trên báo “Cần Thơ 1975 - 2000” với
bài “Đại học Cần Thơ đơn vị cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho Đồng

9


bằng sông Cửu Long”.Với bài viết này tác giả đã khẳng định đƣợc vai trò đào
tạo nguồn nhân lực của Trƣờng Đại học Cần Thơ trải qua một chặng đƣờng
dài từ khi thành lập cho đến năm 2000, góp phần vào sự phát triển giáo dục đào tạo Cần Thơ.
- Trong quyển Giáo dục Việt Nam 1945 - 2005, có phần giáo dục - đào
tạo thành phố Cần Thơ với các bài viết:
+ “Gắn phát triển giáo dục - đào tạo với nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội”. Bài viết nghiên cứu quá trình phát triển của ngành giáo dục - đào tạo thành
phố Cần Thơ, những thành tựu đạt đƣợc trong những năm gần đây và khó khăn
cần khắc phục, từ đó đề ra nhiệm vụ giáo dục - đào tạo đến năm 2010.
+ “Phần giới thiệu một số đơn vị trong nghành giáo dục - đào tạo thành
phố Cần Thơ”, giới thiệu các trƣờng đào tạo trọng điểm ở thành phố Cần Thơ
nhƣ trƣờng Đại học Cần Thơ, trƣờng Cao đẳng CầnThơ…
- Cần Thơ - Thế và lực mới trong thế kỷ XXI (2006), Công ty cổ phần
thông tin kinh tế đối ngoại, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, có các bài viết về
giáo dục - đào tạo thành phố Cần Thơ nhƣ:
+ “Cần Thơ thành phố động lực của đồng bằng sông Cửu Long”.
+ “Đại học Cần Thơ đảm trách sứ mạng cao cả”.
+ “Trƣờng Đại học Y - Dƣợc Cần Thơ hành trình khẳng định vị trí
trung tâm đào tạo mạnh”…
Tuy nhiên, xét riêng về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Cần
Thơ trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2010
thì chƣa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu, trân trọng tiếp thu thành quả nghiên
cứu của các tác giả, trên cơ sở sƣu tầm, hệ thống các nguồn tài liệu đặc biệt là
tài liệu địa phƣơng, vì vậy tôi đã chọn đề tài “Đảng bộ thành phố Cần Thơ
lãnh đạo sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo từ năm 2004 đến năm 2010” làm
công trình nghiên cứu cho mình.
10



3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn
Làm rõ đƣợc vai trò lãnh đạo phát triển Giáo dục - đào tạo của Đảng bộ
thành phố Cần Thơ từ năm 2004 đến năm 2010.Trên cơ sở đó tác giả tổng kết
thành tựu và phân tích một số kinh nghiệm thực tiễn.
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Trình bày một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo của Đảng bộ thành
phố Cần Thơ vận dụng chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng vào thực tiễn địa
phƣơng để phát triển giáo dục đào tạo từ năm 2004 đến 2010.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Cần Thơ về sự nghiệp giáo dục đào
tạo thể hiện ở những chủ trƣơng, biện pháp và tổ chức thực hiện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
Đề tài nghiên cứu vai trò lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Cần Thơ đối
với sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo.
Về không gian và thời gian:
Luận văn nghiên cứu trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ năm 2004 đến
năm 2010.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
- Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Văn kiện của Đảng bộ tỉnh Cần Thơ từ năm 1996 đến năm 2004.
- Văn kiện Đảng bộ thành phố Cần Thơ từ năm 2004 đến năm 2010.
- Tài liệu của Ủy Ban nhân dân, Hội đồng nhân dân và tài liệu của các
Sở, Ban, Ngành thành phố Cần Thơ.
11



