Tải bản đầy đủ (.pdf) (274 trang)

Đảng lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp chống mỹ, cứu nước (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 274 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ HÒA

ĐẢNG LÃ NH ĐẠO XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀ N KẾT
DÂN TỘC TRONG SỰ NGHIỆP CHỐNG MỸ ,
CỨU NƯỚC (1954-1975)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ HÒA

ĐẢNG LÃ NH ĐẠO XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀ N KẾT
DÂN TỘC TRONG SỰ NGHIỆP CHỐNG MỸ ,
CỨU NƯỚC (1954-1975)

Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 62 22 56 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS. LÊ MẬU HÃ N
2. PGS.TS. VŨ QUANG HIỂN

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1

Chương 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965...........................................................................13
1.1. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc củng cố, phát triển miền Bắc; đấu tranh
chống Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam (1954 – 1960).....................13
1.1.1. Khái qt q trình xây dựng khối đại đồn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của
Đảng trước năm 1954....................................................................................13
1.1.2. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc củng cố, phát triển miền Bắc; đấu tranh
chống Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam (1954 – 1960).......................25
1.2. Tiếp tục củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng miền Bắc và đánh bại
chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam (1960 – 1965)........57
1.2.1. Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng miền Bắc vững mạnh tồn diện
......................................................................................................................57
1.2.2. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời đoàn kết toàn dân
đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam......................................67

Chương 2 ĐẢNG LÃNH ĐẠO CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN
KẾT DÂN TỘC TỪ NĂM 1965 ĐẾN 1975........................................................90
2.1. Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc đánh bại chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965-1968)................................................90
2.1.1. Chủ trương mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc chống Mỹ, cứu nước…..90
2.1.2. Chỉ đạo mở rộng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc đánh bại

chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ………………………………..98
2.2. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc “đánh cho Mỹ cút, đánh cho
ngụy nhào” (1969-1975)………………………………………………………120


2.2.1. Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc đánh bại một bước quan trọng chiến
lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969-1973)……………….120
2.2.2. Phát huy sức mạnh đại đồn kết dân tộc giải phóng hồn tồn miền Nam
(1973 - 1975)…………………………………………………………………….144
Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM …………………………………..156
3.1. Nhận xét chung……………………………………………………………..156
3.1.1. Chủ trương, chính sách xây dựng, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
của Đảng trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; sự kế thừa, phát huy truyền thống yêu
nước của dân tộc; đồng thời là sự phát triển lên tầm cao mới những kinh nghiệm đại
đoàn kết trong Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
……………………………………………………………………………………...156
3.1.2. Đánh giá chính xác tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt là tình hình
cách mạng hai miền Nam - Bắc làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chủ
trương xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc……………………………………160
3.1.3. Quá trình xây dựng và phát huy thắng lợi sức mạnh khối đại đoàn kết dân
tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng là một trong những nhân tố quyết định, đánh bại
cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ …………………………………165
3.1.4. Những hạn chế trong quá trình chỉ đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
………………………………………………………………………………….178
3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu…………………………………………….182
3.2.1. Xác định đúng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng cả nước và của cách mạng
mỗi miền, để đề ra chủ trương xây dựng, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
……………………………………………………………………………………182
3.2.2. Xác định những điểm tương đồng làm cơ sở đoàn kết, tập hợp lực lượng dưới

nhiều hình thức phong phú, đa dạng…………………………………………187


3.2.3. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đoàn kết dân tộc, đồn kết ba nước
Đơng Dương và đồn kết quốc tế …………………………………………..191
3.2.4. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong suốt quá trình xây dựng Mặt trận dân
tộc thống nhất – hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc………………….195
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 203
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................220
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Dân ta có lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết
thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [135; tr. 171]. Thật vậy,
trong trường kỳ lịch sử của dân tộc, mỗi lần đất nước lâm nguy trước nạn ngoại
xâm là một lần nổi bật lên sự đoàn kết vĩ đại của nhân dân ta. Sự đoàn kết đó là
nguồn gốc của sức mạnh vơ địch, giúp cho nhân dân Việt Nam chiến thắng được
mọi kẻ thù hung ác, đồng thời nó cũng là những phẩm chất tốt đẹp đã tạo nên cốt
cách của con người Việt Nam. Từ năm 1930 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam tiếp tục được kế
thừa và phát huy tác dụng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ,
giành độc lập dân tộc và trong công cuộc xây dựng CNXH, bảo vệ Tổ quốc vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Có được những
thành tựu lớn lao đó là do Đảng ta luôn coi tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc là một vấn đề chiến lược - một trong những nhân tố quyết định
cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, của kinh tế thế giới, của toàn cầu hoá… trên thế giới cũng đang diễn ra
những biến động vô cùng phức tạp. Để hội nhập và phát triển, bên cạnh những cơ
hội, đất nước ta còn gặp vô vàn những thách thức, đặc biệt sau sự kiện tan rã của
Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, những biến động chính trị ở các khu vực
khác nhau trên thế giới. Hiện nay, vấn đề tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc vững mạnh trở thành một vấn đề nóng bỏng. Chính vì vậy, Đảng
luôn nêu cao sự cần thiết và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổng kết thực tiễn,
rút ra những bài học kinh nghiệm, trong đó có bài học về xây dựng và củng cố
khối đại đoàn kết dân tộc, nhằm ngăn chặn sự phá hoại từ nhiều phía của các thế
lực chống phá Việt Nam, phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ
quốc. Với ý nghĩa đó, nên chúng tơi đã chọn đề tài cho luận án tiến sĩ Lịch sử,

1


chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình là: “Đảng lãnh đạo xây dựng
khối đại đồn kết dân tộc trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)”.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Về đề tài này, mặc dù chưa có một cơng trình chun luận, nhưng đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan gián tiếp, hoặc trực tiếp, được cơng bố với
nhiều góc độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau. Có thể chia thành những nhóm tài
liệu như sau:
Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc
Sách chuyên khảo, tham khảo
- Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; thắng lợi và bài học
(Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996); Chiến tranh cách mạng Việt Nam 19451975 - Thắng lợi và bài học (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000); Cuộc chiến
tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ ở Việt Nam (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử
quân sự, Hà Nội, 1991); Miền Nam giữ vững thành đồng của Trần Văn Giàu (gồm
5 tập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội ấn hành trong các năm 1964, 1966, 1970,
1978); Cách mạng ruộng đất ở miền Nam Việt Nam của Lâm Quang Huyên (Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985); Mười tám năm chống Mỹ cứu nước thắng lợi
(Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1974); Sức mạnh Việt Nam (Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội, 1976) ; Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1997); Đại thắng mùa xuân 1975 - Nguyên nhân và bài học
(Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995); Việt Nam những chặng đường lịch sử
(1954-1975), (1975-2005) (Nxb Giáo dục, Thành phố Chí Minh, 2005); Lương
Viết Sang: Đảng lãnh đạo đấu tranh tại Hội nghị Paris về Việt Nam (1968-1973),
(Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005) …
Những cơng trình này đi sâu nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước một cách tổng thể, tập trung vào những nội dung căn bản nhất của cuộc
kháng chiến (xây dựng hậu phương miền Bắc; diễn biến đấu tranh quân sự trên
chiến trường miền Nam; đấu tranh ngoại giao; nguyên nhân thắng lợi…). Vấn đề
xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc được nghiên cứu ở

