Tải bản đầy đủ (.doc) (188 trang)

Vấn đề giáo dục giới tính trên VTV cho thanh thiếu niên (khảo sát các kênh VTV2, VTV6, O2TV từ 112012 đến 42014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 188 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN VTV
(Khảo sát các kênh O2TV, VTV2, VTV6 từ tháng 11/2012 đến tháng 4/2014)

Chuyên ngành : Báo chí học
Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội, tháng 8/2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả điều tra nêu trong luận văn này là trung thực, được ghi rõ nguồn
gốc một cách minh bạch, đầy đủ. Đề tài nghiên cứu này chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ...............................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ GIÁO DỤC..............................15
GIỚI TÍNH CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN TRUYỀN HÌNH....................15
1.1. Một số khái niệm..................................................................................15
1.2. Những nội dung cơ bản về giáo dục giới tính......................................21
1.3. Tầm quan trọng của giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên...............28
1.4. Truyền hình với vấn đề giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên..........33
1.5. Những yêu cầu và điều kiện để việc giáo dục giới tính cho thanh thiếu
niên trên truyền hình đạt chất lượng, hiệu quả............................................38
1.6. Sơ lược thực tiễn hoạt động giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên ở
Đài truyền hình Việt Nam hiện nay.............................................................42
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH..................................47
CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN VTV HIỆN NAY......................................47
(Khảo sát kênh VTV2, VTV6, O2TV từ 11/2012 - 4/2014).................................47
2.1. Tần suất xuất hiện nội dung giáo dục giới tính trên VTV....................47
2.2. Nội dung giáo dục giới tính trên VTV.................................................51
2.3. Hình thức giáo dục giới tính trên VTV................................................69
2.4. Đánh giá chung về chất lượng, hiệu quả việc giáo dục giới tính trên
VTV.............................................................................................................79
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ..................................105
VIỆC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN VTV.......105


3.1. Những vấn đề đặt ra và đề xuất một số kiến nghị..............................105
3.3. Những giải pháp cụ thể.......................................................................115
KẾT LUẬN....................................................................................................128
Tài liệu tiếngViệt.......................................................................................132
PHỤ LỤC.......................................................................................................136
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

GDGT
TTN
VTN
VTV
VCTV
SKSS
SKTD
PGS.TS
ĐHQG

Giải nghĩa
Giáo dục giới tính
Thanh thiếu niên
Vị thành niên
Đài Truyền hình Việt Nam
Truyền hình Cáp Việt Nam
Sức khỏe sinh sản
Sức khỏe tình dục
Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Đại học quốc gia


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 1: Thống kê phát sóng chương trình GDGT cho TTN trên
VTV2, VTV6, O2TV từ tháng 11/2012 đến tháng 4/2014
.........................................................................................................
Bảng 2: Thống kê 6 chương trình khảo sát trên kênh VTV2, VTV6,
O2TV từ tháng 11/ 2012 đến tháng 4/2014.....................................
Bảng 3: Lựa chọn phương tiện truyền thông để tìm hiểu GDGT..................

Hình 1: Mô hình kết cấu chương trình “Dân số và phát triển”......................


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trải qua những thay đổi nhanh chóng về phát triển kinh
tế và xã hội, vì vậy những quan niệm và thái độ về lối sống, về tình dục cũng
có những thay đổi như một nhu cầu tất yếu theo vòng xoáy của sự thay đổi
đó. Trong các nhóm lứa tuổi của dân số Việt Nam hiện nay, thanh thiếu niên
là lứa tuổi chiếm khoảng 40% tổng dân số, là thế hệ được cả xã hội đặt nhiều
kỳ vọng, tiếp nhận nhanh chóng sự thay đổi của thời đại. Mặc dù vậy, nhóm
tuổi này cũng đặt ra nhiều mối lo ngại cho tương lai vì sự thiếu hiểu biết,
thiếu trách nhiệm và thiếu kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân và
cộng đồng. Theo thống kê trong một hội thảo quốc tế khu vực châu Á - Thái
Bình Dương năm 2013, Việt Nam được đánh giá là nước có tỷ lệ nạo phá thai
ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới. Một trong
những nguyên nhân mà Bộ Giáo dục đào tạo phối hợp với UNESCO khảo sát
được là do vấn đề giáo dục giới tính chưa được giảng dạy phổ biến trong nhà
trường, hiện chỉ có 33% trường THPT thực hiện vấn đề này. Một phần ba
thanh niên Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các
thông tin và dịch vụ về sức khỏe sinh sản mà họ cần.
Hiện tượng bùng nổ các hình ảnh về sex, bạo lực, uống rượu, ma túy...
là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và nhận thức của tuổi vị
thành niên. Hệ lụy là quan hệ tình dục không lành mạnh, có thai ngoài ý muốn
và nạo phá thai, hiểu biết sai về giới tính, suy giảm sức khỏe thể chất và tinh
thần ngày càng báo động hơn… Trong giai đoạn giao thời của lứa tuổi, thanh
thiếu niên cần được đặc biệt quan tâm đến sức khỏe, sự phát triển tình cảm,
hành vi, mối quan hệ với gia đình và xã hội… để tạo ra cho mình những kỹ