- Tài liệu khảo sát thực tế tại địa phƣơng.
- Tài liệu tham khảo khác có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận sử học mác - xít, quan điểm của Hồ Chí
Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo, phƣơng pháp nghiên
cứu chủ yếu của luận văn là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic để
làm rõ quá trình Đảng bộ thành phố Cần Thơ lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 2004 đến năm 2010.
Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ: so sánh, thống
kê, phân tích, tổng hợp…để trình bày kết quả nghiên cứu làm rõ nội dung
luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Khẳng định vai trò của Đảng bộ thành phố Cần Thơ trong việc lãnh đạo
sự nghiệp giáo dục - đào tạo giai đoạn 2004 - 2010.
Phân tích thành tựu cũng nhƣ những hạn chế, những vấn đề vƣớng
mắc, nảy sinh trong thực tế phát triển giáo dục đào tạo của thành phố Cần
Thơ.
Góp phần nghiên cứu lịch sử Đảng bộ thành phố Cần Thơ.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn còn
có 3 chƣơng với 8 tiết nhƣ sau:
Chƣơng 1: Đặc điểm, tình hình.
Chƣơng 2: Đảng bộ thành phố Cần Thơ lãnh đạo phát triển giáo dục đào tạo từ năm 2004 đến 2010.
Chƣơng 3: Nhận xét và kinh nghiệm.

12


Chƣơng 1

ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ
Cần Thơ là một vùng đất đƣợc hình thành vào khoảng cuối thế kỷ 17,
đầu thế kỷ 18. Năm 1698 khi Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn lập ra
phủ Gia Định - đơn vị hành chính đầu tiên của vùng Nam Bộ - thì khu vực
Nam sông Hậu (gọi là miền Hậu Giang) về căn bản vẫn là một vùng hoang hóa.
Đến năm 1757 công cuộc khai phá vùng Nam bộ căn bản đã hoàn
thành. Cuối năm 1832, sau khi Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng cho chia
vùng Nam Bộ ra làm 6 tỉnh gọi là “Nam Kỳ lục tỉnh” : Biên Hòa, Gia Định,
Định Tƣờng, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Khu vực Cần Thơ lúc ấy là
huyện Phong Phú, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang.
Ngày 30/4/1872 Thống đốc Nam kỳ ra Nghị định nhập huyện Phong
Phú (Cần Thơ) với Bắc Tràng thuộc phủ Lạc Hóa (Trà Vinh) để lập ra hạt Trà
Ôn (tòa Bố Chánh đặt tại Trà Ôn). Đến ngày 23/2/1876, Pháp cho thành lập
hạt Cần Thơ với tỉnh lỵ là Cần Thơ.
Năm 1889, các hạt đƣợc đổi thành tỉnh. Tỉnh Cần Thơ có số dân
214.700 ngƣời Việt và 101 ngƣời Âu.
Năm 1956, Chính quyền Ngô Đình Diệm chia Nam Bộ ra làm 26 tỉnh.
Ngày 22/10/1956, chính quyền Diệm ra sắc lệnh đổi tên tỉnh Cần Thơ thành
Tỉnh Phong Dinh.
Ngày 30/9/1970 Chính quyền Sài Gòn lập thị xã Cần Thơ.
Trong thời kỳ này Cần Thơ luôn đóng vai trò là phủ thủ của Miền Tây
Nam Bộ (Tây Đô).
Sau năm 1975, tỉnh Cần Thơ bao gồm tỉnh Phong Dinh và một phần
tỉnh Chƣơng Thiện. Thành phố Cần Thơ là đơn vị hành chính tƣơng đƣơng