2


chừng mực nhất định, tiếp cận dưới góc độ là một trong những nguyên nhân chủ
yếu cho thắng lợi của cuộc kháng chiến. Vấn đề tổ chức, vận động, tập hợp các lực
lượng khác nhau, xây dựng nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc vẫn là khoảng
trống trong mảng cơng trình này.
- Chiến lược đại đồn kết Hồ Chí Minh do PGS. Phùng Hữu Phú chủ biên
(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995); Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới của Học
Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004); Tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất (Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996); Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam
dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh của PGS. Lê Mậu Hãn (Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội 2001)…
Các cơng trình này viết về tư tưởng đại đồn kết của Hồ Chí Minh, xây

dựng khối đại đồn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh qua các giai đoạn cách
mạng. Các tác giả tập trung làm rõ khái niệm “đại đoàn kết toàn dân tộc”, “đại
đoàn kết dân tộc”, “đại đoàn kết toàn dân”, “đoàn kết các dân tộc thiểu số”, “đồn
kết các tơn giáo” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc trong thời
kỳ mới, có bài “Đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng Bác Hồ và sự thực hiện
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, của tác giả Lê Văn Châu.
Tác giả bàn về tư tưởng đại đoàn kết tồn dân tộc của Hồ Chí Minh và làm rõ khái
niệm “đại đoàn kết toàn dân tộc” theo tư tưởng Hồ Chí Minh với nội dung cốt lõi:
“Đại đồn kết toàn dân tộc Việt Nam tức là trước hết đoàn kết đại đa số nhân dân
ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác”. Trong bài “Tư
tưởng đại đồn kết của Hồ Chí Minh với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc trong thời kỳ mới”, tác giả Nguyễn Khánh Bật cho rằng: “Hồ Chí
Minh nhiều lần sử dụng cụm từ “đại đoàn kết toàn dân tộc” hoặc “đoàn kết tồn
dân tộc”. Người nói về “đại đồn kết”, “đại đồn kết toàn dân”, “đoàn kết toàn
dân”, “đoàn kết dân tộc”, “toàn dân tộc ta đoàn kết”, đặt chúng trong mối quan hệ
với nhau”; “trong Hồ Chí Minh tồn tập khơng có từ đồn kết tồn dân tộc, nhưng

3


Người nhiều lần sử dụng từ “toàn dân tộc” với ý nghĩa đoàn kết dân tộc”. Nguyễn
Khánh Bật kết luận: Theo Hồ Chí Minh, “đồn kết dân tộc” có ý nghĩa tương tự
như đoàn kết toàn dân”. Một cách khái quát hơn, tác giả Cao Duy Hạ trong bài “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết tồn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của
nước ta” cho rằng, “đại đồn kết tồn dân tộc” theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trước
hết, phải đồn kết nhất trí trong Đảng về đường lối, chủ trương, chính sách và tổ
chức thực hiện; trên cơ sở đó đồn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân, đoàn kết tốt
các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ, đoàn kết các dân tộc anh em, đoàn kết
chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tơn giáo. Trong bài “Xây dựng khối

đại đồn kết toàn dân tộc kết hợp với mở rộng hội nhập quốc tế dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh”, tác giả Triệu Quang Tiến và Nguyễn Thắng Lợi khẳng định:
Chiế n lươ ̣c đa ̣i đồn kết Hồ Chí Minh bao gồ m nhiề u cấ p đô ,̣ đoàn kế t trong Đảng,
đoàn kế t toàn dân tô ̣c và đoàn kế t quố c tế mà nô ̣i dung chủ yế u là đoàn kế t dân tơ ̣c,
là lấy dân làm gốc, lấy lợi ích của toàn dân tộc làm trọng; đại đoàn kết dân tộc là
sức mạnh nội sinh làm cơ sở để phát huy sức mạnh đoàn kết quốc tế. Làm rõ
những nội dung cơ bản trong tư tưởng đại đồn kết Hồ Chí Minh là các tác giả
Nơng Quốc Chấn (“Đại đồn kết dân tộc – một vấn đề lớn trong tư tưởng Hồ Chí
Minh”), Nguyễn Viết Vượng (“Tư tưởng đại đồn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là
một nhân tố cơ bản đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam”). Các tác giả
đồng nhất quan điểm: Thứ nhất, đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết mọi người, mọi
dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam vì lợi ích chung của dân tộc; đồn
kết trên cơ sở không phân biệt quá khứ và ý thức hệ, cởi mở, thương yêu đùm bọc,
tin cậy lẫn nhau; thứ hai, hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc là MTDTTN; thứ
ba, để khối đại đồn kết dân tộc khơng ngừng củng cố, mở rộng, thì Đảng Cộng
sản Việt Nam phải giữ vững vai trò lãnh đạo. Cuốn Sức mạnh dân tộc của cách
mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh của PGS. Lê Mậu Hãn (Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001), tập hợp một số chuyên luận khoa học của tác
giả đã được công bố trên các sách, báo, trong đó có bài viết “Bí quyết thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” khẳng định bí quyết thành cơng của
cuộc kháng chiến thần thánh mà dân tộc tiến hành là đã tập hợp được mọi lực

4


lượng, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh. Do chế định bởi phạm
vi và đối tượng nghiên cứu, nên về đường lối đại đoàn kết dân tộc của Đảng, cũng
như quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong các cơng trình trên vẫn là vấn đề
cịn để ngỏ.