năng tốt tự chăm sóc bản thân, trở thành những trụ cột chắc chắn của đất nước


2

sau này. Chính vì vậy, giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên là vấn đề cấp
thiết của gia đình, nhà trường, xã hội, các phương tiện truyền thông nhằm
giúp họ nhận thức đúng sai và hành động có suy nghĩ hơn.
Thực tế, truyền thông đại chúng, các loại hình báo chí từ báo in, báo
mạng, phát thanh, truyền hình đều đã, đang thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền
giáo dục giới tính cho người dân nói chung và thanh thiếu niên nói riêng. Tuy
nhiên, đây là vấn đề khá nhạy cảm không dễ tác động với một đất nước có
những quan niệm, phong tục tập quán lâu đời như Việt Nam. Không những
thế sự phát triển mạnh mẽ của thông tin thời đại công nghệ số tạo lực hấp dẫn
với giới trẻ hơn hẳn những gì mà các phương tiện truyền thông truyền thống
đang cố gắng định hướng.
Với thế mạnh đặc trưng của một loại hình báo chí có nhiều sức hấp
dẫn hơn nhiều so với các loại hình báo chí khác, các chương trình truyền
hình ngày một đa dạng phong phú hấp dẫn mọi lứa tuổi, đặc biệt là khán giả
trẻ. Sự ra đời và phát triển của những kênh, chương trình truyền hình chuyên
biệt dành cho giới trẻ trên VTV là định hướng đúng đắn của lãnh đạo đài
trong công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng nhận thức và lối sống cho
thanh thiếu niên hiện nay. Trong hệ thống các kênh quảng bá và truyền hình
trả tiền thì VTV2 là kênh phổ biến kiến thức giáo dục, VTV6 là kênh giáo
dục giải trí chuyên biệt dành cho thanh thiếu niên, O2TV là kênh chuyên về
sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho mọi người trong đó có giáo dục giới
tính và kỹ năng sống cho lứa tuổi vị thành niên. Đây là những kênh đã tạo
được vị trí, thương hiệu sau một thời gian dài phát sóng, đạt được hiệu quả
tuyên truyền thông qua sự phản ánh kịp thời các vấn đề thời sự, tạo sự hấp
dẫn về nội dung, cách thể hiện cho công chúng trong một thời gian dài, đặc

biệt là về nội dung giáo dục giới tính. Có thể kể đến các chương trình tiêu
biểu như: “Nhà tròn”, “Vitamin C”, “Điểm nóng”, “Ngược chiều”, “Thư


3

viện cuộc sống”,… (VTV6), “Giải mã XY” (O2TV), “Làm bạn với con”,
“Dân số và phát triển” (VTV2), …
Mặc dù đã VTV đã có nhiều cố gắng trong cung cấp những nội dung
giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên nhằm trang bị và góp phần xây dựng
nên một thế hệ phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần thông qua
những chương trình truyền hình đa dạng, cập nhật. Tuy nhiên, thực tế chất
lượng không ít chương trình còn chưa đồng đều, chất lượng chưa như mong
mỏi, việc sản xuất còn tràn lan, tốn kém nhưng tỷ lệ khán giả xem những
chương trình truyền hình về nội dung giáo dục giới tính lại chưa thật cao.
Trong khi đó, trong định hướng chiến lược phát triển của VTV thời gian tới,
vấn đề giáo dục giới tính và kỹ năng sống cho thanh thiếu niên lại được cho là
một trong những nội dung tuyên truyền quan trọng trên các kênh sóng chuyên
biệt, cần đáp ứng thực tế nhu cầu ngày càng cao của giới trẻ, góp phần vào
nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục, nâng cao chất lượng dân số trẻ trong chiến
lược dân số Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, vậy nên nếu tiếp tục sản xuất
các chương trình truyền hình nội dung giáo dục giới tính như hiện nay thì vẫn
chưa thực sự đáp ứng được thực tiễn đặt ra. Vì vậy, việc phải tổng kết chỉ ra
được thực trạng, những thành công và hạn chế của hoạt động này của VTV
một cách toàn diện, khách quan, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp
phù hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả việc hoạt độn giáo dục giới tính cho
thanh thiếu niên là một việc làm cấp thiết.
Từ cách đặt vấn đề đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Vấn đề giáo dục
giới tính cho thanh thiếu niên trên VTV (khảo sát kênh O2TV, VTV2 và
VTV6 từ tháng 11/ 2012 đến tháng 4/2014)” để thực hiện luận văn Thạc sĩ

chuyên ngành Báo chí học của mình với mong muốn góp phần giải quyết
phần nào câu hỏi nêu ra ở trên.


4

2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến thời điểm này, nghiên cứu về “giáo dục giới tính cho thanh
thiếu niên” đã có một số công trình nghiên cứu tuy nhiên chưa nhiều. Hiện có
một số tài liệu liên quan, có thể xếp ở ba nhóm như sau:
* Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu, khảo sát vấn đề liên quan ở lĩnh vực báo
in có các tài liệu:
- “Báo chí với chủ đề chăm sóc sức khỏe sinh sản” - Khóa luận tốt nghiệp
của Trần Xuân Thân, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (2003).
Khóa luận đã đi vào phân tích việc tuyên truyền chủ đề chăm sóc sức
khỏe sinh sản trên báo chí. Tuy nhiên, phạm vi khảo sát rất rộng (trên báo chí
nói chung) mà vấn đề lại lớn đặc biệt chưa khu biệt được đối tượng tác động,
vậy nên nội dung luận văn chưa bao quát hết một cách sâu sắc việc tuyên
truyền nội dung này ở từng loại hình báo chí .
- “Báo chí với chủ đề giáo dục giới tính cho lứa tuổi vị thành niên” Khóa luận tốt nghiệp của Phạm Thị Bích Nga, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân
văn Hà Nội (2003).
So với khóa luận của học viên Trần Xuân Thân kể trên, khóa luận này
đã xác định được rõ nét hơn về đối tượng tác động đó là lứa tuổi vị thành niên
vì vật việc nghiên cứu đã trọng tâm hơn. Tuy nhiên, khóa luận mới chỉ giới
hạn nghiên cứu, khảo sát việc tuyên truyền chủ đề giáo dục giới tính trên báo
in, còn các loại hình khác như phát thanh, truyền hình thì chưa đề cập tới.
- “Vấn đề giáo dục giới tính vị thành niên trên báo chí” - Khóa luận tốt
nghiệp của Phùng Thị Phương Anh, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội (2003).
So với hai khóa luận nêu trên, khóa luận này đã có đầu tư quy mô hơn,

bước đầu đã phân tích được khá rõ các khái niệm, nội dung giáo dục giới tính
cho lứa tuổi vị thành niên và khảo sát thực trạng tuyên truyền chủ đề giáo dục
giới tính trên báo chí. Tuy nhiên, việc phân tích và kết quả mới dừng lại ở
khảo sát trên loại hình báo in, chưa đề cập tới loại hình truyền hình.


