Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở từ năm 1996 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 162 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=========================

NGUYỄN THỊ THANH SÂM

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở
CƠ SỞ TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2006

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=========================

NGUYỄN THỊ THANH SÂM

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở
CƠ SỞ TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2006
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 22 56

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG HỒNG

HÀ NỘI - 2012



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ẢNH HƢỞNG ĐỀN VIỆC THỰC
HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
..................................................................................................................... 15
1.1. Tình hình Hải Phòng trƣớc khi thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ...... 15
1.1.1. Đặc điểm địa lý - hành chính, kinh tế - xã hội Thành phố Hải
Phòng ........................................................................................15
1.1.2. Tình hình thực hiện dân chủ ở Thành phố Hải Phòng khi chưa có quy
chế ............................................................................................................... 20
1.2. Đảng Cộng sản Việt Nam với vấn đề dân chủ .................................... 24
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu về xây dựng nền dân chủ .................. 24
1.2.2. Thực hiện QCDCCS - bước đột phá trong quá trình xây dựng nền dân
chủ XHCN ở nước ta................................................................................... 27
1.2.3. Những nội dung chủ yếu của Quy chế dân chủ ở cơ sở ................... 31
CHƢƠNG 2. THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ DƢỚI SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2006 ........... 35
2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ thành phố Hải Phòng ................................ 35
2.2. Chỉ đạo triển khai thực hiện QCDCCS trong những năm 1996-2001 ..... 40
2.2.1. Xây dựng kế hoạch ........................................................................... 40
2.2.2. Phương châm .................................................................................... 42
2.3. Chỉ đạo thực hiện QCDC ở các loại hình cơ sở ................................. 43
2.3.1. Ở xã, phường, thị trấn ....................................................................... 43
2.3.2. Ở cơ quan hành chính ....................................................................... 50
2.3.3. Ở doanh nghiệp nhà nước ................................................................. 55
2.4. Đánh giá kết quả bƣớc đầu sau 5 năm thực hiện ............................... 57
2.4.1. Những thành tựu ............................................................................... 57



2.4.2. Những thiếu sót tồn tại ...................................................................... 60
2.5. Tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ 2001-2006 .............. 62
2.5.1. Thực hiện QCDC tác động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ..... 70
2.5.2. Thực hiện QCDC góp phần đẩy mạnh việc cải cách hành chính ..... 73
2.5.3. Đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn hoá ...................................... 78
2.5.4. Kết quả thực hiện QCDC ở Hải Phòng năm 2006 ............................ 82
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ...................... 87
3.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT ......................................................................... 87
3.1.1. Về sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng ......................... 87
3.1.2. Những thành tựu cơ bản và nguyên nhân ........................................ 93
3.1.3. Những thiếu sót, tồn tại và nguyên nhân .......................................... 97
3.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ................................................................ 100
KẾT LUẬN ............................................................................................... 106
PHỤ LỤC.......................................................................................................105


BẢNG QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCHTW:

Ban chấp hành Trung ương

BCĐ:

Ban chỉ đạo

BCĐTW:

Ban chỉ đạo Trung ương

CCHC:


Cải cách hành chính

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

CNH, HĐH:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước

HĐND:

Hội đồng nhân dân

MTTQ:

Mặt trận Tổ quốc

QCDC:

Quy chế dân chủ

QCDCCS:

Quy chế dân chủ ở cơ sở


QCTHDC:

Quy chế thực hiện dân chủ

UBND:

Uỷ ban nhân dân
XHCN:
nghĩa

Xã hội chủ


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong khi xác định đổi mới kinh tế là trung tâm, Đảng chủ trương từng
bước đổi mới về chính trị. Do vậy, “dân chủ XHCN được phát huy trên nhiều
lĩnh vực, trước hết là về kinh tế, ổn định chính trị, xã hội được giữ vững” [7,
tr. 21]. Thực tế cho thấy, trong công cuộc đổi mới thời gian qua, Đảng và nhân
dân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trong các thành tựu đó có việc
dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhận thức của Đảng ngày càng
rõ hơn, cụ thể hơn về việc thực hiện dân chủ cho nhân dân, Đảng khẳng định
“mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu,
đồng thời là động lực đảm bảo thắng lợi cho cách mạng, của công cuộc đổi
mới” [2, tr. 1]. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là một
bài học lớn được Đảng ta đúc kết trong thực tiễn của tiến trình cách mạng.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn như vậy nhưng “quyền làm
chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực, tệ quan liêu,
mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu gây phiền hà cho nhân dân vẫn

đang chuyển biến và nghiêm trọng mà chúng ta chưa đẩy lùi, ngăn chặn được”
[2, tr. 1]. Nhiều nội dung dân chủ chậm đi vào cuộc sống vì chưa được cụ thể
hóa và thể chế hóa thành pháp luật. Tình trạng đó đã làm suy giảm lòng tin của
dân đối với Đảng, với chính quyền làm cho dân chủ xã hội chủ nghĩa - với tư
cách là động lực của sự phát triển - không phát huy hết được tác dụng.
Ngày 18 - 2 - 1998, Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số
30/CT-TW về xây dựng và thực hiện QCDCCS. Chỉ thị xác định: “Khâu quan
trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là
nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là
nơi cần thực hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi


nhất” [2, tr. 2]; nhấn mạnh tới yếu tố chính trị của dân chủ; đề ra những hình thức
kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp mang tính pháp quy cụ thể.
Hải Phòng - một thành phố cảng biển, là trung tâm kinh tế, công nghiệp,
thương mại, dịch vụ vùng duyên hải Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng
của miền Bắc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hải Phòng, của các ủy Đảng và
các cấp chính quyền đã phát huy quyền làm chủ tham gia xây dựng và bảo vệ
thành phố. Từ thực tiễn sinh động ở Hải Phòng, quyền làm chủ của nhân dân
được khái quát thành phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Sáng tạo này đã được tổng kết và ghi vào báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986). Đến năm 1998, Bộ Chính trị
ban hành Chỉ thị số 30, Quốc hội, Chính phủ thể chế hóa bằng các Nghị định,
Pháp lệnh về xây dựng và thực hiện QCDCCS. Sau hơn 10 năm, việc thực hiện
QCDCCS ở Hải Phòng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thực tế đó đã
khẳng định, việc ban hành QCDCCS là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của
Đảng và Nhà nước, hợp với lòng dân và được các tầng lớp nhân dân đồng tình
hưởng ứng, nhanh chóng đi vào cuộc sống. Những kết quả đạt được bước đầu
chứng tỏ rằng Đảng bộ Thành phố đã có ý thức và nhận thức đúng đắn trong
việc quán triệt, tổ chức thực hiện các QCDC. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh

đạo, tổ chức và thực hiện của Đảng bộ Thành phố Hải Phòng, có nhiều nội
dung thuộc về biện pháp thực hiện cần phải được điều chỉnh, bổ sung và hoàn
thiện hơn. Vì vậy, nghiên cứu vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Hải Phòng, làm rõ
những thành tựu, hạn chế, rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo để
thực hiện tốt hơn QCDC của Đảng, là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn.
Xuất phát từ yêu cầu, mục đích khoa học và thực tiễn trên, tôi chọn vấn
đề “Đảng bộ Thành phố Hải Phòng lãnh đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở


cơ sở từ năm 1996 đến năm 2006” làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề dân chủ nói chung và Quy chế dân chủ ở cơ sở nói riêng đã có
nhiều nhà khoa học và các tác giả quan tâm nghiên cứu, điển hình như: Dương
Xuân Ngọc (chủ biên) “Quy chế thực hiện dân chủ ở xã - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; Trần Văn Sơn, “Quy chế
dân chủ ở cơ sở”, Nxb Lao động, Hà Nội, 2000; Đặng Quốc Tiến, Tô Tử Hạ,
Nguyễn Hữu Thắng, “Hướng dẫn triển khai quy chế dân chủ cơ sở”, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001; Nguyễn Cúc (chủ biên), “Thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay (Một số vấn đề lý luận và thực tiễn)”,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Lương Gia Ban (chủ biên), “Dân chủ và
việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2003; Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (chủ biên), “Thực hiện quy chế dân chủ
và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2003; Phan Xuân Sơn (chủ biên), “Các đoàn thể nhân dân với việc bảo
đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003; Đào
Thanh Hải, “Những quy định pháp luật vể thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và
giải quyết khiếu nại, tố cáo”, Nxb Lao động, Hà Nội, 2004; Trần Ngọc Khuê,
Lê Kim Việt, Hoàng Chí Bảo, “Tâm lý xã hội trong quá trình thực hiện quy chế

dân chủ ở cơ sở”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004; Vũ Văn Hiền (chủ
biên), “Phát huy dân chủ ở xã, phường”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004;
Trịnh Xuân Giới (chủ biên), “Quy chế dân chủ ở cơ sở - ý Đảng, lòng dân”,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005… Các công trình nêu trên chủ yếu đề
cập những vấn đề lý luận chung về dân chủ và QCDCCS; những chủ trương,
giải pháp trong thực hiện QCDCCS; về xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp
với cơ chế mới, cải tiến quy trình xây dựng và ban hành pháp luật phù hợp


với QCDCCS, vai trò của các đoàn thể nhân dân trong việc phát huy
QCDCCS từ Trung ương đến địa phương.
Ngoài ra, còn có các bài viết đăng tải trên các tạp chí, báo về tình hình
thực hiện QCDCCS trên cả nước và ở các địa phương như: “Phát huy dân chủ
xã hội chủ nghĩa - Một giải pháp cơ bản cấp thiết để xây dựng nhà nước trong
sạch, vững mạnh” của Đỗ Mười, Tạp chí Cộng sản, số 14-1997; “Vai trò của tổ
chức Đảng trong việc đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở” của Lê
Quang Thưởng, Tạp chí Cộng sản, số 2-1998; “Phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, xây dựng và thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở” của Lê Khả Phiêu,
Tạp chí Cộng sản, số 3-1998;“Thực tiễn dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra ở nông thôn và xây dựng Quy chế dân chủ ở xã” của Lương Ngọc, Tạp chí
Cộng sản, số 7-1998; “Cơ sở lý luận - thực tiễn của phương châm dân biết, dân
bàn, dân kiểm tra và mấy vấn đề xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở” của Đỗ
Quang Tuấn, Tạp chí Cộng sản, số 8-1998; “Thực hiện dân chủ ở xã - mấy vấn
đề đặt ra” của Trần Quang Nhiếp, Tạp chí Cộng sản, số 10-1999; “Thực hiện
quy chế dân chủ cơ sở ở Hà Nam” của Phạm Quang Nghị, Tạp chí Cộng sản, số
5-2000; “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở sau 2 năm nhìn lại” của Trần
Quang Nhiếp, Tạp chí Cộng sản, số 11-2000; “Một đảng cầm quyền với việc
phát huy dân chủ” của Lê Hữu Nghĩa, Tạp chí Cộng sản, số 1-2001; “Kế thừa
và phát triển những mặt tích cực của hương ước cổ trong việc xây dựng và thực
hiện quy chế dân chủ ở xã” của Lê Quốc Hùng, Tạp chí Cộng sản, số 12-2001;

