Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Đảng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

PHẠM VĂN BÚA

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
(TỪ 1986 ĐẾN NAY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội 2004


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

PHẠM VĂN BÚA

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
(TỪ 1986 ĐẾN NAY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Chuyên ngành
: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số
: 5.03.16


Người hướng dẫn : TS. Bùi Kim Đỉnh

Hà Nội 2004


QUY ƯỚC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CMVS

Cách mạng vô sản

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐĐKTD

Đại đoàn kết toàn dân

ĐĐKDT

Đại đoàn kết dân tộc


GCCN

Giai cấp công nhân

MTTQVN

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

MTDTTN

Mặt trận dân tộc thống nhất

TT

Trung tâm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT
DÂN TỘC TỪ 1986 ĐẾN 1991 ..................................................................... 6
1.1. Khái quát quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
trƣớc năm 1986. ......................................................................................... 6
1.2. Đảng đề ra đƣờng lối đổi mới - Bƣớc tiến mới trong xây dựng khối Đại
đoàn kết dân tộc........................................................................................ 17
CHƢƠNG 2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT
DÂN TỘC TỪ NĂM 1991 ĐẾN 2003 ......................................................... 39
2.1. Bối cảnh lịch sử mới và chủ trƣơng của Đảng để tăng cƣờng xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc .......................................................................... 39
2.2. Chính sách cụ thể của Đảng đối với các giai tầng xã hội.................... 51

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM........................................... 109
3.1. Kết quả ............................................................................................ 109
3.2. Một số nhận xét ............................................................................... 127
3.3. Kinh nghiệm qua quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của
Đảng. ...................................................................................................... 129
KẾT LUẬN ................................................................................................ 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 154


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta trong lịch sử dựng nƣớc
và giữ nƣớc, là một vấn đề chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam. Kế thừa và phát
huy truyền thống đó, ngay từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi trọng và
mở rộng khối Đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh dân tộc, kết hợp sức mạnh
truyền thống với sức mạnh thời đại, lãnh đạo nhân dân ta giành đƣợc những
thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh vì độc lập của tổ quốc, tự do, hạnh phúc của
nhân dân. Đoàn kết, đó là một chiến lƣợc, là bài học lớn của cách mạng Việt
Nam và đã đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn
kết; thành công, thành công, đại thành công".
Hiện nay, đất nƣớc ta đang đứng trƣớc những vận hội và những thách thức
mới. Trên thế giới, sau khi Liên Xô và các nƣớc XHCN Đông Âu sụp đổ, một trật
tự thế giới mới đang hình thành. Vấn đề dân tộc càng trở nên cực kỳ quan trọng.
Chúng ta vừa tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp để thoát khỏi
nghèo nàn, lạc hậu, vừa phải chống lại các thế lực thù địch nhằm bảo vệ độc lập
dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
diễn ra mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi để rút ngắn khoảng cách phát triển và
đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Xu thế quốc tế hoá,
vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình, lấy lợi ích quốc gia làm
mục đích đang phát triển. Ở trong nƣớc, đƣờng lối đổi mới toàn diện của Đảng ta

đã thu đƣợc những thành tựu bƣớc đầu rất quan trọng, làm tăng thêm niềm tin, sự
phấn khởi trong nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cƣờng khối Đại
đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, cũng nảy sinh nhiều nguy cơ và nhiều vấn đề mới.
Đã xuất hiện các giai tầng xã hội với mức sống chênh lệch vừa có quyền lợi và
nguyện vọng chung giống nhau, vừa có lợi ích riêng khác nhau; nảy sinh nhiều
mâu thuẫn mới, đặc biệt là các hiện tƣợng tiêu cực và các tệ nạn xã hội nhƣ: tham
nhũng, buôn lậu, làm giàu phi pháp, xa hoa, lãng phí, suy thoái đạo đức … làm
xói mòn khối đại đoàn kết dân tộc từ bên trong. Bên ngoài, các thế lực thù địch
1


ngày càng xảo quyệt và tỏ ra có kinh nghiệm hơn đang công kích, ráo riết đẩy
mạnh việc thực hiện âm mƣu "diễn biến hoà bình" nhằm chia rẽ, phá hoại khối
Đại đoàn kết dân tộc.
Thời kỳ từ 1975 đến 1985, Đảng đã có nhiều thành công trong xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân, nhƣng cũng có những khuyết điểm, sai lầm. Từ sau
Đại hội VI (tháng 12-1986) cùng với việc đổi mới toàn diện công cuộc xây dựng
CNXH trên đất nƣớc ta, Đảng cũng có những đổi mới rất quan trọng về xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc. Đây cũng là vấn đề mà Đảng ta hết sức quan tâm, nó
trở thành một trọng tâm của Đại hội IX của Đảng, đặc biệt là Hội nghị lần thứ
bảy Ban Chấp hành Trung Ƣơng Đảng khóa IX (tháng 01 - 2003). Với tầm quan
trọng của vấn đề nhƣ vậy, cho nên tôi quyết định chọn đây làm đề tài luận văn tốt
nghiệp cao học cho mình. Việc nghiên cứu lịch sử quá trình Đảng xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ lịch sử đặc biệt này, phân tích những ƣu, nhƣợc
điểm của quá trình và rút ra những nhận thức, kinh nghiệm sẽ có ý nghĩa thiết
thực nhằm tăng cƣờng khối đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi những mục tiêu
của cách mạng hiện nay. "Lúc này xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh phải được coi là mục tiêu hàng đầu của
đường lối Đại đoàn kết".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.

Đây là vấn đề chiến lƣợc, vì vậy đã đƣợc nghiên cứu dƣới nhiều góc độ
khác nhau, các công trình đƣợc công bố trên các sách,báo, tạp chí, Đó là:
- PGS. Lê Ngọc - Về tƣ tƣởng đại đoàn kết của chủ tịch Hồ Chí Minh,
Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3-1993.
- "Về Đại đoàn kết dân tộc và tăng cƣờng MTDTTN" Nxb, CTQG, Hà
Nội 1994.
- PGS.PTS Phùng Hữu Phú: Chiến lƣợc đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Nxb,
CTQG, Hà Nội, 1995.