5

- “Báo chí với chuyên đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho
lứa tuổi vị thành niên (khảo sát báo Tuổi trẻ hàng ngày từ 6/2003 đến
3/2006) và Hoa học trò từ số 476 đến 525” - Khóa luận tốt nghiệp chuyên
ngành báo in của Phạm Thu Trang, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2006.
Khóa luận đã chỉ ra được các khái niệm cơ bản liên quan đến “sức khỏe
sinh sản”, “sức khỏe giới tính”, đặc điểm lứa tuổi vị thành niên, tầm quan trọng
của việc giáo dục định hướng cho lứa tuổi này. Dù vậy, cũng giống như các khóa
luận trước, khóa luận này mới chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê các khái quát chưa
nhiều. Mặt khác, khóa luận cũng mới chỉ khảo sát trên hai tờ báo in.
* Nhóm thứ hai: Nghiên cứu, khảo sát vấn đề liên quan ở lĩnh vực báo
mạng điện tử có các tài liệu:
- “Giáo dục giới tính vị thành niên: thực trạng và giải pháp từ góc độ
báo chí (khảo sát trên hai trang báo điện tử: suckhoedoisong.vn và tuoitre.vn
từ tháng 8/2009 - 8/2010) - Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Văn Bắc, ĐH
Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (2010).
Phạm vi khảo sát luận văn nhỏ hẹp so với đề tài nghiên cứu, chỉ nghiên
cứu trên hai trang báo mạng. Chính vì vậy, kết quả luận văn có được chưa thể
hiện được qui mô của đề tài.
- “Báo mạng điện tử với việc tuyên truyền giáo dục giới tính và sức
khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên” - Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn
Thị Liên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2006.
Khóa luận chỉ ra những ưu điểm của phương tiện truyền thông mới - đó

là báo mạng điện tử trong việc tuyên truyền giáo dục giới tính và sức khỏe
sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên. Khóa luận đã trình bày được khái quát
thực trạng tuyên truyền, hạn chế của loại hình báo mạng điện tử trong việc
cung cấp thông tin, đặc biệt là thông tin nhạy cảm về giáo dục giới tính, từ đó
đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền trên báo mạng.
- “Nâng cao chất lượng thông tin về tính dục và sức khỏe sinh sản trên
báo mạng điện tử hiện nay (khảo sát báo Dân trí điện tử, Tiền phong điện tử,


6

Vnexpress từ tháng 1 - tháng 3/2007)” - Khóa luận tốt nghiệp của Đinh
Huyền Trang, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2007).
Khóa luận đã chỉ ra ưu điểm và hạn chế của ba trang báo: Dân trí, Tiền
phong, Vnexpress trong việc tuyên truyền nội dung tính dục và sức khỏe sinh
sản. Tuy nhiên chưa giải quyết được về mặt khái niệm sự khác biệt giữa tính dục
và tình dục, chưa khu biệt được đối tượng khán giả. Ngoài ra thời gian khảo sát
quá ngắn, nội dung luận văn chưa nêu bật được mức độ quan trọng của vấn đề
và việc nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở loại hình báo mạng điện tử.
* Nhóm thứ ba: Nghiên cứu, khảo sát vấn đề liên quan ở lĩnh vực báo
truyền hình có tài liệu:
- “Tuyên truyền về bình đẳng giới trong chuyên mục phụ nữ và cuộc
sống trên sóng Đài truyền hình Việt Nam (khảo sát từ tháng 1/2004 - tháng
4/2006)” - Luận văn Thạc sỹ của Úy Thị Thu Huyền, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, (2006).
Luận văn đã tập trung phân tích sự khác biệt về thuộc tính giữa “Giới”
và “Giới tính” để khu biệt đối tượng nghiên cứu. Đề tài không đề cập đến vấn
đề tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản, giới tính mà đề cập nhiều đến khía cạnh xã
hội của “Giới” bao gồm nam giới và nữ giới, vai trò, trách nhiệm của nam
giới và nữ giới trong xã hội.

Ngoài ra, có một số đề tài nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành
niên theo góc độ xã hội học như: “Tìm hiểu kiến thức và sức khỏe sinh sản vị
thành niên Việt Nam hiện nay” của tác giả Bùi Thu Hương, ĐH Khoa học Xã
hội và nhân văn Hà Nội, 2002. Luận văn Thạc sĩ xã hội học “Tìm hiểu nhu
cầu thông tin về sức khỏe sinh sản vị thành niên qua nghiên cứu thư gửi về
chương trình Cửa sổ tình yêu trên Đài tiếng nói Việt Nam” của Nguyễn Thị
Tuyết Minh, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2003… thực hiện
theo các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành xã hội học với mục đích thu
thập thông tin phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu riêng, không liên quan đến