“Dân chủ, đoàn kết dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh và Nghị quyết Đại
hội IX của Đảng” của Nguyễn Thanh Bình, Tạp chí Cộng sản, số 19-2001;
“Suy nghĩ thêm về nền dân chủ ở nước ta hiện nay” của Hồ Bá Thâm, Tạp chí
Cộng sản, số 21-2001; “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở” của Trương Quang Được, Tạp chí Cộng sản, số 12-2002;
“Chung quanh những vấn đề về quy chế dân chủ ở cơ sở ở nước ta hiện nay”


của Lương Gia Ban, Tạp chí Cộng sản, số 13-2002; “Phát huy quyền làm chủ
của nhân dân xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh” của Phạm
Quang Nghị, Tạp chí Cộng sản, số 21-2002; “Qua ba năm thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở ở nông thôn” của Lê Kim Việt, Tạp chí Cộng sản, số 18-2003;
“Thực hiện dân chủ ở cơ sở” của Trần Quang Nhiếp, Tạp chí Cộng sản, số
13-2003; “Hà Nội sau 5 năm xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”
của Nhật Tân, Tạp chí Cộng sản, số 32-2003; “Kết quả và kinh nghiệm bước
đầu sau 5 năm triển khai thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Nam Định”
của Nguyễn Đại Khởn, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 7-2004; “Thực hiện quy
chế dân chủ gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở” của Phạm Gia
Khiêm, Tạp chí Cộng sản, số 9-2004; “Đưa quy chế thực hiện dân chủ vào
cuộc sống” của Nguyễn Ninh Thực, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 5-2005;
“Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở nông thôn” của Đỗ Thị Thạch, Tạp chí
Lý luận chính trị, Số 5-2006; “Nhìn lại 10 thực hiện Quy chế dân chủ ở xã,
phường, thị trấn” của Huỳnh Đảm, Tạp chí Cộng sản, tháng 7-2008; “Những
bài học kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở” của
Hà Thị Khiết, Tạp chí Cộng sản, tháng 10-2009. Các công trình trên đã đề cập
những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo thực hiện QCDCCS; mối quan hệ giữa vai trò
lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và nhân dân làm chủ; thành tựu, hạn
chế của việc thực hiện QCDCCS; phương hướng, giải pháp thực hiện
QCDCCS…
Quy chế dân chủ ở cơ sở còn đề cập ở một số luận văn thạc sĩ, luận án

tiến sĩ như: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ với việc thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở hiện nay” của Nguyễn Thị Tâm, Luận văn thạc sĩ Chính trị học,
2000; “Vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện quyền dân chủ của nhân
dân ở Việt Nam hiện nay” của Trần Thị Băng Thanh, Luận án tiến sĩ Triết học,
2002; “Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các trường Trung học phổ


thông trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay” của Nguyễn Thị Xuân Mai,
Luận văn Tiến sĩ chính trị học, 2004; “Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (1998-2005)” của Nguyễn Thị Ngọc Dung, Luận
văn Thạc sỹ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006. Các công trình nghiên
cứu trên đã khái quát nền dân chủ Việt Nam; những yêu cầu khách quan phải
mở rộng dân chủ; qua thực tiễn khảo sát việc thực hiện quy chế ở các địa
phương, vùng miền trong cả nước nêu ra những thành tựu đã đạt được, những
hạn chế, vướng mắc; những kinh nghiệm được rút ra và các kiến nghị, giải pháp
thực hiện QCDCCS trong những năm tiếp theo.
Thực tế cho thấy, đến nay chưa có công trình nào đã được công bố
nghiên cứu một cách hệ thống về quá trình Đảng bộ Thành phố Hải Phòng lãnh
đạo thực hiện QCDCCS. Các công trình trên là nguồn tư liệu tham khảo có giá
trị, gợi mở cho chúng tôi nhiều vấn đề thuộc về lý luận và thực tiễn cần phải
tiếp tục nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích:
- Góp phần làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hải Phòng trong
thực hiện QCDCCS;
- Rút ra một số kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo thực hiện QCDCS
của Đảng bộ Thành phố Hải Phòng từ năm 1996 đến năm 2006.
Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của luận văn là:
- Làm rõ đặc điểm địa lý - hành chính, kinh tế - xã hội và những yêu

cầu đặt ra đối với QCDCCS ở Hải Phòng;
- Phân tích hệ thống các chủ trương, giải pháp của Đảng bộ Thành
phố Hải Phòng về QCDCCS từ năm 1996 đến năm 2006;


- Trình bày sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Thành phố Hải Phòng
về QCDCCS;
- Làm rõ kết quả và ý nghĩa của quá trình thực hiện QCDCCS ở Hải
Phòng;
- Rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo cho việc tiếp tục thực
hiện QCDCCS ở Hải Phòng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chủ trương, giải pháp của Đảng
bộ Thành phố Hải Phòng trong quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện QCDCCS.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ Hải
Phòng vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
QCDCCS trên địa bàn Thành phố từ năm 1996 đến năm 2006.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu chính để thực hiện luận văn gồm các nhóm:
- Các văn kiện Đại hội, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên
quan đến QCDCCS.
- Các Báo cáo, Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ và các
cấp chính quyền ở Thành phố Hải Phòng về QCDCCS.
- Các ấn phẩm, sách, bài tạp chí và các bài báo về QCDCCS.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện chủ yếu bằng
phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc. Ngoài ra, có kết hợp với các phương
pháp khác như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so sánh. Các phương
pháp trên được vận dụng phù hợp với từng nội dung của luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Cung cấp hệ thống tư liệu về quá trình Đảng bộ Thành phố Hải Phòng

lãnh đạo thực hiện QCDCCS giai đoạn 1996 - 2006, đóng góp vào việc biên
soạn lịch sử Đảng bộ địa phương.