2


- Nguyễn Túc: "Thực hiện chiến lƣợc Đại đoàn kết dân tộc, tăng cƣờng
MTDTTN vì sự nghiệp dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng văn minh" (Tạp
chí Thông tin lý luận, số 11-11- 1995).
- Uỷ ban Trung ƣơng MTTQVN: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết
dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất. Nxb CTQG, Hà Nội, 1996.
- GS.Đinh Xuân Lâm: Tƣ tƣởng Đại đoàn kết và chiến lƣợc Đại đoàn kết
Hồ Chí Minh. Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3, 1999.
- GS. Văn Tạo: Đại đoàn kết trên lập trƣờng giai cấp công nhân trong thời
đại mới. Báo Lao động và Công đoàn, số 5, 2002.
- PGS. TS. Lê Doãn Tá, PGS.TS. Trần Xuân Sầm, TS. Nguyễn Văn Sáu
(đồng chủ biên): Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong thời kỳ đổi mới đất
nƣớc - Vấn đề và kinh nghiệm. Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2002.
Ngoài ra, đã có những luận văn về vấn đề này nhƣ:
- Hoàng Trang - Chiến lƣợc đại đoàn kết của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc (1954 - 1975) (Luận án Phó Tiến sỹ Lịch
sử Đảng). Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
- Hoàng Thị Điều - Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện chiến lƣợc đại
đoàn kết dân tộc từ năm 1976 - 1991 (Luận án Tiến sỹ Lịch sử Đảng). Học viện

CTQG Hồ Chí Minh, 1999.
Các bài trên đều khẳng định vai trò của khối Đại đoàn kết dân tộc trong
CMDTDCND và trong CMXHCN cũng nhƣ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay
nói riêng; đề cập đến những thành công, tồn tại của việc xây dựng khối ĐĐKDT
trong thời kỳ mới. Đây là những tài liệu có ích để ngƣời viết tham khảo, kế thừa
khi nghiên cứu vấn đề. Nhƣng ĐĐKDT là một vấn đề rộng lớn, quan trọng, thực
tiễn ĐĐKDT đang đặt ra nhiều vấn đề rất cần có một cái nhìn tổng thể, lịch sử để
góp phần luận giải cho việc xây dựng khối ĐĐKDT trong thời kỳ đẩy mạnh sự
nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay.
3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
- Mục đích: Luận văn làm rõ những quan điểm và quá trình xây dựng
khối ĐĐKDT của Đảng trong thời kỳ đổi mới, rút ra những kinh nghiệm nhằm
tăng cƣờng khối ĐĐKDT hiện nay.
- Nhiệm vụ: Làm rõ quá trình xây dựng khối ĐĐKDT của Đảng từ năm
1986 đến nay, với các ƣu, nhƣợc điểm của quá trình, phân tích những kinh
nghiệm cơ bản qua việc xây dựng khối ĐĐKDT của Đảng trong thời kỳ này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- Đối tƣợng: ĐĐKDT là lĩnh vực lớn, liên quan đến các giai cấp, tầng lớp,
dân tộc, tôn giáo, trên cơ sở nắm vững quan điểm đó, đề tài tập trung nghiên cứu
quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc liên quan
đến vấn đề và quá trình xây dựng khối ĐKDT của Đảng.
- Phạm vi: Trong khuôn khổ thời gian cho phép, luận văn chỉ giới hạn
trong việc trình bày “ Đảng Cộng Sản Việt Nam xây dựng khối Đại đoàn kết
dân tộc trong sự nghiệp đổi mới từ 1986 đến 2003”. Để bảo đảm tính hệ thống
và làm nổi bật những thành công của Đảng trong quá trình xây dựng khối
ĐĐKDT, luận văn cũng trình bày khái quát quá trình xây dựng khối ĐĐKDT của
Đảng ta từ năm 1930 đến năm 1985.

5.Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết.
- Nguồn tài liệu: Dựa trên các tác phẩm của Mác – Lênin, Hồ Chí Minh
liên quan đến vấn đề đoàn kết; các văn kiện Đại hội, Hội nghị Trung Ƣơng của
Đảng; các báo cáo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; các công trình nghiên
cứu khoa học và các bài báo khoa học của các ngành, các địa phƣơng liên quan
đến đề tài.

4


- Phƣơng pháp: Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp lịch sử, lôgíc, đồng thời cũng vận dụng
các phƣơng pháp khác nhƣ: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê để nghiên cứu
đề tài.
6. Đóng góp của luận văn:
Luận văn trình bày một cách có hệ thống, tƣơng đối toàn diện những chủ
trƣơng, chính sách của Đảng trong quá trình xây dựng khối ĐĐKDT trong sự
nghiệp đổi mới đất nƣớc từ 1986 đến 2003; chỉ ra những thành công và hạn chế
của quá trình xây dựng khối ĐĐKDT. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm cơ bản
trong quá trình xây dựng khối ĐĐKDT của Đảng.
Luận văn hoàn thành sẽ là tài liệu bổ ích cho việc nghiên cứu, học tập
chuyên đề môn Lịch sử Đảng của Việt Nam, đồng thời cũng là gợi mở cho việc
thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và Hội nghị lần bảy (khoá IX) của Đảng.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo luận văn
chia làm 3 chƣơng, 7 tiết.
Chƣơng 1: Đảng lãnh đạo xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc từ năm
1986 đến 1991

Chƣơng 2: Đảng lãnh đạo xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc từ năm
1991 đến 2003
Chƣơng 3: Kết quả và kinh nghiệm.

5


CHƢƠNG 1

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT
DÂN TỘC TỪ 1986 ĐẾN 1991
1.1. Khái quát quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc trƣớc năm 1986.
1.1.1. Đoà n kế t dân tộ c trong cách mạ ng dân tộ c dân chủ nhân dân
(1930-1975):
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp của cách
mạng Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời, trong Cƣơng lĩnh đầu tiên, Đảng đã vạch rõ:
Phải thu phục cho đƣợc đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo
đƣợc dân chúng, Đảng phải thu phục cho đƣợc đông đảo nông dân và dựa chắc vào
nông dân nghèo; phải hết sức lôi kéo tiểu tƣ sản, trí thức, trung nông về phía mình lợi
dụng phú nông, trung tiểu địa chủ, tƣ bản Việt Nam …Đó là một cƣơng lĩnh cách mạng
giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới,
nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đƣợm tinh thần dân tộc, thể hiện nổi bật tƣ
tƣởng đại đoàn kết dân tộc (ĐĐKDT) của Đảng trong cuộc đấu tranh giải phóng. Đó
chính là nền tảng cho sự ra đời của MTDTTN khi thời cơ và điều kiện chín muồi.
Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng tháng 10-1930 do đồng
chí Trần Phú chủ trì đã thống nhất với Cƣơng lĩnh đầu tiên một số vấn đề thuộc về
chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam. Song, Luận Cƣơng đã không đề ra đƣợc một
chiến lƣợc liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống lại đế quốc
Pháp và tay sai. Luận Cƣơng đã phủ nhận vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tƣ sản,