7

báo chí học. Những đề tài này giúp chúng tôi có thêm kiến thức trong quá
trình nghiên cứu đề tài.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở góc độ báo chí học mới tập
trung chủ yếu vào phân tích sự phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi từ 10 - 19
(lứa tuổi vị thành niên). Trong khi thực tế hiện nay những vấn đề cảnh báo về
giáo dục giới tính được mở rộng hơn bao gồm cả thanh niên, học sinh, sinh
viên thì các nghiên cứu kể trên hầu như chưa được đề cập. Mặt khác, việc
nghiên cứu thực trạng và giải pháp chủ yếu tập trung ở báo in và một số ở báo
mạng còn ở loại hình truyền hình rất ít. Tìm hiểu được biết, các nghiên cứu về
hoạt động giáo dục giới tính hầu như ít được đề cập bởi một phần vì cách đây
10 năm chưa có những chương trình chuyên biệt đề cập thực sự đến vấn đề
này. Vậy nên, nếu thời điểm đó nghiên cứu thực sự khó để khảo sát.
Đó là những khoảng trống về cả mặt lý luận và thực tiễn cần được
nghiên cứu. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Vấn đề giáo dục giới tính cho thanh
thiếu niên trên VTV (Khảo sát kênh O2TV, VTV2, VTV6 từ tháng 11/ 2012
đến tháng 4/2014)” để nghiên cứu với mong muốn có một sự đóng góp phù
hợp trong quá trình tìm hướng phát triển cho vấn đề giáo dục giới tính cho

thanh thiếu niên trên truyền hình. Trong luận văn, tôi sẽ kế thừa những ý
tưởng khai phá của những nhà nghiên cứu đi trước và coi đó là tiền đề lý luận
và thực tiễn để triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và thực tiễn, luận văn đi vào nghiên
cứu, dựng nên một bức tranh toàn diện, khái quát về thực trạng, làm rõ những
thành công, hạn chế của việc giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên trên các
kênh của Đài THVN (VTV), từ đó kiến nghị các giải pháp phù hợp nhằm góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình truyền hình về nội dung
đó trong thời gian tới.


8

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Một là : Làm rõ những vấn đề lý luận về giáo dục giới tính như : khái
niệm, vai trò, thế mạnh và hạn chế của truyền hình trong việc giáo dục giới
tính cho thanh thiếu niên.
Hai là : Tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích làm rõ thực trạng,
thành công, hạn chế và hiệu quả của VTV (cụ thể là khảo sát các kênh VTV2,
VTV6 và O2TV) trong việc thực hiện vai trò giáo dục giới tính cho thanh
thiếu niên trong thời gian qua
Ba là : Đề xuất hệ thống những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên của các kênh VTV.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề giáo dục giới tính cho thanh
thiếu niên trên các chương trình ở VTV.

4.2. Đối tượng khảo sát
- Thứ nhất: Các chương trình truyền hình có nội dung giáo dục giới
tính cho thanh thiếu niên phát trên VTV (cụ thể khảo sát chương trình trên 3
kênh: VTV2, VTV6, O2TV):
Chúng tôi lựa chọn 6 chương trình hiện nay thể hiện rất rõ vai trò của
VTV trong việc giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên để khảo sát. Cụ thể đó
là: chương trình “Giải mã X Y” và “Chuyện dễ đùa khó nói” (kênh O2TV) là
những chương trình chuyên biệt về giáo dục sức khỏe giới tính và tâm sinh lý
cho thanh thiếu niên; Kênh VTV2 và VTV6 đều không có chương trình
chuyên biệt, đề tài về giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên mà nội dung này
chỉ được đề cập rải rác ở một số chương trình. Vì vậy, tác giả sẽ khảo sát theo
hướng lựa chọn chương trình có tính thời sự, gần gũi nhất với đề tài nghiên


9

cứu gồm: bản tin “Lăng kính V6” (trước kia là “Thư viện cuộc sống”)” và
“Sống khác” (kênh VTV6); “Dân số và phát triển”, “Làm bạn với con”
(kênh VTV2) để khảo sát.
- Thứ hai: Các nhà báo, các nhà lãnh đạo, quản lý, các phóng viên của
Đài THVN nói chung và ở kênh VTV2, VTV6 và O2TV nói riêng.
- Thứ ba: Khán giả truyền hình, đặc biệt là thanh thiếu niên : đây là
những người đón nhận và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chương trình được
sản xuất bởi VTV.

4.3. Phạm vi khảo sát
Luận văn tập trung vào khảo sát các chương trình: “Giải mã XY” và

“Chuyện dễ đùa khó nói” (kênh O2TV); “Lăng kính V6” (trước kia là “Thư
viện cuộc sống”)” và “Sống khác” (kênh VTV6); “Dân số và phát triển”,
“Làm bạn với con” (kênh VTV2) từ tháng 11/2012 đến tháng 4/2014. Chúng
tôi, lựa chọn thời gian khảo sát 1, 5 năm là vì số lượng chương trình nội dung
về giáo dục giới tính trong các chuyên mục trên các kênh không nhiều. Ngoài
ra, năm 2012 có nhiều vấn đề thời sự liên quan đến giới tính, trên cơ sở đó có
cơ sở đánh giá hiệu quả tuyên truyền của các chương trình truyền hình.
Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu đối tượng thanh, thiếu niên chủ yếu trên địa bàn 2 tỉnh Hà Giang
và Hà Nội. Cụ thể chọn và khảo sát khán giả ở một số địa bàn đại diện: thành
phố Hà Nội, thị trấn Thường Tín - huyện Thường Tín- Hà Nội, huyện Từ
Liêm - Hà Nội và thị xã Hà Giang - tỉnh Hà Giang.Trong quá trình đi tác
nghiệp sản xuất chương trình, tác giả nhận thấy đây là những vùng có nhiều
khán giả quan tâm tới thông tin của các kênh khảo sát và có các nhân vật tham
gia cộng tác sản xuất chương trình trên VTV.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