- Luận văn cung cấp một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo cho quá
trình tiếp tục thực hiện QCDCCS ở Thành phố Hải Phòng.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề
liên quan đến QCDCCS.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những điều kiện ảnh hưởng đến việc thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở của Thành phố Hải Phòng.
Chương 2. Thực hiện Quy chế dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
Thành phố từ năm 1996 đến năm 2006.
Chương 3. Một số nhận xét và kinh nghiệm.


Chƣơng 1
NHỮNG ĐIỀU KIỆN ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN
QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG
1.1. Tình hình Hải Phòng trƣớc khi thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
1.1.1. Đặc điểm địa lý - hành chính, kinh tế - xã hội Thành phố Hải
Phòng
- Đặc điểm địa lý - hành chính
Hải Phòng là một đơn vị hành chính, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh,
phía Nam giáp Thái Bình, phía Tây giáp Hải Dương và phía Đông giáp biển.
Thành phố Hải Phòng nằm trên bờ biển vịnh Bắc Bộ, “trong hệ tọa độ địa
lý từ 20o30’39” - 21o01’15” vĩ độ Bắc và 106o23’39” - 107o08’39” kinh độ
Đông”[61, tr. 18]. Hải Phòng có diện tích 1.519,2 km2, bao gồm cả đất liền và

hải đảo (huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ). Địa hình khá đa dạng: có đất
liền (chiếm phần lớn diện tích), vùng hải đảo, vùng đồng bằng ven biển (độ cao
từ 0,7 - 1,7m so với mực nước biển) và địa hình đồi sát núi.
Hải Phòng có bờ biển dài 125 km. Tài nguyên biển và tài nguyên du lịch
của Hải Phòng được xem như một thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng, với nhiều
thắng cảnh đẹp như Đồ Sơn, Bạch Long Vĩ, khu vực núi Đèo (Thủy Nguyên),
Đa Độ, Núi Voi, Phù Liễu (Tiên Lãng). Vùng biển có đảo Cát Bà được ví như
hòn ngọc, một đảo đẹp và lớn nhất trong quần thể 360 đảo lớn nhỏ quây quần
bên nó, nối tiếp với vùng đảo Vịnh Hạ Long.
Hải Phòng có một mạng lưới sông ngòi, gồm 16 con sông với tổng chiều
dài 341 km trong đó có 5 sông chính là Bạch Đằng, Cấm, Lạch Tray, Văn Úc,
Thái Bình. Những con sông trên tạo thành mạng lưới đường thủy rất thuận lợi
cho việc vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng tới các miền khác nhau của
đất nước.
Năm 2003, Hải Phòng được Chính phủ công nhận là đô thị loại I trung
tâm cấp quốc gia, là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam sau Thành phố Hồ Chí
Minh và Thủ đô Hà Nội. Đến năm 2007, Hải Phòng gồm 15 quận huyện, được
chia thành 143 xã, 70 phường, 10 thị trấn.


Bảng 1.1.1. Tổ chức hành chính của Thành phố Hải Phòng từ năm 2007
TT

Tến đơn vị hành chính

Số phƣờng, thị trấn

Số xã

1 Quận Hồng Bàng


11

2 Quận Lê Chân

15

3 Quận Ngô Quyền

13

4 Quận Kiến An

10

5 Quận Đồ Sơn

7

6 Quận Hải An

8

7 Quận Dương Kinh

6

8 Huyện An Dương

1


15

2

15

1

17

2

35

1

22

1

29

2

10

Thị trấn An Dương
9 Huyện An Lão
Thị trấn An Lão

Thị trấn Trường Sơn
10 Huyện Kiến Thụy
Thị trấn Núi Đối
11 Huyện Thủy Nguyên
Thị Trấn Núi Đèo
Thị Trấn Minh Đức
12 Huyện Tiên Lãng
Thị trấn Tiên Lãng
13 Huyện Vĩnh Bảo
Thị trấn Vĩnh Bảo
14 Huyện Cát Hải
Thị trấn Cát Bà
Thị trấn Cát Hải
15 Huyện Bạch Long Vĩ
[84, tr. 25]


- Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tính đa dạng và phong phú của điều kiện tự nhiên đã tạo cho Hải Phòng
trở thành một trong những thành phố có nền kinh tế phát triển năng động.
Cảng Hải Phòng giữ vai trò quan trọng đối với xuất nhập khẩu, góp phần
đưa hàng hóa của phía Bắc đi các vùng trong cả nước, cũng như tham gia vào
việc vận tải hàng hóa đến các nước trên thế giới. Một học giả nước ngoài nhận
xét: “Thủ đô hành chính đặt tại Hà Nội… thủ đô kinh tế ở Sài Gòn - Chợ Lớn
và Hải Phòng, bến cảng thứ hai ở Đông Dương. Hầu như hàng hóa xuất nhập
đều phải chuyển qua những nơi đây” [61, tr. 124].
Hải Phòng là thành phố công nghiệp, có truyền thống về công nghiệp xi
măng, cơ khí, đóng tàu biển, sản xuất thủy tinh, chế biến hải sản. Các nguồn
năng lượng từ thủy điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại, bể than Quảng Ninh đáp
ứng đủ nhu cầu về điện và than cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

thành phố.
Khoáng sản của Hải Phòng chủ yếu là đá vôi tập trung ở Tràng Kênh, trữ
lượng (A + B + C1 + C2) đạt trên 185 triệu tấn, Puzolan ở Pháp Cổ có trữ lượng
trên 70 triệu tấn nên rất có điều kiện phát triển công nghiệp sản xuất xi măng
với công suất 4 - 5 triệu tấn/năm, có đất phèn và các sản phẩm hóa chất từ gốc
cácbonat.
Hải Phòng có diện tích đất nông nghiệp 67,8 nghìn ha, trong đó đất trồng
cây hàng năm là 55,7 nghìn ha. Đất đai Hải Phòng thích hợp cho việc gieo
nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao, như vùng trồng lúa nước, vùng chuyên rau,
hoa, cây cảnh, cây công nghiệp, cây ăn trái… Cấu trúc địa hình và vùng biển
cũng đã tạo ra những lợi thế đặc biệt cho sự phát triển toàn diện ngành hải
sản và du lịch Hải Phòng.
Khoa học, công nghệ, môi trường gắn kết phục vụ sản xuất và đời sống.
“Hệ thống bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đạt bình quân 17 máy điện
thoại/100 dân vào năm 2005. Số người khai thác, sử dụng dịch vụ Internet


ngày càng tăng, đến năm 2005 đã có hơn 4.000 thuê bao, trang web của
thành phố đã đưa vào sử dụng” [77, tr. 63].
Giáo dục và đào tạo Hải Phòng: Duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi,
đạt chuẩn quốc gia về phổ cập phổ cập trung học cơ sở, đang tiến hành phổ cập
trung học phổ thông. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề được
đầu tư, nâng cấp bước đầu đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực. Về chất
lượng nguồn lực, theo kết quả điều tra năm 2005, tổng số lao động đang làm
việc trong các ngành kinh tế quốc dân trên địa bàn thành phố là 850.756 người,
trong đó có 216 tiến sĩ, 817 thạc sĩ, 33.174 đại học và 12.320 cao đẳng, 38.529
trung cấp, 75.012 công nhân kỹ thuật. Tính bình quân, đạt 2,6 người có trình độ
đại học, cao đẳng/1.000 dân; 22 người có trình độ trung học nghề/1.000 dân; 19
công nhân kỹ thuật/1.000 dân [77, tr. 61].
Các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số, gia đình, thể dục thể

thao tiếp tục phát triển, chất lượng được nâng lên. Giải quyết các vấn đề xã hội
bức xúc có chuyển biến tích cực, thực hiện tốt chính sách với người có công,
người bị ảnh hưởng chất độc da cam. Việc phòng chống các tệ nạn xã hội được
triển khai sâu rộng, bằng những giải pháp kiên quyết, đồng bộ.
Về dân số và thành phần dân cư, đến năm 2006, dân số sống ở nông
thôn là 1.107.700 người, ở thành thị là 646.400 người. Từ số liệu thống kê
cho thấy số đơn vị cơ sở địa bàn nông thôn là (161/218) chiếm 73,8% tổng
số địa bàn cơ sở, dân số (1.107.700/1.754.100 người) chiếm 63,1% dân số
sinh sống trên địa bàn, một tỉ lệ lớn trong tổng số đơn vị cơ sở và dân số Hải
Phòng.
Là cửa ngõ của đất nước, Hải Phòng có nhiều lợi thế so với các tỉnh khác
của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là nơi hội tụ nhiều yếu tố quan trọng của quá trình
tăng tốc; là điều kiện thuận lợi để xây dựng các khu công nghiệp, thương mại
và du lịch gắn liền với cảng biển tầm cỡ quốc gia; vị trí địa lý có sức hấp dẫn
các nhà đầu tư nước ngoài.


Tuy nhiên, Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng vẫn còn gặp một số khó khăn
về kinh tế - xã hội:
Tổng sản phẩm (GDP) trong thành phố bình quân (1996-2000) có tăng
nhưng còn thấp so với chỉ tiêu đề ra. Tốc độ phát triển kinh tế có xu hướng
chậm lại và thấp hơn so với toàn quốc.
Trong nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ thay đổi chậm, việc ứng dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông
nghiệp còn thấp, chưa đồng đều về trình độ thâm canh tăng năng suất giữa các huyện.
Trong công nghiệp, kỹ thuật và công nghệ còn lạc hậu, sản phẩm của
thành phố chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, hiệu quả kinh doanh thấp.
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Hải Phòng chưa đáp ứng được yêu cầu,
thu hút vốn cho đầu tư phát triển từ trong và ngoài nước còn hạn chế, đầu tư
dàn trải thiếu đồng bộ kéo dài và kém hiệu quả, đời sống một bộ phận nhân dân

vẫn còn khó khăn, nhất là đồng bào ở huyện đảo, tỷ lệ người thiếu việc làm còn cao.
Trình độ cán bộ và tổ chức bộ máy còn bất cập so với yêu cầu của quá
trình đổi mới, bộ máy còn cồng kềnh, quan liêu, năng lực cán bộ còn thấp kém,
cải cách hành chính còn chậm, tình trạng cửa quyền, phiền hà gây cản trở công
việc vẫn còn diễn ra phổ biến.
Trên đây là một vài nét về tình hình kinh tế - xã hội ở Hải Phòng, những
thuận lợi kể trên là tiền đề để Hải Phòng tổ chức thực hiện tốt QCDC. Những
vấn đề còn tồn tại đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Hải phòng phải nỗ lực hơn nữa.
Từ xưa, Hải Phòng đã nổi tiếng là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn
hóa, cách mạng. Nhân dân Hải Phòng giàu lòng yêu nước, anh dũng kiên cường
trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, quê hương, đó là truyền
thống tự chủ, cũng là cái vốn để nhân dân Hải Phòng phát huy quyền làm chủ
của mình theo đường lối của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.