- Sức mạnh chiế n thắ ng của cuôc kháng chiế n chố ng Mỹ , cứu nước (Nxb
Khoa ho ̣c Xã hô ̣i , Hà Nội, 1985); Lược sử Mặt trận dân tộc thố ng nhấ t Viê ̣t Nam
(Nxb Sự thâ ̣t Hà Nô ̣i , 1991); Lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, 2007, gồ m 3 tâ ̣p)…
Đây là các cơng trình nghiên cứu v ề MTDTTN, trình bày lịch sử ra đời và
hoạt động của MTDTTN Việt Nam với nhiều hình thức và tên gọi qua từng giai
đoạn cách mạng. Ở những mức độ khác nhau, các tác giả đã làm rõ vị trí, vai trị và
hoạt động của MTDTTN trong tiến trình các mạng Việt Nam, trong đó, chú trọng
làm sáng tỏ vấn đề xây dựng MTDTTN, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong
sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Tiêu biểu là cuốn Sức mạnh chiến
thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,
1985), tập hợp bài viết của nhiều tác giả, trong đó có những bài về MTDTTN, làm
rõ q trình ra đời, những đóng góp cơ bản của Mặt trận cho thắng lợi cuối cùng
của dân tộc; trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm về xây dựng và tổ
chức hoạt động của Mặt trận với tư cách là hạt nhân của khối đại đồn kết dân tộc.
Cuốn sách Chung một bóng cờ của tập thể tác giả, do Tổng bí thư Nguyễn Văn
Linh chỉ đạo biên soạn, đã phản ánh khá hệ thống đường lối đoàn kết dân tộc của
Đảng, quá trình thực hiện đường lối, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của
MTDTGPMNVN đối với sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong cơng trình
này, nổi bật là bài “Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam – một giai đoạn
hợp thành lịch sử dân tộc Việt Nam” của luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Khi khái quát sự ra
đời, hoạt động của MTDTGPMNVN, tác giả cũng đồng thời nhấn mạnh vai trò của Mặt
trận trong quá trình tập hợp lực lượng trong nước và quốc tế, nhằm tăng cường
khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra sức mạnh tổng hợp, đánh bại ý chí xâm lược
của đế quốc Mỹ, đưa sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thành công. Tác giả

5


khẳng định: “Ngọn cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được chiến sĩ và

nhân dân miền Nam trân trọng như biểu tượng của chính ngọn cờ Tổ quốc Việt
Nam duy nhất, dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam,
không thể nào khác được”. Cuốn Mặt trận dân tộc giải phóng,Chính phủ Cách
mạng lâm thời tại Hội nghị Paris về Việt Nam của tập thể tác giả (Nguyễn Thị
Bình chủ biên), phác họa lại bức tranh sống động về cuộc đấu tranh ngoại giao
tại Hội nghị Paris, trong đó khẳng định vai trị to lớn của MTDTGPMNVN,
CPCMLTCHMNVN tại bàn đàm phán, trong đấu tranh báo chí và trong q
trình tranh thủ dư luận thế giới ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ. Cũng cần nhận
thấy rằng, ở các cơng trình nêu trên, những thành cơng cơ bản trong hoạt động
của các loại hình Mặt trận qua từng thời kỳ lịch sử được các tác giả thể hiện
khá rõ nét, cịn những hạn chế trong q trình xây dựng MTDTTN, các tác giả
còn né tránh, hầu như khơng đề cập tới, hoặc có đề cập, thì cịn r ất mờ nhạt.
- Lực lượng chính trị thứ ba và các thành phần chống đối Thiệu , (Việt
Nam Thông tấn xã phát hành 1975); Phong trào đô thị và lực lượng chính trị
thứ ba với đàm phán Paris, TS. Ngô Bá Thành (kỷ yếu hội thảo khoa học quốc
gia “Ngoại giao Việt Nam với cuộc đàm phán Paris”, tháng 1/2003)…
Những cơng trình nêu trên nghiên cứu về Lực lượng thứ ba trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Với bài “Phong trào đơ thị và Lực lượng
chính trị thứ ba với đàm phán Paris”, Luật sư Ngô Bá thành đã phác họa lại
diễn biến thực tế của cuộc đấu tranh “chống Mỹ, cứu nước trong lịng địch”,
trong đó, lực lượng thứ ba đã có những đóng góp quan trọng trên mặt trận
chính trị ở các đơ thị miền Nam và tại Hội nghị Paris. Tuy nhiên, dù Lực
lượng thứ ba có một vai trị khơng nhỏ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, song cho đến nay, quả thật, những cơng trình nghiên cứu chun sâu về
đề tài này cịn khá ít. Đây vẫn là một khoảng bỏ ngỏ trong nghiên cứu về xây
dựng, tập hợp lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc.
Luận án và các đề tài nghiên cứu liên quan
Nguyễn Xuân Tú: Đảng chỉ đạo giành thắng lợi từng bước trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thời kỳ 1965-1975 (Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học


6


viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001); Khuất Thị Hoa Quá trình
thực hiện chiến lược đại đồn kết Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược (1945-1954), (Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001); Bùi thị Thu Hà: Đảng bộ An Giang vận động tín đồ
Hịa Hảo tham gia kháng chiến chống Mỹ, nước nước (1954-1975), (Luận văn thạc
sĩ khoa học Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1997)…
Những cơng trình được liệt kê chủ yếu nghiên cứu về sự lãnh đạo Đảng ở
những phương diện khác nhau trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Triển khai
các nhiệm vụ nghiên cứu chính yếu của mình, các tác giả, tuy chưa đi sâu, song đã
đề cập đến chủ trương và quá trình thực hiện xây dựng khối đại đồn kết dân tộc
của Đảng ở những góc độ khác nhau. Các tác giả đều khẳng định rằng, các tổ chức
Mặt trận với tư cách là hạt nhân của khối đại đồn kết dân tộc, đã đóng góp đáng
kể trong quá trình tập hợp lực lượng, thêm bạn, bớt thù, làm tăng thêm sức mạnh
của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Bài báo và tạp chí
- “Chữ “Đồng” trong quan điểm Hồ Chí Minh về đại đồn kết tồn dân” của
Phạm Ngọc Quang (Tạp chí Cộng sản số tháng 7/2001); “Tìm hiểu về đồn kết Lương
giáo và tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của Vũ Văn Hậu
(Tạp chí Dân vận số tháng 7/2001); “Theo ngọn cờ đồn kết của Hồ Chí Minh” của
Mạch Quang Thắng (Nghiên cứu Lý luận số 7/2000); “Tấm lòng khoan dung độ lượng
của Bác Hồ đối với những người lạc lối, lầm đường” của Song Thành (Tạp chí Lịch sử
Đảng số 7/2001); “Đi tìm nét tương đồng, điểm quy tụ của toàn dân tộc trong tư tưởng
đại đoàn kết Hồ Chí Minh” của Bùi Đình Phong (Tạp chí Dân vận số 5/2002); “Nguyên
tắc xây dựng khối đại đoàn kết tồn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Lê Đại Nghĩa
(Tạp chí Dân vận, số 3/2006)…
Những bài viết nêu trên chủ yếu làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn
kết dân tộc, nguyên tắc, sách lược đoàn kết tơn giáo, đồn kết mọi lực lượng dân

tộc, xây dựng, mở rộng các loại hình Mặt trận, làm cho Mặt trận thực sự quy tụ
được cả dân tộc. Trong phần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình xây
dựng khối đại đồn kết dân tộc, các tác giả cũng khái quát những thành tựu của