13


cấp tỉnh. Đến tháng 2/1976, Hội đồng chính phủ quyết định thành lập tỉnh

Hậu Giang bao gồm thành phố Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng.
Ngày 1/12/1991, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ra quyết định tách tỉnh Hậu Giang ra thành hai tỉnh là Cần Thơ và Sóc Trăng.
Ngày 4/11/1992 Thủ tƣớng chính phủ ra quyết định công nhận thành phố Cần
Thơ là đô thị cấp 2 (thuộc tỉnh Cần Thơ).
Ngày 1/1/2004 tỉnh Cần Thơ đƣợc chia thành thành phố Cần Thơ trực
thuộc Trung ƣơng và tỉnh Hậu Giang. Ngày 24/6/2009 Thủ tƣớng chính phủ
quyết định công nhận thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung
ƣơng.
Đến 1/4/2009 thành phố Cần Thơ có diện tích 141,29 Km2 và dân số là
1.187.089 ngƣời bao gồm 4 quận: Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng, Thốt nốt,
và 5 huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Ô Môn.
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm ĐBSCL, giữa một mạng lƣới
sông ngòi, kênh rạch, tiếp giáp với 5 tỉnh, phía Bắc giáp với An Giang, Đông
Bắc giáp Đồng Tháp, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang,
phía Đông giáp Vĩnh Long.
Với vị trí địa lý nằm bên sông Hậu bao gồm vùng đất ven sông Hậu và
3 cù lao (Cồn Sơn, Cồn Ấu, Cồn Cái Khế). Thành phố Cần Thơ có vị trí trung
tâm và là đầu mối giao thông của ĐBSCL…
Thành phố Cần Thơ nằm bên bờ sông Hậu, lại ở trung tâm đồng bằng
châu thổ sông Cửu Long, nên đặc điểm thiên nhiên của thành phố cũng mang
những nét chung của thiên nhiên đồng bằng châu thổ. Đất đai chủ yếu là loại
đất phù sa ven sông. Đây là loại đất đƣợc hình thành do sự bồi đắp phù sa của
sông Hậu nên rất màu mở thuận lợi cho việc trồng lúa, hoa màu, cây công
nghiệp và cây ăn trái.

14


Chế độ khí hậu ở thành phố Cần Thơ là khí hậu nhiệt đới gió mùa với

đặc điểm chung là nóng ẩm và mƣa theo mùa.
Thành phố Cần Thơ là khu vực có mạng lƣới sông rạch khá cao.
Về cơ bản thành phố Cần Thơ là một vùng đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với
địa hình đồng bằng cao và tƣơng đối bằng phẳng, đất phù sa màu mở và có
nƣớc ngọt quanh năm, chế độ khí hậu ổn định, không có thiên tai lớn nhƣ bão,
lũ lụt…
Thành phố Cần Thơ có hệ thống giao thông: Quốc lộ 91 từ Cần Thơ đi
An Giang, quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Kiên Giang, Quốc lộ 1A, từ Cần Thơ đi
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhƣ Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc
lộ 1 bị ngăn cách bởi sông Hậu, một bên là Vĩnh Long, một bên là thành phố
Cần Thơ, việc giao thông giữa hai bên bờ phụ thuộc vào phà Cần Thơ, ngày
24/4/2010 cầu Cần Thơ đã chính thức đƣợc thông xe.
Về đƣờng thuỷ, một bộ phận của sông MêKông chảy qua 6 quốc gia,
đặc biệt là phần trung và hạ lƣu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia. Các
tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi đến các nƣớc và đến Cần Thơ dễ
dàng. Ngoài ra tuyến Cần Thơ - Xà No - Cái Tƣ là cầu nối quan trọng giữa
thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và Cà Mau.
Ngoài đặc trƣng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các
tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Thành phố Cần Thơ đƣợc ví nhƣ “đô thị miền
sông nƣớc”. Loại hình du lịch sông nƣớc, cùng với chợ nổi Cái Răng - chợ
mua bán trên sông một nét đặc trƣng của văn hoá Nam Bộ.
Về dân tộc, tôn giáo ở thành phố Cần Thơ có nhiều nét đặc sắc, độc đáo
của văn hóa đồng bằng Nam Bộ đƣợc kết hợp hài hòa các sắc thái văn hoá
truyền thống của ngƣời Việt, Khơmer, Hoa… Sự giao thoa giữa các nền văn
hóa của ngƣời Việt (Kinh), Khơmer, Hoa lại chịu ảnh hƣởng của văn hoá