1.1.2. Tình hình thực hiện dân chủ ở Thành phố Hải Phòng khi chưa
có Quy chế
Trước năm 1998, vấn đề dân chủ chưa được Nhà nước thể chế hóa thành
văn bản pháp lý, nhưng được cấp ủy, chính quyền các cấp ở Hải Phòng quán
triệt vận dụng sáng tạo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra” vào cuộc sống, đã phát huy được tính năng động, cổ vũ tinh thần lao động
sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị ở cơ
sở. Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành
nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định, nhiều chương trình dự án kinh tế xã hội,
quốc phòng, an ninh để nhằm không ngừng mở rộng quyền làm chủ của nhân
dân, củng cố quan hệ sản xuất, tạo môi trường pháp lý, khuyến khích các thành
phần kinh tế phát triển, nhằm khai thác nguồn nội lực, tranh thủ sự đầu tư giúp
đỡ từ bên ngoài.
Trong công tác cán bộ, ngày 29-8-1996, Ban Thường vụ Thành ủy Hải
Phòng ra Nghị quyết số 02/NQ - TU “Về công tác cán bộ trong thời kỳ mới”.

Theo đó, công tác cán bộ được Thành ủy xác định là nhiệm vụ trọng tâm, vừa
đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa xây dựng chiến lược cán bộ của thời kỳ mới.
Thực hiện tốt chế độ, chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước, đồng thời
Thành phố nghiên cứu, bổ sung một số chính sách nhằm thúc đẩy, khuyến
khích cán bộ, phấn đấu về trình độ, kiến thức, phát huy tài năng, sáng tạo, góp
phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội có: Nghị quyết phát động toàn dân xây
dựng cơ sở vật chất trường học; Nghị quyết về thực hiện nếp sống mới trong
việc cưới, tang, lễ hội; Nghị quyết về xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa… Để
động viên sự đóng góp vật chất từ nhân dân, Đảng bộ thành phố đã phát động
phong trào “Uống nước nhớ nguồn”; phong trào “Ông bà mẫu mực, con cháu


hiếu thảo”, phong trào xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư để động viên nhân
dân tham gia vào quản lý xã hội và xây dựng xã hội lành mạnh.
Bên cạnh đó, để thực hiện tốt vấn đề dân chủ, hoạt dộng của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, năng
lực điều hành, thông qua tiếp xúc cử tri, các đại biểu Hội đồng nhân dân đã nắm
được tâm tư nguyện vọng và ý kiến đóng góp chân thành của nhân dân, kiến
nghị đề xuất cho cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết kịp thời, thỏa đáng,
đúng pháp luật.
Đặc biệt, tháng 11 năm 1998, Thành phố tiếp nhận dự án VIE/98/003 Hỗ trợ Chương trình CCHC ở Hải Phòng. Thời gian thực hiện dự án là ba năm
(đến hết năm 2001). Ngân sách dự án 2.402.800 USD do UNDP và Chính phủ
Hà Lan tài trợ. Chính phủ Việt Nam đóng góp khoảng 132.200 USD (bằng hiện
vật) do UBND Thành phố Hải Phòng điều hành, cơ quan thực hiện bao gồm
Văn phòng UBND Thành phố Hải Phòng, Phòng Tổ chức Cán bộ và các Sở có
liên quan. Mục tiêu của dự án là nâng cao năng lực của Văn phòng UBND và
phòng Tổ chức cán bộ để có thể quản lý các vấn đề nhân lực trong công tác
hành chính công; nâng cao năng lực quy hoạch chiến lược của UBND Thành
phố; áp dụng phương pháp mới trong công tác xã hội hóa các dịch vụ công trình

công cộng (Phụ lục 7).
Tuy nhiên, do phương châm “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”
chưa được cụ thể bởi một văn bản pháp lý nào, việc vận dụng tổ chức thực hiện
ở mỗi địa phương khác nhau nên hiệu quả còn hạn chế. Việc thực hiện dân chủ
ở Hải Phòng chủ yếu thông qua hình thức dân chủ đại diện. dân chủ trực tiếp ít
được quan tâm, có nơi hoạt động của Hội đồng nhân dân còn mang tính hình
thức, hiệu lực hiệu quả trong quản lý điều hành của chính quyền còn nhiều hạn
chế, tình trạng tham ô, lãng phí, quan liêu cửa quyền, sách nhiễu, đặc biệt là
vi phạm dân chủ trong quản lý đất đai và tài chính còn khá nhiều, thư ờng