phủ nhận mặt tích cực của giai cấp tƣ sản dân tộc, cƣờng điệu mặt tiêu cực của họ,
không thấy đƣợc khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc.
Ngày 18-11-1930, trong Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, Đảng
cộng sản Đông Dƣơng đã nêu lên tƣ tƣởng chiến lƣợc cách mạng đúng đắn là coi
việc đoàn kết toàn dân lại thành một tổ chức, lực lƣợng thật rộng rãi, trong đó
6


công nông là hai động lực chính, là một điều kiện thắng lợi của cách mạng giải
phóng dân tộc. Chỉ thị phê phán những nhận thức không đúng về vai trò đoàn kết
dân tộc. Chỉ thị nêu rõ: "Giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân
quyền ở Đông Dương nếu không tổ chức được lực lượng thật rộng, thật kín thì
cách mạng cũng khó thành công". Tuy nội dung của bản chỉ thị này phù hợp với
tƣ tƣởng ĐKDT đã nêu trong Cƣơng Lĩnh đầu tiên của Đảng, nhƣng vẫn chƣa trở
thành tƣ tƣởng chủ đạo của Ban chấp hành Trung ƣơng.
Thời kỳ 1936 - 1939, nhận thức về vấn đề Mặt trận thống nhất của Đảng đã
có sự phát triển vƣợt bậc. Ngoài công - nông, Đảng đã tập hợp các lực lƣợng, các
tầng lớp trung gian rộng rãi, cả một bộ phận phong kiến, địa chủ ... để thành lập
Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dƣơng (sau gọi là Mặt trận dân chủ
Đông Dƣơng) huy động lực lƣợng toàn dân tộc tập dƣợt cho Cách mạng tháng
Tám. Có thể nói rằng, đây là cuộc động viên chính trị to lớn chƣa từng có dƣới
thời Pháp thuộc.
Thời kỳ 1939 - 1945: Thời kỳ này Đảng mới có thay đổi cơ bản trong
nhận thức về vấn đề dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất. Hội nghị lần thứ 6
Ban chấp hành hội Trung ƣơng Đảng (1939) quyết định chuyển hƣớng chỉ đạo
chiến lƣợc, giƣơng cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Để cuốn hút lực
lƣợng của toàn dân tộc, Hội nghị chủ trƣơng thành lập Mặt trận dân tộc Phản đế
Đông Dƣơng, xác định lực lƣợng chính của cách mạng là công nhân, nông dân,
trí thức; Đoàn kết với tiểu tƣ sản thành thị và nông thôn, đồng minh hoặc trung

lập giai cấp tƣ sản bản xứ, trung tiểu địa chủ.
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (5-1941), chủ
trƣơng thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt
minh), tập hợp rộng rãi mọi lực lƣợng yêu nƣớc, không phân biệt khuynh hƣớng
chính trị, tín ngƣỡng, tôn giáo, giai cấp xã hội, nam nữ v.v… nhằm đánh Pháp,
đuổi Nhật. Về tính chất của chính quyền, Đảng xác định: “Sau khi đánh đuổi
đƣợc Pháp- Nhật sẽ thành lập một nƣớc Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần tân
dân chủ, chính quyền cách mạng của nƣớc dân chủ mới ấy không phải thuộc
7


quyền riêng của một giai cấp nào mà là của chung toàn thể dân tộc, chỉ trừ có bọn
tay sai của đế quốc Pháp - Nhật và những bọn phản quốc, những bọn thù”.
Trong một bức thƣ gửi đồng bào cả nƣớc (6-1940), Nguyễn Ái Quốc đã
đƣa ra khái niệm mới: “Toàn dân đoàn kết". Ngƣời chỉ rõ: Hiện thời muốn đánh
Pháp - Nhật, ta chỉ cần một điều: “Toàn dân đoàn kết”. Nhƣ vậy, đến đây, Đảng
ta đã hoàn chỉnh thêm đƣờng lối cứu nƣớc và chiến lƣợc ĐĐKDT phù hợp với
đƣờng lối cách mạng đã đƣợc vạch ra trong Chính cƣơng vắn tắt, sách lƣợc vắn
tắt. Từ năm 1943 đến Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng ta tiếp tục phát triển
chiến lƣợc ĐĐKDT. Mặt trận Việt Minh phát triển mạnh, bao gồm tất cả các lực
lƣợng yêu nƣớc tham gia với các đoàn thể “cứu quốc”. Để mở rộng hơn nữa khối
ĐĐKDT, năm 1943, Đảng đề ra “Đề cương văn hoá” vận động thành lập Hội
văn hoá cứu quốc Việt Nam. Tháng 6-1944, Đảng vận động một số trí thức tiến
bộ lập Đảng dân chủ Việt Nam, cử cán bộ vận động binh lính Việt Nam trong
quân đội Pháp. Tháng 4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị “về việc tổ chức các
Ủy ban dân tộc giải phóng”. Tiếp theo đó, Hội nghị Quốc dân và Đại hội quốc
dân họp tại Tân Trào (8-1945) đã thông qua chủ trƣơng tổng khởi nghĩa và bầu ra
Ủy ban dân tộc giải phóng (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ
tịch. Điều đó nói lên tinh thần đoàn kết và ý chí quyết tâm của toàn dân tộc dƣới
sự lãnh đạo của Đảng. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cũng là thắng lợi của

Mặt trận Việt Minh, thắng lợi của việc xây dựng khối ĐĐKDT dƣới sự lãnh đạo
của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau Cách mạng tháng Tám, đất nƣớc có nhiều thuận lợi, nhƣng gặp
không ít khó khăn, "vận mệnh của dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc". Trƣớc tình
thế đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu cao khẩu hiệu: "Dân tộc trên hết",
"Tổ quốc trên hết". Đảng tổ chức tổng tuyển cử trong cả nƣớc theo phổ thông đầu
phiếu; thành lập Mặt trận Liên Việt (5-1946), đảng Xã hội Việt Nam (5-1946),
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (10-1946)
v.v…để thu hút lực lƣợng yêu nƣớc của toàn thể dân tộc vào Mặt trận dân tộc
thống nhất, trong đó khối Liên Minh công - nông là nòng cốt, nhằm bảo vệ, xây
8