15


phƣơng Tây từ sau khi Pháp chiếm xong Nam Kỳ lục tỉnh càng làm cho tính

đa dạng của văn hóa ở thành phố Cần Thơ thêm sâu sắc.
Với những điều kiện kinh tế xã hội nhƣ trên đã tác động rất lớn đến sự
nghiệp GD - ĐT ở thành phố Cần Thơ, thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung
ƣơng thì với vai trò là trung tâm đầu não của 13 tỉnh ĐBSCL về chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội, là đầu tàu về giáo dục, là nơi đào tạo cung cấp nguồn
lao động tri thức cho các tỉnh vì vậy sự nghiệp GD- ĐT của thành phố Cần
Thơ đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc đầu tƣ, quan tâm, phát triển.
Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội của thế giới hiện nay, để đáp
ứng nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực chất lƣợng cao giữ vai trò quan
trọng. Thành phố Cần Thơ với vai trò, nhiệm vụ của mình đã đẩy mạnh phát
triển GD - ĐT để tạo ra một đội ngũ lao động tri thức cho thành phố Cần Thơ
nói riêng, các tỉnh ĐBSCL nói chung.
1.2. Tổng quan giáo dục - đào tạo tỉnh Cần Thơ trƣớc năm 2004
Ngƣời dân ở thành phố Cần Thơ có tinh thần ham học hỏi với truyền
thống “Tôn sƣ trọng đạo”. Từ thế kỷ 17, 18 trong số những ngƣời di cƣ đến
đây đã có một số “Thầy đồ”. Họ đã mở các lớp học cho con em ở vùng Bình
Thuỷ, Cái Răng, Phong Điền…Trong số đó có thầy đồ Nguyễn Văn Lâm, dạy
học ở Bình Thuỷ đã có tiếng trong vùng. Sau đó các con thầy đều nối nghiệp
cha làm nghề dạy học. Đáng kể nhất là bà Nguyễn Thị Nguyệt, con gái thầy
đồ Nguyễn Văn Lâm đã lập nên nhóm Tao Đàn năm 1883 đƣợc gọi là “Tao
đàn Bà Đồ” đã thu hút nhiều tài tử văn nhân, sĩ phu yêu nƣớc, đào tạo đƣợc
các lớp học trò cho Cần Thơ và các vùng lân cận.
Các thầy đồ, nhà thơ, nhà yêu nƣớc nhƣ Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị
và các lớp kế cũng đã mở nhiều trƣờng lớp nhƣ ở Ô Môn, Bình Thuỷ, Cầu
Nhím, Phong Điền thu hút nhiều thanh thiếu niên trong làng.

16


Bên cạnh đó có nhiều thầy giáo là nhà cách mạng nhƣ Hà Huy Giáp,

Lƣu Hữu Phƣớc, Châu Văn Liêm, Phan Ngọc Hiển…
Những năm đầu thế kỷ XX Pháp đã xây dựng một trƣờng tiểu học tại
Cần Thơ với hai dãy nhà cao 2 tầng. Trƣờng này khánh thành và mở khoá học
đầu tiên vào năm 1917. Trƣờng đã thu hút nhiều học sinh từ Vĩnh Long, An
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…tới học. Trƣờng dạy bằng tiếng Pháp và tiếng
Việt, có ký túc xá cho sinh viên nội trú. Nay là trƣờng Trung học Phổ Thông
Châu Văn Liêm. Từ mái trƣờng này, nhiều thế hệ thầy trò đã có những đóng
góp to lớn cho đất nƣớc đáng kể nhất là Châu Văn Liêm, Ung Văn Khiêm, Hồ
Bá Phúc, Lƣu Hữu Phƣớc, Lƣơng Đình Của, Phạm Văn Bạch, Nguyễn Văn
Khiết…
Trong thời Pháp thuộc, ở Cần Thơ cũng đã có phong trào truyền bá chữ
quốc ngữ. Đến năm 1941 “Hội truyền bá chữ quốc ngữ” ở Cần Thơ đƣợc
thành lập.
Năm 1948, trƣờng Tiểu học Cần Thơ đƣợc thành lập trong vùng kháng
chiến, số học sinh tiểu học do trƣờng đào tạo đã góp phần cung cấp lực lƣợng
có văn hoá cho toàn tỉnh.
Năm 1963, Tiểu ban giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Tỉnh Đảng bộ
Cần Thơ đƣợc thành lập, trực thuộc Tỉnh uỷ.
Cũng năm 1963, trƣờng Sƣ phạm cấp I, trƣờng phổ thông nội trú Tây
Đô, trƣờng Nguyễn Việt Hồng đƣợc xây dựng nhằm đào tạo giáo viên cho
vùng giải phóng. Hệ thống giáo dục của Cần Thơ cũng nằm trong hệ thống
giáo dục của khu 9 (miền Tây Nam Bộ). Đây là những trƣờng học nhƣng
đồng thời cũng là những đơn vị tuyên truyền vũ trang và đã có nhiều đóng
góp trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.Trong điều kiện khó khăn của
“thế cài răng lƣợc”, hệ thống giáo dục cách mạng trong vùng kháng chiến vẫn
phát triển.Trong bom đạn, các lớp học trong cơ quan, đơn vị bộ đội…vẫn
17