10

5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là các quan
điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng,
Nhà nước và các chủ trương, định hướng của ngành về công tác báo chí; một
số lý thuyết về báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp này tập trung nghiên cứu tài liệu dạng văn bản về vấn đề

giáo dục giới tính cho lứa tuổi thanh thiếu niên chuyên ngành y khoa, tâm lý
học; nghiên cứu các đề án, chiến lược phát triển dân số và kế hoạch hóa gia
đình; nghiên cứu các luận văn, luận án cùng hướng đề tài giáo dục giới tính
… kết hợp nghiên cứu, khái quát, hệ thống hóa, bổ sung mặt lý thuyết về
truyền hình nói chung, giáo dục giới tính trên truyền hình đặc biệt là giáo dục
giới tính cho thanh thiếu niên trên truyền hình nói riêng. Đó chính là những lý
thuyết cơ sở đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra những giải pháp
khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát:
Phương pháp này được thực hiện nhằm tìm hiểu về tính phổ biến của
các chương trình truyền hình khảo sát phủ sóng tại các địa phương qua những
chuyến đi thực tế và đi sản xuất chương trình.
- Phương pháp thống kê so sánh:
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định tần số xuất hiện, mức
độ phát triển, chất lượng, hiệu quả những chương trình có nội dung giáo dục
giới tính trên kênh VTV. Phương pháp này được dựa chủ yếu vào việc tác giả
phải lưu giữ, xem lại và nghiên cứu các chương trình ở định dạng lưu trữ (như
đĩa DVD) với hệ thống các chương trình tiêu biểu của 3 kênh đã phát trên


11

sóng VTV thời gian từ tháng 11/2012 - 4/2014… để có sự so sánh, rút ra bài
học kinh nghiệm, những tiến bộ và ứng dụng thực tế trong phương pháp làm
chương trình.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, khảo sát việc đáp ứng
nhu cầu thông tin giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên của các kênh VTV
như thế nào với khán giả.
- Phương pháp phỏng vấn sâu và điều tra xã hội học:

Phỏng vấn thực tế bằng phương pháp ghi âm, phỏng vấn qua mail: ekip
sản xuất chương trình; lãnh đạo ban và Đài truyền hình Việt Nam; các chuyên
gia sức khỏe, tâm lý, các bạn thanh thiếu niên lứa tuổi từ 10 - 24; ghi nhận ý
kiến đánh giá, quan điểm về các chương trình đã phát sóng, những kế hoạch
phát triển chương trình giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên trong tương lai.
Đặc biệt dành dung lượng lớn phiếu để phỏng vấn trực tiếp khán giả trẻ, các
bậc phụ huynh là đối tượng khán giả của chương trình.
Xây dựng bảng điều tra xã hội học với hệ thống câu hỏi chi tiết, cụ thể
khảo sát trong phạm vi vùng, miền: thành phố, nông thôn, đồng bằng, miền
núi… nhằm mục đích thu thập ý kiến đánh giá khách quan, nhanh chóng, sâu
rộng của công chúng ở lứa tuổi 10 - 24 về vấn đề tuyên truyền giáo dục giới
tính cho thanh thiếu niên trên VTV hiện nay.
- Chúng tôi đã phát 500 phiếu cho thanh, thiếu niên từ 10 đến 24 tuổi nhóm khán giả mục tiêu của nghiên cứu:
+ Hà Nội: phát 400 phiếu (cụ thể trong đó: 50 phiếu ở Trường THPT
Nguyễn Tất Thành, quận Cầu Giấy; 50 phiếu ở trường THCS Chu Văn An;
50 phiếu cho học sinh lớp 4, 5 trường Tiểu học Thành Công, quận Ba Đình;
50 phiếu cho học sinh lớp 4, 5 trường Tiểu học thị trấn Thường Tín; 100
phiếu cho thanh niên viên chức từ 22 đến 24 tuổi tại Công ty Dược Eurolink,


12

quận Từ Liêm; 100 phiếu ở Trường Cao đẳng Truyền hình thị trấn Thường
Tín, huyện Thường Tín)
+ Hà Giang: 100 phiếu ở Trường THPT Ngọc Hà, tỉnh Hà Giang.
Tổng số phiếu hợp lệ thu về là 473 phiếu. Thời gian nghiên cứu từ 15/4
đến 30/4/2014. Nội dung câu hỏi tập trung vào đánh giá của các em về vấn đề
GDGT thông qua các chương trình trên kênh O2TV, VTV2, VTV6, đặc biệt
là những tác động của các chương trình này đến hành vi và cách ứng xử của
các em trong cuộc sống hàng ngày.

- Ngoài ra, chúng tôi còn phát 100 phiếu cho các bậc phụ huynh có con
trong độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi, trên địa bàn Hà Nội. Thu về 100 phiếu hợp lệ.
Thời gian nghiên cứu từ 15/4 đến 30/4/2014. Nội dung câu hỏi tập trung vào
khảo sát hiểu biết của các bậc phụ huynh về GDGT, những vấn đề về GDGT
mà các bậc phụ huynh quan tâm đến các con của mình, những đánh giá của
các bậc phụ huynh về vấn đề nội dung GDGT trên các kênh VTV2, VTV6,
O2TV; đặc biệt là tác động của các chương trình này đến hành vi và cách ứng
xử của con em mình trong cuộc sống hàng ngày
- Để có thêm căn cứ để đánh giá, chúng tôi đã phát 100 phiếu cho các
phóng viên, biên tập viên của Đài THVN gồm những người đang thực hiện
chương trình GDGT trên ba kênh khảo sát và những người không làm lĩnh
vực GDGT. Số phiếu hợp lệ thu về 100 phiếu.
6. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài “Vấn đề giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên trên VTV (khảo
sát kênh O2TV, VTV2, VTV6 từ tháng 11/2012 - tháng 4/2014) ” gần như là
đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề này trên Đài THVN.
Đây là mảng đề tài nhạy cảm, khó thể hiện bằng hình ảnh. Luận văn nghiên
cứu những vấn đề mới xung quanh khái niệm giới tính, đánh giá thực trạng
hoạt động GDGT trên các kênh chuyên biệt nói riêng và đài truyền hình nói