dựng chính quyền, cứu đói miền Bắc, kháng chiến ở miền Nam, vƣợt qua thử
thách khắc nghiệt của thời kỳ 1945 – 1946.
Khi thực dân Pháp vi phạm những điều khoản của Hiệp định Sơ Bộ(6-3)
lấn chiếm ta ở nhiều nơi và gây ra nhiều vụ thảm sát lớn, Ban thƣờng vụ Trung
ƣơng Đảng đã phát động cuộc kháng chiến trên quy mô cả nƣớc; Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ra lời kêu gọi (19-12-1944) để huy động lực lƣợng đoàn kết toàn
dân. Ngƣời nói: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không chia tôn
giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân
Pháp để cứu tổ quốc … thắng lợi nhất định về dân tộc ta". Tiếp theo đó là chỉ thị
"Toàn dân kháng chiến" (22-12-46) của Ban thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng và đặc
biệt là tác phẩm"Kháng chiến nhất định thắng lợi" của đồng chí Trƣờng Chinh đã
nêu bật đƣờng lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là
chính của Đảng. Đƣờng lối đó chính là biểu hiện của tƣ tƣởng ĐĐKDT của Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đƣờng lối đó tiếp tục đƣợc Đại hội II của Đảng ( 21951) hoàn chỉnh thêm một bƣớc về mặt lý luận. Lần đầu tiên trong Chính cƣơng
của mình Đảng khẳng định: Tầng lớp trí thức cùng với liên minh công nhân và
nông dân là nền tảng của MTDTTN.
Để phát huy hơn nữa khối ĐĐKDT trong kháng chiến, tháng 3-1951, Đại

hội Mặt trận Việt Minh - Liên Việt đã thống nhất thành Mặt trận Liên Hiệp Quốc
dân Việt Nam (gọi tắt là LiênViệt). Đến đây khối ĐĐKDT đã đƣợc xây dựng và
nâng thêm một bƣớc. Thực tế, với sức mạnh của khối ĐĐKDT, chúng ta đã đập
tan ách xâm lƣợc của thực dân Pháp, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở nửa nƣớc.
Thời kỳ 1954-1975 đất nƣớc bị chia cắt làm 2 miền với hai chế độ chính
trị - xã hội khác nhau, cả nƣớc tiến hành đồng thời hai chiến lƣợc cách mạng.
Tình hình mới đòi hỏi phải nâng khối ĐĐKDT lên tầm cao. Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ rõ: "Muốn tiến lên CNXH thì toàn dân cần đoàn kết lâu dài, đoàn kết
thật sự và cùng nhau tiến bộ" [78, tr. 937], và “trong cuộc cách mạng dân tộc

9


dân chủ nhân dân cũng như cách mạng XHCN, MTDTTN là một trong những lực
lượng to lớn của cách mạng Việt Nam" [79, tr.605].
Đối với giai cấp tƣ sản dân tộc, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lê nin,
Hồ Chí Minh xem giai cấp tƣ sản dân tộc là thành viên của dân tộc và đoàn kết
lâu dài. Đối với những ngƣời “lầm đường lạc lối”, Ngƣời chủ trƣơng, “Nếu ngày
nay họ thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân tộc, chúng ta sẵn
sàng đoàn kết để cùng nhau giữ gìn và củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất,
hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc" [76, tr.341]. Ngƣời căn dặn, cần
phải xoá bỏ thành kiến, thật thà đoàn kết, giúp đỡ họ để cùng tiến bộ, để cùng
phục vụ nhân dân.
Tháng 9-1955, Đại hội Mặt trận Liên Việt quyết định thành lập Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, MTTQVN sẽ mở rộng hơn nữa, củng cố
hơn nữa, đoàn kết tất cả những ngƣời thật sự yêu tổ quốc, yêu hoà bình, không
phân biệt họ thuộc Đảng phái nào, tôn giáo, tầng lớp nào và quá khứ của họ đã
hợp tác với phe nào” [77, tr.61]. Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng
miền Nam đƣợc thành lập. Mặt trận chủ trƣơng đoàn kết tất cả các tầng lớp, các

giai cấp, các dân tộc, các Đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu
nƣớc, không phân biệt xu hƣớng chính trị nhằm đánh đổ ách thống trị của đế
quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm, thực hiện dân chủ, hoà bình, thống nhất
Tổ quốc.
Có thể nói rằng, trong suốt thời kỳ 1954-1975, công tác mặt trận, xây
dựng khối ĐKDT trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, và cách mạng
XHCN của Đảng đã đạt đƣợc những thành tựu xuất sắc, phát huy đƣợc sức mạnh
ĐĐKDT vì mục đích chung giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc.
1.1.2. Khối đoàn kết dân tộc trong thời kỳ 10 năm đầu cả nƣớc đi lên
theo định hƣớng XHCN (1975-1985)

10


Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nƣớc bƣớc sang một thời kỳ mới, thời kỳ
cả nƣớc đi lên theo định hƣớng XHCN. Đất nƣớc có những thuận lợi cơ bản,
nhƣng đồng thời cũng phải đƣơng đầu với những khó khăn, phức tạp.
Về thuận lợi, Tổ quốc đã đƣợc độc lập, thống nhất là điều kiện quan trọng
để huy động các tiềm năng, sức mạnh của thiên nhiên và con ngƣời, nhằm phục
vụ công cuộc xây dựng đất nƣớc. Hơn nữa, chúng ta kế thừa những kinh nghiệm
thành công và không thành công của quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc; uy
tín và địa vị của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế đƣợc nâng cao; xu thế hoà bình, độc
lập, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới phát triển mạnh; cách mạng khoa học công nghệ và những xu thế, khả năng mới (có thời cơ, vận hội) để Việt Nam tiếp
thu và rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nƣớc khu vực.
Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, tín ngƣỡng, nhiều
giai cấp, nhiều thành phần kinh tế- xã hội mang những đặc điểm, nguyện vọng
và lợi ích khác nhau. Trải qua nhiều năm chiến tranh, đất nƣớc bị chia cắt cùng
với những âm mƣu thủ đoạn chia rẽ của kẻ thù, không chỉ để lại những hậu quả
nặng nề về đời sống kinh tế-xã hội mà còn để lại những vƣớng mắc, thành kiến
và cả những mặc cảm của không ít ngƣời, nhất là những ngƣời đã từng cộng tác

với chế độ cũ. Mặt khác, các thế lực đế quốc phản động do Mỹ cầm đầu thực hiện
chính sách bao vây, cấm vận, chống phá cách mạng nƣớc ta; khuyến khích dân di
tản và ngăn cản Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc; kích động đồng bào Khơ Me
Nam Bộ gây bạo loạn ở Cửu Long, Minh Hải, Sài gòn…. Đƣợc sự giúp đỡ của
các thế lực thù địch, tập đoàn Pôn Pốt kích động hận thù dân tộc, từng bƣớc mở
rộng chiến tranh biên giới xâm lƣợc nƣớc ta.
Tất cả những khó khăn, phức tạp nêu trên đã đặt đất nƣớc ta trƣớc thách
thức mới, yêu cầu bức thiết là phải tiếp tục xây dựng và củng cố khối ĐĐKDT,
xây dựng MTDTTN nhằm phát huy sức mạnh toàn dân xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
Đảng ta khẳng định: “Khối đại đoàn kết toàn dân là nguồn sức mạnh vô tận đảm
bảo hoàn thành những nhiệm vụ lịch sử trong giai đoạn mới”. Đồng thời, phải
thực hiện tốt liên minh công nông, đoàn kết chặt chẽ với trí thức và các tầng lớp
11