đƣợc duy trì với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt. Xoá nạn mù chữ, nâng

cao dân trí là mục tiêu của ngành giáo dục vùng giải phóng.
Trong những năm chống Mỹ cứu nƣớc, Hội nhà giáo yêu nƣớc và Hội
Liên hiệp học sinh, sinh viên đã có những đóng góp quan trọng trong phong
trào đấu tranh giành độc lập dân tộc và nâng cao dân trí.
Hai mƣơi năm sau ngày đất nƣớc thống nhất, song song với công cuộc
cải tạo, xây dựng, đổi mới và phát triển, sự nghiệp GD - ĐT Cần Thơ đã vƣợt
qua đƣợc nhiều khó khăn, đạt đƣợc nhiều thành tích đáng kể, phục vụ ngày
càng nhiều hơn nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần không nhỏ vào quá
trình giáo dục của cả nƣớc.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp Hành Trung ƣơng
Đảng (khóa VIII), Tỉnh ủy Cần Thơ đã xây dựng Chƣơng Trình hành động về
phát triển Giáo dục - đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
nhiệm vụ đến năm 2000 với quan điểm và tƣ tƣởng chỉ đạo nhƣ sau:
“Toàn Đảng phải quán triệt sâu sắc và làm cho mọi tầng lớp nhân dân
trong tỉnh nắm chắc các quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục - đào tạo
trong thời kỳ công ngiệp hóa, hiện đại hóa đƣợc thể hiện trong Nghị quyết
Trung ƣơng II là góp phần xây dựng con ngƣời toàn diện gắn bó với lý tƣởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong
nội dung, phƣơng pháp giáo dục - đào tạo, trong các chính sách, nhất là chính
sách công bằng xã hội; thực sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu,
giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nƣớc và của toàn dân;
phát triển giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; thực
hiện công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo, tạo điều kiện ai cũng đƣợc học
hành, giữ vai trò nòng cốt của các trƣờng công lập đi đôi với đa dạng hóa các
loại hình giáo dục đào tạo, trên cơ sở Nhà nƣớc quản lý, thống nhất trên mọi
mặt” [73, tr. 5].
18


Tỉnh ủy Cần Thơ cũng xác định rõ nhiệm vụ của GD - ĐT từ năm 1996

- 2000 là giáo dục đào tạo phải nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội theo hƣớng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát
triển nông thôn của tỉnh. Giữ vai trò nòng cốt của các trƣờng công lập, đồng
thời khuyến khích phát triển có chất lƣợng các trƣờng bán công dân lập, bán
trú, tƣ thục mầm non và dạy nghề. Tiếp tục mở rộng và phát triển các hình
thức giáo dục thƣờng xuyên, đẩy mạnh hơn nữa đào tạo công nhân lành nghề.
Nhiệm vụ cao nhất của giáo dục - đào tạo là tiếp tục mở rộng quy mô,
nâng cao chất lƣợng và hiệu quả, tạo điều kiện cho mọi ngƣời có nhu cầu đều
đƣợc học tập.
“Phấn đấu hoàn thành chuẩn quốc gia về xóa mù chữ - phổ cập giáo
dục tiểu học trong toàn tỉnh vào năm 1998. Sau khi hoàn thành xóa mù chữ phổ cập giáo dục tiểu học, thành phố Cần Thơ, các thị trấn, vùng dân cƣ tập
trung tiến hành phổ cập Trung học cơ sở. Mở rộng giáo dục Mầm non theo
hình thức trƣờng lớp đa dạng, nâng tỷ lệ trẻ từ 5 tuổi học chƣơng trình mẫu
giáo từ 46% hiện nay lên 80% năm 2000. Tăng tỷ lệ học sinh tiểu học từ 6 14 tuổi từ 89% hiện nay lên 95,8% vào năm 2000, với 75% ở độ tuổi 14 tốt
nghiệp. Thu hút hầu hết trẻ em vào trƣờng và có trên 80% ở độ tuổi tốt nghiệp
vào những năm tiếp theo. Giảm tỷ lệ lƣu ban, bỏ học ở Tiểu học xuống dƣới
2% (hiện nay 2,8%). Học lực: tăng tỷ lệ giỏi, khá; giảm yếu kém dƣới 8%
(hiện nay 12,3%)” [73, tr. 6].
Mở rộng giáo dục nghề nghiệp (GDNN), giáo dục thƣờng xuyên
(GDTX) với các hình thức tổ chức (tập trung, bán tập trung, tại chức, từ xa,
du học tự túc…) và phƣơng thức dạy học dạng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại
ngữ, tin học, tạo điều kiện cho mỗi ngƣời dân đƣợc học suốt đời.