13

chung. Đề xuất giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy vai trò của ba kênh
truyền hình khảo sát nói riêng và các kênh truyền hình nói chung trong việc
giáo dục định hướng lối sống cho thanh thiếu niên hiện nay.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: Thứ nhất, vấn đề giáo dục giới tính là vấn đề cấp thiết
trước thực trạng đáng báo động về sức khỏe, lối sống của một bộ phận giới trẻ
hiện nay. Vì vậy việc cung cấp thông tin chuẩn xác, nhân văn có ý nghĩa quan

trọng nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi, giảm thiểu những nguy
cơ trong đời sống lứa tuổi thanh thiếu niên. Thứ hai, luận vănchỉ ra tầm quan
trọng của việc nghiên cứu khía cạnh tâm lý đối tượng khán giả mục tiêu,
nghiên cứu cụ thể một vấn đề xã hội mang tính thời sự, đó là cơ sở xây dựng
chương trình chuyên biệt hiệu quả hơn, đặc biệt là với lứa tuổi thanh thiếu
niên. Thứ ba, đề cao việc nghiên cứu cơ sở lý luận báo chí, các dạng thể loại
báo chí truyền hình, các hình thức giao tiếp mới trên truyền hình (dẫn đôi,
tương tác với công chúng bằng cách kết hợp với loại hình truyền thông mới,
sử dụng các hình ảnh biểu tượng...) trong việc sản xuất các chương trình
truyền hình giáo dục giới tính hấp dẫn hơn.
- Về mặt thực tiễn: Là cơ sở góp phần giúp những người làm chương
trình chuyên về giáo dục giới tính hiểu hơn công việc họ đang làm, từ đó nâng
cao kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, có cách xử lý tốt hơn với mảng đề tài
này, sáng tạo hình thức thể hiện hấp dẫn hơn. Mặt khác, luận văn góp phần là
gợi ý giúp lãnh đạo Ban, Đài THVN nghiên cứu xây dựng các chương trình
mới, xây dựng kế hoạch phát triển mới cho các kênh và liên kết kênh trong
bối cảnh các chương trình truyền hình thực tế đang lấn át nhiều chương trình
xã hội nói chung và GDGT nói riêng. Ngoài ra luận văn góp phần cung cấp
kiến thức cơ bản, cần thiết về giáo dục lối sống lành mạnh cho các bạn trẻ,
cung cấp thông tin tham khảo cho gia đình - nhà trường - nhà quản lý xã


14

hội… tìm ra giải pháp phòng ngừa, giảm bớt những con số báo động hiện nay
của lứa tuổi thanh thiếu niên do sự thiếu hiểu biết về giới tính và sức khỏe
sinh sản.
8. Kết cấu luận văn
Luận văn được chia thành 3 phần chính: Phần mở đầu; Phần nội dung
và Phần kết luận. Cụ thể :

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục giới tính cho
thanh thiếu niên trên truyền hình
Chương 2: Thực trạng hoạt động giáo dục giới tính cho thanh thiếu
niên trên VTV hiện nay
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình giáo
dục giới tính cho thanh thiếu niên trên VTV
Ngoài ra, luận văn còn có phần tài liệu tham khảo và phụ lục gồm một
số biên bản phỏng vấn sâu lãnh đạo Đài THVN, lãnh đạo kênh VTV2, VTV6,
O2TV cùng mẫu phiếu thăm dò ý kiến khán giả và tổng hợp kết quả khảo sát.


15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN TRUYỀN HÌNH
1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Giới tính
SEAGEP (Chương trình bình đẳng giới khu vực Đông Nam Á thuộc
Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 2001) định nghĩa : “Giới
tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ không thể thay
đổi được. Chỉ có một số khác biệt nhỏ về vai trò của nam và nữ về mặt sinh
học và sinh lý trên cơ sở giới tính. Ví dụ như việc mang thai, sinh nở và sự
khác biệt về sinh lý có thể là do các đặc điểm giới tính ” [32, tr.6]. Định nghĩa
này đã tiếp cận theo khía cạnh sinh học và chỉ ra rằng con người mới sinh ra
đã có những đặc điểm về giới tính, có những khác biệt về cơ thể từ đó làm
nên 2 nhóm người đó là con trai và con gái. Giới tính thể hiện tính ổn định,
bất biến.

Nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý - y học - giáo dục Nguyễn Khắc
Viện quan niệm giới tính được hình thành từ nguồn gốc sinh học và nguồn
gốc xã hội: “Giới tính được coi như là một khái niệm sinh học đực và cái,
nhưng ở con người mang tính xã hội rõ rệt, sự phân chia giới tính không chỉ
phân chia trong hoạt động lao động mà còn cả trong các lĩnh vực khác như :
gia đình, phong tục, tập quán… Nếu như ở các sự vật khác sự phân chia giới
tính mang tính chất tự nhiên thuần túy thì ở con người mang tính chất xã hội
rõ rệt” [6, tr.15]. Với quan niệm này nội hàm của giới tính được nhìn rộng
hơn, trong đó nhấn mạnh khía cạnh xã hội của con người. Nghĩa là giới tính
ngoài việc nhìn nhận ở mặt sinh lý đó là sự khác biệt về mặt cơ thể con người,
nó còn được nhìn nhận ở những đặc điểm về mặt xã hội đó là tác phong, tính