7


q trình xây dựng khối đại đồn kết dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước. Đường lối đoàn kết dân tộc của Đảng, quá trình thực hiện đường lối được
khai thác một cách tổng quát, chưa nghiên cứu sâu và chi tiết.
- “Từ chương trình mười điểm đến Cương lĩnh chính trị của Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam” của tác giả Bùi Đình Thanh (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử tháng
11/1968, số 116); “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất, xây
dựng khối đoàn kết toàn dân – những kinh nghiệm lịch sử” của tác giả Trần Văn Đăng
(Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 2/2002); “Hồ Chí Minh hồn thiện về đường lối chính trị
và tổ chức cho sự ra đời của Mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam” của PGS. Lê Mậu
Hãn (Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 2/1992); “Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất
theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Trần Hậu, (Tạp chí Lịch sử Đảng số tháng 7/2001); “Hồ
Chí Minh với vấn đề thực hiện đại đoàn kết dân tộc trong các tổ chức Mặt trận” của Vũ
Văn Châu (Nghiên cứu Lý luận, số 5/1999); “Đại đoàn kết dân tộc - cuội nguồn sức
mạnh của chúng ta” của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, (Báo Tuổi trẻ ngày
31/5/2005)…
Trong nhóm tác phẩm này, các tác giả trình bày chủ trương, chính sách đồn kết
của Đảng trong MTDTTN qua các giai đoạn lịch sử; trên cơ sở đó, phản ánh thực tiễn
sinh động của q trình thực hiện chiến lược đại đồn kết của Đảng; tuy nhiên, về cơ bản,
các tác giả chỉ khai thác những nội dung đó trên phạm vi riêng biệt từng miền Nam, Bắc.
Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam nói chung cịn khá sơ sài.
Các cơng trình của các nhà nghiên cứu nƣớc ngồi
Đây là nguồn tài liệu hoặc bằng tiếng nước ngoài, hoặc đã được dịch ra
tiếng Việt, bao gồm những cơng trình nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu trên

thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Nga... Có thể chỉ ra một số tác phẩm tiêu biểu:
Cuộc chiến tranh dài ngày nhất nước Mỹ của G.C Herring (Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1998); Việt Nam, The Ten Thousand Day War (Việt Nam, cuộc
chiến tranh mười ngàn ngày) của Micheal Maclear, Nxb, Sự thật Hà Nội, 1990;
Shingo Shibata: Những bài học của chiến tranh Việt Nam (Viện thông tin khoa học
xã hội dịch và phát hành, Hà Nội, 1976); Lyndon Baines Johnson: Về cuộc chiến

8


tranh xâm lược miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta (Bản dịch
của Việt Nam Thông tấn xã phát hành 1972)...
Những cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu là mô tả về cuộc chiến tranh của Mỹ
ở Việt Nam. Vấn đề đoàn kết dân tộc Việt Nam được đề cập như một nguyên nhân
thành công của Việt Nam, hoặc thất bại của phía Mỹ trong cuộc chiến tranh. Trong
cuốn Giải phẫu một cuộc chiến tranh của G.Côncô (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1991), tác giả nhấn mạnh rằng, sở dĩ nhân dân Việt Nam đã chiến đấu và chiến thắng đế
quốc Mỹ là bởi Đảng Cộng sản Việt Nam đã đoàn kết được toàn dân tộc Việt Nam,
đồng thời đồn kết được đơng đảo các lực lượng tiến bộ trên thế giới đồng tình ủng hộ
cho cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Sau 20 năm cuộc chiến tranh Việt Nam kết
thúc, R. Mc.Namara, Nguyên Bộ trưởng Quốc phịng Mỹ đã cơng bố hồi ký Nhìn lại
quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1995), phân tích 11 nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của Mỹ ở Việt Nam và
cho rằng, việc “đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc đấu
tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó” của phía Mỹ là một trong những
nguyên nhân thất bại quan trọng.
Tổng quát lại, khi khảo cứu các cơng trình nêu trên, có thể rút ra những kết
luận sau:
Thứ nhất, thành quả của những cơng trình nghiên cứu trên đây, ở những
mức độ khác nhau đã soi rọi và là cơ sở, để tác giả luận án có thể đi sâu nghiên cứu

về vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954-1975).
Thứ hai, trong những cơng trình nghiên cứu trên, chưa có một cơng trình
nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về vấn đề Đảng lãnh đạo xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thời kỳ
1954 - 1975.
Thứ ba, quá trình lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong sự
nghiệp chống Mỹ, cứu nước cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, hệ
thống, dựa trên việc khai thác thêm những tư liệu mới.

9


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng với
quá trình xây dựng, củng cố, mở rộng và tổ chức mọi lực lượng trong MTTQVN,
MTDTGPMNVN…nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp rộng rãi lực
lượng trong nước và quốc tế cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước; quá trình chỉ đạo của
Đảng trong việc thực thi, đường lối, chủ trương đó.
Phạm vi nghiên cứu
Những điều kiện lịch sử chủ quan, khách quan… đặt ra các yêu cầu nhiệm vụ
chính trị phải tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975); đường lối, chủ trương xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc của Đảng và sự chỉ đạo của Đảng đối với q trình xây dựng khối đại
đồn kết dân tộc.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với quá trình xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu và nguồn tư liệu như trên, luận án có nhiệm vụ kế thừa
kết quả của những người đi trước, thu thập, xử lý tư liệu mới nhằm:
- Hệ thống hố, khái qt hố những tư liệu đã có, bổ sung những tư liệu mới, góp
phần khơi phục một cách khách quan quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước qua hai giai đoạn 1954 - 1965 ;
1965 – 1975.
- Đi sâu phân tích đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng với q trình tập hợp
lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954 -1975).
- Bước đầu đưa ra những đánh giá, nhận xét một cách khoa học về thành tựu, hạn
chế trong quá trình lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng, từ đó rút ra
những kinh nghiệm chủ yếu, phục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

10


5. Cơ sở lý luận, các nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân, về dân tộc và giai cấp, về tập
hợp lực lượng, xây dựng khối đoàn kết dân tộc trong MTDTTN...
Các nguồn tài liệu
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Hồ Chí Minh về đại
đồn kết dân tộc, về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, dân tộc và thời
đại là cơ sở lý luận của luận án.
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, thông tư, sắc lệnh…của Đảng; thư, điện,
bài phát biểu… của các lãnh đạo Đảng và nhà nước về đại đoàn kết dân tộc, về xây
dựng MTDTTN, hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia, Cục lưu
trữ - Văn phòng Trung ương Đảng… là những tài liệu gốc của luận án.