nhân dân lao động khác, đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo, nhân sỹ, cùng những
ngƣời Việt Nam sống ở nƣớc ngoài muốn góp phần xây dựng đất nƣớc.
Trƣớc thực trạng đất nƣớc bị phân li do chiến tranh, Hội nghị lần thứ 24
(8-1975) của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng quyết định: Hoàn thành thống
nhất nƣớc nhà đƣa cả nƣớc tiến lên CNXH. Hội nghị khẳng định: Thống nhất
nƣớc nhà vừa là nguyện vọng thiết tha của nhân dân cả nƣớc, vừa là quy luật
khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam.
Ngà y 25-4-1976, cử tri cả nƣớc đã phấn khởi đi bỏ phiếu, đạt tỷ lệ
98,77%. 492 đại biểu đã đƣợc bầu vào Quốc hội gồm đủ các thành phần công
nhân, nông dân, trí thức, các lực lƣợng vũ trang, các tầng lớp thanh niên, phụ nữ,
tôn giáo và các dân tộc ít ngƣời. Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử chung cả nƣớc
là thắng lợi của ý chí toàn dân và cũng chính là thắng lợi của tinh thần đoàn kết
của dân tộc Việt Nam. Ngày 4-12-1977, Đại hội MTDTTN đã thống nhất các tổ
chức mặt trận hai miền thành Mặt trận thống nhất lấy tên là “Mặt trận tổ quốc
Việt Nam”. Đến đây khối ĐĐKDT đã đƣợc xây dựng, củng cố thêm một bƣớc.

Đáp ứng yêu cầu xây dựng CNXH trên phạm vi cả nƣớc. Tiếp theo đó, phát huy
sức mạnh dân tộc trong thời kỳ mới để xây dựng và phát triển đất nƣớc, Đại hội
IV của Đảng (12-1976) đã vạch ra đƣờng lối chung, đƣờng lối kinh tế cho cả
nƣớc. Về cải tạo XHCN đối với công thƣơng nghiệp tƣ bản tƣ doanh ở miền
Nam, Đại hội IV xác định: “Phải cải tạo XHCN chủ yếu bằng con đƣờng công tƣ
hợp doanh ... xóa bỏ ngay thƣơng nghiệp tƣ bản chủ nghĩa, chuyển phần lớn tiểu
thƣơng sang sản xuất” [30, tr.51]. Đảng đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 1980
“phải hoàn thành cải tạo phát triển kinh tế, văn hóa ... đƣa nền kinh tế nƣớc ta từ
sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN trong khoảng thời gian 20 năm” [30, tr.68].
Thực tiễn cho thấy, công tác cải tạo công thƣơng nghiệp tƣ bản tƣ doanh
ở miền Nam là nóng vội, chủ quan, đi ngƣợc lại chủ trƣơng của Hội nghị lần thứ
24 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá III (9-1975): "Trong một thời gian
nhất định ở miền Nam còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh

12


XHCN, kinh tế hợp doanh nửa XHCN … Cần ra sức sử dụng mọi khả năng lao
động, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý đẩy mạnh sản xuất ".
Về cải tạo XHCN và củng cố quan hệ sản xuất trong nông nghiệp: Thực tế cho
thấy ở miền Bắc, khi quy mô hợp tác ngày càng lớn thì ruộng đất bị bỏ hoang ngày
càng nhiều (hàng năm có khoảng 2,4 - 8,7 vạn ha ruộng bị bỏ hoang); các ngành nghề
làm ăn thua lỗ, thu nhập của xã viên ngày càng thấp (đến năm 1980 bình quân lƣơng
thực tính theo đầu ngƣời trong các hợp tác xã chỉ còn 10,4kg/tháng, có nơi chỉ đạt 56kg/ tháng). Từ cuối năm 1970, ở một số địa phƣơng đã xuất hiện "khoán chui". Còn
ở miền Nam, cuối năm 1975, tình hình ruộng đất ở miền Nam diễn biến phức tạp; gần
6 triệu nông dân phiêu tán trong trong chiến tranh nay đã trở về quê hƣơng bản quán,
số tá điền không có ruộng đất khá nhiều. Nhu cầu ruộng đất trở nên nóng bỏng, hiện
tƣợng tranh chấp ruộng đất trở thành một vấn đề xã hội gay gắt, đặc biệt ở Nam Bộ,
khối đoàn kết dân tộc đang bị suy yếu.
Trƣớc tình hình đó, để ổn định đời sống nhân dân mà nhất là nông dân,

Đảng chủ trƣơng "điều chỉnh ruộng đất", coi đó là bƣớc chuẩn bị để đƣa nông
dân phía Nam đi vào con đƣờng tập thể hoá.
Nhƣ vậy, có thể nói rằng trong chiến tranh sức mạnh của dân tộc đƣợc
phát huy cao độ, thì đến đây sức mạnh của dân tộc chƣa đƣợc phát huy mà còn bị
suy giảm, đòi hỏi Đảng và Nhà nƣớc phải điều chỉnh chính sách kinh tế- xã hội
cho phù hợp với tình hình.
* Đổi mới từng phần, khơi dậy sức mạnh toàn dân.
Tín hiệu đổi mới bắt đầu từ Hội nghị Trung ƣơng lần 6 khoá IV (81979). Hội nghị đã bƣớc đầu đổi mới về kinh tế. Hội nghị chủ trƣơng "cho sản
xuất bung ra theo kế hoạch Nhà nước… nhằm khuyến khích mọi người hăng
hái sản xuất". Vấn đề lợi ích của ngƣời lao động đã đƣợc quan tâm hơn. Hội
nghị coi việc đẩy mạnh sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp nhằm bảo đảm vững
chắc lƣơng thực, thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp là
“nhiệm vụ trọng tâm nhất”. Đồng thời ban hành ngay chính sách khuyến
13