16

tình... Những đặc điểm về giới của con người chỉ được hình thành qua sự giao
tiếp với những người xung quanh, dưới ảnh hưởng của giáo dục gia đình, nhà
trường và xã hội. Mỗi xã hội phân công lao động khác nhau theo chuẩn mực
đạo đức, văn hóa từ nguồn gốc sinh học sẽ tạo nên vai trò của giới trong xã
hội cũng khác nhau.
Đầu thế kỷ XXI, người Việt Nam dần quen với một số thuật ngữ mới
về “giới tính” như: dị tính, đồng tính, song tính, nhận dạng giới, chuyển
giới... Các thuật ngữ này đề cập đến các khuynh hướng tình dục, thái độ nhận
thức bản thân thuộc giới tính nào của một số người. Mặc dù có cách gọi khác
nhau nhưng chúng đều thuộc phạm trù của giới tính. Những năm gần đây,
cùng với sự hoàn thiện của phương pháp phẫu thuật chuyển đổi giới tính, việc
xác định giới tính di truyền và tái xác định giới tính ngày càng trở nên nhạy
cảm hơn.
Liên quan đến khái niệm giới tính, hiện nay một số người vẫn còn
nhầm lẫn Giới với Giới tính. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO:“Giới chỉ vai

trò, hành vi, các hoạt động và các thuộc tính do quan niệm xã hội hình thành
nên được coi là chuẩn mực của nam giới và nữ giới”[1, tr.2].Nếu giới tính là
chỉ những đặc trưng về mặt sinh học thì giới chỉ những đặc trưng về mặt xã
hội do dạy và học mà có được, có sự khác biệt giữa vùng miền, thay đổi theo
thời gian.
Từ những quan niệm khác nhau và những thông tin, thuật ngữ mới
xung quanh khái niệm giới tính, chúng tôi đưa ra khái niệm về Giới tính như
sau: “Giới tính chỉ những đặc điểm khác biệt về mặt sinh học liên quan đến
chức năng sinh sản của nam giới và nữ giới, sự nhận thức phù hợp về vai trò,
trách nhiệm của bản thân theo sự phát triển của xã hội ”. Với định nghĩa này,


17

giới tính bao hàm khía cạnh về sinh học của hai giới và khả năng ý thức về
bản thân trong các mối quan hệ xã hội.

1.1.2. Giáo dục
PGS.TS Phạm Viết Vượng quan niệm “Giáo dục là hiện tượng xã hội
đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã
hội của các thế hệ loài người... ” [5, tr.7]. Định nghĩa này nhấn mạnh đến sự
truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh đến yếu tố dạy học, nhưng
không thấy nói đến mục đích sâu xa hơn, mục đích cuối cùng của việc đó.
Nhà triết học, nhà tâm lí học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ John
Dewey (1859 - 1952) thì cho rằng : “Giáo dục là khả năng của loài người để
đảm bảo tồn tại xã hội” [13, tr.8]. Với quan niệm này, thì có thể thấy John
Dewey lại nhấn mạnh hơn đến ý nghĩa, mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục.
Trong từ điển tiếng Việt, từ ngữ “Giáo dục” có nghĩa: “giáo là chỉ bảo,
uốn nắn, biến đổi và làm cho hoàn hảo. Dục là bản chất hoặc tính khí con
người cần được uốn nắn chỉ bảo. Vậy giáo dục là tiến trình uốn nắn, hướng

dẫn con người ngày càng trở nên toàn diện ” [13, tr.104]. Muốn thực hiện
tiến trình đó, giáo dục cần sự hiện diện đồng hành của nhà giáo dục và người
được giáo dục, nó vừa mang tính trao ban, vừa rèn cặp và tư vấn và có mục
đích rõ ràng đó là, nhằm chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết, hoặc
làm thay đổi hành vi có hại bằng hành vi có lợi. Giáo dục cũng là quá trình
giao tiếp hai chiều qua đó người dạy và người học cùng chia sẻ hiểu biết, kinh
nghiệm và cùng học tập lẫn nhau.
Từ các quan niệm cùng những nhận thức về giáo dục kể trên, chúng tôi
phân tích và đưa ra quan điểm về giáo dục như sau: “Giáo dục là sự hướng
dẫn, truyền đạt kiến thức, kỹ năng của thế hệ trước cho thế hệ sau để làm cho
thế hệ sau trở nên phát triển hoàn thiện hơn ”. Sự hoàn thiện của mỗi cá nhân
là mục tiêu sâu xa của giáo dục. Giáo dục đã ra đời từ khi xã hội loài người


18

mới hình thành, do nhu cầu của xã hội và trở thành một yếu tố cơ bản để làm
phát triển loài người, phát triển xã hội.

1.1.3. Giáo dục giới tính
Bác sĩ Đào Xuân Dũng - chuyên gia tình dục học và y khoa Việt Nam
quan niệm:“Giáo dục giới tính trước hết là phải tôn trọng tâm lý lứa tuổi, mỗi
độ tuổi phải có cách giáo dục khác nhau. Nói một cách đơn giản, mục đích của
giáo dục giới tính bảo vệ sức khỏe và cung cấp các kỹ năng cần thiết để xây
dựng mối quan hệ lành mạnh và có trách nhiệm giữa hai giới” [10, tr.4]. Định
nghĩa này đã tiếp cận theo khía cạnh tâm lý, hướng tới mục đích là bảo vệ sức
khỏe của hai giới trên cơ sở hiểu biết và ý thức trách nhiệm của hai giới.
Nhà nghiên cứu tâm lý người Nga V.Vladi - D.Capuxtin chỉ rõ : “Giáo
dục giới tính là bộ phận không thể tách rời của giáo dục đạo đức, gắn liền
với một loạt các vấn đề giáo dục học và y học. Nó giúp cho trẻ hiểu biết được