- Các cơng trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, sách có liên quan do các
cơ quan nghiên cứu uy tín đã cơng bố như Viện Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử quân
sự, Viện Sử học… là nguồn tư liệu quan trọng.
- Các tư liệu, sách báo về lịch sử Việt Nam, lịch sử MTDTTN, lịch sử quân
sự Việt Nam, lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lịch sử quan hệ quốc tế…
là nguồn tài liệu bổ trợ dùng để làm sáng tỏ các khía cạnh khác nhau của vấn đề
nghiên cứu.
- Những cơng trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài (chủ yếu
là đã được được dịch sang tiếng Việt) đã được khai thác, nhưng ở một mức độ nhất
định (do những khó khăn chủ quan và khách quan của tác giả).
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp
logic, lịch sử - logic. Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp khác như phân
tích, tổng hợp, hệ thống…
6. Đóng góp của luận án
Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hoá, bổ sung, xử lý nguồn tư liệu một cách khoa học,
luận án có những đóng góp sau:

11


- Trình bày có hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng về tập hợp lực lượng, xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Làm rõ quá trình ra đời, phát triển của đường lối đoàn kết và tổ chức mọi
lực lượng trong MTTQVN, MTDTGPMNVN và Liên minh các lực lượng dân tộc
dân chủ và hồ bình Việt Nam…
- Nêu lên những đánh giá, nhận xét có cơ sở khoa học về thành tựu, hạn chế
và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu về tập hợp lực lượng xây dựng khối đại đồn
kết dân tộc.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu hoặc phục vụ công tác giảng

dạy cho những mơn học có liên quan.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm ba
chương và 6 tiết:
Chương 1: Đảng lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc từ năm 1954
đến 1965.
Chương 2: Đảng lãnh đạo củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc từ
năm 1965 đến 1975.
Chương 3: Nhận xét chung và một số kinh nghiệm chủ yếu.

12


Chƣơng 1
ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965
1.1. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc củng cố, phát triển miền Bắc;
đấu tranh chống Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam (1954 – 1960)
1.1.1. Khái quát quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự
lãnh đạo của Đảng trước năm 1954
Cuối thế kỷ XIX, sau khi cơ bản kết thúc quá trình vũ trang xâm lược, thực
dân Pháp đã thực hiện chính sách thống trị và khai thác thuộc địa trên đất nước ta.
Hậu quả của chính sách thống trị đó làm cho Việt Nam có những chuyển biến sâu
sắc về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần
tuý đã biến thành xã hội thuộc địa1. Trong lòng xã hội ̣đó tồn tại nhiều mâu thuẫn
đan xen nhau, song mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt
Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Để giải quyết mâu thuẫn đó, các
phong trào đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diến ra liên tục, sôi
nổi nhưng đều thất bại. Trước bối cảnh khủng hoảng đường lối cứu nước, Nguyễn
Ái Quốc, một thanh niên yêu nước mang trong mình những giá trị văn hóa, tư

tưởng cốt lõi của ý chí độc lập và khát vọng tự do đã ra đi tìm đường cứu nước
(1911), đến với chủ nghĩa Mác - Lênin (1920) và truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào
Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam (2/1930).
Ngay khi Đảng ra đời, Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã đề ra đường lối chiến lược
cho cách mạng Việt Nam là đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập tự do cho dân tộc. Để
thực hiện thành cơng nhiệm vụ đó, Đảng chủ trương xây dựng khối đại đồn kết dân tộc,
nhằm tập hợp đơng đảo lực lượng để thực hiện thành công mục tiêu của Đảng đề ra. Vì
vậy, Cương lĩnh khẳng định: Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, Đảng phải đoàn
kết tập hợp cho được đại bộ phận giai cấp công nhân và đại đa số dân cày, dựa vững vào

1

Mă ̣c dù thực dân Pháp còn duy trì mô ̣t phầ n tính chấ t phong kiế n , song khi đã thành thuô ̣c điạ thì tấ t cả các
mă ̣t chính tri ̣, kinh tế , văn hóa, xã hội và giai cấp ở Việt Nam đều đặt trong quỹ đạo chuyển động của xã hội đó .

13


hạng dân cày nghèo. Bên cạnh việc xác định hai giai cấp cơng nhân và nơng dân là lực
lượng nịng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc, Đảng đã nêu rõ “phải hết sức liên lạc với
tiểu tư sản, trí thức, trung nơng, Thanh niên, Tân Việt v.v. để kéo họ đi vào phe vơ sản
giai cấp. Cịn đối với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt
phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã
ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến, v.v.) thì phải đánh đổ” [40; tr. 4] Trong khi thực
hiện chủ trương đoàn kết dân tộc, Cương lĩnh cũng nhấn mạnh: “Phải đồng tuyên truyền
và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai
cấp Pháp” [40; tr. 4], nhằm đánh đổ thực dân Pháp xâm lược. Như vâ ̣y, ngay từ trong
Cương liñ h chính tri ̣đầ u tiên
, Đảng đã có chủ trươngđoàn kế t các giai cấ p, các tổ chức