khích sản xuất nông nghiệp: ổn định mức nghĩa vụ lƣơng thực trong 5 năm,
phần còn lại bán cho Nhà nƣớc theo giá thoả thuận và lƣu thông tự do, khuyến
khích kinh tế tập thể và gia đình xã viên khai hoang, đẩy mạnh thâm canh,
tăng vụ. Kết hợp kế hoạch với thị trƣờng, khẳng định sự cần thiết, tồn tại thị
trƣờng tự do. Hội nghị đã thừa nhận ở Miền Nam tồn tại 5 thành phần kinh tế.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu đã đƣợc nhân dân cả nƣớc phấn khởi đón
nhận. Thực hiện Nghị quyết 6, tháng 10-1979, Hội đồng chính phủ công bố xoá
bỏ các trạm kiểm soát kiểu ngăn sông, cấm chợ, ngƣời sản xuất đƣợc tự do lƣu
thông hàng hoá ngoài thị trƣờng, không phải nộp thuế sau khi làm tròn nghĩa vụ
đầy đủ với Nhà nƣớc. Tín hiệu đổi mới này đã khôi phục niềm tin cho nhân dân,
bƣớc đầu tạo động lực trong sản xuất.
Ngày 13-1-1981, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra chỉ thị 100CT-TW về
cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người
lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Chỉ thị đã nhanh chóng đƣa “khoán” trở

thành phong trào mạnh mẽ trên cả nƣớc, tạo ra hiệu quả kinh tế lớn. Tốc độ tăng
trƣởng của nông nghiệp thời kỳ 1981 - 1985 bình quân hàng năm là 4,9% so với
1,9% thời kỳ 1976 - 1980.
Ngày 21-1-1981 Chính phủ ban hành Quyết định 25-CP về một số chủ
trương và biện pháp nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất - kinh
doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh. Quyết định
còn cho phép các xí nghiệp quốc doanh có nhiều nguồn cân đối và kế hoạch 3
phần (phần Nhà nƣớc giao, phần tự làm và phần sản phẩm phụ). Quyết định
25-CP đã giúp cho cơ sở khắc phục đƣợc những thiếu thốn vật tƣ, khôi phục
đƣợc khả năng sản xuất, giải quyết thêm công ăn việc làm cho công nhân, viên
chức, góp phần làm cho mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân thêm chặt chẽ.
Cùng ngày, Hội đồng chính phủ ban hành Quyết định 26-CP về việc mở rộng
hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng
cho các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước. Quyết định đã góp phần
làm giảm tình trạng trì trệ trong sản xuất của các doanh nghiệp Nhà nƣớc,
14


phong trào sản xuất phát triển mạnh. Năm 1981 sản xuất công nghiệp đạt đƣợc
kế hoạch, riêng công nghiệp địa phƣơng vƣợt kế hoạch 7,5%.
Nhƣ vậy, Quyết định số 25 - CP và Quyết định số 26 - CP đó thể hiện
bƣớc đầu sự đổi mới tƣ duy kinh tế trong nông nghiệp và công nghiệp của Đảng,
góp phần củng cố khối liên minh công nông và khối đoàn kết dân tộc.
Rút kinh nghiệm đã qua, Đại hội V của Đảng (3-1982) đã có những bƣớc
điều chỉnh phù hợp. Trong nhiệm vụ xây dựng CNXH Đại hội đã có những tƣ
duy mới: xác định nƣớc ta đang ở chặng đƣờng đầu tiên của thời kỳ quá độ; coi
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; trong một thời gian nhất định ở miền Nam còn
5 thành phần kinh tế. Tƣ tƣởng này đã khắc phục đƣợc một phần hạn chế trong
quan niệm về CNH của Đại hội IV khi điều kiện nƣớc ta chƣa cho phép.
Sau Đại hội V, Đảng ta đã tiến hành nhiều Hội nghị Trung ƣơng trong đó

có 8 Hội nghị bàn về kinh tế xã hội. Có thể nói rằng, đây là quá trình tìm tòi
hƣớng đi mới của Đảng sao cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của xã hội Việt
Nam, nhằm giải quyết những khó khăn trong đời sống của nhân dân, giải phóng
sức sản xuất, thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội. Đó là cơ sở để Đảng ta hình thành
đƣờng lối đổi mới toàn diện sau này.
Đồng thời với việc tìm tòi, khảo nghiệm để vạch ra đƣờng lối đi lên cho
đất nƣớc, đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân sau chiến tranh, góp
phần giữ vững và củng cố khối ĐĐKDT trong sự nghiệp xây dựng đất nƣớc,
Đảng ta cũng rất quan tâm đến công tác MTTQVN - Tổ chức tập hợp của khối
ĐĐKDT. Ngày 18-4-1983, Ban Bí Thƣ Trung ƣơng Đảng ra chỉ thị số 17 về
“tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác MTTQVN trong giai đoạn
mới”. Chỉ thị nêu rõ: MTTQVN là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn nhất, vừa có
tính chất liên hợp rộng rãi, vừa có tính chất quần chúng sâu sắc, mặt trận đại diện
chung cho quyền làm chủ của nhân dân lao động, là sợi dây nối các tầng lớp xã
hội rộng rãi với Đảng, là chỗ dựa vững chắc của Nhà nƣớc.

15


Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, nhìn chung chúng ta không thực
hiện đƣợc mục tiêu “cơ bản ổn định tình hình kinh tế xã hội, ổn định đời sống
nhân dân” do Đại hội V đề ra. Tình hình kinh tế xã hội lâm vào tình trạng khủng
hoảng gay gắt, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, nhân dân giảm lòng tin
vào sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nƣớc.
Tóm lại: mặc dù công cuộc xây dựng CNXH trong thời kỳ 10 năm đầu
còn gặp rất nhiều khó khăn ảnh hƣởng không nhỏ đến khối ĐĐKDT, nhƣng vấn
đề xây dựng khối ĐĐKDT đã đạt đƣợc những thành tựu đáng chú ý nhƣ: Đã hoàn
thành thống nhất nƣớc nhà về mặt Nhà nƣớc; thông qua Hiến pháp nƣớc Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Đảng và nhân dân ta đoàn kết một lòng trong
việc giành thắng lợi trong chiến tranh biên giới, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự

an toàn xã hội; toàn Đảng, toàn dân đã sát cánh trong khó khăn, phát huy sáng
kiến, thử nghiệm, tìm tòi tìm ra lối thoát khắc phục khủng hoảng kinh tế xã hội
của đất nƣớc; đặc biệt là hoạt động của MTTQVN đã góp phần quan trọng trong
việc vận động mọi tổ chức, mọi tầng lớp nhân dân nhƣ các nhân sĩ, trí thức,
những ngƣời có uy tín trong tôn giáo, các nhà tƣ sản, những ngƣời sản xuất kinh
doanh thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và những ngƣời có công với
cách mạng...v.v. tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thƣơng chiến tranh.
Bên cạnh những thành công, việc xây dựng khối ĐKDT trong thời kỳ
1975-1985 còn nhiều hạn chế; một số cấp ủy Đảng chƣa nhận thức đúng vị trí,
chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận trong giai đoạn mới; coi nhẹ công tác mặt trận;
lãnh đạo công tác Mặt trận không chặt chẽ, bố trí cán bộ không thích hợp v.v…
Mặt khác, chƣa nhận thức đƣợc tính chất lâu dài của thời kỳ quá độ lên CNXH;
chƣa thấu suốt đặc điểm nƣớc ta là nƣớc sản xuất nhỏ còn phổ biến; không thấy
đƣợc tính tích cực của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đi đến xóa bỏ
các thành phần kinh tế tƣ nhân. Nhận thức đơn giản việc xây dựng CNXH, chỉ
cần qua vài kế hoạch 5 năm là vƣợt qua thời kỳ quá độ; đẩy mạnh công nghiệp
hóa XHCN, khi chƣa có đủ điều kiện cần thiết, không tôn trọng các quy luật
16


khách quan. Hơn nữa, trong quá trình xây dựng khối ĐĐKDT, Đảng chú ý nhiều
đến lợi ích chính trị, mà chƣa nhận thức đƣợc rằng trong thời kỳ hoà bình, cùng
với lợi ích chính trị, lợi ích kinh tế mới là động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi hoạt
động của các lực lƣợng xã hội; là cơ sở để xây dựng khối ĐĐKDT. Đồng thời, do
duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, phân phối bình quân đã làm
triệt tiêu động lực của nhân dân. Hiện tƣợng công nhân bỏ xí nghiệp, nông dân
trả lại ruộng, giáo viên bỏ nghề, trí thức chạy ra nƣớc ngoài là chuyện không bình
thƣờng. Đảng đã nhận thức đƣợc những sai lầm đó và đã từng bƣớc sửa sai. Song
việc sửa chữa, về cơ bản vẫn theo tƣ duy cũ nhất là quan niệm chƣa đúng về vai

trò của các thành phần kinh tế “phi xã hội chủ nghĩa”. Không khai thác tốt kinh tế
tƣ nhân. Từ chỗ nhận thức "kinh tế tư nhân hàng ngày, hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa
tư bản và giai cấp tư sản một cách tự phát" đi tới không thừa nhận kinh tế hàng
hoá, không chấp nhận thị trƣờng tự do, chỉ chấp nhận thị trƣờng có tổ chức, mua
bán theo lệnh, giá cả đƣợc định ra từ cấp trên, không từ thị trƣờng. Điều đó, đã
gây khó khăn cho việc củng cố khối ĐKDT.
Từ thực tiễn 10 năm đầu xây dựng đất nƣớc với tƣ duy cũ về CNXH, cho
chúng ta một bài học không mới nhƣng rất có giá trị là: khi nào đƣờng lối, chính
sách đúng đắn hợp lòng dân, sản xuất phát triển, đời sống cải thiện thì khi đó thực
hiện tốt chiến lƣợc ĐĐKDT và ngƣợc lại khi nào đƣờng lối chính sách không
hợp lòng dân thì khối ĐĐKDT bị đe dọa.
Thực tiễn đó là bài học quý báu cho Đảng ta trong việc xây dựng khối
ĐKDT trong thời kỳ đổi mới, đƣa đất nƣớc tiến lên dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội
công bằng, văn minh.
1.2. Đảng đề ra đƣờng lối đổi mới - bƣớc tiến mới trong xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc.
1.2.1.Đƣờng lối đổi mới với những chính sách mới trong chiến lƣợc
xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

17


Vấn đề xây dựng khối ĐKDT có liên quan mật thiết đến đƣờng lối của
Đảng. Đƣờng lối cách mạng XHCN đúng đắn là cơ sở cho việc phát huy thắng
lợi việc xây dựng khối ĐKDT; quá trình thực hiện chiến lƣợc ĐĐKDT lại góp
phần hoàn chỉnh đƣờng lối.
Đại hội VI của Đảng (12-1986) đã đề ra đƣờng lối đổi mới toàn diện. Với
tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật, Đại hội
đã kiểm điểm nghiêm túc những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình lãnh đạo
xây dựng CNXH. Từ đó, Đại hội chỉ rõ nguyên nhân, nêu ra biện pháp khắc

phục, xác định mục tiêu phấn đấu. Đặc biệt là việc Đại hội vạch ra những phƣơng
hƣớng cơ bản của các chính sách kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với
việc xây dựng khối ĐKDT.
Về nguyên nhân của những tồn tại trong xã hội Việt Nam, Đại hội không
coi nhẹ nguyên nhân khách quan nhƣng nhấn mạnh những sai lầm, khuyết điểm
thuộc về sự lãnh đạo của Đảng ta. Trong những nguyên nhân chủ quan, có những
nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc xây dựng khối ĐĐKDT nhƣ: Bố trí cơ cấu kinh
tế, cơ cấu đầu tƣ có khuyết điểm lớn, thiên về công nghiệp và công trình quy mô,
không tập trung sức giải quyết vấn đề cơ bản đó là lƣơng thực, thực phẩm, phát
triển sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; Cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với
các thành phần kinh tế “phi xã hội chủ nghĩa” tỏ ra nóng vội, đơn giản, buông
lỏng; chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế (cơ chế tập trung quan liêu bao cấp,
hành chính mệnh lệnh); buông lỏng chuyên chính vô sản.
Từ đánh giá trên, Đại hội VI rút ra 4 bài học kinh nghiệm của Đảng trong
quá trình lãnh đạo, chỉ đạo từ đây trở đi. Trong đó cả 4 bài học liên quan đến vấn
đề chính sách ĐKDT: Một là, Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán
triệt tƣ tƣởng “Lấy dân làm gốc” chăm lo xây dựng và phát huy quyền làm chủ
của nhân dân lao động. Hai là, Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, phải tôn trọng
và hoạt động theo các quy luật khách quan. Ba là, phải kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới. Bốn là, phải xây dựng Đảng