xuyên có đơn thư khiếu nại, tố cáo, gây mất ổn định chính trị ở cơ sở, cả
thành phố có hàng trăm điểm nóng.
Những điều kiện thuận lợi trên đã tác động không nhỏ đến quá trình Đảng
bộ thành phố Hải Phòng tổ chức thực hiện QCDCCS nói chung trên địa bàn.
Bên cạnh những thuận lợi trên Đảng bộ thành phố Hải Phòng đứng trước
nhiều khó khăn. Từ năm 1997, theo chiều hướng của một số tỉnh ở Đồng bằng
Bắc bộ, ở một số huyện của thành phố Hải Phòng đã xảy ra tình trạng khiếu
kiện, gây mất ổn định. Việc khiếu kiện được tổ chức chặt chẽ, có người đứng
đầu, có sự liên kết, học tập kinh nghiệm giữa các xã với nhau, huy động nhân
dân tham gia. Nội dung khiếu kiện của nhân dân các xã cơ bản giống nhau, tập
trung đấu tranh chống tham nhũng, đòi xử lý cán bộ có sai phạm, yêu cầu thanh
tra các lĩnh vực ngân sách xã, vốn quỹ của hợp tác xã, xây dựng cơ bản, cấp bán
đất, thu hồi tài sản, tiền của bị thất thoát. Nhìn chung, khiếu kiện của nhân dân
cơ bản là chính đáng, mục tiêu là chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, cửa
quyền; đòi công khai dân chủ, công bằng. Đó là sự phản ánh những mâu thuẫn
âm ỉ tích tụ từ lâu trong trong nội bộ nhân dân cơ sở. Do bị kích động nên một
số có thái độ gay gắt, đưa ra những đòi hỏi phi lý, đặc biệt là ở những xã có
phần tử bất mãn, những cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất đã bị xử lý kỷ
luật. Việc xảy ra khiếu kiện kéo dài gây mất ổn định, để lại những hậu quả về

nhiều mặt kinh tế - xã hội; làm giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, chính
quyền các cấp; làm tổn thương đến truyền thống đoàn kết, đến tình đồng chí
trong đảng, tình làng nghĩa xóm; trật tự kỷ cương. Tuy chưa có sự can thiệp của
các thế lực thù địch; song chúng lợi dụng triệt để việc mất ổn định để tuyên
truyền, xuyên tạc bôi nhọ Đảng.
Từ khi xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài, Thành uỷ, UBND thành phố
đã kịp thời báo cáo Bộ Chính trị và Chính phủ; tập trung cao độ về lực lượng,
đề ra chủ trương, giải pháp để nhanh chóng ổn định tình hình. Ban chấp hành


Đảng bộ Thành phố đã rút kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo giải
quyết, cũng là quá trình đấu tranh đi đến thống nhất nhận thức và hành động
trong các cấp, các ngành, đáp ứng được yêu cầu của cán bộ, đảng viên, nhân
dân; đã đánh giá đúng tình hình, nhìn thẳng vào sự thật, kiểm điểm nghiêm túc
trước nhân dân, phân tích nguyên nhân, bản chất của việc mất ổn định; khẳng
định việc khiếu kiện của nhân dân cơ bản là chính đáng, đồng thời chỉ ra những
yếu kém của tổ chức đảng trong hệ thống chính trị ở cơ sở.
Từ thực tế trong việc mất ổn định, Đảng bộ thành phố Hải Phòng bước
đầu rút ra một số kinh nghiệm là: Mở rộng dân chủ là một quy luật phát triển
của xã hội, nhất là những lúc khó khăn thì càng phải mở rộng dân chủ với
những cơ chế, biện pháp thích hợp để phát huy cao độ sự đóng góp công sức, trí
tuệ của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào việc giải quyết tình hình, khắc phục
những sai lầm, khuyết điểm, tiếp tục phấn đấu đi lên. Trước những khó khăn,
các cấp uỷ Đảng ở Hải Phòng đã có nhiều giải pháp mở rộng dân chủ trong
Đảng, trong nhân dân tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào việc đánh giá tình
hình, tìm nguyên nhân, biện pháp giải quyết. Nhân dân tham gia trực tiếp vào
việc thanh tra, kiểm tra, đóng góp ý kiến vào kết luận thanh tra; làm rõ sai phạm
của cán bộ, xử lý nghiêm minh những người có sai phạm. Nhân dân tham gia
phê bình tổ chức đảng, chính quyền; lựa chọn, thay thế cán bộ, củng cố đảng,
chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở; tham gia ý kiến vào

giải quyết các tồn đọng sau thanh tra, chấn chỉnh các cơ sở trong quản lý; tham
gia bàn bạc và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương chính sách, cơ chế phát
triển kinh tế - xã hội.
Do thực trạng như vậy, việc Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW
về thực hiện QCDCCS là phù hợp với tình hình địa phương và đáp ứng được sự
mong đợi của nhân dân.