chính trị, các cá nhân yêu nước, nhằ m phát huy sức mạnh truyền thốngyêu nước, huy
đô ̣ng mo ̣i nhân tố dân tô ̣c, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến
,
giành độc lập, tự do cho dân tơ.̣c
Chủ trương đại đồn kếtdân tơ ̣c của Đảng đã làm dấy lên lên một cao trào cách
mạng chưa từng có mà đỉnh cao là Xơ viết Nghệ Tĩnh
. Cao trào cách ma ̣ng diễn ra trên
quy mô lớn, thu hút sự tham gia của nhiề u tầ ng lớp nhân dân
, các dân tộc đa số, thiể u số.
Tuy nhiên khi phong trào cách ma ̣ng lên tơỉnh
́ i đ cao, xuấ t hiê ̣n khuynh hướng “ta,̉ ”nhấ n
mạnh đấu tranh giai cấp
, “do đó thiế u mô ̣t tổ chức thâ ̣t quảng đa ̣i quầ n chu, ́ hấ
ngp thu ̣ các
tầ ng lớp trí thức dân tô,̣ctư sản dân tô ,̣c họ là tầng lớp trên hay ở vào tầng lớp giữa
cũng
vâ ̣y, và cho tới cả những người điạ chủ, có đầu óc ốn ghét đế quốc Pháp, mong ḿ n
đơ ̣c lâ ̣p quố c gia, để đưa tất cả những tầng lớp và cá nhân đó vào trong hàng ngũ chống
đế quốc Pháp”[40; tr. 228]
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vu ̣ Trung ương Đảng ra Chỉ thị thành lập Hội
Phản đế đồng minh 1, nêu cao tư tưởng chiế n lươ ̣c cách ma ̣ng đúng đắ n trong
Cương liñ h chin
́ h tri ̣đầ u tiên , coi viê ̣c đoàn kế t toàn dân thành mô ̣t lực lươ ̣ng rô ̣ng
rãi, lấ y liên minh công, nông làm đô ̣ng lực chính , là nhân tố quyết định cho thắng
lơ ̣i của cách ma ̣ng giải phóng dân tô ̣c . Chỉ thị khẳ ng đinh:
̣ “Giai cấ p vô sản lañ h
đa ̣o cuô ̣c các ma ̣ng tư sản dân quyề n ở Đông Dương mà khơng tở chức đươ ̣c tồn
dân la ̣i thành mô ̣t lực lươ ̣ng thâ ̣t rô ̣ng , thâ ̣t kiń thì cuô ̣c cách ma ̣ng cũng khó thành
1


Năm 1986 Bô ̣ Chính tri ̣lấ y ngày 18/11 hàng năm làm ngày kỷ niệm thành lập MTDTTNVN

14


công” [40; tr. 227]. Chỉ thị phê phán những nhận thức sai lầm trong Đảng là đã
tách rời vấ n đề dân tô ̣c và giai cấ p , nhâ ̣n thức khơng đ úng về đồn kết dân tộc , về
vai trò của Hội phản đế đồ ng minh trong cách ma ̣ng ở thuô ̣c đia.̣
Tuy nô ̣i dung bản chỉ thị này phù hợp với tư tưởng đại đoàn kết được nêu
trong Cương liñ h chin
́ h tri ̣đầ u tiên của Đảng , song quan điể m và chủ trương đúng
đắ n về mố i quan hê ̣ giữa dân tô ̣c và giai cấ p , về đa ̣i đoàn kế t dân tô ̣c vẫn chưa trở
thành tư tưởng chủ đạo của BCHTƯĐ lúc đó

, Hợi phản đế đờ ng minh Đơng

Dương chưa đươ ̣c thành lâ ̣p trong thực tế , song chủ trương đó cho thấy ngay từ khi
Đảng ra đời đã chú tro ̣ng đế n viê ̣c xây dựng
khố i đa ̣i đoàn kế t dân tô ̣c trong
MTDTTN. Chủ trương đúng đắ n đó của Đảng trong các giai đoa ̣n cách ma ̣ng sau
này, đã đươ ̣c hiê ̣n thực hóa với các tên gọi khác nhau cho cơng cuộc giải phóng
dân tộc.
Trong những năm 1936 – 1939, chủ nghĩa phát xít xuất hiện , nguy có mơ ̣t
cuô ̣c chiế n tranh thế giới đang đế n gầ n . Ở Đông Dương, thực dân Pháp tăng cường
đàn áp , bóc lột và bóp ngẹt các quyề n tự do dân chủ . Trước tiǹ h hiǹ h đó , tháng
7/1936, Hô ̣i nghi ̣Trung ương Đ ảng nhận định : hai nhiê ̣m vu ̣ chiế n lươ ̣c của cách
mạng Việt Nam là chống đế quốc và phong kiến là đúng đắn và không thay đổi

.


Tuy nhiên, muc tiêu trực tiế p trước mắ t của cách ma ̣ng Đông Dương lúc này là đấ u
tranh chố ng bo ̣n phản đô ̣ng thuô ̣c điạ đòi tự do , dân chủ , cơm áo , hịa bình . Để
thực hiê ̣n mu ̣c tiêu đó, Đảng chủ trương thành lâ ̣p Mă ̣t trâ ̣n nhân dân phản đế Đông
Dương (năm 1938 đổ i thành Mă ̣t trâ ̣n dân chủ Đông Dương ). Mă ̣t trâ ̣n bao gồ m
các giai cấp, các đảng phái, các dân tộc, các đồn thể chính trị và các tơn giáo , tín
ngưỡng khác nhau đoàn kế t đấ u tranh đòi những quyề n dân chủ, dân sinh.
Mă ̣t trâ ̣n dân chủ thực chấ t là mô ̣t hình thức của mă ̣t trâ ̣n phản đế rô ̣ng raĩ
đấ u tranh cho mu ̣c tiêu trước mắ t là dân sinh, dân chủ, là một “giải pháp” đúng đắn
để chuẩn bị điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc.
Tháng 9/1939, cuộc Chiến tranh thế giới thứ II bùng nở, phát xít Nhật xâm lược
Đông Dương (1940), Nhật – Pháp câu kết với nhau thống trị nhân dân Đông Dương, đẩy
nhân dân các dân tộc Đơng Dương rơi vào tình cảnh “một cổ hai tròng”, mâu thuẫn dân
tộc ngày càng sâu sắc, đòi hỏi cần phải giải quyết. Vì vậy, Hội nghị lần thứ 8 của

15


BCHTƯĐ (5/1941) do Hồ Chí Minh chủ trì khẳng định: “Trong lúc này nếu không giải
quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thể dân
tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia dân dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà
quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được” [42; tr. 113]. Hội
nghị quyết định thay đổi chiến lược, nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Để hồn thành
nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Đảng chỉ rõ:
“Phải tập trung cho được lực lượng cách mạng tồn cõi Đơng Dương, khơng
phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư sản bản xứ, ai có lịng u
nước thương nịi sẽ cùng nhau thống nhất mặt trận, thu góp tồn lực đem tất cả
ra giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc, đánh tan giặc Pháp – Nhật xâm
chiếm nước ta. Sự liên minh tất cả lực lượng của các giai cấp, đảng phái, các
nhóm cách mạng cứu nước, các tơn giáo, các dân tộc kháng Nhật, đó là cơng
việc cốt yếu của Đảng ta” [42; tr. 112-113].