vai trò của con trai hoặc con gái, của một thanh niên hoặc một phụ nữ, tiếp
đó là phải hiểu vai trò của người đàn ông hoặc người đàn bà, cả vai trò của
người chồng hoặc người vợ, người bố hoặc người mẹ cho phù hợp với các
nguyên tắc đạo đức xã hội…” [13, tr.5]. Với quan niệm này, có thể thấy
Capuxtin đã tiếp cận vấn đề giáo dục giới tính tập trung ở khía cạnh đạo đức.
Theo ông, đạo đức là nền tảng của sự phát triển xã hội, là chuẩn mực của ứng
xử giữa hai giới, từ đó sẽ xác lập vai trò của từng thành viên trong quan hệ gia
đình, vai trò của hai giới trong quan hệ xã hội.
Vì giới tính là một phần quan trọng của sức khỏe con người, có tác
động đến cộng đồng xã hội dựa trên vai trò của từng giới, vậy nên theo chúng
tôi, nếu quan niệm giáo dục giới tính chỉ nhìn nhận ở góc độ giáo dục kiến
thức về tâm lý hay góc độ đạo đức thì chưa thật đầy đủ mà nó phải là sự tổng
hợp của cả hai yếu tố trên có như vậy mới hình thành một con người hoàn
thiện cả về thể chất và tinh thần. Trên cơ sở nghiên cứu của một số nhà khoa


19

học, kết hợp với những định nghĩa đã tự đúc kết ở trên, chúng tôi cho rằng:
“Giáo dục giới tính là sự hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kỹ năng
nhằm giúp con người hiểu về bản thân, biết cách bảo vệ sức khỏe thể chất,
tinh thần cũng như hình thành và phát triển lối sống, nhân cách lành mạnh
phù hợp với sự phát triển của xã hội”.

1.1.5. Thanh thiếu niên
Thanh thiếu niên là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần
trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng
thành. Sự chuyển tiếp này liên quan tới những thay đổi về sinh học, xã hội và
tâm lý, trong đó những thay đổi về sinh học và tâm lý là dễ nhận thấy nhất.
Có một số quan điểm phân loại lứa tuổi thanh thiếu niên như sau:

Năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
(UNICEF) và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) đã thống nhất phân loại
nam nữ còn trẻ tuổi thành 3 loại: vị thành niên (adolescent) là lứa tuổi từ 10-19
tuổi; thanh niên (youth) là từ 15-24 tuổi; người trẻ (young people) là từ 10-24
tuổi. Với định nghĩa này, vị thành niên (VTN) chiếm 20% dân số thế giới.[2]
Ngoài ra, các Tổ chức trên còn phân định tuổi vị thành niênthành 3 giai
đoạn (hay 3 nhóm):Vị thành niên sớm: từ 10-14 tuổi; Vị thành niên trung
bình: từ 15 - 17 tuổi; Vị thành niên muộn: từ 18 - 19 tuổi.
Chương trình Sức khỏe sinh sản/ Sức khỏe tình dục vị thành niên thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc
(UNFPA) lấy độ tuổi thanh thiếu niên là từ 15 - 24 tuổi [2]
Còn ở Việt Nam, Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam xác định vị
thành niên từ 10 - 19 tuổi, thanh thiếu niên là độ tuổi từ 10 - 24 tuổi, trẻ em
được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi.
Theo Luật Thanh niên được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họp
thứ 8 Quốc hội khóa XI và được Chủ tịch nước công bố tại lệnh số


20

24/2005/L/CTN ngày 09/12/2005 thì độ tuổi của thanh niên là từ đủ 16 tuổi
đến 30 tuổi.
Nhìn chung, các tổ chức xã hội thế giới và Việt Nam quy định độ tuổi
các lứa tuổi tương đối sát nhau. Cụ thể , lứa tuổi thanh thiếu niên được xác
định là 10 - 24 tuổi.Tuy nhiên, ba kênh truyền hình được khảo sát trong đề tài
luận văn này lại xác định độ tuổi khán giả mục tiêu khác nhau. Cụ thể, kênh
VTV6 hướng tới làm những chương trình phục vụ nhóm khán giả lứa tuổi là
20 tuổi cộng trừ năm tuổi (20+-5), tức là nhóm từ 15 - 25 tuổi - lứa tuổi có
nhiều sự thay đổi, họ đang chập chững ở ngưỡng cửa cuộc đời phải đối diện
với nhiều suy nghĩ, mâu thuẫn khi bắt đầu bước chân ra thế giới bên ngoài gia
đình; kênh VTV2 là kênh Khoa học - Giáo dục của Đài THVN và kênh O2TV

(kênh truyền hình cáp của Đài THVN) chuyên về sức khỏe, nội dung chương
trình phần lớn dành cho mọi người ở mọi lứa tuổi (có chương trình cho từng
đối tượng cụ thể). Vì vậy, để phục vụ sát cho đề tài nghiên cứu người viết chỉ
lựa những chương trình phù hợp với độ tuổi thanh thiếu niên (đối tượng mục
tiêu của đề tài) để khảo sát, lứa tuổi này theo qui định của pháp luật Việt Nam
và những quy định tham khảo của các tổ chức nước ngoài đó là thanh thiếu
niên đó là những người độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi. Cách xác định rõ ràng phổ
của độ tuổi liên hệ mật thiết đến nội dung và cách thể hiện của chương trình
phù hợp với từng nhóm khán giả mục tiêu của từng kênh.

1.1.6. Giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên
Dựa trên các phân tích và các khái niệm về “giáo dục giới tính” và
“thanh thiếu niên” ở trên, để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu tiếp theo, tác
giả luận văn đưa ra quan niệm về “giáo dục giới tính cho đối tượng thanh
thiếu niên” như sau : “Giáo dục giới tính là sự hướng dẫn, truyền đạt những
kiến thức, kỹ năng cho thanh thiếu niên nhằm giúp cho mỗi người thuộc lứa
tuổi này hiểu về bản thân và biết cách bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần


×