19


Củng cố, mở rộng trƣờng chuyên bậc phổ thông trung học và các
trƣờng năng khiếu về nghệ thuật, thể thao, trƣờng dạy trẻ khuyết tật, trƣờng
dân tộc nội trú, trƣờng cho các con em gia đình chính sách đƣợc học tập tốt.
“Đào tạo trí thức cơ bản cho học sinh, sinh viên phải đạt đúng chuẩn,

tạo nên sự phát triển ổn định, xây dựng tiền đề vững chắc để bƣớc vào thế kỷ
21. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề đủ về số lƣợng,
có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Phát triển dạy nghề theo hai hƣớng: một là mở
rộng quy mô ngành nghề, phổ cập nghề để đáp ứng nhu cầu trong xã hội, giải
quyết việc làm, ổn định cuộc sống; hai là, nâng cao chất lƣợng mũi nhọn, phát
triển đào tạo nghề chuyên sâu trong các trƣờng trọng điểm, nhằm đáp ứng
nhân lực kỹ thuật cao, phục vụ các ngành mũi nhọn của tỉnh, quan tâm đặc
biệt lao động kỹ thuật lĩnh vực nông nghiệp, chế biến, cơ khí, điện, điện tử,
tin học” [73, tr. 6-7]. Mục tiêu trên đƣợc cụ thể nhƣ sau:
100% trƣờng trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) có
dạy ngoại ngữ, tin học.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 12% lên không dƣới 22% vào năm 2000.
Tiếp tục nâng dần tỷ lệ đội ngũ lao động kỹ thuật lên trình độ đại học.
Có kế hoạch bồi dƣỡng, đào tạo lại ngƣời đang lao động trong các
ngành kinh tế quốc dân theo chu kỳ 5 năm một lần.
“Chú ý phát hiện và bồi dƣỡng nhân tài ngay từ lúc tuổi còn nhỏ. Chăm
sóc kịp thời những tài năng phát triển đột biến, không để bị mai một. Khuyến
khích các cấp các ngành, các doanh nghiệp phát hiện và tuyển chọn những
học sinh, sinh viên có năng khiếu, học giỏi có triển vọng để bồi dƣỡng thành
nhân tài có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn ngang tầm tiên tiến
của các nƣớc trong khu vực và thế giới, có tác dụng thúc đẩy tiến bộ của các
ngành sản xuất kinh doanh, quản lý và phục vụ xã hội, tạo thành thế mạnh
20


trong hợp tác và cạnh tranh, chuẩn bị đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế cận của địa
phƣơng” [73, tr. 7], mục tiêu này đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau:
Đảm bảo chất lƣợng dạy và học ở bậc phổ thông để ngày càng có nhiều
con em của Cần Thơ, của vùng nông thôn, đồng bào dân tộc vào các trƣờng