Về vấn đề MTDTTN, Hội nghị vạch rõ sách lược của Đảng ta là: “Phải vận
dụng một phương pháp hiệu triệu hết sức thống thiết, làm sao đánh thức được tinh
thần dân tộc xưa nay trong nhân dân (hơn hết là dân tộc Việt Nam)” [42; tr. 122].
Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 19/5/1941 Mặt trận Việt Minh chính thức
được thành lập. Nêu cao ngọn cờ đại đồn kết dân tộc, Tun ngơn của Mặt trận Việt
Minh khẳng định: “Việt Minh chủ trương liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước,
không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính
trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”. Và “coi quyền lợi dân tộc
cao hơn hết thảy, Việt Minh sẵn sàng giơ tay đón tiếp những cá nhân hay đồn thể, không
cú theo chủ nghĩa quốc tế hay quốc gia, miễn thành thực muốn đánh đuổi Nhật, Pháp để
dựng lên một nước Việt Nam tự do và độc lập” [42; tr. 461,470]. Chương trình cứu nước
của Mặt trận Việt Minh cốt thực hiện hai điều mà toàn thể đồng bào Việt Nam đang
mong muốn:
1. Làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập;
2. Làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng sung sướng, tự do.
Chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh sau đúc kết thành 10 chính sách
lớn được Đại hội quốc dân Tân Trào thông qua và trở thành chính sách cơ bản của nước
Việt Nam Dân chủ cộng hoà sau này. Đánh giá về Mặt trận Việt Minh và Chương trình

16


cứu nước của Mặt trận, Hồ Chí Minh viết: “Cái tên Việt Nam độc lập đồng minh rất rõ
rệt, thiết thực và hợp với nguyện vọng toàn dân. Thêm vào đó, chương trình giản đơn,
thiết thực mà đầy đủ của Mặt trận gồm có 10 điểm như bài ca tuyên truyền đã kể:
Có mười chính sách bày ra,
Một là ích quốc, hai là lợi dân” [135; tr. 158].
Chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh là cơ sở quan trọng để Đảng đoàn
kết, tập hợp mọi lực lượng dân tộc. Trên cơ sở chủ trương, chính sách đúng đắn của
Đảng về mặt trận, Việt Minh đã nhanh chóng phát triển rộng rãi khắp trong cả nước. Các

đoàn thể Cứu quốc phát triển rộng lớn trong công nhân, nông dân, thợ thủ công, thanh
niên, học sinh, sinh viên, rồi đến cơng chức, tiểu thương, tiểu chủ. Khơng ít những nhà tư
sản, địa chủ u nước đã có cảm tình, ủng hộ và tham gia hoạt động Mặt trận Việt Minh.
Nhiều nhà tu hành cũng tham gia Mặt trận và nhiều nhà chùa đã trở thành cơ sở hoạt
động bí mật của Đảng, của Mặt trận. Trong hàng ngũ binh lính địch có những binh sĩ u
nước đã bí mật tham gia tổ chức Cứu quốc, hoặc có quan hệ với Mặt trận... Mặt trận Việt
Minh không chỉ phát triển rộng rãi trong cả nước mà cịn có nhiều cơ sở trong Việt kiều ở
nước ngồi, như Hội giải phóng Việt Nam ở Vân Nam, tập hợp những Việt kiều yêu
nước, khơng phân biệt xu hướng chính trị, tín ngưỡng nhằm đánh Nhật, đuổi Pháp, đòi
Việt Nam độc lập. Hội giải phóng Việt Nam được coi là một bộ phận của Mặt trận Việt Minh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thông qua Mặt trận Việt Minh, phong trào đấu tranh
của công nhân, nông dân, học sinh tiểu thương phát triển rộng rãi. Trong khi đó, tình hình
thế giới cũng có sự chuyển biến tích cực. Chiến thắng Xtalingrát và chiến thắng Cuốcxcơ
đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Trước sự chuyển biến của thời cuộc, tháng 2/1943, Ban Thường vụ trung ương
Đảng họp ở Võng La (Đông Anh, Hà Nội) để bàn về việc mở rộng MTDTTN và xúc
tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Hội nghị nhận định: Hiện nay ở Đông Dương thiếu
một phong trào cách mạng quốc gia tư sản và phong trào thanh niên học sinh. Do đó,
cuộc cách mạng ở Đơng Dương vẫn hẹp hịi, có tính cách cơng nơng hơn là tính cách
tồn dân tộc. Hội nghị đề ra chủ trương mở rộng hơn nữa Mặt trận Việt Minh, liên minh
với tất cả các đảng phái, các nhóm yêu nước ở trong và ngoài nước chưa gia nhập Mặt

17


trận Việt Minh, đẩy mạnh công tác vận động công nhân, nơng dân, binh lính, thanh niên
phụ nữ, tư sản, địa chủ yêu nước, các dân tộc thiểu số, Hoa kiều, lập ra Hội Văn hoá cứu
quốc ở thành phố nhằm đồn kết các văn nghệ sĩ, trí thức tham gia cách mạng.
Từ sau Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng năm 1943, Mặt trận Việt Minh
không ngừng lớn mạnh, khối đại đoàn toàn dân được củng cố và tăng cường, tập hợp