1.2. Đảng Cộng sản Việt Nam với vấn đề dân chủ
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu về xây dựng nền dân chủ
Sự phát triển của dân chủ trong lịch sử có một quá trình lâu dài và phức
tạp. Nhân loại qua nhiều thế hệ đã đổ nhiều công sức và xương máu để từng
bước đưa dân chủ phát triển “Dân chủ (hình thức tổ chức chính trị, xã hội) dựa
trên việc thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do” [55, tr. 152]. Cùng với khát
vọng giải phóng con người, xu hướng dân chủ là xu hướng chung của nhân dân.
Trong đó các chế độ xã hội trước đây, dân chủ không phải là sự ban phát xuất
phát từ lòng tốt của giai cấp thống trị, mà là kết quả đấu tranh của quần chúng.
Cuộc sống của con người ngày càng nâng lên, trình độ trí tuệ của con
người ngày càng phát triển thì xu hướng dân chủ ngày càng mạnh mẽ. Mác đã
đưa ra lý luận hoàn chỉnh về dân chủ. Theo đó, chế độ dân chủ được thực hiện
đầy đủ trong điều kiện của CNXH mà thực chất là sự tham gia ngày càng rộng
rãi, bình đẳng và thiết thực của nhân dân vào công việc quản lý nhà nước. Dân
chủ XHCN là dân chủ của đại đa số nhân dân, gắn với công bằng xã hội, chống
áp bức bất công, được thực hiện trong thực tế, trên tất cả các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, được thể chế bằng pháp luật và được pháp luật bảo
đảm. Đảng Cộng sản là người lãnh đạo nền dân chủ đó.
Xây dựng một chế độ thật sự do nhân dân lao động làm chủ không chỉ là
mục tiêu phấn đấu, mà còn phải thực hiện từng bước trong cuộc sống hàng
ngày, nhằm tạo động lực cho sự phát triển. Trong lịch sử đấu tranh giải phóng
dân tộc, những người cộng sản Việt Nam đã khởi xướng và giương cao ngọn cờ

dân chủ chân chính, đối lập với chế độ phản dân chủ của bọn thực dân phong
kiến, nên đã huy động được sức mạnh toàn dân đứng lên làm cách mạng. Chủ
tịch Hồ Chí Minh khi nói về dân chủ đã nhấn mạnh: “Trong bầu trời không có
gì quý bằng nhân dân, dân chủ là quý báu nhất trên đời. Bao nhiêu lợi ích đều là
của dân. Bao nhiêu quyền hành cũng là của dân” [32, tr. 398]. Dân chủ là yếu tố


cấu thành nội dung của tiến bộ xã hội. Mỗi bước tiến của lịch sử luôn được
đánh dấu bằng một trình độ mới của dân chủ và xã hội. Dân chủ ở nước ta hiện
nay là nền dân chủ mang tính chất XHCN, trong đó quyền lực cơ bản nhất
thuộc về quảng đại nhân dân. Dân chủ XHCN là đỉnh cao giá trị trong sự phát
triển về quyền con người, là sự kết tinh những giá trị dân chủ đã trải qua trong
lịch sử, là thành quả đấu tranh của quần chúng lao động. Muốn thực hiện điều
đó Nhà nước phải do Đảng của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của dân
tộc ta, của nhân dân ta, lãnh đạo. Bởi vậy, thực hiện dân chủ XHCN, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân là bản chất, là quy luật hình thành, phát triển và tự
hoàn thiện của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo.
Ngay từ năm 1945, khi Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa
là Nhà nước do nhân dân làm chủ”; “dân chủ là dân làm chủ và dân là chủ. Dân
chủ là quý báu nhất trên đời, dân chủ là chìa khóa của tiến bộ và phát triển” [33,
tr.217]. Xác định dân chủ là một mục tiêu, Hồ Chí Minh đồng thời khẳng định
nó là một động lực của sự nghiệp đấu tranh cách mạng, Người nhấn mạnh “Có
phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân
dân đưa cách mạng tiến lên” [33, tr. 592]. “Thực hành dân chủ là chìa khóa vạn
năng có thể giải quyết mọi khó khăn” [36, tr. 243]. Như vậy, cùng với quan
điểm “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”, “bao
nhiêu quyền hạn đều vì dân” [35, tr. 375], “chế độ ta là chế độ dân chủ, tư
tưởng phải được tự do” [35, tr. 216]. Quan điểm “thực hành dân chủ là chìa

khóa vạn năng” thể hiện tinh thần dân chủ của Hồ Chí Minh rất triệt để, hết sức
sâu sắc và là chỉ dẫn vô cùng quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc của chúng ta hiện nay.


Thấu suốt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn quan tâm chú trọng đấu
tranh chống tệ quan liêu, mất dân chủ và đề ra các chủ trương phát huy quyền
dân chủ của nhân dân. Lãnh đạo sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng ta coi bài
học kinh nghiệm hàng đầu là: “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải
quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng phát huy quyền làm chủ tập thể
của nhân dân lao động”.
“Dễ mười lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong” [36, tr. 212]
Các quan điểm đổi mới của Đảng được khẳng định tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI (1986) và được phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII (1991) với việc thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên CNXH” và “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm
2000”. Đại hội VII nhấn mạnh “Thực hiện dân chủ XHCN là thực chất của
việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của công cuộc đổi mới” [17, tr. 19].
Vấn đề dân chủ, mở rộng dân chủ XHCN đảm bảo thực hiện quyền làm
chủ của nhân dân một lần nữa được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng (2001) khẳng định với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”, “thực hiện tốt QCDC, mở rộng dân chủ trực tiếp ở
cơ sở, chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi
người” [19, tr. 23].
Cải cách, đổi mới suy cho cùng chính là hướng tới mục tiêu không ngừng
hoàn thiện nền dân chủ XHCN. Nội dung của dân chủ rất toàn diện, bao quát
các lĩnh vực của đời sống từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa - tư tưởng; từ các
mối quan hệ giữa con người với con người; đến quan hệ giữa cá nhân với cộng

đồng; giữa công dân với nhà nước, các tổ chức và thể chế hiện hành. Trong đó
dân chủ chính trị và kinh tế là quan trọng hàng đầu tác động trực tiếp đến các


×