18


ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của Đảng cầm quyền đang lãnh đạo nhân xây
dựng CNXH.
Đại hội VI đƣa ra nhận thức đúng đắn là: Nƣớc ta từ sản xuất nhỏ đi lên
chủ nghĩa xã hội nhất thiết không đƣợc chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn
mà phải trải qua nhiều bƣớc quá độ. Từ đó, Đại hội chủ trƣơng cần phải đổi mới
toàn diện và sâu sắc trên tất cả các mặt trong đƣờng lối xây dựng CNXH trong

thời kỳ mới mà trọng tâm là trong lĩnh vực kinh tế. Đại hội xác định: “Nhiệm vụ
bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đƣờng đầu tiên là
ổn định mọi mặt tình hình kinh tế- xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần
thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá XHCN trong chặng đƣờng tiếp theo”
[32, tr.42].
Các mục tiêu trên cũng nhằm ổn định đời sống của nhân dân, tăng cƣờng
hơn nữa khối ĐĐKDT. Để thực hiện mục tiêu trên, Đại hội đề ra một hệ thống
giải pháp kinh tế- xã hội nhằm huy động, khai thác sức mạnh của toàn dân tộc
trong sự nghiệp xây dựng đất nƣớc. Đó là:
- Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chính lớn cơ cấu đầu tư. Trong những
năm còn lại của chặng đƣờng đầu tiên, trƣớc mắt là trong kế hoạch 5 năm 19861990, phải tập trung sức ngƣời, sức của vào việc thực hiện cho đƣợc 3 chƣơng
trình mục tiêu (3 chƣơng trình kinh tế lớn) về lƣơng thực, thực phẩm- hàng tiêu
dùng và hàng xuất khẩu.
- Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất, sử dụng và cải tạo đúng đắn các
thành phần kinh tế. Tƣ tƣởng cốt lõi là "Giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện
có, khai thác mọi tiềm năng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của
quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố
quan hệ sản xuất XHCN, tạo ra sự chuyển biến tốt về mặt xã hội".
- Có kế hoạch xây dựng cơ cấu giai cấp của xã hội mới, “cụ thể hoá
và thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng [32, tr.586]. Nhấn mạnh yếu tố con

19


ngƣời, coi việc phát huy yếu tố con ngƣời và việc phục vụ con ngƣời là mục
đích cao nhất của mọi hoạt động.
- Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, coi trọng lợi ích chính đáng của
ngƣời lao động nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong suốt thời
kỳ quá độ lên CNXH.
Đại hội VI còn nhấn mạnh việc thực hiện khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn,

dân làm, dân kiểm tra”, thực hiện dân chủ hóa trong Đảng và trong xã hội, tăng
cƣờng hiệu lực quản lý của Nhà nƣớc là điều kiện tất yếu đảm bảo huy động lực
lƣợng to lớn của quần chúng.
Đại hội VI có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bƣớc ngoặt to lớn trong
sự nghiệp Đảng lãnh đạo xây dựng CNXH ở nƣớc ta. Với tầm nhìn chính xác
thực trạng của đất nƣớc, với trách nhiệm trƣớc toàn Đảng, toàn dân, dũng cảm
thừa nhận những sai lầm, khuyết điểm trên tinh thần đoàn kết nhất trí cao, Đại hội
VI đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử: Đề ra đƣờng lối đổi mới toàn diện, tìm ra lối
thoát khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội, đặt ra nền tảng cho việc hình thành
con đƣờng đi lên CNXH phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, mở đƣờng cho việc
thực hiện chiến lƣợc đại đoàn kết phù hợp với điều kiện lịch sử mới.
1.2.2. Quá trình thực hiệ n và kế t quả :
Để đƣa Nghị quyết Đại Hội VI vào cuộc sống, Đảng và Nhà nƣớc đã ra
nhiều Nghị quyết, Chỉ thị vừa tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội
cấp bách, giữ vững ổn định chính trị, vừa thực hiện đổi mới các lĩnh vực của đời
sống xã hội, củng cố và tăng cƣờng khối ĐĐKDT nhằm thực hiện thắng lợi
đƣờng lối đổi mới. Chỉ thị 47 - CT-TW của Bộ Chính trị ngày 31-8-1988, yêu
cầu cấp bách phải dựa vào dân, bàn bạc dân chủ dựa trên tinh thần "Nhường cơm
sẻ áo", "giúp đỡ lẫn nhau". Việc thực hiện chỉ thị 47 đã làm cho nhân dân ổn
định, góp phần quan trọng cho việc xây dựng khối ĐĐKDT.
Thực hiện đƣờng lối đổi mới trong giai đoạn này đã đạt đƣợc kết quả bƣớc
đầu quan trọng: Trên lĩnh vực kinh tế đã có những tiến bộ rõ rệt trong việc thực
20


hiện các mục tiêu của ba chƣơng trình kinh tế. Từ chỗ thiếu đói triền miên, đến
năm 1990, lƣơng thực đã đáp ứng đƣợc nhu cầu trong nƣớc, có dự trữ và xuất
khẩu. Bƣớc đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo
cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN. Chính
sách này đƣợc Hội nghị lần thứ 6 khoá VI (3-1989) của Đảng tiếp tục quán triệt

và khẳng định là chủ trƣơng chiến lƣợc lâu dài, đƣợc nhân dân hƣởng ứng rộng
rãi và đã đi nhanh vào cuộc sống góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân
về kinh tế; khơi dậy đƣợc nhiều tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân. Một
thành tựu quan trọng nữa là đã kiềm chế đƣợc một bƣớc đà lạm phát (chỉ số tăng
giá bình quân năm 1986 là 20% giảm xuống còn 2,5 % năm 1989). Một trong
những thành tựu quan trọng của việc xây dựng khối ĐĐKDT trong giai đoạn này
là "bƣớc đầu thực hiện dân chủ XHCN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ
chế và chính sách mới đã mở rộng quyền tự chủ của các cơ sở kinh tế, phát huy
tiềm năng của các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho mọi ngƣời đƣợc tự do
kinh doanh theo pháp luật" [34, tr.41]. Trong sinh hoạt của Đảng, hoạt động của
các cơ quan Nhà nƣớc và các đoàn thể nhân dân… đã có không khí cởi mở, hiện
tƣợng dân chủ hình thức đƣợc khắc phục dần. Nhiều chủ trƣơng, chính sách,
pháp luật quan trọng đã đƣợc nhân dân tham gia ý kiến trƣớc khi quyết định.
Đảng ta cũng nhận thức đƣợc, để phát huy dân chủ XHCN nhằm củng cố khối
ĐĐKDT, "vấn đề mấu chốt là phân định rõ chức năng và giải quyết tốt mối quan
hệ giữa Đảng với Nhà nƣớc và các đoàn thể nhân dân; kiên quyết chống quan
liêu, chống những hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân…"[34, tr.42].
Tính đến năm 1990, Quốc hội và Hội đồng Nhà nƣớc đã ban hành 24 luật và 33
pháp lệnh thể chế hóa mối quan hệ này.
Tuy nhiên, khối ĐĐKDT trong giai đoạn đầu của sự nghiệp đổi mới vẫn còn
hạn chế. Trong xã hội còn không ít hiện tƣợng mất dân chủ; đời sống nhân dân
vẫn còn nhiều khó khăn; đất nƣớc vẫn chƣa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng
kinh tế - xã hội.

21


×