được mọi lực lượng dân tộc. Cùng với đồn kết cơng nhân, nơng dân, Mặt trận Việt Minh
cịn ra sức đoàn kết, tập hợp các tầng lớp khác. Năm 1943, Hội Văn hoá cứu quốc Việt
Nam được thành lập đã tập hợp được đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức u nước tham gia
cơng cuộc đấu tranh giành chính quyền. Với sự giúp đỡ tích cực của Đảng Cộng sản,
những trí thức yêu nước đã thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam (6/1944), một thành viên
tích cực của Mặt trận Việt Minh. Đảng Dân chủ Việt Nam ra đời đã “thu hút những thanh
niên trí thức và cơng chức Việt Nam, và làm mau tan rã hàng ngũ bọn Đại Việt thân
Nhật” [135; tr. 158]. Sự ra đời của Đảng Dân chủ Việt Nam cũng như việc thành lập Hội
Văn hố cứu quốc đã “góp phần phá âm mưu chia rẽ, lối kéo trí thức của Pháp – Nhật và
tay sai, giúp trí thức chọn đường cứu quốc, đem trí tuệ và tài năng của mình phục vụ sự
nghiệp giải phóng dân tộc” [21; tr. 205].
Có thể nói, chủ trương đoàn kết của Mặt trận Việt Minh, dưới sự lãnh đạo của
Đảng đã góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị lực lượng cách mạng và chuyển cách
mạng sang thời kỳ mới. Thời kỳ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn kết thúc. Ở Đông
Dương, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp và Pháp đã đầu hàng nhanh chóng. Ngày
12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta”. Chỉ thị xác định kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân
dân Đông Dương sau cuộc đảo chính là phát xít Nhật. Cùng với việc xác định kẻ thù
chính, Chỉ thị cũng nhấn mạnh phải mở rộng cơ sở của Mặt trận Việt Minh, nhằm đoàn
kết, tập hợp mợi lực lượng nhân dân vào cao trào kháng Nhật cứu nước. Trong lúc này,
việc mở rộng MTDTTN, thực hiện chính sách đại đồn kết, phân hố hàng ngũ kẻ thù,
tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ càng trở nên cấp thiết. Ngày 12/4/1945, Mặt trận
Việt Minh ra lời kêu gọi Mấy lời tâm huyết ngỏ cùng các vị quan chức ái quốc Việt Nam
và Mấy lời tâm huyết ngỏ cùng các vị huynh thứ ái quốc. Những văn kiện này đẩy nhanh

18


q trình phân hố và tranh thủ một bộ phận quan lại ngụy quyền vào lúc cách mạng

bùng nổ.
Với mục đích đồn kết, tập hợp mọi lực lượng dân tộc vào sự nghiệp đấu
tranh giành chính quyền, Hội nghị tồn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương đã
nhấn mạnh đến việc phải đẩy mạnh công tác vận động quần chúng cơng nhân,
nơng dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ, tư sản, địa chủ, công chức, đồng bào theo
đạo, các đảng phái... Nghị quyết cũng nhấn mạnh đến việc thi hành 10 chính sách
lớn của Mặt trận Việt Minh, coi đó là những mục tiêu cơ bản và trước mắt của toàn
Đảng, toàn dân.
Đầu năm 1945, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc,
thắng lợi nghiêng về phe đồng minh. Cao trào kháng Nhật cứu nước phát triển mạnh mẽ,
rộng lớn chưa từng thấy, đã thúc đẩy tình thế cách mạng chín muồi. Lúc này, đa số lực
lượng trung gian đã ngả về phía cách mạng. Rất nhiều người làm việc trong bộ máy
chính quyền tay sai của địch hoang mang, dao động, có những người giữ thái độ trung
lập, hoặc có cảm tình, ủng hộ Mặt trận; một số quan lại, kể cả một vài vị quan cao cấp
cũng bí mật liên hệ với Mặt trận. Khi thời cơ đến, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Giờ quyết định
cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải
phóng cho ta” [132; tr. 554]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Việt Minh đã phát
động toàn thể nhân dân vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước đưa Cách
mạng tháng Tám giành thắng lợi. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của
đường lối tập hợp lực lượng, tăng cường khối đại đồn kết dân tộc trong MTDTTN của
Đảng, trong đó Mặt trận Việt Minh là một sáng tạo lớn của Đảng.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước VNDCCH ra đời, bên cạnh
những thuận lợi, nhà nước non trẻ phải đối mặt với vơ vàn những khó khăn. Chưa
bao giờ trên đất nước ta lại có nhiều thù trong, giặc ngoài đến vậy. Hơn 20 vạn
quân Tưởng vào miền Bắc; 2,5 vạn quân Anh, Ấn vào miền Nam với danh nghĩa là
quân “Đồng minh” để giải giáp quân đội Nhật, nhưng thực chất là để tiêu diệt
Đảng, phá tan Việt Minh và lật đổ chính quyền cách mạng. Bên cạnh đó, các tổ
chức phản động, tay sai đế quốc, các lực lượng chống Cộng, chống Việt Minh như
Việt Nam Quốc dân Đảng do Vũ Hồng Khanh cầm đầu, Việt Nam Cách mạng


19


Đồng minh hội do Nguyễn Hải Thần làm Hội trưởng… nổi lên chống phá cách
mạng nước ta, phá hoại khối đại đồn kết dân tộc. Bên cạnh đó, những khó khăn
về kinh tế, tài chính, văn hóa – xã hội đã đặt chính quyền cách mạng non trẻ ở thế
“ngàn cân treo sợi tóc”.
Trong bối cảnh đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng
Đơng Dương vẫn là cách mạng giải phóng dân tộc - “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc
trên hết”. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Đảng sớm xác định phải củng cố và mở rộng
hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sự đồng lịng, nhất trí cao độ, nhằm đưa
đất nước ta thốt khỏi tình thế hiểm nghèo, bảo vệ vững chắc thành quả của Cách
mạng tháng Tám.
Để mở rộng hơn nữa khối đại đồn kết dân tộc phục vụ cơng cuộc kháng
chiến, kiến quốc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương: “Lập mặt trận dân
tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược. Mở rộng mặt trận Việt Minh cho nó
bao gồm mọi tầng lớp nhân dân” [43; tr. 26]. Thực hiện chủ trương đó, tháng
5/1946, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt) được
thành lập tại Hà Nội. Hội đã nhất trí cử cụ Huỳnh Thúc Kháng là Hội trưởng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh là Hội trưởng danh dự. Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam ra đời
với mục đích thu hút những người có tinh thần yêu nước và tồn tại bên cạnh Mặt
trận Việt Minh. Bản Tuyên ngôn, Cương lĩnh và điều lệ của Hội Liên hiệp Quốc
dân Việt Nam xác định mục đích: Đồn kết tất cả các đảng phái yêu nước và đồng
bào yêu nước vô đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị,
chủng tộc để làm cho nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, phú cường.
Tuyên ngôn nhấn mạnh:
Trong giờ phút lịch sử tồn vong của quốc gia dân tộc, những mâu thuẫn
giữa các xu thế chính trị, các tôn giáo, các giai cấp, những sự chia rẽ vô
lý giữa các dân tộc đều phải được dàn xếp, xoá bỏ và nhường bước cho
sự đại đoàn kết rộng rãi, thành thực, vững chắc. Sự ra đời của Hội Liên

hiệp quốc dân Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm cho “cuộc
đại đoàn kết ngày nay sẽ mang lại tự do chắc chắn cho dân tộc [43; tr. 71].

20


×