Đại học, Cao đẳng.
Lựa chọn những ngƣời ƣu tú, vững vàng bồi dƣỡng và đào tạo để hình
thành đội ngũ kế cận cần thiết cho lãnh đạo, quản lý của tỉnh.
Ngày 16/4/1999 Tỉnh Ủy Cần Thơ Thông qua Kế hoạch số 14-KH/TU
về tăng cƣờng công tác chính trị, tƣ tƣởng; củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể
quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trƣờng học để góp phần
thực hiện thành công định hƣớng chiến lƣợc phát triển GD - ĐT trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi với việc lãnh đạo có hiệu quả các nhiệm
vụ công tác trong trƣờng học.
Đại hội lần thứ IX nhiệm kỳ 1996 - 2000 của Đảng bộ tỉnh Cần Thơ
cũng đã xác định nhiệm vụ của GD - ĐT phải nhằm phục vụ nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội theo hƣớng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Giữ vững vai trò nòng cốt của các trƣờng
công lập, đồng thời khuyến khích phát triển có chất lƣợng các trƣờng bán
công dân lập, bán trú, tƣ thục mầm non và dạy nghề. Tiếp tục mở rộng quy
mô, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả, tạo điều kiện cho mọi ngƣời có nhu cầu
đều đƣợc học tập. Phấn đấu hoàn thành chuẩn quốc gia về xóa mù chữ phổ
cập giáo dục tiểu học, mở rộng GDNN, GDTX với nhiều hình thức học tập,
chú ý bồi dƣỡng nhân tài chăm lo việc học hành của con em gia đình chính
sách, ngƣời nghèo.
Căn cứ vào Chỉ thị số 61 - CT/TW ngày 28/12/2000 của Bộ Chính Trị
về việc thực hiện phổ cập THCS nhằm nâng cao mặt bằng dân trí một cách
toàn diện, làm cho hầu hết công dân đến 18 tuổi đều tốt nghiệp THCS, kết
21


hợp phân luồng sau cấp học này, tạo cơ sở cho việc đổi mới cơ cấu và nâng
cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của đất nƣớc trong những
thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, phát huy cao độ tính độc lập, năng động, sáng tạo
và bản lĩnh chính trị của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc. Tỉnh Ủy Cần Thơ đã gởi công văn số 15 - CV/TU ngày 15 tháng 3 năm
2001 đề nghị các cấp Ủy Đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Tỉnh Ủy tổ
chức thực hiện triển khai chỉ thị 61 - CT/TW, xây dựng chƣơng trình và kế
hoạch chi tiết triển khai chỉ thị, Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy phối hợp với các
Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở GD - ĐT theo dõi, hƣớng dẫn
kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị.
Ngày 28 tháng 02 năm 2002 Tỉnh ủy Cần Thơ đề ra Chỉ Thị số 08 CT/TU về việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS giai đoạn 2001 - 2005 Ban
Thƣờng vụ Tỉnh Ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng và chính quyền cần quán triệt
nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phổ cập giáo dục THCS, nhanh
chóng xây dựng và thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục THCS theo tinh thần
chỉ thị 61- CT/TW, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ X và Đề án phổ
cập THCS của tỉnh. Nội dung của Chỉ Thị số 08 - CT/TU về việc thực hiện
phổ cập giáo dục THCS giai đoạn 2001 - 2005 nhƣ sau:
1/ Các cấp ủy Đảng và chính quyền cần quán triệt, nhận thức rõ tầm
quan trọng của công tác phổ cập trung học cơ sở; có kế hoạch thiết thực để
tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại địa
phƣơng, đơn vị mình.
Trên cơ sở phân tích thực trạng giáo dục và định hƣớng phát triển kinh
tế xã hội của địa phƣơng, cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch phổ cập giáo
dục trung học cơ sở theo tinh thần Chỉ thị 61 - CT/TW, Nghị quyết Đại hội
tỉnh Đảng bộ lần thứ X và Đề án phổ cập Trung học cơ sở của tỉnh.

22


2/ Phát huy kết quả và kinh nghiệm xã hội hóa công tác xóa mù chữ và
phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy mạnh xã hội hóa phổ cập giáo dục trung học
cơ sở.Tổ chức nhiều hình thức học tập phong phú, đa dạng, phù hợp để thu
hút đông đảo học sinh trong độ tuổi ra lớp.
3/ Ban cán sự Đảng, Ủy Ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm:

- Chỉ đạo thành lập và củng cố các Ban chỉ đạo chống mù chữ - phổ cập
giáo dục tiểu học; phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ cấp tỉnh đến các xã,
phƣờng, thị trấn.
- Chỉ đạo ngành Giáo dục đào tạo tiến hành khảo sát thực trạng trình độ
văn hóa của nhân dân để phục vụ công tác phổ cập trung học cơ sở. Có kế
hoạch củng cố và xây dựng cơ sở vật chất, đầu tƣ cung cấp thiết bị trƣờng học
theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Quy hoạch mạng lƣới trƣờng lớp để mở
rộng quy mô và hoàn thiện mạng lƣới trƣờng Trung học cơ sở, Trung tâm
giáo dục thƣờng xuyên; Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp hƣớng nghiệp.
Những nơi có điều kiện tách cấp 2 ra khỏi cấp 3, thành lập trƣờng trung học
cơ sở. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng
đối với giáo viên nói chung và giáo viên tham gia công tác phổ cập giáo dục
trung học cơ sở nói riêng.
- Có kế hoạch cụ thể củng cố, nâng cao năng lực và chất lƣợng đào tạo
giáo viên. Chú ý về đổi mới nội dung và phƣơng pháp giảng dạy, nhằm đảm
bảo đủ về số lƣợng và chuẩn hóa về trình độ của đội ngũ giáo viên, cán bộ
quản lý giáo dục để thực hiện tốt nội dung chƣơng trình phổ cập giáo dục
trung học cơ sở.
- Chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp, tạo
điều kiện thuận lợi để ngành giáo dục đào tạo và các địa phƣơng thực hiện
hiệu quả công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

23


4/ Mặt trận và các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các phƣơng tiện
thông tin đại chúng có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến thƣờng xuyên, liên tục
chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học cơ
sở; vận động học sinh, giáo viên, nhân dân, tích cực tham gia thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học cơ sở trƣớc thời hạn, cần có kế

hoạch tiến hành công tác phổ cập giáo dục trung học phổ thông - trung học
chuyên nghiệp - dạy nghề.
5/ Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy chỉ đạo tổ chức Hội nghị sơ kết công
tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học để kiểm điểm rút kinh nghiệm
và đề ra nhiệm vụ tới nhằm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của địa phƣơng,
đồng thời triển khai làm quán triệt Chỉ thị này của Tỉnh ủy.
Để đẩy mạnh công tác phổ cập THCS, ngày 18 tháng 04 năm 2003
Tỉnh Ủy Cần Thơ tiến hành có công văn số 281 - CV/TU về việc tăng cƣờng
sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy thực hiện phổ cập giáo dục THCS.
Hệ thống giáo dục quốc dân, mạng lƣới trƣờng lớp mở rộng đến khắp
các địa bàn trong tỉnh và đã hình thành theo hƣớng đa dạng, linh hoạt, thích
hợp đƣợc xã hội chấp nhận. Đến năm 2001, tỉnh Cần Thơ đã có 543 trƣờng
phổ thông (tăng 47 trƣờng so với năm học 1997 - 1998). Tăng nhiều nhất ở
bậc học mầm non 25 trƣờng, tiểu học tăng 21 trƣờng, THPT tăng 5 trƣờng.
Ngoài ra còn có 10 trung tâm GDTX ở các huyện, thành phố, thị xã. Nhờ đó,
tỷ lệ thu hút học sinh đến trƣờng theo từng độ tuổi tiếp tục tăng ở tất cả các
bậc học, ngành học, đáp ứng khá tốt nhu cầu học tập của học sinh. Tổng số
học sinh ở các cơ sở GDMN và học sinh phổ thông trong toàn tỉnh là 389.050
học sinh, so với năm học 1997 -1998 thì số học sinh bậc học mầm non tăng
10.966 học sinh và bậc THPT tăng 13.442 học sinh. Riêng GDTX đã huy
động đƣợc 3.106 học viên /74 lớp bổ túc văn hóa ở các trung tâm GDTX.
Chiến dịch “ánh sáng văn hóa hè” có 774 lƣợt học sinh, giáo sinh tham gia
24


×